Đêm khuya, mọi người đều chìm trong giấc ngủ thì mỗi mình Du vẫn thức. Ngồi tựa đầu vào ô cửa, Du chỉ thấy một màu đen kịt. Vài ngày nữa mới đến rằm, trăng sẽ sáng. Nhưng để làm gì khi lòng cô vẫn là vực sâu thăm thẳm. Du nghĩ về cuộc gặp với luật sư, nghĩ về những người mẹ mang nỗi đau mất con.
Giả như bé Oanh bị giết oan ức, chắc hẳn Du cũng sẽ oán hận và quyền rủa tên thủ phạm. Vậy ngay lúc này khi đang ở trong vai kẻ giết người, liệu Du có đáng nhận sự tha thứ? Du co người tựa đầu lên hai đầu gối, nước mắt ứa ra chảy len qua hàng mi trĩu nặng.
*****
Sáng hôm sau, Vân Du đến phòng gặp luật sư.
Một cách bình tĩnh, Du ngồi xuống ghế rồi đặt hai tay bị còng lên bàn. Đối diện, vị luật sư trung niên sửa lại gọng kính, chuẩn bị hỏi những câu cần thiết. Du luồn những ngón tay vào nhau siết chặt như tiếp thêm sức mạnh cho bản thân.
Buổi gặp mặt luật sư diễn ra không lâu, chưa đầy một tiếng đã kết thúc.
Đang ngồi đính hạt cườm cùng các phạm nhân nữ khác thì chị Giảo chợt thấy Du xuất hiện. Sáng nay chị có nghe nói Du đi gặp luật sư, giờ trông nét mặt cô em gái không vui nên chị mới hỏi: Bộ luật sư tra hỏi ghê quá hả? Du khẽ lắc đầu, làm gì có chuyện tra hỏi như người ta bắt giam gián điệp thế kia. Chị Giảo chậc lưỡi sốt ruột:
- Thì tại ngó mặt em buồn xo nên chị mới lo lắng.
- Không có gì đâu chị, cũng xong hết rồi.
- Mà em có khuất tất gì phải nói rõ ràng để người ta giảm án cho nghen. Cán bộ có báo khi nào mở phiên tòa xét xử em không?
- Chưa ạ nhưng em nghĩ chắc cũng nhanh thôi. Chị này, em quyết định sẽ tham gia buổi văn nghệ cùng chị và em Muội.
Chị Giảo chưng hửng:
- Giờ này mà em mới quyết định về chuyện đó hả? Chẳng cần nữa đâu vì chị đã đăng ký tên em trước đấy lâu rồi!
Du cười phì đồng thời đưa mắt nhìn ra ngoài hiên với những làn gió thổi hiu hiu.
*****
Hôm sau, Đồng Văn đi gặp Phó giám thị Dũng để báo về tình hình điều trị của Du. Đưa tay gõ cửa vài cái, Văn nghe tiếng nói phát ra từ trong phòng liền bước vào. Thấy Phó giám thị Dũng đang ngồi chờ, Văn tiến đến bên bàn đưa hồ sơ bệnh lí ra.
- Đây là tình hình điều trị tâm lí của phạm nhân Vân Du thời gian qua. Kết quả khá tốt, hiện tại tinh thần phạm nhân đã ổn định, không còn ý muốn tự tử nữa.
Phó giám thị Dũng xem qua một lúc thì gấp hồ sơ lại, hướng mắt vào Văn:
- Bác sĩ làm tốt lắm, tôi biết phạm nhân Du khá hơn rồi vì thời gian qua ở buồng giam phạm nhân đã có những biến chuyển tích cực.
Rồi Văn bỗng nghe Phó giám thị báo một tin:
- Phiên tòa sơ thẩm xét xử phạm nhân Du sẽ sớm diễn ra.
- Là khi nào?
- Vào đầu tháng sau.
Cái nhìn chợt nhiên bất động, để rồi chàng bác sĩ trẻ hoàn toàn im lặng.
Văn vẫn luôn thắc mắc về những điều mà Du khai với công an, liền đánh bạo hỏi. Phó giám thị Dũng thở mạnh: Phạm nhân Du khai rằng sáu năm trước khi bà Nhuệ trở thành mẹ kế của Du thì cả hai luôn xảy ra xích mích, phần lớn là về tiền bạc do mẹ kế thường đánh đề. Mâu thuẫn giữa hai người ngày một lớn cho đến khi Du bỏ nhà đi và lấy theo một số tiền. Thời gian sống bươn trải bên ngoài, Du sinh ra con gái Hoàng Oanh.
- Vậy lí do gì cô ấy giết bà Nhuệ và bác sĩ Dương?
- Phạm nhân Du khai đầu năm nay con gái bị bệnh nên đã đưa nó đến bệnh viện đa khoa. Ở đó bác sĩ điều trị là Nguyễn Đăng Dương. Sau đó bà Nhuệ chẳng rõ nghe ai nói mà tìm được đến bệnh viện. Phạm nhân bị bà Nhuệ đòi lại số tiền đã lấy cắp sáu năm trước, và trong lúc tranh cãi phạm nhân thiếu kìm chế nên liền cầm kéo đâm bà ấy. Lúc đó bác sĩ Dương lao vào ngăn và không may bị phạm nhân lỡ tay đâm chết.
Nghe xong, trông Văn đầy trầm tư bởi có cảm giác đây chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Văn không nghĩ rằng lí do giết người của Du lại đơn thuần xoay quanh vụ tiền bạc. Đúng là người ta có thể vì tiền mà giết người nhưng Du thì không phải!
Nhận ra biểu hiện khác thường của Văn, Phó giám thị Dũng dò ý:
- Bác sĩ còn điều gì vướng mắt sao?
