Chu Du lúc này chỉ có thể cầu trời xuất hiện kì tích.
Nếu như vị Lục tướng quân kia thực sự dùng ba trăm chiếc Ngũ Nha chiến hạm công kích thuỷ quân của hắn, Chu Thái, Tưởng Khâm dù tinh về thuỷ chiến, lại có quân sư Trần Đăng bày mưu tính kế sợ là phần thắng cũng không nhiều lắm. Sau trận chiến này, thuỷ quân Giang Đông chỉ e... Sẽ bị diệt tận gốc.
Trong nháy mắt, Chu Du rơi vào tuyệt vọng...
**********
- Chu Du đã chết?
Đổng Phi hỏi với giọng cổ quái, tựa hồ không tin vào điều vừa nghe được, lại như lẩm bẩm vui mừng.
Đúng vậy.
Chu Du đã chết... Điều này đối với Đổng Phi thì thật không có cách nào hình dung.
Cố lũy tây biên, nhân đạo thị, tam quốc chu lang xích bích. Loạn thạch xuyên không, kinh đào phách ngạn, quyển khởi thiên đôi tuyết. . . Diêu tưởng công cẩn đương niên, tiểu kiều sơ giá liễu, hùng tư anh phát. Vũ phiến luân cân, đàm tiếu gian, tường lỗ hôi phi yên diệt. (*)
Hậu thế lưu truyền thiên cổ [Niệm nô kiều - Xích Bích hoài cổ], Đổng Phi cũng không nhớ rõ lắm. Thế nhưng phong tư của Chu lang đã khắc sâu trong đầu. Chỉ tiếc Đổng Phi không có duyên quyết thắng bại với Chu Du, tuy rằng năm xưa ở Lạc Dương, Chu Du từng bị y đánh cho thê thảm.
Nhưng Đổng Phi biết đó chỉ là vận khí.
Nếu như không phải Lữ Mông xuất hiện, nếu như Bộ Chất không đầu hàng thì chưa biết thắng bại thế nào. Hơn nữa lúc đó Chu Du dù bại, thế nhưng dựa vào một Lạc Dương vẫn có thể chống lại đại quân của Đổng Phi, đủ để thấy sự cao minh của người này.
Bây giờ Chu Du đã chết?
Dưới đường đứng một thiếu niên 17, 18 tuổi, diện mạo đường đường.
Nghe Đổng Phi lẩm bẩm, thiếu niên tưởng y hỏi hắn, vì vậy hồi đáp:
- Nhị thúc, Chu Du quả thật đã chết... Lục tướng quân lập kế dụ Chu Du xuất kích, sau đó dùng ba trăm chiếc Ngũ Nha chiến hạm xuất kích phá tan thuỷ quân Giang Đông ở Giang Du. Thuỷ quân đại tướng Tưởng Khâm, Chu Thái lực chiến mà chết, quân sư Trần Đăng dẫn người xin hàng. Sau đó Lục tướng quân điều quân trở về Vân Mộng trạch, Chu Du tự phá chiến hạm, tự vẫn theo thuyền.
- Thật là một hảo hán.
Đổng Phi không nhịn được gật đầu.
Lúc trước y phái Lục Tốn đến Kinh Nam, cũng chỉ là thử ý nghĩ trong đầu một chút, xem Lục Tốn có thể cản được Chu Du? Đây là một chuyện rất khó nói. Đổng Phi chỉ hi vọng Lục Tốn có thể ngăn sự lớn mạnh của Chu Du ở Kinh Nam. Nhưng y không ngờ Lục Tốn lại có thể giết chết Chu Du.
Trong một năm này, Đổng Phi rất quan tâm đến chiến cuộc Kinh Nam.
Ngay từ đầu Lục Tốn cứ chiến là bại, khiến cho rất nhiều đại thần Thừa Minh điện dao động. Đổng Phi cũng chịu áp lực cực lớn, nhưng vẫn không bỏ Lục Tốn. Y tin chắc người từng đảm nhiệm đại đô đốc thuỷ quân Đông Ngô trong lịch sử, chiến thắng gia hỏa Lưu Bị không thể là một nhân vật bịa đặt. Cho nên y kiên trì giữ chức cho Lục Tốn, đồng thời viết thư nói với Lục Tốn rằng y tin tưởng hắn.
Hiện tại Lục Tốn đã dùng chiến tích hồi báo lại tín nhiệm của y.
Chu Du vừa chết, cục diện Kinh Châu cũng trở nên sáng sủa...
Đổng Phi cười nói:
- Bá Ngôn làm rất tốt, quả không phụ kỳ vọng của ta. Sa Thù, lần này ngươi tới có dự định gì không?
Thiếu niên kia chính là trưởng tử của Sa Ma Kha, Sa Thù.
Hắn vội chắp tay:
- Tiểu trước khi xuất phát đến đây đã được mẫu thân căn dặn phải nghe nhị thúc an bài. Nhị thúc bảo thế nào, tiểu điệt sẽ làm thế đó.
Đổng Phi suy nghĩ một chút:
- Đã như vậy, ngươi ở lại đây đi.
- Vâng.
