Tự-Mai nghe Vương gọi tên nước mình là Đại-Việt, thì biết y thuộc phe chống Lưu hậu, thân với Đại-Việt. Chàng nói thầm:
- Ông này chơi được.
Đức-Dụng tiếp:
- Quốc-công không biện minh được, như vậy là nhận tội. Câu hỏi thứ nhì là: Khi Quốc-công mở ra, thấy rõ ràng trong hộp có thanh kiếm. Đáng lẽ Quốc-công phải buông hộp lùi bước. Lý đâu Quốc-công lại mang kiếm ra đưa vào trước ngực hoàng thượng. Nếu như không có Phiêu-kị đại tướng quân đẩy Quốc-công lui lại...
Ông ta chỉ vào Tự-Mai:
- Hơn nữa thiếu niên này không đem thân đỡ kiếm, có lẽ Hoàng-thượng đã bị hại rồi. Chiếu luật bản triều, tội kiêu căng với quân phụ, cùng tội thí chúa, phải tru di tam tộc.
Tào Lợi-Dụng nghe buộc tội, y kinh hồn táng đởm, nhưng không nói được, chỉ biết lắc đầu, trong khi vẫn quỳ gối.
Nhà vua nghĩ thầm:
- Kể ra với tội trạng tên Tào này làm từ xưa đến giờ cũng đáng tru di tam tộc. Nhưng khốn nỗi y là cố mệnh đại thần, ta không thể giết y ngay được. Hơn nữa hôm qua ta truyền bắt giam con y về tội hà hiếp lương dân. Khi đem việc này ra đình nghị, chắc chắn con y bị xử tử. Y sẽ bị cách chức. Như vậy cũng đủ rồi. Còn hôm nay, y ngay tình, mà ta bắt tội y, e phe đảng y không phục.
Nhà vua quay lại nói với Tự-Mai:
- Tào quốc-công là võ quan, nên thiếu tinh tế. Chứ sự thực không tà ý. Nếu có tà ý, thì đêm qua, trong lúc hội kiến với trẫm Quốc-công đã ra tay gia hại, chứ đâu để đến hôm nay? Tội của Tào quốc-công sẽ đình nghị sau. Nhị đệ buông tha cho Quốc-công.
Tự-Mai khoan thai bước đến trước Tào Lợi-Dụng, nó xoa tay vào huyệt Đại-trùy. Lợi-Dụng rùng mình, chân tay cử động được. Y lườm lườm nhìn Trung-Đạo, rồi về chỗ đứng.
Xuất thân phái Liêu-Đông, Tào dùng võ công lập nghiệp. Trong suốt hai triều Thái-tông, Chân-tông không ai địch nổi Tào. Từ khi Lưu hậu nhiếp chính, Tào giúp bà điều khiển bọn Tôn Đức-Khắc, Lê Lục-Vũ, Sử-vạn Na-vượng, Khiếu Tam Bản và mười trưởng lão bang Nhật-hồ khống chế triều thần, anh hùng thiên hạ. Tào tuy làm Tả bộc-xạ, nhưng y lấn át Lã Di-Giản làm Hữu-bộc xạ. Khắp quần thần không ai dám chống đối y. Hôm nay y bị viên tổng lĩnh Ngự-lâm quân, cùng thiếu niên vô danh làm nhục, y căm hận vô cùng, tự hứa trong lòng:
- Đêm nay ta sẽ tìm đến chúng bay để đòi món nợ này.
Mọi người cùng đưa mắt nhìn Tự-Mai. Thái-hậu hỏi:
- Thiếu niên trung nghĩa kia là con cháu của bậc đại thần nào vậy? Hãy lại gần đây cho ta nhìn rõ mặt.
Tự-Mai tiến đến trước màn rập đầu bốn lần. Nhưng chàng không nói một lời nào cả. Định-vương lên tiếng:
- Trần hiền đệ. Hiền đệ khấu đầu chưa đủ, lễ nghi bản triều định rằng khi khấu đầu phải xưng tên họ. Hiền đệ xưng tên họ đi.
Tự-Mai lắc đầu nhìn nhà vua. Nhà vua nhắc:
- Nhị đệ! Nhị đệ ra mắt Thái-hậu đi.
Tự-Mai lại rập đầu:
- Tên nhà quê Trần Tự-Mai thuộc Đại-Việt xin tham kiến Thái-hậu. Kính chúc Thái-hậu được Trời, Phật hộ trì vạn sự nguyện đắc như sở cầu. Muôn tâu... khi thần tới đây, hoàng thượng ban chỉ dụ: Tuyệt đối không được nói. Dù ai hỏi cũng không trả lời. Vì vậy hạ thần chỉ khấu đầu, mà không thỉnh an Thái-hậu. Mãi tới khi hoàng thượng lên tiếng cho phép, thần mới dám nói.
Thái-hậu trầm ngâm:
- Thiếu niên này dùng võ công gì mà khống chế được Tào Lợi-Dụng, kể cũng lạ. Với tài của y mà ứng tuyển phò mã, thì thực xứng đáng.
Bà hỏi Tự-Mai:
- Cháu bình thân. Thì ra cháu là em của vương phi Khai-Quốc vương. Thức khinh thân vừa rồi của cháu hơi giống võ công Thiếu-lâm. Lúc co chân đá bay kiếm là chiêu gì, ta nhìn không ra. Lại ba chỉ phóng vào Tào Lợi-Dụng kình lực vô song. Ta chưa từng thấy qua.
Tự-Mai đáp:
- Tâu thái hậu, chiêu đó tên Kình ngư nhược thủy thuộc võ công phái Cửu-chân thời Lĩnh-Nam. Còn chỉ đó có tên Lĩnh-Nam chỉ pháp.
Thái-hậu hỏi nhà vua:
- Hoàng nhi, hoàng nhi gặp Tự-Mai ở đâu? Tại sao lại gọi là nhị đệ?
Nhà vua tâu:
- Hài nhi xuất thành vi hành, thăm dân cho biết sự tình. Chẳng may gặp bọn ác nhân nhận diện. Chúng định hại hài nhi. May nhờ Trần Tự-Mai đánh đuổi chúng đi. Hài nhi đã kết huynh đệ với y.
Triều Tống gồm toàn Nho-thần, họ rất trọng những người trung nghĩa. Vừa rồi họ thấy Tự-Mai đem lưng đỡ kiếm cho nhà vua, nên người người đều nhìn chàng với con mắt thiện cảm.
Trương Sĩ-Tổn hỏi:
- Trần công tử. Công tử đem lưng đỡ kiếm cho Hoàng-thượng là cứu một Thiên-tử hay một nghĩa huynh?
Tự-Mai đáp:
- Thưa đại-học sĩ, vãn sinh không chủ tâm đem lưng đỡ kiếm cho ông vua Trung-thổ. Vãn sinh là người Việt, chẳng việc gì phải chết thay cho ông vua Tống triều.
Mọi người tỏ vẻ bực mình:
- Thằng nhỏ này vô phép quá.
Tự-Mai tiếp:
- Nhưng từ lúc vãn sinh theo sứ đoàn sang Tống, đã nghe khắp anh hùng võ lâm, nhân sĩ, dân Hán ca tụng: Trong triều có ông vua cực kỳ hiếu thảo, lại nhân từ, thương dân như thương con. Vì vậy vãn sinh nghĩ mình được chết thay một nhân quân, để nhân quân sống mà ban phúc cho dân, thì vãn sinh sẵn sàng.
Lã Di-Giản hỏi:
- Chú em bảo người ta ca tụng hoàng thượng nhân từ, cùng hiếu thuận, vậy họ có nói nhân từ cùng hiếu thuận ra sao không?
Tự-Mai định trả lời, thì có tiếng Bảo-Hòa dùng lăng không truyền ngữ rót vào tai:
- Tự-Mai ngoan. Hãy nói theo chị. Ta nịnh ông vua cùng quần thần, để dùng họ diệt bọn mưu chiếm Đại-Việt. Nào nói theo chị nào.
Tự-Mai nói:
- Tể tướng thử vãn sinh hẳn? Từ trước đến giờ, cứ mỗi năm vua lại tăng thuế. Thế mà Hoàng-thượng lên ngôi mười năm không những không tăng, mà còn tha thuế ba năm. Hỏi suốt ba trăm năm qua, có vị Hoàng-đế nào nhân từ như vậy không?
Cả triều thần cùng nhìn nhau gật đầu, công nhận lời Tự-Mai nói đúng. Chàng tiếp:
- Khi tiên đế băng hà, xây lăng mộ tốn biết bao? Các vua đời trước đều bắt dân đóng thêm thuế, hoặc lấy công khố ra dùng. Đây Hoàng-thượng lại bắt hậu cung giảm chi. Thế mà số tiền xây lăng vẫn nhiều hơn bao giờ cả. Hỏi trong hơn nghìn năm qua, có vị Hoàng-đế nào nhân từ như vậy không?
Mọi người đều gật đầu. Tự-Mai nói lớn:
- Lại nữa, trong mười năm chấp chính, Hoàng- thượng luôn giảm án cho tù. Khắp nước chưa có vụ xử tử hình nào cả. Hỏi ngay thời vua Văn-vương cũng chưa chắc hơn. Như vậy không phải nhân từ là gì?
Trương Tri-Bạch hỏi:
- Vì thấy Thiên tử Thiên-triều nhân từ, nên chú em mới quyết định bỏ Đại-Việt theo Tống hẳn?
Tự-Mai cười lớn:
- Trương đại học sĩ lầm rồi. Hôm rồi vãn sinh dạo chơi Biện-kinh, thấy người ăn mày dắt con chó. Gặp người nhà giầu, ông ta trả cho lão ăn mày trăm đồng tiền để mua chó. Nhưng sau khi trả tiền, con chó nhất định không theo ông nhà giầu. Chó còn không nỡ tham phú phụ bần, huống chi người? Vãn sinh cứu giá là cứu một ông vua nhân từ. Chứ nếu Hoàng-thượng ác độc như Tùy Dương-Đế, e vãn sinh đá cho một đá chết tốt, chứ đừng nói cứu giá.
Mọi người thấy Tự-Mai nói ngỗ nghịch, nhưng đúng đạo lý, họ đều bật cười. Tự-Mai tiếp:
- Vì lý do đó vãn sinh không thể bỏ chúa Việt theo hoàng thượng. Vì bỏ chúa Việt, vãn sinh không bằng con chó. Huống hồ chúa Việt cũng là ông vua cực kỳ nhân từ. Nhân từ nhất cổ kim.
Lã Di-Giản hỏi:
- Lý Công-Uẩn nhân từ ở chỗ nào?
Tự-Mai dõng dạc kể hết những năm xá thuế, tô tượng làm chùa, đúc chuông, cùng ân xá tù nhân. Rồi nó tiếp:
- Chúa Việt làm vua mười tám năm, mà chỉ thu thuế trước sau có bốn năm. Hỏi còn chúa nào nhân từ hơn? Nhà tù trống trơn. Ngay cả phản thần Đàm Can, mưu thí chúa mà người cũng không bắt tội.
Chàng nói lớn:
- Các vị ở đây đều là đại Nho, trong lòng đầy trung quân. Hàng ngày phò tá đấng quân phụ nhân từ. Nhưng các vị có biết lòng nhân đó trong tâm Hoàng-thượng ở đâu mà nảy sinh không? Theo vãn sinh nghĩ, một là do từ Tiên-đế cùng mẫu hậu truyền lại. Hai là do các vị sư phó giảng dạy. Vãn sinh không biết ông thầy nào đã dạy Hoàng-thượng học? Người đó xứng đáng làm tể thần.
Cả triều đình đều đưa mắt nhìn Định-vương, Vương Khâm-Nhược với Yến Thù.
Trương Sĩ-Tổn hỏi:
- Theo chú em, một vị vua cần nhất đức tính gì?
