Chiều thứ bảy, mồng một tháng Ba. Tôi dựa vào một tảng đá quay ra biển viết. Hôm ấy, tôi đã trông thấy con én đầu xuân và tôi sung sướng. Những lời phù chú nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của Đức Phật tuôn ra không chút vướng vấp trên mặt giấy và cuộc đấu tranh của tôi với Ngài đã dịu đi, tôi không còn cuống quýt tuyệt vọng nữa và tôi tin chắc mình sẽ được giải thoát.
Đột nhiên, tôi nghe thấy tiếng chân bước trên sỏi.
Tôi ngước mắt lên và thấy ngư nữ già của chúng tôi lắc lư đi dọc theo bờ biển, trang sức đầy người. Mụ nóng ngột, thở hổn hển và có vẻ lo lắng điều gì.
- Có thư không? Mụ bồi hồi hỏi.
- Có! Tôi cười đáp và đứng dậy để đón mụ. Bác ấy gửi lời chào bà rất thắm thiết, nói là ngày đêm nghĩ đến bà, hầu như không ăn không uống được và thấy khó lòng chịu nổi sự xa cách này.
- Anh ấy chỉ nói thế thôi ư? Người đàn bà khổ sở hỏi, thở không ra hơi. Tôi ái ngại cho mụ. Tôi móc túi lấy thư và đọc bịa. Ngư nữ già há cái miệng móm mém, cặp mắt nhỏ chớp chớp và nín thở nghe.
Tôi vờ đọc nhưng vì hơi lúng túng, tôi làm như phải chật vật mới đọc ra chữ lão:
Hôm qua, tôi vào ăn ở quán ăn rẻ tiền, sếp ạ. Tôi đói... Rồi tôi thấy một cô gái đẹp cực kỳ bước vào, một nữ thần thực sự... Lại chúa! Nàng giống hệt Bouboulina của tôi! Và lập tức nước mắt tôi tuôn ra như suối, cổ họng tôi nghẹn lại. . . Tôi không nuốt được nữa ! Tôi đứng dậy trả tiền và bỏ đi. Và tôi đây, một kẻ xuân thu nhị kỳ mới nghĩ đến thần thánh, sếp ạ, tôi xúc động sâu sắc đến nỗi tôi chạy đến nhà thờ Thánh Minas và thắp một câu nến dâng Ngài. Tôi cầu nguyện: Thánh Minas, xin cho con nhận được tin lành của thiên thần con yêu. Cho chúng con sớm được liền cánh bay sóng đôi! .
- Ha! Ha! Mađam Hortense cười, mặt ngời lên vui sướng.
- Bà cười gì vậy? Tôi hỏi, ngưng lại để lấy hơi và nghĩ thêm vài câu nói dối nữa. Bà cười gì? Chuyện này làm tôi muốn khóc thì đúng hơn.
- Giá ông biết... giá ông biết... mụ khúc khích rồi cười phá lên.
- Biết cái gì?
- Cánh... Anh ta gọi chân là thế. Cái anh nỡm ấy. Khi có một mình hai chúng tôi với nhau, anh ấy vẫn gọi chân là cánh. Cầu cho chúng ta cánh liền cánh, anh ấy nói vậy Hí! Hí!
- Vậy bà nghe tiếp đoạn sau nhé. Bà sẽ thực sự sững sờ cho mà xem. . . Tôi giở qua trang và lại giả vờ đọc:
Và hôm nay khi tôi đi ngang qua một hiệu cắt tóc, tay thợ cắt tóc đem đổ chậu nước xà phòng ra ngoài. Cả phố sực nức mùi thơm . Tôi lại nghĩ đến Bouboulina và bắt đầu khóc. Tôi không thể ở xa nàng lâu hơn nữa, sếp ạ Tôi đến điên đầu lên mất thôi... Sếp xem này thậm chí tôi còn làm thơ nữa kia. Cách đây hai đêm, tôi không ngủ được và tôi viết một bài thơ nhỏ tặng nàng... Tôi hy vọng sếp sẽ đọc cho nàng nghe để nàng thấy tôi đau khổ biết nhường nào...
Ôi! Giá chúng mình gặp được nhau trên một quãng đường
Đủ rộng để chứa vừa sầu tủi nhớ thương
Dù thân anh đâu có bị nghiền như cám
Xương nát tan vẫn đủ sức chạy theo em
Mắt đờ đẫn lim dim, mađam Hortense sung sướng lắng nghe hết sức chăm chú. Thậm chí mụ còn tháo dải băng cho khỏi làm nghẹt cổ và cho những nếp nhăn được tự do một lúc. Mụ lặng thinh và mỉm cười. Sung sướng và hài lòng, tâm trí mụ như đang bồng bềnh tận nơi nào xa tít.
Tháng Ba, cỏ non xanh chen hoa đỏ, vàng và tía, nước trong veo với những đàn thiên nga trắng và đen vừa phủ nhau vừa líu ríu hót. Những con cái trắng và những con đực đen, mỏ đỏ thắm hé mở. Những con cá chình xanh từ dưới nước nhô lên anh ánh, quấn quanh những con rắn to vàng ềnh. Mađam Hortense lại thành cô gái mười bốn nhảy múa trên những tấm thảm phương Đông ở Alexandria, Beirut, Smyrna, Constantinople, rồi vượt biển đến đảo Crete trên những boong tàu bóng lộn. Bây giờ, mụ không nhớ rõ ràng nữa. Mọi chi tiết nhòa lẫn, ngực mụ phập phồng, những bến bờ nứt toác. Và thình lình, trong khi mụ nhảy múa, biển bỗng đầy những con tàu mũi dát vàng. Trên boong, những lều bạt nhiều màu sắc và cờ đuôi nheo bằng lụa phấp phới. Cả một đoàn pasa chui ra từ các lều, búp tua vàng óng trên mũ fez, những thống đốc Thổ già giàu sụ đi hành hương mang đầy lễ vật sang trọng trên tay cùng với lũ con trai mặt mày buồn bã, cằm nhẵn thín của họ. Các thủy sư đô đốc cũng đến, mũ ba chành lấp lánh và những thủy thủ, cổ áo trắng bốp, quần rộng phấp phới. Theo sau là đám thanh niên Crete quần phồng ống túm bằng vải xanh nhạt, ủng vàng, tóc chít bằng mùi soa đen. Đi sau cùng, cách khá xa, là Zorba, đồ sộ, gày đi vì làm tình nhiều, ngón tay đeo một chiếc nhẫn đính hôn to đùng, một vòng hoa cam trên mái tóc nhuốm bạc. . .
Từ những con tàu, lũ lượt đến tất cả nhưng người đàn ông mụ đã quen biết trong cuộc đời phiêu lãng của mình, không thiếu một ai, kể cả lão lái đò hổng răng, gù lưng đã đưa mụ đi chơi trên sông một đêm ở Constantinople. Đêm đã xuống, không ai nhìn rõ mặt họ. Tất cả đều ra sân khấu, tất cả bọn họ và trên phông cảnh, úi chà chà. Những bầy cá Chình, Rắn và Thiên Nga đang phủ nhau !