Với vai trò chỉ là một bác sĩ tâm lí, Văn hiểu bản thân không có quyền xen vào cuộc điều tra hay kết án phạm nhân nhưng lòng vẫn muốn hỏi điều này:
- Phó giám thị có nghĩ lời khai ấy chưa phải là sự thật?
- Tại sao?
- Trong quá trình điều trị bằng cách viết nhật kí tâm sự, tôi phát hiện phạm nhân Du không phải là kẻ xấu. Vẻ như cô ấy che giấu một nỗi đau thầm kín.
Phó giám thị Dũng thoáng lặng im, tiếp theo liền nở nụ cười nhẹ nhàng hệt kiểu đang an ủi tâm hồn một ai đó, rồi đứng dậy:
- Bác sĩ, chúng tôi không chỉ nghe lời khai của phạm nhân mà còn đi điều tra nữa. Mối mâu thuẫn với mẹ kế là thật, phạm nhân lấy tiền rời khỏi nhà là thật. Và phạm nhân đã giết chết mẹ kế lẫn bác sĩ Dương ngay trong bệnh viện cũng là sự thật rành rành.
- Nhưng nếu phạm nhân có nỗi khổ...
- Tôi hiểu lòng tốt của bác sĩ nhưng giết người là giết người, thủ phạm vẫn phải lãnh án. Dù là có nỗi khổ nhưng nếu phạm nhân không muốn nói ra thì luật pháp sẽ tiến hành xét xử trên lời khai và chứng cứ buộc tội.
Đôi mắt dịu lại, Văn hiểu những lời lẽ ấy đều đúng. Luật pháp là sự công bằng với những điều mắt thấy, tai nghe. Luật pháp không có đôi mắt quyền năng để nhìn thấu mọi tội lỗi của trần thế. Có những "sự thật khổ đau" ẩn chứa sâu, rất sâu trong lòng phạm nhân và chẳng ai đủ khả năng để biết, ngoại trừ chính họ.
*****
Sau khi ăn trưa và trở về buồng giam, ai nấy đều làm công việc riêng. Người ngủ trưa, người đọc báo, người nói chuyện phiếm hoặc làm thêm vài thứ. Riêng Du lại ngồi viết thư. Tờ giấy được đặt trên bậu cửa sổ, Du nắn nót viết từng chữ. Vừa nãy Du nhận từ quản giáo Ngà địa chỉ nhà của bác sĩ Dương nên mau chóng viết ngay một lá thư xin lỗi.
"Cháu gửi lời chào đến hai bác.
Cháu tên Vân Du, là người đã lỡ tay giết chết bác sĩ Dương, con trai của hai bác. Cháu đang ở trong Trại giam và chờ phiên tòa xét xử để lãnh án. Cháu biết hai bác đang phải gánh chịu nỗi đau to lớn nên nhất định không muốn nhận lá thư này của cháu đâu. Nhưng cháu vẫn muốn gửi đến hai bác ngàn lời xin lỗi, dù bây giờ chúng thật vô nghĩa. Cháu mong có thể được dập đầu tạ tội trước hai bác.
Đêm nào cháu cũng mơ thấy ác mộng. Cháu luôn khóc nửa đêm vì nỗi ân hận tột cùng. Cháu đáng bị trừng phạt như thế khi gây ra cái chết cho con trai hai bác. Cháu không ngừng mắng nhiếc bản thân lí do gì lại nỡ đâm kéo vào một người tốt bụng như bác sĩ Dương. Cháu chẳng đáng là người!
Cháu cũng là một người mẹ, cũng biết thương yêu và nhớ nhung con gái. Vì vậy cháu càng thấm thía nỗi đau mất con của hai bác. Cháu xin lỗi! Thật sự xin lỗi! Nếu tòa tuyên án tử hình thì cháu sẽ chấp nhận mà không một lời chữa tội, oán than. Đây là điều công bằng nhất để an ủi vong linh của con trai hai bác ở thế giới bên kia."
Du cũng đoán được, có thể cha mẹ anh sẽ xé bỏ lá thư rồi lại quyền rủa mình. Thậm chí biết đâu bà còn hét lên thật to dẫu Du chẳng hề có mặt ở đó, rằng: "Tôi không bao giờ tha thứ cho cô đâu! Chỉ khi nào cô chết đi!". Tuy vậy Du vẫn tiếp tục viết thư xin lỗi, dù là hàng chục hay hàng trăm bức đi nữa. Viết cho đến khi Du chết. Điều Du mong mỏi nhất là gặp mặt hai con người bất hạnh vì nỗi đau mất con ấy, để quỳ trước họ mà tạ lỗi...
*****
Văn dự định là lần gặp điều trị thứ sáu này sẽ nói với Du những chuyện thú vị nào đó mà mình có thể nghĩ ra, ấy vậy lúc cả hai ngồi đối diện với nhau trong phòng bệnh xá thì anh chỉ im lặng. Hơn ai hết Văn hiểu thời gian gặp mặt của hai người không còn nhiều nữa khi tinh thần của Du đã bình thường trở lại và phiên tòa sẽ diễn ra vào đầu tháng sau. Mọi thứ diễn ra quá nhanh! Văn không tìm được từ ngữ nào để diễn tả tâm trạng của mình, tất cả âm thanh đều vướng lại trong cuống họng một cách khó khăn.
- Cô đã biết khi nào phiên tòa sẽ được mở chưa?
- Nói vậy là bác sĩ biết?
Văn gật đầu, chẳng muốn giấu giếm cái chuyện mà trước sau gì Du cũng biết:
- Phó giám thị Dũng báo là vào đầu tháng sau.
- Thế là được rồi, tôi vẫn đủ thời gian để hoàn thành một số việc.
- Những gì cô khai đều là sự thật?
