Cừu Thiên Tứ có tất cả bảy người anh em. Ngoại trừ Cừu Thiên Tứ đi theo con đường kinh doanh, những người khác đều theo nghiệp quan trường.
Với tình hình trong nước Trung Quốc, một người theo thương trường nếu không có người trong giới quan trường chống lưng rất khó có thể phát triển hùng mạnh. Một công ty khoa học kỹ thuật thì không có gì đáng ngại, chỉ cần có một phát minh, một cơ hội tốt là có thể thành công nhưng những công ty ở những ngành truyền thống hoàn toàn không dễ dàng phát triển như vậy.
Khi anh trai của Cừu Thiên Tứ là Cừu Thiên Minh còn sống, Cừu gia có ảnh hưởng rất lớn ở Yến Kinh nhưng khi Cừu Thiên Minh chết đi, thế hệ con cháu của Cừu gia bất tài, chính vì vậy đã xuất hiện tình trạng giáp hạt ở Cừu gia. Những Cừu Trọng Dong và Cừu Trọng Mưu chỉ được coi là những công tử hạng hai ở Yến Kinh. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến Cừu Yên Mị muốn dựa vào Tần Túng Hoành để duy trì Danh Viện hội.
Sản nghiệp của Cừu gia ở phía nam, đó chính là gốc rễ thương trường của bọn họ. Một người cũng ở phương nam nhưng không thích thương trường như Tần Lạc cũng biết tên mấy công ty, xí nghiệp của Cừu gia.
Bây giờ Cừu Thiên Tứ chết ở Yến Kinh khiến cho người Cừu gia gặp phải một câu hỏi rất khó trả lời: An táng Cừu lão gia ở Yến Kinh hay đưa thi hài về Kính Hải an táng?
Trong phòng khói thuốc lượn lờ. Những người trong phòng không quản trong phòng có phụ nữ vẫn liên tục nhả khói.
Không ai nói câu nào, chỉ có những tiếng thở dài và những tiếng ho khan như muốn giải tỏa áp lực. Bầu không khí trong phòng tĩnh lặng, nặng nề giống như trong
"Mấy trưởng bối không có mặt ở đây khiến chúng ta phải gánh vác chuyện này. Những người khác chỉ biết nói mà thôi, chúng ta phải bàn luận tìm ra một giải pháp triệt để. Tóm lại không thể cứ bế tắc như này. Chuyện này tuyệt đối không thể giấu diếm. Một khi chuyện này bị tiết lộ ra ngoài, người thiên hạ sẽ chê cười Cừu gia chúng ta." Cừu Dật Thanh châm một điếu thuốc sau đó lên tiếng.
Người này chính là con trai của lão đại Cừu Thiên Minh, bây giờ cũng là lão đại của thế hệ hậu sinh. Mặc dù bây giờ ông ta không phải là người có vị trí cao nhất, thậm chí đã bị Cừu Dật Quần, con trai của chú ba vượt qua nhưng vì uy danh còn sót lại của cha mình nên thế hệ sau trong Cừu gia vẫn đoàn kết quanh ông ta.
Vì chưa thể thương lượng xong chuyện tang sự của Cừu Thiên Tứ nên cáo phó của Cừu lão gia vẫn chưa được thông báo ra bên ngoài.
"Tôi thấy bạn bè của lão gia đều ở Yến Kinh này, nên hãy làm tang ở đây. Hơn nữa vận chuyển rất phiền phức. Chú ba, chú tư và chú năm đều không khỏe. Bọn họ đều đã cao tuổi, nếu để bọn họ bay tới Kinh Hải không phải là làm khổ bọn họ sao?"
"Tôi đồng ý với ý kiến của anh ba."
"Yến Kinh là thủ đô. Bây giờ chúng ta chôn bác hai ở nơi long khí thì không phải sau này con cháu chúng ta có thể thăng tiến hơn hay sao?"
Cừu Dật Vân liên tục hút thuốc lá. Từ sau khi cha ông ta, Cừu Thiên Tứ bị ốm, sản nghiệp Cừu gia vẫn do ông ta và em gái thứ ba cai quản. Dù gì đi nữa Cừu Dật Hòa cũng là quan chức, chức vụ còn khá cao. Ông ta không thể trực tiếp nhúng tay vào chuyện thương trường.