Đám đàn ông đến và gặp mụ; họ họp thành từng cụm quấn lấy nhau như bày rắn động tình mùa xuân ngóc đầu lên chập thành một bó, ríu rít. Và ở giữa, trắng ngần và trần truồng, bóng nhẫy mồ hôi, môi hé mở để lộ những chiếc răng nhọn xinh xinh, thân cứng cáp với nỗi khát khao khôn thỏa, vú dựng lên, một mađam Hortense mười bốn, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, sáu mươi cái xuân xanh, đang huýt gió.
Không có gì mất đi cả, chưa một người tình nào chết! Trong bộ ngực héo quắt của mụ, tất cả bọn họ sống lại, xênh xang lễ phục. Như thể mađam Hortense là một chiến thuyền ba cột buồm uy nghi và tất cả các tình nhân mụ đã trải bốn mươi lăm năm hành nghề - đều đáp trên mình mụ, vào hầm tàu, lên mạn tàu, lên những dây chằng cột buồm, trong khi mụ lướt tấm thân nát tươm đầy vết xăm trên ngọn sóng hướng về bến bờ lớn cuối cùng mà mụ hằng khao khát mãnh liệt bấy lâu nay: hôn nhân. Và Zorba mang hàng ngàn khuôn mặt: Thổ Nhĩ Kỳ, u châu, Armenia, Ả Rập, Hy Lạp và khi ôm ghì lão, mađam Hortense ôm trọn cả đoàn bất tận những tình nhân đầy ơn phước . . .
Ngư nữ già bất chợt nhận ra rằng tôi đã ngừng đọc; ảo cảnh tan biến đột ngột và mụ nhướn cặp mí mắt nặng trĩu.
- Anh ấy không nói thêm gì nữa sao? Mụ hỏi, giọng trách móc, liếm môi thòm thèm.
- Bà còn muốn gì nữa, mađam Hortense? Bà không thấy là từ đầu đến đuôi bức thư chỉ nói về bà đó sao? Bà xem đây, cả bốn tờ đặc! Và ở góc trang, lại có cả một trái tim nữa. Zorba bảo chính tay lão vẽ đấy. Nhìn xem, mũi tên tình yêu xuyên thủng tim và, xem này bên dưới, hai con bồ câu ôm ấp nhau và trên hai đôi cánh, hai cái tên lồng vào nhau: Hortense - Zorba, chữ nhỏ li ti viết bằng mực đỏ!
Bồ câu chẳng có mà tên cũng không, nhưng cặp mắt nhỏ của ngư nữ già đầy lệ nhòa và có thể nhìn ra bất cứ cái gì chúng muốn thấy.
- Không còn gì nữa? Không còn gì nữa? Mụ lại hỏi, vẫn chưa thỏa mãn.
Nào cánh, nào nước xà phòng của gã thợ cắt tóc, nào đôi bồ câu nhỏ- mọi cái đó đều rất hay ho, nhưng tất cả chỉ là một lô từ hoa mỹ, chỉ là hư không. Cái đầu óc phụ nữ thực tế của mụ cần một cái gì khác, một cái gì cụ thể hơn, chắc chắn hơn. Biết bao lần trong đời, mụ đã nghe cái loại chuyện tào lao ấy! Và nó có giúp ích gì cho mụ? Sau bao năm làm nghề vất vả, mụ đã bị bỏ lại mắc cạn trơ trọi một mình.
- Không còn gì nữa? Mụ lại thì thầm, đầy trách móc. Không còn gì nữa sao?
Mụ nhìn tôi bằng cặp mắt giống như mắt con hươu cái bị dồn đến cùng đường. Tôi thấy thương hại mụ.
- Lão còn nói một điều rất quan trọng, mađam Hortense, tôi nói. Vì thế, tôi để dành đến cuối.
- Đó là cái gì . . . ? Mụ thở dài nói .
- Lão viết rằng khi nào trở về, lão sẽ đến bà ngay, quỳ gối và rưng rưng nước mắt van xin bà lấy lão. Lão không thể đợi lâu hơn nữa. Lão muốn bà trở thành người vợ yêu dấu của lão, lão nói vậy mađam Hortense Zorba ạ, để hai người không bao giờ xa nhau nữa.
Lần này thì nước mắt trào ra thật. Đây là niềm vui tột đỉnh, là bến náu hằng ao ước thiết tha; đây là điều mà cho đến nay mụ vẫn tiếc là đời mụ không có được: Yên ổn và nằm trên một cái giường chính chuyên, thế thôi, không hơn!
Mụ đưa tay lên che mắt.
- Được, mụ nói với vẻ hạ cố của một đại phu nhân, tôi chấp nhận. Nhưng xin ông nhắn với anh ấy hộ rằng ở đây trong làng này, không có vòng hoa cam. Anh ấy sẽ phái kiếm ở Candia mang về. Anh ấy cũng phải mang về hai cây nến trắng với những dải băng hồng và một ít kẹo hạnh đào thật ngon nữa. Rồi anh ấy phải mua cho tôi một cái áo cưới trắng, tất lụa và giày xa-tanh cao gót. Khăn trải giường thì có rồi, ông bảo anh ấy khỏi mang về. Giường cũng có rồi.
Mụ lên danh sách những hàng cần mua, ngay từ giờ đã biến chồng thành kẻ chạy việc vặt. Mụ đứng dậy. Thoắt cái, mụ đã khoác cái vẻ của một phụ nữ có chồng đàng hoàng.
- Tôi có điều muốn hỏi ông, mụ nói. Một điều nghiêm túc. Rồi mụ chờ đợi, vẻ xúc động.
- Nói đi, mađam Hortense, tôi xin sẵn sàng hầu bà.
- Zorba và tôi rất quý mến ông. Ông rất tốt và ông sẽ không làm xấu mặt chúng tôi. Ông có vui lòng làm chứng cho chúng tôi không?
Tôi rùng mình. Trước đây, ở nhà cha mẹ tôi có một nữ gia nhân già tên là Diamandoula ngoài sáu mươi tuổi, một mụ già có ria mép, dở điên dở dại vì không chồng, hay cáu kỉnh, quắt queo và ngực phẳng như tấm ván. Mụ ta phải lòng Mitso, con trai lão chủ hiệu tạp phẩm trong vùng, một thanh niên nông dân béo tốt, không có râu và dơ bẩn.
- Bao giờ thì anh lấy tôi? Chủ nhật nào mụ cũng hỏi gã. Cưới tôi ngay đi! Làm sao anh có thể đợi lâu thế? Tôi không chịu nổi nữa!
- Tôi cũng thế! Gã con chủ hiệu tạp phẩm ranh mãnh đáp, lừa phỉnh mụ để khỏi mất khách hàng. Tôi không thể kéo dài hơn nữa, Diamandoula ạ; nhưng dù sao đi nữa, chúng ta cũng không thể cưới trước khi tôi mọc một bộ ria mép như của bà...
Năm lại năm trôi qua như vậy và mụ già Diamandoula vẫn đợi. Thần kinh mụ dịu đi, mụ ít đau đầu hơn, đôi môi chua chát không bao giờ được hôn, bắt đầu biết mỉm cười. Mụ giặt quần áo cẩn thận hơn, ít đánh vỡ bát đĩa hơn và không bao giờ làm cháy món ăn nữa.