Du chớp mắt nhìn Văn trong khi chàng bác sĩ trẻ lại không nhìn cô, mà rằng:
- Tôi thấy cô vẫn còn che giấu điều gì đó rất đau đớn ở trong lòng. Tại sao? Cô không muốn được giảm tội ư?
- Bác sĩ, tôi thật sự đã giết người và tôi phải lãnh án.
Trông dáng vẻ bình thản của Du, Văn siết chặt tay và cố kìm nén cảm giác khó chịu đang bóp nghẹt tim mình, tiếng nói trầm xuống như bị hụt hơi:
- Cô muốn tôi tha thứ cho bản thân trong khi cô lại giày vò chính mình. Cô muốn tôi tiếp tục sống trong khi cô lại ngồi chờ cái giá treo cổ. Tại sao lại có sự khác nhau giữa những kẻ có tội như vậy?
- Sự khác nhau giữa những kẻ có tội đó là, kẻ nào đáng tha thứ và kẻ nào không đáng được tha thứ.
Văn tự hỏi, vậy cái ranh giới của việc đáng với không đáng ấy là gì chứ?
Sau vài giây đắn đo, Du chợt lên tiếng:
- Tôi nợ bác sĩ lời cảm ơn, và tôi sẽ kể bác sĩ nghe câu chuyện thật sự của tôi.
Giờ thì Văn hết sức ngạc nhiên trước đôi mắt bình lặng và trong veo như bờ hồ thu của người con gái ngồi đối diện, tưởng chừng đang phản chiếu cái ý nghĩ: chỉ duy nhất một mình bác sĩ được biết mà thôi...
*****
Tháng 2 năm 2004.
- Du à, con thích có mẹ kế không?
Đó là câu ông Thạch hỏi Vân Du vào buổi trưa khi nó tròn mười sáu tuổi. Du đã ngừng ăn, tròn xoe mắt nhìn cha vì nghĩ, một người đàn ông không có việc làm ổn định và nghèo mạt như thế lại có người đàn bà muốn lấy làm chồng ư? Tất nhiên Du không nói ra cái suy nghĩ buồn cười ấy mà chỉ hỏi ngắn gọn, đó là ai? Ông Thạch thở hắt, cố tỏ ra vẻ dửng dưng khi trả lời, cô Nhuệ cuối xóm kìa!
Gọi bằng "cô" vậy thôi chứ bà Nhuệ bốn mươi bốn tuổi rồi, không gia đình hay chồng con gì tất, sống trong cái nhà nhỏ ở cuối xóm, gọt củ cải sống qua ngày. Người đàn bà qua tuổi tứ tuần này không xinh đẹp, mà cũng không dịu dàng và hình như rất ghét con nít. Những người quanh đây kháo nhau rằng, nhìn tướng bà ấy thì thấy có số "hại chồng" dù từ đó đến giờ chưa lấy ai.
Du không mấy thân quen với bà Nhuệ, chẳng thích cũng chẳng ghét gì duy có một điều khiến nó hơi bận tâm đó là bà nổi tiếng có máu đánh đề. Du nghĩ đến chuyện cha mình rước về một người vợ thích trò "ghi số" thì khéo cái nhà nghèo mạt này sẽ còn tệ hại đến đâu nữa. Nên Du hơi lần chần trước câu hỏi "thích có mẹ kế không".
- Cha quen cô Nhuệ bao lâu rồi mà đòi lấy?
Hiểu con gái muốn nói gì, ông Thạch chậc lưỡi gác đũa:
- Quen với biết gì, cha với bả ngày nào cũng gặp mặt nói chuyện bao nhiêu năm nay chứ có phải một sớm một chiều đâu. Thì tự dưng bây giờ hai người muốn sống chung với nhau cho vui, cùng góp gạo nấu cơm ở cái tuổi xế chiều. Mà quan trọng là cha muốn mày có mẹ chăm sóc con ạ. Con gái ở cái tuổi này tâm sinh lí gì gì đấy thay đổi tùm lum, con cần có mẹ để tâm sự cũng tốt.
Du khẽ nhìn lên bức hình thờ của mẹ ruột chợt nghe lòng nhói lên, hệt có mũi kim châm chích. Du mất mẹ từ sớm nhưng cũng đã cảm nhận được tình mẫu tử rồi và bản thân không muốn có bất kỳ người đàn bà nào khác khiến mình phải gọi là "mẹ". Du chẳng cần có thêm mẹ kế nữa đâu, nhưng chỉ nói vỏn vẹn rằng:
- Con thấy nhà mình như hiện tại là tốt rồi.
- Thiệt là, cái nhà mà không có tay người đàn bà chăm lo thì chả ra sao.
Cha nói vậy thì con là gì nào? Con cũng là con gái đây, cũng chăm sóc cho ngôi nhà ọp ẹp này gọn gàng tươm tất đấy thôi! Du nhủ thầm, rồi tự hiểu là cha muốn lấy vợ chứ nào vì con gái chứ. Mà đàn ông đã cần có một người đàn bà để mặn nồng thì sao cản được. Nên cuối cùng Du lẳng lặng dọn dẹp mâm cơm đi xuống bếp và chỉ để lại câu nói nhẹ tênh là: Thế thì tùy cha vậy!
Và sự việc tiếp theo đó rất dễ hiểu, cái nhà vốn dĩ chỉ có hai cha con giờ đây xuất hiện thêm người thứ ba. Cũng chẳng có tổ chức cưới hỏi gì đâu, ông Thạch báo với lối xóm trong con hẻm cụt ấy rằng: Tôi với cô Nhuệ đi đăng ký kết hôn rồi! Hai người đơn côi về sống chung một nhà cho ấm cúng!
