Sở dĩ Dương-Qua hỏi câu đó là vì chàng nhớ lại một tiểu thuyết đời Đường do Liễu-Nghi sáng tác, trong đó có câu chuyện "Long-Nữ chăn dê" chàng nghĩ rằng Long-Nữ với họ Liễu vốn có nguồn gốc sâu xa, và chàng đinh ninh cô gái áo trắng trước mặt chàng chắc chắn là thầy võ của chàng. Đó là họ Liễu tất phải có liên quan đến Tiểu-Long-Nữ.
Công-tôn Động-chủ thấy Dương-Qua hỏi như vậy, có ý nghi ngờ, đưa mắt nhìn Dương-Qua, rồi lại nhìn cô gái áo trắng. Thấy cô gái áo trắng vẫn cúi đầu không nói một lời, làm cho ông ta khó chịu, muốn hỏi xem sao. Nhưng ông lại nghĩ:
- Việc đó không nên hỏi trước mặt mọi người, cứ để động phòng hoa chúc rồi sẽ hỏi cũng chẳng muộn.
Nhưng thấy Dương-Qua miệng cứ mấp máy mãi, làm cho ông không chịu nổi toan cất lời hỏi Dương-Qua thì chàng đã ứng tiếng hỏi tiếp:
- Liễu cô nương ấy không phải là người sinh đẻ nơi đây, vậy chẳng hay vì đâu Động chủ lại quen biết với nàng?
Câu hỏi của Dương-Qua làm cho Động chủ muốn biết lai lịch của nàng, người vợ mới cưới của mình, nên thầm nghĩ:
- Có lẽ thằng nầy biết rõ lai lịch cô gái nầy chăng? Thế thì ra không nên giấu giếm làm chi.
Ông ta bèn đáp:
- Dương Tráng-sĩ nhận xét quả không lầm! Cách đây nửa tháng tôi có ra ngoài núi hái thuốc, gặp nàng bị trọng thương nằm dưới chân núi, hơi thở thoi thóp. Xem qua tôi biết nàng vì luyện công quá sức, nên nguyên khí bị thoát ra ngoài hết. Tôi liền cứu chữa, và đem nàng về đây bàn tính chuyện xe duyên. Thực ra, việc nầy cũng là chuyện ngẫu nhiên, do tơ hồng khéo buộc.
Kim-luân Pháp-Vương cười ha hả xen vào:
- Đó thật là đúng "Duyên trời định". Cô nương vì muốn đem thân đền đáp nhân nghĩa, nên gởi má hồng vào động chủ. Như thế đẹp duyên biết là bao. Còn gì vui sướng cho bằng khi tình yêu thông cảm giữa đôi gái sắc trai tài.
Pháp-Vương nói thế mục đích tán nịnh động chủ, và cũng để chọc tức Dương-Qua đau buồn mà chơi.
Quả nhiên mặt Dương-Qua biến sắc thở dài nói:
- Té ra trên đời này lại có thứ linh đơn cứu khỏi bệnh cô nương. Tôi cứ tưởng bệnh ấy phải dùng máu tươi mới cứu nổi.
Cô gái áo trắng nghe Dương-Qua nói như vậy bỗng rú lên một tiếng, máu tươi trong miệng vọt ra đỏ ối, nhuộm đỏ cả một vạt áo trông rất ghê rợn.
Mọi người hoảng sợ, không ai bảo ai, nhất loạt đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi.
Nguyên Liễu cô nương nầy chính là Tiểu-Long-Nữ, chẳng phải ai khác.
Sau khi nghe câu chuyện của Hoàng-Dung, nàng nghĩ đi nghĩ lại tính toán đủ điều. Nếu nàng kết duyên với Dương-Qua thì làm nàng trọn đời bị người ta khinh bỉ, thóa mạ. Bằng cứ cùng chàng sống mãi trong cổ mộ thì lâu ngày chàng cũng phải mang mối sầu muộn ai bi.
Suốt mấy đêm dài, nàng vẩn vơ suy nghĩ mãi không sao chợp mắt được.
Kế đó trong một lúc cương quyết, nàng ngầm bỏ đi, nhưng trong tim nàng vẫn còn mang nặng mối tình yêu với Dương-Qua, một tình yêu quá nặng khắc ghi vào tâm khảm không thể phai mờ được.
Cho nên, sau những giờ phút phải vận hết lý trí để thắng tâm hồn, nàng đã thêm bơ vơ trong bụi đời hoang lạnh.
Nàng ra đi! Đi mãi không định hướng, mang theo một nỗi u buồn không bờ bến.
Rồi một ngày kia, vì buồn khổ quá, nàng phải đến một chân núi quạnh vắng để trấn nhiếp tâm hồn.
Nhưng tình yêu của nàng như dồn đầy tâm khảm, không còn có một sức nào có thể đè ép được nữa.
Trong lúc nàng vận nội công chế ngự, thì nhớ thương rào rạt tuông trào như sóng trùng dương, các kinh mạch đều bị xung phá, bệnh cũ tái phát dữ dội.
Nếu không gặp được Công-Tôn Động-chủ qua đường bắt gặp, và gia tâm cứu chữa, thì tấm thân ngà ngọc của nàng đã tan rã nơi núi vắng rừng hoang rồi!
Công-Tôn động chủ góa vợ đã lâu, đường tình ái đã phai nhạt, bỗng một sớm gặp Tiểu-Long-Nữ, một đóa hoa sắc nước hương trời, thật là một việc không thể tưởng tượng trong đời lão. Do đó, lòng hào hiệp của người không khỏi len lỏi vào một tình luyến ái. Lửa tình lại nổi dậy sưởi ấm lòng người cô quạnh kia.
Còn Tiểu-Long-Nữ bấy giờ đã có một tâm trạng chán đời. Lại sợ nếu mình sống cô độc lẻ loi thì không thể tự quản chế đau buồn. Mà lặn suối trèo non đi tìm kiếm Dương-Qua thì không khỏi di hại cho chàng.
Do đó, khi thấy Công-Tôn động chủ thổ lộ tâm tình, nàng cũng bằng lòng, và thầm nhủ:
- Một khi đã làm vợ người ta rồi thì mối dây oan nghiệt giữa nàng và Dương-Qua sẽ cắt đứt. Vả lại động thủy-tiên là chỗ u tịch, hoang vu, ai tìm đến. Tấm thân nàng đã được Công-Tôn động-chủ cứu sống thì kiếp sống thừa ấy cũng chẳng tiếc gì mà không đền đáp cho người ân. Kiếp nầy đã mong chẳng trọn còn mong gì cuộc lương duyên với chàng nữa.
Nàng có ý định như thế, nhưng trời chẳng chiều lòng người khiến Châu-bá-Thông chạy đến đại náo, khiến Dương-Qua tìm vào thủy tiên động. Và, hôm ấy bất ngờ trông thấy mặt chàng, nàng choáng váng cả đầu óc, ruột rối như tơ vò không còn biết tính làm sao nữa.
Nhưng Tiểu-Long-Nữ là kẻ điềm tĩnh, chỉ chốc lát nàng đã quyết định ngay:
- Mình đã hứa đính hôn với người khác, thế thì cũng nên làm mặt lạ đối với chàng cho xong. Thế nào chàng cũng giận và bỏ ra đi. Nhưng như vậy nàng an lòng hơn, vì một chàng trai tài năng tuấn tú chàng lo gì chẳng tìm được một người vợ xứng đáng? Nếu chàng có buồn bực đôi chút thì ngày kia chàng lấy được vợ chàng sẽ vui vẻ hơn, khỏi phải bị ràng buộc bởi hoàn cảnh khó xử của nàng, và chàng sẽ khỏi ôm hận suốt đời.
Vì thế, khi trông thấy Dương-Qua nàng đã cố giữ vẻ lãnh đạm, giả như không quen biết, mặc dù lòng nàng nóng như lửa bỏng.
Nhưng bản lĩnh con người không đủ để chế ngự bản năng. Dương-Qua đến, như đem đến cho nàng bao nhiêu hình ảnh xa xưa, những kỷ niệm êm đềm gợi ra trước mắt, và tình yêu dần dần xâm chiếm cả tâm hồn nàng mỗi lúc một xao động, đau khổ dày vò nàng ghê gớm.
Cho đến lúc nàng chợt nghe câu nói của Dương-Qua: "Tôi tưởng bệnh ấy phải dùng máu mới cứu nổi" thì nàng nghĩ ngay đến chuyện cũ trước kia ở trong cổ mộ, khi chàng cưu mang nàng.
Hồi đó, nàng bị Triệu-chí-Kinh và Doãn-chí-Bình chọc tức đến tức giận thổ huyết. Trong cơn nguy cấp chàng đã không nghĩ đến tánh mạng chàng, liền chích máu tươi của chàng, tiếp vào thân thể của nàng cho nàng được hồi sinh. Cái cảnh thân ái với mối tình tha thiết ấy nàng đã khắc vào tâm khảm, dấu kín trong tim. Nay bị khơi ra, nàng xúc động quá, máu nóng bốc lên mãnh liệt, và nàng bị thổ huyết rất ghê rợn.
Mặt nàng tái nhợt, nàng lảo đảo toan bước vào nhà trong nhưng Công-Tôn Động-chủ vốn giỏi về y lý, nên vội bảo:
- Không không! Em cứ đứng im đừng gượng bước, làm động đậy các gân mạch.
Đoạn lão quay lại nói với Dương-Qua:
- Ngươi hãy ra khỏi nơi nầy, và đừng bao giờ trở lại đây nữa.
Dương-Qua mắt đẫm lệ, không đáp lời Động chủ, quay lại nói với Tiểu-Long-Nữ:
- Thưa cô! Nếu tôi có lầm lỗi gì xin cô nương đánh tôi, mắng tôi hay giết tôi đi, tôi cũng cam lòng, sao cô nương lại nỡ làm lơ không nhìn đến tôi?
Tiểu-Long-Nữ cúi đầu không nói, chỉ ho vài tiếng, máu bắn ra xối xả.
Công-Tôn Động-chủ thấy Dương-Qua dùng lời nói khích đến nỗi vị hôn thê của ông thổ huyết, ông đã có ý giận. Nhưng ông vốn người có tánh kiên nhẫn, mặc dầu giận dữ cũng nén được.
Bây giờ lại nghe Dương-Qua nói nữa, lão cúi gầm mặt dằn mạnh từng tiếng:
- Nếu ngươi lấn khấn không chịu ra khỏi nơi đây thì đừng trách ta vô tình.
Dương-Qua lúc nầy đâu thèm để ý đến sắc mặt và lời nói của Động chủ. Chàng chăm chăm nhìn Tiểu-Long-Nữ, nói như van lơn, kêu cứu:
- Cô nương ơi! Tôi xin thề giữ trọn kiếp sống trong cổ mộ để hầu cô-nương quyết không hối tiếc sau nầy! Hai ta nên đi đi thôi.
Tiểu-Long-Nữ ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào mặt Dương-Qua, thấy mặt chàng đầy vẻ thâm tình. Tim nàng đau nhói không sao chịu nổi:
- Nàng lẩm bẩm không ra tiếng:
- Ta theo chàng về thôi!
Nhưng nàng kịp nghĩ lại:
- Không, không! Lúc ra đi ta đã đắn đo suy nghĩ kỹ càng không phải bồng bột trong chốc lát. Chính giờ phút nầy mới là giờ phút cõi lòng ta nông cạn. Nếu ta không đủ sức đè nén thì sau nầy ta lại bị khổ tâm bằng mười trước kia.
Nghĩ như thế, nàng liền quay mặt đi nơi khác, miệng nói thì thào:
- Tôi không biết ông là ai! Ông nói gì tôi chẳng hiểu! Xin ông làm ơn đi ra khỏi nơi nầy, đừng quấy rầy tôi nữa!
Giọng nói nàng thều thào trong cổ họng như cố gắng lắm mới thốt ra được.
Tuy là lời từ chối, song bên trong chứa đựng cái gì tha thiết mến yêu.
Chỉ trừ Mã-quang-Tổ là người thật thà chất phác, không hiểu xa, còn hầu hết mọi người trong đại sảnh ai cũng thấy được lòng nàng còn lưu luyến Dương-Qua lắm!
Giọng nói của nàng như tiếng khóc, chứng tỏ lời nói trái ngược với lời nàng, và là một lời bất đắc dĩ.
Công-Tôn động chủ cảm thấy ghen tức, nhủ thầm:
- Liễu! Cô nương đã nhận lời thành thân với ta, nhưng từ trước tới nay chưa hề mở miệng nói với ta một câu nào âu yếm như thế.
Lão đưa mắt trừng Dương-Qua một cái, nhưng thấy Dương-Qua mặt mũi sáng sủa, tướng mạo khôi ngô, hùng khí hiên ngang, sánh với Tiểu-Long-Nữ thì đúng một đôi gái sắc trai tài trên đời có một.
Ông ta suy nghĩ:
- Xem như thế thì biết hai đứa nầy đã có một tâm hồn yêu thương mãnh liệt, chỉ vì một phút giận hờn nào đó, ả Liễu nầy bỏ đi, rồi gặp ta và nhận lời kết hôn, nhưng trong thâm tâm vẫn không quên được tình xưa nghĩa cũ.
Nghĩ như thế, đôi mắt lão long lanh, nực mùi ghen tức.
Phàn-nhất-Ông vốn trung thành với sư phụ, từ ngày sư-mẫu mất đi, hắn thấy sư phụ của hắn buồn bã không khuây. Thời nay, sư phụ hắn vào rừng hái thuốc, gặp được nàng hoa, bao nhiêu buồn bã như biến đi đâu mất. Do đó, thầy vui thì trò cũng vui lây.
Nào ngờ, hôm nay sư phụ hắn gần đến lúc làm tiệc cưới, động lòng hoa chúc thì Dương-Qua lại xen vào, dùng lời khiêu khích, xảy ra cớ sự lẽ ra sư-phụ hắn phải tỏ rõ thái độ, nhưng thấy sư phụ hắn cứ cắn răn nhịn nhục mãi, nên hắn nổi giận, chỉ vào mặt Dương-Qua hét lớn:
- Này, gã họ Dương! Mày dám vô lễ phạm đến vị sư mẫu của ta sao. Nếu biết điều mau bước ra khỏi động nầy. Sư phụ của ta không thích hạng khách vô lễ như mi.
Dương-Qua đang đau đớn trong lòng, còn để ý gì đến lời nói của kẻ xung quanh. Tuy có tai nhưng chàng không nghe thấy tiếng quát của Phàn-nhất-Ông, chàng vẫn với vẻ mặt đăm chiêu, nhìn Tiểu-Long-Nữ nói:
- Cô nương! Thật cô nương đã quên mất đứa em nầy chăng?
Phàn-nhất-Ông nổi nóng không còn nhịn nhục được nữa, dùng tư thế lợi hại, chụp vào cổ của Dương-Qua lôi tuốt ra ngoài.
Ai cũng tưởng với sự bất ngờ của Dương-Qua, Phàn-nhất-Ông sẽ nắm cổ dễ như chơi. Nào ngờ tay Phàn-nhất-Ông vừa động tới, Dương-Qua đã giật mình vội vận gân cốt chống lại. Chỉ nghe một tiếng "xoạc" bàn tay Phàn-nhất-Ông tuột xuống, nắm trúng vạt áo của Dương-Qua xé rách một lỗ rất lớn.