- Cậu chủ, cậu có vui lòng đến làm chứng cho chúng tôi không? Một buổi tối, mụ len lén hỏi tôi.
- Nhất định tôi sẽ đến, Diamandoula ạ, tôi đáp, cổ họng nghẹn lại vì thương hại mụ.
Chỉ riêng đề nghị đó cũng đủ làm tôi thắt lòng; chính vì thế mà tôi rùng mình khi nghe thấy mađam Hortense cũng yêu cầu như vậy.
- Nhất định là tôi vui lòng, tôi đáp. Đó là một vinh dự cho tôi, mađam Hortense.
Mụ đứng dậy, khẽ vỗ vào những lọn tóc nhỏ rủ xuống từ dưới chiếc mũ và liếm môi.
- Chúc ông ngủ ngon, mụ nói. Chúc ông ngủ ngon. Và cầu sao anh ấy sớm trớ về với chúng ta!
Tôi nhìn mụ lạch bạch đi khỏi, lắc lư cái thân hình già nua với tất cả những điệu bộ õng ẹo của một thiếu nữ. Niềm vui chắp cánh cho mụ và đôi giày cao gót cũ kỹ vẹo vọ hằn những vết sâu trên cát.
Mụ vừa mới quành chỗ mũi đất, đã thấy vang lên những tiếng kêu the thé và tiếng gào khóc dọc theo bờ biển.
Tôi chồm dậy và chạy về phía có tiếng huyên náo ấy. Trên mũi đất đối diện, những người đàn bà bù lu bù loa như hát một bài lâm khốc. Tôi leo lên một mỏm đá để xem cho rõ. Đàn ông, đàn bà từ trong làng chạy ra; đằng sau họ, chó sủa vang. Hai ba người cưỡi ngựa đi trước. Bụi bốc lên từ mặt đất thành một đám mây dày đặc Chắc là có tai nạn gì rồi , tôi nghĩ và chạy quành bờ vịnh. Tiếng ồn ào mỗi lúc một tăng. Hai ba áng mây mùa xuân đứng im sững trong ánh chiều tà. Cây Vả Tình Nương đầy lá non xanh rờn. Đột nhiên, mađam Hortense lảo đảo tiến về phía tôi. Mụ chạy trở lại, đầu tóc rũ rượi, thở không ra hơi, một chiếc giày tuột khỏi chân. Mụ cầm nó trong tay và vừa chạy vừa khóc.
- Lạy Chúa tôi. Lạy Chúa tôi... mụ nức nở khi trông thấy tôi. Mụ vấp suýt ngã.
Tôi nắm lấy mụ, đỡ cho khỏi té nhào.
- Sao bà khóc? Có chuyện gì xảy ra vậy?
Và tôi giúp mụ xỏ chân vào chiếc giày cũ mòn.
- Tôi sợ. . . tôi sợ. . .
- Sợ gì?
- Sợ chết.
Mụ đã khiếp đảm ngửi thấy mùi cái chết trong không trung.
Tôi nắm cánh tay mềm oặt của mụ định kéo đến chỗ có chuyện nhưng mụ co cái thân hình già nua run rẩy, cưỡng lại.
- Tôi không muốn . . . tôi không muốn. . . mụ kêu lên.
Mụ già khốn khổ tội nghiệp sợ phải lại gần một nơi có cái chết xuất hiện. Mụ không thể để Charon( [45] ) trông thấy và nhớ mặt mình... Như tất cả những người già, ngư nữ đáng thương của chúng tôi cố giấu mình bằng cách mặc màu xanh cỏ hoặc màu đất để Charon không phân biệt được mụ với đất hay cỏ. Mụ rụt đầu rụt cổ vào đôi vai tròn mập và run bần bật.
Mụ lết đến một cây ô-liu, trải cái áo ngoài vá víu ra và gieo mình xuống đất.
- Xin ông đắp hộ cái này lên người tôi. Đắp hộ tôi và hãy tới đằng kia xem sao.
- Bà thấy lạnh ư?
- Vâng. ông đắp giúp tôi với.
Tôi cố đắp thật kín cho mụ để mụ lẫn với đất, rồi tôi đi. Tôi đến chỗ mũi đất và lúc này nghe rõ những bài điếu ca thảm thiết. Mimiko chạy qua tôi:
- Có chuyện gì thế, Mimiko? Tôi hỏi.
- Hắn đâm đầu xuống biển tự vẫn! Tự vẫn? Gã la lên, không dừng lại.
- Ai kia?
- Pavli, con trai ông Mavrandoni.
Tại sao?
- Mụ góa...
Tiếng đó buông lơ lửng trong trời chiều, gợi lên tấm thân mềm mại và nguy hiểm của người đàn bà nọ.
Tôi tới chỗ những mỏm đá và thấy tất cả dân làng tụ tập ở đó. Đàn ông lặng thinh, đầu trần; đàn bà, khăn trùm đầu hất xuống vai, vừa bứt tóc vừa la chói tai. Một cái xác tím ngắt, trương phềnh sóng soài trên bãi sỏi. Ông già Mavrandoni đứng im sững cúi nhìn xác con, tay phải tì lên cây gậy, tay trái nắm chòm râu bạc loăn xoăn.
- Trời đánh thánh vật mày, con góa phụ, một giọng the thé chọi cất lên.
- Thượng đế sẽ trừng phạt mày về tội này!
Một phụ nữ chồm lên và quay về phía đám đàn ông.
- Làng này không có lấy một mống đàn ông nào dám dằn nó xuống nằm ngang đùi mình mà cắt cổ nó như một con cừu sao? Hừ! Toàn đồ hèn nhát!
Và chị ta nhổ vào đám đàn ông đang lẳng lặng nhìn chị.
Chủ tiệm cà phê, Kondomanolio, trả lời chị:
- Đừng có sỉ nhục bọn tôi, Katerina điên khùng ạ, lão quát lên, đừng sỉ nhục bọn tôi, làng chúng ta vẫn còn một số kẻ nam nhi, một số Palikaria ( [46] ), rồi nhà chị sẽ thấy!
Tôi không tự kiềm chế được nữa.
- Xấu hổ thay cho tất cả các người! Tôi kêu lên. Người đàn bà ấy có trách nhiệm gì về chuyện này? Đó là mệnh trời. Các người không sợ Thượng đế sao?
Nhưng không ai đáp.
Manolakas, anh họ gã trẫm mình, cúi gập cái thân hình hộ pháp, bồng tử thi lên tay và cất bước đầu tiên đi về làng.
Đám người phụ nữ la hét, tự cào mặt mình và vò đầu rứt tóc. Thấy thi hài được mang đi, họ chạy theo định túm lại. Nhưng lão Mavrandoni vung gậy xua họ và đi lên dẫn đầu đoàn người, đám phụ nữ đi theo cất tiếng hát những khúc ai điếu. Bọn đàn ông lẳng lặng đi sau cùng.
Họ khuất vào trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng.
Lại nghe thấy tiếng biển thở an bình. Tôi nhìn quanh. Chỉ còn độc mình tôi.
Mình về nhà thôi , tôi tự nhủ. Ôi lạy Chúa, lại một ngày đầy sầu đau!
