Tào Văn kinh ngạc hỏi:
- Vì sao?
- Bởi vì ngươi là một lão sư.
Lý Kỳ thu hồi ý cười, nghiêm mặt nói:
- Về sau các vị sắp sửa phải đối mặt với những học sinh chưa thành thục về tư tưởng. Tuy rằng Khổng thánh nhân nói lời này không sai, nhưng chỉ là một lời dẫn dắt mà thôi. Quân tử và tiểu nhân, nghĩa và lợi, hai sự đối lập quá rõ ràng, rất dễ khiến cho học sinh lý giải thành, phàm là người hám lợi đều là tiểu nhân. Nhưng sự thật có phải như vậy không? Các vị tới Thái sư học phủ dạy học, có mấy người không vì tiền mà tới. Nếu ta không trả cho các vị một đồng, liệu các vị có tới? Cũng có nghĩa là, các vị đều là tiểu nhân?
Trần Đông đứng lên nói:
- Lời này của phó viện trưởng, Trần Đông không dám gật bừa. Nếu chúng tôi có nói lời ấy, thì tự nhiên cũng sẽ giải thích rõ ràng cho học sinh. Thái sư mời chúng tôi tới, chẳng phải vì lý do đó sao?
Lý Kỳ lập tức phản bác:
- Nếu như ngươi có thể giải thích rõ ràng, thì không gì tốt hơn. Nhưng liệu ngươi có thể bảo chứng, sáu trăm học sinh kia đều có thể hiểu ý của ngươi không? Liệu ngươi có thể bảo chứng, trong số bọn họ sẽ không ai suy nghĩ tới phương hướng kia? Tới giai đoạn chuyên khoa, có một môn gọi là kinh tế. Chính là dạy người ta cách buôn bán. Thương nhân cả ngày phải tiếp xúc với lợi ích. Nếu như có một học sinh lý giải sai lầm, như vậy học sinh đó sẽ sinh ra một cảm xúc mâu thuẫn. Nói theo cách khác, một câu nói của các vị đã phá hoại một con đường ra của học sinh đó. Đây là một sai lầm không hề nhỏ.
Những lời này của Lý Kỳ đã khiến mọi người rơi vào trầm tư. Một áp lực trách nhiệm đè lên vai, khiến cho bọn họ có chút không thở nổi. Trong lòng đột nhiên xuất hiện một thứ gì đó khó hiểu. Thứ đó đang đấu tranh kịch liệt với tư tưởng Nho gia, vốn đã thấm vào máu.
Nếu đổi thành bất kỳ một học viện nào khác, lời này của Lý Kỳ sẽ không có một con đường sống. Ở thời này, rất nhiều lão sư đều cho rằng, cho dù học sinh lý giải thành hễ là người hám lợi, đều là tiểu nhân, cũng không có gì sai. Tuy địa vị của thương nhân ở Bắc Tống tương đối cao. Nhưng cũng giống như các triều đại khác, mọi người đều đề xướng sĩ nông công thương, đề cao người đọc sách. Việc đầu tiên mà bọn họ muốn, chính là làm thế nào để làm quan, chứ không phải là buôn bán. Lời nói thật, nếu có học sinh nào của học viên khác muốn trở thành thương nhân, thì đoán chừng lão sư đã lập tức trục xuất y ra khỏi học viện rồi.
Nhưng vấn đề là, những người ở đây đều biết Thái sư học phủ là một học viện đặc thủ. Trong đó có rất nhiều thương nhân đầu tư. Nói đi nói lại, bất kể là thương nhân hay là đầu bếp, chung quy đều tốt hơn là ở bên ngoài chịu đói chịu rét. Cho nên căn cứ vào hoàn cảnh này, các nho sinh mới chịu lui bước trước Lý Kỳ. Hiện giờ mặt mũi của bọn họ đều tái nhợt.