Tự-Mai vẫn nói theo Bảo-Hòa:
- Theo vãn sinh, một vị Thiên-tử không cần thông minh, chẳng cần võ công cao, văn chương quán thế, mà cần nhất cái đức.
Sĩ-Tổn hỏi:
- Chú em nói thiên tử cần đức. Nhưng có hàng trăm đức: Đức nhu, đức cương, đức dũng, đức liêm. Đức nào cần nhất?
- Thưa trong bộ Thánh-tổ sự tích đại nhân Vương Định-Quốc (1) có luận rồi . Tiên sinh chẳng từng viết :« Than ôi, đấng quân phụ gặp lúc nước loạn cần đức dũng. Xã tắc đói khổ cần đức từ. Khi phải xét người cần đức minh. Nhưng thời nào cũng cần đức nhân. Không nhân thì sao thương dân. Thánh nhân nói: Bậc vua chúa như cha mẹ dân. Lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân ».
Chú giải
(1) Người xưa khi nói tới văn gia, thường gọi tên tự để tỏ ý kính trọng. Vương Khâm-Nhược tự là Định-Quốc, vì vậy Bảo-Hòa nhắc Tự-Mai gọi tên tự của ông ra, để lấy lòng.
Hiện nay bốn biển thái bình, trong triều toàn túc Nho, trung thần. Ngoài dân, chỗ nào cũng mở mang truyền bá đạo thánh Khổng. Thiên-tử cần đức nhân hơn cả. Tỷ như vừa rồi, nếu Thiên-tử không nhân, ắt Tào quốc-công bị chặt đầu. Cho nên tiểu sinh nghĩ: Mình theo sứ đoàn để học văn minh Hoa-hạ, không ngờ được thấy một anh quân nhân từ... lại được đọc biết bao sách của Vương đại-nhân, Yến đại-nhân, Trương đại-nhân. Có lẽ tiểu sinh xin Khai-Quốc vương cho ở lại ít năm để học những cái hay của văn minh Hoa-hạ.
Tào Lợi-Dụng vốn ghen tài với Khâm-Nhược. Y hận Tự-Mai điểm huyệt, nên cắt ngang:
- Tên bé con Nam-man kia, mi nói đã đọc sách của Vương Khâm-Nhược, thế mi đã đọc những bộ nào?
Tự-Mai hỏi nhà vua:
- Tâu đại ca. Trong lịch sử Hoa-hạ, chưa đời nào văn học, tư tưởng thịnh bằng bản triều. Tại sao có một đại thần nói năng như phường vô học bất thuật vậy kià. Xin hoàng huynh trao y cho Yến đại-nhân, Vương đại-nhân dạy ít bộ sách. Y bảo đệ là người Nam-man, nhưng đệ dám thách y thi văn chương với đệ.
Triều đình thấy Tào Lợi-Dụng nói năng cục súc, đều cau mặt khó chịu. Nhà vua nói với Lợi-Dụng:
- Trần nhị đệ là em kết nghĩa của trẫm. Quốc-công chẳng nên quá lời.
Nhà vua nghe Lợi-Dụng nói cũng muốn thử kiến thức của Tự-Mai, nên hỏi nó:
- Nhị đệ đã đọc những bộ sách nào của Vương đại học sĩ?
- Đệ mới tới kinh sư hai tháng qua, nên chỉ mới đọc được các bộ: Thiên-thư nghị chế, Thánh-tổ sự tích, Ngũ-nhạc quảng văn ký.
Ba bộ sách trên là ba bộ Vương Khâm-Nhược viết vào thời vua Chân-tông. Triều thần cùng nghĩ rằng: Thư tịch Trung-quốc có hàng nghìn, hàng vạn. Sách của Khâm-Nhược chỉ mới in gần đây, thế mà thiếu niên này mới sang đã đọc hết ba bộ trên, thì e sách khác y đọc đến hàng trăm bộ.
Tự-Mai nói một hồi làm Vương Khâm-Nhược, Trương Tri-Bạch, Yến Thù đều khoan khoái trong lòng. Nó chỉ vào thanh kiếm:
- Tâu hoàng-thượng, xin hoàng-thượng cầm thanh kiếm mà Khai-Quốc vương đem cống. Cam đoan long tâm sẽ vui mừng.
Nhà vua cầm thanh kiếm lên xem, ánh thép lạnh toát tỏa ra. Thoáng nhìn qua, cũng biết thanh kiếm lâu đời lắm. Dưới chuôi kiếm có khắc chữ:
Đại phong khởi hề,
Vân phi dương.
Uy gia hải nội hề,
Qui cố hương,
An đắc mãnh sĩ hề,
Thủ tứ phương.(2)
Ghi chú
Đây là bài ca rất cổ, do Lưu Bang, Cao-tổ nhà Hán làm. Sau khi thắng Hạng Vũ, thống nhất đất nước, Lưu Bang về thăm quê hương, rồi làm ra bài ca này. Tạm dịch:
Gió lớn khởi chừ,
Mây bay cao.
Oai khắp bốn bể chừ,
Về cố hương.
Sao được mãnh sĩ chừ,
Trấn giữ bốn phương.
Nhà vua trầm ngâm suy nghĩ, rồi tiến đến bên Định-vương:
- Hoàng-thúc. Hoàng-thúc xem này, quý vật mà đức Cao-tổ nhà ta suốt đời tìm kiếm không được, nay đã thấy rồi đây.
Định-vương đỡ lấy kiếm xem qua một lượt, vương hỏi Khai-Quốc vương:
- Nhị đệ, báu vật này nhị đệ tìm thấy ở đâu vậy?
Khai-Quốc vương nói:
- Tâu bệ hạ, nguyên thanh kiếm này của Cao-tổ nhà Hán là Lưu Bang. Khi Cao-tổ khởi nghiệp đã dùng nó chém rắn khởi nghĩa. Lúc thành đại nghiệp, Cao-tổ về đất Bái, họp con em đệ tử, mở tiệc mừng. Trong tiệc ngài hứng chí cầm kiếm múa và làm ra bài ca trên. Cho nên thanh kiếm có tên Đại-phong.
Nhà vua gật đầu:
- Suốt triều Tây-Hán, các vua dùng thanh Đại-phong này làm Thượng-phương bảo kiếm. Từ sau khi Vương Mãng cướp ngôi, Đại-phong kiếm bị tuyệt tích.
Ghi chú
Bộ Đông-Hán cảo lục chép rằng: « Khi Vương-Mãng cướp ngôi nhà Hán, y đoạt thanh Đại-phong. Y đem cất chung vào với bảo vật ở dưới đáy điện Vị-ương, rồi sai người chôn ở hồ Động-đình ».
Thời vua Trưng thành đại nghiệp, ngài sai công chúa Trần Năng, Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa đào kho tàng Tần-Hán mang về. Trong kho tàng có thanh Đại-phong. Phái đoàn Lĩnh-Nam chở kho tàng về tới Khúc-giang, bị đoàn cao thủ của Mã hậu đuổi theo. Công chúa Trần Năng đem chôn kho tàng ở Tuyệt-phong.
Khai-Quốc vương sai Bảo-Hòa, Thông-Mai, Tự-Mai đào kho tàng mang về Đại-Việt, nhân đó đem thanh Đại-phong cho Khai-Quốc vương làm lễ vật cống Tống-đế.
Theo tin tức tế tác Đại-Việt, Tống thái tổ Triệu Khuông-Duẫn cướp ngôi của ấu quân nhà Chu. Cho nên trong lòng luôn luôn sợ thiên hạ dị nghị. Ông nghĩ rằng, nếu mình có thanh kiếm Đại-phong trong tay, thì dân chúng sẽ tin rằng trời trao thiên hạ cho. Ông truyền tìm thanh kiếm này khắp nơi mà không thấy. Vì vậy Bảo-Hòa khuyên Khai-Quốc vương nên cống Tống-đế, để mua cảm tình.
Quả nhiên Thiên-Thánh hoàng đế mừng không bút nào tả siết. Ông bảo một võ quan:
- Hoàng-môn chỉ hạp. Khanh đưa thanh kiếm này để bách quan xem một lần cho biết.
Lý Chính vâng mệnh hai tay đỡ kiếm mang đi khắp điện.
Khai-Quốc vương cho mở bốn ống tre ra. Trong mỗi ống có một ống tiêu chạm trổ xà cừ rất tinh vi. Một ống chạm sự tích vua Đế-Minh kết hôn với tiên nữ ở núi Ngũ-lĩnh, sinh ra thái tử Lộc-Tục. Nhà vua cầm ống tiêu xem:
- À, đây là sự tích triều Thần-Nông phân ra Bắc sau thành Trung-nguyên. Nam sau thành Lĩnh-Nam đây.
Ống thứ nhì chạm sự tích vua Đế-Minh tế cáo trời đất ở Thiên-Đài. Ống thứ ba chạm sự tích Lạc-Long quân kết hôn với Âu-Cơ, đẻ ra trăm con.
Nhà vua cầm ba ống tiêu lên coi, tần ngần một lúc, rồi nói:
- Đúng rồi, Hán, Việt vốn gốc cùng ông tổ. Hán là con nhà bác là vai anh. Việt là con nhà chú, là em.
Một văn thần cầm ống tiêu lên xem xét một lúc rồi lắc đầu:
- Nam-man học tiêu của Hoa-hạ, nhưng cơ chừng không biết tấu, nên làm ống to qúa. Ống tiêu này chỉ dùng để trang trí thôi, chứ dù hơi voi, hơi trâu cũng không tấu nổi.
Từ lúc nhập điện, Lê Văn đứng sau ngai vàng, ít ai chú ý đến nó. Chàng lẳng lặng nghe Bảo-Hòa truyền ngữ cho Tự-Mai đối đáp. Đến đây, thình lình tiếng Bảo-Hòa rót vào tai:
- Thằng này tên Phạm Ung, rất giỏi âm nhạc. Văn đệ ra bẻ gẫy lý luận của y đi.
Lê Văn bước ra chắp tay xá Phạm Ung:
- Ngài có phải là Phạm Ung, hiện lĩnh Long-đồ các trực học sĩ, kiêm Khu-mật viện phó sứ đấy không? Vãn sinh họ Lê tên Văn, y sinh nước Đại-Việt. Trước khi khởi hành, vãn sinh nghe danh đại nhân như sấm nổ bên tai. Không ngờ bây giờ trước mắt vãn sinh chỉ thấy một gã hủ Nho hồ đồ.
Phạm Ung nổi giận:
- Ta hồ đồ ở chỗ nào?
- Theo vãn sinh, khi một người vị tới đại thần, ắt phải thông lịch sử. Ngài không thông lịch sử, mà làm đại thần thực khổ cho trăm họ. Thưa đại học sĩ, khắp thiên hạ, ai cũng biết rằng nhạc sư sáng chế ra ống tiêu họ Trương tên Chi. Ông là người Việt. Trương Chi chế ra ống tiêu vào niên hiệu Hồng-bàng bên Văn-lang năm 527 (Mậu-Thân, 2353 trước Tây-lịch). Bấy giờ bên Trung-nguyên là niên hiệu vua Nghiêu năm thứ năm.
Phạm Ung ngơ ngác lắc đầu tỏ ý không tin.
Lê Văn cười khúc khích:
- Hỡi ôi! Đại-học sĩ lại quên quốc sử rồi.
Chàng hỏi Yến Thù:
- Thưa Hàn-lâm thị độc học sĩ. Xin tiên sinh dạy dỗ cho Phạm đại-học sĩ bài sử về giai đoạn này đi.