Tôi trầm ngâm bước trên con đường nhỏ. Tôi khâm phục những con người ấy, họ nhiệt thành gắn chặt mình vào những nỗi đau nhân thế: mađam Hortense, Zorba, nàng góa, và gã Pavli xanh xao đã dũng cảm lao xuống biển để dìm nỗi khổ não của mình, và Deli-katerina lớn tiếng đòi cắt cổ sương phụ như một con cừu và Mavrandoni không chịu khóc hoặc thậm chí cất lời trước mặt những người khác. Chỉ riêng mình tôi là bất lực và duy lý, máu tôi không sôi lên, tôi không yêu cũng chẳng ghét một cách cuồng nhiệt. Tôi vẫn còn muốn uốn nắn mọi sự cho chỉnh, bằng cách hèn nhát đổ tất cả cho định mệnh.
Trong ánh tranh tối tranh sáng, tôi còn nhận ra được bác Anagnosti vẫn ngồi đó, trên một phiến đá, cằm tì trên cây gậy dài và mắt đăm đăm nhìn ra biển.
Tôi gọi nhưng ông lão không nghe thấy. Tôi bèn đi tới. Trông thấy tôi, ông lắc đầu.
- Nhân loại thật đáng thương! Ông lẩm bẩm. Phí một đời trai trẻ. Thằng bé tội nghiệp không mang nổi nỗi đau khổ nên đâm đầu xuống biển, chết đuối. Bây giờ nó đã được cứu rỗi.
- Cứu rỗi?
- Cứu rỗi, phải, con ạ, nó đã được cứu rỗi. Thử hỏi nó có thể làm gì đời nó? Nếu nó lấy ả góa thì chẳng bao lâu sẽ xảy ra cãi lộn, thậm chí có thể là ô danh nữa kia. Ả ta hệt như một con ngựa cái giống, cái con đàn bà trơ trẽn ấy! Hễ thấy đàn ông là hí rầm lên ngay. Mà nếu thằng bé không lấy ả thì nó sẽ đau khổ suốt đời, vì nó đã đinh ninh trong đầu rằng nó đã để lỡ mất một hạnh phúc lớn! Trước mặt là hố sâu, sau lưng là vực thẳm!
Đừng nói vậy, bác Anagnosti, nghe bác thì ai cũng đâm tuyệt vọng mất.
- Thôi nào, đừng có hãi thế! Không ai có thể nghe thấy lão nói, trừ con ra. Mà ngay cả nếu họ có nghe thấy thì liệu họ có tin lão không? Này, có người nào may mắn hơn lão không ? Lão có đồng ruộng , có vườn nho , vườn ô liu và một ngôi nhà hai tầng. Lão giàu có, lại là kỳ mục trong làng. Lão vớ được mụ vợ đôn hậu, ngoan ngoãn đẻ cho lão thuần con trai. Lão chưa bao giờ thấy mụ ngước mắt lên nhìn lão thách thức và tất cả các con lão đều là người cha tốt. Lão chả có điều gì phải phàn nàn. Lão còn có một đàn cháu nội nữa. Lão còn cần gì nữa? Lão đã cắm rễ khá sâu. Vậy mà nếu phải làm lại cuộc đời từ đầu, lão sẽ quàng một hòn đá vào cổ như Pavli và đâm đầu xuống biến. Cuộc đời quá là cơ cực, lạy Chúa, thật thế, ngay cả cuộc đời may mắn nhất cũng cơ cực, chém cha đời.
- Nhưng bác còn thiếu cái gì nữa, bác Anagnosti? Bác phàn nàn điều chi?
- Lão đã nói lão chẳng thiếu gì mà! Nhưng ai mà biết được lòng người!
Ông già im lặng một lát và lại nhìn ra biển đang sẫm tối dần.
- Ờ, Pavli, con làm thế là phải! Lão kêu lên, tay vung gậy. Cứ để cho bọn đàn bà la thét: họ là đàn bà, chả có đầu óc gì hết. Giờ đây, con đã được cứu rỗi, Pavli - cha con biết vậy và vì thế, không thốt ra một tiếng!
Lão đưa mắt bao quát nhìn trời và núi đã trở lên mờ mịt.
- Đêm xuống rồi, lão nói. Ta nên về thôi.
Chợt lão ngừng bặt. có vẻ tiếc những lời buột miệng nói ra, như thể lão đã làm lộ một bí mật quan trọng và bây giờ muốn cứu vãn lại.
Lão đặt bàn tay héo quắt lên vai tôi.
- Con còn trẻ, lão mỉm cười nói với tôi, đừng có nghe bọn già. Nếu thế giới nghe theo bọn già, nó sẽ lao thẳng đến chỗ hủy diệt. Nếu con bắt gặp một quả phụ, hãy vồ lấy mụ! Cưới luôn, rồi sinh con đẻ cái, đừng có do dự gì! Những chuyện phiền nhiễu nảy sinh là dành cho lớp trẻ !
*
Tôi về tới lều, nhóm lửa và chuẩn bị bữa trà tối. Vừa mệt vừa đói, tôi ăn ngấu nghiến, tự buông thả hoàn toàn trong khoái cảm thú vật.
Đột nhiên, Mimiko thò cái đầu nhỏ bẹt qua cửa sổ, nhìn tôi đang ngồi thu lu ăn bên bếp lửa. Gã mỉm cười tinh quái.
- Cậu đến làm gì đấy, Mimiko?
- Tôi mang đến cho ông cái này, ông chủ... của chị góa gửi biếu. . . Một giỏ cam. Chị bảo đây là những trái cam cuối cùng trong vườn chị . . .
- Của chị góa ư? Tôi giật mình hỏi. Tại sao chị ta lại gửi biếu tôi?
- Vì ông đã nói những lời tốt đẹp bênh vực chị trước dân làng chiều nay, chị bảo thế.
- Những lời tốt đẹp nào?
- Làm sao tôi biết được? Tôi chỉ nhắc lại với ông những điều chị ấy nói, có thế thôi...
Gã trút những trái cam lên giường. Cả lều bỗng thơm phức.
Cậu nói giùm tôi cảm ơn chị ta đã cho quà và tôi khuyên chị ta nên cẩn thận nhé. Chị ta cần đề phòng, đừng xuất hiện ở trong làng vì bất cứ lý do gì, nghe rõ chứ? Chị ta nên ở trong nhà một thời gian, cho đến khi người ta quên câu chuyện bất hạnh này đi. Cậu có hiểu không Mimiko?
- Có thế thôi ư, ông chủ?
- Thế thôi. Cậu có thể đi được rồi đấy.
Mimiko nháy mắt với tôi:
- Có thế thôi ư?
- Đi đi!
Gã đi. Tôi bóc một quả cam, nó nhiều nước và ngọt như mật ong. Tôi nằm xuống, ngủ thiếp đi và suốt đêm ấy, tôi tha thẩn trong những vườn cam. Một ngọn gió ấm thổi, tôi phanh ngực đón gió và giắt một cọng húng quế ở mang tai. Tôi là một gã nông dân hai mươi tuổi và tôi lang thang trong vườn cam, vừa huýt sáo vừa đợi chờ. Chờ ai? Tôi cũng chẳng biết. Song tim tôi sẵn sàng nổ tung vì vui sướng. Tôi xoắn ria mép và lắng nghe suốt đêm tiếng biển thở dài như một người đàn bà sau rặng cam. Đăng bởi: admin
Đột nhiên, tôi nghe thấy tiếng chân bước trên sỏi.
