Sau sự việc hôm ấy, cuộc sống của chúng tôi trở lại những ngày an nhàn như lúc trước, hơn nữa còn tốt hơn trước rất nhiều. Số tiền Lý Ngôn Tiếu lấy từ nhà anh không ít, cuối cùng chúng tôi cũng có thể mua đồ ăn đắc một chút, không cần phải chịu đói nữa. Nhìn lại đoạn thời gian trước kia, đúng là khổ không thể tả. Có điều, tôi có khổ thế nào cũng không thể so với Lý Ngôn Tiếu được.
Tôi ở trường vẫn giữ được thành tích ưu tú, qua mỗi cuộc thi đều như cá gặp nước.
Hiện tại tôi đang học trung chuyên năm thứ ba, tôi mười sáu, còn Lý Ngôn Tiếu hai mươi mốt, anh đã cùng tôi trôi qua mười lần sinh nhật. Sang năm, bức tranh cuộc sống của tôi sẽ từ từ mở ra – tôi của năm mười bảy tuổi sẽ trở thành một gã kỹ sư cơ giới trẻ tuổi và có thể đi làm. Như vậy cuộc sống của chúng tôi sẽ trở nên tốt hơn, tôi có thể giúp Lý Ngôn Tiếu gánh vác gia đình.
Thỉnh thoảng nhìn mình trong gương tôi đều có cảm giác rất lạ lẫm. Tôi không phải người thích soi gương, một tháng may ra mới soi được một lần. Bởi vậy lần này đứng trước gương, bên kia là một thiếu niên lạ lẫm, hắn ta vừa mới bước một chân vào thế giới của những người đàn ông trưởng thành, hắn có tự tin, cũng có khí khái anh hùng.
Có lẽ Lý Ngôn Tiếu còn hiểu rõ tôi hơn là tôi hiểu chính mình.
Vương Câu Đắc Nhi vẫn như trước kia, suốt ngày cà lơ phất phơ không lo học. Cậu ta cũng đã mười bảy, nhưng con đường của chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Hai năm trước Nữu Nhi đã dọn đi, tôi đoán chừng cậu ta rất thất vọng, hoặc cũng có thể đã quên rồi. Cậu ta học xong cấp hai thì bỏ học, bởi vì vốn dĩ cậu ta không thích đến trường.
Tôi vẫn cảm thấy cậu ta không nhớ nhà, dù cho lần trước tôi được trở về Liên Vân Cảng cũng không thấy cậu tỏ ra hâm mộ chút nào. Tôi không biết dì Vương và chú Vương ở trong lòng cậu ta có bao nhiêu quan trọng, mà tôi cũng không muốn biết chuyện này.
Biến cố vào năm một 1969 khiến tình bạn của tôi với cậu ta đã nguội lạnh rồi.
Bây giờ cậu ta không đi học, mà hình như cũng chẳng đi làm. Nghe nói chú và thím cũng không thích cậu ta.
Nghe nói, chỉ là nghe nói, lúc trước chú và thím cãi nhau một trận, nguyên nhân là do thím bị cách mạng ảnh hưởng, suốt ngày cứ cằn nhằn lải nhải. Có một lần thím thấy chú dùng tờ báo lau kính liền chạy đến xem, thấy trên đó có in hình Mao Chủ tịch thì lập tức báo cáo với cấp trên.
Mà chú cũng không phải kẻ ngu, liền đem tờ báo đi đốt, khăng khăng là bọn họ không cãi nhau, còn thím lại quan báo tư thù, dùng chuyện này vu tội chú. Loại chuyện thế này không cách nào điều tra cho rõ, vì vậy cấp trên cũng chỉ biết mắt nhắm mắt mở mà cho qua.
Những năm cuồng loạn ấy, có rất nhiều cặp vợ chồng báo cáo lẫn nhau, sau đó tình cảm càng lúc càng phai nhạt, giống như một bình trà bị pha đi pha lại nhiều lần.
Chỉ là ngẫu nhiên – ngẫu nhiên – trong một giấc mộng được trở về khu nhà họ Lâm, lấy ra gương đồng, nhắc nhở chính mình – người Lâm gia, chớ quên, Lâm gia đã bị huỷ trong những năm cuồng loạn này.
Nhưng mà, Thanh Đảo không phải đã trở thành cố hương của tôi sao?
Trong mười sáu năm của cuộc đời, sáu năm ở Liên Vân Cảng, mười năm ở Thanh Đảo. Thời gian sống ở Thanh Đảo so với Liên Vân Cảng còn nhiều hơn bốn năm. Ký ức về Liên Vân Cảng ngày càng mờ nhạt, thỉnh thoảng lúc tôi ngẩn người nó sẽ xẹt qua trong đầu, nhẹ nhàng lặng lẽ, không mang đi bất cứ thứ gì, chỉ để lại trong lòng tôi những rung động cực kỳ nhỏ bé.
Hằng năm khi đến tết thanh minh, tôi đều lên cầu lớn đốt hương cho ông bà nội và mẹ. Tôi không dám đốt hương cho cha, bởi vì sinh tử của cha còn chưa rõ. Cho dù cha không còn sống trên cõi đời này, tôi cũng sẽ không đốt hương cho ông. Tôi cảm thấy, cha nhất định vẫn còn sống.
Tôi đã hoàn toàn thích ứng với khí hậu Thanh Đảo, với phong tục và con người, và với cả màn thầu chấm tương – thứ mà ban đầu tôi rất ghét.