Tuy vậy, Dương-Qua cũng không thèm quay lại phản ứng. Chàng vẫn tiếp tục dùng lời van vỉ Tiểu-Long-Nữ.
Thấy Tiểu-Long-Nữ không nhìn nhận chàng, lòng chàng nóng như lửa đốt. Giá như lúc ở trong cổ-mộ, hay lúc gặp nàng một nơi nào khác có lẽ Dương-Qua còn năn nỉ nhiều hơn. Nhưng ở đây nơi trang viên của Công-Tôn Động-chủ, trước mặt đông người. Chàng cũng dè dặt phần nào.
Giữa lúc đó, Phàn-nhất-Ông thấy mình nắm hụt Dương-Qua, tức giận chờn vờn toan làm lại một lần nữa.
Dương-Qua tức giận, quay lại gây gổ cho hả giận:
- Khốn nạn! Ta đang nói chuyện với thầy ta, can chi đến thằng lùn mà mi lắm chuyện thế.
Phàn-nhất-Ông phùng má, trợn mắt hét lại:
- Ai cho phép mày phá rối sư mẫu tao? Mày dám nhận sư mẫu tao là thầy mày à? Thằng điên! Mau cút ra khỏi động, nếu đứng đó đừng trách tao khiếm nhã.
Dương-Qua vùng vằng nói:
- Ta không đi! Cô nương ta còn ở đây thì ta cũng ở đây mãi. Dẫu bọn bây có bằm xương xé thịt tao cũng quyết ở gần cô nương tao mà thôi.
Lời nói nầy chính Dương-Qua muốn nói với Tiểu-Long-Nữ hơn là nói với lão Phàn lùn kia.
Công-Tôn động chủ liếc nhìn Tiểu-Long-Nữ thấy mặt nàng đổi khác, vẻ lãnh đạm không còn nữa, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng, rơi xuống từng giọt hòa với vọt máu ướt đẫm trên ngực. Ông ta vừa lo ngại, vừa chua chát trong lòng, vội đưa mắt ra hiệu cho Phàn-nhất-Ông thầm bảo hạ độc thủ, kết liễu sinh mạng Dương-Qua để dứt mối tình lưu luyến giữa hai người.
Phàn-nhất-Ông nhận được lệnh của sư phụ rất ngạc nhiên. Nãy giờ lão tướng Công-Tôn Động chủ chỉ có ý đuổi Dương-Qua ra khỏi động mà thôi, nào ngờ ông ta lại có ý giết Dương-Qua một cách đột ngột như vậy.
Phàn-nhất-Ông nói lớn:
- Hôm nay là ngày vui của sư-phụ chẳng lẽ tôi lại giết người ư?
Dứt lời, Phàn-nhất-Ông đưa mặt nhìn Công-Tôn-Động chủ một lần nữa. Nhưng Công-Tôn Động-chủ lại ra dấu bảo không kiêng cữ gì cả.
Ông ta tỏ ý:
- Muốn cho cuộc vui được hoàn toàn phải hy sinh một vài phút buồn bã.
Phàn-nhất-Ông liền đưa cao cây thiết trượng, đập xuống đất một cái làm rung chuyển cả trang viện, và hét lớn:
- Thằng oắc con này! Mày không sợ chết hả!
Dương-Qua bây giờ trong lòng ngực nóng như đốt. Máu họng như chực trào ra. Bởi vì theo phái Cổ-Mộ đài, đã luyện ngọc-nữ tâm kinh, muốn giữ nội công phải triệt để khắc kỹ nén dục.
Cũng vì thế mà trước đây sư phụ của Tiểu-long-Nữ muốn cho nàng dứt bỏ hẳn mọi thất tình: ai, lạc, hỉ, nộ, ái, ố, dục, để trở nên một người đầy đủ nội công, truyền kế phái Cổ-Mộ đài. Nhưng sau đó, vì Tiểu-long-Nữ động chạm với đời, không dứt bỏ mối thất tình nên đã mấy phen thổ quyết.
Dương-Qua được nàng truyền lại phép nội công của phái Cổ-Mộ thì cũng như nàng, mỗi khi tâm hồn căng thẳng nội tạng bị tổn thương, tay chân chàng lạnh toát, và máu trong người muốn chảy ngược lên.
Chàng lẩm bẩm:
- Ta mửa máu ra trước mặt cô nương xem cô có còn nhẫn tâm không?
Nhưng chàng lại chợt nghĩ:
- Từ trước đến nay cô nương đối xử với mình rất luyến ái, hôm nay bỗng nhiên cô nương có thái độ lạnh nhạt như vậy chắc nội tình có gì rắc rối đây! Có lẽ lão động chúa đã dùng một quyền lực nào ép buộc cô nương, cô nương không dám nhìn nhận ta chăng? Nếu ta không nén lòng, để bị thương thì lấy ai giải cứu cho cô nương thoát khỏi tay chúng nó trong lúc này. Ta cần chiến thắng bọn chúng rồi sẽ liệu.
Nghĩ như vậy Dương-Qua không còn đau đớn vì cử chỉ của Tiểu-Long-Nữ nữa. Chàng trấn tĩnh tinh thần ngay, khí nóng chìm xuống đau điến.
Chàng mỉm cười nhìn Phàn-nhất-Ông nói:
- Cái hẻm núi nầy thật chán ngấy! Lúc ta đến không ai đón mời, giờ ta muốn đi thì cũng không ai van xin ta ở nán lại.
Mọi người thấy Dương-Qua đang bị kích động, thần sắc tiều tụy, bỗng nhiên trở lại bình thường, mặt mày thanh thản, lấy làm lạ trố mắt nhìn nhau.
Phàn-nhất-Ông không có tánh hiểm hóc, giết người như Nãi sư âm chí, nên lão chỉ dọa nạt, không cố ý giết Dương-Qua.
Lão vung thiết trượng lên. Một làn gió thổi tới vùn vụt, làm áo Dương-Qua tung lên phơi phới. Lão hét:
- Mày có chịu ra khỏi chỗ này hay không?
Công-Tôn Động chủ thấy thế nhíu đôi mày, nói với Nhất-Ông:
- Sao mi làm ồn ào như thế mà chưa được việc gì.
Nhất-Ông nghe lời nói sư phụ nửa trách phạt, nửa truyền lệnh, liền vung thiết trượng phất ngang qua đôi giò của Dương-Qua với một tư thế rất mãnh liệt.
Nàng Công-Tôn Lục-Ngạc vốn biết Nhất-Ông vị sư huynh của nàng được truyền hết võ công, nên cây thiết trượng ấy đã vung ra mạng người khó sống. Nhất-Ông đã dùng cây trượng ấy đập chết không biết bao nhiêu mãnh thú trong rừng hoang. Hôm trước tuy chính mắt nàng đã trông thấy Dương-Qua vận nội công chịu đựng với sức lửa trong nhà đá, với sức nội công ấy cũng gọi là độc đáo lắm, song tuổi Dương-Qua còn trẻ, căn bản tập luyện chưa uyên thâm, làm sao chịu nổi cây thiết trượng của sư huynh nàng. Nếu hai người đã giao đấu thì thất bại tất về phần Dương-Qua, mà nàng không thể nào cứu vãn nổi.
Nghĩ thế nàng đánh liều đứng dậy, phóng mình đến bên Dương-Qua, mặc dầu trong lúc đó vẻ mặt cha nàng đang căm giận không thể tả.
Nàng cất tiếng trong như ngọc gọi Dương-Qua nói:
- Dương công tử ơi! Chớ đa đoan làm gì. Lẽ nào không xem sinh mang mình là nặng?
Bọn Kim-luân Pháp-Vương ai nấy đều quay mặt nhìn về phía nàng Lục-Ngạc. Họ ngạc nhiên không hiểu tại sao nàng có cử chỉ ấy đối với Dương-Qua.
Có người nghĩ thầm:
- Thằng bé này vừa vào đây với chúng mình một lúc chẳng biết hắn ta thừa dịp nào tán tỉnh con gái kia, mà coi mòi cô gái kia đã có tình ý với nó?
Nghe Lục-Ngạc nói, Dương-Qua mỉm cười, gật đầu đáp:
- Đa tạ cô nương hảo ý. Vậy tôi xin hỏi cô nương có muốn dùng bộ râu dài kết làm sợi dây buộc lưng mà chơi không?
Lục-Ngạc bỡ ngỡ, không hiểu, hỏi lại:
- Sao? Công tử muốn nói gì vậy?
Dương-Qua đáp:
- Nghĩa là tôi sẽ bứt hết bộ râu của lão lùn nầy tặng cô nương làm món đồ chơi. Cô bằng lòng chứ?
Lục-Ngạc cả người run lên! Nàng không ngờ Dương-Qua lại dám ăn nói lỗ mãn và khinh người như thế. Trong động nầy kỷ luật rất nghiêm, nàng dám đến khuyên Dương-Qua một cầu như thế cũng là mạo hiểm lắm rồi, huống hồ Dương-Qua kẻ được nàng khuyên nhủ lại buông lời thóa mạ, làm nhục Nhất-Ông vị sư-huynh khét tiếng của nàng.
Nàng đỏ mặt, đứng im, không dám nói thêm lời nào.
Phàn-nhất-Ông tuy thân người lùn tịt, cao không quá một thước ba, nhưng bộ râu dài, xưa nay đã nhờ nó làm oai với thiên-hạ, nay nghe Dương-Qua đòi bứt râu mình, lão giận quá, động cây thiết trượng xuống đất một tiếng "bùng" rồi phóng mình nhảy tới một bước, hét:
- Thằng con nít! Ta cho mày biết bộ râu này.
Hàm râu của lão bây giờ cũng tung tăng như đang giận dữ, quật qua quật lại trước mặt Dương-Qua.
Dương-Qua không lùi bước, chỏ miệng vào Nhất-Ông, nói:
- A! Thế ra ông muốn tôi bứt giùm bộ râu của ông phải không? Nào, thử xem?
Vừa nói, Dương-Qua vừa đưa tay ra đằng sau rút một cái kéo lớn lướt tới như muốn xẻo râu địch thủ.
Lão Phàn vội quật ngược bộ râu về đằng sau, rồi bất thần đập xuống đầu Dương-Qua một trượng.
Dương-Qua lẹ làng né khỏi và thừa cơ nhảy phóng tới dùng lưỡi kéo nhắp một cái. Một tiếng "soẹt" nghe rợn người, lão Phàn vội nhảy ra đằng sau mới tránh khỏi. Nếu chậm một chút bộ râu kia đã rơi xuống đất rồi.
Lão Phàn tức giận vô cùng, nói:
- Ta sẽ dùng bộ râu nầy đánh mày cho mà biết tay.
Thật ra, bộ râu của lão Phàn đã có công lực trên ba mươi năm nay lại thêm đôi bàn tay giúp sức, râu ấy thành ra một thứ nhuyễn tiên (roi mềm) vân tráo (chổi mây) lợi hại vô cùng. Lão cứ lắc đầu, vận cổ, dùng tay điều khiển bộ râu quất qua quất lại nghe vun vút, đánh thẳng vào đầu vào mặt Dương-Qua.
Dương-Qua vận hết sức mình vào lưỡi kéo, chân nhảy chập chờn tay nhắp lia lịa, phát ra những tiếng "xoẹt xoẹt" liên hồi.
Nguyên lưỡi kéo này trước kia Dương-Qua đã nhờ Phùng-mặc-Ông rèn cho dùng để đối phó với cây phất trầ của Lý-mạc-Thu.
Dương-Qua nghĩ rằng Lý-mạc-Thu có đôi bàn tay "ngũ độc thần chưởng" lại cầm cây phất trần lợi hại, vung vẩy dọc ngang khắp chốn giang hồ. Công phu "vận trảo" (chổi mây) đã khiến cho Lý-mạc-Thu nổi tiếng, nên Dương-Qua muốn dùng cây kéo lớn để trị Lý-mạc-Thu.
Chàng đã nghiên cứu kỹ về thuật "vận trảo" của Lý-mạc-Thu và dự liệu cây phất trần của Lý-mạc-Thu sẽ đánh cách nào và chàng sẽ dùng kéo cách nào để có thể cắt đứt cây phất trần của Lý-mạc-Thu được.
Nào ngờ cây kéo của chàng chưa đấu với Lý-mạc-Thu lần nào thì hôm nay vào động Thủy-Tiên, chàng đã phải đem ra để đấu với bộ râu dài của lão lùn nầy.
Chàng vừa đánh vừa lẩm bẩm:
- Bộ râu của mày dẫu có lợi hại đến đâu cũng không bằng cây phất trần của Lý-mạc-Thu được.
Tuy là cái kéo và bộ râu hai bên đấu nhau kịch liệt, bộ râu quất vun vút, trong lúc cây kéo xoẹt xoẹt nhắp mãi không ngừng.
Mọi người không ai bảo ai đều quan niệm một cuộc đấu hào hứng, trố mắt nhìn vào hai đối thủ với vẻ thích thú vô cùng.
Hồi sáng, Châu-bá-Thông cũng dùng kéo cắt râu lão lùn, nhưng cắt đã chẳng được còn bị lão lùn cuốn râu quấn chặt kéo, làm cho Châu-bá-Thông phải bỏ kéo đi. Nào ngờ lúc này, Dương-Qua lại sử dụng cây kéo để cắt râu lão nữa.
Tuy nhiên, cây kéo của Dương-Qua khác hẳn với cây kéo của Châu-bá-Thông. Chàng đưa ngang đâm dọc, khi múa khi thu, cứ đuổi theo bộ râu như bám sát vào địch thủ. Trông đó đủ biết cây kéo Dương-Qua lợi hại hơn cây kéo của Châu-bá-Thông nhiều.
Thật ra, xét về vũ thuật và nội lực thì Dương-Qua tuy đã tự mình nghiên cứu thành một phái riêng, song chàng chỉ mới có tập luyện mấy năm, làm sao bì được Châu-bá-Thông. Sở dĩ chàng có nhiều kinh nghiệm thuật dùng kéo là vì chàng đã được đụng độ với Lý-mạc-Thu nhiều lần. Trông vào lối đánh phất trần của Lý-mạc-Thu, Dương-Qua đã học được một bài học về "vận trảo", do đó chàng nghiên cứu cách đả phá rất hữu hiệu.
Chỉ chốc lát, ngọn kéo của Dương-Qua lanh lẹ phi thường, và lão Phàn không còn dùng bộ râu để trấn áp cây kéo của chàng nữa.
Bộ râu của lão Phàn công lực cũng na ná như cây phất trần của Lý-mạc-Thu, chỉ khác chút ít về chi tiết, nên lối đánh râu của lão cũng khá lợi hại.
Lúc đầu lão khinh thường Dương-Qua nên đã mấy lần suýt bị hớt râu, sau đó lão phải dè dặt, đổi phép quật râu, múa lên trên quay, và tung hoành như vũ bão.