Tôi ngước mắt lên và thấy ngư nữ già của chúng tôi lắc lư đi dọc theo bờ biển, trang sức đầy người. Mụ nóng ngột, thở hổn hển và có vẻ lo lắng điều gì.
- Có thư không? Mụ bồi hồi hỏi.
- Có! Tôi cười đáp và đứng dậy để đón mụ. Bác ấy gửi lời chào bà rất thắm thiết, nói là ngày đêm nghĩ đến bà, hầu như không ăn không uống được và thấy khó lòng chịu nổi sự xa cách này.
- Anh ấy chỉ nói thế thôi ư? Người đàn bà khổ sở hỏi, thở không ra hơi. Tôi ái ngại cho mụ. Tôi móc túi lấy thư và đọc bịa. Ngư nữ già há cái miệng móm mém, cặp mắt nhỏ chớp chớp và nín thở nghe.
Tôi vờ đọc nhưng vì hơi lúng túng, tôi làm như phải chật vật mới đọc ra chữ lão:
Hôm qua, tôi vào ăn ở quán ăn rẻ tiền, sếp ạ. Tôi đói... Rồi tôi thấy một cô gái đẹp cực kỳ bước vào, một nữ thần thực sự... Lại chúa! Nàng giống hệt Bouboulina của tôi! Và lập tức nước mắt tôi tuôn ra như suối, cổ họng tôi nghẹn lại. . . Tôi không nuốt được nữa ! Tôi đứng dậy trả tiền và bỏ đi. Và tôi đây, một kẻ xuân thu nhị kỳ mới nghĩ đến thần thánh, sếp ạ, tôi xúc động sâu sắc đến nỗi tôi chạy đến nhà thờ Thánh Minas và thắp một câu nến dâng Ngài. Tôi cầu nguyện: Thánh Minas, xin cho con nhận được tin lành của thiên thần con yêu. Cho chúng con sớm được liền cánh bay sóng đôi! .
- Ha! Ha! Mađam Hortense cười, mặt ngời lên vui sướng.
- Bà cười gì vậy? Tôi hỏi, ngưng lại để lấy hơi và nghĩ thêm vài câu nói dối nữa. Bà cười gì? Chuyện này làm tôi muốn khóc thì đúng hơn.
- Giá ông biết... giá ông biết... mụ khúc khích rồi cười phá lên.
- Biết cái gì?
- Cánh... Anh ta gọi chân là thế. Cái anh nỡm ấy. Khi có một mình hai chúng tôi với nhau, anh ấy vẫn gọi chân là cánh. Cầu cho chúng ta cánh liền cánh, anh ấy nói vậy Hí! Hí!
- Vậy bà nghe tiếp đoạn sau nhé. Bà sẽ thực sự sững sờ cho mà xem. . . Tôi giở qua trang và lại giả vờ đọc:
Và hôm nay khi tôi đi ngang qua một hiệu cắt tóc, tay thợ cắt tóc đem đổ chậu nước xà phòng ra ngoài. Cả phố sực nức mùi thơm . Tôi lại nghĩ đến Bouboulina và bắt đầu khóc. Tôi không thể ở xa nàng lâu hơn nữa, sếp ạ Tôi đến điên đầu lên mất thôi... Sếp xem này thậm chí tôi còn làm thơ nữa kia. Cách đây hai đêm, tôi không ngủ được và tôi viết một bài thơ nhỏ tặng nàng... Tôi hy vọng sếp sẽ đọc cho nàng nghe để nàng thấy tôi đau khổ biết nhường nào...
Ôi! Giá chúng mình gặp được nhau trên một quãng đường
Đủ rộng để chứa vừa sầu tủi nhớ thương
Dù thân anh đâu có bị nghiền như cám
Xương nát tan vẫn đủ sức chạy theo em
Mắt đờ đẫn lim dim, mađam Hortense sung sướng lắng nghe hết sức chăm chú. Thậm chí mụ còn tháo dải băng cho khỏi làm nghẹt cổ và cho những nếp nhăn được tự do một lúc. Mụ lặng thinh và mỉm cười. Sung sướng và hài lòng, tâm trí mụ như đang bồng bềnh tận nơi nào xa tít.
Tháng Ba, cỏ non xanh chen hoa đỏ, vàng và tía, nước trong veo với những đàn thiên nga trắng và đen vừa phủ nhau vừa líu ríu hót. Những con cái trắng và những con đực đen, mỏ đỏ thắm hé mở. Những con cá chình xanh từ dưới nước nhô lên anh ánh, quấn quanh những con rắn to vàng ềnh. Mađam Hortense lại thành cô gái mười bốn nhảy múa trên những tấm thảm phương Đông ở Alexandria, Beirut, Smyrna, Constantinople, rồi vượt biển đến đảo Crete trên những boong tàu bóng lộn. Bây giờ, mụ không nhớ rõ ràng nữa. Mọi chi tiết nhòa lẫn, ngực mụ phập phồng, những bến bờ nứt toác. Và thình lình, trong khi mụ nhảy múa, biển bỗng đầy những con tàu mũi dát vàng. Trên boong, những lều bạt nhiều màu sắc và cờ đuôi nheo bằng lụa phấp phới. Cả một đoàn pasa chui ra từ các lều, búp tua vàng óng trên mũ fez, những thống đốc Thổ già giàu sụ đi hành hương mang đầy lễ vật sang trọng trên tay cùng với lũ con trai mặt mày buồn bã, cằm nhẵn thín của họ. Các thủy sư đô đốc cũng đến, mũ ba chành lấp lánh và những thủy thủ, cổ áo trắng bốp, quần rộng phấp phới. Theo sau là đám thanh niên Crete quần phồng ống túm bằng vải xanh nhạt, ủng vàng, tóc chít bằng mùi soa đen. Đi sau cùng, cách khá xa, là Zorba, đồ sộ, gày đi vì làm tình nhiều, ngón tay đeo một chiếc nhẫn đính hôn to đùng, một vòng hoa cam trên mái tóc nhuốm bạc. . .
Từ những con tàu, lũ lượt đến tất cả nhưng người đàn ông mụ đã quen biết trong cuộc đời phiêu lãng của mình, không thiếu một ai, kể cả lão lái đò hổng răng, gù lưng đã đưa mụ đi chơi trên sông một đêm ở Constantinople. Đêm đã xuống, không ai nhìn rõ mặt họ. Tất cả đều ra sân khấu, tất cả bọn họ và trên phông cảnh, úi chà chà. Những bầy cá Chình, Rắn và Thiên Nga đang phủ nhau !
Đám đàn ông đến và gặp mụ; họ họp thành từng cụm quấn lấy nhau như bày rắn động tình mùa xuân ngóc đầu lên chập thành một bó, ríu rít. Và ở giữa, trắng ngần và trần truồng, bóng nhẫy mồ hôi, môi hé mở để lộ những chiếc răng nhọn xinh xinh, thân cứng cáp với nỗi khát khao khôn thỏa, vú dựng lên, một mađam Hortense mười bốn, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, sáu mươi cái xuân xanh, đang huýt gió.