Nói cũng đúng, bởi vì Lý Ngôn Tiếu đang ở đây, bất luận anh ở nơi nào thì nơi đó chính là nhà của tôi. Anh lớn lên ở Thanh Đảo, cho nên nơi này cũng là cố hương của tôi.
Tôi và Lý Ngôn Tiếu vẫn thân mật khắng khít như trước, chúng tôi càng ngày càng có “tâm linh tương thông”, đôi khi chỉ một ánh mắt đã có thể biểu đạt thay ngôn ngữ. Hai thằng con trai có thể sống chung một chỗ, thật sự không phải chuyện dễ dàng.
Tôi vốn cho rằng dù xảy ra bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng có thể sống hạnh phúc an nhàn, ngờ đâu tai nạn lại ập đến cuốn lấy chúng tôi.
Nếu như nói chuyện này là tai nạn, chẳng thà gọi là một trò đùa thì hơn.
Bởi vì lần này chính là đả kích trí mạng của chúng tôi.
Năm 1976.
Bây giờ đã là năm 1976, cao trào của cuộc vận động toàn dân đã qua đi, đám người điên cuồng kia cũng tỉnh lại khỏi cơn mê, mắt thấy làn sóng chính trị đã dứt, phê đấu cũng ít hơn nhiều.
Lý Ngôn Tiếu là người rất nhạy cảm, anh lập tức cảm nhận được cảm giác buông lỏng sau cơn áp bức, giống như nắng xuân rọi đến sau cơn đông bị giam cầm chết chóc.
Mắt thấy con đường phía trước ngày càng trải rộng, chỉ còn mấy tháng nữa tôi sẽ tốt nghiệp, có thể đứng ở vị trí mà mình ngày đêm mong ngóng. Tâm trạng của cả hai đều rất tốt, cũng cùng thời điểm này, Lý Ngôn Tiếu được thăng chức làm bác sĩ chuyên môn.
Cùng được thăng chức với anh còn có năm lão bác sĩ khác, Lý Ngôn Tiếu là người trẻ tuổi nhất trong số đó, còn chưa tới hai mươi hai. Bệnh viện vì muốn thưởng cho nhóm bác sĩ được thăng chức này nên liền tổ chức tiệc mừng.
Biến cố cũng bắt đầu từ đó.
Trong số các bác sĩ được thăng chức có một người xuất thân địa chủ, tuy mấy năm nay vẫn luôn siêng năng chăm chỉ nom nớp lo sợ, nhưng vẫn bị ghét bỏ, người bệnh được lão trị khỏi đã không cảm ơn mà trái lại còn nhổ nước bọt vào người lão.
Nhưng dù sao vị bác sĩ này y thuật cao siêu, bệnh viện rất coi trọng lão nên quyết định thăng chức cho lão trở thành bác sĩ chuyên môn. Còn được mời tới dự tiệc, mọi người vừa thấy lão ngồi xuống liền tỏ vẻ không vui, nhao nhao bỏ về, nói là “Không muốn ăn cơm chung với thành phần phú phản.”
Lão bác sĩ gặp tình cảnh như vậy thì liền rơi lệ.
Vất vả nhiều năm như thế, nín nhịn nhiều năm như thế, cứ ngỡ cuối cùng cũng được nổi danh, nào ngờ lại bị người khác kỳ thị ngay trên bàn tiệc.
Lý Ngôn Tiếu từng được lão bác sĩ này chỉ bảo, hơn nữa hai người xuất thân tương tự nên anh rất mực tôn kính lão. Nhìn thấy tình cảnh như vậy, tâm lý phản nghịch của anh liền bộc phát, anh lớn tiếng nói: “Thật tốt quá, bác sĩ Thôi (vị bác sĩ đó họ Thôi), hôm nay chúng ta sáu người ăn hai bàn cơm!”
Những người khác không để ý, nhưng vẫn có người nhịn không được mà chỉ vào Lý Ngôn Tiếu và lão bác sĩ chửi ầm lên. Lý Ngôn Tiếu nào chịu được như thế, liền xông lên đánh gãy tay một người.
Đám người kia lắp bắp kinh hãi, liên tiếp lui về phía sau không dám xông tới. Nhưng bọn họ cũng không phải dạng vừa, đều là Đảng viên thay thế cho lớp cán bộ kỳ cựu, có quan chức có Đảng viên. Vì có dính dáng đến đám người này nên sự việc liền rầm rộ mà náo đến cấp trên, lập tức có người của tổ chức tới bắt cả Lý Ngôn Tiếu và vị bác sĩ kia.
Lý Ngôn Tiếu bị đưa đến vùng ngoại thành của Thanh Đảo làm cải tạo, còn vị bác sĩ kia thì không biết ở nơi nào.
Tôi nghe được tin này là lúc đang làm bài thi trắc nghiệm trên lớp. Chúng tôi sắp sửa tốt nghiệp, thần kinh ai nấy đều căng tựa dây cung, tôi cũng không ngoại lệ. Một khắc đó tôi thật sự đã bất tỉnh, đến khi tỉnh lại, không, tốt nhất là là lúc tỉnh lại có thể phát hiện mình được cứu.
Nhưng tôi vẫn biết điều này không có khả năng, người cứu tôi chỉ có Lý Ngôn Tiếu, nhưng lúc này bản thân anh còn khó giữ thì nói gì đến chuyện cứu tôi? Vì vậy tôi đành phải cắn răng vực dậy tinh thần về nhà, đơn giản thu dọn một chút liền chuẩn bị đến trại cải tạo lao động.