Có lúc bộ râu chỉ quật nhẹ để nhử địch, rồi dùng chưởng phong đánh tới, đôi tay lão chỉ đưa lên, rồi dùng bộ râu quất ngang rất mạnh. Nói chung là lối sử dụng "vận trảo" hư hư, thực thực, không thể nào lường được. Thật là một công phu kỳ diệu chưa từng thấy trong giới võ lâm.
Dương-Qua cố hạ bộ râu, nhưng mãi không sao hớt được, chàng tự nhủ:
- Lão nầy là đồ đệ của động chủ mà công phu thâm hậu đến thế nầy, nếu ta không thắng được đồ đệ thì mong gì đánh được thầy.
Chàng cảm thấy sốt ruột, dồn hết tinh thần vào cây kéo, bám sát vào bộ râu.
Nhưng bộ râu lão Phàn còn dài và rậm hơn cây phất trần của Lý-mạc-Thu. Lão quất tới quất lui rất kín đáo, không hề sơ hở tí nào.
Dương-Qua liệu thế không thắn nổi, liền nhảy lui ra đàng sau ba trượng, định thần nhìn lại lối quất râu của lão Phàn để tìm kế thủ thắng.
Chàng thấy lão lắc lư cái đầu nhỏ xíu, đánh ngược, đánh xuôi để điều khiển hàm râu. Bỗng chàng hớn hở reo lên như tìm một bí quyết gì vậy.
- A! Hãy khoan! Này lão Phàn, ta rất tiếc!
Lão Phàn dừng lại hỏi:
- Mày đã không thắng nổi ta, tại sao không chịu ra khỏi nơi đây.
Dương-Qua trợn mắt cười hì hì nói:
- Nãy giờ ta chưa hớt bộ râu của mi là vì ta tiếc cho mi đó thôi. Bộ râu của mi phải săn sóc bảo vệ hơn mấy mươi năm trời mới được như vậy. Bây giờ ta chỉ nhắp một cái là rụng sạch. Như thế có làm cho mi đau đớn chăng?
Lão Phàn thấy Dương-Qua làm bộ mặt quái gở, nói khích như thế, tức giận bước tới, nói:
- Thằng con nít! Đã đánh không lại ta mà không chịu thua còn nói dóc.
Dương-Qua nói:
- Ta chỉ đánh với ngươi trong ba hiệp nữa thì hàm râu ngươi rụng mất.
Lão-Phàn cười hề hề:
- Thật mày là con ếch dưới đáy giếng, nhìn trời không lớn bằng cái vung. Mày cứ hớt thử bộ râu tao xem?
Dương-Qua vừa cầm kéo xông vào vừa nói:
- Đáng tiếc! Đáng tiếc!
Lão Phàn vội tung ra một chưởng, Dương-Qua đưa tay trái gạt ra, tay mặt chìa mũi kéo đâm vào má lão. Lão Phàn vội nghiêng đầu toan tránh, không ngờ Dương-Qua lại lẹ làng dùng tay trái đánh vào má bên phải của lão.
Đòn nầy rất lẹ làng và độc hiểm, nhưng lão né tránh, rất nhanh. Chẳng ngờ trong lúc lão phải lo dùng đầu né tránh mấy đòn của Dương-Qua, bộ râu không còn điều khiển được nữa. Một làn gió phất bộ râu lão tung lên, Dương-Qua lẹ tay đưa kéo hớt một cái.
Một tiếng "xoẹt" phát ra, cả bộ râu dài của lão bay phơi phới, rơi nhẹ xuống đất như một bó chổi sổ.
Ai nấy đều ngạc nhiên không hiểu tại sao Dương-Qua đánh hơn năm mươi hiệp đầu không thắng, mà chỉ có ba hiệp sau chàng lại hớt đứt bộ râu.
Thực ra không có gì là khó hiểu. Dương-Qua là một kẻ khôn ngoan lanh lợi. Trong lúc nhảy ra ngoài, Dương-Qua đã nắm được nhược điểm trong thuật đánh râu: Trước khi râu lão phất về bên trái thì đầu nghiêng về phía tay phải, trước khi tung ngược thì đầu lão phải cúi xuống. Nói chung là lão đã dùng đầu để điều khiển bộ râu.
Biết được yếu tố ấy, Dương-Qua tự nghĩ:
- Hàm râu lão đánh mình được là nhờ ở cái đầu của lão, thế là mình không đánh vào chỗ gốc lại cứ đấu chọi với cái đuôi râu thì thật ngu ngốc quá.
Thế là chàng trực tiếp tấn công vào cái đầu. Và chỉ trong ba hiệp chàng đã cắt được bộ râu như chơi.
Bấy giờ lão Phàn bị cụt râu, mặt mày như chết điếng, đôi mắt thao láo, đau đớn nhìn từng sợi râu bay phất phơ trên mặt đất. Lão vừa căm giận vừa hối tiếc, vung tay cầm lấy cây thiết trượng gầm lên như thú dữ:
- Hôm nay ta quyết một sống một chết với mày. Mày đừng hòng thoát ra khỏi nơi đây.
Dương-Qua cười ha hả đáp:
- Thì ta đâu có nghĩ đến chuyện bỏ động ra đi.
Câu nói kinh khủng của Dương-Qua, làm cho lão Phàn càng tức giận thêm. Trong lúc đó Mã-quang-Tổ đứng một bên, thấy hàm râu lão Phàn trong chốc lát đã cụt lủn, không nhịn cười được, nói lớn:
- Bớ lão Phàn! Tướng ngươi đã lùn mà còn cụt râu nữa thì khó coi quá.
Lão Phàn cúi mặt xuống, cắn môi vận hết nội lực, quất cây thiết trượng vào lưng Dương-Qua một đòn rất mạnh.
Dương-Qua tuy nãy giờ đã đấu với lão nhiều hiệp, song chỉ mới đấu bằng nhu lực của bộ râu, chứ chưa rõ sức gân cốt của lão như thế nào.
Giờ đây bị lão dùng thiết trượng đánh tới, Dương-Qua vội vàng kéo ra đỡ.
Tức thì, một tiếng "choang" rất lớn, như muốn chát tai, cánh tay chàng tê đi, cây kéo bị cây thiết trượng đập trúng trông chẳng còn hình dạng gì nữa. Trên tay chàng chỉ còn một lõi sắt vô dụng.
Mọi người thất kinh không dám chế riễu lão Phàn nữa, vì biết nội lực của lão phi thường, và nghĩ rằng Dương-Qua không sớm thì muộn cũng phải bị nát thây dưới cây thiết trượng của lão.
Nàng Lục-Ngạc thấy vậy vội nhảy đến kêu lên:
- Dương công tử! Công tử không thể nào chống lại với sức nội công của sư huynh tôi đâu, xin chớ đấu nữa.
Công-Tôn Động chủ thấy con gái mình một lần nữa lo lắng cho kẻ thù, mặt hầm hầm sát khí. Ông liếc mắt nhìn về Tiểu-Long-Nữ thì thấy nàng vẫn thản nhiên không chút lo âu.
Hai thái độ ấy làm Động chủ buồn vui lẫn lộn. Ông buồn cho đứa con gái của ông ít , nhưng vui với Tiểu-Long-Nữ thì nhiều.
Ông nhủ thầm:
- Té ra nàng chẳng có gì tình với thằng đó cả. Nếu đã có tình thì trong lúc hắn lâm nguy, mặt nàng không thể giấu được nỗi lo âu.
Thật ra động chủ đã lầm! Tiểu-Long-Nữ dư biết Dương-Qua mưu trí có thừa, mà võ nghệ cũng chẳng đến nỗi thua sút lão Phàn. Hai bên đấu nhau, chàng chỉ có thắng chứ không thể bại. Vì vậy nàng chẳng cần phải để tâm lo ngại.
Bỗng thấy Dương-Qua ném cây kéo vô dụng xuống đất, gọi lão phàn nàn:
- Này Phàn-huynh! Ông thật không phải là đối thủ của tôi. Hãy quăng thiết trượng đi mà chịu thua cho sớm.
Lão Phàn căm giận hét lớn:
Mày thắng nổi cây trượng nầy tao sẽ húc đầu vào đá mà chết.
Dương-Qua cười lớn:
- Thật sao? Xin Phàn-huynh chớ nói thế mà hối hận không kịp.
Chàng nói chưa dứt thì cây thiết trượng của lão Phàn đã nhắm ngay đầu Dương-Qua đánh xuống một cái "vút". Đó là ngón "Thái sơn áo đỉnh" rất lợi hại.
Dương-Qua né mình qua một bên tránh khỏi, rồi lại dùng chân đạp cây thiết trượng.
Phàn lão dùng hết sức mạnh giơ cây trượng lên thì cả thân mình Dương-Qua cũng tung lên theo cây thiết trượng. Tuy nhiên chân chàng vẫn dính vào đó không rơi.
Phàn lão nổi giận giơ lên giơ xuống, thì thân mình Dương-Qua cũng tung lên, hạ xuống theo cây thiết trượng không rời.
Lão giận quá, toan trở đầu thiết trượng lại cho Dương-Qua xuống đất thì Dương-Qua đã lẹ làng đạp luôn chân mặt lên thiết trượng, rồi bước tới tung chân đá phóc vào mặt lão.
Phàn lão bối rối, nếu bỏ thiết trượng xuống thì xấu hổ, còn về đàng sau tránh né thì đồng thời lối đích theo, làm sao tránh được?
Trường hợp nầy nếu còn bộ râu thì lão có thể sử dụng, lắc đầu đét ngang một cái, quất vào chân Dương-Qua. Nhưng bộ râu lão đã cụt lủn rồi, còn dùng sao được nữa.
Cuối cùng, lão đành phải chịu buông thiết trượng.
Một tiếng huỵch" nặng nề, cây thiết trượng rơi xuống đất, và Dương-Qua cũng đáp xuống nhẹ nhàng.
Thừa cơ hội, Dương-Qua đớp lấy thiết trượng cầm tay.
Bọn Mã-quang-Tổ, Ni-ma-Tinh, Tiêu-tương-Tử cùng reo lên một lúc. Dương-Qua động đầu trượng xuống đất, hất hàm cười lớn:
- Thế nào đây?
Lão Phàn thẹn đỏ mặt nói:
- Vì sơ ý chốc lát, ta mắc quỉ kế của mi! Ta đâu chịu phục.
Dương-Qua nói:
- Thế thì đấu lại?
Dứt lời, Dương-Qua nhẹ nhàng ném cây thiết trượng về phía Phàn. Nhưng còn cách lão độ ba thước thì Dương-Qua đã phóng mình đến đoạt lại trong lúc lão Phàn chưa kịp đớp lấy.
Bọn Mã-quang-Tổ thấy thế reo hò ầm ĩ.
Mặt lão Phàn sắc đỏ đổi qua sắc tía, rồi lần lần thâm lại vì xấu hổ.
Kim-luân Pháp-Vương và Doãn-khắc-Tây nhìn nhau mỉm cười, thầm khen Dương-Qua người trẻ tuổi mà có nhiều mưu lược.
Hôm trước, Châu-bá-Thông đã dùng mâu, lao người dùng hết sức giật mạnh, khi ngọn mâu đến nửa chừng ông ta bỗng quay sang hướng khác. Có lẽ Dương-Qua đã học được lối "gấp khúc" nầy.
Công tôn động chủ và bọn đồ đệ thấy Dương-Qua ranh mãnh như vậy đều có ý lo sợ.
Dương-Qua lại hỏi lão Phàn:
- Thế nào? Có muốn thử lần nữa hay thôi?
Lão Phàn nghĩ rằng râu lão bị cắt, thiết trượng của lão đoạt chỉ vì thua trí chứ không phải thua sức nên lão vẫn tự quát lớn:
- Nếu ngươi dùng lực thắng nổi ta thì ta mới chịu phục.
Dương-Qua cười nhạt, nói:
- Đạo học võ lấy xảo" làm đâu. Sư-phụ của ngươi ngu xuẩn chẳng ra chi, nên đào tạo một lũ đồ-đệ dốt nát; Ta khuyên ngươi đi tìm một ông thầy khác học thêm là hơn!
Câu nói nầy chính Dương-Qua muốn khiêu khích Công tôn động chủ. Nhưng lão Phàn căm tức, thầm nghĩ:
- Mình học võ nghệ không còn cách gì thắng nổi nó thì nên tự vận mà chết để tạ tội với sư phụ.
Nghĩ như thế, lão nghiến răng ken két trợn mắt nhìn Dương-Qua như muốn nuốt sống ăn tươi.
Dương-Qua trao cây gậy tận tay lão Phàn, và nói:
- Lần nầy phải giữ gìn cẩn thận, nếu để ta đoạt nữa thì oán trách ta nhé.
Lão Phàn không đáp đưa tay nhận lấy thiết trượng, nghĩ thầm:
- Lần nầy nó muốn đoạt thiết trượng thì chỉ có cách nó chặt cánh tay ta trước mới có thể đoạt nổi.
Lão cầm thiết trượng thủ thế, rồi thuận tay vút mạnh vào người Dương-Qua.
Nhưng vừa loáng một cái, đã nghe Dương-Qua gọi lớn:
- Coi chừng!
Dứt tiếng, người chàng xông về phía trước tay trái chộp được đầu trượng, tay mặt dùng hai ngón tay xỉ vào mặt lão Phàn. Đó là một tư thế "Ngạo khẩn đoạt trượng" một thế tuyệt diệu "đả cẩu bổn pháp".
Năm xưa, tại đại hội cái bang, Hoàng-Dung đã dùng thế nầy đoạt lấy cây gậy trúc trong tay Dương-Khang, lúc Dương-Khang mạo danh làm bang chủ phá rối ở động đình.
Dương-Qua đoạt thiết trượng của lão Phàn hai lần trước, người trông thấy tuy cảm phục thủ pháp kỳ diệu độc đáo, nhưng vẫn chưa kinh khủng bằng lần này, vì lần này không ai trông thấy Dương-Qua làm cách nào mà lại đoạt cây thiết trượng một chớp nhoáng như vậy. Ngay như lão Phàn cũng không thể thấy cái ảo diệu ở trong, chỉ thấy chớp mắt một cái, thiết trượng đã về tay Dương-Qua rồi!
Mã-quang-Tổ vỗ tay la lên:
- Lão lùn trụi râu! Lần nầy hẳn lão đã phục tùng rồi chứ?
Dương-Qua thấy mặt lão Phàn đỏ ngầu, chàng cười ha hả, quăng trả cây thiết trượng lại cho lão, và nói:
- Thôi được cứ thử chơi vài "keo" nữa xem sao?
Mọi người thấy Dương-Qua có nhiều điêu thuật, tay không đoạt gậy như chơi, nên cũng muốn để cho chàng biểu diễn thêm vài môn nữa cho ngoạn mục.
Nhưng lão Phàn thị lại nghĩ khác. Lão thấy Dương-Qua lanh lẹ có nhiều ngón độc, dù lão cố giữ gậy cũng chẳng được nào, nên đáp:
- Ta sử dụng vũ khí dài và nặng, nếu thắng ngươi chẳng có gì là danh dự.
Dương-Qua cười lớn đáp:
- A! Thế ra ngươi đã sợ cái công lực dùng tay không đoạt vũ khí của ta rồi. Vậy thì để ta cũng dùng thứ vũ khí đấu với ngươi.
