Cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên là một chuỗi dài những thất bại. Nhiều lúc Tôn Dật Tiên tưởng đã đạt được thành quả thì lại phải bỏ chạy tháo thân. Sau nhiều cố gắng, Tôn Dật Tiên đã tạo được một căn cứ địa tại Quảng Đông làm địa bàn cho mộng thống nhất đất nước đang bị phân tán vào tay rất nhiều sứ quân. Mộng làm chủ nước Trung hoa của Tôn Dật Tiên vào mùa xuân năm 1922 lại một lần nữa bị chính các sĩ quan của ông phá hoại, và công bố những bí mật tai hại của ông.
Tư dinh của Tôn Dật Tiên nằm trên một ngọn đồi, và được nối liền với phủ tổng thống bằng một cây cầu gỗ có mái che và tường gỗ hai bên. Trong thời kỳ loạn lạc đó, các sứ quân, các viên chức cao cấp của triều đình và các thương gia giầu có phải biến chỗ ở của mình thành những pháo đài kiên cố, để chống lại mọi mưu toan tấn công hoặc ám sát. Riêng tư dinh của Tôn Dật Tiên nằm trơ vơ trên một ngọn đồi và do đó việc phòng thủ rất là khó khăn. Kẻ thù có thể tấn công vào tư dinh từ bất cứ mặt nào, và lối thoát duy nhất là cây cầu gỗ thông qua dinh tổng thống.
Sứ quân Quảng Đông là Trần Quýnh Minh. Tổ tiên họ Trần vốn từ miền bắc lưu lạc đến lập nghiệp tại Quảng Đông từ nhiều thế kỷ trước. Họ là những người không theo tục lệ bó chân cho con gái, và thành công tổ chức những bang hội Triều Châu. Hồi còn trẻ, Trần Quýnh Minh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chiếm Quảng Đông và biến Quảng Đông thành một tỉnh độc lập với nhà Mãn Thanh năm 1911. Năm 1922, Trần Quýnh Minh mới có 40 tuổi, và được coi là một trong những sứ quân tiến bộ nhất của Trung hoa.
Sau khi Viên Thế Khải chết, Tôn Dật Tiên cùng Trần Quýnh Minh thiết lập một nước cộng hòa tại Quảng Đông, đối lập với chính quyền tại Bắc Kinh, lúc đó do Lê Nguyên Hồng đứng đầu. Trần Quýnh Minh đưa ra những chương trình tiến bộ, như gửi sinh viên ra ngoại quốc du học, kể cả sinh viên cộng sản. Với những thành công đầu tiên, Trần Quýnh Minh hết sức quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển nước cộng hòa Quảng Đông, và không thiết tha gì đến công việc giải phóng toàn thể Trung hoa khỏi tay các sứ quân khác. Chính Trần Quýnh Minh cũng chỉ ước mong trở thành một sứ quân.
Tôn Dật Tiên, trái lại, lúc nào cũng ôm giấc mộng lớn được dẫn quân đội Bắc phạt, để thống nhất Trung hoa và trở thành vị tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa Trung hoa. Tôn Dật Tiên giao phó tất cả công việc chính phủ tại Quảng Đông cho thuộc hạ, và chỉ say mê với những giấc mơ huy hoàng trong trí tưởng tượng của ông. Tay chân của Tôn Dật Tiên phần lớn là những người thiếu khả năng, vì thế Quảng Đông trở nên rối loạn: Thành phố Quảng Châu không có cảnh sát, ngoài đường đầy rẫy những toán lính vô kỷ luật và các tay anh chị. Trần Quýnh Minh chỉ mơ ước làm chủ một tỉnh là mãn nguyện rồi. Họ Trần nhận thấy rằng nước cộng hòa nhỏ bé của miền nam chưa được ổn định, và có thể bị các sứ quân khác xâu xé, nếu quân đội Quảng Đông phải làm một cuộc viễn chinh Bắc phạt. Trần Quýnh Minh thiên về một thể chế liên bang, và các tỉnh được hưởng quyền rộng rãi hơn. Các sĩ quan của quân đội Quảng Đông hết sức ủng hộ Trần Quýnh Minh, vì họ là những người rất tham nhũng, sống bám vào các thương gia giầu có của Quảng Đông.