Mã Lương rời đi, bên cạnh Đổng Phi thiếu một người giúp việc. Hiện giờ toàn bộ chiến cuộc Quan Đông đều trình báo đến Đổng Phi hàng ngày. Trước đây khi còn Mã Lương, Hoàng Vinh còn có thể ứng phó. Nhưng từ khi Mã Lương phụng mệnh đi, một mình Hoàng Vinh đã có chút quá sức.
Đổng Phi cũng biết Sa Thù dù không nhập tam học, nhưng cũng là đệ tử của Hồ Chiêu.
Lần này Sa Ma Kha đã cho hắn ra ngoài, chắc hẳn cũng có ý cho Sa Thù rèn luyện. Thôi thì cứ giữ hắn bên người vậy.
Đại hàn đã qua, 10 ngày nữa chính là tháng giêng tân xuân rồi.
Đổng Phi triệu tập đám người Từ Thứ, Trần Cung tới thương nghị sự tình, đồng thời phân tích sơ qua chiến cuộc mới nhất cho mọi người.
Trần Cung nói:
- Chu Du vừa chết, Tôn Sách nhất định sẽ tăng tốc chỉnh quân. Chúa công, hôm nay vạn sự đã chuẩn bị, chính là lúc xuất kích.
Đổng Phi suy nghĩ một chút rồi khẽ gật đầu.
Y đứng lên, nhìn vào trung tâm địa đồ, có chút lo lắng hỏi:
- Bên Sĩ Nguyên... Có tin tức gì không?
- Từ đầu thu khi Mạnh Đan tự mình đến Thành Đô xin hàng, Sĩ Nguyên đã không còn truyền tin về. Mạnh Đan nói, Sĩ Nguyên và Cam Bôn được Chúc Dung công chúa của Ích Châu quận Thái sơn (nay là Vân Nam Cá Cựu) dẫn đường, dẫn theo 5000 Vô Nan quân và 3000 người Chúc Dung thị tộc. Sau khi từ Thái sơn vào Bôn Cổ thì mất liên lạc... Thiên tuế, ý nghĩ Sĩ Nguyên dù tốt, nhưng dù sao rất nguy hiểm, sợ khó thành công.
Đổng Phi không khỏi nhíu mày.
Ý nghĩ của Bàng Thống đã được hắn viết thư cho Đổng Phi vào lúc hắn xuất chinh Nam man.
Hắn muốn lĩnh một chi kì binh, từ tây Tùy thủy vào Giao Châu, trực tiếp công kích Giao Chỉ. Giao Chỉ hoang vắng, hơn nữa phiên miêu đông đảo.
Cho nên Tôn Sách cũng không quá coi trọng Giao Chỉ, mà chỉ toàn lực vào Dương Châu. Thế nhưng Giao Chỉ lại là nơi Tôn Sách lập nghiệp, trong quân Tôn Sách vẫn có Sĩ gia ngũ hổ theo quân nghe lệnh, hơn nữa không ít binh tốt cũng đến từ Giao Châu. Nếu như... Đương nhiên cũng chỉ là nếu như. Nếu như kế sách của Bàng Thống thành công, như vậy sự đả kích với Giang Đông cực lớn, không phải việc đánh chiếm một châu một huyện có thể bằng được.
Có điều giữa Nam man và Giao Châu có núi non trùng điệp, cực nhiều mãnh thú độc xà.
Nếu như không có dân bản xứ dẫn đường thì rất khó an toàn đi qua. Cho nên khi Đổng Phi nhận được thư của Bàng Thống thì kiên quyết phản đối.
Nhưng đến khi người đưa tin của y đến Thành Đô thì Bàng Thống đã xuất chinh Nam man, vượt qua Lư Thủy.
Nhoáng cái đã một năm rưỡi, trong thời gian đó Bàng Thống thỉnh thoảng có gửi mấy lá thư về, ý bảo hắn vẫn kiên trì ý nghĩ của hắn lúc trước.
Đổng Phi với việc này cũng không còn cách nào.
Y và Bàng Thống coi như người một nhà. Năm xưa khi nhìn thấy Bàng Thống, đến lúc Bàng Thống bày mưu tính kế cho y lần đầu tiên, hiểu biết của Đổng Phi về Bàng Thống cũng dần rõ ràng. Nếu nói trong diễn nghĩa, Gia Cát Lượng là một người cẩn thận ổn trọng, thích dùng chính binh xuất kích, không thích mạo hiểm, thì Bàng Thống chính là một người thích kì binh, thích mạo hiểm, đồng thời cũng là một gia hỏa vô cùng bướng bỉnh.
Người này chỉ cần quyết định một việc, thì tuyệt sẽ không đơn giản thay đổi.
Hơn nữa dùng kế xảo diệu, thường khiến người khác không thể nào tưởng tượng ra. Chí ít theo Đổng Phi thấy, nếu như đổi lại là Gia Cát Lượng, thì hắn sẽ không đồng ý mưu kế của Bàng Thống. Thế nhưng từ góc nhìn của một người khác mà nói, chiến lược của Bàng Thống sâu xa hơn, lại kích thích hơn một chút.
- Chúc Dung thị Thái sơn?
Đổng Phi cau mày:
- Có tin cậy được hay không?
Trần Cung và Từ Thứ nhìn nhau, đột nhiên cười:
- Chắc là tin cậy được. Chẳng lẽ Chúc Dung thị lại đi hãm hại phò mã của bọn họ sao?