Vẫn chưa xin phép trường học mà cứ như vậy lên đường. Tôi không có xe đạp, đi suốt một ngày cuối cùng cũng đến trại cải tạo ở ngoại thành.
Suốt quãng đường đi tôi không chảy một giọt nước mắt, trong lòng chỉ có phẫn nộ và lo lắng, còn lại đều trống rỗng, không thể suy nghĩ được thứ gì. Trong đầu vang lên một câu:
Vất vả nhiều năm như thế, nín nhịn nhiều năm như thế, cứ ngỡ cuối cùng cũng được nổi danh, nào ngờ lại bị người khác kỳ thị ngay trên bàn tiệc.
Lúc tôi đến được trại cải tạo đã là buổi trưa. Tôi thả chậm bước chân, trong lòng dâng lên một loại tâm trạng kỳ quái, giống như sợ hãi chuyện sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng lý trí buộc tôi phải tiến lên, không ngừng tiến lên. Trải qua bao phen trắc trở, đau khổ khẩn cầu người ở trại cải tạo, rốt cuộc cũng biết được một tin: Chín giờ sáng mai có thể vào thăm người được mười phút.
Thôi thở dài một hơi, biết rõ bọn họ chỉ muốn đuổi tôi đi mà thôi. Muốn gặp được Lý Ngôn Tiếu cần phải đợi một ngày, hơn nữa ở đây không có chỗ để nghỉ ngơi. Bọ họ cho rằng tôi không thể đợi được, nhưng điều họ không nghĩ đến chính là tôi có thể ở trước cổng nhịn cả đêm, tôi không mang theo đồ ăn, chỉ cầm theo ít tiền, nhưng có tiền cũng không có chỗ tiêu, hơn một ngày vẫn chưa có một hạt cơm vào bụng.
Đến chín giờ sáng hôm sau tôi đã đói sắp ngất đi, kể cả đứng lên cũng không đứng nổi. Bề ngoài của tôi lúc này nhất định vô cùng tiều tuỵ, tuy phong trần mệt mỏi là vậy nhưng tôi vẫn giữ vững tinh thần, theo lời người nọ đi vào trại cả tạo lao động.
Hắn ta thấy tôi thì vô cùng kinh ngạc, không ngờ tôi còn ở chỗ này, nhưng vẫn chấp nhận đưa tôi đi gặp Lý Ngôn Tiếu.
Chúng tôi không thể chạm nhau, chỉ có thể nhìn nhau qua lớp kính thuỷ tinh. Tôi và Lý Ngôn Tiếu đứng hai bên tấm kính, bốn mắt nhìn nhau.
Cả hai đều không nói gì. Một khắc này, lòng tôi trăm mối ngổn ngang.
Mấy ngày này nhất định anh không được sống tốt, đã gầy đi một vòng, trên mắt cũng xuất hiện hai quầng thâm, tôi còn mơ hồ nhìn thấy vết thương lộ ra sau lớp áo. Nhưng anh cũng giống tôi, miễn cưỡng treo lên nụ cười, cố gắng làm người kia yên tâm.
Tôi nhìn bộ dạng tiều tuỵ của anh, rốt cuộc vẫn không nhịn được mà che miệng bật khóc.
Anh vẫn mỉm cười, nụ cười đó vẫn dịu dàng như lúc trước. Anh mấp máy môi, tôi không cần nhìn khẩu hình miệng của anh cũng biết anh đang nói – đừng khóc.
Đừng khóc.
Vũ Thanh.
Tuy tôi không nghe được giọng nói của anh nhưng bên tai vẫn vang lên hai chữ “đừng khóc”. Tôi nuốt nước mắt, dốc sức liều mạng gật đầu, anh vươn tay sờ lên kính thuỷ tinh, tôi cuối cùng cũng hiểu – anh muốn xoa đầu tôi.
Tôi dùng khẩu hình hỏi anh, khi nào mới có thể về nhà.
Anh lắc đầu, nói mình không biết.
Tâm trạng của tôi rơi xuống đáy vực. Anh mỉm cười nhìn tôi, một lát sau, anh lấy trong túi ra một cây bút, viết vào lòng bàn tay: Chờ anh về nhà.
Chờ anh về nhà.
Tim tôi như bị dao cứa vào, thật sự nhịn không nổi nữa, tôi không biết mình đã khóc bao nhiêu lần? Tôi khóc càng to hơn, nhưng lại không đành lòng để Lý Ngôn Tiếu nhìn thấy bộ dạng tôi như vậy, nên chỉ còn cách cắn chặt ngón tay, cố gắng khắc chế chính mình.
Tôi gật đầu với anh, thầm nói em nhất định sẽ đợi anh về. Một năm, ba năm, mười năm, bất luận là bao lâu, em đều có thể.
Nhưng cuối cùng tôi vẫn không thể đợi đến lúc anh về.
Tôi trở về trường học, một tuần sau đó, lúc tôi chuẩn bị đến thăm anh thì đột nhiên nhận được một tin: Anh đã không còn.
Không còn?
Đang đùa cái gì đấy?
Không thể, Lý Ngôn Tiếu kiên cường như thế, cho dù người khác chết, anh cũng nhất định không chết. Tôi kiến quyết không tin.