Dứt lời, chàng quắc mắt nhìn quanh đại sảnh, thấy trống trơn chẳng có một món nào có thể dùng làm binh khí được. Chàng lại nhìn ra sân thấy gần đó có hai cây liễu, thân cây và cành khá lớn, lá xanh rũ xuống rợp màu.
Chàng quay lại nhìn Tiểu-Long-Nữ, nói:
- Ngày xưa cành tốt biết nay có còn? Cô nương muốn dùng họ Liễu thì em cũng xin dùng cành liễu làm binh khí để đánh chúng nó vậy.
Nói câu nầy, Dương-Qua đã lấy ý ở trong câu thơ của Hàn-Hoành ở đời Đường gởi về cho vợ là Liễu thị.
Trong bài thơ ấy có câu.
Chương đài liễu, chương đài liễu
Tích nhật thanh thanh, kim tại phủ
Tùng sử trướng điều tự cựu thùy
Dã ứng phan chiết tha nhân thủ.
Nghĩa là:
Liễu chương đài, liễu chương đài,
Ngày xưa xanh tốt, biết nay có còn?
Tơ dài, như vẫn còn buông
Ngại rằng ai bẻ cành non mất rồi!
Dứt lời, chàng không cần nhìn lại vẻ mặt Tiểu-Long-Nữ, phóng mình chạy về phía trước sân, bẻ một cành liễu lớn, đường kính hơn một tấc, dài đến bốn thước, đầu đuôi trơn tru, giống như cây đả cẩu bổng ở tổng hội ăn mày Cái Bang vậy.
Tiểu-Long-Nữ xôn xao trong lòng, không biết sự việc sau này sẽ đi đến đâu, và nàng sẽ phải quyết định ra làm sao nếu, Dương-Qua cứ lầy dầy ở đó mãi. Dương-Qua càng ở lâu trước mặt nàng bao nhiêu thì nàng càng khó chịu bấy nhiêu. Bởi vì, dự tính của nàng là cắt đứt mối tình giữa nàng và Dương-Qua, tìm một hoàn cảnh khác để khuây khỏa, mặc dầu hoàn cảnh ấy không tốt đẹp gì.
Nàng nghĩ thầm:
- Nếu cứ đứng đây nhìn chàng mãi, mỗi cử động, mỗi lời nói của chàng chẳng khác gì một đốm lửa nung vào lòng ta, chi bằng ta ra đàng sau cho khuất mắt là hay hơn.
Tuy nghĩ thế, nhưng chân nàng không sao bước đi được. Chẳng biết sức mạnh vô hình nào đã giữ nàng mãi ở đây để chịu cảnh khổ đau.
Phàn-nhất-Ông thấy Dương-Qua không dùng binh khí sắc bén chỉ dùng cành liễu như đồ chơi trẻ con, thì lão cho là chàng có ý khinh lão lắm. Lão có ngờ đâu chính cây gậy trúc đánh chó của ăn mày cũng chỉ chừng đó thôi, mà có thể đánh bạt mọi dáo to, kiếm sắc! Cái ào diệu ở chỗ là biết dùng gậy mà thôi.
Cành liễu của Dương-Qua tuy không bằng cây gậy trúc của Hồng-thất-Công song cũng đủ áp đảo cây thiết trượng của lão Phàn rồi.
Mã-quang-Tổ thấy Dương-Qua không tìm được vũ khí, phải dùng tạm cành trúc làm gậy, nên gọi lớn, nói:
- Này chú Dương! Ta cho chú mượn cây đao của ta đây.
Vừa nói, Mã-quang-Tổ vừa rút đao ra khỏi vỏ. Lưỡi đao chiếu sáng ngời chứng tỏ đó là một bảo đao hiếm có.
Nhưng Dương-Qua chắp hai tay từ chối:
- Cám ơn anh! Lão lùn nay chưa được thầy giỏi dạy dỗ, võ nghệ còn kém quá! Cành liễu nầy cũng đủ cho lão ăn đòn rồi.
Dứt lời, chàng tung cành liễu lên, đập vào thiết trượng của lão Phàn một tiếng "chát".
Lão Phàn thấy Dương-Qua ăn nói vô lễ, nhục mạ đến sư phụ lão, nên lão quyết sống chết với Dương-Qua để bảo tôn thanh danh của lão.
Lão gầm lên một tiếng, triển khai chín chiêu biến ra mười một thế "bát thủy trượng pháp".
Phép đánh cương trượng nầy gọi là "bát thủy" có nghĩa là khí trượng múa lên thì tạt nước vào cũng không lọt. Như thế đủ rõ đường trượng của lão kín đáo đến bực nào.
Lúc đầu tiếng trượng rít lên vun vút, nhắm vào Dương-Qua tấn công dữ dội. Nhưng dần dần về sau người ta thấy phương của cây trượng mỗi lúc một lệch lạc đi. Đầu ngọn trượng chênh lệch thì tiếng gió nghe càng yếu dần.
Sở dĩ như thế là vì Dương Qua đã áp dụng theo thế"đả bổng pháp" bắt đầu dùng chữ "triển" chế ngự vũ khí của đối thủ. Đầu cành liễu cứ xoắng lấy đầu gậy tiếp thép. Trượng xoay về đông thì cành liễu cũng xoay về đông, trượng xoay về tây thì cành liễu cũng xoay về tây. Đầu trượng tung lên thì đầu cành cũng tung lên cao. Sức mạnh cành liễu mỗi lúc một tăng, kiềm chế thiết trượng không còn hoạt đông nỏi. Công phu lợi hại này chính là phương pháp "chỉ gậy đẩy ngàn cân" mà chữ "triển" mới chỉ là một trong năm chữ theo phép "tứ lương bát thiên cân" rất tinh vi ả diệu của phép"đả cẩu bổng pháp" vậy.
Công tôn động chủ vàng trong cuộc đấu càng lấy làm lạ. Không ngờ một cậu thiếu niên trẻ măng như Dương Qua mà lại có một võ công thần diệu đến thế.
Chỉ thấy trượng pháp của lão Phàn mỗi lúc một suy yếu, còn cành liễu của Dương Qua thì kình lực mỗi lúc một tăng lên. Sau ba mươi hiệp, người ta nhận thấy mức tăng giảm giữa hai bên rõ rệt.
Toàn thân lão Phàn bị cành liễu khống chế. Lão càng tăng thêm sức mạnh thì thân mình càng lảo đảo, không thể tự chủ được.
Sau cùng, thân lão như cuốn theo một cơn gió lốc mãnh liệt, tay chân lão mỏi rũ, mắt hoa mặt tối, chẳng còn biết phương hướng nào nữa.
Động chủ đập tay lên bàn một cái cất tiếng gọi:
Phàn-nhất-Ông, hãy lui lại mau!
Bàn tay Động chủ đập lên đá, tiếng kêu nghe rợn người. Ngay đến Dương Qua cũng phải giật mình thầm nhủ:
- Lão này công lực không vừa. Vậy ta phải trấn áp tên đệ tử của lão một hồi để cho lão thất kinh, làm giảm nhuệ khí của lão đã.
Chàng vội vàng chuyển tay một cái, đầu gậy bắt đầu múa sang chữ "chuyển".
Chỉ thấy chàng đứng yên một chỗ, tay múa lia lia, xoay tròn đầu gậy đẩy lão: Phàn từ tả sang hữu, rồi từ hữu sang tả giống như môt cậu bé dùng dây đánh chơi con"vụ". Tay chàng càng múa nhanh thì lão phàn càng chuyển lẹ.
Chàng cất tiếng nói lớn:
-A! Bây giờ nếu ngươi đứng im được mà không ngã thì ta, ngươi là hảo hán anh hùng.
Từ cành liễu tròn, lão Phàn không còn đủ sức tự chủ được chân bước loạng choạng như say rượu. Chẳng mấy chốc, lão té nhào xuống đất.
Công Tôn chủ thấy vậy, lẹ làng nhảy tới, tung mình lên không đưa tay nhắm đầu cây thiết trượng của lão Phàn đập xuống một tiếng "Bốp" và uốn mình nhảy trái trở về.
Hành động chớp mắt! Cây thiết trượng của lão Phàn bị cái đập ấy cắm sâu xuống đất hơn hai thước. Thật là một sức mạnh lạ đời, Dương Qua cũng phải chắc lưỡi khen thầm.
Cây thiết trượng cắm xuống như một cây cột sắt, lão Phàn nhân đó bấu chặt vào cây cột mới khỏi ngã. Mình lão như một con ếch, đầu lắc lư, hai chân còn dãy bần bật, trông rất thảm hại. Qua một lúc lâu, lão mới định thần, đứng vững được.
Bọn Tiểu tương tử và Doãn khắc Tây hết nhình Dương Qua lại nhình Động Chủ, đinh ninh là hai người này không thể nhường nhau. Họ sẵn sàng đón xem một trận sống mái mà thắng phu chưa thể nào định trước được. Mã- Quang-Tổ tánh tình thẳng thắn, muốn ủng hộ Dương Qua nhưng thấy nội lực siêu nhân của Công Tôn Động chủ cũng e ngại vô cùng.
Sau khi định thần, lão Phàn vụt chạy đến trước mặt Động chủ quỳ gối chắp tay lạy, nhưng mắt lão vẫn trừng trừng, hai hàm răng nghiến chặt không lên một tiếng nào.
Động-Chủ chưa kịp mở miệng, thì đã thấy lão Phàn vụt chạy đến một cây đá, húc đầu vào tự tử.
Hành động của lão bất ngờ và chớp nhoáng không ai kịp nghĩ đến.
Sao lão lại nóng tánh đến thế nhỉ? Tỉ võ hơn thua là việc thường đối với những hiệp khách giang hồ, có gì mà phải liều mình tự sát?
Công-Tôn động chủ kêu lên một tiếng:
- Ôi chao!
Rồi tức khắc rời khỏi chỗ ngồi, phóng tới như tên bay, chồm tay túm lấy lão đồ đệ. Nhưng chậm mất rồi, lão Phàn đã lao mình tới quá nhanh làm cho Động-chủ chụp hụt mất.
Lão Phàn nhắm mắt, lao đầu vào cột rất nhanh, định đập vỡ sọ cho mau để khỏi phải cái chết đau đớn. Nhưng khi lão húc vào cột đá thì cảm thấy cột đá mềm nhũn, như lão đã húc phải một cái nệm bông vậy.
Lão ngạc nhiên, mở mắt nhìn. Thì ra Dương-Qua đã nhảy đến kịp đưa tay chận chiếc đầu của lão lại.
Chàng gọi to:
- Lão Phàn, đời còn thiếu gì chuyện tím ruột bầm gan! Việc nầy có gì đến nỗi phải hủy mình?
Thì ra Dương-Qua là kẻ tinh tế phi thường. Lúc lão Phàn quỳ lạy động chủ, chàng nhìn vào đôi mắt lão đã biết được phần nào ý định của lão. Dương-Qua đứng gần lão hơn hết, nên lúc lão lao mình đến cột đá, chàng đã dự ý trước nên nhảy đến kịp, đưa tay chận đầu lão.
Thấy Dương-Qua không để lão được chết, lão gầm lên:
- Mày cản tao để làm gì?
Dương-Qua với giọng đau đớn, nói:
- Tôi cần nói rõ với ông là tôi hiện còn đau đớn gấp mấy lần hơn ông. Nhưng tôi vẫn không muốn hủy mình như ông.
Lão Phàn nghe giọng rên rỉ của Dương-Qua, lấy làm lạ, hỏi:
- Mi đánh thắng ta không phải là một vinh dự hay sao lại đau đớn?
Dương-Qua buồn bã, lắc đầu, nói:
- Đấu võ hơn thua là chuyện thường. Các tay hào kiệt không lấy thắng làm vinh, không lấy thua làm nhục. Trong đời tôi, tôi đã chiến bại biết bao nhiêu lần rồi. Ông thua tôi mà tự tử thì sư phụ của ông đau đớn xót xa, chứ như tôi thua ông mà tự tử thì thầy tôi chẳng chút đoái hoài. Điều đó mới là chuyện đau lòng.
Lão Phàn không hiểu ý Dương-Qua muốn nói gì, đứng ngơ ngác, thì Công-tôn Động-chủ đã gọi lớn:
- Nhất-Ông! Nếu ngươi còn có ý nghĩ điên rồ như vậy tức là ngươi đã trái mệnh ta. Ngươi hãy đứng sang một bên để xem bọn đàn em của ngươi trị tên láo khoét ấy.
Bình sinh, lão Phàn rất tôn kính sư phụ không bao giờ dám trái ý. Nay nghe sư phụ lão truyền dạy như thế, lão liền đưa mắt lườm Dương-Qua một cái, rồi đứng lui ra đàng sau, không dám mở miệng.
Về phần Tiểu-Long-Nữ, tuy muốn tỏ cử chỉ lãnh đạm đối với Dương-Qua, nhưng khi nghe Dương-Qua nói câu thống thiết "... thầy tôi chẳng chút đoái hoài" nàng cảm thấy xốn xang vô cùng. Đôi dòng lệ lã chã chảy xuống hai gò má trắng nhợt.
Nàng thầm nhủ:
- Nếu chàng chết đi thì ta sống được sao?
Công-tôn Động-chủ cứ chốc chốc lại liếc nhìn Tiểu-Long-Nữ để dò xét. Ông ta thấy Tiểu-Long-Nữ
rơi lệ, lấy làm tức giận, đập tay xuống bàn thạch hét to:
- Hãy bắt lấy thằng bé đó cho ta.
Đó là mệnh lệnh của lão truyền cho bọn đệ tử bắt người. Lão tự coi mình là Động-chủ, bậc sư phụ, không hạ mình xuống tranh tài với Dương-Qua.
Bấy giờ hai hàng đệ tử áo xanh nhất tề dạ ran. Mười sáu người cầm bốn tấm lưới chia ra bốn mặt, hô lên một lượt phủ vây Dương-Qua.
Đáng lý ra, bọn Kim-luân Pháp-Vương đã cùng đi với Dương-Qua đến đây, thì trong lúc Dương-Qua lâm nạn, họ phải đứng ra phân giải hòa mới phải, nhưng bọn chúng cứ đứng cười nhạt, tự cho mình như kẻ ngoại cuộc, không hề tỏ ý gì cả.
Tiếp đó, Động-chủ lại đưa tay vỗ lên bàn thạch ba lần, tức thì mười sáu tên đệ tử áo xanh, mỗi người chiếm một phương vị từ từ bước tới đón hẹp vòng vây.
Dương-Qua thấy bốn cái lưới mỗi lúc một khép dần lại, lòng bối rối, chẳng biết phải dùng cách nào để thoát thân, thầm nghĩ:
- Đến như Châu-bá-Thông võ nghệ trùm đời mà còn bị mảnh lưới này bắt chụp được huống hồ ta tài hèn thì sao thoát khỏi? Hơn nữa, Bá-Thông chỉ cần thoát thân, bế xốc được hai gã Phàn, Mã ném vào lưới, rồi thừa cơ nhảy tọt đi. Chứ ta, hiện nay cần phải ở lại động nầy chết sống với cô nương ta thì đâu được rảnh rang như Châu-bá-Thông mà bỏ trốn?