Tôn Dật Tiên nhiều lần yêu cầu Trần Quýnh Minh khởi quân Bắc phạt, nhưng họ Trần tìm cách tránh né, trì hoãn, không muốn rời xa căn cứ của mình. Cuối cùng hai người đi đến một quyết định: Tôn Dật Tiên sẽ chỉ huy quân đội Bắc phạt, còn Trần Quýnh Minh ở lại giữ Quảng Đông. Ngày 6- 5- 1922, Tôn Dật Tiên và Khánh Linh bắt đầu rời Quảng Châu, và tiến tới thị trấn Thảo Quận để nắm quyền chỉ huy toán quân đánh thuê trong chiến dịch Bắc phạt. Tôn Dật Tiên có 500 vệ sĩ là quân nòng cốt của Quốc dân đảng. Sau khi Tôn Dật Tiên ra đi thì Trần Quýnh Minh trở thành chủ nhân ông toàn quyền của Quảng Đông, đúng như điều họ Trần hằng mong ước. Tổ chức Quốc dân đảng của Tôn Dật Tiên bị họ Trần loại ra khỏi chính quyền. Chính quyền tại Quảng Đông nay là của Trần Quýnh Minh. Họ Trần đã thành công làm một cuộc đảo chánh chớp nhoáng.
Tại Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch nghe tin Trần Quýnh Minh trở mặt và làm đảo chánh tại Quảng Đông. Tưởng vội đánh điện yêu cầu Tôn Dật Tiên phải lo củng cố hậu phương trước khi tiến quân viễn chinh. Ngày 25- 5, Tôn Dật Tiên vội dẫn Khánh Linh và 50 vệ sĩ quay trở về Quảng Châu. Từ tư dinh trên đồi, Tôn Dật Tiên trông thấy quân đội của Trần Quýnh Minh từ từ tiến tới, chiếm những vị trí bao vây quanh đồi, có vẻ muốn tấn công vào tư dinh của ông. Tôn Dật Tiên vội đánh điện cho Tưởng Giới Thạch, lúc đó đang ở Chiết Giang, và yêu cầu Tưởng phải tới cứu nguy ngay tức khắc.
Khoảng 2 giờ sáng ngày 16- 6, Khánh Linh đang ngủ ngon thì bị Tôn Dật Tiên đánh thức dậy, và dục Khánh Linh phải thay quần áo mau lẹ để chạy trốn, vì tình thế rất khẩn trương. Tôn Dật Tiên vừa nhận được một điện thoại cho biết quân của Trần Quýnh Minh đang sửa soạn tấn công vào dinh. Tôn Dật Tiên dự định cùng vợ trốn ra một pháo thuyền ngoài sông, và từ đó ông sẽ chỉ huy quân đội trung thành với ông chống lại cuộc phản loạn của Trần Quýnh Minh.
Khánh Linh nhận thấy mình có thể là gánh nặng cho chồng trong lúc khẩn cấp, nên khuyên Tôn Dật Tiên nên trốn đi trước một mình. Khánh Linh lý luận rằng mang một người đàn bà đi theo cuộc hành quân là điều bất tiện, và bà ở lại cũng không có gì nguy hiểm. Tôn Dật Tiên vốn là người hay nghe lời vợ nên vội vàng đồng ý, và để lại tất cả vệ sĩ để bảo vệ cho vợ. Rồi ông hấp tấp ra đi với một người vệ sĩ duy nhất.Chừng nửa giờ sau khi Tôn Dật Tiên đã ra đi rồi thì súng bắt đầu nổ chung quanh tư dinh. Quân của Trần Quýnh Minh từ bốn phía xông vào tư dinh, và đồng loạt hô to khẩu hiệu: "Giết Tôn Dật Tiên! Giết Tôn Dật Tiên!" Toán vệ sĩ của Tôn Dật Tiên nằm im lặng chờ đợi, và đèn bên trong tư dinh tắt hết. Cho đến gần sáng thì quân của Trần Quýnh Minh bắt đầu dùng súng đại bác bắn vào tư dinh. Vệ sĩ của Tôn Dật Tiên chỉ có súng trường và một ít súng máy. Sự chênh lệch về sức mạnh của hai bên rất rõ ràng, và toán vệ sĩ trong tư dinh chắc chắn không thể cầm cự lâu dài được.