Mặc dù ngoài miệng nói không tin nhưng tôi vẫn đi mười dặm đường đến chỗ cải tạo, tôi vừa chạy xong nước rút năm mươi mét thì trống ngực cũng đánh ầm ầm, đau đớn như muốn nổ tung. Nhưng mà, tôi tìm được một phần mộ, đến đây tôi đã không còn cách nào phủ định.
Thời gian ở trại cải tạo, tính tình đại thiếu gia của anh vẫn còn đó, không chịu khuất nhục trước người khác. Lao động cải tạo coi như tạm được, nhưng còn có phê đấu, một đám người cầm ”Trích lời Mao Chủ tịch” đánh vào mặt anh. Lý Ngôn Tiếu không chịu được cảnh này, vì vậy quyết đoán phản kháng, đánh cho mấy Đảng viên đó đến trọng thương. Tội của anh càng lúc càng nặng, vì vậy tổ chức phải đưa ra quyết định: xử bắn.
Đương nhiên, anh sẽ không để người khác định đoạt sinh mệnh của mình nên đã tự sát trong ngục, đến cuối cùng một chút tin tức cũng không để lại cho tôi, chỉ có trong lòng bàn tay vẫn còn mấy chữ chưa phai màu: Chờ anh về nhà.
Tôi ngồi xuống trước mộ anh, cứ ngồi suốt như thế. Ngay cả quan tài cũng không có, cứ để như vậy mà chôn. Trong trại cải tạo ăn không đủ no mặc không đủ ấm, anh muốn kiếp sau mình vẫn làm quỷ chết đói quỷ chết rét nữa à? Tôi cười nói với anh.
Tôi ghé vào mộ anh thiếp đi, trong mộng, tôi thấy anh đã chân tay lạnh buốt nằm trước mặt tôi, tôi sờ huyệt thái dương của anh, một chút sự sống cũng không còn. Tôi đem thân thể của anh đặt ngay ngắn, vừa cười vừa hôn bờ môi đã chết kia…
Tôi thức dậy… Tôi trở về nhà… Tôi đã mất đi toàn bộ tri giác, thậm chí quên mất chính mình cần phải khóc. Tôi hận anh, rõ ràng anh bảo tôi đợi anh về, vậy mà vì sao anh lại có thể vĩnh viễn không về nữa?
Vẫn là không thể có tình yêu, tình yêu ở cái thời đại này, đúng là trò chơi quá mức xa xỉ.
Xin tha thứ cho tôi, đây là cuối cùng, đây là kết cục. Câu chuyện đến đây, cho dù không thể có một dấu chấm tròn viên mãn nhưng cũng để lại một đấu chấm lửng khuyết tàn.
Tôi hận thời đại này, hận nó đã chèn ép cuộc sống của tất cả mọi người, khiến cho chúng tôi phải đau khổ như thế, cho nên, ngoại trừ lẫn nhau, trên đời này không có bất cứ người nào có thể chấp nhận chúng tôi.
Chúng tôi chỉ biết tựa sát vào đối phương để sưởi ấm như con mèo nhỏ, mà bây giờ anh đã sang thế giới khác rồi, tôi cũng muốn, tôi muốn đặt cho mình một dấu chấm hết. Như vậy từ nay huyết mạch của Lâm gia sẽ chấm dứt trong thế giới rét lạnh này.
Các bạn sẽ chẳng thể nào biết được tâm trạng của tôi khi viết câu chuyện này, tôi biết rõ anh đã chết nhưng vẫn phải buộc chính mình viết lại những ký ức khi chúng tôi mới gặp nhau, từ năm 1965, chúng tôi quen nhau, hiểu nhau, yêu nhau và kết cục.
Bắt buộc chính mình phải viết những ký ức mà suốt đời không thể nào quên, nhưng lại không dám tàn nhẫn nhắc đến người đó nữa.
Câu chuyện đến đây đã sắp kết thúc, tôi sớm đã muốn sang thế giới bên kia cùng với Lý Ngôn Tiếu rồi. Nếu như các bạn thấy phần cuối này quá mức vội vàng, thì tôi cũng không còn cách nào khác. Phần mộ của Lý Ngôn Tiếu được đắp cũng rất vội vàng, anh ra đi cũng rất vội vàng, cho nên vẫn còn một vài chuyện hãy còn dang dở.
Tôi biết rõ những năm này là một sai lầm của đất nước, nhưng mà đến khi sai lầm này sắp trở thành quá khứ thì anh lại ra đi, đây đúng thật là vận mệnh của tạo hoá.
Tôi viết câu chuyện này chỉ nhầm một mục đích: Đem đoạn lịch sử này gửi cho những năm tháng về sau, hy vọng hậu nhân có thể đọc được nó. Tôi hy vọng những thiếu niên giống như chúng tôi đây, không nên giả vờ ngu ngốc, không nên giao phó đầu óc của mình cho chính phủ, không nên cho rằng chính phủ nặng như nhân dân và đất nước.
Yêu nước, yêu Đảng, yêu dân, việc này không sai.
Nhưng không được yêu lầm chúng.
Mong các bạn, nhất định đừng phạm phải sai lầm như vậy.
Vì thế gian có trăm ngàn Vũ Thanh và Ngôn Tiếu.
Vì thế gian có ngàn vạn Lâm gia và Lý gia.
Vì có rất nhiều đôi có tình sẽ được bên nhau.
Lâm Vũ Thanh quỳ xuống tại đây!