- Phò mã?
Từ Thứ lấy từ trong tay áo ra một phong thư đưa cho Đổng Phi:
- Đây là thư của Sĩ Nguyên nhờ Mạnh Đan mang đến. Thiên tuế xem qua sẽ rõ.
Đổng Phi kinh ngạc nhận lấy, mở ra xem, sắc mặt hơi đổi.
Hồi lâu sau y mỉm cười, nói với Trần Cung, Từ Thứ:
- Tiểu A Sửu vứt cho ta vấn đề nan giải... Có điều tiểu A Sửu đã trưởng thành. Không ngờ, thật là không ngờ tới. Hắn lại có thể cùng Chúc Dung công chúa... Chẳng phải Bàng công sẽ bị hắn làm cho tức chết?
Trong thư Bàng Thống nói hắn ở Nam man gặp Chúc Dung nữ, hai bên tình đầu ý hợp rồi làm ra chuyện. Sau đó trong chiến sự Nam man, Chúc Dung thị đã giúp hắn rất nhiều việc. Bàng Thống cũng biết, thúc công của hắn chưa chắc đã đồng ý hôn sự này, cho nên mới mời Đổng Phi đứng ra nói giúp.
Bàng Đức Công là một người rất bảo thủ trong phương diện huyết thống.
Lúc này ở Trường An đang giao phó chỗ này, tìm kiếm chỗ kia, muốn tìm một hôn sự cho Bàng Thống. Không ngờ Bàng Thống đã tự mình giải quyết rồi.
Đổng Phi khổ não lắc đầu:
- Xem ra ta chắc chắn sẽ bị Bàng công mắng lây rồi.
Nói rồi y bước qua bước lại trong đại đường, trầm giọng nói:
- Nếu Sĩ Nguyên bây giờ còn chưa có động tĩnh gì, vậy không phải chờ hắn nữa. Chiến sự hết sức căng thẳng, Sa Sa cũng chuẩn bị xuất thủ, nếu chỉ vì một mình Sĩ Nguyên mà lỡ toàn cục thì không được. Hiện giờ chỉ đợi Hán Thăng tướng quân giải quyết xong Mãn Sủng là chúng ta sẽ phối hợp với Sa Sa hành động. Nguyên Trực, ngươi lập tức tới Dĩnh Xuyên hiệp trợ Bàng Đức. Công Đài, ngươi và Trần Đáo phụ trách giải quyết Bái huyện Lưu Bị. Về phần Tào Tháo... Có lẽ để ta tử chiến với hắn.
Đổng Phi nói xong, ngẩng đầu thở dài một hơi.
Tào Mạnh Đức ơi Tào Mạnh Đức, đến lúc này ngươi còn kiên trì cái gì chứ? Chẳng lẽ ta và ngươi không thể cùng tồn tại sao?
Nghĩ vậy, tâm tình của Đổng Phi cũng giảm sút đôi chút.
Đám người Trần Cung, Từ Thứ dường như cũng hiểu cảm giác của Đổng Phi. Đổng Phi từng nói: người trên cao sẽ thấy cô quạnh. Mà nay đến lượt Đổng Phi, muốn cầu một tri kỷ càng thêm khó khăn. Tào Tháo, chính là tri kỷ của Đổng Phi, cũng là địch nhân...
Một trận chiến này dù Đổng Phi thắng, sợ là sau này sẽ khó mà tìm được thêm một tri kỷ nào vừa ý nữa.
Mấy người nhìn nhau, yên lặng rời khỏi đại đường.
Trong mấy ngày sau đó, mỗi đạo nhân mã đều theo mệnh lệnh bắt đầu hành động. Đạp Bạch quân của Trần Đáo phát động mấy lần nghi binh Bái huyện. Cự ma tả quân của Bàng Đức và Trương Liêu hợp binh một chỗ, 20 vạn nhân mã đột tiến Nhữ Nam. Còn Đổng Phi hội tụ Cự Ma trung quân và hữu quân, xuất phát về hướng Vi Sơn hồ và Độc Sơn hồ. Ba đường binh mã cộng lại hơn 80 vạn người, Đổng Phi giả xưng trăm vạn chuẩn bị xuất kích.
Ngày 25 tháng 12, Hoàng Trung lĩnh phó tướng Hàn Quỳnh, Việt Hề hội hợp một chỗ với Đổng Phi.
Hắn mang đến cho Đổng Phi một lễ vật, đó là thủ cấp của Mãn Sủng và Tào Bành. Đổng Phi liền phái người mang hai thủ cấp này đến tay Tào Tháo đang đóng quân ở Hạ Bi quốc. Theo người mang tin, khi Tào Tháo thấy thủ cấp Mãn Sủng, Tào Bành thì lệ rơi đầy mặt, thư trả lời chỉ bốn chữ: nhất quyết tử chiến.
Xem ra Tào Tháo đã hạ quyết tâm.
Kỳ thật ngẫm lại cũng có thể hiểu ý nghĩ của Tào Tháo...
Kiêu hùng đương thế, từng nắm trong tay ba châu, có công nghênh phụng thiên tử, là thừa tướng tôn quý của Hán thất, có thể xem là chư hầu đứng đầu phương bắc.