Chàng đang nghĩ ngợi, thì chợt nghe mấy tiếng "tinh tinh" bốn mảnh lưới lại chéo đầu chuyển vị, đưa ngang đưa dọc, lúc ngửa lúc nghiêng, biến đổi hình thể như muốn chụp lấy chàng.
Công-tôn Động-chủ thấy Dương-Qua hỏi như vậy, có ý nghi ngờ, đưa mắt nhìn Dương-Qua, rồi lại nhìn cô gái áo trắng. Thấy cô gái áo trắng vẫn cúi đầu không nói một lời, làm cho ông ta khó chịu, muốn hỏi xem sao. Nhưng ông lại nghĩ:
- Việc đó không nên hỏi trước mặt mọi người, cứ để động phòng hoa chúc rồi sẽ hỏi cũng chẳng muộn.
Nhưng thấy Dương-Qua miệng cứ mấp máy mãi, làm cho ông không chịu nổi toan cất lời hỏi Dương-Qua thì chàng đã ứng tiếng hỏi tiếp:
- Liễu cô nương ấy không phải là người sinh đẻ nơi đây, vậy chẳng hay vì đâu Động chủ lại quen biết với nàng?
Câu hỏi của Dương-Qua làm cho Động chủ muốn biết lai lịch của nàng, người vợ mới cưới của mình, nên thầm nghĩ:
- Có lẽ thằng nầy biết rõ lai lịch cô gái nầy chăng? Thế thì ra không nên giấu giếm làm chi.
Ông ta bèn đáp:
- Dương Tráng-sĩ nhận xét quả không lầm! Cách đây nửa tháng tôi có ra ngoài núi hái thuốc, gặp nàng bị trọng thương nằm dưới chân núi, hơi thở thoi thóp. Xem qua tôi biết nàng vì luyện công quá sức, nên nguyên khí bị thoát ra ngoài hết. Tôi liền cứu chữa, và đem nàng về đây bàn tính chuyện xe duyên. Thực ra, việc nầy cũng là chuyện ngẫu nhiên, do tơ hồng khéo buộc.
Kim-luân Pháp-Vương cười ha hả xen vào:
- Đó thật là đúng "Duyên trời định". Cô nương vì muốn đem thân đền đáp nhân nghĩa, nên gởi má hồng vào động chủ. Như thế đẹp duyên biết là bao. Còn gì vui sướng cho bằng khi tình yêu thông cảm giữa đôi gái sắc trai tài.
Pháp-Vương nói thế mục đích tán nịnh động chủ, và cũng để chọc tức Dương-Qua đau buồn mà chơi.
Quả nhiên mặt Dương-Qua biến sắc thở dài nói:
- Té ra trên đời này lại có thứ linh đơn cứu khỏi bệnh cô nương. Tôi cứ tưởng bệnh ấy phải dùng máu tươi mới cứu nổi.
Cô gái áo trắng nghe Dương-Qua nói như vậy bỗng rú lên một tiếng, máu tươi trong miệng vọt ra đỏ ối, nhuộm đỏ cả một vạt áo trông rất ghê rợn.
Mọi người hoảng sợ, không ai bảo ai, nhất loạt đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi.
Nguyên Liễu cô nương nầy chính là Tiểu-Long-Nữ, chẳng phải ai khác.
Sau khi nghe câu chuyện của Hoàng-Dung, nàng nghĩ đi nghĩ lại tính toán đủ điều. Nếu nàng kết duyên với Dương-Qua thì làm nàng trọn đời bị người ta khinh bỉ, thóa mạ. Bằng cứ cùng chàng sống mãi trong cổ mộ thì lâu ngày chàng cũng phải mang mối sầu muộn ai bi.
Suốt mấy đêm dài, nàng vẩn vơ suy nghĩ mãi không sao chợp mắt được.
Kế đó trong một lúc cương quyết, nàng ngầm bỏ đi, nhưng trong tim nàng vẫn còn mang nặng mối tình yêu với Dương-Qua, một tình yêu quá nặng khắc ghi vào tâm khảm không thể phai mờ được.
Cho nên, sau những giờ phút phải vận hết lý trí để thắng tâm hồn, nàng đã thêm bơ vơ trong bụi đời hoang lạnh.
Nàng ra đi! Đi mãi không định hướng, mang theo một nỗi u buồn không bờ bến.
Rồi một ngày kia, vì buồn khổ quá, nàng phải đến một chân núi quạnh vắng để trấn nhiếp tâm hồn.
Nhưng tình yêu của nàng như dồn đầy tâm khảm, không còn có một sức nào có thể đè ép được nữa.
Trong lúc nàng vận nội công chế ngự, thì nhớ thương rào rạt tuông trào như sóng trùng dương, các kinh mạch đều bị xung phá, bệnh cũ tái phát dữ dội.
Nếu không gặp được Công-Tôn Động-chủ qua đường bắt gặp, và gia tâm cứu chữa, thì tấm thân ngà ngọc của nàng đã tan rã nơi núi vắng rừng hoang rồi!
Công-Tôn động chủ góa vợ đã lâu, đường tình ái đã phai nhạt, bỗng một sớm gặp Tiểu-Long-Nữ, một đóa hoa sắc nước hương trời, thật là một việc không thể tưởng tượng trong đời lão. Do đó, lòng hào hiệp của người không khỏi len lỏi vào một tình luyến ái. Lửa tình lại nổi dậy sưởi ấm lòng người cô quạnh kia.
Còn Tiểu-Long-Nữ bấy giờ đã có một tâm trạng chán đời. Lại sợ nếu mình sống cô độc lẻ loi thì không thể tự quản chế đau buồn. Mà lặn suối trèo non đi tìm kiếm Dương-Qua thì không khỏi di hại cho chàng.
Do đó, khi thấy Công-Tôn động chủ thổ lộ tâm tình, nàng cũng bằng lòng, và thầm nhủ:
- Một khi đã làm vợ người ta rồi thì mối dây oan nghiệt giữa nàng và Dương-Qua sẽ cắt đứt. Vả lại động thủy-tiên là chỗ u tịch, hoang vu, ai tìm đến. Tấm thân nàng đã được Công-Tôn động-chủ cứu sống thì kiếp sống thừa ấy cũng chẳng tiếc gì mà không đền đáp cho người ân. Kiếp nầy đã mong chẳng trọn còn mong gì cuộc lương duyên với chàng nữa.
Nàng có ý định như thế, nhưng trời chẳng chiều lòng người khiến Châu-bá-Thông chạy đến đại náo, khiến Dương-Qua tìm vào thủy tiên động. Và, hôm ấy bất ngờ trông thấy mặt chàng, nàng choáng váng cả đầu óc, ruột rối như tơ vò không còn biết tính làm sao nữa.
Nhưng Tiểu-Long-Nữ là kẻ điềm tĩnh, chỉ chốc lát nàng đã quyết định ngay:
- Mình đã hứa đính hôn với người khác, thế thì cũng nên làm mặt lạ đối với chàng cho xong. Thế nào chàng cũng giận và bỏ ra đi. Nhưng như vậy nàng an lòng hơn, vì một chàng trai tài năng tuấn tú chàng lo gì chẳng tìm được một người vợ xứng đáng? Nếu chàng có buồn bực đôi chút thì ngày kia chàng lấy được vợ chàng sẽ vui vẻ hơn, khỏi phải bị ràng buộc bởi hoàn cảnh khó xử của nàng, và chàng sẽ khỏi ôm hận suốt đời.
Vì thế, khi trông thấy Dương-Qua nàng đã cố giữ vẻ lãnh đạm, giả như không quen biết, mặc dù lòng nàng nóng như lửa bỏng.
Nhưng bản lĩnh con người không đủ để chế ngự bản năng. Dương-Qua đến, như đem đến cho nàng bao nhiêu hình ảnh xa xưa, những kỷ niệm êm đềm gợi ra trước mắt, và tình yêu dần dần xâm chiếm cả tâm hồn nàng mỗi lúc một xao động, đau khổ dày vò nàng ghê gớm.
Cho đến lúc nàng chợt nghe câu nói của Dương-Qua: "Tôi tưởng bệnh ấy phải dùng máu mới cứu nổi" thì nàng nghĩ ngay đến chuyện cũ trước kia ở trong cổ mộ, khi chàng cưu mang nàng.
Hồi đó, nàng bị Triệu-chí-Kinh và Doãn-chí-Bình chọc tức đến tức giận thổ huyết. Trong cơn nguy cấp chàng đã không nghĩ đến tánh mạng chàng, liền chích máu tươi của chàng, tiếp vào thân thể của nàng cho nàng được hồi sinh. Cái cảnh thân ái với mối tình tha thiết ấy nàng đã khắc vào tâm khảm, dấu kín trong tim. Nay bị khơi ra, nàng xúc động quá, máu nóng bốc lên mãnh liệt, và nàng bị thổ huyết rất ghê rợn.
Mặt nàng tái nhợt, nàng lảo đảo toan bước vào nhà trong nhưng Công-Tôn Động-chủ vốn giỏi về y lý, nên vội bảo:
- Không không! Em cứ đứng im đừng gượng bước, làm động đậy các gân mạch.
Đoạn lão quay lại nói với Dương-Qua:
- Ngươi hãy ra khỏi nơi nầy, và đừng bao giờ trở lại đây nữa.
Dương-Qua mắt đẫm lệ, không đáp lời Động chủ, quay lại nói với Tiểu-Long-Nữ:
- Thưa cô! Nếu tôi có lầm lỗi gì xin cô nương đánh tôi, mắng tôi hay giết tôi đi, tôi cũng cam lòng, sao cô nương lại nỡ làm lơ không nhìn đến tôi?
Tiểu-Long-Nữ cúi đầu không nói, chỉ ho vài tiếng, máu bắn ra xối xả.
Công-Tôn Động-chủ thấy Dương-Qua dùng lời nói khích đến nỗi vị hôn thê của ông thổ huyết, ông đã có ý giận. Nhưng ông vốn người có tánh kiên nhẫn, mặc dầu giận dữ cũng nén được.
Bây giờ lại nghe Dương-Qua nói nữa, lão cúi gầm mặt dằn mạnh từng tiếng:
- Nếu ngươi lấn khấn không chịu ra khỏi nơi đây thì đừng trách ta vô tình.
Dương-Qua lúc nầy đâu thèm để ý đến sắc mặt và lời nói của Động chủ. Chàng chăm chăm nhìn Tiểu-Long-Nữ, nói như van lơn, kêu cứu:
- Cô nương ơi! Tôi xin thề giữ trọn kiếp sống trong cổ mộ để hầu cô-nương quyết không hối tiếc sau nầy! Hai ta nên đi đi thôi.
Tiểu-Long-Nữ ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào mặt Dương-Qua, thấy mặt chàng đầy vẻ thâm tình. Tim nàng đau nhói không sao chịu nổi:
- Nàng lẩm bẩm không ra tiếng:
- Ta theo chàng về thôi!
Nhưng nàng kịp nghĩ lại:
- Không, không! Lúc ra đi ta đã đắn đo suy nghĩ kỹ càng không phải bồng bột trong chốc lát. Chính giờ phút nầy mới là giờ phút cõi lòng ta nông cạn. Nếu ta không đủ sức đè nén thì sau nầy ta lại bị khổ tâm bằng mười trước kia.
Nghĩ như thế, nàng liền quay mặt đi nơi khác, miệng nói thì thào:
- Tôi không biết ông là ai! Ông nói gì tôi chẳng hiểu! Xin ông làm ơn đi ra khỏi nơi nầy, đừng quấy rầy tôi nữa!
Giọng nói nàng thều thào trong cổ họng như cố gắng lắm mới thốt ra được.
Tuy là lời từ chối, song bên trong chứa đựng cái gì tha thiết mến yêu.
Chỉ trừ Mã-quang-Tổ là người thật thà chất phác, không hiểu xa, còn hầu hết mọi người trong đại sảnh ai cũng thấy được lòng nàng còn lưu luyến Dương-Qua lắm!
Giọng nói của nàng như tiếng khóc, chứng tỏ lời nói trái ngược với lời nàng, và là một lời bất đắc dĩ.
Công-Tôn động chủ cảm thấy ghen tức, nhủ thầm:
- Liễu! Cô nương đã nhận lời thành thân với ta, nhưng từ trước tới nay chưa hề mở miệng nói với ta một câu nào âu yếm như thế.
Lão đưa mắt trừng Dương-Qua một cái, nhưng thấy Dương-Qua mặt mũi sáng sủa, tướng mạo khôi ngô, hùng khí hiên ngang, sánh với Tiểu-Long-Nữ thì đúng một đôi gái sắc trai tài trên đời có một.
Ông ta suy nghĩ:
- Xem như thế thì biết hai đứa nầy đã có một tâm hồn yêu thương mãnh liệt, chỉ vì một phút giận hờn nào đó, ả Liễu nầy bỏ đi, rồi gặp ta và nhận lời kết hôn, nhưng trong thâm tâm vẫn không quên được tình xưa nghĩa cũ.
Nghĩ như thế, đôi mắt lão long lanh, nực mùi ghen tức.
Phàn-nhất-Ông vốn trung thành với sư phụ, từ ngày sư-mẫu mất đi, hắn thấy sư phụ của hắn buồn bã không khuây. Thời nay, sư phụ hắn vào rừng hái thuốc, gặp được nàng hoa, bao nhiêu buồn bã như biến đi đâu mất. Do đó, thầy vui thì trò cũng vui lây.
Nào ngờ, hôm nay sư phụ hắn gần đến lúc làm tiệc cưới, động lòng hoa chúc thì Dương-Qua lại xen vào, dùng lời khiêu khích, xảy ra cớ sự lẽ ra sư-phụ hắn phải tỏ rõ thái độ, nhưng thấy sư phụ hắn cứ cắn răn nhịn nhục mãi, nên hắn nổi giận, chỉ vào mặt Dương-Qua hét lớn:
- Này, gã họ Dương! Mày dám vô lễ phạm đến vị sư mẫu của ta sao. Nếu biết điều mau bước ra khỏi động nầy. Sư phụ của ta không thích hạng khách vô lễ như mi.
Dương-Qua đang đau đớn trong lòng, còn để ý gì đến lời nói của kẻ xung quanh. Tuy có tai nhưng chàng không nghe thấy tiếng quát của Phàn-nhất-Ông, chàng vẫn với vẻ mặt đăm chiêu, nhìn Tiểu-Long-Nữ nói:
- Cô nương! Thật cô nương đã quên mất đứa em nầy chăng?
Phàn-nhất-Ông nổi nóng không còn nhịn nhục được nữa, dùng tư thế lợi hại, chụp vào cổ của Dương-Qua lôi tuốt ra ngoài.
Ai cũng tưởng với sự bất ngờ của Dương-Qua, Phàn-nhất-Ông sẽ nắm cổ dễ như chơi. Nào ngờ tay Phàn-nhất-Ông vừa động tới, Dương-Qua đã giật mình vội vận gân cốt chống lại. Chỉ nghe một tiếng "xoạc" bàn tay Phàn-nhất-Ông tuột xuống, nắm trúng vạt áo của Dương-Qua xé rách một lỗ rất lớn.
Tuy vậy, Dương-Qua cũng không thèm quay lại phản ứng. Chàng vẫn tiếp tục dùng lời van vỉ Tiểu-Long-Nữ.