Nếu các bạn có thể đáp ứng tôi, tôi sẽ vào một buổi hoàng hôn của năm 1976, cho mình một kết thúc an tường.
Lâm Vũ Thanh.
Tháng 9 năm 1976.
-Hoàn-
Tôi ở trường vẫn giữ được thành tích ưu tú, qua mỗi cuộc thi đều như cá gặp nước.
Hiện tại tôi đang học trung chuyên năm thứ ba, tôi mười sáu, còn Lý Ngôn Tiếu hai mươi mốt, anh đã cùng tôi trôi qua mười lần sinh nhật. Sang năm, bức tranh cuộc sống của tôi sẽ từ từ mở ra – tôi của năm mười bảy tuổi sẽ trở thành một gã kỹ sư cơ giới trẻ tuổi và có thể đi làm. Như vậy cuộc sống của chúng tôi sẽ trở nên tốt hơn, tôi có thể giúp Lý Ngôn Tiếu gánh vác gia đình.
Thỉnh thoảng nhìn mình trong gương tôi đều có cảm giác rất lạ lẫm. Tôi không phải người thích soi gương, một tháng may ra mới soi được một lần. Bởi vậy lần này đứng trước gương, bên kia là một thiếu niên lạ lẫm, hắn ta vừa mới bước một chân vào thế giới của những người đàn ông trưởng thành, hắn có tự tin, cũng có khí khái anh hùng.
Có lẽ Lý Ngôn Tiếu còn hiểu rõ tôi hơn là tôi hiểu chính mình.
Vương Câu Đắc Nhi vẫn như trước kia, suốt ngày cà lơ phất phơ không lo học. Cậu ta cũng đã mười bảy, nhưng con đường của chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Hai năm trước Nữu Nhi đã dọn đi, tôi đoán chừng cậu ta rất thất vọng, hoặc cũng có thể đã quên rồi. Cậu ta học xong cấp hai thì bỏ học, bởi vì vốn dĩ cậu ta không thích đến trường.
Tôi vẫn cảm thấy cậu ta không nhớ nhà, dù cho lần trước tôi được trở về Liên Vân Cảng cũng không thấy cậu tỏ ra hâm mộ chút nào. Tôi không biết dì Vương và chú Vương ở trong lòng cậu ta có bao nhiêu quan trọng, mà tôi cũng không muốn biết chuyện này.
Biến cố vào năm một 1969 khiến tình bạn của tôi với cậu ta đã nguội lạnh rồi.
Bây giờ cậu ta không đi học, mà hình như cũng chẳng đi làm. Nghe nói chú và thím cũng không thích cậu ta.
Nghe nói, chỉ là nghe nói, lúc trước chú và thím cãi nhau một trận, nguyên nhân là do thím bị cách mạng ảnh hưởng, suốt ngày cứ cằn nhằn lải nhải. Có một lần thím thấy chú dùng tờ báo lau kính liền chạy đến xem, thấy trên đó có in hình Mao Chủ tịch thì lập tức báo cáo với cấp trên.
Mà chú cũng không phải kẻ ngu, liền đem tờ báo đi đốt, khăng khăng là bọn họ không cãi nhau, còn thím lại quan báo tư thù, dùng chuyện này vu tội chú. Loại chuyện thế này không cách nào điều tra cho rõ, vì vậy cấp trên cũng chỉ biết mắt nhắm mắt mở mà cho qua.
Những năm cuồng loạn ấy, có rất nhiều cặp vợ chồng báo cáo lẫn nhau, sau đó tình cảm càng lúc càng phai nhạt, giống như một bình trà bị pha đi pha lại nhiều lần.
Chỉ là ngẫu nhiên – ngẫu nhiên – trong một giấc mộng được trở về khu nhà họ Lâm, lấy ra gương đồng, nhắc nhở chính mình – người Lâm gia, chớ quên, Lâm gia đã bị huỷ trong những năm cuồng loạn này.
Nhưng mà, Thanh Đảo không phải đã trở thành cố hương của tôi sao?
Trong mười sáu năm của cuộc đời, sáu năm ở Liên Vân Cảng, mười năm ở Thanh Đảo. Thời gian sống ở Thanh Đảo so với Liên Vân Cảng còn nhiều hơn bốn năm. Ký ức về Liên Vân Cảng ngày càng mờ nhạt, thỉnh thoảng lúc tôi ngẩn người nó sẽ xẹt qua trong đầu, nhẹ nhàng lặng lẽ, không mang đi bất cứ thứ gì, chỉ để lại trong lòng tôi những rung động cực kỳ nhỏ bé.
Hằng năm khi đến tết thanh minh, tôi đều lên cầu lớn đốt hương cho ông bà nội và mẹ. Tôi không dám đốt hương cho cha, bởi vì sinh tử của cha còn chưa rõ. Cho dù cha không còn sống trên cõi đời này, tôi cũng sẽ không đốt hương cho ông. Tôi cảm thấy, cha nhất định vẫn còn sống.
Tôi đã hoàn toàn thích ứng với khí hậu Thanh Đảo, với phong tục và con người, và với cả màn thầu chấm tương – thứ mà ban đầu tôi rất ghét.
Nói cũng đúng, bởi vì Lý Ngôn Tiếu đang ở đây, bất luận anh ở nơi nào thì nơi đó chính là nhà của tôi. Anh lớn lên ở Thanh Đảo, cho nên nơi này cũng là cố hương của tôi.