Rồi mọi người xì xầm, ủa chứ cái Du con gái ổng còn sống chung mà, sao ổng bảo mình "đơn côi"? Du giả điếc trước mấy câu thì thụp ấy, đứng giương mắt nhìn người đàn bà bước chân vào nhà mình với đuôi mắt xách lên trông hơi hiểm.
Ban đầu bà Nhuệ đối với Du khá ân cần, cũng chăm nom trước sau chu đáo. Nhưng chẳng hiểu sao, Du vẫn nhận ra có một rào cản nào đó khiến mình với người đàn bà này không thể gần nhau. Vì Du ghét có mẹ kế? Vì Du cảm giác trong cái nhìn trìu mến của bà Nhuệ là điều gì đó không thật tâm? Hay vì thỉnh thoảng Du bắt gặp bà cứ láo liên quan sát ngôi nhà nhỏ của mình bằng dáng vẻ thích thú âm thầm. Những lúc như thế, bất giác lòng Du xuất hiện một linh cảm xấu.
Cho đến ngày nọ, linh cảm của Du đã thành sự thật và cũng từ đây, mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ kế con chồng của họ bắt đầu mở màn. Hôm đó khi Du đi học về, thấy mỗi bà Nhuệ ở nhà đang ghi chép vào mảnh giấy nhỏ. Lát nữa ông Thạch sẽ về ăn cơm trưa mà giờ chưa thấy mâm cơm nào dọn ra, Du liền hỏi mẹ kế. Bình thường bà Nhuệ vẫn nói rất dịu dàng nhưng chẳng rõ đang bực bội chuyện gì mà bà liếc mắt nhìn Du:
- Mày không thấy tao đang bận việc à? Mày có thể tự nấu cơm mà.
Du ngạc nhiên, từ trước đến giờ bà Nhuệ không khi nào gọi nó bằng "mày", vẫn mẹ mẹ con con rất ngọt. Thấy Du cứ đứng ngây ra, bà Nhuệ gắt:
- Mày còn không đi nấu cơm để lát cha mày về đói à?
Im lặng chốc lát, Du lại hỏi:
- Mẹ đang làm gì vậy?
- Tao đánh đề, mày không thấy hả?
- Đánh đề? Chẳng phải cha đã nói mẹ không được làm thế ư?
- Cái con nhỏ này thiệt phiền phức, tao đánh đề để kiếm thêm tiền cho cái nhà này. Cha mày đi phụ hồ thì được bao nhiêu? Mày khỏi lo, ổng cũng biết rồi.
Du ngạc nhiên lần hai, cha nó biết chuyện mà không ngăn ư? Du chẳng tin, một người vất vả kiếm tiền như vậy thì làm sao để vợ làm cái chuyện "dễ dính vào nợ nần" thế này. Nó đi thẳng vào bếp nấu cơm và tự nhủ sẽ hỏi rõ khi ông về nhà.
Nhưng Du đã lầm, sự thật là ông Thạch biết vợ đánh đề mấy ngày qua rồi. Du chớp mắt nhìn ông khá lâu mới có thể cất tiếng hỏi:
- Cha đưa tiền cho bà ấy đánh đề sao?
- Bả đánh chút đỉnh thì có sao đâu nào.
- Cha kiếm được bao nhiêu tiền mà lại nghĩ như vậy?
- Cha để bả thử vận may, lỡ gỡ gạc được thì cũng có thêm tiền.
- Cha có biết bao nhiêu người đã mắc nợ vì đánh đề không?
- Mày nói ít thôi con ạ! Mày đừng dạy khôn cha nữa! Làm sao cha không biết mấy vụ đó! Thỉnh thoảng bả đánh đề thì có chết ai!
Du đứng sững ra đó, còn ông Thạch thì hầm hè bỏ lên trên gác ngủ. Mệt mỏi vì cảm giác khó chịu đè nặng trong lồng ngực, Du tựa người vào kệ bếp thấp chủn để đứng vững. Đưa mắt nhìn gian nhà nhỏ tối om, cô bé mười sáu tuổi tự hỏi rồi chuyện tồi tệ nào sẽ xảy ra với cái gia đình này đây?
*****
Và khoảng thời gian tiếp theo, bà Nhuệ càng ngày càng lộ rõ bản chất tham lam. Ban đầu bà Nhuệ còn giả vờ yêu thương Du, giả vờ là một người mẹ kế hiền lành ở trước mặt ông Thạch nhưng dần dà, bà cũng chẳng cần vờ vịt nữa mà tỏ rõ thái độ cay nghiệt dành cho Du để mặc chồng chứng kiến tất cả. Nhưng điều khiến đứa con gái mới lớn ấy đau đớn chính là sự im lặng của cha mình.
Không rõ từ khi nào, từ một người đàn ông bình thường mà ông Thạch trở nên nhu nhược trước bà Nhuệ. Là do ông không địch nổi sự chanh chua đanh đá của vợ hay vì bản tính ông vốn dĩ yếu đuối nên mới sợ bà ta? Bà Nhuệ chẳng làm gì ngoài việc ở nhà nằm chờ chồng đưa tiền, bà lại ăn xài phung phí và tiếp tục đánh đề. Cái gia đình nghèo khó bao nhiêu năm qua đều chắt chiu từng đồng, vậy mà giờ đây tiền ra như nước, tháng nào cũng thiếu hụt đến nỗi lao đao.
Nhiều lần Du bảo ông Thạch đừng đưa bà Nhuệ tiền nữa nhưng vô ích. Ông mắng Du đừng xen vào chuyện người lớn thế mà lại lặng thinh đưa tiền cho bà vợ tham lam. Nếu Du lên tiếng nói với bà Nhuệ thì chỉ nhận được cái liếc mắt cay nghiệt, những lời mắng mỏ đay nhiến từ mẹ kế. Du bất lực trước cảnh gia đình mỗi lúc một khó khăn chồng chất, tiền bạc rơi vào túi tham không đáy của người đàn bà này. Du không có khả năng giải quyết mọi chuyện khi tuổi vẫn còn nhỏ, vẫn còn lệ thuộc vào ông Thạch.