Không có gì mất đi cả, chưa một người tình nào chết! Trong bộ ngực héo quắt của mụ, tất cả bọn họ sống lại, xênh xang lễ phục. Như thể mađam Hortense là một chiến thuyền ba cột buồm uy nghi và tất cả các tình nhân mụ đã trải bốn mươi lăm năm hành nghề - đều đáp trên mình mụ, vào hầm tàu, lên mạn tàu, lên những dây chằng cột buồm, trong khi mụ lướt tấm thân nát tươm đầy vết xăm trên ngọn sóng hướng về bến bờ lớn cuối cùng mà mụ hằng khao khát mãnh liệt bấy lâu nay: hôn nhân. Và Zorba mang hàng ngàn khuôn mặt: Thổ Nhĩ Kỳ, u châu, Armenia, Ả Rập, Hy Lạp và khi ôm ghì lão, mađam Hortense ôm trọn cả đoàn bất tận những tình nhân đầy ơn phước . . .
Ngư nữ già bất chợt nhận ra rằng tôi đã ngừng đọc; ảo cảnh tan biến đột ngột và mụ nhướn cặp mí mắt nặng trĩu.
- Anh ấy không nói thêm gì nữa sao? Mụ hỏi, giọng trách móc, liếm môi thòm thèm.
- Bà còn muốn gì nữa, mađam Hortense? Bà không thấy là từ đầu đến đuôi bức thư chỉ nói về bà đó sao? Bà xem đây, cả bốn tờ đặc! Và ở góc trang, lại có cả một trái tim nữa. Zorba bảo chính tay lão vẽ đấy. Nhìn xem, mũi tên tình yêu xuyên thủng tim và, xem này bên dưới, hai con bồ câu ôm ấp nhau và trên hai đôi cánh, hai cái tên lồng vào nhau: Hortense - Zorba, chữ nhỏ li ti viết bằng mực đỏ!
Bồ câu chẳng có mà tên cũng không, nhưng cặp mắt nhỏ của ngư nữ già đầy lệ nhòa và có thể nhìn ra bất cứ cái gì chúng muốn thấy.
- Không còn gì nữa? Không còn gì nữa? Mụ lại hỏi, vẫn chưa thỏa mãn.
Nào cánh, nào nước xà phòng của gã thợ cắt tóc, nào đôi bồ câu nhỏ- mọi cái đó đều rất hay ho, nhưng tất cả chỉ là một lô từ hoa mỹ, chỉ là hư không. Cái đầu óc phụ nữ thực tế của mụ cần một cái gì khác, một cái gì cụ thể hơn, chắc chắn hơn. Biết bao lần trong đời, mụ đã nghe cái loại chuyện tào lao ấy! Và nó có giúp ích gì cho mụ? Sau bao năm làm nghề vất vả, mụ đã bị bỏ lại mắc cạn trơ trọi một mình.
- Không còn gì nữa? Mụ lại thì thầm, đầy trách móc. Không còn gì nữa sao?
Mụ nhìn tôi bằng cặp mắt giống như mắt con hươu cái bị dồn đến cùng đường. Tôi thấy thương hại mụ.
- Lão còn nói một điều rất quan trọng, mađam Hortense, tôi nói. Vì thế, tôi để dành đến cuối.
- Đó là cái gì . . . ? Mụ thở dài nói .
- Lão viết rằng khi nào trở về, lão sẽ đến bà ngay, quỳ gối và rưng rưng nước mắt van xin bà lấy lão. Lão không thể đợi lâu hơn nữa. Lão muốn bà trở thành người vợ yêu dấu của lão, lão nói vậy mađam Hortense Zorba ạ, để hai người không bao giờ xa nhau nữa.
Lần này thì nước mắt trào ra thật. Đây là niềm vui tột đỉnh, là bến náu hằng ao ước thiết tha; đây là điều mà cho đến nay mụ vẫn tiếc là đời mụ không có được: Yên ổn và nằm trên một cái giường chính chuyên, thế thôi, không hơn!
Mụ đưa tay lên che mắt.
- Được, mụ nói với vẻ hạ cố của một đại phu nhân, tôi chấp nhận. Nhưng xin ông nhắn với anh ấy hộ rằng ở đây trong làng này, không có vòng hoa cam. Anh ấy sẽ phái kiếm ở Candia mang về. Anh ấy cũng phải mang về hai cây nến trắng với những dải băng hồng và một ít kẹo hạnh đào thật ngon nữa. Rồi anh ấy phải mua cho tôi một cái áo cưới trắng, tất lụa và giày xa-tanh cao gót. Khăn trải giường thì có rồi, ông bảo anh ấy khỏi mang về. Giường cũng có rồi.
Mụ lên danh sách những hàng cần mua, ngay từ giờ đã biến chồng thành kẻ chạy việc vặt. Mụ đứng dậy. Thoắt cái, mụ đã khoác cái vẻ của một phụ nữ có chồng đàng hoàng.
- Tôi có điều muốn hỏi ông, mụ nói. Một điều nghiêm túc. Rồi mụ chờ đợi, vẻ xúc động.
- Nói đi, mađam Hortense, tôi xin sẵn sàng hầu bà.
- Zorba và tôi rất quý mến ông. Ông rất tốt và ông sẽ không làm xấu mặt chúng tôi. Ông có vui lòng làm chứng cho chúng tôi không?
Tôi rùng mình. Trước đây, ở nhà cha mẹ tôi có một nữ gia nhân già tên là Diamandoula ngoài sáu mươi tuổi, một mụ già có ria mép, dở điên dở dại vì không chồng, hay cáu kỉnh, quắt queo và ngực phẳng như tấm ván. Mụ ta phải lòng Mitso, con trai lão chủ hiệu tạp phẩm trong vùng, một thanh niên nông dân béo tốt, không có râu và dơ bẩn.
- Bao giờ thì anh lấy tôi? Chủ nhật nào mụ cũng hỏi gã. Cưới tôi ngay đi! Làm sao anh có thể đợi lâu thế? Tôi không chịu nổi nữa!
- Tôi cũng thế! Gã con chủ hiệu tạp phẩm ranh mãnh đáp, lừa phỉnh mụ để khỏi mất khách hàng. Tôi không thể kéo dài hơn nữa, Diamandoula ạ; nhưng dù sao đi nữa, chúng ta cũng không thể cưới trước khi tôi mọc một bộ ria mép như của bà...
Năm lại năm trôi qua như vậy và mụ già Diamandoula vẫn đợi. Thần kinh mụ dịu đi, mụ ít đau đầu hơn, đôi môi chua chát không bao giờ được hôn, bắt đầu biết mỉm cười. Mụ giặt quần áo cẩn thận hơn, ít đánh vỡ bát đĩa hơn và không bao giờ làm cháy món ăn nữa.
- Cậu chủ, cậu có vui lòng đến làm chứng cho chúng tôi không? Một buổi tối, mụ len lén hỏi tôi.
- Nhất định tôi sẽ đến, Diamandoula ạ, tôi đáp, cổ họng nghẹn lại vì thương hại mụ.