Tôi và Lý Ngôn Tiếu vẫn thân mật khắng khít như trước, chúng tôi càng ngày càng có “tâm linh tương thông”, đôi khi chỉ một ánh mắt đã có thể biểu đạt thay ngôn ngữ. Hai thằng con trai có thể sống chung một chỗ, thật sự không phải chuyện dễ dàng.
Tôi vốn cho rằng dù xảy ra bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng có thể sống hạnh phúc an nhàn, ngờ đâu tai nạn lại ập đến cuốn lấy chúng tôi.
Nếu như nói chuyện này là tai nạn, chẳng thà gọi là một trò đùa thì hơn.
Bởi vì lần này chính là đả kích trí mạng của chúng tôi.
Năm 1976.
Bây giờ đã là năm 1976, cao trào của cuộc vận động toàn dân đã qua đi, đám người điên cuồng kia cũng tỉnh lại khỏi cơn mê, mắt thấy làn sóng chính trị đã dứt, phê đấu cũng ít hơn nhiều.
Lý Ngôn Tiếu là người rất nhạy cảm, anh lập tức cảm nhận được cảm giác buông lỏng sau cơn áp bức, giống như nắng xuân rọi đến sau cơn đông bị giam cầm chết chóc.
Mắt thấy con đường phía trước ngày càng trải rộng, chỉ còn mấy tháng nữa tôi sẽ tốt nghiệp, có thể đứng ở vị trí mà mình ngày đêm mong ngóng. Tâm trạng của cả hai đều rất tốt, cũng cùng thời điểm này, Lý Ngôn Tiếu được thăng chức làm bác sĩ chuyên môn.
Cùng được thăng chức với anh còn có năm lão bác sĩ khác, Lý Ngôn Tiếu là người trẻ tuổi nhất trong số đó, còn chưa tới hai mươi hai. Bệnh viện vì muốn thưởng cho nhóm bác sĩ được thăng chức này nên liền tổ chức tiệc mừng.
Biến cố cũng bắt đầu từ đó.
Trong số các bác sĩ được thăng chức có một người xuất thân địa chủ, tuy mấy năm nay vẫn luôn siêng năng chăm chỉ nom nớp lo sợ, nhưng vẫn bị ghét bỏ, người bệnh được lão trị khỏi đã không cảm ơn mà trái lại còn nhổ nước bọt vào người lão.
Nhưng dù sao vị bác sĩ này y thuật cao siêu, bệnh viện rất coi trọng lão nên quyết định thăng chức cho lão trở thành bác sĩ chuyên môn. Còn được mời tới dự tiệc, mọi người vừa thấy lão ngồi xuống liền tỏ vẻ không vui, nhao nhao bỏ về, nói là “Không muốn ăn cơm chung với thành phần phú phản.”
Lão bác sĩ gặp tình cảnh như vậy thì liền rơi lệ.
Vất vả nhiều năm như thế, nín nhịn nhiều năm như thế, cứ ngỡ cuối cùng cũng được nổi danh, nào ngờ lại bị người khác kỳ thị ngay trên bàn tiệc.
Lý Ngôn Tiếu từng được lão bác sĩ này chỉ bảo, hơn nữa hai người xuất thân tương tự nên anh rất mực tôn kính lão. Nhìn thấy tình cảnh như vậy, tâm lý phản nghịch của anh liền bộc phát, anh lớn tiếng nói: “Thật tốt quá, bác sĩ Thôi (vị bác sĩ đó họ Thôi), hôm nay chúng ta sáu người ăn hai bàn cơm!”
Những người khác không để ý, nhưng vẫn có người nhịn không được mà chỉ vào Lý Ngôn Tiếu và lão bác sĩ chửi ầm lên. Lý Ngôn Tiếu nào chịu được như thế, liền xông lên đánh gãy tay một người.
Đám người kia lắp bắp kinh hãi, liên tiếp lui về phía sau không dám xông tới. Nhưng bọn họ cũng không phải dạng vừa, đều là Đảng viên thay thế cho lớp cán bộ kỳ cựu, có quan chức có Đảng viên. Vì có dính dáng đến đám người này nên sự việc liền rầm rộ mà náo đến cấp trên, lập tức có người của tổ chức tới bắt cả Lý Ngôn Tiếu và vị bác sĩ kia.
Lý Ngôn Tiếu bị đưa đến vùng ngoại thành của Thanh Đảo làm cải tạo, còn vị bác sĩ kia thì không biết ở nơi nào.
Tôi nghe được tin này là lúc đang làm bài thi trắc nghiệm trên lớp. Chúng tôi sắp sửa tốt nghiệp, thần kinh ai nấy đều căng tựa dây cung, tôi cũng không ngoại lệ. Một khắc đó tôi thật sự đã bất tỉnh, đến khi tỉnh lại, không, tốt nhất là là lúc tỉnh lại có thể phát hiện mình được cứu.
Nhưng tôi vẫn biết điều này không có khả năng, người cứu tôi chỉ có Lý Ngôn Tiếu, nhưng lúc này bản thân anh còn khó giữ thì nói gì đến chuyện cứu tôi? Vì vậy tôi đành phải cắn răng vực dậy tinh thần về nhà, đơn giản thu dọn một chút liền chuẩn bị đến trại cải tạo lao động.