Thoạt tiên một trái đại bác bắn sập phòng tắm của Khánh Linh, và một phần ba số vệ sĩ bị loại ra khỏi vòng chiến. Tuy nhiên đám vệ sĩ còn lại vẫn kiên quyết chiến đấu tới cùng, vì họ là những phần tử trung kiên của Quốc dân đảng. Một vệ sĩ trèo lên lầu và bắn hạ được khá nhiều quân tấn công. Đến 8 giờ sáng thì binh sĩ bên trong tư dinh gần hết đạn, và phải bắn cầm chừng để tiết kiệm số đạn dược ít ỏi còn lại. Viên đại úy chỉ huy toán vệ sĩ thấy tình thế mỗi lúc một tuyệt vọng hơn, nên khuyên Khánh Linh rời khỏi tư dinh ngay, và tất cả số vệ sĩ còn lại sẽ chặn hậu, bảo vệ đường thoát hiểm cho Khánh Linh.
Khánh Linh cùng một đại tá cố vấn ngoại vụ của Tôn Dật Tiên và hai binh sĩ trốn khỏi tư dinh bằng cách bò trên cây cầu gỗ nối liền với dinh tổng thống. Quân phản loạn lập tức hướng hỏa lực vào cây cầu này. Hai lần đạn sướt qua màng tang Khánh Linh, nhưng toán người rút lui được các thành cầu bằng sắt cản đạn nên thoát chết nhiều lần. Nhưng khoảng giữa cầu có một đoạn đã bị đại bác bắn trúng và phá tung. Nhóm Khánh Linh bắt buộc phải chạy qua một khoảng trống không có song sắt che chở. Chính tại đây viên đại tá cố vấn ngoại vụ bị trúng đạn vào đùi và máu tuôn sối xả. Hai tên lính phải dìu ông ta đi tiếp. Tất cả phải mất vài giờ mới vượt qua được cây cầu ngắn để lẩn vào vườn sau của dinh tổng thống.
Ngay khi họ vừa qua được cây cầu thì một trái đạn đại bác đánh gục hẳn cây cầu gỗ, và kể từ đó hỏa lực của loạn quân dồn hết vào tư dinh, phá sập tư dinh và tất cả vệ sĩ còn lại trong tư dinh đều tử trận. Sau đó quân phản loạn quay súng sang tấn công phủ tổng thống. Khánh Linh tìm cách băng bó cho viên đạI tá. Viên đại tá vừa rên rỉ vừa trấn an Khánh Linh, "Thưa phu nhân, chiến thắng cuối cùng sẽ là của chúng ta!"
Từ sáng cho tới 4 giờ chiều, Khánh Linh nằm chết dí trong phủ tổng thống để nghe đạn bay tứ phía. Có khi Khánh Linh và vệ sĩ vừa đi qua thì cả trần nhà sụp xuống vì trúng đạn đại bác. Vào lúc 4 giờ chiều thì viên tư lệnh quân phản loạn phái một sĩ quan tiến vào dinh để đề nghị điều kiện cho bên trong đầu hàng. Yêu sách đầu tiên của Khánh Linh là phe phản loạn phải bảo đảm sự an toàn cho Khánh Linh, nhưng yêu sách này bị phe phản loạn bác bỏ ngaỵ Sở dĩ quân phản loạn không thể bảo đảm an ninh cho Khánh Linh được là vì chính các sĩ quan cũng không chỉ huy được quân sĩ của mình. Họ là những binh sĩ vô kỷ luật. Cuộc thương thuyết bất thành, và đợt tấn công cuối cùng bắt đầu.