Giả như bé Oanh bị giết oan ức, chắc hẳn Du cũng sẽ oán hận và quyền rủa tên thủ phạm. Vậy ngay lúc này khi đang ở trong vai kẻ giết người, liệu Du có đáng nhận sự tha thứ? Du co người tựa đầu lên hai đầu gối, nước mắt ứa ra chảy len qua hàng mi trĩu nặng.
*****
Sáng hôm sau, Vân Du đến phòng gặp luật sư.
Một cách bình tĩnh, Du ngồi xuống ghế rồi đặt hai tay bị còng lên bàn. Đối diện, vị luật sư trung niên sửa lại gọng kính, chuẩn bị hỏi những câu cần thiết. Du luồn những ngón tay vào nhau siết chặt như tiếp thêm sức mạnh cho bản thân.
Buổi gặp mặt luật sư diễn ra không lâu, chưa đầy một tiếng đã kết thúc.
Đang ngồi đính hạt cườm cùng các phạm nhân nữ khác thì chị Giảo chợt thấy Du xuất hiện. Sáng nay chị có nghe nói Du đi gặp luật sư, giờ trông nét mặt cô em gái không vui nên chị mới hỏi: Bộ luật sư tra hỏi ghê quá hả? Du khẽ lắc đầu, làm gì có chuyện tra hỏi như người ta bắt giam gián điệp thế kia. Chị Giảo chậc lưỡi sốt ruột:
- Thì tại ngó mặt em buồn xo nên chị mới lo lắng.
- Không có gì đâu chị, cũng xong hết rồi.
- Mà em có khuất tất gì phải nói rõ ràng để người ta giảm án cho nghen. Cán bộ có báo khi nào mở phiên tòa xét xử em không?
- Chưa ạ nhưng em nghĩ chắc cũng nhanh thôi. Chị này, em quyết định sẽ tham gia buổi văn nghệ cùng chị và em Muội.
Chị Giảo chưng hửng:
- Giờ này mà em mới quyết định về chuyện đó hả? Chẳng cần nữa đâu vì chị đã đăng ký tên em trước đấy lâu rồi!
Du cười phì đồng thời đưa mắt nhìn ra ngoài hiên với những làn gió thổi hiu hiu.
*****
Hôm sau, Đồng Văn đi gặp Phó giám thị Dũng để báo về tình hình điều trị của Du. Đưa tay gõ cửa vài cái, Văn nghe tiếng nói phát ra từ trong phòng liền bước vào. Thấy Phó giám thị Dũng đang ngồi chờ, Văn tiến đến bên bàn đưa hồ sơ bệnh lí ra.
- Đây là tình hình điều trị tâm lí của phạm nhân Vân Du thời gian qua. Kết quả khá tốt, hiện tại tinh thần phạm nhân đã ổn định, không còn ý muốn tự tử nữa.
Phó giám thị Dũng xem qua một lúc thì gấp hồ sơ lại, hướng mắt vào Văn:
- Bác sĩ làm tốt lắm, tôi biết phạm nhân Du khá hơn rồi vì thời gian qua ở buồng giam phạm nhân đã có những biến chuyển tích cực.
Rồi Văn bỗng nghe Phó giám thị báo một tin:
- Phiên tòa sơ thẩm xét xử phạm nhân Du sẽ sớm diễn ra.
- Là khi nào?
- Vào đầu tháng sau.
Cái nhìn chợt nhiên bất động, để rồi chàng bác sĩ trẻ hoàn toàn im lặng.
Văn vẫn luôn thắc mắc về những điều mà Du khai với công an, liền đánh bạo hỏi. Phó giám thị Dũng thở mạnh: Phạm nhân Du khai rằng sáu năm trước khi bà Nhuệ trở thành mẹ kế của Du thì cả hai luôn xảy ra xích mích, phần lớn là về tiền bạc do mẹ kế thường đánh đề. Mâu thuẫn giữa hai người ngày một lớn cho đến khi Du bỏ nhà đi và lấy theo một số tiền. Thời gian sống bươn trải bên ngoài, Du sinh ra con gái Hoàng Oanh.
- Vậy lí do gì cô ấy giết bà Nhuệ và bác sĩ Dương?
- Phạm nhân Du khai đầu năm nay con gái bị bệnh nên đã đưa nó đến bệnh viện đa khoa. Ở đó bác sĩ điều trị là Nguyễn Đăng Dương. Sau đó bà Nhuệ chẳng rõ nghe ai nói mà tìm được đến bệnh viện. Phạm nhân bị bà Nhuệ đòi lại số tiền đã lấy cắp sáu năm trước, và trong lúc tranh cãi phạm nhân thiếu kìm chế nên liền cầm kéo đâm bà ấy. Lúc đó bác sĩ Dương lao vào ngăn và không may bị phạm nhân lỡ tay đâm chết.
Nghe xong, trông Văn đầy trầm tư bởi có cảm giác đây chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Văn không nghĩ rằng lí do giết người của Du lại đơn thuần xoay quanh vụ tiền bạc. Đúng là người ta có thể vì tiền mà giết người nhưng Du thì không phải!
Nhận ra biểu hiện khác thường của Văn, Phó giám thị Dũng dò ý:
- Bác sĩ còn điều gì vướng mắt sao?
Với vai trò chỉ là một bác sĩ tâm lí, Văn hiểu bản thân không có quyền xen vào cuộc điều tra hay kết án phạm nhân nhưng lòng vẫn muốn hỏi điều này:
- Phó giám thị có nghĩ lời khai ấy chưa phải là sự thật?