Yến Thù biết Lê Văn muốn đưa mình lên, cùng hạ Phạm Ung xuống. Y cười:
- Lê huynh đệ. Phạm đại học sĩ muốn thử kiến thức huynh đệ đó thôi, chứ truyện này ai mà không biết. Nguyên thời bấy giờ bên Trung-nguyên chưa biết làm lịch. Trong khi lịch pháp bên Văn-lang lại rất tinh kỳ. Vua Hùng sai chép phương pháp làm lịch lên lưng một con rùa rồi mang sang cống. Vua Nghiêu truyền chép lại mà dùng. Lịch pháp Hoa-hạ khởi đầu bằng việc này, nên gọi là Qui-lịch. Sau này các lịch gia Trung-thổ nghiên cứu rộng ra, chi tiết hơn, nhưng vẫn nằm trong nguyên tắc Qui-lịch. Trong lễ cống Qui-lịch còn có cả bốn ống tiêu.
Lê Văn muốn cho đám quan lại chủ chiến chiếm Nam-địa chùn nhụt, đưa đám chủ hòa lên. Chàng nói:
- Hỡi ôi! Yến đại học sĩ đúng là một bác học đa năng. Sau khi Văn-lang cống tiêu cho vua Nghiêu, tiêu thuật truyền sang Trung-nguyên. Nay Phạm tiên sinh nói ngược lại rằng Việt tộc học tiêu của người Hoa thì còn trời đất nào nữa.
Phạm Ung cười nhạt:
- Sử sách còn ghi: Tiêu Sử thổi tiêu mà được Tần Mục-công gả Lộng-Ngọc. Trương Lưu-hầu thổi tiêu ở Cai-hạ, làm tan mười vạn binh của Sở-bá vương. Rồi tiêu thuật lưu truyền lại hậu thế. Mãi sau này người Việt mới biết thổi tiêu, thì không học của Hoa-hạ là gì?
- Tôi dám hỏi, ống tiêu mà Trương Lương dùng bằng vàng hay bạc?
- Bằng trúc. Từ Lưu hầu về trước, người ta dùng ống tiêu bằng trúc. Sau này, đến đời Đường mới chế ống tiêu bằng bạc, bằng vàng.
- Sai. Bộ Tả-truyện chép: Con gái Tần-mục công là Lộng-Ngọc, lớn tuổi chưa chồng. Một ngày, có thanh niên anh tuấn đến dùng ống tiêu tấu nhạc bên nàng. Hai người tâm đầu ý hợp, Tần Mục-công bèn gả Lộng-Ngọc cho nhạc sĩ. Vì vậy người ta gọi nhạc sĩ là Tiêu Sử. Từ Tần Mục-công đến Trương Lương ước hơn bẩy trăm năm. Nhưng Trương Chi chế tiêu trước Tần Mục-công hơn hai nghìn năm, vậy tiêu tộc Việt có trước tộc Hán.
- Trương Chi chế tiêu trước, biết đâu y chẳng học của Hoa-hạ.
- Được. Xin đại học sĩ cho vãn sinh biết: Có phải cổ thời, từ sông Trường-giang về Nam thuộc tộc Việt. Từ Trường-giang về Bắc thuộc tộc Hán không?
- Dĩ nhiên như thế. Nguồn gốc tộc Việt với tiêu sử đâu có gì liên hệ với nhau?
- Sao lại không? Đại học sĩ công nhận từ Trường-giang trở xuống thuộc lĩnh thổ tộc Việt. Vậy thì đại học sĩ công nhận tiêu tổ là người Việt rồi.
- Ta công nhận bao giờ?
- Không đúng ư? Tiêu bằng trúc, vì từ hồ Động-đình lên phía Bắc làm gì có trúc mà người Hoa chế tiêu? Công nhận lãnh thổ tộc Việt từ hồ Động-đình xuống Nam là công nhận tiêu tổ Trương Chi.
Phạm Ung cố cãi:
- Tiêu tổ là người Việt hay Hán cũng được. Nhưng hiện nay người Việt chế ống tiêu to như thế này là không biết tấu tiêu rồi.
Tào Lợi-Dụng cắt ngang:
- Đại học sĩ tranh biện với trẻ con làm gì? Tranh biện vô ích. Lão phu đề nghị hai bên tấu ít bản tiêu, để mọi người cùng nghe. Như vậy sẽ phân biệt ai là người cao thuật.
Lê Văn cười:
- Đa tạ Tào quốc-công. Tôi tuy còn niên thiếu, học chưa được một phần nghìn bản lĩnh của cao nhân nước tôi, nên không thể tranh tài cùng danh tiêu Hoa-hạ. Nhưng với Phạm đại-học sĩ thì tôi nhất định hơn. Thể lệ thế nào, xin đại-học sĩ dạy cho.
- Giản dị lắm, mỗi người cùng dùng ống tiêu của mình tấu một bản nhạc. Tấu đi, tấu lại cho đến khi mệt thì thôi. Hễ ai tấu được nhiều lần thì thắng cuộc. Nhưng nếu cả hai cùng tấu đến lần thứ năm mà chưa phân thắng bại, thì thôi không đấu nữa, coi như trận này hòa, đấu trận thứ nhì. Trận thứ nhì giản dị thôi: Cả hai cùng tấu một bản, hễ âm điệu của người nào loạn, coi như thua cuộc. Đó là thể lệ đấu tiêu của Trung-nguyên.
Lê Văn cười:
- Đây thuộc đất Tống dĩ nhiên vãn sinh phải tuân theo lệ Tống. Vãn sinh chưa biết lệ Tống, ắt khó bằng đại-học sĩ. Giả như đấu theo lệ Việt, chắc chắn đại-học sĩ thua ngay.
Nhà vua vốn thích Lê Văn ngay từ khi gặp y. Ông hỏi:
- Lệ Việt thế nào? Hay là thế này, sau một trận đấu theo lệ Tống, hai người lại đấu một trận theo lệ Việt.
Lê Văn tâu:
- Lệ Việt định rằng khi đấu về âm nhạc, có ba phần. Phần thứ nhất ngồi trên lưng ngựa, vừa phi vừa tấu nhạc. Ngựa ai về trước, coi như thắng cuộc. Phần thứ nhì âm thanh của ai ít rối loạn coi như thắng cuộc. Phần thứ ba, đem đến cặp rắn hay cặp công. Ai dùng tiêu khiến chúng nhảy múa theo mình được coi như thắng cuộc.
Phạm Ung nghe Lê Văn nói, y mừng thầm. Bởi tuy là văn quan, nhưng y nổi tiếng về thuật kị mã số một đế đô. Những võ quan giỏi nhất trong đội thiết kị cũng không hơn y. Y cười thầm:
- Tự nhiên mi chui đầu vào rọ. Mi đừng trách trời oán đất bữa nhé.
Phạm Ung nói:
- Đây thuộc đất Tống. Ta là chủ, người là khách. Ta nhường cho người tấu trước. Nào, thi trận đầu theo lệ Tống.
Lê Văn cầm lấy ống tiêu lớn, để cách xa miệng hơn gang tay, rồi vận nội lực dùng môi điều khiển khí lọt vào lỗ, thành âm điệu. Chàng thử mấy tiếng, âm thanh vang động rất xa, khiến mọi người đều kinh ngạc. Chàng hướng nhà vua:
- Tâu hoàng thượng, thần xin tấu bản Động-đình ca, nói về Quốc-tổ, Quốc-mẫu tộc Việt kết hôn, rồi lên Tam-sơn hưởng thanh phúc.
Hiện diện nhiều người biết thổi tiêu, nhiều người kinh lịch có thừa, nhưng chưa từng ai thấy lối tấu tiêu, để ống xa miệng hơn gang tay bao giờ. Lê Văn vận khí như sợi tơ truyền vào ống tiêu tạo thành tiếng véo von. Khi cao lên đến lưng trời khi trầm như nước suối đổ thấp đến độ thoang thoảng như tình nhân thủ thỉ bên tai. Những người biết thổi tiêu đều kinh hãi:
- Tại sao âm điệu lại có thể xuống thấp đến trình độ này nhỉ? Xuống thấp như vậy thì làm sao thành tiếng được?
Cả triều thần như bị tiếng tiêu của Lê Văn làm cho mơ mơ màng màng, tâm hồn thư thái lạ lùng. Tấu liền năm lần, chàng cầm ngang ống tiêu:
- Xin bệ hạ ân xá cho, vì tài thần còn quá non kém.
Chàng nói với Phạm Ung:
- Đại-học sĩ. Tài tôi không hơn bất cứ nhạc công nào của đất Tống, nhưng chắc chắn hơn ngài.
Phạm Ung không chấp trẻ con. Y rút trong bọc ra một ống tiêu dài. Y cung tay hướng nhà vua:
- Thần xin tấu bản Trường-giang nguyệt lãng hầu hoàng thượng.
Nói rồi y đưa tiêu ngang miệng thổi. Tiếng tiêu vừa cất lên, Trần Bảo-Dân, Lê Văn đều phải gật đầu công nhận tài của y thực hiếm thấy trên đời. Trong điện Sùng-chính có hơn năm trăm người, mà không một tiếng động. Lê Văn chú ý nghe, phân nhịp, điệu để học hỏi thêm.
Phạm Ung tấu được hai lần, thì Trần Bảo-Dân bật lên mấy tiếng ho. Lạ lùng thay, tiếng ho của Bảo-Dân làm tiêu thanh hỗn loạn. Hơi của Phạm Ung bị nghẽn, y cố gắng tấu nữa, nhưng không ra. Kinh hoảng, y ngừng lại, rồi tấu từ đầu. Tiếng ho của Bảo-Dân chỉ nhiễu loạn trong chốc lát, nên lần này Phạm Ung thổi, âm thanh nhu hòa vang đi rất xa.
Cả đình thần không ai hiểu tại sao. Duy sứ đoàn Đại-Việt biết Bảo-Dân dùng nội công thượng thừa truyền vào tiếng ho dài nhỏ như tơ xuyên qua ống tiêu, làm rối loạn âm điệu của Ung.
Bảo-Dân dùng Lăng-không truyền ngữ nói với Mỹ-Linh:
- Công chúa, trong chúng ta, nội công âm nhu của công chúa cực cao. Hôm đại hội Thăng-long công chúa đã dùng kiếm khí đấu với Đông-Sơn lão nhân. Bây giờ công chúa dùng Lăng-không truyền ngữ xử dụng Mê-linh kiếm pháp tấn công Phạm Ung giúp Văn đệ, bằng không y khó thắng tên họ Phạm.
Mỹ-Linh tuyệt không ngờ Bảo-Dân lại giỏi về âm thanh như vậy. Nghe y nói, nàng thử vận công, rồi dùng Lăng-không truyền ngữ hướng vào ống tiêu của Phạm Ung. Nàng xuất chiêu Phong suy hoa lạc. Âm thanh của Ung đang véo von như chim hót giữa trời, bỗng tắt nghẽn bật thành tiếng ồ ồ như người bị suyễn. Mọi người không nhịn được, đều cười ồ lên. Phạm Ung kinh ngạc, cố thổi, nhưng âm không ra. Y ngừng lại nhìn tiêu: Bên trong vẫn như thường.
Tào Lợi-Dụng hỏi:
- Phạm đại-học sĩ. Sao vậy?
- Tiểu nhân cũng không biết nữa.
Y lại cầm ống tiêu thổi. Âm thanh trỗi dậy vi vu rất thanh nhã.
Thấy lối phá phách của Bảo-Dân có kết quả, Mỹ-Linh tấn công chiêu thứ nhì, âm thanh lần này không tắt nghẽn, mà bị đổi thanh điệu. Chỗ đáng lẽ lên cao, thì lại xuống thấp. Chỗ đáng lẽ xuống thấp thì lại lên cao, thành ra âm thanh hỗn tạp, cực kỳ khó nghe. Phạm Ung có cảm tưởng như bị ma trêu quỷ ám, mặt y tái đi vì giận.
Nhìn tình cảnh Phạm Ung; Tự-Mai biết Mỹ-Linh phá y. Nó dùng Lăng-không truyền ngữ nói:
- Chị Mỹ-Linh, nhường cho em đùa với gã này đi.