Lý Kỳ nhìn mọi người một cái, thở dài:
- Kỳ thực, làm một lão sư mà nói, học thức chỉ là phụ, quan trọng nhất là phải có trách nhiệm. Thương nhân buôn bán, hết thảy đều suy nghĩ cho khahcs hàng. Mà làm một lão sư, hết thảy đều phải suy nghĩ cho học sinh. Làm bất kể việc gì, các vị nên đứng ở góc độ của học sinh suy nghĩ. Mình làm vậy có chính xác không, có tạo ảnh hưởng tiêu cực cho học sinh không. Nếu như có, thì phải lập tức tránh đi. Kỳ thực Khổng thánh nhân có rất nhiều danh ngôn chí lý đề cập tới quân tử và lợi ích. Các vị tìm những danh ngôn thích hợp trong đó để dạy cho học sinh.
Thái Kinh nhướn mày:
- Ừm, vậy ngươi nói xem, về quân tử và lợi ích, thì câu nào thích hợp nhất?
Lý Kỳ đáp:
- Ta nhớ Khổng thánh nhân từng nói một câu như vậy: 'Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã; bần dữ tiện, thị nhân chi sở ác dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ác hồ thành danh? Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tạo thứ tất vu thị, điên bái tất vu thị’. Nói một cách đơn giản, ‘Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo’, chính là chỉ cần thông qua con đường chính đáng có được tài vật, vậy thì vì sao không cần. Đó là do ta làm được, có gì phải xấu hổ. Ai không thích phú quý, mới là kẻ tiểu nhân dối trá.
Cao Cầu giống như tìm được đồng minh, vỗ bàn một cái, nói:
- Hay, nói hay lắm. Một câu ‘Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo’ quả thật là danh ngôn chí lý. Lý Kỳ, những lời này của ngươi rất đúng.
Mẹ ngươi, ngươi kích động như vậy làm gì? Ta cũng không phải nói ngươi. Tiền tài trong nhà ngươi, chỉ sợ một đồng cũng không phải là thông quan con đường chính đáng có được. Lý Kỳ ngoài miệng lại khiêm nhường:
- Thái úy quá khen. Ta chỉ là muốn nói với mọi người, muốn làm một vị lão sư tốt, không phải là chuyện dễ dàng. Nhất định phải ghi khắc bốn chữ ‘Thận ngôn thận hành’, hết thảy đều xuất phát từ ích lợi của học sinh. Đây chính là chức trách của các vị.
- Đây cũng là lý do vì sao vừa nãy ta nói không muốn đề xướng tư tưởng Nho gia ở trong Thái sư học phủ. Có câu rằng ‘Không có gì là tuyệt đối’. Tư tưởng Nho gia cũng không phải là vạn năng. Ở hoàn cảnh bất đồng, ở thời gian bất đồng, đối với người bất đồng, cùng một câu nói, sẽ mang tới hiệu quả không giống nhau. Thái sư học phủ của chúng ta không chỉ là bồi dưỡng sĩ tử, còn bồi dưỡng cả đầu bếp, thương nhân, tiểu nhị, nhạc sĩ, người pha rượu, cầu thủ, vân vân. Nếu các vị dùng ánh mắt nhỏ hẹp đối đãi sự việc, sẽ không công bằng, chẳng hạn như với học sinh học làm đầu bếp. Bọn họ sẽ cảm thấy mình trời sinh kém một bậc. Đây không phải là chuyện tốt gì. Ta mặc kệ ngoài đời các vị như thế nào. Nhưng ta hy vọng lúc các vị làm lão sư có thể đối xử bình đẳng, cổ vũ học sinh để bọn họ có niềm tin với đường đời của mình. Mà không phải là đả ích bọn họ. Nếu trong các vị, có bất kỳ người nào đề xướng ‘Tất cả đều hạ phẩm, duy có đọc sách cao’, thì ta đây chỉ có thể nói là chúng ta ‘Đạo bất đồng, bất tương vi’ . Các vị có hiểu ý ta không?