Chỉ riêng đề nghị đó cũng đủ làm tôi thắt lòng; chính vì thế mà tôi rùng mình khi nghe thấy mađam Hortense cũng yêu cầu như vậy.
- Nhất định là tôi vui lòng, tôi đáp. Đó là một vinh dự cho tôi, mađam Hortense.
Mụ đứng dậy, khẽ vỗ vào những lọn tóc nhỏ rủ xuống từ dưới chiếc mũ và liếm môi.
- Chúc ông ngủ ngon, mụ nói. Chúc ông ngủ ngon. Và cầu sao anh ấy sớm trớ về với chúng ta!
Tôi nhìn mụ lạch bạch đi khỏi, lắc lư cái thân hình già nua với tất cả những điệu bộ õng ẹo của một thiếu nữ. Niềm vui chắp cánh cho mụ và đôi giày cao gót cũ kỹ vẹo vọ hằn những vết sâu trên cát.
Mụ vừa mới quành chỗ mũi đất, đã thấy vang lên những tiếng kêu the thé và tiếng gào khóc dọc theo bờ biển.
Tôi chồm dậy và chạy về phía có tiếng huyên náo ấy. Trên mũi đất đối diện, những người đàn bà bù lu bù loa như hát một bài lâm khốc. Tôi leo lên một mỏm đá để xem cho rõ. Đàn ông, đàn bà từ trong làng chạy ra; đằng sau họ, chó sủa vang. Hai ba người cưỡi ngựa đi trước. Bụi bốc lên từ mặt đất thành một đám mây dày đặc Chắc là có tai nạn gì rồi , tôi nghĩ và chạy quành bờ vịnh. Tiếng ồn ào mỗi lúc một tăng. Hai ba áng mây mùa xuân đứng im sững trong ánh chiều tà. Cây Vả Tình Nương đầy lá non xanh rờn. Đột nhiên, mađam Hortense lảo đảo tiến về phía tôi. Mụ chạy trở lại, đầu tóc rũ rượi, thở không ra hơi, một chiếc giày tuột khỏi chân. Mụ cầm nó trong tay và vừa chạy vừa khóc.
- Lạy Chúa tôi. Lạy Chúa tôi... mụ nức nở khi trông thấy tôi. Mụ vấp suýt ngã.
Tôi nắm lấy mụ, đỡ cho khỏi té nhào.
- Sao bà khóc? Có chuyện gì xảy ra vậy?
Và tôi giúp mụ xỏ chân vào chiếc giày cũ mòn.
- Tôi sợ. . . tôi sợ. . .
- Sợ gì?
- Sợ chết.
Mụ đã khiếp đảm ngửi thấy mùi cái chết trong không trung.
Tôi nắm cánh tay mềm oặt của mụ định kéo đến chỗ có chuyện nhưng mụ co cái thân hình già nua run rẩy, cưỡng lại.
- Tôi không muốn . . . tôi không muốn. . . mụ kêu lên.
Mụ già khốn khổ tội nghiệp sợ phải lại gần một nơi có cái chết xuất hiện. Mụ không thể để Charon( [45] ) trông thấy và nhớ mặt mình... Như tất cả những người già, ngư nữ đáng thương của chúng tôi cố giấu mình bằng cách mặc màu xanh cỏ hoặc màu đất để Charon không phân biệt được mụ với đất hay cỏ. Mụ rụt đầu rụt cổ vào đôi vai tròn mập và run bần bật.
Mụ lết đến một cây ô-liu, trải cái áo ngoài vá víu ra và gieo mình xuống đất.
- Xin ông đắp hộ cái này lên người tôi. Đắp hộ tôi và hãy tới đằng kia xem sao.
- Bà thấy lạnh ư?
- Vâng. ông đắp giúp tôi với.
Tôi cố đắp thật kín cho mụ để mụ lẫn với đất, rồi tôi đi. Tôi đến chỗ mũi đất và lúc này nghe rõ những bài điếu ca thảm thiết. Mimiko chạy qua tôi:
- Có chuyện gì thế, Mimiko? Tôi hỏi.
- Hắn đâm đầu xuống biển tự vẫn! Tự vẫn? Gã la lên, không dừng lại.
- Ai kia?
- Pavli, con trai ông Mavrandoni.
Tại sao?
- Mụ góa...
Tiếng đó buông lơ lửng trong trời chiều, gợi lên tấm thân mềm mại và nguy hiểm của người đàn bà nọ.
Tôi tới chỗ những mỏm đá và thấy tất cả dân làng tụ tập ở đó. Đàn ông lặng thinh, đầu trần; đàn bà, khăn trùm đầu hất xuống vai, vừa bứt tóc vừa la chói tai. Một cái xác tím ngắt, trương phềnh sóng soài trên bãi sỏi. Ông già Mavrandoni đứng im sững cúi nhìn xác con, tay phải tì lên cây gậy, tay trái nắm chòm râu bạc loăn xoăn.
- Trời đánh thánh vật mày, con góa phụ, một giọng the thé chọi cất lên.
- Thượng đế sẽ trừng phạt mày về tội này!
Một phụ nữ chồm lên và quay về phía đám đàn ông.
- Làng này không có lấy một mống đàn ông nào dám dằn nó xuống nằm ngang đùi mình mà cắt cổ nó như một con cừu sao? Hừ! Toàn đồ hèn nhát!
Và chị ta nhổ vào đám đàn ông đang lẳng lặng nhìn chị.
Chủ tiệm cà phê, Kondomanolio, trả lời chị:
- Đừng có sỉ nhục bọn tôi, Katerina điên khùng ạ, lão quát lên, đừng sỉ nhục bọn tôi, làng chúng ta vẫn còn một số kẻ nam nhi, một số Palikaria ( [46] ), rồi nhà chị sẽ thấy!
Tôi không tự kiềm chế được nữa.
- Xấu hổ thay cho tất cả các người! Tôi kêu lên. Người đàn bà ấy có trách nhiệm gì về chuyện này? Đó là mệnh trời. Các người không sợ Thượng đế sao?
Nhưng không ai đáp.
Manolakas, anh họ gã trẫm mình, cúi gập cái thân hình hộ pháp, bồng tử thi lên tay và cất bước đầu tiên đi về làng.
Đám người phụ nữ la hét, tự cào mặt mình và vò đầu rứt tóc. Thấy thi hài được mang đi, họ chạy theo định túm lại. Nhưng lão Mavrandoni vung gậy xua họ và đi lên dẫn đầu đoàn người, đám phụ nữ đi theo cất tiếng hát những khúc ai điếu. Bọn đàn ông lẳng lặng đi sau cùng.
Họ khuất vào trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng.
Lại nghe thấy tiếng biển thở an bình. Tôi nhìn quanh. Chỉ còn độc mình tôi.
Mình về nhà thôi , tôi tự nhủ. Ôi lạy Chúa, lại một ngày đầy sầu đau!