Thấy Tiểu-Long-Nữ không nhìn nhận chàng, lòng chàng nóng như lửa đốt. Giá như lúc ở trong cổ-mộ, hay lúc gặp nàng một nơi nào khác có lẽ Dương-Qua còn năn nỉ nhiều hơn. Nhưng ở đây nơi trang viên của Công-Tôn Động-chủ, trước mặt đông người. Chàng cũng dè dặt phần nào.
Giữa lúc đó, Phàn-nhất-Ông thấy mình nắm hụt Dương-Qua, tức giận chờn vờn toan làm lại một lần nữa.
Dương-Qua tức giận, quay lại gây gổ cho hả giận:
- Khốn nạn! Ta đang nói chuyện với thầy ta, can chi đến thằng lùn mà mi lắm chuyện thế.
Phàn-nhất-Ông phùng má, trợn mắt hét lại:
- Ai cho phép mày phá rối sư mẫu tao? Mày dám nhận sư mẫu tao là thầy mày à? Thằng điên! Mau cút ra khỏi động, nếu đứng đó đừng trách tao khiếm nhã.
Dương-Qua vùng vằng nói:
- Ta không đi! Cô nương ta còn ở đây thì ta cũng ở đây mãi. Dẫu bọn bây có bằm xương xé thịt tao cũng quyết ở gần cô nương tao mà thôi.
Lời nói nầy chính Dương-Qua muốn nói với Tiểu-Long-Nữ hơn là nói với lão Phàn lùn kia.
Công-Tôn động chủ liếc nhìn Tiểu-Long-Nữ thấy mặt nàng đổi khác, vẻ lãnh đạm không còn nữa, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng, rơi xuống từng giọt hòa với vọt máu ướt đẫm trên ngực. Ông ta vừa lo ngại, vừa chua chát trong lòng, vội đưa mắt ra hiệu cho Phàn-nhất-Ông thầm bảo hạ độc thủ, kết liễu sinh mạng Dương-Qua để dứt mối tình lưu luyến giữa hai người.
Phàn-nhất-Ông nhận được lệnh của sư phụ rất ngạc nhiên. Nãy giờ lão tướng Công-Tôn Động chủ chỉ có ý đuổi Dương-Qua ra khỏi động mà thôi, nào ngờ ông ta lại có ý giết Dương-Qua một cách đột ngột như vậy.
Phàn-nhất-Ông nói lớn:
- Hôm nay là ngày vui của sư-phụ chẳng lẽ tôi lại giết người ư?
Dứt lời, Phàn-nhất-Ông đưa mặt nhìn Công-Tôn-Động chủ một lần nữa. Nhưng Công-Tôn Động-chủ lại ra dấu bảo không kiêng cữ gì cả.
Ông ta tỏ ý:
- Muốn cho cuộc vui được hoàn toàn phải hy sinh một vài phút buồn bã.
Phàn-nhất-Ông liền đưa cao cây thiết trượng, đập xuống đất một cái làm rung chuyển cả trang viện, và hét lớn:
- Thằng oắc con này! Mày không sợ chết hả!
Dương-Qua bây giờ trong lòng ngực nóng như đốt. Máu họng như chực trào ra. Bởi vì theo phái Cổ-Mộ đài, đã luyện ngọc-nữ tâm kinh, muốn giữ nội công phải triệt để khắc kỹ nén dục.
Cũng vì thế mà trước đây sư phụ của Tiểu-long-Nữ muốn cho nàng dứt bỏ hẳn mọi thất tình: ai, lạc, hỉ, nộ, ái, ố, dục, để trở nên một người đầy đủ nội công, truyền kế phái Cổ-Mộ đài. Nhưng sau đó, vì Tiểu-long-Nữ động chạm với đời, không dứt bỏ mối thất tình nên đã mấy phen thổ quyết.
Dương-Qua được nàng truyền lại phép nội công của phái Cổ-Mộ thì cũng như nàng, mỗi khi tâm hồn căng thẳng nội tạng bị tổn thương, tay chân chàng lạnh toát, và máu trong người muốn chảy ngược lên.
Chàng lẩm bẩm:
- Ta mửa máu ra trước mặt cô nương xem cô có còn nhẫn tâm không?
Nhưng chàng lại chợt nghĩ:
- Từ trước đến nay cô nương đối xử với mình rất luyến ái, hôm nay bỗng nhiên cô nương có thái độ lạnh nhạt như vậy chắc nội tình có gì rắc rối đây! Có lẽ lão động chúa đã dùng một quyền lực nào ép buộc cô nương, cô nương không dám nhìn nhận ta chăng? Nếu ta không nén lòng, để bị thương thì lấy ai giải cứu cho cô nương thoát khỏi tay chúng nó trong lúc này. Ta cần chiến thắng bọn chúng rồi sẽ liệu.
Nghĩ như vậy Dương-Qua không còn đau đớn vì cử chỉ của Tiểu-Long-Nữ nữa. Chàng trấn tĩnh tinh thần ngay, khí nóng chìm xuống đau điến.
Chàng mỉm cười nhìn Phàn-nhất-Ông nói:
- Cái hẻm núi nầy thật chán ngấy! Lúc ta đến không ai đón mời, giờ ta muốn đi thì cũng không ai van xin ta ở nán lại.
Mọi người thấy Dương-Qua đang bị kích động, thần sắc tiều tụy, bỗng nhiên trở lại bình thường, mặt mày thanh thản, lấy làm lạ trố mắt nhìn nhau.
Phàn-nhất-Ông không có tánh hiểm hóc, giết người như Nãi sư âm chí, nên lão chỉ dọa nạt, không cố ý giết Dương-Qua.
Lão vung thiết trượng lên. Một làn gió thổi tới vùn vụt, làm áo Dương-Qua tung lên phơi phới. Lão hét:
- Mày có chịu ra khỏi chỗ này hay không?
Công-Tôn Động chủ thấy thế nhíu đôi mày, nói với Nhất-Ông:
- Sao mi làm ồn ào như thế mà chưa được việc gì.
Nhất-Ông nghe lời nói sư phụ nửa trách phạt, nửa truyền lệnh, liền vung thiết trượng phất ngang qua đôi giò của Dương-Qua với một tư thế rất mãnh liệt.
Nàng Công-Tôn Lục-Ngạc vốn biết Nhất-Ông vị sư huynh của nàng được truyền hết võ công, nên cây thiết trượng ấy đã vung ra mạng người khó sống. Nhất-Ông đã dùng cây trượng ấy đập chết không biết bao nhiêu mãnh thú trong rừng hoang. Hôm trước tuy chính mắt nàng đã trông thấy Dương-Qua vận nội công chịu đựng với sức lửa trong nhà đá, với sức nội công ấy cũng gọi là độc đáo lắm, song tuổi Dương-Qua còn trẻ, căn bản tập luyện chưa uyên thâm, làm sao chịu nổi cây thiết trượng của sư huynh nàng. Nếu hai người đã giao đấu thì thất bại tất về phần Dương-Qua, mà nàng không thể nào cứu vãn nổi.
Nghĩ thế nàng đánh liều đứng dậy, phóng mình đến bên Dương-Qua, mặc dầu trong lúc đó vẻ mặt cha nàng đang căm giận không thể tả.
Nàng cất tiếng trong như ngọc gọi Dương-Qua nói:
- Dương công tử ơi! Chớ đa đoan làm gì. Lẽ nào không xem sinh mang mình là nặng?
Bọn Kim-luân Pháp-Vương ai nấy đều quay mặt nhìn về phía nàng Lục-Ngạc. Họ ngạc nhiên không hiểu tại sao nàng có cử chỉ ấy đối với Dương-Qua.
Có người nghĩ thầm:
- Thằng bé này vừa vào đây với chúng mình một lúc chẳng biết hắn ta thừa dịp nào tán tỉnh con gái kia, mà coi mòi cô gái kia đã có tình ý với nó?
Nghe Lục-Ngạc nói, Dương-Qua mỉm cười, gật đầu đáp:
- Đa tạ cô nương hảo ý. Vậy tôi xin hỏi cô nương có muốn dùng bộ râu dài kết làm sợi dây buộc lưng mà chơi không?
Lục-Ngạc bỡ ngỡ, không hiểu, hỏi lại:
- Sao? Công tử muốn nói gì vậy?
Dương-Qua đáp:
- Nghĩa là tôi sẽ bứt hết bộ râu của lão lùn nầy tặng cô nương làm món đồ chơi. Cô bằng lòng chứ?
Lục-Ngạc cả người run lên! Nàng không ngờ Dương-Qua lại dám ăn nói lỗ mãn và khinh người như thế. Trong động nầy kỷ luật rất nghiêm, nàng dám đến khuyên Dương-Qua một cầu như thế cũng là mạo hiểm lắm rồi, huống hồ Dương-Qua kẻ được nàng khuyên nhủ lại buông lời thóa mạ, làm nhục Nhất-Ông vị sư-huynh khét tiếng của nàng.
Nàng đỏ mặt, đứng im, không dám nói thêm lời nào.
Phàn-nhất-Ông tuy thân người lùn tịt, cao không quá một thước ba, nhưng bộ râu dài, xưa nay đã nhờ nó làm oai với thiên-hạ, nay nghe Dương-Qua đòi bứt râu mình, lão giận quá, động cây thiết trượng xuống đất một tiếng "bùng" rồi phóng mình nhảy tới một bước, hét:
- Thằng con nít! Ta cho mày biết bộ râu này.
Hàm râu của lão bây giờ cũng tung tăng như đang giận dữ, quật qua quật lại trước mặt Dương-Qua.
Dương-Qua không lùi bước, chỏ miệng vào Nhất-Ông, nói:
- A! Thế ra ông muốn tôi bứt giùm bộ râu của ông phải không? Nào, thử xem?
Vừa nói, Dương-Qua vừa đưa tay ra đằng sau rút một cái kéo lớn lướt tới như muốn xẻo râu địch thủ.
Lão Phàn vội quật ngược bộ râu về đằng sau, rồi bất thần đập xuống đầu Dương-Qua một trượng.
Dương-Qua lẹ làng né khỏi và thừa cơ nhảy phóng tới dùng lưỡi kéo nhắp một cái. Một tiếng "soẹt" nghe rợn người, lão Phàn vội nhảy ra đằng sau mới tránh khỏi. Nếu chậm một chút bộ râu kia đã rơi xuống đất rồi.
Lão Phàn tức giận vô cùng, nói:
- Ta sẽ dùng bộ râu nầy đánh mày cho mà biết tay.
Thật ra, bộ râu của lão Phàn đã có công lực trên ba mươi năm nay lại thêm đôi bàn tay giúp sức, râu ấy thành ra một thứ nhuyễn tiên (roi mềm) vân tráo (chổi mây) lợi hại vô cùng. Lão cứ lắc đầu, vận cổ, dùng tay điều khiển bộ râu quất qua quất lại nghe vun vút, đánh thẳng vào đầu vào mặt Dương-Qua.
Dương-Qua vận hết sức mình vào lưỡi kéo, chân nhảy chập chờn tay nhắp lia lịa, phát ra những tiếng "xoẹt xoẹt" liên hồi.
Nguyên lưỡi kéo này trước kia Dương-Qua đã nhờ Phùng-mặc-Ông rèn cho dùng để đối phó với cây phất trầ của Lý-mạc-Thu.
Dương-Qua nghĩ rằng Lý-mạc-Thu có đôi bàn tay "ngũ độc thần chưởng" lại cầm cây phất trần lợi hại, vung vẩy dọc ngang khắp chốn giang hồ. Công phu "vận trảo" (chổi mây) đã khiến cho Lý-mạc-Thu nổi tiếng, nên Dương-Qua muốn dùng cây kéo lớn để trị Lý-mạc-Thu.
Chàng đã nghiên cứu kỹ về thuật "vận trảo" của Lý-mạc-Thu và dự liệu cây phất trần của Lý-mạc-Thu sẽ đánh cách nào và chàng sẽ dùng kéo cách nào để có thể cắt đứt cây phất trần của Lý-mạc-Thu được.
Nào ngờ cây kéo của chàng chưa đấu với Lý-mạc-Thu lần nào thì hôm nay vào động Thủy-Tiên, chàng đã phải đem ra để đấu với bộ râu dài của lão lùn nầy.
Chàng vừa đánh vừa lẩm bẩm:
- Bộ râu của mày dẫu có lợi hại đến đâu cũng không bằng cây phất trần của Lý-mạc-Thu được.
Tuy là cái kéo và bộ râu hai bên đấu nhau kịch liệt, bộ râu quất vun vút, trong lúc cây kéo xoẹt xoẹt nhắp mãi không ngừng.
Mọi người không ai bảo ai đều quan niệm một cuộc đấu hào hứng, trố mắt nhìn vào hai đối thủ với vẻ thích thú vô cùng.
Hồi sáng, Châu-bá-Thông cũng dùng kéo cắt râu lão lùn, nhưng cắt đã chẳng được còn bị lão lùn cuốn râu quấn chặt kéo, làm cho Châu-bá-Thông phải bỏ kéo đi. Nào ngờ lúc này, Dương-Qua lại sử dụng cây kéo để cắt râu lão nữa.
Tuy nhiên, cây kéo của Dương-Qua khác hẳn với cây kéo của Châu-bá-Thông. Chàng đưa ngang đâm dọc, khi múa khi thu, cứ đuổi theo bộ râu như bám sát vào địch thủ. Trông đó đủ biết cây kéo Dương-Qua lợi hại hơn cây kéo của Châu-bá-Thông nhiều.
Thật ra, xét về vũ thuật và nội lực thì Dương-Qua tuy đã tự mình nghiên cứu thành một phái riêng, song chàng chỉ mới có tập luyện mấy năm, làm sao bì được Châu-bá-Thông. Sở dĩ chàng có nhiều kinh nghiệm thuật dùng kéo là vì chàng đã được đụng độ với Lý-mạc-Thu nhiều lần. Trông vào lối đánh phất trần của Lý-mạc-Thu, Dương-Qua đã học được một bài học về "vận trảo", do đó chàng nghiên cứu cách đả phá rất hữu hiệu.
Chỉ chốc lát, ngọn kéo của Dương-Qua lanh lẹ phi thường, và lão Phàn không còn dùng bộ râu để trấn áp cây kéo của chàng nữa.
Bộ râu của lão Phàn công lực cũng na ná như cây phất trần của Lý-mạc-Thu, chỉ khác chút ít về chi tiết, nên lối đánh râu của lão cũng khá lợi hại.
Lúc đầu lão khinh thường Dương-Qua nên đã mấy lần suýt bị hớt râu, sau đó lão phải dè dặt, đổi phép quật râu, múa lên trên quay, và tung hoành như vũ bão.
Có lúc bộ râu chỉ quật nhẹ để nhử địch, rồi dùng chưởng phong đánh tới, đôi tay lão chỉ đưa lên, rồi dùng bộ râu quất ngang rất mạnh. Nói chung là lối sử dụng "vận trảo" hư hư, thực thực, không thể nào lường được. Thật là một công phu kỳ diệu chưa từng thấy trong giới võ lâm.