Vốn tính hiền hậu, Mỹ-Linh nghe Bảo-Dân phá Phạm Ung, mà trong lòng nàng không nỡ. Bây giờ được Tự-Mai lĩnh nhiệm vụ ác đức dùm, nàng mừng quá, thu chiêu.
Phạm Ung đang bị Mê-linh kiếm đánh vào âm thanh làm rối loạn, bỗng y cảm thấy hơi phát ra êm dịu dìu dặt. Vui mừng, y tấu được nửa bản bằng tất cả nghệ thuật điêu luyện của mình.
Tự-Mai dùng Lăng-không truyền ngữ, xuất chiêu Phong hoa hợp bích đánh vào tiêu Phạm Ung. Ung đang lên bổng, xuống trầm, thình lình bị tắc nghẽn, thổi không ra hơi. Y cảm thấy mệt mỏi, vội buông tiêu, than:
- Thực là bị ma trêu quỹ ám. Chắc phía Giao-chỉ đùng tà thuật hại thần.
Y đưa ống tiêu lên miệng thổi một hơi nữa, âm thanh vang lên rất mạnh. Tự-Mai sướng qúa, nó dùng Lĩnh-Nam chỉ pháp truyền lăng không đánh vào ngang ống tiêu. Cứ mỗi chỉ, âm thanh lại nghẽn, thành tiếng tiêu khi tắt, khi ra, khi lộc cộc như ngựa phi. Cả triều thần đều bật lên tiếng cười. Họ không hiểu tại sao tự nhiên Phạm Ung lại biến âm hưởng kỳ lạ như thế. Cứ vậy hết bản. Y ngừng lại, chân tay bải hoải.
Tự-Mai reo lên:
- Phạm đại học sĩ thua rồi, vì trong khi tấu khi thì đứt hơi, khi thì lạc điệu.
Lã Di-Giản nói:
- Đứt hơi là thế nào, âm điệu bản nhạc như thế đó, chứ Phạm đại-học sĩ đâu có đứt hơi?
Tự-Mai cười nhạt:
- Các vị là người lớn, mà dối trẻ còn ư? Như thế là văn phong của bậc đại Nho nhà Tống ư? Như thế là tư cách của đại thần ư?
Tào Lợi-Dụng, Lã Di-Giản nói:
- Phạm đại-học sĩ với Lê công tử đều tấu hết năm lần bản nhạc của mình. Như vậy là hòa. Bây giờ hai vị song tấu.
Tự-Mai hỏi Lã Di-Giản:
- Quốc công. Phải chăng bản nhạc vừa rồi mang tên Kị mã xuyên sơn cho nên cộc cộc không ra âm hưởng gì cả? Hay có tên Đắt-Kỷ ho gà?
Di-Giản hỏi Phạm Ung:
- Có phải bản nhạc vừa rồi mô tả tiếng ngựa phi, tiếng gió bão không?
Phạm Ung đỏ mặt lên, đúng thể lệ, âm thanh của y loạn, coi như thua cuộc. Nhưng Di-Giản đỡ cho, y cũng phải làm mặt dầy gật đầu.
Lê Văn tuy thắng cuộc, nhưng chàng tự biết mình thắng là do Bảo-Dân, Tự-Mai, Mỹ-Linh công phá đối thủ, nên chàng không tranh luận nữa. Nó nói:
- Bây giờ đấu theo lệ Đại-Việt.
Quần thần đều ra trước sân Sùng-chính điện. Hai con ngựa của thị vệ đầy đủ yên cương được đưa tới. Tự-Mai, Lê Văn hộ giá nhà vua. Thanh-Mai, Thiếu-Mai, Mỹ-Linh cũng ra trước sân. Nhưng không thấy Lưu hậu ra. Sân Sùng-chính điện rộng mênh mông.
Quan điện tiền chỉ huy sứ, kiêm tổng lĩnh thị vệ Trần Trung-Đạo nói:
- Một vòng sân này hơn hai mươi dặm (10 cây số ngày nay). Thị vệ thường đua ngựa với nhau. Bây giờ hai vị có thể phi ngựa men theo lối cũ. Không thể cho ngựa chạy vào trong vườn hoa, không thể cho ngựa chạy ra ngoài sân. Ai để ngựa phi vào vườn hoa, hay ra ngoài sân coi như thua.
Phạm Ung, Lê Văn lĩnh ngựa. Lê Văn hướng vào nhà vua:
- Tâu bệ hạ. Phàm cỡi ngựa có hai phép. Một là dùng yên cương như thường lệ. Còn ai có thuật kị mã cao, thì không cần tới yên cương.
Lê Văn hỏi Ung:
- Nào bây giờ đại học sĩ có dám phi ngựa không yên cương chăng? Rồi chúng ta cùng tấu một khúc nhạc. Tùy quan đại-học sĩ chọn.
Nghe Lê Văn nói, các võ quan đều kinh hãi:
- Mình có nghe nói, xưa một danh tướng bên Văn-lang giỏi thuật kị mã đến độ không dùng yên cương. Y luyện một đội kị binh thuật đó, rồi dùng đánh nhau với quân nhà Ân. Sau khi thắng quân Ân, y bỏ không làm quan, được phong làm Thiên-vương. Y gốc làng Phù-đổng nên võ lâm gọi y là Phù-đổng thiên vương. Y lập ra phái Sài-sơn. Có lẽ thiếu niên này thuộc phái võ Sài-sơn đây.
Bị thách, nhưng Phạm Ung nghĩ thầm:
- Trên đời làm gì có người cỡi ngựa không yên cương nhỉ? Thằng lỏi láu cá này bịa đặt dọa ta đây. Ta mà rút lui thì còn chi là thể thống?
Y nói:
- Nếu người có tài thì cỡi ngựa không yên cương thử coi. Nào, chúng ta cùng tấu bản Cai hạ loạn Sở binh của Trương Lưu hầu.
Lê Văn nhắc bổng yên, tháo cương ra, trao trả viện thị vệ kị mã. Chàng quát một tiếng, phi thân ngồi lên trên lưng ngựa. Phạn Ung cũng nhảy lên yên, tay cầm cương. Hai ngựa đứng song song. Nhà vua cầm dùi đánh một tiếng trống. Phạm Ung thúc chân vào bụng ngựa, ra roi. Ngựa vọt tới trước. Lê Văn quát lên một tiếng, con ngựa tung vó lên sải bước như bay. Hai ngựa phi song song. Phạm Ung đưa tiêu lên miệng thổi. Còn Lê Văn, chàng dùng hai tay giữ ống tiêu bắt nhịp, miệng vận khí phát hơi vào lỗ. Tiếng tiêu của chàng lớn gấp mấy tiếng của Phạm Ung. Đến độ người nghe chỉ thấy tiếng tiêu của chàng, còn tiếng tiêu của Phạm Ung như sợi tơ.
Ngựa Phạm Ung phi như bay. Trong khi ngựa Lê Văn cùng sải bước song song. Hai ngựa chạy hết vòng, trở lại trước thềm điện Sùng-chính. Phạm Ung ghì cương cho ngựa dừng lại. Y hướng hoàng-đế, cúi đầu ba lần.
Lê Văn phi song song với Phạm Ung, khi đến thềm điện, chàng vận khí xuống chân truyền vào hai huyệt Chương-môn của ngựa. Con ngựa dựng đứng hai vó trước, chụm hai chân vào nhau gật đầu ba cái.
Tất cả võ quan, thị vệ hiện diện đều kinh hãi:
- Trên đời sao lại có kẻ giỏi thuật kị mã đến thế kia? Không dùng yên cương mà điều khiển được ngựa thì mình có thể làm được. Nhưng vừa phi ngựa không yên cương, vừa tấu nhạc, rồi lại sai ngựa dựng vó hành lễ, thực chưa từng thấy qua.
Nhà vua nói:
- Vòng đầu hai ngựa về cùng, coi như hòa. Bây giờ phi vòng thứ nhì.
Nhà vua đánh tiếng trống. Hai ngựa vọt lên như tên bắn. Biết rằng qua vòng đầu, ngựa đã thấm mệt. Lê Văn nghĩ thầm:
- Ta dùng khinh công thượng làm cho cơ thể nhẹ. Như vậy dù Phạm Ung cỡi ngựa giỏi đến đâu cũng thua ta.
Chàng tung mình lên cao. Ở trên không chàng lộn một vòng, người vọt về trước. Khi chàng rơi xuống, ngựa vừa trờ đến. Chàng đáp một chân lên cuối sống lưng ngựa. Con ngựa của chàng mất đi trọng lượng, vó câu xẹt như tên bắn, lên trước ngựa Phạm Ung đến hơn hai trượng. Kỳ diệu ở chỗ tuy chàng nhảy lên cao, mà tiếng tiêu vẫn không rồi loạn. Thế là ngựa Lê Văn phi trước ngựa Phạm Ung mỗi lúc một xa. Khi Lê Văn về tới thềm điện, thì ngựa Phạm Ung mới chạy được ba phần tư vòng. Y luôn thúc chân vào bụng, nhưng sức ngựa có hạn. Rút cuộc y về sau Lê Văn một lúc khá lâu.
Nhà vua phán:
- Cuộc này Lê thế tử thắng. Phạm đại-học sĩ thua rồi.
Nhà vua muốn biết thêm khả năng của Lê Văn. Ông truyền:
- Đem ra đây cặp công, để hai người cùng thổi tiêu xem ai có thể làm cho công nhảy múa.
La Sùng-Đản đã đem đến hai cặp công từ trước. Tiếng Bảo-Hòa rót vào tai Lê Văn:
- Em nhường Phạm Ung tấu trước, để chị dạy cho em ít tiếng nói của loài công. Em dùng tiếng tiêu tạo âm thanh giống hệt tiếng công nói, sai khiến chúng hành lễ, cùng lui tới.
Trong khi đó tiếng Trần Bảo-Dân rót vào tai Lê Văn:
- Hôm trước trên hồ Động-đình ta cùng em đã nghiên cứu về âm thanh vũ-động. Chúng ta làm bọn thủy thủ cũng như hai lão Tôn Đức-Khắc, Lê Lục-Vũ nhảy múa như điên như loạn. Bây giờ em cũng áp dụng lối đó khiến loài công múa theo điệu Việt mình. Còn ta, ta sẽ dùng Lăng-không truyền ngữ làm cho tên Phạm Ung nhảy chồm chồm cho bõ ghét.
Nhà vua hỏi:
- Trong hai người, ai sẽ trổ tài trước?
Lê Văn chắp tay nói:
- Tâu bệ hạ, thần chỉ là tên nhà quê, sao có thể so với vị đại-học sĩ. Xin mời đại-học sĩ trổ tài trước cho.
Tấu nhạc cho hạc, cho công múa là môn giải trí rất cổ trong văn hóa Hán, Việt. Hầu hết những người hiện diện biết chơi nhạc đều đã học qua. Phạm Ung tiến tới chọn một cặp công. Hai thái giám ôm cặp công để trước sân, rồi lui lại.
Trong khi đó Bảo-Hòa dùng Lăng-không truyền ngữ dạy Lê Văn những tiếng nói của loài công. Vốn thông minh, lại giỏi âm thanh, Lê Văn học hơn mười câu trong chốc lát.
Phạm Ung cầm ông tiêu lên miệng tấu. Âm thanh dìu dặt phát ra, đôi công xòe cánh vươn cổ múa theo điệu nhạc rất đẹp mắt. Khi thì chúng cùng hướng vào nhau như đôi tình nhân e ấp. Khi thì chúng quay tròn, khiến mọi người hoa mắt, vỗ hay hoan hô vang dậy.
Thình lình con công trống bay lên cao, rồi phóng tới mổ vào chân Phạm Ung. Phạm Ung kinh hãi lùi lại. Lập tức con mái bay đến sau y dương cổ lên mổ. Y vội buông tiêu, chạy ra sân. Đôi công đuổi theo, xù lông, dương cổ lên mà mổ y. Y la lên:
- Đôi công này hóa điên rồi.