(*Không cùng chí hướng thì không thể cùng nhau mưu sự nghiệp được)
Hắn không dám trực tiếp phản đối Nho giáo, cho nên chỉ có thể lợi dụng tính đặc thù của Thái sư học phủ để luận sự. Uyển chuyển nhắc nhở mọi người, tư tương Nho gia không thể thực hiện được ở Thái sư học viện. Nếu các ngươi còn cố ý, vậy thì mời các ngươi ra khỏi học viện.
Phong Nghi Nô nghe những lời của Lý Kỳ nói, ánh mắt trở nên có chút mê man. Thầm nghĩ, nếu thực sự như vậy, chẳng lẽ từ trước tới nay, hắn chưa từng khinh thường mình? Hay là tại mình quá mẫn cảm?
Mà Bạch Thiển Dạ và Quý Hồng Nô đều lộ vẻ hâm mộ.
Tuy Thái Kinh cũng xuất thân từ Nho sinh, nhưng cảm thấy lời của Lý Kỳ rất có đạo lý, gật đầu nói:
- Không sai, không sai. Làm một lão sư, nên đối xử bình đẳng, phán xét công chính. Quyết không thể dùng bất kỳ lý do gì để đối xử thiếu công bằng với học sinh.
Âu Dương Triệt đứng dậy, chắp tay nói:
- Đa tạ phó viện trưởng chỉ giáo, Âu Dương nhất định sẽ ghi nhớ những lời này.
- Không dám nhận, ta chỉ ăn đâu nói đó mà thôi.
Lý Kỳ khoát tay, thấy mọi người đang rục rịch, âm thầm kêu không tốt. Đám người kia, ngoại trừ đọc sách ra, thích nhất là tranh luận. Như vậy sớm muộn rồi hội nghị hôm nay sẽ trở thành một buổi tranh luận. Hắn vội vàng nói lảng sang chuyện khác. Dù sao chút mực nước trong bụng hắn đã dùng sạch rồi. Ho nhẹ một tiếng, nói:
- Về phương diện số học, ta sẽ đích thân an bài. Còn về phương diện ngữ văn, thì đều dựa vào các vị đưa ra ý kiến. Như vậy đi, các vị quay về, tự viết chương trình, tốt nhất là từ thấp đến cao, trình tự rõ ràng. Mỗi người ít nhất viết mười chương. Mặt khác còn phải có chú giải trong đó, cùng với lý do đề cử.
Đây chính là điều bọn họ thích nhất. Mọi người cùng kêu lên:
- Vâng.
Lý Kỳ gật đầu, lại hướng Thái Dũng nói:
- Thái quản gia, nhờ ngài mang phấn viết lên đây.
Thái Dũng đáp một tiếng, hướng người hầu bên cạnh gật đầu.
Chỉ sau chốc lát, mười mấy người hầu đi lên. Chỉ thấy bọn họ bưng khay, trên khay có những túi nhỏ. Sau đó đặt ở trước mặt mỗi lão sư hai cái túi.
Lý Kỳ cười nói:
- Mọi người mở ra xem.
Mọi người mở túi ra nhìn. Chỉ thấy bên trong là thứ gì đó màu trắng, dài bằng ngón tay trỏ.
Hứa Tiên ồ lên một tiếng:
- Đây là bánh gì vậy?
Bánh? Lý Kỳ cười khổ một tiếng:
- Cái đó gọi là phấn viết. Dùng để dạy học.
Nói xong, hắn cầm một cây phấn viết lên tường bốn chữ ‘Thái sư học phủ’, lại nói:
- Phấn viết là dùng như vậy. Các vị mang về luyện tập cách dùng.
Mọi người hai mắt sáng ngời, như nhặt được chí bảo, đều gật đầu.