Cổng phủ tổng thống bị phá sập; từng toán quân phản loạn chĩa súng cắm lưỡi lê tiến vào ào ào như thác lũ. Khánh Linh tưởng giờ phút cuối cùng đã điểm, nhưng những toán lính phản loạn dường như không thèm để ý đến những người ở bên trong phủ. Cái mà chúng chú tâm nhất là tranh nhau vơ vét đồ đạc bên trong phủ, và nhét đầy những bao tải chúng mang theo. Lợi dụng tình trạng hỗn loạn giữa những loạn quân mải mê hôi đồ, Khánh Linh và hai người vệ sĩ lẻn trốn ra khỏi phủ tổng thống. Ngoài đường phố đông đầy lính phản loạn, xô nhau đi cướp đồ trong các bộ phủ quanh đó, và không một ai để ý đến Khánh Linh.
Nhóm Khánh Linh chạy thoát vào một đường hẻm, nhưng Khánh Linh kiệt sức, không đủ sức tiếp tục chạy nữa. Bà yêu cầu hai người vệ sĩ bỏ mặc bà ngồi lại một mình, và ra lệnh cho họ cứ tiếp tục chạy cho thoát, nhưng hai vệ sĩ xốc nách Khánh Linh, dìu bà đi qua những xác chết rải rác ngoài đường. Nhiều xác bị đâm thủng ngực hoặc cụt chân cụt taỵ Nhóm Khánh Linh đụng độ từng toán chuyên đi hôi đồ, và Khánh Linh phải nằm thẳng cẳng xuống đường, giả vờ chết, nếu không sẽ bị quân vô lại cướp bóc, hoặc lợi dụng sờ mó hoặc hãm hiếp. Hai vệ sĩ khuyên Khánh Linh không nên nhìn những xác người chết, e rằng Khánh Linh sợ quá có thể ngất xỉu. Một nửa giờ sau nhóm Khánh Linh lần mò tới nhà của một nông dân. Người nông dân sợ hãi xua đuổi không dám chứa chấp Khánh Linh, sợ bị quân của sứ quân Trần Quýnh Minh trừng phạt, nhưng hai người vệ sĩ cứ dìu Khánh Linh vào trong nhà.
Khánh Linh mệt quá, nằm gục xuống thiếp đi, không còn biết gì nữa. Hai vệ sĩ dùng nước lạnh để cứu Khánh Linh hồi tỉnh. Một người bước ra ngoài để nghe ngóng tình hình. Chợt một tiếng súng chát chúa vang lên. Người vệ sĩ còn lại vội chạy ra đóng cửa lại, và quay vào báo cho Khánh Linh biết người vệ sĩ kia đã bị bắn chết ngay ngoài cửa rồi. Khánh Linh vội vã cải trang làm một người đàn bà nhà quê, bưng một rổ đựng một ít rau cải, tiếp tục chạy trốn cùng với người vệ sĩ bây giờ giả làm một người bán hàng rong. Hai người lần mò tới nhà một người bạn của Khánh Linh. Căn nhà này đã bị loạn quân ruồng xét buổi sáng nên Khánh Linh có thể ở lại một đêm. Súng nổ liên hồi suốt đêm đó. Bỗng Khánh Linh nghe thấy tiếng súng phản công từ pháo thuyền ngoài sông, và bà thở phào nhẹ nhõm: Thế là Tôn Dật Tiên đã được an toàn và bà cũng có hy vọng thoát hiểm.