Hiện giờ cùng đường tận lối, nhưng khí khái kiêu hùng này vẫn không mất đi chút nào.
Tào Tháo đầu hàng, Đổng Phi dám dùng sao? Cho dù Đổng Phi dám dùng thì dùng thế nào? Việc này không liên quan đến cừu hận, mà là một vấn đề thực tế.
Đổng Phi rất tán thưởng Tào Tháo.
Nhân vật bị Tam Quốc Diễn Nghĩa nói xấu lại có nhân cách mị lực không người sánh được. Về phần Lưu Bị? Hiện giờ ngẫm kĩ lại mới thật là người khó chịu. Trương Phi nói Lữ Bố là gia nô ba họ, thế nhưng Lưu Bị kia đầu nhập vào ít người sao?
Sinh tồn, mọi người đều vì sinh tồn.
Nhưng không thể phủ nhận Tào Tháo so với Lưu Bị có mị lực hơn rất nhiều.
Chí ít theo Đổng Phi thấy, Tào Tháo mới là đối thủ đáng kính trọng. Còn Lưu Bị... Chẳng qua chỉ là gian hùng tiện thể được dựng lên.
Thời gian cứ từng ngày trôi qua...
**********
Văn Sửu đang ở góc tây nam của thành Tương Dương, cách phủ nha Lưu Biểu hai đường phố.
Từ khi phụng mệnh tới Tương Dương, Văn Sửu cả ngày ngồi rỗi. Ngoại trừ ở trong binh doanh nhà mình thao luyện binh mã, thì cũng chỉ ở trạch viện luyện võ. Lưu Biểu vì muốn biểu lộ tín nhiệm của mình với Lưu Bị, nên đã giao toàn bộ công tác thủ thành cho Văn Sửu, đồng thời sắp xếp mười mấy mỹ tỳ tới nơi hắn ở. Có điều với hảo ý này của Lưu Biểu, Văn Sửu cũng không cảm kích, mà hắn cũng không muốn cảm kích.
Tin Quan Vũ chết trận Văn Sửu đã được biết.
Hắn rất muốn về Từ Châu, nhưng lại không được Lưu Bị cho phép, đành phải ở lại Tương Dương.
Văn Sửu cũng biết tầm quan trọng của Kinh Bắc đối với đám người Lưu Bị. Chỉ cần Kinh Bắc không mất, Lưu Bị sẽ bớt lo.
Lưu Biểu vì đã sinh lòng đề phòng Khoái gia và Thái gia, hơn nữa thân thể không khỏe, cho nên bệnh đa nghi càng ngày càng nặng. Ngay từ đầu hắn đã minh thăng ám giáng Khoái Việt, Thái Mạo, sau đó... Lưu Biểu thậm chí còn nghi ngờ đến từng người bên cạnh mình.
Cho nên Lưu Biểu càng thêm tín nhiệm Văn Sửu.
Hắn rất rõ ràng, mặc dù Văn Sửu không phải là bộ hạ của hắn, nhưng hiện tại Lưu Bị, Tào Tháo và hắn đang cùng một chiến tuyến, phải dựa vào nhau mới có thể có đường sống sót. Văn Sửu chắc chắn sẽ không làm loạn, hơn nữa hắn cũng không phải người ở đây, nên cũng sẽ không làm loạn được gì.
Ngược lại chấp chưởng thân vệ quân của Lưu Biểu là Liêu Lập, bề ngoài là tâm phúc của Lưu Biểu, quyền lợi rất lớn. Nhưng trên thực tế nếu như không có hổ phù của Lưu Biểu, thì Liêu Lập trên danh nghĩa là Di thủy giáo úy cũng không điều động được một binh một mã nào.
Thân vệ quân đóng quân cách nghi thành Tương Dương không xa, chỉ trong nửa ngày là có thể đến Tương Dương.
Có 3000 Bạch Nhĩ tinh binh của Văn Sửu với Tương Dương là đủ rồi. Có thể nói công việc Văn Sửu ở Tương Dương cũng không tệ.
Mắt thấy đã sắp hết năm, Lưu Biểu ở thành Tương Dương bắt đầu xác định người thừa kế Kinh Châu.
Đại chiến nổ ra, Lưu Biểu cũng không biết bản thân còn chống đỡ được bao lâu nữa. Hắn chỉ muốn người thừa kế có thể tiếp tục chủ trương của hắn, chỉ cần Kinh Bắc và chư hầu dựa vào nhau thì nhất định có thể có được một đường sinh cơ. Về điểm này mà nói, Lưu Biểu rất xem trọng trưởng tử Lưu Kỳ.
Ấu tử Lưu Tông rất thông minh, nhưng dù sao cũng bị ảnh hưởng của đám người Thái Mạo.
Nếu như để hắn làm người thừa kế, hơn mười năm tâm huyết của Lưu Biểu sợ là sẽ trôi theo dòng nước.
Đây là một đại sự, Lưu Biểu nhờ Văn Sửu chú ý động tĩnh trong thành Tương Dương cẩn thận hơn một chút, đồng thời gióng trống khua chiêng gọi Lưu Kỳ quay lại Tương Dương.
Lưu Kỳ đang trên đường về Tương Dương.
Tương Dương rất yên ổn, Văn Sửu cảm thấy rất buồn chán.