- Ông này chơi được.
Đức-Dụng tiếp:
- Quốc-công không biện minh được, như vậy là nhận tội. Câu hỏi thứ nhì là: Khi Quốc-công mở ra, thấy rõ ràng trong hộp có thanh kiếm. Đáng lẽ Quốc-công phải buông hộp lùi bước. Lý đâu Quốc-công lại mang kiếm ra đưa vào trước ngực hoàng thượng. Nếu như không có Phiêu-kị đại tướng quân đẩy Quốc-công lui lại...
Ông ta chỉ vào Tự-Mai:
- Hơn nữa thiếu niên này không đem thân đỡ kiếm, có lẽ Hoàng-thượng đã bị hại rồi. Chiếu luật bản triều, tội kiêu căng với quân phụ, cùng tội thí chúa, phải tru di tam tộc.
Tào Lợi-Dụng nghe buộc tội, y kinh hồn táng đởm, nhưng không nói được, chỉ biết lắc đầu, trong khi vẫn quỳ gối.
Nhà vua nghĩ thầm:
- Kể ra với tội trạng tên Tào này làm từ xưa đến giờ cũng đáng tru di tam tộc. Nhưng khốn nỗi y là cố mệnh đại thần, ta không thể giết y ngay được. Hơn nữa hôm qua ta truyền bắt giam con y về tội hà hiếp lương dân. Khi đem việc này ra đình nghị, chắc chắn con y bị xử tử. Y sẽ bị cách chức. Như vậy cũng đủ rồi. Còn hôm nay, y ngay tình, mà ta bắt tội y, e phe đảng y không phục.
Nhà vua quay lại nói với Tự-Mai:
- Tào quốc-công là võ quan, nên thiếu tinh tế. Chứ sự thực không tà ý. Nếu có tà ý, thì đêm qua, trong lúc hội kiến với trẫm Quốc-công đã ra tay gia hại, chứ đâu để đến hôm nay? Tội của Tào quốc-công sẽ đình nghị sau. Nhị đệ buông tha cho Quốc-công.
Tự-Mai khoan thai bước đến trước Tào Lợi-Dụng, nó xoa tay vào huyệt Đại-trùy. Lợi-Dụng rùng mình, chân tay cử động được. Y lườm lườm nhìn Trung-Đạo, rồi về chỗ đứng.
Xuất thân phái Liêu-Đông, Tào dùng võ công lập nghiệp. Trong suốt hai triều Thái-tông, Chân-tông không ai địch nổi Tào. Từ khi Lưu hậu nhiếp chính, Tào giúp bà điều khiển bọn Tôn Đức-Khắc, Lê Lục-Vũ, Sử-vạn Na-vượng, Khiếu Tam Bản và mười trưởng lão bang Nhật-hồ khống chế triều thần, anh hùng thiên hạ. Tào tuy làm Tả bộc-xạ, nhưng y lấn át Lã Di-Giản làm Hữu-bộc xạ. Khắp quần thần không ai dám chống đối y. Hôm nay y bị viên tổng lĩnh Ngự-lâm quân, cùng thiếu niên vô danh làm nhục, y căm hận vô cùng, tự hứa trong lòng:
- Đêm nay ta sẽ tìm đến chúng bay để đòi món nợ này.
Mọi người cùng đưa mắt nhìn Tự-Mai. Thái-hậu hỏi:
- Thiếu niên trung nghĩa kia là con cháu của bậc đại thần nào vậy? Hãy lại gần đây cho ta nhìn rõ mặt.
Tự-Mai tiến đến trước màn rập đầu bốn lần. Nhưng chàng không nói một lời nào cả. Định-vương lên tiếng:
- Trần hiền đệ. Hiền đệ khấu đầu chưa đủ, lễ nghi bản triều định rằng khi khấu đầu phải xưng tên họ. Hiền đệ xưng tên họ đi.
Tự-Mai lắc đầu nhìn nhà vua. Nhà vua nhắc:
- Nhị đệ! Nhị đệ ra mắt Thái-hậu đi.
Tự-Mai lại rập đầu:
- Tên nhà quê Trần Tự-Mai thuộc Đại-Việt xin tham kiến Thái-hậu. Kính chúc Thái-hậu được Trời, Phật hộ trì vạn sự nguyện đắc như sở cầu. Muôn tâu... khi thần tới đây, hoàng thượng ban chỉ dụ: Tuyệt đối không được nói. Dù ai hỏi cũng không trả lời. Vì vậy hạ thần chỉ khấu đầu, mà không thỉnh an Thái-hậu. Mãi tới khi hoàng thượng lên tiếng cho phép, thần mới dám nói.
Thái-hậu trầm ngâm:
- Thiếu niên này dùng võ công gì mà khống chế được Tào Lợi-Dụng, kể cũng lạ. Với tài của y mà ứng tuyển phò mã, thì thực xứng đáng.
Bà hỏi Tự-Mai:
- Cháu bình thân. Thì ra cháu là em của vương phi Khai-Quốc vương. Thức khinh thân vừa rồi của cháu hơi giống võ công Thiếu-lâm. Lúc co chân đá bay kiếm là chiêu gì, ta nhìn không ra. Lại ba chỉ phóng vào Tào Lợi-Dụng kình lực vô song. Ta chưa từng thấy qua.
Tự-Mai đáp:
- Tâu thái hậu, chiêu đó tên Kình ngư nhược thủy thuộc võ công phái Cửu-chân thời Lĩnh-Nam. Còn chỉ đó có tên Lĩnh-Nam chỉ pháp.
Thái-hậu hỏi nhà vua:
- Hoàng nhi, hoàng nhi gặp Tự-Mai ở đâu? Tại sao lại gọi là nhị đệ?
Nhà vua tâu:
- Hài nhi xuất thành vi hành, thăm dân cho biết sự tình. Chẳng may gặp bọn ác nhân nhận diện. Chúng định hại hài nhi. May nhờ Trần Tự-Mai đánh đuổi chúng đi. Hài nhi đã kết huynh đệ với y.
Triều Tống gồm toàn Nho-thần, họ rất trọng những người trung nghĩa. Vừa rồi họ thấy Tự-Mai đem lưng đỡ kiếm cho nhà vua, nên người người đều nhìn chàng với con mắt thiện cảm.
Trương Sĩ-Tổn hỏi:
- Trần công tử. Công tử đem lưng đỡ kiếm cho Hoàng-thượng là cứu một Thiên-tử hay một nghĩa huynh?
Tự-Mai đáp:
- Thưa đại-học sĩ, vãn sinh không chủ tâm đem lưng đỡ kiếm cho ông vua Trung-thổ. Vãn sinh là người Việt, chẳng việc gì phải chết thay cho ông vua Tống triều.
Mọi người tỏ vẻ bực mình:
- Thằng nhỏ này vô phép quá.
Tự-Mai tiếp:
- Nhưng từ lúc vãn sinh theo sứ đoàn sang Tống, đã nghe khắp anh hùng võ lâm, nhân sĩ, dân Hán ca tụng: Trong triều có ông vua cực kỳ hiếu thảo, lại nhân từ, thương dân như thương con. Vì vậy vãn sinh nghĩ mình được chết thay một nhân quân, để nhân quân sống mà ban phúc cho dân, thì vãn sinh sẵn sàng.
Lã Di-Giản hỏi:
- Chú em bảo người ta ca tụng hoàng thượng nhân từ, cùng hiếu thuận, vậy họ có nói nhân từ cùng hiếu thuận ra sao không?
Tự-Mai định trả lời, thì có tiếng Bảo-Hòa dùng lăng không truyền ngữ rót vào tai:
- Tự-Mai ngoan. Hãy nói theo chị. Ta nịnh ông vua cùng quần thần, để dùng họ diệt bọn mưu chiếm Đại-Việt. Nào nói theo chị nào.
Tự-Mai nói:
- Tể tướng thử vãn sinh hẳn? Từ trước đến giờ, cứ mỗi năm vua lại tăng thuế. Thế mà Hoàng-thượng lên ngôi mười năm không những không tăng, mà còn tha thuế ba năm. Hỏi suốt ba trăm năm qua, có vị Hoàng-đế nào nhân từ như vậy không?
Cả triều thần cùng nhìn nhau gật đầu, công nhận lời Tự-Mai nói đúng. Chàng tiếp:
- Khi tiên đế băng hà, xây lăng mộ tốn biết bao? Các vua đời trước đều bắt dân đóng thêm thuế, hoặc lấy công khố ra dùng. Đây Hoàng-thượng lại bắt hậu cung giảm chi. Thế mà số tiền xây lăng vẫn nhiều hơn bao giờ cả. Hỏi trong hơn nghìn năm qua, có vị Hoàng-đế nào nhân từ như vậy không?
Mọi người đều gật đầu. Tự-Mai nói lớn:
- Lại nữa, trong mười năm chấp chính, Hoàng- thượng luôn giảm án cho tù. Khắp nước chưa có vụ xử tử hình nào cả. Hỏi ngay thời vua Văn-vương cũng chưa chắc hơn. Như vậy không phải nhân từ là gì?
Trương Tri-Bạch hỏi:
- Vì thấy Thiên tử Thiên-triều nhân từ, nên chú em mới quyết định bỏ Đại-Việt theo Tống hẳn?
Tự-Mai cười lớn:
- Trương đại học sĩ lầm rồi. Hôm rồi vãn sinh dạo chơi Biện-kinh, thấy người ăn mày dắt con chó. Gặp người nhà giầu, ông ta trả cho lão ăn mày trăm đồng tiền để mua chó. Nhưng sau khi trả tiền, con chó nhất định không theo ông nhà giầu. Chó còn không nỡ tham phú phụ bần, huống chi người? Vãn sinh cứu giá là cứu một ông vua nhân từ. Chứ nếu Hoàng-thượng ác độc như Tùy Dương-Đế, e vãn sinh đá cho một đá chết tốt, chứ đừng nói cứu giá.
Mọi người thấy Tự-Mai nói ngỗ nghịch, nhưng đúng đạo lý, họ đều bật cười. Tự-Mai tiếp:
- Vì lý do đó vãn sinh không thể bỏ chúa Việt theo hoàng thượng. Vì bỏ chúa Việt, vãn sinh không bằng con chó. Huống hồ chúa Việt cũng là ông vua cực kỳ nhân từ. Nhân từ nhất cổ kim.
Lã Di-Giản hỏi:
- Lý Công-Uẩn nhân từ ở chỗ nào?
Tự-Mai dõng dạc kể hết những năm xá thuế, tô tượng làm chùa, đúc chuông, cùng ân xá tù nhân. Rồi nó tiếp:
- Chúa Việt làm vua mười tám năm, mà chỉ thu thuế trước sau có bốn năm. Hỏi còn chúa nào nhân từ hơn? Nhà tù trống trơn. Ngay cả phản thần Đàm Can, mưu thí chúa mà người cũng không bắt tội.
Chàng nói lớn:
- Các vị ở đây đều là đại Nho, trong lòng đầy trung quân. Hàng ngày phò tá đấng quân phụ nhân từ. Nhưng các vị có biết lòng nhân đó trong tâm Hoàng-thượng ở đâu mà nảy sinh không? Theo vãn sinh nghĩ, một là do từ Tiên-đế cùng mẫu hậu truyền lại. Hai là do các vị sư phó giảng dạy. Vãn sinh không biết ông thầy nào đã dạy Hoàng-thượng học? Người đó xứng đáng làm tể thần.
Cả triều đình đều đưa mắt nhìn Định-vương, Vương Khâm-Nhược với Yến Thù.
Trương Sĩ-Tổn hỏi:
- Theo chú em, một vị vua cần nhất đức tính gì?
Tự-Mai vẫn nói theo Bảo-Hòa:
- Theo vãn sinh, một vị Thiên-tử không cần thông minh, chẳng cần võ công cao, văn chương quán thế, mà cần nhất cái đức.