- Tại sao?
- Trong quá trình điều trị bằng cách viết nhật kí tâm sự, tôi phát hiện phạm nhân Du không phải là kẻ xấu. Vẻ như cô ấy che giấu một nỗi đau thầm kín.
Phó giám thị Dũng thoáng lặng im, tiếp theo liền nở nụ cười nhẹ nhàng hệt kiểu đang an ủi tâm hồn một ai đó, rồi đứng dậy:
- Bác sĩ, chúng tôi không chỉ nghe lời khai của phạm nhân mà còn đi điều tra nữa. Mối mâu thuẫn với mẹ kế là thật, phạm nhân lấy tiền rời khỏi nhà là thật. Và phạm nhân đã giết chết mẹ kế lẫn bác sĩ Dương ngay trong bệnh viện cũng là sự thật rành rành.
- Nhưng nếu phạm nhân có nỗi khổ...
- Tôi hiểu lòng tốt của bác sĩ nhưng giết người là giết người, thủ phạm vẫn phải lãnh án. Dù là có nỗi khổ nhưng nếu phạm nhân không muốn nói ra thì luật pháp sẽ tiến hành xét xử trên lời khai và chứng cứ buộc tội.
Đôi mắt dịu lại, Văn hiểu những lời lẽ ấy đều đúng. Luật pháp là sự công bằng với những điều mắt thấy, tai nghe. Luật pháp không có đôi mắt quyền năng để nhìn thấu mọi tội lỗi của trần thế. Có những "sự thật khổ đau" ẩn chứa sâu, rất sâu trong lòng phạm nhân và chẳng ai đủ khả năng để biết, ngoại trừ chính họ.
*****
Sau khi ăn trưa và trở về buồng giam, ai nấy đều làm công việc riêng. Người ngủ trưa, người đọc báo, người nói chuyện phiếm hoặc làm thêm vài thứ. Riêng Du lại ngồi viết thư. Tờ giấy được đặt trên bậu cửa sổ, Du nắn nót viết từng chữ. Vừa nãy Du nhận từ quản giáo Ngà địa chỉ nhà của bác sĩ Dương nên mau chóng viết ngay một lá thư xin lỗi.
"Cháu gửi lời chào đến hai bác.
Cháu tên Vân Du, là người đã lỡ tay giết chết bác sĩ Dương, con trai của hai bác. Cháu đang ở trong Trại giam và chờ phiên tòa xét xử để lãnh án. Cháu biết hai bác đang phải gánh chịu nỗi đau to lớn nên nhất định không muốn nhận lá thư này của cháu đâu. Nhưng cháu vẫn muốn gửi đến hai bác ngàn lời xin lỗi, dù bây giờ chúng thật vô nghĩa. Cháu mong có thể được dập đầu tạ tội trước hai bác.
Đêm nào cháu cũng mơ thấy ác mộng. Cháu luôn khóc nửa đêm vì nỗi ân hận tột cùng. Cháu đáng bị trừng phạt như thế khi gây ra cái chết cho con trai hai bác. Cháu không ngừng mắng nhiếc bản thân lí do gì lại nỡ đâm kéo vào một người tốt bụng như bác sĩ Dương. Cháu chẳng đáng là người!
Cháu cũng là một người mẹ, cũng biết thương yêu và nhớ nhung con gái. Vì vậy cháu càng thấm thía nỗi đau mất con của hai bác. Cháu xin lỗi! Thật sự xin lỗi! Nếu tòa tuyên án tử hình thì cháu sẽ chấp nhận mà không một lời chữa tội, oán than. Đây là điều công bằng nhất để an ủi vong linh của con trai hai bác ở thế giới bên kia."
Du cũng đoán được, có thể cha mẹ anh sẽ xé bỏ lá thư rồi lại quyền rủa mình. Thậm chí biết đâu bà còn hét lên thật to dẫu Du chẳng hề có mặt ở đó, rằng: "Tôi không bao giờ tha thứ cho cô đâu! Chỉ khi nào cô chết đi!". Tuy vậy Du vẫn tiếp tục viết thư xin lỗi, dù là hàng chục hay hàng trăm bức đi nữa. Viết cho đến khi Du chết. Điều Du mong mỏi nhất là gặp mặt hai con người bất hạnh vì nỗi đau mất con ấy, để quỳ trước họ mà tạ lỗi...
*****
Văn dự định là lần gặp điều trị thứ sáu này sẽ nói với Du những chuyện thú vị nào đó mà mình có thể nghĩ ra, ấy vậy lúc cả hai ngồi đối diện với nhau trong phòng bệnh xá thì anh chỉ im lặng. Hơn ai hết Văn hiểu thời gian gặp mặt của hai người không còn nhiều nữa khi tinh thần của Du đã bình thường trở lại và phiên tòa sẽ diễn ra vào đầu tháng sau. Mọi thứ diễn ra quá nhanh! Văn không tìm được từ ngữ nào để diễn tả tâm trạng của mình, tất cả âm thanh đều vướng lại trong cuống họng một cách khó khăn.
- Cô đã biết khi nào phiên tòa sẽ được mở chưa?
- Nói vậy là bác sĩ biết?
Văn gật đầu, chẳng muốn giấu giếm cái chuyện mà trước sau gì Du cũng biết:
- Phó giám thị Dũng báo là vào đầu tháng sau.
- Thế là được rồi, tôi vẫn đủ thời gian để hoàn thành một số việc.
- Những gì cô khai đều là sự thật?
Du chớp mắt nhìn Văn trong khi chàng bác sĩ trẻ lại không nhìn cô, mà rằng:
- Tôi thấy cô vẫn còn che giấu điều gì đó rất đau đớn ở trong lòng. Tại sao? Cô không muốn được giảm tội ư?