Dương-Qua cố hạ bộ râu, nhưng mãi không sao hớt được, chàng tự nhủ:
- Lão nầy là đồ đệ của động chủ mà công phu thâm hậu đến thế nầy, nếu ta không thắng được đồ đệ thì mong gì đánh được thầy.
Chàng cảm thấy sốt ruột, dồn hết tinh thần vào cây kéo, bám sát vào bộ râu.
Nhưng bộ râu lão Phàn còn dài và rậm hơn cây phất trần của Lý-mạc-Thu. Lão quất tới quất lui rất kín đáo, không hề sơ hở tí nào.
Dương-Qua liệu thế không thắn nổi, liền nhảy lui ra đàng sau ba trượng, định thần nhìn lại lối quất râu của lão Phàn để tìm kế thủ thắng.
Chàng thấy lão lắc lư cái đầu nhỏ xíu, đánh ngược, đánh xuôi để điều khiển hàm râu. Bỗng chàng hớn hở reo lên như tìm một bí quyết gì vậy.
- A! Hãy khoan! Này lão Phàn, ta rất tiếc!
Lão Phàn dừng lại hỏi:
- Mày đã không thắng nổi ta, tại sao không chịu ra khỏi nơi đây.
Dương-Qua trợn mắt cười hì hì nói:
- Nãy giờ ta chưa hớt bộ râu của mi là vì ta tiếc cho mi đó thôi. Bộ râu của mi phải săn sóc bảo vệ hơn mấy mươi năm trời mới được như vậy. Bây giờ ta chỉ nhắp một cái là rụng sạch. Như thế có làm cho mi đau đớn chăng?
Lão Phàn thấy Dương-Qua làm bộ mặt quái gở, nói khích như thế, tức giận bước tới, nói:
- Thằng con nít! Đã đánh không lại ta mà không chịu thua còn nói dóc.
Dương-Qua nói:
- Ta chỉ đánh với ngươi trong ba hiệp nữa thì hàm râu ngươi rụng mất.
Lão-Phàn cười hề hề:
- Thật mày là con ếch dưới đáy giếng, nhìn trời không lớn bằng cái vung. Mày cứ hớt thử bộ râu tao xem?
Dương-Qua vừa cầm kéo xông vào vừa nói:
- Đáng tiếc! Đáng tiếc!
Lão Phàn vội tung ra một chưởng, Dương-Qua đưa tay trái gạt ra, tay mặt chìa mũi kéo đâm vào má lão. Lão Phàn vội nghiêng đầu toan tránh, không ngờ Dương-Qua lại lẹ làng dùng tay trái đánh vào má bên phải của lão.
Đòn nầy rất lẹ làng và độc hiểm, nhưng lão né tránh, rất nhanh. Chẳng ngờ trong lúc lão phải lo dùng đầu né tránh mấy đòn của Dương-Qua, bộ râu không còn điều khiển được nữa. Một làn gió phất bộ râu lão tung lên, Dương-Qua lẹ tay đưa kéo hớt một cái.
Một tiếng "xoẹt" phát ra, cả bộ râu dài của lão bay phơi phới, rơi nhẹ xuống đất như một bó chổi sổ.
Ai nấy đều ngạc nhiên không hiểu tại sao Dương-Qua đánh hơn năm mươi hiệp đầu không thắng, mà chỉ có ba hiệp sau chàng lại hớt đứt bộ râu.
Thực ra không có gì là khó hiểu. Dương-Qua là một kẻ khôn ngoan lanh lợi. Trong lúc nhảy ra ngoài, Dương-Qua đã nắm được nhược điểm trong thuật đánh râu: Trước khi râu lão phất về bên trái thì đầu nghiêng về phía tay phải, trước khi tung ngược thì đầu lão phải cúi xuống. Nói chung là lão đã dùng đầu để điều khiển bộ râu.
Biết được yếu tố ấy, Dương-Qua tự nghĩ:
- Hàm râu lão đánh mình được là nhờ ở cái đầu của lão, thế là mình không đánh vào chỗ gốc lại cứ đấu chọi với cái đuôi râu thì thật ngu ngốc quá.
Thế là chàng trực tiếp tấn công vào cái đầu. Và chỉ trong ba hiệp chàng đã cắt được bộ râu như chơi.
Bấy giờ lão Phàn bị cụt râu, mặt mày như chết điếng, đôi mắt thao láo, đau đớn nhìn từng sợi râu bay phất phơ trên mặt đất. Lão vừa căm giận vừa hối tiếc, vung tay cầm lấy cây thiết trượng gầm lên như thú dữ:
- Hôm nay ta quyết một sống một chết với mày. Mày đừng hòng thoát ra khỏi nơi đây.
Dương-Qua cười ha hả đáp:
- Thì ta đâu có nghĩ đến chuyện bỏ động ra đi.
Câu nói kinh khủng của Dương-Qua, làm cho lão Phàn càng tức giận thêm. Trong lúc đó Mã-quang-Tổ đứng một bên, thấy hàm râu lão Phàn trong chốc lát đã cụt lủn, không nhịn cười được, nói lớn:
- Bớ lão Phàn! Tướng ngươi đã lùn mà còn cụt râu nữa thì khó coi quá.
Lão Phàn cúi mặt xuống, cắn môi vận hết nội lực, quất cây thiết trượng vào lưng Dương-Qua một đòn rất mạnh.
Dương-Qua tuy nãy giờ đã đấu với lão nhiều hiệp, song chỉ mới đấu bằng nhu lực của bộ râu, chứ chưa rõ sức gân cốt của lão như thế nào.
Giờ đây bị lão dùng thiết trượng đánh tới, Dương-Qua vội vàng kéo ra đỡ.
Tức thì, một tiếng "choang" rất lớn, như muốn chát tai, cánh tay chàng tê đi, cây kéo bị cây thiết trượng đập trúng trông chẳng còn hình dạng gì nữa. Trên tay chàng chỉ còn một lõi sắt vô dụng.
Mọi người thất kinh không dám chế riễu lão Phàn nữa, vì biết nội lực của lão phi thường, và nghĩ rằng Dương-Qua không sớm thì muộn cũng phải bị nát thây dưới cây thiết trượng của lão.
Nàng Lục-Ngạc thấy vậy vội nhảy đến kêu lên:
- Dương công tử! Công tử không thể nào chống lại với sức nội công của sư huynh tôi đâu, xin chớ đấu nữa.
Công-Tôn Động chủ thấy con gái mình một lần nữa lo lắng cho kẻ thù, mặt hầm hầm sát khí. Ông liếc mắt nhìn về Tiểu-Long-Nữ thì thấy nàng vẫn thản nhiên không chút lo âu.
Hai thái độ ấy làm Động chủ buồn vui lẫn lộn. Ông buồn cho đứa con gái của ông ít , nhưng vui với Tiểu-Long-Nữ thì nhiều.
Ông nhủ thầm:
- Té ra nàng chẳng có gì tình với thằng đó cả. Nếu đã có tình thì trong lúc hắn lâm nguy, mặt nàng không thể giấu được nỗi lo âu.
Thật ra động chủ đã lầm! Tiểu-Long-Nữ dư biết Dương-Qua mưu trí có thừa, mà võ nghệ cũng chẳng đến nỗi thua sút lão Phàn. Hai bên đấu nhau, chàng chỉ có thắng chứ không thể bại. Vì vậy nàng chẳng cần phải để tâm lo ngại.
Bỗng thấy Dương-Qua ném cây kéo vô dụng xuống đất, gọi lão phàn nàn:
- Này Phàn-huynh! Ông thật không phải là đối thủ của tôi. Hãy quăng thiết trượng đi mà chịu thua cho sớm.
Lão Phàn căm giận hét lớn:
Mày thắng nổi cây trượng nầy tao sẽ húc đầu vào đá mà chết.
Dương-Qua cười lớn:
- Thật sao? Xin Phàn-huynh chớ nói thế mà hối hận không kịp.
Chàng nói chưa dứt thì cây thiết trượng của lão Phàn đã nhắm ngay đầu Dương-Qua đánh xuống một cái "vút". Đó là ngón "Thái sơn áo đỉnh" rất lợi hại.
Dương-Qua né mình qua một bên tránh khỏi, rồi lại dùng chân đạp cây thiết trượng.
Phàn lão dùng hết sức mạnh giơ cây trượng lên thì cả thân mình Dương-Qua cũng tung lên theo cây thiết trượng. Tuy nhiên chân chàng vẫn dính vào đó không rơi.
Phàn lão nổi giận giơ lên giơ xuống, thì thân mình Dương-Qua cũng tung lên, hạ xuống theo cây thiết trượng không rời.
Lão giận quá, toan trở đầu thiết trượng lại cho Dương-Qua xuống đất thì Dương-Qua đã lẹ làng đạp luôn chân mặt lên thiết trượng, rồi bước tới tung chân đá phóc vào mặt lão.
Phàn lão bối rối, nếu bỏ thiết trượng xuống thì xấu hổ, còn về đàng sau tránh né thì đồng thời lối đích theo, làm sao tránh được?
Trường hợp nầy nếu còn bộ râu thì lão có thể sử dụng, lắc đầu đét ngang một cái, quất vào chân Dương-Qua. Nhưng bộ râu lão đã cụt lủn rồi, còn dùng sao được nữa.
Cuối cùng, lão đành phải chịu buông thiết trượng.
Một tiếng huỵch" nặng nề, cây thiết trượng rơi xuống đất, và Dương-Qua cũng đáp xuống nhẹ nhàng.
Thừa cơ hội, Dương-Qua đớp lấy thiết trượng cầm tay.
Bọn Mã-quang-Tổ, Ni-ma-Tinh, Tiêu-tương-Tử cùng reo lên một lúc. Dương-Qua động đầu trượng xuống đất, hất hàm cười lớn:
- Thế nào đây?
Lão Phàn thẹn đỏ mặt nói:
- Vì sơ ý chốc lát, ta mắc quỉ kế của mi! Ta đâu chịu phục.
Dương-Qua nói:
- Thế thì đấu lại?
Dứt lời, Dương-Qua nhẹ nhàng ném cây thiết trượng về phía Phàn. Nhưng còn cách lão độ ba thước thì Dương-Qua đã phóng mình đến đoạt lại trong lúc lão Phàn chưa kịp đớp lấy.
Bọn Mã-quang-Tổ thấy thế reo hò ầm ĩ.
Mặt lão Phàn sắc đỏ đổi qua sắc tía, rồi lần lần thâm lại vì xấu hổ.
Kim-luân Pháp-Vương và Doãn-khắc-Tây nhìn nhau mỉm cười, thầm khen Dương-Qua người trẻ tuổi mà có nhiều mưu lược.
Hôm trước, Châu-bá-Thông đã dùng mâu, lao người dùng hết sức giật mạnh, khi ngọn mâu đến nửa chừng ông ta bỗng quay sang hướng khác. Có lẽ Dương-Qua đã học được lối "gấp khúc" nầy.
Công tôn động chủ và bọn đồ đệ thấy Dương-Qua ranh mãnh như vậy đều có ý lo sợ.
Dương-Qua lại hỏi lão Phàn:
- Thế nào? Có muốn thử lần nữa hay thôi?
Lão Phàn nghĩ rằng râu lão bị cắt, thiết trượng của lão đoạt chỉ vì thua trí chứ không phải thua sức nên lão vẫn tự quát lớn:
- Nếu ngươi dùng lực thắng nổi ta thì ta mới chịu phục.
Dương-Qua cười nhạt, nói:
- Đạo học võ lấy xảo" làm đâu. Sư-phụ của ngươi ngu xuẩn chẳng ra chi, nên đào tạo một lũ đồ-đệ dốt nát; Ta khuyên ngươi đi tìm một ông thầy khác học thêm là hơn!
Câu nói nầy chính Dương-Qua muốn khiêu khích Công tôn động chủ. Nhưng lão Phàn căm tức, thầm nghĩ:
- Mình học võ nghệ không còn cách gì thắng nổi nó thì nên tự vận mà chết để tạ tội với sư phụ.
Nghĩ như thế, lão nghiến răng ken két trợn mắt nhìn Dương-Qua như muốn nuốt sống ăn tươi.
Dương-Qua trao cây gậy tận tay lão Phàn, và nói:
- Lần nầy phải giữ gìn cẩn thận, nếu để ta đoạt nữa thì oán trách ta nhé.
Lão Phàn không đáp đưa tay nhận lấy thiết trượng, nghĩ thầm:
- Lần nầy nó muốn đoạt thiết trượng thì chỉ có cách nó chặt cánh tay ta trước mới có thể đoạt nổi.
Lão cầm thiết trượng thủ thế, rồi thuận tay vút mạnh vào người Dương-Qua.
Nhưng vừa loáng một cái, đã nghe Dương-Qua gọi lớn:
- Coi chừng!
Dứt tiếng, người chàng xông về phía trước tay trái chộp được đầu trượng, tay mặt dùng hai ngón tay xỉ vào mặt lão Phàn. Đó là một tư thế "Ngạo khẩn đoạt trượng" một thế tuyệt diệu "đả cẩu bổn pháp".
Năm xưa, tại đại hội cái bang, Hoàng-Dung đã dùng thế nầy đoạt lấy cây gậy trúc trong tay Dương-Khang, lúc Dương-Khang mạo danh làm bang chủ phá rối ở động đình.
Dương-Qua đoạt thiết trượng của lão Phàn hai lần trước, người trông thấy tuy cảm phục thủ pháp kỳ diệu độc đáo, nhưng vẫn chưa kinh khủng bằng lần này, vì lần này không ai trông thấy Dương-Qua làm cách nào mà lại đoạt cây thiết trượng một chớp nhoáng như vậy. Ngay như lão Phàn cũng không thể thấy cái ảo diệu ở trong, chỉ thấy chớp mắt một cái, thiết trượng đã về tay Dương-Qua rồi!
Mã-quang-Tổ vỗ tay la lên:
- Lão lùn trụi râu! Lần nầy hẳn lão đã phục tùng rồi chứ?
Dương-Qua thấy mặt lão Phàn đỏ ngầu, chàng cười ha hả, quăng trả cây thiết trượng lại cho lão, và nói:
- Thôi được cứ thử chơi vài "keo" nữa xem sao?
Mọi người thấy Dương-Qua có nhiều điêu thuật, tay không đoạt gậy như chơi, nên cũng muốn để cho chàng biểu diễn thêm vài môn nữa cho ngoạn mục.
Nhưng lão Phàn thị lại nghĩ khác. Lão thấy Dương-Qua lanh lẹ có nhiều ngón độc, dù lão cố giữ gậy cũng chẳng được nào, nên đáp:
- Ta sử dụng vũ khí dài và nặng, nếu thắng ngươi chẳng có gì là danh dự.
Dương-Qua cười lớn đáp:
- A! Thế ra ngươi đã sợ cái công lực dùng tay không đoạt vũ khí của ta rồi. Vậy thì để ta cũng dùng thứ vũ khí đấu với ngươi.
Dứt lời, chàng quắc mắt nhìn quanh đại sảnh, thấy trống trơn chẳng có một món nào có thể dùng làm binh khí được. Chàng lại nhìn ra sân thấy gần đó có hai cây liễu, thân cây và cành khá lớn, lá xanh rũ xuống rợp màu.