Lý Kỳ lại dặn dò một vài chi tiết, lại thảo luận tỉ mỉ một phen. Lúc hội nghị kết thúc, đã là giữa trưa. Thái Kinh liền khẳng khái mời mọi người lưu lại quý phủ dùng cơm.
Sau khi ăn xong, Lý Kỳ bảo bọn họ quay về sớm chuẩn bị. Mà hắn thì bị Trương Trạch Đoan bắt cóc rời đi.
Vị Trương Trạch Đoan này cũng thật là dáng thương. Bái một vị sư phụ không chịu trách nhiệm như Lý Kỳ. Từ lúc bái sư, Lý Kỳ chưa bao giờ chính thức dạy ông ta. May mà thiên phú của ông ta cực cao. Tuy mỗi lần Lý Kỳ đều lừa gạt vài câu. Nhưng ông ta vẫn có thể lĩnh ngộ từ trong đó một ít bí quyết. Máy tháng này, khả năng phác họa của ông ta đã rất có tiến bộ.
Vì trong lòng có chút áy náy, nên hôm nay Lý Kỳ kiên nhẫn tới nhà Trương Trạch Đoan, tỉ mỉ dạy phác họa cho ông ta.
Hai người đàm luận tới quên hết tất cả. Đặc biệt là Trương Trạch Đoan, cực kỳ hưng phấn, hận không thể ép khô Lý Kỳ. Nhưng Lý Kỳ chắc chắn sẽ không dễ dàng mắc mưu. Dù sao hắn còn phải dựa vào tay nghề này để lừa dối Trương Trạch Đoan tới học viện dạy học.
Đợi Lý Kỳ rời khỏi Trương phủ, màn đêm đã buông xuống. Lý Kỳ duỗi cái lưng mệt mỏi, vừa mới chuẩn bị lên xe ngựa, thì chợt thấy có một đội nhân mã đi tới. Gồm hơn mười thị vệ giơ đuốc, ở giữa là một cỗ kiệu có mái che.
Lý Kỳ đã từng thấy qua cỗ kiêu này. Chính là kiệu của Lương Sư Thành. Hắn đoán chắc là Lương Sư Thành tới tìm Trương Trạch Đoan. Nhưng không ngờ Lương Sư Thành lại đi xuống cỗ kiêu, Lý Kỳ còn chưa kịp thi lễ, y đã nói:
- Ôi, Quan Yến Sử, cuối cùng cũng tìm được ngươi. Mau, mau, Hoàng thượng triệu ngươi nhanh chóng vào cung.
Lý Kỳ ngẩn ra, nghi ngờ hỏi:
- Thái úy, xảy ra việc gì vậy?
- Ngươi đi thì biết, nhanh nhanh.
Lý Kỳ thấy Lương Sư Thành khẩn trương như vậy, chắc hẳn có đại sự gì, cũng không hỏi nhiều, lập tức lên xe ngựa, đi theo Lương Sư Thành tới hướng đại nội.
…
Đi tới một gian phòng ở Phúc Cung, Tống Huy Tông và Triệu Giai đang ngồi ở trước một lò sưởi trong tường. Thấy Lý Kỳ tới, nướn mày hỏi:
- Sao giờ ngươi mới tới?
Lý Kỳ ngượng ngùng đáp:
- Vi thần vừa mới ở nhà Trương Trạch Đoan nghiên cứu kỹ năng vẽ.
Tống Huy Tông vừa nghe, thì không hỏi nữa. Dù sao chính là y để Lý Kỳ dạy Trương Trạch Đoan. Tống Huy Tông vung tay hỏi:
- Thứ này là của ngươi?
Lý Kỳ cẩn thận nhìn, thấy trên tay của Tống Huy Tông cầm một cuồn sách, liền trực tiếp nói:
- Hoàng thượng, quá xa, vi thần nhìn không rõ.
Triệu Giai cố nhịn người nói:
- Lý Kỳ, phụ hoàng đang hỏi ngươi, Tam Quốc Diễn Nghĩa có phải do ngươi viết không?