- Bác sĩ, tôi thật sự đã giết người và tôi phải lãnh án.
Trông dáng vẻ bình thản của Du, Văn siết chặt tay và cố kìm nén cảm giác khó chịu đang bóp nghẹt tim mình, tiếng nói trầm xuống như bị hụt hơi:
- Cô muốn tôi tha thứ cho bản thân trong khi cô lại giày vò chính mình. Cô muốn tôi tiếp tục sống trong khi cô lại ngồi chờ cái giá treo cổ. Tại sao lại có sự khác nhau giữa những kẻ có tội như vậy?
- Sự khác nhau giữa những kẻ có tội đó là, kẻ nào đáng tha thứ và kẻ nào không đáng được tha thứ.
Văn tự hỏi, vậy cái ranh giới của việc đáng với không đáng ấy là gì chứ?
Sau vài giây đắn đo, Du chợt lên tiếng:
- Tôi nợ bác sĩ lời cảm ơn, và tôi sẽ kể bác sĩ nghe câu chuyện thật sự của tôi.
Giờ thì Văn hết sức ngạc nhiên trước đôi mắt bình lặng và trong veo như bờ hồ thu của người con gái ngồi đối diện, tưởng chừng đang phản chiếu cái ý nghĩ: chỉ duy nhất một mình bác sĩ được biết mà thôi...
*****
Tháng 2 năm 2004.
- Du à, con thích có mẹ kế không?
Đó là câu ông Thạch hỏi Vân Du vào buổi trưa khi nó tròn mười sáu tuổi. Du đã ngừng ăn, tròn xoe mắt nhìn cha vì nghĩ, một người đàn ông không có việc làm ổn định và nghèo mạt như thế lại có người đàn bà muốn lấy làm chồng ư? Tất nhiên Du không nói ra cái suy nghĩ buồn cười ấy mà chỉ hỏi ngắn gọn, đó là ai? Ông Thạch thở hắt, cố tỏ ra vẻ dửng dưng khi trả lời, cô Nhuệ cuối xóm kìa!
Gọi bằng "cô" vậy thôi chứ bà Nhuệ bốn mươi bốn tuổi rồi, không gia đình hay chồng con gì tất, sống trong cái nhà nhỏ ở cuối xóm, gọt củ cải sống qua ngày. Người đàn bà qua tuổi tứ tuần này không xinh đẹp, mà cũng không dịu dàng và hình như rất ghét con nít. Những người quanh đây kháo nhau rằng, nhìn tướng bà ấy thì thấy có số "hại chồng" dù từ đó đến giờ chưa lấy ai.
Du không mấy thân quen với bà Nhuệ, chẳng thích cũng chẳng ghét gì duy có một điều khiến nó hơi bận tâm đó là bà nổi tiếng có máu đánh đề. Du nghĩ đến chuyện cha mình rước về một người vợ thích trò "ghi số" thì khéo cái nhà nghèo mạt này sẽ còn tệ hại đến đâu nữa. Nên Du hơi lần chần trước câu hỏi "thích có mẹ kế không".
- Cha quen cô Nhuệ bao lâu rồi mà đòi lấy?
Hiểu con gái muốn nói gì, ông Thạch chậc lưỡi gác đũa:
- Quen với biết gì, cha với bả ngày nào cũng gặp mặt nói chuyện bao nhiêu năm nay chứ có phải một sớm một chiều đâu. Thì tự dưng bây giờ hai người muốn sống chung với nhau cho vui, cùng góp gạo nấu cơm ở cái tuổi xế chiều. Mà quan trọng là cha muốn mày có mẹ chăm sóc con ạ. Con gái ở cái tuổi này tâm sinh lí gì gì đấy thay đổi tùm lum, con cần có mẹ để tâm sự cũng tốt.
Du khẽ nhìn lên bức hình thờ của mẹ ruột chợt nghe lòng nhói lên, hệt có mũi kim châm chích. Du mất mẹ từ sớm nhưng cũng đã cảm nhận được tình mẫu tử rồi và bản thân không muốn có bất kỳ người đàn bà nào khác khiến mình phải gọi là "mẹ". Du chẳng cần có thêm mẹ kế nữa đâu, nhưng chỉ nói vỏn vẹn rằng:
- Con thấy nhà mình như hiện tại là tốt rồi.
- Thiệt là, cái nhà mà không có tay người đàn bà chăm lo thì chả ra sao.
Cha nói vậy thì con là gì nào? Con cũng là con gái đây, cũng chăm sóc cho ngôi nhà ọp ẹp này gọn gàng tươm tất đấy thôi! Du nhủ thầm, rồi tự hiểu là cha muốn lấy vợ chứ nào vì con gái chứ. Mà đàn ông đã cần có một người đàn bà để mặn nồng thì sao cản được. Nên cuối cùng Du lẳng lặng dọn dẹp mâm cơm đi xuống bếp và chỉ để lại câu nói nhẹ tênh là: Thế thì tùy cha vậy!
Và sự việc tiếp theo đó rất dễ hiểu, cái nhà vốn dĩ chỉ có hai cha con giờ đây xuất hiện thêm người thứ ba. Cũng chẳng có tổ chức cưới hỏi gì đâu, ông Thạch báo với lối xóm trong con hẻm cụt ấy rằng: Tôi với cô Nhuệ đi đăng ký kết hôn rồi! Hai người đơn côi về sống chung một nhà cho ấm cúng!
Rồi mọi người xì xầm, ủa chứ cái Du con gái ổng còn sống chung mà, sao ổng bảo mình "đơn côi"? Du giả điếc trước mấy câu thì thụp ấy, đứng giương mắt nhìn người đàn bà bước chân vào nhà mình với đuôi mắt xách lên trông hơi hiểm.