Chàng quay lại nhìn Tiểu-Long-Nữ, nói:
- Ngày xưa cành tốt biết nay có còn? Cô nương muốn dùng họ Liễu thì em cũng xin dùng cành liễu làm binh khí để đánh chúng nó vậy.
Nói câu nầy, Dương-Qua đã lấy ý ở trong câu thơ của Hàn-Hoành ở đời Đường gởi về cho vợ là Liễu thị.
Trong bài thơ ấy có câu.
Chương đài liễu, chương đài liễu
Tích nhật thanh thanh, kim tại phủ
Tùng sử trướng điều tự cựu thùy
Dã ứng phan chiết tha nhân thủ.
Nghĩa là:
Liễu chương đài, liễu chương đài,
Ngày xưa xanh tốt, biết nay có còn?
Tơ dài, như vẫn còn buông
Ngại rằng ai bẻ cành non mất rồi!
Dứt lời, chàng không cần nhìn lại vẻ mặt Tiểu-Long-Nữ, phóng mình chạy về phía trước sân, bẻ một cành liễu lớn, đường kính hơn một tấc, dài đến bốn thước, đầu đuôi trơn tru, giống như cây đả cẩu bổng ở tổng hội ăn mày Cái Bang vậy.
Tiểu-Long-Nữ xôn xao trong lòng, không biết sự việc sau này sẽ đi đến đâu, và nàng sẽ phải quyết định ra làm sao nếu, Dương-Qua cứ lầy dầy ở đó mãi. Dương-Qua càng ở lâu trước mặt nàng bao nhiêu thì nàng càng khó chịu bấy nhiêu. Bởi vì, dự tính của nàng là cắt đứt mối tình giữa nàng và Dương-Qua, tìm một hoàn cảnh khác để khuây khỏa, mặc dầu hoàn cảnh ấy không tốt đẹp gì.
Nàng nghĩ thầm:
- Nếu cứ đứng đây nhìn chàng mãi, mỗi cử động, mỗi lời nói của chàng chẳng khác gì một đốm lửa nung vào lòng ta, chi bằng ta ra đàng sau cho khuất mắt là hay hơn.
Tuy nghĩ thế, nhưng chân nàng không sao bước đi được. Chẳng biết sức mạnh vô hình nào đã giữ nàng mãi ở đây để chịu cảnh khổ đau.
Phàn-nhất-Ông thấy Dương-Qua không dùng binh khí sắc bén chỉ dùng cành liễu như đồ chơi trẻ con, thì lão cho là chàng có ý khinh lão lắm. Lão có ngờ đâu chính cây gậy trúc đánh chó của ăn mày cũng chỉ chừng đó thôi, mà có thể đánh bạt mọi dáo to, kiếm sắc! Cái ào diệu ở chỗ là biết dùng gậy mà thôi.
Cành liễu của Dương-Qua tuy không bằng cây gậy trúc của Hồng-thất-Công song cũng đủ áp đảo cây thiết trượng của lão Phàn rồi.
Mã-quang-Tổ thấy Dương-Qua không tìm được vũ khí, phải dùng tạm cành trúc làm gậy, nên gọi lớn, nói:
- Này chú Dương! Ta cho chú mượn cây đao của ta đây.
Vừa nói, Mã-quang-Tổ vừa rút đao ra khỏi vỏ. Lưỡi đao chiếu sáng ngời chứng tỏ đó là một bảo đao hiếm có.
Nhưng Dương-Qua chắp hai tay từ chối:
- Cám ơn anh! Lão lùn nay chưa được thầy giỏi dạy dỗ, võ nghệ còn kém quá! Cành liễu nầy cũng đủ cho lão ăn đòn rồi.
Dứt lời, chàng tung cành liễu lên, đập vào thiết trượng của lão Phàn một tiếng "chát".
Lão Phàn thấy Dương-Qua ăn nói vô lễ, nhục mạ đến sư phụ lão, nên lão quyết sống chết với Dương-Qua để bảo tôn thanh danh của lão.
Lão gầm lên một tiếng, triển khai chín chiêu biến ra mười một thế "bát thủy trượng pháp".
Phép đánh cương trượng nầy gọi là "bát thủy" có nghĩa là khí trượng múa lên thì tạt nước vào cũng không lọt. Như thế đủ rõ đường trượng của lão kín đáo đến bực nào.
Lúc đầu tiếng trượng rít lên vun vút, nhắm vào Dương-Qua tấn công dữ dội. Nhưng dần dần về sau người ta thấy phương của cây trượng mỗi lúc một lệch lạc đi. Đầu ngọn trượng chênh lệch thì tiếng gió nghe càng yếu dần.
Sở dĩ như thế là vì Dương Qua đã áp dụng theo thế"đả bổng pháp" bắt đầu dùng chữ "triển" chế ngự vũ khí của đối thủ. Đầu cành liễu cứ xoắng lấy đầu gậy tiếp thép. Trượng xoay về đông thì cành liễu cũng xoay về đông, trượng xoay về tây thì cành liễu cũng xoay về tây. Đầu trượng tung lên thì đầu cành cũng tung lên cao. Sức mạnh cành liễu mỗi lúc một tăng, kiềm chế thiết trượng không còn hoạt đông nỏi. Công phu lợi hại này chính là phương pháp "chỉ gậy đẩy ngàn cân" mà chữ "triển" mới chỉ là một trong năm chữ theo phép "tứ lương bát thiên cân" rất tinh vi ả diệu của phép"đả cẩu bổng pháp" vậy.
Công tôn động chủ vàng trong cuộc đấu càng lấy làm lạ. Không ngờ một cậu thiếu niên trẻ măng như Dương Qua mà lại có một võ công thần diệu đến thế.
Chỉ thấy trượng pháp của lão Phàn mỗi lúc một suy yếu, còn cành liễu của Dương Qua thì kình lực mỗi lúc một tăng lên. Sau ba mươi hiệp, người ta nhận thấy mức tăng giảm giữa hai bên rõ rệt.
Toàn thân lão Phàn bị cành liễu khống chế. Lão càng tăng thêm sức mạnh thì thân mình càng lảo đảo, không thể tự chủ được.
Sau cùng, thân lão như cuốn theo một cơn gió lốc mãnh liệt, tay chân lão mỏi rũ, mắt hoa mặt tối, chẳng còn biết phương hướng nào nữa.
Động chủ đập tay lên bàn một cái cất tiếng gọi:
Phàn-nhất-Ông, hãy lui lại mau!
Bàn tay Động chủ đập lên đá, tiếng kêu nghe rợn người. Ngay đến Dương Qua cũng phải giật mình thầm nhủ:
- Lão này công lực không vừa. Vậy ta phải trấn áp tên đệ tử của lão một hồi để cho lão thất kinh, làm giảm nhuệ khí của lão đã.
Chàng vội vàng chuyển tay một cái, đầu gậy bắt đầu múa sang chữ "chuyển".
Chỉ thấy chàng đứng yên một chỗ, tay múa lia lia, xoay tròn đầu gậy đẩy lão: Phàn từ tả sang hữu, rồi từ hữu sang tả giống như môt cậu bé dùng dây đánh chơi con"vụ". Tay chàng càng múa nhanh thì lão phàn càng chuyển lẹ.
Chàng cất tiếng nói lớn:
-A! Bây giờ nếu ngươi đứng im được mà không ngã thì ta, ngươi là hảo hán anh hùng.
Từ cành liễu tròn, lão Phàn không còn đủ sức tự chủ được chân bước loạng choạng như say rượu. Chẳng mấy chốc, lão té nhào xuống đất.
Công Tôn chủ thấy vậy, lẹ làng nhảy tới, tung mình lên không đưa tay nhắm đầu cây thiết trượng của lão Phàn đập xuống một tiếng "Bốp" và uốn mình nhảy trái trở về.
Hành động chớp mắt! Cây thiết trượng của lão Phàn bị cái đập ấy cắm sâu xuống đất hơn hai thước. Thật là một sức mạnh lạ đời, Dương Qua cũng phải chắc lưỡi khen thầm.
Cây thiết trượng cắm xuống như một cây cột sắt, lão Phàn nhân đó bấu chặt vào cây cột mới khỏi ngã. Mình lão như một con ếch, đầu lắc lư, hai chân còn dãy bần bật, trông rất thảm hại. Qua một lúc lâu, lão mới định thần, đứng vững được.
Bọn Tiểu tương tử và Doãn khắc Tây hết nhình Dương Qua lại nhình Động Chủ, đinh ninh là hai người này không thể nhường nhau. Họ sẵn sàng đón xem một trận sống mái mà thắng phu chưa thể nào định trước được. Mã- Quang-Tổ tánh tình thẳng thắn, muốn ủng hộ Dương Qua nhưng thấy nội lực siêu nhân của Công Tôn Động chủ cũng e ngại vô cùng.
Sau khi định thần, lão Phàn vụt chạy đến trước mặt Động chủ quỳ gối chắp tay lạy, nhưng mắt lão vẫn trừng trừng, hai hàm răng nghiến chặt không lên một tiếng nào.
Động-Chủ chưa kịp mở miệng, thì đã thấy lão Phàn vụt chạy đến một cây đá, húc đầu vào tự tử.
Hành động của lão bất ngờ và chớp nhoáng không ai kịp nghĩ đến.
Sao lão lại nóng tánh đến thế nhỉ? Tỉ võ hơn thua là việc thường đối với những hiệp khách giang hồ, có gì mà phải liều mình tự sát?
Công-Tôn động chủ kêu lên một tiếng:
- Ôi chao!
Rồi tức khắc rời khỏi chỗ ngồi, phóng tới như tên bay, chồm tay túm lấy lão đồ đệ. Nhưng chậm mất rồi, lão Phàn đã lao mình tới quá nhanh làm cho Động-chủ chụp hụt mất.
Lão Phàn nhắm mắt, lao đầu vào cột rất nhanh, định đập vỡ sọ cho mau để khỏi phải cái chết đau đớn. Nhưng khi lão húc vào cột đá thì cảm thấy cột đá mềm nhũn, như lão đã húc phải một cái nệm bông vậy.
Lão ngạc nhiên, mở mắt nhìn. Thì ra Dương-Qua đã nhảy đến kịp đưa tay chận chiếc đầu của lão lại.
Chàng gọi to:
- Lão Phàn, đời còn thiếu gì chuyện tím ruột bầm gan! Việc nầy có gì đến nỗi phải hủy mình?
Thì ra Dương-Qua là kẻ tinh tế phi thường. Lúc lão Phàn quỳ lạy động chủ, chàng nhìn vào đôi mắt lão đã biết được phần nào ý định của lão. Dương-Qua đứng gần lão hơn hết, nên lúc lão lao mình đến cột đá, chàng đã dự ý trước nên nhảy đến kịp, đưa tay chận đầu lão.
Thấy Dương-Qua không để lão được chết, lão gầm lên:
- Mày cản tao để làm gì?
Dương-Qua với giọng đau đớn, nói:
- Tôi cần nói rõ với ông là tôi hiện còn đau đớn gấp mấy lần hơn ông. Nhưng tôi vẫn không muốn hủy mình như ông.
Lão Phàn nghe giọng rên rỉ của Dương-Qua, lấy làm lạ, hỏi:
- Mi đánh thắng ta không phải là một vinh dự hay sao lại đau đớn?
Dương-Qua buồn bã, lắc đầu, nói:
- Đấu võ hơn thua là chuyện thường. Các tay hào kiệt không lấy thắng làm vinh, không lấy thua làm nhục. Trong đời tôi, tôi đã chiến bại biết bao nhiêu lần rồi. Ông thua tôi mà tự tử thì sư phụ của ông đau đớn xót xa, chứ như tôi thua ông mà tự tử thì thầy tôi chẳng chút đoái hoài. Điều đó mới là chuyện đau lòng.
Lão Phàn không hiểu ý Dương-Qua muốn nói gì, đứng ngơ ngác, thì Công-tôn Động-chủ đã gọi lớn:
- Nhất-Ông! Nếu ngươi còn có ý nghĩ điên rồ như vậy tức là ngươi đã trái mệnh ta. Ngươi hãy đứng sang một bên để xem bọn đàn em của ngươi trị tên láo khoét ấy.
Bình sinh, lão Phàn rất tôn kính sư phụ không bao giờ dám trái ý. Nay nghe sư phụ lão truyền dạy như thế, lão liền đưa mắt lườm Dương-Qua một cái, rồi đứng lui ra đàng sau, không dám mở miệng.
Về phần Tiểu-Long-Nữ, tuy muốn tỏ cử chỉ lãnh đạm đối với Dương-Qua, nhưng khi nghe Dương-Qua nói câu thống thiết "... thầy tôi chẳng chút đoái hoài" nàng cảm thấy xốn xang vô cùng. Đôi dòng lệ lã chã chảy xuống hai gò má trắng nhợt.
Nàng thầm nhủ:
- Nếu chàng chết đi thì ta sống được sao?
Công-tôn Động-chủ cứ chốc chốc lại liếc nhìn Tiểu-Long-Nữ để dò xét. Ông ta thấy Tiểu-Long-Nữ
rơi lệ, lấy làm tức giận, đập tay xuống bàn thạch hét to:
- Hãy bắt lấy thằng bé đó cho ta.
Đó là mệnh lệnh của lão truyền cho bọn đệ tử bắt người. Lão tự coi mình là Động-chủ, bậc sư phụ, không hạ mình xuống tranh tài với Dương-Qua.
Bấy giờ hai hàng đệ tử áo xanh nhất tề dạ ran. Mười sáu người cầm bốn tấm lưới chia ra bốn mặt, hô lên một lượt phủ vây Dương-Qua.
Đáng lý ra, bọn Kim-luân Pháp-Vương đã cùng đi với Dương-Qua đến đây, thì trong lúc Dương-Qua lâm nạn, họ phải đứng ra phân giải hòa mới phải, nhưng bọn chúng cứ đứng cười nhạt, tự cho mình như kẻ ngoại cuộc, không hề tỏ ý gì cả.
Tiếp đó, Động-chủ lại đưa tay vỗ lên bàn thạch ba lần, tức thì mười sáu tên đệ tử áo xanh, mỗi người chiếm một phương vị từ từ bước tới đón hẹp vòng vây.
Dương-Qua thấy bốn cái lưới mỗi lúc một khép dần lại, lòng bối rối, chẳng biết phải dùng cách nào để thoát thân, thầm nghĩ:
- Đến như Châu-bá-Thông võ nghệ trùm đời mà còn bị mảnh lưới này bắt chụp được huống hồ ta tài hèn thì sao thoát khỏi? Hơn nữa, Bá-Thông chỉ cần thoát thân, bế xốc được hai gã Phàn, Mã ném vào lưới, rồi thừa cơ nhảy tọt đi. Chứ ta, hiện nay cần phải ở lại động nầy chết sống với cô nương ta thì đâu được rảnh rang như Châu-bá-Thông mà bỏ trốn?
Chàng đang nghĩ ngợi, thì chợt nghe mấy tiếng "tinh tinh" bốn mảnh lưới lại chéo đầu chuyển vị, đưa ngang đưa dọc, lúc ngửa lúc nghiêng, biến đổi hình thể như muốn chụp lấy chàng.
/104
|