Nói một cách chính xác bây giờ Cừu Dật Vân chính là người chèo lái con thuyền buôn bán của Cừa gia.
Khi Cừu Dật Vân nghe những người sống ở Yến Kinh nói muốn chôn cất cha mình ở Yến Kinh, ông ta không khỏi thoáng cau mày lại nhưng vì ông ta đã rèn luyện được bản lãnh hạng nhất nên ông ta nhanh chóng khôi phục lại vẻ mặt bình thường.
Cừu Dật Vân bóp đầu mẫu thuốc lá trong tay rồi trầm giọng nói: "Lão gia vội vàng ra đi, không để lại câu nào nhưng khi ông còn sống luôn nói là: Lá rụng về cội. Nếu như không phải muốn tới chữa bệnh, ông nhất định sẽ không tới Yến Kinh này. Ý của tôi là tôn trọng ý nguyện của lão gia. Đám con cháu chúng ta không cần tốn sức bàn tán. Chúng ta hãy đưa lão gia về nhà an táng."
"Cháu đồng ý." Cừu Yên Mị từ bên cửa sổ đi tới. Trong phòng tràn ngập khói thuốc nên nàng vẫn đứng bên cạnh cửa sổ hít thở không khí trong lành. "Người già thường thích lá rụng về cội. Có ai mong muốn mình ở một chỗ xa lạ không? Hơn nữa khi còn sống, Kính Hải là nơi ông yêu thích nhất. Nơi đó cũng có nhiều bạn bè của ông. Chúng ta có thể lo liệu một đám tang thật to. Cả đời ông tiết kiệm lần này chúng ta phải lo liệu cho ông nở mày nở mặt nơi chín suối. Chúng ta có thể làm một tang lễ lớn ở Yến Kinh này không?"
"Đúng vậy. Bà cũng được an táng ở Kính Hải. Chẳng lẽ chúng ta chia tách ông bà ra sao?" Cừu Trọng Mưu cũng đứng dậy phụ họa.
Điều này không phải vì mối quan hệ của Cừu Trọng Mưu và Cừu Yên Mị đã được xoa dịu mà vì Cừu Trọng Mưu hiểu rõ sự tranh chấp của phái thủ đô và phái địa phương của Cừu gia.
Nếu như bọn họ đồng ý an táng ông mình ở Yến Kinh vậy tiếp theo đó bọn họ cũng phải đồng ý chuyển toàn bộ sản nghiệp của Cừu gia tới Yến Kinh sao?
Cho dù mỗi một người trong Cừu gia đều có cổ phần trong các công ty của Cừu gia nhưng vấn đề là tiền đang nằm trong tay mình phải chuyển sang tay người khác nắm giữ sẽ gây ra một cảm giác hoàn toàn khác biệt.
Cừu Dật Vân có tình nguyện nhường tiền trong túi mình cho người khác không?
"Nếu nói như hai người khi làm tang sự cho chú hai, chú ba, chú tư, chú năm và chú sáu có đi không? Không đi thì còn gì là anh em nữa? Nếu đi, sức khỏe của bọn họ có chịu được không?"
"Chúng ta có thể làm tang ở đây, sau đó chuyển tro cốt về an táng ở Kính Hải."
"Hơn một nửa người Cừu gia chúng ta đang ở Yến Kinh, chỉ có chú hai là ở Kính Hải. Chúng ta di chuyển thuận tiện hơn hay mấy người di chuyển tới đây thuận tiện hơn?"
Quả nhiên Cừu Dật Vân và Cừu Yên Mị rơi vào tình trạng bị phái kinh thành đả kích.
Cừu Dật Vân và Cừu Yên Mị cùng liếc nhìn nhau, cả hai cùng có vẻ cực kỳ bất đắc dĩ.
Đúng như những người kia nói. Chỉ có hệ phái của hai người phát triển ở Kính Hải còn những người khác đều ở Yến Kinh. Nói về con người và thực lực, bọn họ thua xa phái kinh thành.
Khi Cừu Thiên Tứ còn sống không một ai dám có suy nghĩ tới sản nghiệp của Cừu gia nhưng bây giờ Cừu Thiên Tứ đã chết, những người kia bắt đầu thò bàn tay ra đoạt lấy thành quả.
/1521
|