Tôi trầm ngâm bước trên con đường nhỏ. Tôi khâm phục những con người ấy, họ nhiệt thành gắn chặt mình vào những nỗi đau nhân thế: mađam Hortense, Zorba, nàng góa, và gã Pavli xanh xao đã dũng cảm lao xuống biển để dìm nỗi khổ não của mình, và Deli-katerina lớn tiếng đòi cắt cổ sương phụ như một con cừu và Mavrandoni không chịu khóc hoặc thậm chí cất lời trước mặt những người khác. Chỉ riêng mình tôi là bất lực và duy lý, máu tôi không sôi lên, tôi không yêu cũng chẳng ghét một cách cuồng nhiệt. Tôi vẫn còn muốn uốn nắn mọi sự cho chỉnh, bằng cách hèn nhát đổ tất cả cho định mệnh.
Trong ánh tranh tối tranh sáng, tôi còn nhận ra được bác Anagnosti vẫn ngồi đó, trên một phiến đá, cằm tì trên cây gậy dài và mắt đăm đăm nhìn ra biển.
Tôi gọi nhưng ông lão không nghe thấy. Tôi bèn đi tới. Trông thấy tôi, ông lắc đầu.
- Nhân loại thật đáng thương! Ông lẩm bẩm. Phí một đời trai trẻ. Thằng bé tội nghiệp không mang nổi nỗi đau khổ nên đâm đầu xuống biển, chết đuối. Bây giờ nó đã được cứu rỗi.
- Cứu rỗi?
- Cứu rỗi, phải, con ạ, nó đã được cứu rỗi. Thử hỏi nó có thể làm gì đời nó? Nếu nó lấy ả góa thì chẳng bao lâu sẽ xảy ra cãi lộn, thậm chí có thể là ô danh nữa kia. Ả ta hệt như một con ngựa cái giống, cái con đàn bà trơ trẽn ấy! Hễ thấy đàn ông là hí rầm lên ngay. Mà nếu thằng bé không lấy ả thì nó sẽ đau khổ suốt đời, vì nó đã đinh ninh trong đầu rằng nó đã để lỡ mất một hạnh phúc lớn! Trước mặt là hố sâu, sau lưng là vực thẳm!
Đừng nói vậy, bác Anagnosti, nghe bác thì ai cũng đâm tuyệt vọng mất.
- Thôi nào, đừng có hãi thế! Không ai có thể nghe thấy lão nói, trừ con ra. Mà ngay cả nếu họ có nghe thấy thì liệu họ có tin lão không? Này, có người nào may mắn hơn lão không ? Lão có đồng ruộng , có vườn nho , vườn ô liu và một ngôi nhà hai tầng. Lão giàu có, lại là kỳ mục trong làng. Lão vớ được mụ vợ đôn hậu, ngoan ngoãn đẻ cho lão thuần con trai. Lão chưa bao giờ thấy mụ ngước mắt lên nhìn lão thách thức và tất cả các con lão đều là người cha tốt. Lão chả có điều gì phải phàn nàn. Lão còn có một đàn cháu nội nữa. Lão còn cần gì nữa? Lão đã cắm rễ khá sâu. Vậy mà nếu phải làm lại cuộc đời từ đầu, lão sẽ quàng một hòn đá vào cổ như Pavli và đâm đầu xuống biến. Cuộc đời quá là cơ cực, lạy Chúa, thật thế, ngay cả cuộc đời may mắn nhất cũng cơ cực, chém cha đời.
- Nhưng bác còn thiếu cái gì nữa, bác Anagnosti? Bác phàn nàn điều chi?
- Lão đã nói lão chẳng thiếu gì mà! Nhưng ai mà biết được lòng người!
Ông già im lặng một lát và lại nhìn ra biển đang sẫm tối dần.
- Ờ, Pavli, con làm thế là phải! Lão kêu lên, tay vung gậy. Cứ để cho bọn đàn bà la thét: họ là đàn bà, chả có đầu óc gì hết. Giờ đây, con đã được cứu rỗi, Pavli - cha con biết vậy và vì thế, không thốt ra một tiếng!
Lão đưa mắt bao quát nhìn trời và núi đã trở lên mờ mịt.
- Đêm xuống rồi, lão nói. Ta nên về thôi.
Chợt lão ngừng bặt. có vẻ tiếc những lời buột miệng nói ra, như thể lão đã làm lộ một bí mật quan trọng và bây giờ muốn cứu vãn lại.
Lão đặt bàn tay héo quắt lên vai tôi.
- Con còn trẻ, lão mỉm cười nói với tôi, đừng có nghe bọn già. Nếu thế giới nghe theo bọn già, nó sẽ lao thẳng đến chỗ hủy diệt. Nếu con bắt gặp một quả phụ, hãy vồ lấy mụ! Cưới luôn, rồi sinh con đẻ cái, đừng có do dự gì! Những chuyện phiền nhiễu nảy sinh là dành cho lớp trẻ !
*
Tôi về tới lều, nhóm lửa và chuẩn bị bữa trà tối. Vừa mệt vừa đói, tôi ăn ngấu nghiến, tự buông thả hoàn toàn trong khoái cảm thú vật.
Đột nhiên, Mimiko thò cái đầu nhỏ bẹt qua cửa sổ, nhìn tôi đang ngồi thu lu ăn bên bếp lửa. Gã mỉm cười tinh quái.
- Cậu đến làm gì đấy, Mimiko?
- Tôi mang đến cho ông cái này, ông chủ... của chị góa gửi biếu. . . Một giỏ cam. Chị bảo đây là những trái cam cuối cùng trong vườn chị . . .
- Của chị góa ư? Tôi giật mình hỏi. Tại sao chị ta lại gửi biếu tôi?
- Vì ông đã nói những lời tốt đẹp bênh vực chị trước dân làng chiều nay, chị bảo thế.
- Những lời tốt đẹp nào?
- Làm sao tôi biết được? Tôi chỉ nhắc lại với ông những điều chị ấy nói, có thế thôi...
Gã trút những trái cam lên giường. Cả lều bỗng thơm phức.
Cậu nói giùm tôi cảm ơn chị ta đã cho quà và tôi khuyên chị ta nên cẩn thận nhé. Chị ta cần đề phòng, đừng xuất hiện ở trong làng vì bất cứ lý do gì, nghe rõ chứ? Chị ta nên ở trong nhà một thời gian, cho đến khi người ta quên câu chuyện bất hạnh này đi. Cậu có hiểu không Mimiko?
- Có thế thôi ư, ông chủ?
- Thế thôi. Cậu có thể đi được rồi đấy.
Mimiko nháy mắt với tôi:
- Có thế thôi ư?
- Đi đi!
Gã đi. Tôi bóc một quả cam, nó nhiều nước và ngọt như mật ong. Tôi nằm xuống, ngủ thiếp đi và suốt đêm ấy, tôi tha thẩn trong những vườn cam. Một ngọn gió ấm thổi, tôi phanh ngực đón gió và giắt một cọng húng quế ở mang tai. Tôi là một gã nông dân hai mươi tuổi và tôi lang thang trong vườn cam, vừa huýt sáo vừa đợi chờ. Chờ ai? Tôi cũng chẳng biết. Song tim tôi sẵn sàng nổ tung vì vui sướng. Tôi xoắn ria mép và lắng nghe suốt đêm tiếng biển thở dài như một người đàn bà sau rặng cam. Đăng bởi: admin
/25
|