Nếu như vị Lục tướng quân kia thực sự dùng ba trăm chiếc Ngũ Nha chiến hạm công kích thuỷ quân của hắn, Chu Thái, Tưởng Khâm dù tinh về thuỷ chiến, lại có quân sư Trần Đăng bày mưu tính kế sợ là phần thắng cũng không nhiều lắm. Sau trận chiến này, thuỷ quân Giang Đông chỉ e... Sẽ bị diệt tận gốc.
Trong nháy mắt, Chu Du rơi vào tuyệt vọng...
**********
- Chu Du đã chết?
Đổng Phi hỏi với giọng cổ quái, tựa hồ không tin vào điều vừa nghe được, lại như lẩm bẩm vui mừng.
Đúng vậy.
Chu Du đã chết... Điều này đối với Đổng Phi thì thật không có cách nào hình dung.
Cố lũy tây biên, nhân đạo thị, tam quốc chu lang xích bích. Loạn thạch xuyên không, kinh đào phách ngạn, quyển khởi thiên đôi tuyết. . . Diêu tưởng công cẩn đương niên, tiểu kiều sơ giá liễu, hùng tư anh phát. Vũ phiến luân cân, đàm tiếu gian, tường lỗ hôi phi yên diệt. (*)
Hậu thế lưu truyền thiên cổ [Niệm nô kiều - Xích Bích hoài cổ], Đổng Phi cũng không nhớ rõ lắm. Thế nhưng phong tư của Chu lang đã khắc sâu trong đầu. Chỉ tiếc Đổng Phi không có duyên quyết thắng bại với Chu Du, tuy rằng năm xưa ở Lạc Dương, Chu Du từng bị y đánh cho thê thảm.
Nhưng Đổng Phi biết đó chỉ là vận khí.
Nếu như không phải Lữ Mông xuất hiện, nếu như Bộ Chất không đầu hàng thì chưa biết thắng bại thế nào. Hơn nữa lúc đó Chu Du dù bại, thế nhưng dựa vào một Lạc Dương vẫn có thể chống lại đại quân của Đổng Phi, đủ để thấy sự cao minh của người này.
Bây giờ Chu Du đã chết?
Dưới đường đứng một thiếu niên 17, 18 tuổi, diện mạo đường đường.
Nghe Đổng Phi lẩm bẩm, thiếu niên tưởng y hỏi hắn, vì vậy hồi đáp:
- Nhị thúc, Chu Du quả thật đã chết... Lục tướng quân lập kế dụ Chu Du xuất kích, sau đó dùng ba trăm chiếc Ngũ Nha chiến hạm xuất kích phá tan thuỷ quân Giang Đông ở Giang Du. Thuỷ quân đại tướng Tưởng Khâm, Chu Thái lực chiến mà chết, quân sư Trần Đăng dẫn người xin hàng. Sau đó Lục tướng quân điều quân trở về Vân Mộng trạch, Chu Du tự phá chiến hạm, tự vẫn theo thuyền.
- Thật là một hảo hán.
Đổng Phi không nhịn được gật đầu.
Lúc trước y phái Lục Tốn đến Kinh Nam, cũng chỉ là thử ý nghĩ trong đầu một chút, xem Lục Tốn có thể cản được Chu Du? Đây là một chuyện rất khó nói. Đổng Phi chỉ hi vọng Lục Tốn có thể ngăn sự lớn mạnh của Chu Du ở Kinh Nam. Nhưng y không ngờ Lục Tốn lại có thể giết chết Chu Du.
Trong một năm này, Đổng Phi rất quan tâm đến chiến cuộc Kinh Nam.
Ngay từ đầu Lục Tốn cứ chiến là bại, khiến cho rất nhiều đại thần Thừa Minh điện dao động. Đổng Phi cũng chịu áp lực cực lớn, nhưng vẫn không bỏ Lục Tốn. Y tin chắc người từng đảm nhiệm đại đô đốc thuỷ quân Đông Ngô trong lịch sử, chiến thắng gia hỏa Lưu Bị không thể là một nhân vật bịa đặt. Cho nên y kiên trì giữ chức cho Lục Tốn, đồng thời viết thư nói với Lục Tốn rằng y tin tưởng hắn.
Hiện tại Lục Tốn đã dùng chiến tích hồi báo lại tín nhiệm của y.
Chu Du vừa chết, cục diện Kinh Châu cũng trở nên sáng sủa...
Đổng Phi cười nói:
- Bá Ngôn làm rất tốt, quả không phụ kỳ vọng của ta. Sa Thù, lần này ngươi tới có dự định gì không?
Thiếu niên kia chính là trưởng tử của Sa Ma Kha, Sa Thù.
Hắn vội chắp tay:
- Tiểu trước khi xuất phát đến đây đã được mẫu thân căn dặn phải nghe nhị thúc an bài. Nhị thúc bảo thế nào, tiểu điệt sẽ làm thế đó.
Đổng Phi suy nghĩ một chút:
- Đã như vậy, ngươi ở lại đây đi.
- Vâng.