Sĩ-Tổn hỏi:
- Chú em nói thiên tử cần đức. Nhưng có hàng trăm đức: Đức nhu, đức cương, đức dũng, đức liêm. Đức nào cần nhất?
- Thưa trong bộ Thánh-tổ sự tích đại nhân Vương Định-Quốc (1) có luận rồi . Tiên sinh chẳng từng viết :« Than ôi, đấng quân phụ gặp lúc nước loạn cần đức dũng. Xã tắc đói khổ cần đức từ. Khi phải xét người cần đức minh. Nhưng thời nào cũng cần đức nhân. Không nhân thì sao thương dân. Thánh nhân nói: Bậc vua chúa như cha mẹ dân. Lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân ».
Chú giải
(1) Người xưa khi nói tới văn gia, thường gọi tên tự để tỏ ý kính trọng. Vương Khâm-Nhược tự là Định-Quốc, vì vậy Bảo-Hòa nhắc Tự-Mai gọi tên tự của ông ra, để lấy lòng.
Hiện nay bốn biển thái bình, trong triều toàn túc Nho, trung thần. Ngoài dân, chỗ nào cũng mở mang truyền bá đạo thánh Khổng. Thiên-tử cần đức nhân hơn cả. Tỷ như vừa rồi, nếu Thiên-tử không nhân, ắt Tào quốc-công bị chặt đầu. Cho nên tiểu sinh nghĩ: Mình theo sứ đoàn để học văn minh Hoa-hạ, không ngờ được thấy một anh quân nhân từ... lại được đọc biết bao sách của Vương đại-nhân, Yến đại-nhân, Trương đại-nhân. Có lẽ tiểu sinh xin Khai-Quốc vương cho ở lại ít năm để học những cái hay của văn minh Hoa-hạ.
Tào Lợi-Dụng vốn ghen tài với Khâm-Nhược. Y hận Tự-Mai điểm huyệt, nên cắt ngang:
- Tên bé con Nam-man kia, mi nói đã đọc sách của Vương Khâm-Nhược, thế mi đã đọc những bộ nào?
Tự-Mai hỏi nhà vua:
- Tâu đại ca. Trong lịch sử Hoa-hạ, chưa đời nào văn học, tư tưởng thịnh bằng bản triều. Tại sao có một đại thần nói năng như phường vô học bất thuật vậy kià. Xin hoàng huynh trao y cho Yến đại-nhân, Vương đại-nhân dạy ít bộ sách. Y bảo đệ là người Nam-man, nhưng đệ dám thách y thi văn chương với đệ.
Triều đình thấy Tào Lợi-Dụng nói năng cục súc, đều cau mặt khó chịu. Nhà vua nói với Lợi-Dụng:
- Trần nhị đệ là em kết nghĩa của trẫm. Quốc-công chẳng nên quá lời.
Nhà vua nghe Lợi-Dụng nói cũng muốn thử kiến thức của Tự-Mai, nên hỏi nó:
- Nhị đệ đã đọc những bộ sách nào của Vương đại học sĩ?
- Đệ mới tới kinh sư hai tháng qua, nên chỉ mới đọc được các bộ: Thiên-thư nghị chế, Thánh-tổ sự tích, Ngũ-nhạc quảng văn ký.
Ba bộ sách trên là ba bộ Vương Khâm-Nhược viết vào thời vua Chân-tông. Triều thần cùng nghĩ rằng: Thư tịch Trung-quốc có hàng nghìn, hàng vạn. Sách của Khâm-Nhược chỉ mới in gần đây, thế mà thiếu niên này mới sang đã đọc hết ba bộ trên, thì e sách khác y đọc đến hàng trăm bộ.
Tự-Mai nói một hồi làm Vương Khâm-Nhược, Trương Tri-Bạch, Yến Thù đều khoan khoái trong lòng. Nó chỉ vào thanh kiếm:
- Tâu hoàng-thượng, xin hoàng-thượng cầm thanh kiếm mà Khai-Quốc vương đem cống. Cam đoan long tâm sẽ vui mừng.
Nhà vua cầm thanh kiếm lên xem, ánh thép lạnh toát tỏa ra. Thoáng nhìn qua, cũng biết thanh kiếm lâu đời lắm. Dưới chuôi kiếm có khắc chữ:
Đại phong khởi hề,
Vân phi dương.
Uy gia hải nội hề,
Qui cố hương,
An đắc mãnh sĩ hề,
Thủ tứ phương.(2)
Ghi chú
Đây là bài ca rất cổ, do Lưu Bang, Cao-tổ nhà Hán làm. Sau khi thắng Hạng Vũ, thống nhất đất nước, Lưu Bang về thăm quê hương, rồi làm ra bài ca này. Tạm dịch:
Gió lớn khởi chừ,
Mây bay cao.
Oai khắp bốn bể chừ,
Về cố hương.
Sao được mãnh sĩ chừ,
Trấn giữ bốn phương.
Nhà vua trầm ngâm suy nghĩ, rồi tiến đến bên Định-vương:
- Hoàng-thúc. Hoàng-thúc xem này, quý vật mà đức Cao-tổ nhà ta suốt đời tìm kiếm không được, nay đã thấy rồi đây.
Định-vương đỡ lấy kiếm xem qua một lượt, vương hỏi Khai-Quốc vương:
- Nhị đệ, báu vật này nhị đệ tìm thấy ở đâu vậy?
Khai-Quốc vương nói:
- Tâu bệ hạ, nguyên thanh kiếm này của Cao-tổ nhà Hán là Lưu Bang. Khi Cao-tổ khởi nghiệp đã dùng nó chém rắn khởi nghĩa. Lúc thành đại nghiệp, Cao-tổ về đất Bái, họp con em đệ tử, mở tiệc mừng. Trong tiệc ngài hứng chí cầm kiếm múa và làm ra bài ca trên. Cho nên thanh kiếm có tên Đại-phong.
Nhà vua gật đầu:
- Suốt triều Tây-Hán, các vua dùng thanh Đại-phong này làm Thượng-phương bảo kiếm. Từ sau khi Vương Mãng cướp ngôi, Đại-phong kiếm bị tuyệt tích.
Ghi chú
Bộ Đông-Hán cảo lục chép rằng: « Khi Vương-Mãng cướp ngôi nhà Hán, y đoạt thanh Đại-phong. Y đem cất chung vào với bảo vật ở dưới đáy điện Vị-ương, rồi sai người chôn ở hồ Động-đình ».
Thời vua Trưng thành đại nghiệp, ngài sai công chúa Trần Năng, Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa đào kho tàng Tần-Hán mang về. Trong kho tàng có thanh Đại-phong. Phái đoàn Lĩnh-Nam chở kho tàng về tới Khúc-giang, bị đoàn cao thủ của Mã hậu đuổi theo. Công chúa Trần Năng đem chôn kho tàng ở Tuyệt-phong.
Khai-Quốc vương sai Bảo-Hòa, Thông-Mai, Tự-Mai đào kho tàng mang về Đại-Việt, nhân đó đem thanh Đại-phong cho Khai-Quốc vương làm lễ vật cống Tống-đế.
Theo tin tức tế tác Đại-Việt, Tống thái tổ Triệu Khuông-Duẫn cướp ngôi của ấu quân nhà Chu. Cho nên trong lòng luôn luôn sợ thiên hạ dị nghị. Ông nghĩ rằng, nếu mình có thanh kiếm Đại-phong trong tay, thì dân chúng sẽ tin rằng trời trao thiên hạ cho. Ông truyền tìm thanh kiếm này khắp nơi mà không thấy. Vì vậy Bảo-Hòa khuyên Khai-Quốc vương nên cống Tống-đế, để mua cảm tình.
Quả nhiên Thiên-Thánh hoàng đế mừng không bút nào tả siết. Ông bảo một võ quan:
- Hoàng-môn chỉ hạp. Khanh đưa thanh kiếm này để bách quan xem một lần cho biết.
Lý Chính vâng mệnh hai tay đỡ kiếm mang đi khắp điện.
Khai-Quốc vương cho mở bốn ống tre ra. Trong mỗi ống có một ống tiêu chạm trổ xà cừ rất tinh vi. Một ống chạm sự tích vua Đế-Minh kết hôn với tiên nữ ở núi Ngũ-lĩnh, sinh ra thái tử Lộc-Tục. Nhà vua cầm ống tiêu xem:
- À, đây là sự tích triều Thần-Nông phân ra Bắc sau thành Trung-nguyên. Nam sau thành Lĩnh-Nam đây.
Ống thứ nhì chạm sự tích vua Đế-Minh tế cáo trời đất ở Thiên-Đài. Ống thứ ba chạm sự tích Lạc-Long quân kết hôn với Âu-Cơ, đẻ ra trăm con.
Nhà vua cầm ba ống tiêu lên coi, tần ngần một lúc, rồi nói:
- Đúng rồi, Hán, Việt vốn gốc cùng ông tổ. Hán là con nhà bác là vai anh. Việt là con nhà chú, là em.
Một văn thần cầm ống tiêu lên xem xét một lúc rồi lắc đầu:
- Nam-man học tiêu của Hoa-hạ, nhưng cơ chừng không biết tấu, nên làm ống to qúa. Ống tiêu này chỉ dùng để trang trí thôi, chứ dù hơi voi, hơi trâu cũng không tấu nổi.
Từ lúc nhập điện, Lê Văn đứng sau ngai vàng, ít ai chú ý đến nó. Chàng lẳng lặng nghe Bảo-Hòa truyền ngữ cho Tự-Mai đối đáp. Đến đây, thình lình tiếng Bảo-Hòa rót vào tai:
- Thằng này tên Phạm Ung, rất giỏi âm nhạc. Văn đệ ra bẻ gẫy lý luận của y đi.
Lê Văn bước ra chắp tay xá Phạm Ung:
- Ngài có phải là Phạm Ung, hiện lĩnh Long-đồ các trực học sĩ, kiêm Khu-mật viện phó sứ đấy không? Vãn sinh họ Lê tên Văn, y sinh nước Đại-Việt. Trước khi khởi hành, vãn sinh nghe danh đại nhân như sấm nổ bên tai. Không ngờ bây giờ trước mắt vãn sinh chỉ thấy một gã hủ Nho hồ đồ.
Phạm Ung nổi giận:
- Ta hồ đồ ở chỗ nào?
- Theo vãn sinh, khi một người vị tới đại thần, ắt phải thông lịch sử. Ngài không thông lịch sử, mà làm đại thần thực khổ cho trăm họ. Thưa đại học sĩ, khắp thiên hạ, ai cũng biết rằng nhạc sư sáng chế ra ống tiêu họ Trương tên Chi. Ông là người Việt. Trương Chi chế ra ống tiêu vào niên hiệu Hồng-bàng bên Văn-lang năm 527 (Mậu-Thân, 2353 trước Tây-lịch). Bấy giờ bên Trung-nguyên là niên hiệu vua Nghiêu năm thứ năm.
Phạm Ung ngơ ngác lắc đầu tỏ ý không tin.
Lê Văn cười khúc khích:
- Hỡi ôi! Đại-học sĩ lại quên quốc sử rồi.
Chàng hỏi Yến Thù:
- Thưa Hàn-lâm thị độc học sĩ. Xin tiên sinh dạy dỗ cho Phạm đại-học sĩ bài sử về giai đoạn này đi.
Yến Thù biết Lê Văn muốn đưa mình lên, cùng hạ Phạm Ung xuống. Y cười:
- Lê huynh đệ. Phạm đại học sĩ muốn thử kiến thức huynh đệ đó thôi, chứ truyện này ai mà không biết. Nguyên thời bấy giờ bên Trung-nguyên chưa biết làm lịch. Trong khi lịch pháp bên Văn-lang lại rất tinh kỳ. Vua Hùng sai chép phương pháp làm lịch lên lưng một con rùa rồi mang sang cống. Vua Nghiêu truyền chép lại mà dùng. Lịch pháp Hoa-hạ khởi đầu bằng việc này, nên gọi là Qui-lịch. Sau này các lịch gia Trung-thổ nghiên cứu rộng ra, chi tiết hơn, nhưng vẫn nằm trong nguyên tắc Qui-lịch. Trong lễ cống Qui-lịch còn có cả bốn ống tiêu.