Sáng sớm hôm sau, Khánh Linh được một người bạn khác tìm cách sắp đặt một chiếc thuyền máy đưa bà ra pháo thuyền của Tôn Dật Tiên. Trên sông, Khánh Linh gặp rất nhiều thuyền bè của nhà giầu chở đầy con gái và hàng hóa đi tránh nạn. Cuối cùng đêm đó Khánh Linh ra được pháo thuyền với Tôn Dật Tiên. Sau cơn chạy giặc nguy hiểm vất vả, Khánh Linh bị xảy thai, và bà không bao giờ có thai nữa.
Tư dinh của Tôn Dật Tiên nằm trên một ngọn đồi, và được nối liền với phủ tổng thống bằng một cây cầu gỗ có mái che và tường gỗ hai bên. Trong thời kỳ loạn lạc đó, các sứ quân, các viên chức cao cấp của triều đình và các thương gia giầu có phải biến chỗ ở của mình thành những pháo đài kiên cố, để chống lại mọi mưu toan tấn công hoặc ám sát. Riêng tư dinh của Tôn Dật Tiên nằm trơ vơ trên một ngọn đồi và do đó việc phòng thủ rất là khó khăn. Kẻ thù có thể tấn công vào tư dinh từ bất cứ mặt nào, và lối thoát duy nhất là cây cầu gỗ thông qua dinh tổng thống.
Sứ quân Quảng Đông là Trần Quýnh Minh. Tổ tiên họ Trần vốn từ miền bắc lưu lạc đến lập nghiệp tại Quảng Đông từ nhiều thế kỷ trước. Họ là những người không theo tục lệ bó chân cho con gái, và thành công tổ chức những bang hội Triều Châu. Hồi còn trẻ, Trần Quýnh Minh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chiếm Quảng Đông và biến Quảng Đông thành một tỉnh độc lập với nhà Mãn Thanh năm 1911. Năm 1922, Trần Quýnh Minh mới có 40 tuổi, và được coi là một trong những sứ quân tiến bộ nhất của Trung hoa.
Sau khi Viên Thế Khải chết, Tôn Dật Tiên cùng Trần Quýnh Minh thiết lập một nước cộng hòa tại Quảng Đông, đối lập với chính quyền tại Bắc Kinh, lúc đó do Lê Nguyên Hồng đứng đầu. Trần Quýnh Minh đưa ra những chương trình tiến bộ, như gửi sinh viên ra ngoại quốc du học, kể cả sinh viên cộng sản. Với những thành công đầu tiên, Trần Quýnh Minh hết sức quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển nước cộng hòa Quảng Đông, và không thiết tha gì đến công việc giải phóng toàn thể Trung hoa khỏi tay các sứ quân khác. Chính Trần Quýnh Minh cũng chỉ ước mong trở thành một sứ quân.
Tôn Dật Tiên, trái lại, lúc nào cũng ôm giấc mộng lớn được dẫn quân đội Bắc phạt, để thống nhất Trung hoa và trở thành vị tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa Trung hoa. Tôn Dật Tiên giao phó tất cả công việc chính phủ tại Quảng Đông cho thuộc hạ, và chỉ say mê với những giấc mơ huy hoàng trong trí tưởng tượng của ông. Tay chân của Tôn Dật Tiên phần lớn là những người thiếu khả năng, vì thế Quảng Đông trở nên rối loạn: Thành phố Quảng Châu không có cảnh sát, ngoài đường đầy rẫy những toán lính vô kỷ luật và các tay anh chị. Trần Quýnh Minh chỉ mơ ước làm chủ một tỉnh là mãn nguyện rồi. Họ Trần nhận thấy rằng nước cộng hòa nhỏ bé của miền nam chưa được ổn định, và có thể bị các sứ quân khác xâu xé, nếu quân đội Quảng Đông phải làm một cuộc viễn chinh Bắc phạt. Trần Quýnh Minh thiên về một thể chế liên bang, và các tỉnh được hưởng quyền rộng rãi hơn. Các sĩ quan của quân đội Quảng Đông hết sức ủng hộ Trần Quýnh Minh, vì họ là những người rất tham nhũng, sống bám vào các thương gia giầu có của Quảng Đông.