Ban đầu bà Nhuệ đối với Du khá ân cần, cũng chăm nom trước sau chu đáo. Nhưng chẳng hiểu sao, Du vẫn nhận ra có một rào cản nào đó khiến mình với người đàn bà này không thể gần nhau. Vì Du ghét có mẹ kế? Vì Du cảm giác trong cái nhìn trìu mến của bà Nhuệ là điều gì đó không thật tâm? Hay vì thỉnh thoảng Du bắt gặp bà cứ láo liên quan sát ngôi nhà nhỏ của mình bằng dáng vẻ thích thú âm thầm. Những lúc như thế, bất giác lòng Du xuất hiện một linh cảm xấu.
Cho đến ngày nọ, linh cảm của Du đã thành sự thật và cũng từ đây, mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ kế con chồng của họ bắt đầu mở màn. Hôm đó khi Du đi học về, thấy mỗi bà Nhuệ ở nhà đang ghi chép vào mảnh giấy nhỏ. Lát nữa ông Thạch sẽ về ăn cơm trưa mà giờ chưa thấy mâm cơm nào dọn ra, Du liền hỏi mẹ kế. Bình thường bà Nhuệ vẫn nói rất dịu dàng nhưng chẳng rõ đang bực bội chuyện gì mà bà liếc mắt nhìn Du:
- Mày không thấy tao đang bận việc à? Mày có thể tự nấu cơm mà.
Du ngạc nhiên, từ trước đến giờ bà Nhuệ không khi nào gọi nó bằng "mày", vẫn mẹ mẹ con con rất ngọt. Thấy Du cứ đứng ngây ra, bà Nhuệ gắt:
- Mày còn không đi nấu cơm để lát cha mày về đói à?
Im lặng chốc lát, Du lại hỏi:
- Mẹ đang làm gì vậy?
- Tao đánh đề, mày không thấy hả?
- Đánh đề? Chẳng phải cha đã nói mẹ không được làm thế ư?
- Cái con nhỏ này thiệt phiền phức, tao đánh đề để kiếm thêm tiền cho cái nhà này. Cha mày đi phụ hồ thì được bao nhiêu? Mày khỏi lo, ổng cũng biết rồi.
Du ngạc nhiên lần hai, cha nó biết chuyện mà không ngăn ư? Du chẳng tin, một người vất vả kiếm tiền như vậy thì làm sao để vợ làm cái chuyện "dễ dính vào nợ nần" thế này. Nó đi thẳng vào bếp nấu cơm và tự nhủ sẽ hỏi rõ khi ông về nhà.
Nhưng Du đã lầm, sự thật là ông Thạch biết vợ đánh đề mấy ngày qua rồi. Du chớp mắt nhìn ông khá lâu mới có thể cất tiếng hỏi:
- Cha đưa tiền cho bà ấy đánh đề sao?
- Bả đánh chút đỉnh thì có sao đâu nào.
- Cha kiếm được bao nhiêu tiền mà lại nghĩ như vậy?
- Cha để bả thử vận may, lỡ gỡ gạc được thì cũng có thêm tiền.
- Cha có biết bao nhiêu người đã mắc nợ vì đánh đề không?
- Mày nói ít thôi con ạ! Mày đừng dạy khôn cha nữa! Làm sao cha không biết mấy vụ đó! Thỉnh thoảng bả đánh đề thì có chết ai!
Du đứng sững ra đó, còn ông Thạch thì hầm hè bỏ lên trên gác ngủ. Mệt mỏi vì cảm giác khó chịu đè nặng trong lồng ngực, Du tựa người vào kệ bếp thấp chủn để đứng vững. Đưa mắt nhìn gian nhà nhỏ tối om, cô bé mười sáu tuổi tự hỏi rồi chuyện tồi tệ nào sẽ xảy ra với cái gia đình này đây?
*****
Và khoảng thời gian tiếp theo, bà Nhuệ càng ngày càng lộ rõ bản chất tham lam. Ban đầu bà Nhuệ còn giả vờ yêu thương Du, giả vờ là một người mẹ kế hiền lành ở trước mặt ông Thạch nhưng dần dà, bà cũng chẳng cần vờ vịt nữa mà tỏ rõ thái độ cay nghiệt dành cho Du để mặc chồng chứng kiến tất cả. Nhưng điều khiến đứa con gái mới lớn ấy đau đớn chính là sự im lặng của cha mình.
Không rõ từ khi nào, từ một người đàn ông bình thường mà ông Thạch trở nên nhu nhược trước bà Nhuệ. Là do ông không địch nổi sự chanh chua đanh đá của vợ hay vì bản tính ông vốn dĩ yếu đuối nên mới sợ bà ta? Bà Nhuệ chẳng làm gì ngoài việc ở nhà nằm chờ chồng đưa tiền, bà lại ăn xài phung phí và tiếp tục đánh đề. Cái gia đình nghèo khó bao nhiêu năm qua đều chắt chiu từng đồng, vậy mà giờ đây tiền ra như nước, tháng nào cũng thiếu hụt đến nỗi lao đao.
Nhiều lần Du bảo ông Thạch đừng đưa bà Nhuệ tiền nữa nhưng vô ích. Ông mắng Du đừng xen vào chuyện người lớn thế mà lại lặng thinh đưa tiền cho bà vợ tham lam. Nếu Du lên tiếng nói với bà Nhuệ thì chỉ nhận được cái liếc mắt cay nghiệt, những lời mắng mỏ đay nhiến từ mẹ kế. Du bất lực trước cảnh gia đình mỗi lúc một khó khăn chồng chất, tiền bạc rơi vào túi tham không đáy của người đàn bà này. Du không có khả năng giải quyết mọi chuyện khi tuổi vẫn còn nhỏ, vẫn còn lệ thuộc vào ông Thạch.
/19
|