Lê Văn muốn cho đám quan lại chủ chiến chiếm Nam-địa chùn nhụt, đưa đám chủ hòa lên. Chàng nói:
- Hỡi ôi! Yến đại học sĩ đúng là một bác học đa năng. Sau khi Văn-lang cống tiêu cho vua Nghiêu, tiêu thuật truyền sang Trung-nguyên. Nay Phạm tiên sinh nói ngược lại rằng Việt tộc học tiêu của người Hoa thì còn trời đất nào nữa.
Phạm Ung cười nhạt:
- Sử sách còn ghi: Tiêu Sử thổi tiêu mà được Tần Mục-công gả Lộng-Ngọc. Trương Lưu-hầu thổi tiêu ở Cai-hạ, làm tan mười vạn binh của Sở-bá vương. Rồi tiêu thuật lưu truyền lại hậu thế. Mãi sau này người Việt mới biết thổi tiêu, thì không học của Hoa-hạ là gì?
- Tôi dám hỏi, ống tiêu mà Trương Lương dùng bằng vàng hay bạc?
- Bằng trúc. Từ Lưu hầu về trước, người ta dùng ống tiêu bằng trúc. Sau này, đến đời Đường mới chế ống tiêu bằng bạc, bằng vàng.
- Sai. Bộ Tả-truyện chép: Con gái Tần-mục công là Lộng-Ngọc, lớn tuổi chưa chồng. Một ngày, có thanh niên anh tuấn đến dùng ống tiêu tấu nhạc bên nàng. Hai người tâm đầu ý hợp, Tần Mục-công bèn gả Lộng-Ngọc cho nhạc sĩ. Vì vậy người ta gọi nhạc sĩ là Tiêu Sử. Từ Tần Mục-công đến Trương Lương ước hơn bẩy trăm năm. Nhưng Trương Chi chế tiêu trước Tần Mục-công hơn hai nghìn năm, vậy tiêu tộc Việt có trước tộc Hán.
- Trương Chi chế tiêu trước, biết đâu y chẳng học của Hoa-hạ.
- Được. Xin đại học sĩ cho vãn sinh biết: Có phải cổ thời, từ sông Trường-giang về Nam thuộc tộc Việt. Từ Trường-giang về Bắc thuộc tộc Hán không?
- Dĩ nhiên như thế. Nguồn gốc tộc Việt với tiêu sử đâu có gì liên hệ với nhau?
- Sao lại không? Đại học sĩ công nhận từ Trường-giang trở xuống thuộc lĩnh thổ tộc Việt. Vậy thì đại học sĩ công nhận tiêu tổ là người Việt rồi.
- Ta công nhận bao giờ?
- Không đúng ư? Tiêu bằng trúc, vì từ hồ Động-đình lên phía Bắc làm gì có trúc mà người Hoa chế tiêu? Công nhận lãnh thổ tộc Việt từ hồ Động-đình xuống Nam là công nhận tiêu tổ Trương Chi.
Phạm Ung cố cãi:
- Tiêu tổ là người Việt hay Hán cũng được. Nhưng hiện nay người Việt chế ống tiêu to như thế này là không biết tấu tiêu rồi.
Tào Lợi-Dụng cắt ngang:
- Đại học sĩ tranh biện với trẻ con làm gì? Tranh biện vô ích. Lão phu đề nghị hai bên tấu ít bản tiêu, để mọi người cùng nghe. Như vậy sẽ phân biệt ai là người cao thuật.
Lê Văn cười:
- Đa tạ Tào quốc-công. Tôi tuy còn niên thiếu, học chưa được một phần nghìn bản lĩnh của cao nhân nước tôi, nên không thể tranh tài cùng danh tiêu Hoa-hạ. Nhưng với Phạm đại-học sĩ thì tôi nhất định hơn. Thể lệ thế nào, xin đại-học sĩ dạy cho.
- Giản dị lắm, mỗi người cùng dùng ống tiêu của mình tấu một bản nhạc. Tấu đi, tấu lại cho đến khi mệt thì thôi. Hễ ai tấu được nhiều lần thì thắng cuộc. Nhưng nếu cả hai cùng tấu đến lần thứ năm mà chưa phân thắng bại, thì thôi không đấu nữa, coi như trận này hòa, đấu trận thứ nhì. Trận thứ nhì giản dị thôi: Cả hai cùng tấu một bản, hễ âm điệu của người nào loạn, coi như thua cuộc. Đó là thể lệ đấu tiêu của Trung-nguyên.
Lê Văn cười:
- Đây thuộc đất Tống dĩ nhiên vãn sinh phải tuân theo lệ Tống. Vãn sinh chưa biết lệ Tống, ắt khó bằng đại-học sĩ. Giả như đấu theo lệ Việt, chắc chắn đại-học sĩ thua ngay.
Nhà vua vốn thích Lê Văn ngay từ khi gặp y. Ông hỏi:
- Lệ Việt thế nào? Hay là thế này, sau một trận đấu theo lệ Tống, hai người lại đấu một trận theo lệ Việt.
Lê Văn tâu:
- Lệ Việt định rằng khi đấu về âm nhạc, có ba phần. Phần thứ nhất ngồi trên lưng ngựa, vừa phi vừa tấu nhạc. Ngựa ai về trước, coi như thắng cuộc. Phần thứ nhì âm thanh của ai ít rối loạn coi như thắng cuộc. Phần thứ ba, đem đến cặp rắn hay cặp công. Ai dùng tiêu khiến chúng nhảy múa theo mình được coi như thắng cuộc.
Phạm Ung nghe Lê Văn nói, y mừng thầm. Bởi tuy là văn quan, nhưng y nổi tiếng về thuật kị mã số một đế đô. Những võ quan giỏi nhất trong đội thiết kị cũng không hơn y. Y cười thầm:
- Tự nhiên mi chui đầu vào rọ. Mi đừng trách trời oán đất bữa nhé.
Phạm Ung nói:
- Đây thuộc đất Tống. Ta là chủ, người là khách. Ta nhường cho người tấu trước. Nào, thi trận đầu theo lệ Tống.
Lê Văn cầm lấy ống tiêu lớn, để cách xa miệng hơn gang tay, rồi vận nội lực dùng môi điều khiển khí lọt vào lỗ, thành âm điệu. Chàng thử mấy tiếng, âm thanh vang động rất xa, khiến mọi người đều kinh ngạc. Chàng hướng nhà vua:
- Tâu hoàng thượng, thần xin tấu bản Động-đình ca, nói về Quốc-tổ, Quốc-mẫu tộc Việt kết hôn, rồi lên Tam-sơn hưởng thanh phúc.
Hiện diện nhiều người biết thổi tiêu, nhiều người kinh lịch có thừa, nhưng chưa từng ai thấy lối tấu tiêu, để ống xa miệng hơn gang tay bao giờ. Lê Văn vận khí như sợi tơ truyền vào ống tiêu tạo thành tiếng véo von. Khi cao lên đến lưng trời khi trầm như nước suối đổ thấp đến độ thoang thoảng như tình nhân thủ thỉ bên tai. Những người biết thổi tiêu đều kinh hãi:
- Tại sao âm điệu lại có thể xuống thấp đến trình độ này nhỉ? Xuống thấp như vậy thì làm sao thành tiếng được?
Cả triều thần như bị tiếng tiêu của Lê Văn làm cho mơ mơ màng màng, tâm hồn thư thái lạ lùng. Tấu liền năm lần, chàng cầm ngang ống tiêu:
- Xin bệ hạ ân xá cho, vì tài thần còn quá non kém.
Chàng nói với Phạm Ung:
- Đại-học sĩ. Tài tôi không hơn bất cứ nhạc công nào của đất Tống, nhưng chắc chắn hơn ngài.
Phạm Ung không chấp trẻ con. Y rút trong bọc ra một ống tiêu dài. Y cung tay hướng nhà vua:
- Thần xin tấu bản Trường-giang nguyệt lãng hầu hoàng thượng.
Nói rồi y đưa tiêu ngang miệng thổi. Tiếng tiêu vừa cất lên, Trần Bảo-Dân, Lê Văn đều phải gật đầu công nhận tài của y thực hiếm thấy trên đời. Trong điện Sùng-chính có hơn năm trăm người, mà không một tiếng động. Lê Văn chú ý nghe, phân nhịp, điệu để học hỏi thêm.
Phạm Ung tấu được hai lần, thì Trần Bảo-Dân bật lên mấy tiếng ho. Lạ lùng thay, tiếng ho của Bảo-Dân làm tiêu thanh hỗn loạn. Hơi của Phạm Ung bị nghẽn, y cố gắng tấu nữa, nhưng không ra. Kinh hoảng, y ngừng lại, rồi tấu từ đầu. Tiếng ho của Bảo-Dân chỉ nhiễu loạn trong chốc lát, nên lần này Phạm Ung thổi, âm thanh nhu hòa vang đi rất xa.
Cả đình thần không ai hiểu tại sao. Duy sứ đoàn Đại-Việt biết Bảo-Dân dùng nội công thượng thừa truyền vào tiếng ho dài nhỏ như tơ xuyên qua ống tiêu, làm rối loạn âm điệu của Ung.
Bảo-Dân dùng Lăng-không truyền ngữ nói với Mỹ-Linh:
- Công chúa, trong chúng ta, nội công âm nhu của công chúa cực cao. Hôm đại hội Thăng-long công chúa đã dùng kiếm khí đấu với Đông-Sơn lão nhân. Bây giờ công chúa dùng Lăng-không truyền ngữ xử dụng Mê-linh kiếm pháp tấn công Phạm Ung giúp Văn đệ, bằng không y khó thắng tên họ Phạm.
Mỹ-Linh tuyệt không ngờ Bảo-Dân lại giỏi về âm thanh như vậy. Nghe y nói, nàng thử vận công, rồi dùng Lăng-không truyền ngữ hướng vào ống tiêu của Phạm Ung. Nàng xuất chiêu Phong suy hoa lạc. Âm thanh của Ung đang véo von như chim hót giữa trời, bỗng tắt nghẽn bật thành tiếng ồ ồ như người bị suyễn. Mọi người không nhịn được, đều cười ồ lên. Phạm Ung kinh ngạc, cố thổi, nhưng âm không ra. Y ngừng lại nhìn tiêu: Bên trong vẫn như thường.
Tào Lợi-Dụng hỏi:
- Phạm đại-học sĩ. Sao vậy?
- Tiểu nhân cũng không biết nữa.
Y lại cầm ống tiêu thổi. Âm thanh trỗi dậy vi vu rất thanh nhã.
Thấy lối phá phách của Bảo-Dân có kết quả, Mỹ-Linh tấn công chiêu thứ nhì, âm thanh lần này không tắt nghẽn, mà bị đổi thanh điệu. Chỗ đáng lẽ lên cao, thì lại xuống thấp. Chỗ đáng lẽ xuống thấp thì lại lên cao, thành ra âm thanh hỗn tạp, cực kỳ khó nghe. Phạm Ung có cảm tưởng như bị ma trêu quỷ ám, mặt y tái đi vì giận.
Nhìn tình cảnh Phạm Ung; Tự-Mai biết Mỹ-Linh phá y. Nó dùng Lăng-không truyền ngữ nói:
- Chị Mỹ-Linh, nhường cho em đùa với gã này đi.
Vốn tính hiền hậu, Mỹ-Linh nghe Bảo-Dân phá Phạm Ung, mà trong lòng nàng không nỡ. Bây giờ được Tự-Mai lĩnh nhiệm vụ ác đức dùm, nàng mừng quá, thu chiêu.