Tôn Dật Tiên nhiều lần yêu cầu Trần Quýnh Minh khởi quân Bắc phạt, nhưng họ Trần tìm cách tránh né, trì hoãn, không muốn rời xa căn cứ của mình. Cuối cùng hai người đi đến một quyết định: Tôn Dật Tiên sẽ chỉ huy quân đội Bắc phạt, còn Trần Quýnh Minh ở lại giữ Quảng Đông. Ngày 6- 5- 1922, Tôn Dật Tiên và Khánh Linh bắt đầu rời Quảng Châu, và tiến tới thị trấn Thảo Quận để nắm quyền chỉ huy toán quân đánh thuê trong chiến dịch Bắc phạt. Tôn Dật Tiên có 500 vệ sĩ là quân nòng cốt của Quốc dân đảng. Sau khi Tôn Dật Tiên ra đi thì Trần Quýnh Minh trở thành chủ nhân ông toàn quyền của Quảng Đông, đúng như điều họ Trần hằng mong ước. Tổ chức Quốc dân đảng của Tôn Dật Tiên bị họ Trần loại ra khỏi chính quyền. Chính quyền tại Quảng Đông nay là của Trần Quýnh Minh. Họ Trần đã thành công làm một cuộc đảo chánh chớp nhoáng.
Tại Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch nghe tin Trần Quýnh Minh trở mặt và làm đảo chánh tại Quảng Đông. Tưởng vội đánh điện yêu cầu Tôn Dật Tiên phải lo củng cố hậu phương trước khi tiến quân viễn chinh. Ngày 25- 5, Tôn Dật Tiên vội dẫn Khánh Linh và 50 vệ sĩ quay trở về Quảng Châu. Từ tư dinh trên đồi, Tôn Dật Tiên trông thấy quân đội của Trần Quýnh Minh từ từ tiến tới, chiếm những vị trí bao vây quanh đồi, có vẻ muốn tấn công vào tư dinh của ông. Tôn Dật Tiên vội đánh điện cho Tưởng Giới Thạch, lúc đó đang ở Chiết Giang, và yêu cầu Tưởng phải tới cứu nguy ngay tức khắc.
Khoảng 2 giờ sáng ngày 16- 6, Khánh Linh đang ngủ ngon thì bị Tôn Dật Tiên đánh thức dậy, và dục Khánh Linh phải thay quần áo mau lẹ để chạy trốn, vì tình thế rất khẩn trương. Tôn Dật Tiên vừa nhận được một điện thoại cho biết quân của Trần Quýnh Minh đang sửa soạn tấn công vào dinh. Tôn Dật Tiên dự định cùng vợ trốn ra một pháo thuyền ngoài sông, và từ đó ông sẽ chỉ huy quân đội trung thành với ông chống lại cuộc phản loạn của Trần Quýnh Minh.
Khánh Linh nhận thấy mình có thể là gánh nặng cho chồng trong lúc khẩn cấp, nên khuyên Tôn Dật Tiên nên trốn đi trước một mình. Khánh Linh lý luận rằng mang một người đàn bà đi theo cuộc hành quân là điều bất tiện, và bà ở lại cũng không có gì nguy hiểm. Tôn Dật Tiên vốn là người hay nghe lời vợ nên vội vàng đồng ý, và để lại tất cả vệ sĩ để bảo vệ cho vợ. Rồi ông hấp tấp ra đi với một người vệ sĩ duy nhất.Chừng nửa giờ sau khi Tôn Dật Tiên đã ra đi rồi thì súng bắt đầu nổ chung quanh tư dinh. Quân của Trần Quýnh Minh từ bốn phía xông vào tư dinh, và đồng loạt hô to khẩu hiệu: "Giết Tôn Dật Tiên! Giết Tôn Dật Tiên!" Toán vệ sĩ của Tôn Dật Tiên nằm im lặng chờ đợi, và đèn bên trong tư dinh tắt hết. Cho đến gần sáng thì quân của Trần Quýnh Minh bắt đầu dùng súng đại bác bắn vào tư dinh. Vệ sĩ của Tôn Dật Tiên chỉ có súng trường và một ít súng máy. Sự chênh lệch về sức mạnh của hai bên rất rõ ràng, và toán vệ sĩ trong tư dinh chắc chắn không thể cầm cự lâu dài được.