Vẫn chưa xin phép trường học mà cứ như vậy lên đường. Tôi không có xe đạp, đi suốt một ngày cuối cùng cũng đến trại cải tạo ở ngoại thành.
Suốt quãng đường đi tôi không chảy một giọt nước mắt, trong lòng chỉ có phẫn nộ và lo lắng, còn lại đều trống rỗng, không thể suy nghĩ được thứ gì. Trong đầu vang lên một câu:
Vất vả nhiều năm như thế, nín nhịn nhiều năm như thế, cứ ngỡ cuối cùng cũng được nổi danh, nào ngờ lại bị người khác kỳ thị ngay trên bàn tiệc.
Lúc tôi đến được trại cải tạo đã là buổi trưa. Tôi thả chậm bước chân, trong lòng dâng lên một loại tâm trạng kỳ quái, giống như sợ hãi chuyện sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng lý trí buộc tôi phải tiến lên, không ngừng tiến lên. Trải qua bao phen trắc trở, đau khổ khẩn cầu người ở trại cải tạo, rốt cuộc cũng biết được một tin: Chín giờ sáng mai có thể vào thăm người được mười phút.
Thôi thở dài một hơi, biết rõ bọn họ chỉ muốn đuổi tôi đi mà thôi. Muốn gặp được Lý Ngôn Tiếu cần phải đợi một ngày, hơn nữa ở đây không có chỗ để nghỉ ngơi. Bọ họ cho rằng tôi không thể đợi được, nhưng điều họ không nghĩ đến chính là tôi có thể ở trước cổng nhịn cả đêm, tôi không mang theo đồ ăn, chỉ cầm theo ít tiền, nhưng có tiền cũng không có chỗ tiêu, hơn một ngày vẫn chưa có một hạt cơm vào bụng.
Đến chín giờ sáng hôm sau tôi đã đói sắp ngất đi, kể cả đứng lên cũng không đứng nổi. Bề ngoài của tôi lúc này nhất định vô cùng tiều tuỵ, tuy phong trần mệt mỏi là vậy nhưng tôi vẫn giữ vững tinh thần, theo lời người nọ đi vào trại cả tạo lao động.
Hắn ta thấy tôi thì vô cùng kinh ngạc, không ngờ tôi còn ở chỗ này, nhưng vẫn chấp nhận đưa tôi đi gặp Lý Ngôn Tiếu.
Chúng tôi không thể chạm nhau, chỉ có thể nhìn nhau qua lớp kính thuỷ tinh. Tôi và Lý Ngôn Tiếu đứng hai bên tấm kính, bốn mắt nhìn nhau.
Cả hai đều không nói gì. Một khắc này, lòng tôi trăm mối ngổn ngang.
Mấy ngày này nhất định anh không được sống tốt, đã gầy đi một vòng, trên mắt cũng xuất hiện hai quầng thâm, tôi còn mơ hồ nhìn thấy vết thương lộ ra sau lớp áo. Nhưng anh cũng giống tôi, miễn cưỡng treo lên nụ cười, cố gắng làm người kia yên tâm.
Tôi nhìn bộ dạng tiều tuỵ của anh, rốt cuộc vẫn không nhịn được mà che miệng bật khóc.
Anh vẫn mỉm cười, nụ cười đó vẫn dịu dàng như lúc trước. Anh mấp máy môi, tôi không cần nhìn khẩu hình miệng của anh cũng biết anh đang nói – đừng khóc.
Đừng khóc.
Vũ Thanh.
Tuy tôi không nghe được giọng nói của anh nhưng bên tai vẫn vang lên hai chữ “đừng khóc”. Tôi nuốt nước mắt, dốc sức liều mạng gật đầu, anh vươn tay sờ lên kính thuỷ tinh, tôi cuối cùng cũng hiểu – anh muốn xoa đầu tôi.
Tôi dùng khẩu hình hỏi anh, khi nào mới có thể về nhà.
Anh lắc đầu, nói mình không biết.
Tâm trạng của tôi rơi xuống đáy vực. Anh mỉm cười nhìn tôi, một lát sau, anh lấy trong túi ra một cây bút, viết vào lòng bàn tay: Chờ anh về nhà.
Chờ anh về nhà.
Tim tôi như bị dao cứa vào, thật sự nhịn không nổi nữa, tôi không biết mình đã khóc bao nhiêu lần? Tôi khóc càng to hơn, nhưng lại không đành lòng để Lý Ngôn Tiếu nhìn thấy bộ dạng tôi như vậy, nên chỉ còn cách cắn chặt ngón tay, cố gắng khắc chế chính mình.
Tôi gật đầu với anh, thầm nói em nhất định sẽ đợi anh về. Một năm, ba năm, mười năm, bất luận là bao lâu, em đều có thể.
Nhưng cuối cùng tôi vẫn không thể đợi đến lúc anh về.
Tôi trở về trường học, một tuần sau đó, lúc tôi chuẩn bị đến thăm anh thì đột nhiên nhận được một tin: Anh đã không còn.
Không còn?
Đang đùa cái gì đấy?
Không thể, Lý Ngôn Tiếu kiên cường như thế, cho dù người khác chết, anh cũng nhất định không chết. Tôi kiến quyết không tin.
Mặc dù ngoài miệng nói không tin nhưng tôi vẫn đi mười dặm đường đến chỗ cải tạo, tôi vừa chạy xong nước rút năm mươi mét thì trống ngực cũng đánh ầm ầm, đau đớn như muốn nổ tung. Nhưng mà, tôi tìm được một phần mộ, đến đây tôi đã không còn cách nào phủ định.