Phạm Ung đang bị Mê-linh kiếm đánh vào âm thanh làm rối loạn, bỗng y cảm thấy hơi phát ra êm dịu dìu dặt. Vui mừng, y tấu được nửa bản bằng tất cả nghệ thuật điêu luyện của mình.
Tự-Mai dùng Lăng-không truyền ngữ, xuất chiêu Phong hoa hợp bích đánh vào tiêu Phạm Ung. Ung đang lên bổng, xuống trầm, thình lình bị tắc nghẽn, thổi không ra hơi. Y cảm thấy mệt mỏi, vội buông tiêu, than:
- Thực là bị ma trêu quỹ ám. Chắc phía Giao-chỉ đùng tà thuật hại thần.
Y đưa ống tiêu lên miệng thổi một hơi nữa, âm thanh vang lên rất mạnh. Tự-Mai sướng qúa, nó dùng Lĩnh-Nam chỉ pháp truyền lăng không đánh vào ngang ống tiêu. Cứ mỗi chỉ, âm thanh lại nghẽn, thành tiếng tiêu khi tắt, khi ra, khi lộc cộc như ngựa phi. Cả triều thần đều bật lên tiếng cười. Họ không hiểu tại sao tự nhiên Phạm Ung lại biến âm hưởng kỳ lạ như thế. Cứ vậy hết bản. Y ngừng lại, chân tay bải hoải.
Tự-Mai reo lên:
- Phạm đại học sĩ thua rồi, vì trong khi tấu khi thì đứt hơi, khi thì lạc điệu.
Lã Di-Giản nói:
- Đứt hơi là thế nào, âm điệu bản nhạc như thế đó, chứ Phạm đại-học sĩ đâu có đứt hơi?
Tự-Mai cười nhạt:
- Các vị là người lớn, mà dối trẻ còn ư? Như thế là văn phong của bậc đại Nho nhà Tống ư? Như thế là tư cách của đại thần ư?
Tào Lợi-Dụng, Lã Di-Giản nói:
- Phạm đại-học sĩ với Lê công tử đều tấu hết năm lần bản nhạc của mình. Như vậy là hòa. Bây giờ hai vị song tấu.
Tự-Mai hỏi Lã Di-Giản:
- Quốc công. Phải chăng bản nhạc vừa rồi mang tên Kị mã xuyên sơn cho nên cộc cộc không ra âm hưởng gì cả? Hay có tên Đắt-Kỷ ho gà?
Di-Giản hỏi Phạm Ung:
- Có phải bản nhạc vừa rồi mô tả tiếng ngựa phi, tiếng gió bão không?
Phạm Ung đỏ mặt lên, đúng thể lệ, âm thanh của y loạn, coi như thua cuộc. Nhưng Di-Giản đỡ cho, y cũng phải làm mặt dầy gật đầu.
Lê Văn tuy thắng cuộc, nhưng chàng tự biết mình thắng là do Bảo-Dân, Tự-Mai, Mỹ-Linh công phá đối thủ, nên chàng không tranh luận nữa. Nó nói:
- Bây giờ đấu theo lệ Đại-Việt.
Quần thần đều ra trước sân Sùng-chính điện. Hai con ngựa của thị vệ đầy đủ yên cương được đưa tới. Tự-Mai, Lê Văn hộ giá nhà vua. Thanh-Mai, Thiếu-Mai, Mỹ-Linh cũng ra trước sân. Nhưng không thấy Lưu hậu ra. Sân Sùng-chính điện rộng mênh mông.
Quan điện tiền chỉ huy sứ, kiêm tổng lĩnh thị vệ Trần Trung-Đạo nói:
- Một vòng sân này hơn hai mươi dặm (10 cây số ngày nay). Thị vệ thường đua ngựa với nhau. Bây giờ hai vị có thể phi ngựa men theo lối cũ. Không thể cho ngựa chạy vào trong vườn hoa, không thể cho ngựa chạy ra ngoài sân. Ai để ngựa phi vào vườn hoa, hay ra ngoài sân coi như thua.
Phạm Ung, Lê Văn lĩnh ngựa. Lê Văn hướng vào nhà vua:
- Tâu bệ hạ. Phàm cỡi ngựa có hai phép. Một là dùng yên cương như thường lệ. Còn ai có thuật kị mã cao, thì không cần tới yên cương.
Lê Văn hỏi Ung:
- Nào bây giờ đại học sĩ có dám phi ngựa không yên cương chăng? Rồi chúng ta cùng tấu một khúc nhạc. Tùy quan đại-học sĩ chọn.
Nghe Lê Văn nói, các võ quan đều kinh hãi:
- Mình có nghe nói, xưa một danh tướng bên Văn-lang giỏi thuật kị mã đến độ không dùng yên cương. Y luyện một đội kị binh thuật đó, rồi dùng đánh nhau với quân nhà Ân. Sau khi thắng quân Ân, y bỏ không làm quan, được phong làm Thiên-vương. Y gốc làng Phù-đổng nên võ lâm gọi y là Phù-đổng thiên vương. Y lập ra phái Sài-sơn. Có lẽ thiếu niên này thuộc phái võ Sài-sơn đây.
Bị thách, nhưng Phạm Ung nghĩ thầm:
- Trên đời làm gì có người cỡi ngựa không yên cương nhỉ? Thằng lỏi láu cá này bịa đặt dọa ta đây. Ta mà rút lui thì còn chi là thể thống?
Y nói:
- Nếu người có tài thì cỡi ngựa không yên cương thử coi. Nào, chúng ta cùng tấu bản Cai hạ loạn Sở binh của Trương Lưu hầu.
Lê Văn nhắc bổng yên, tháo cương ra, trao trả viện thị vệ kị mã. Chàng quát một tiếng, phi thân ngồi lên trên lưng ngựa. Phạn Ung cũng nhảy lên yên, tay cầm cương. Hai ngựa đứng song song. Nhà vua cầm dùi đánh một tiếng trống. Phạm Ung thúc chân vào bụng ngựa, ra roi. Ngựa vọt tới trước. Lê Văn quát lên một tiếng, con ngựa tung vó lên sải bước như bay. Hai ngựa phi song song. Phạm Ung đưa tiêu lên miệng thổi. Còn Lê Văn, chàng dùng hai tay giữ ống tiêu bắt nhịp, miệng vận khí phát hơi vào lỗ. Tiếng tiêu của chàng lớn gấp mấy tiếng của Phạm Ung. Đến độ người nghe chỉ thấy tiếng tiêu của chàng, còn tiếng tiêu của Phạm Ung như sợi tơ.
Ngựa Phạm Ung phi như bay. Trong khi ngựa Lê Văn cùng sải bước song song. Hai ngựa chạy hết vòng, trở lại trước thềm điện Sùng-chính. Phạm Ung ghì cương cho ngựa dừng lại. Y hướng hoàng-đế, cúi đầu ba lần.
Lê Văn phi song song với Phạm Ung, khi đến thềm điện, chàng vận khí xuống chân truyền vào hai huyệt Chương-môn của ngựa. Con ngựa dựng đứng hai vó trước, chụm hai chân vào nhau gật đầu ba cái.
Tất cả võ quan, thị vệ hiện diện đều kinh hãi:
- Trên đời sao lại có kẻ giỏi thuật kị mã đến thế kia? Không dùng yên cương mà điều khiển được ngựa thì mình có thể làm được. Nhưng vừa phi ngựa không yên cương, vừa tấu nhạc, rồi lại sai ngựa dựng vó hành lễ, thực chưa từng thấy qua.
Nhà vua nói:
- Vòng đầu hai ngựa về cùng, coi như hòa. Bây giờ phi vòng thứ nhì.
Nhà vua đánh tiếng trống. Hai ngựa vọt lên như tên bắn. Biết rằng qua vòng đầu, ngựa đã thấm mệt. Lê Văn nghĩ thầm:
- Ta dùng khinh công thượng làm cho cơ thể nhẹ. Như vậy dù Phạm Ung cỡi ngựa giỏi đến đâu cũng thua ta.
Chàng tung mình lên cao. Ở trên không chàng lộn một vòng, người vọt về trước. Khi chàng rơi xuống, ngựa vừa trờ đến. Chàng đáp một chân lên cuối sống lưng ngựa. Con ngựa của chàng mất đi trọng lượng, vó câu xẹt như tên bắn, lên trước ngựa Phạm Ung đến hơn hai trượng. Kỳ diệu ở chỗ tuy chàng nhảy lên cao, mà tiếng tiêu vẫn không rồi loạn. Thế là ngựa Lê Văn phi trước ngựa Phạm Ung mỗi lúc một xa. Khi Lê Văn về tới thềm điện, thì ngựa Phạm Ung mới chạy được ba phần tư vòng. Y luôn thúc chân vào bụng, nhưng sức ngựa có hạn. Rút cuộc y về sau Lê Văn một lúc khá lâu.
Nhà vua phán:
- Cuộc này Lê thế tử thắng. Phạm đại-học sĩ thua rồi.
Nhà vua muốn biết thêm khả năng của Lê Văn. Ông truyền:
- Đem ra đây cặp công, để hai người cùng thổi tiêu xem ai có thể làm cho công nhảy múa.
La Sùng-Đản đã đem đến hai cặp công từ trước. Tiếng Bảo-Hòa rót vào tai Lê Văn:
- Em nhường Phạm Ung tấu trước, để chị dạy cho em ít tiếng nói của loài công. Em dùng tiếng tiêu tạo âm thanh giống hệt tiếng công nói, sai khiến chúng hành lễ, cùng lui tới.
Trong khi đó tiếng Trần Bảo-Dân rót vào tai Lê Văn:
- Hôm trước trên hồ Động-đình ta cùng em đã nghiên cứu về âm thanh vũ-động. Chúng ta làm bọn thủy thủ cũng như hai lão Tôn Đức-Khắc, Lê Lục-Vũ nhảy múa như điên như loạn. Bây giờ em cũng áp dụng lối đó khiến loài công múa theo điệu Việt mình. Còn ta, ta sẽ dùng Lăng-không truyền ngữ làm cho tên Phạm Ung nhảy chồm chồm cho bõ ghét.
Nhà vua hỏi:
- Trong hai người, ai sẽ trổ tài trước?
Lê Văn chắp tay nói:
- Tâu bệ hạ, thần chỉ là tên nhà quê, sao có thể so với vị đại-học sĩ. Xin mời đại-học sĩ trổ tài trước cho.
Tấu nhạc cho hạc, cho công múa là môn giải trí rất cổ trong văn hóa Hán, Việt. Hầu hết những người hiện diện biết chơi nhạc đều đã học qua. Phạm Ung tiến tới chọn một cặp công. Hai thái giám ôm cặp công để trước sân, rồi lui lại.
Trong khi đó Bảo-Hòa dùng Lăng-không truyền ngữ dạy Lê Văn những tiếng nói của loài công. Vốn thông minh, lại giỏi âm thanh, Lê Văn học hơn mười câu trong chốc lát.
Phạm Ung cầm ông tiêu lên miệng tấu. Âm thanh dìu dặt phát ra, đôi công xòe cánh vươn cổ múa theo điệu nhạc rất đẹp mắt. Khi thì chúng cùng hướng vào nhau như đôi tình nhân e ấp. Khi thì chúng quay tròn, khiến mọi người hoa mắt, vỗ hay hoan hô vang dậy.
Thình lình con công trống bay lên cao, rồi phóng tới mổ vào chân Phạm Ung. Phạm Ung kinh hãi lùi lại. Lập tức con mái bay đến sau y dương cổ lên mổ. Y vội buông tiêu, chạy ra sân. Đôi công đuổi theo, xù lông, dương cổ lên mà mổ y. Y la lên:
- Đôi công này hóa điên rồi.
/42
|