Thoạt tiên một trái đại bác bắn sập phòng tắm của Khánh Linh, và một phần ba số vệ sĩ bị loại ra khỏi vòng chiến. Tuy nhiên đám vệ sĩ còn lại vẫn kiên quyết chiến đấu tới cùng, vì họ là những phần tử trung kiên của Quốc dân đảng. Một vệ sĩ trèo lên lầu và bắn hạ được khá nhiều quân tấn công. Đến 8 giờ sáng thì binh sĩ bên trong tư dinh gần hết đạn, và phải bắn cầm chừng để tiết kiệm số đạn dược ít ỏi còn lại. Viên đại úy chỉ huy toán vệ sĩ thấy tình thế mỗi lúc một tuyệt vọng hơn, nên khuyên Khánh Linh rời khỏi tư dinh ngay, và tất cả số vệ sĩ còn lại sẽ chặn hậu, bảo vệ đường thoát hiểm cho Khánh Linh.
Khánh Linh cùng một đại tá cố vấn ngoại vụ của Tôn Dật Tiên và hai binh sĩ trốn khỏi tư dinh bằng cách bò trên cây cầu gỗ nối liền với dinh tổng thống. Quân phản loạn lập tức hướng hỏa lực vào cây cầu này. Hai lần đạn sướt qua màng tang Khánh Linh, nhưng toán người rút lui được các thành cầu bằng sắt cản đạn nên thoát chết nhiều lần. Nhưng khoảng giữa cầu có một đoạn đã bị đại bác bắn trúng và phá tung. Nhóm Khánh Linh bắt buộc phải chạy qua một khoảng trống không có song sắt che chở. Chính tại đây viên đại tá cố vấn ngoại vụ bị trúng đạn vào đùi và máu tuôn sối xả. Hai tên lính phải dìu ông ta đi tiếp. Tất cả phải mất vài giờ mới vượt qua được cây cầu ngắn để lẩn vào vườn sau của dinh tổng thống.
Ngay khi họ vừa qua được cây cầu thì một trái đạn đại bác đánh gục hẳn cây cầu gỗ, và kể từ đó hỏa lực của loạn quân dồn hết vào tư dinh, phá sập tư dinh và tất cả vệ sĩ còn lại trong tư dinh đều tử trận. Sau đó quân phản loạn quay súng sang tấn công phủ tổng thống. Khánh Linh tìm cách băng bó cho viên đạI tá. Viên đại tá vừa rên rỉ vừa trấn an Khánh Linh, "Thưa phu nhân, chiến thắng cuối cùng sẽ là của chúng ta!"
Từ sáng cho tới 4 giờ chiều, Khánh Linh nằm chết dí trong phủ tổng thống để nghe đạn bay tứ phía. Có khi Khánh Linh và vệ sĩ vừa đi qua thì cả trần nhà sụp xuống vì trúng đạn đại bác. Vào lúc 4 giờ chiều thì viên tư lệnh quân phản loạn phái một sĩ quan tiến vào dinh để đề nghị điều kiện cho bên trong đầu hàng. Yêu sách đầu tiên của Khánh Linh là phe phản loạn phải bảo đảm sự an toàn cho Khánh Linh, nhưng yêu sách này bị phe phản loạn bác bỏ ngaỵ Sở dĩ quân phản loạn không thể bảo đảm an ninh cho Khánh Linh được là vì chính các sĩ quan cũng không chỉ huy được quân sĩ của mình. Họ là những binh sĩ vô kỷ luật. Cuộc thương thuyết bất thành, và đợt tấn công cuối cùng bắt đầu.