Mã Lương rời đi, bên cạnh Đổng Phi thiếu một người giúp việc. Hiện giờ toàn bộ chiến cuộc Quan Đông đều trình báo đến Đổng Phi hàng ngày. Trước đây khi còn Mã Lương, Hoàng Vinh còn có thể ứng phó. Nhưng từ khi Mã Lương phụng mệnh đi, một mình Hoàng Vinh đã có chút quá sức.
Đổng Phi cũng biết Sa Thù dù không nhập tam học, nhưng cũng là đệ tử của Hồ Chiêu.
Lần này Sa Ma Kha đã cho hắn ra ngoài, chắc hẳn cũng có ý cho Sa Thù rèn luyện. Thôi thì cứ giữ hắn bên người vậy.
Đại hàn đã qua, 10 ngày nữa chính là tháng giêng tân xuân rồi.
Đổng Phi triệu tập đám người Từ Thứ, Trần Cung tới thương nghị sự tình, đồng thời phân tích sơ qua chiến cuộc mới nhất cho mọi người.
Trần Cung nói:
- Chu Du vừa chết, Tôn Sách nhất định sẽ tăng tốc chỉnh quân. Chúa công, hôm nay vạn sự đã chuẩn bị, chính là lúc xuất kích.
Đổng Phi suy nghĩ một chút rồi khẽ gật đầu.
Y đứng lên, nhìn vào trung tâm địa đồ, có chút lo lắng hỏi:
- Bên Sĩ Nguyên... Có tin tức gì không?
- Từ đầu thu khi Mạnh Đan tự mình đến Thành Đô xin hàng, Sĩ Nguyên đã không còn truyền tin về. Mạnh Đan nói, Sĩ Nguyên và Cam Bôn được Chúc Dung công chúa của Ích Châu quận Thái sơn (nay là Vân Nam Cá Cựu) dẫn đường, dẫn theo 5000 Vô Nan quân và 3000 người Chúc Dung thị tộc. Sau khi từ Thái sơn vào Bôn Cổ thì mất liên lạc... Thiên tuế, ý nghĩ Sĩ Nguyên dù tốt, nhưng dù sao rất nguy hiểm, sợ khó thành công.
Đổng Phi không khỏi nhíu mày.
Ý nghĩ của Bàng Thống đã được hắn viết thư cho Đổng Phi vào lúc hắn xuất chinh Nam man.
Hắn muốn lĩnh một chi kì binh, từ tây Tùy thủy vào Giao Châu, trực tiếp công kích Giao Chỉ. Giao Chỉ hoang vắng, hơn nữa phiên miêu đông đảo.
Cho nên Tôn Sách cũng không quá coi trọng Giao Chỉ, mà chỉ toàn lực vào Dương Châu. Thế nhưng Giao Chỉ lại là nơi Tôn Sách lập nghiệp, trong quân Tôn Sách vẫn có Sĩ gia ngũ hổ theo quân nghe lệnh, hơn nữa không ít binh tốt cũng đến từ Giao Châu. Nếu như... Đương nhiên cũng chỉ là nếu như. Nếu như kế sách của Bàng Thống thành công, như vậy sự đả kích với Giang Đông cực lớn, không phải việc đánh chiếm một châu một huyện có thể bằng được.
Có điều giữa Nam man và Giao Châu có núi non trùng điệp, cực nhiều mãnh thú độc xà.
Nếu như không có dân bản xứ dẫn đường thì rất khó an toàn đi qua. Cho nên khi Đổng Phi nhận được thư của Bàng Thống thì kiên quyết phản đối.
Nhưng đến khi người đưa tin của y đến Thành Đô thì Bàng Thống đã xuất chinh Nam man, vượt qua Lư Thủy.
Nhoáng cái đã một năm rưỡi, trong thời gian đó Bàng Thống thỉnh thoảng có gửi mấy lá thư về, ý bảo hắn vẫn kiên trì ý nghĩ của hắn lúc trước.
Đổng Phi với việc này cũng không còn cách nào.
Y và Bàng Thống coi như người một nhà. Năm xưa khi nhìn thấy Bàng Thống, đến lúc Bàng Thống bày mưu tính kế cho y lần đầu tiên, hiểu biết của Đổng Phi về Bàng Thống cũng dần rõ ràng. Nếu nói trong diễn nghĩa, Gia Cát Lượng là một người cẩn thận ổn trọng, thích dùng chính binh xuất kích, không thích mạo hiểm, thì Bàng Thống chính là một người thích kì binh, thích mạo hiểm, đồng thời cũng là một gia hỏa vô cùng bướng bỉnh.
Người này chỉ cần quyết định một việc, thì tuyệt sẽ không đơn giản thay đổi.
Hơn nữa dùng kế xảo diệu, thường khiến người khác không thể nào tưởng tượng ra. Chí ít theo Đổng Phi thấy, nếu như đổi lại là Gia Cát Lượng, thì hắn sẽ không đồng ý mưu kế của Bàng Thống. Thế nhưng từ góc nhìn của một người khác mà nói, chiến lược của Bàng Thống sâu xa hơn, lại kích thích hơn một chút.
- Chúc Dung thị Thái sơn?
Đổng Phi cau mày:
- Có tin cậy được hay không?
Trần Cung và Từ Thứ nhìn nhau, đột nhiên cười:
- Chắc là tin cậy được. Chẳng lẽ Chúc Dung thị lại đi hãm hại phò mã của bọn họ sao?