Thời gian ở trại cải tạo, tính tình đại thiếu gia của anh vẫn còn đó, không chịu khuất nhục trước người khác. Lao động cải tạo coi như tạm được, nhưng còn có phê đấu, một đám người cầm ”Trích lời Mao Chủ tịch” đánh vào mặt anh. Lý Ngôn Tiếu không chịu được cảnh này, vì vậy quyết đoán phản kháng, đánh cho mấy Đảng viên đó đến trọng thương. Tội của anh càng lúc càng nặng, vì vậy tổ chức phải đưa ra quyết định: xử bắn.
Đương nhiên, anh sẽ không để người khác định đoạt sinh mệnh của mình nên đã tự sát trong ngục, đến cuối cùng một chút tin tức cũng không để lại cho tôi, chỉ có trong lòng bàn tay vẫn còn mấy chữ chưa phai màu: Chờ anh về nhà.
Tôi ngồi xuống trước mộ anh, cứ ngồi suốt như thế. Ngay cả quan tài cũng không có, cứ để như vậy mà chôn. Trong trại cải tạo ăn không đủ no mặc không đủ ấm, anh muốn kiếp sau mình vẫn làm quỷ chết đói quỷ chết rét nữa à? Tôi cười nói với anh.
Tôi ghé vào mộ anh thiếp đi, trong mộng, tôi thấy anh đã chân tay lạnh buốt nằm trước mặt tôi, tôi sờ huyệt thái dương của anh, một chút sự sống cũng không còn. Tôi đem thân thể của anh đặt ngay ngắn, vừa cười vừa hôn bờ môi đã chết kia…
Tôi thức dậy… Tôi trở về nhà… Tôi đã mất đi toàn bộ tri giác, thậm chí quên mất chính mình cần phải khóc. Tôi hận anh, rõ ràng anh bảo tôi đợi anh về, vậy mà vì sao anh lại có thể vĩnh viễn không về nữa?
Vẫn là không thể có tình yêu, tình yêu ở cái thời đại này, đúng là trò chơi quá mức xa xỉ.
Xin tha thứ cho tôi, đây là cuối cùng, đây là kết cục. Câu chuyện đến đây, cho dù không thể có một dấu chấm tròn viên mãn nhưng cũng để lại một đấu chấm lửng khuyết tàn.
Tôi hận thời đại này, hận nó đã chèn ép cuộc sống của tất cả mọi người, khiến cho chúng tôi phải đau khổ như thế, cho nên, ngoại trừ lẫn nhau, trên đời này không có bất cứ người nào có thể chấp nhận chúng tôi.
Chúng tôi chỉ biết tựa sát vào đối phương để sưởi ấm như con mèo nhỏ, mà bây giờ anh đã sang thế giới khác rồi, tôi cũng muốn, tôi muốn đặt cho mình một dấu chấm hết. Như vậy từ nay huyết mạch của Lâm gia sẽ chấm dứt trong thế giới rét lạnh này.
Các bạn sẽ chẳng thể nào biết được tâm trạng của tôi khi viết câu chuyện này, tôi biết rõ anh đã chết nhưng vẫn phải buộc chính mình viết lại những ký ức khi chúng tôi mới gặp nhau, từ năm 1965, chúng tôi quen nhau, hiểu nhau, yêu nhau và kết cục.
Bắt buộc chính mình phải viết những ký ức mà suốt đời không thể nào quên, nhưng lại không dám tàn nhẫn nhắc đến người đó nữa.
Câu chuyện đến đây đã sắp kết thúc, tôi sớm đã muốn sang thế giới bên kia cùng với Lý Ngôn Tiếu rồi. Nếu như các bạn thấy phần cuối này quá mức vội vàng, thì tôi cũng không còn cách nào khác. Phần mộ của Lý Ngôn Tiếu được đắp cũng rất vội vàng, anh ra đi cũng rất vội vàng, cho nên vẫn còn một vài chuyện hãy còn dang dở.
Tôi biết rõ những năm này là một sai lầm của đất nước, nhưng mà đến khi sai lầm này sắp trở thành quá khứ thì anh lại ra đi, đây đúng thật là vận mệnh của tạo hoá.
Tôi viết câu chuyện này chỉ nhầm một mục đích: Đem đoạn lịch sử này gửi cho những năm tháng về sau, hy vọng hậu nhân có thể đọc được nó. Tôi hy vọng những thiếu niên giống như chúng tôi đây, không nên giả vờ ngu ngốc, không nên giao phó đầu óc của mình cho chính phủ, không nên cho rằng chính phủ nặng như nhân dân và đất nước.
Yêu nước, yêu Đảng, yêu dân, việc này không sai.
Nhưng không được yêu lầm chúng.
Mong các bạn, nhất định đừng phạm phải sai lầm như vậy.
Vì thế gian có trăm ngàn Vũ Thanh và Ngôn Tiếu.
Vì thế gian có ngàn vạn Lâm gia và Lý gia.
Vì có rất nhiều đôi có tình sẽ được bên nhau.
Lâm Vũ Thanh quỳ xuống tại đây!
Nếu các bạn có thể đáp ứng tôi, tôi sẽ vào một buổi hoàng hôn của năm 1976, cho mình một kết thúc an tường.
Lâm Vũ Thanh.
Tháng 9 năm 1976.
-Hoàn-
/30
|