Cổng phủ tổng thống bị phá sập; từng toán quân phản loạn chĩa súng cắm lưỡi lê tiến vào ào ào như thác lũ. Khánh Linh tưởng giờ phút cuối cùng đã điểm, nhưng những toán lính phản loạn dường như không thèm để ý đến những người ở bên trong phủ. Cái mà chúng chú tâm nhất là tranh nhau vơ vét đồ đạc bên trong phủ, và nhét đầy những bao tải chúng mang theo. Lợi dụng tình trạng hỗn loạn giữa những loạn quân mải mê hôi đồ, Khánh Linh và hai người vệ sĩ lẻn trốn ra khỏi phủ tổng thống. Ngoài đường phố đông đầy lính phản loạn, xô nhau đi cướp đồ trong các bộ phủ quanh đó, và không một ai để ý đến Khánh Linh.
Nhóm Khánh Linh chạy thoát vào một đường hẻm, nhưng Khánh Linh kiệt sức, không đủ sức tiếp tục chạy nữa. Bà yêu cầu hai người vệ sĩ bỏ mặc bà ngồi lại một mình, và ra lệnh cho họ cứ tiếp tục chạy cho thoát, nhưng hai vệ sĩ xốc nách Khánh Linh, dìu bà đi qua những xác chết rải rác ngoài đường. Nhiều xác bị đâm thủng ngực hoặc cụt chân cụt taỵ Nhóm Khánh Linh đụng độ từng toán chuyên đi hôi đồ, và Khánh Linh phải nằm thẳng cẳng xuống đường, giả vờ chết, nếu không sẽ bị quân vô lại cướp bóc, hoặc lợi dụng sờ mó hoặc hãm hiếp. Hai vệ sĩ khuyên Khánh Linh không nên nhìn những xác người chết, e rằng Khánh Linh sợ quá có thể ngất xỉu. Một nửa giờ sau nhóm Khánh Linh lần mò tới nhà của một nông dân. Người nông dân sợ hãi xua đuổi không dám chứa chấp Khánh Linh, sợ bị quân của sứ quân Trần Quýnh Minh trừng phạt, nhưng hai người vệ sĩ cứ dìu Khánh Linh vào trong nhà.
Khánh Linh mệt quá, nằm gục xuống thiếp đi, không còn biết gì nữa. Hai vệ sĩ dùng nước lạnh để cứu Khánh Linh hồi tỉnh. Một người bước ra ngoài để nghe ngóng tình hình. Chợt một tiếng súng chát chúa vang lên. Người vệ sĩ còn lại vội chạy ra đóng cửa lại, và quay vào báo cho Khánh Linh biết người vệ sĩ kia đã bị bắn chết ngay ngoài cửa rồi. Khánh Linh vội vã cải trang làm một người đàn bà nhà quê, bưng một rổ đựng một ít rau cải, tiếp tục chạy trốn cùng với người vệ sĩ bây giờ giả làm một người bán hàng rong. Hai người lần mò tới nhà một người bạn của Khánh Linh. Căn nhà này đã bị loạn quân ruồng xét buổi sáng nên Khánh Linh có thể ở lại một đêm. Súng nổ liên hồi suốt đêm đó. Bỗng Khánh Linh nghe thấy tiếng súng phản công từ pháo thuyền ngoài sông, và bà thở phào nhẹ nhõm: Thế là Tôn Dật Tiên đã được an toàn và bà cũng có hy vọng thoát hiểm.
Sáng sớm hôm sau, Khánh Linh được một người bạn khác tìm cách sắp đặt một chiếc thuyền máy đưa bà ra pháo thuyền của Tôn Dật Tiên. Trên sông, Khánh Linh gặp rất nhiều thuyền bè của nhà giầu chở đầy con gái và hàng hóa đi tránh nạn. Cuối cùng đêm đó Khánh Linh ra được pháo thuyền với Tôn Dật Tiên. Sau cơn chạy giặc nguy hiểm vất vả, Khánh Linh bị xảy thai, và bà không bao giờ có thai nữa.
/39
|