- Phò mã?
Từ Thứ lấy từ trong tay áo ra một phong thư đưa cho Đổng Phi:
- Đây là thư của Sĩ Nguyên nhờ Mạnh Đan mang đến. Thiên tuế xem qua sẽ rõ.
Đổng Phi kinh ngạc nhận lấy, mở ra xem, sắc mặt hơi đổi.
Hồi lâu sau y mỉm cười, nói với Trần Cung, Từ Thứ:
- Tiểu A Sửu vứt cho ta vấn đề nan giải... Có điều tiểu A Sửu đã trưởng thành. Không ngờ, thật là không ngờ tới. Hắn lại có thể cùng Chúc Dung công chúa... Chẳng phải Bàng công sẽ bị hắn làm cho tức chết?
Trong thư Bàng Thống nói hắn ở Nam man gặp Chúc Dung nữ, hai bên tình đầu ý hợp rồi làm ra chuyện. Sau đó trong chiến sự Nam man, Chúc Dung thị đã giúp hắn rất nhiều việc. Bàng Thống cũng biết, thúc công của hắn chưa chắc đã đồng ý hôn sự này, cho nên mới mời Đổng Phi đứng ra nói giúp.
Bàng Đức Công là một người rất bảo thủ trong phương diện huyết thống.
Lúc này ở Trường An đang giao phó chỗ này, tìm kiếm chỗ kia, muốn tìm một hôn sự cho Bàng Thống. Không ngờ Bàng Thống đã tự mình giải quyết rồi.
Đổng Phi khổ não lắc đầu:
- Xem ra ta chắc chắn sẽ bị Bàng công mắng lây rồi.
Nói rồi y bước qua bước lại trong đại đường, trầm giọng nói:
- Nếu Sĩ Nguyên bây giờ còn chưa có động tĩnh gì, vậy không phải chờ hắn nữa. Chiến sự hết sức căng thẳng, Sa Sa cũng chuẩn bị xuất thủ, nếu chỉ vì một mình Sĩ Nguyên mà lỡ toàn cục thì không được. Hiện giờ chỉ đợi Hán Thăng tướng quân giải quyết xong Mãn Sủng là chúng ta sẽ phối hợp với Sa Sa hành động. Nguyên Trực, ngươi lập tức tới Dĩnh Xuyên hiệp trợ Bàng Đức. Công Đài, ngươi và Trần Đáo phụ trách giải quyết Bái huyện Lưu Bị. Về phần Tào Tháo... Có lẽ để ta tử chiến với hắn.
Đổng Phi nói xong, ngẩng đầu thở dài một hơi.
Tào Mạnh Đức ơi Tào Mạnh Đức, đến lúc này ngươi còn kiên trì cái gì chứ? Chẳng lẽ ta và ngươi không thể cùng tồn tại sao?
Nghĩ vậy, tâm tình của Đổng Phi cũng giảm sút đôi chút.
Đám người Trần Cung, Từ Thứ dường như cũng hiểu cảm giác của Đổng Phi. Đổng Phi từng nói: người trên cao sẽ thấy cô quạnh. Mà nay đến lượt Đổng Phi, muốn cầu một tri kỷ càng thêm khó khăn. Tào Tháo, chính là tri kỷ của Đổng Phi, cũng là địch nhân...
Một trận chiến này dù Đổng Phi thắng, sợ là sau này sẽ khó mà tìm được thêm một tri kỷ nào vừa ý nữa.
Mấy người nhìn nhau, yên lặng rời khỏi đại đường.
Trong mấy ngày sau đó, mỗi đạo nhân mã đều theo mệnh lệnh bắt đầu hành động. Đạp Bạch quân của Trần Đáo phát động mấy lần nghi binh Bái huyện. Cự ma tả quân của Bàng Đức và Trương Liêu hợp binh một chỗ, 20 vạn nhân mã đột tiến Nhữ Nam. Còn Đổng Phi hội tụ Cự Ma trung quân và hữu quân, xuất phát về hướng Vi Sơn hồ và Độc Sơn hồ. Ba đường binh mã cộng lại hơn 80 vạn người, Đổng Phi giả xưng trăm vạn chuẩn bị xuất kích.
Ngày 25 tháng 12, Hoàng Trung lĩnh phó tướng Hàn Quỳnh, Việt Hề hội hợp một chỗ với Đổng Phi.
Hắn mang đến cho Đổng Phi một lễ vật, đó là thủ cấp của Mãn Sủng và Tào Bành. Đổng Phi liền phái người mang hai thủ cấp này đến tay Tào Tháo đang đóng quân ở Hạ Bi quốc. Theo người mang tin, khi Tào Tháo thấy thủ cấp Mãn Sủng, Tào Bành thì lệ rơi đầy mặt, thư trả lời chỉ bốn chữ: nhất quyết tử chiến.
Xem ra Tào Tháo đã hạ quyết tâm.
Kỳ thật ngẫm lại cũng có thể hiểu ý nghĩ của Tào Tháo...
Kiêu hùng đương thế, từng nắm trong tay ba châu, có công nghênh phụng thiên tử, là thừa tướng tôn quý của Hán thất, có thể xem là chư hầu đứng đầu phương bắc.
Hiện giờ cùng đường tận lối, nhưng khí khái kiêu hùng này vẫn không mất đi chút nào.
Tào Tháo đầu hàng, Đổng Phi dám dùng sao? Cho dù Đổng Phi dám dùng thì dùng thế nào? Việc này không liên quan đến cừu hận, mà là một vấn đề thực tế.
Đổng Phi rất tán thưởng Tào Tháo.
Nhân vật bị Tam Quốc Diễn Nghĩa nói xấu lại có nhân cách mị lực không người sánh được. Về phần Lưu Bị? Hiện giờ ngẫm kĩ lại mới thật là người khó chịu. Trương Phi nói Lữ Bố là gia nô ba họ, thế nhưng Lưu Bị kia đầu nhập vào ít người sao?
Sinh tồn, mọi người đều vì sinh tồn.
Nhưng không thể phủ nhận Tào Tháo so với Lưu Bị có mị lực hơn rất nhiều.
Chí ít theo Đổng Phi thấy, Tào Tháo mới là đối thủ đáng kính trọng. Còn Lưu Bị... Chẳng qua chỉ là gian hùng tiện thể được dựng lên.
Thời gian cứ từng ngày trôi qua...
**********
Văn Sửu đang ở góc tây nam của thành Tương Dương, cách phủ nha Lưu Biểu hai đường phố.
Từ khi phụng mệnh tới Tương Dương, Văn Sửu cả ngày ngồi rỗi. Ngoại trừ ở trong binh doanh nhà mình thao luyện binh mã, thì cũng chỉ ở trạch viện luyện võ. Lưu Biểu vì muốn biểu lộ tín nhiệm của mình với Lưu Bị, nên đã giao toàn bộ công tác thủ thành cho Văn Sửu, đồng thời sắp xếp mười mấy mỹ tỳ tới nơi hắn ở. Có điều với hảo ý này của Lưu Biểu, Văn Sửu cũng không cảm kích, mà hắn cũng không muốn cảm kích.
Tin Quan Vũ chết trận Văn Sửu đã được biết.
Hắn rất muốn về Từ Châu, nhưng lại không được Lưu Bị cho phép, đành phải ở lại Tương Dương.
Văn Sửu cũng biết tầm quan trọng của Kinh Bắc đối với đám người Lưu Bị. Chỉ cần Kinh Bắc không mất, Lưu Bị sẽ bớt lo.
Lưu Biểu vì đã sinh lòng đề phòng Khoái gia và Thái gia, hơn nữa thân thể không khỏe, cho nên bệnh đa nghi càng ngày càng nặng. Ngay từ đầu hắn đã minh thăng ám giáng Khoái Việt, Thái Mạo, sau đó... Lưu Biểu thậm chí còn nghi ngờ đến từng người bên cạnh mình.
Cho nên Lưu Biểu càng thêm tín nhiệm Văn Sửu.
Hắn rất rõ ràng, mặc dù Văn Sửu không phải là bộ hạ của hắn, nhưng hiện tại Lưu Bị, Tào Tháo và hắn đang cùng một chiến tuyến, phải dựa vào nhau mới có thể có đường sống sót. Văn Sửu chắc chắn sẽ không làm loạn, hơn nữa hắn cũng không phải người ở đây, nên cũng sẽ không làm loạn được gì.
Ngược lại chấp chưởng thân vệ quân của Lưu Biểu là Liêu Lập, bề ngoài là tâm phúc của Lưu Biểu, quyền lợi rất lớn. Nhưng trên thực tế nếu như không có hổ phù của Lưu Biểu, thì Liêu Lập trên danh nghĩa là Di thủy giáo úy cũng không điều động được một binh một mã nào.
Thân vệ quân đóng quân cách nghi thành Tương Dương không xa, chỉ trong nửa ngày là có thể đến Tương Dương.
Có 3000 Bạch Nhĩ tinh binh của Văn Sửu với Tương Dương là đủ rồi. Có thể nói công việc Văn Sửu ở Tương Dương cũng không tệ.
Mắt thấy đã sắp hết năm, Lưu Biểu ở thành Tương Dương bắt đầu xác định người thừa kế Kinh Châu.
Đại chiến nổ ra, Lưu Biểu cũng không biết bản thân còn chống đỡ được bao lâu nữa. Hắn chỉ muốn người thừa kế có thể tiếp tục chủ trương của hắn, chỉ cần Kinh Bắc và chư hầu dựa vào nhau thì nhất định có thể có được một đường sinh cơ. Về điểm này mà nói, Lưu Biểu rất xem trọng trưởng tử Lưu Kỳ.
Ấu tử Lưu Tông rất thông minh, nhưng dù sao cũng bị ảnh hưởng của đám người Thái Mạo.
Nếu như để hắn làm người thừa kế, hơn mười năm tâm huyết của Lưu Biểu sợ là sẽ trôi theo dòng nước.
Đây là một đại sự, Lưu Biểu nhờ Văn Sửu chú ý động tĩnh trong thành Tương Dương cẩn thận hơn một chút, đồng thời gióng trống khua chiêng gọi Lưu Kỳ quay lại Tương Dương.
Lưu Kỳ đang trên đường về Tương Dương.
Tương Dương rất yên ổn, Văn Sửu cảm thấy rất buồn chán.
/500
|