- Hóa ra là Tam Quốc Diễn Nghĩa, ha hả, vâng, cứ coi như thế đi.
Lý Kỳ gật đầu.
- Phải là phải, không phải là không phải, cứ coi như thế là sao.
Tống Huy Tông không hài lòng, trừng mắt nhìn Lý Kỳ, lại ho nhẹ một tiếng, cười nói:
- Tuy nhiên, dù đây chỉ là tiểu thuyết, nhưng mưu lược, binh pháp trong này thật khiến cho người ta mở rộng tầm mắt. Tình tiết cũng rất là phấn khích. Thật không ngờ ngươi còn có cái tài đó. Chỉ có điều…Mới có một phần, đọc chưa đã, ngươi có bản thảo không?
Chết tiệt, hóa ra ngươi vội vàng triệu ta vào cung, là vì thúc giục ta giao bản thảo.
- Vì sao?
- Bởi vì ngươi là một lão sư.
Lý Kỳ thu hồi ý cười, nghiêm mặt nói:
- Về sau các vị sắp sửa phải đối mặt với những học sinh chưa thành thục về tư tưởng. Tuy rằng Khổng thánh nhân nói lời này không sai, nhưng chỉ là một lời dẫn dắt mà thôi. Quân tử và tiểu nhân, nghĩa và lợi, hai sự đối lập quá rõ ràng, rất dễ khiến cho học sinh lý giải thành, phàm là người hám lợi đều là tiểu nhân. Nhưng sự thật có phải như vậy không? Các vị tới Thái sư học phủ dạy học, có mấy người không vì tiền mà tới. Nếu ta không trả cho các vị một đồng, liệu các vị có tới? Cũng có nghĩa là, các vị đều là tiểu nhân?
Trần Đông đứng lên nói:
- Lời này của phó viện trưởng, Trần Đông không dám gật bừa. Nếu chúng tôi có nói lời ấy, thì tự nhiên cũng sẽ giải thích rõ ràng cho học sinh. Thái sư mời chúng tôi tới, chẳng phải vì lý do đó sao?
Lý Kỳ lập tức phản bác:
- Nếu như ngươi có thể giải thích rõ ràng, thì không gì tốt hơn. Nhưng liệu ngươi có thể bảo chứng, sáu trăm học sinh kia đều có thể hiểu ý của ngươi không? Liệu ngươi có thể bảo chứng, trong số bọn họ sẽ không ai suy nghĩ tới phương hướng kia? Tới giai đoạn chuyên khoa, có một môn gọi là kinh tế. Chính là dạy người ta cách buôn bán. Thương nhân cả ngày phải tiếp xúc với lợi ích. Nếu như có một học sinh lý giải sai lầm, như vậy học sinh đó sẽ sinh ra một cảm xúc mâu thuẫn. Nói theo cách khác, một câu nói của các vị đã phá hoại một con đường ra của học sinh đó. Đây là một sai lầm không hề nhỏ.
Những lời này của Lý Kỳ đã khiến mọi người rơi vào trầm tư. Một áp lực trách nhiệm đè lên vai, khiến cho bọn họ có chút không thở nổi. Trong lòng đột nhiên xuất hiện một thứ gì đó khó hiểu. Thứ đó đang đấu tranh kịch liệt với tư tưởng Nho gia, vốn đã thấm vào máu.
Nếu đổi thành bất kỳ một học viện nào khác, lời này của Lý Kỳ sẽ không có một con đường sống. Ở thời này, rất nhiều lão sư đều cho rằng, cho dù học sinh lý giải thành hễ là người hám lợi, đều là tiểu nhân, cũng không có gì sai. Tuy địa vị của thương nhân ở Bắc Tống tương đối cao. Nhưng cũng giống như các triều đại khác, mọi người đều đề xướng sĩ nông công thương, đề cao người đọc sách. Việc đầu tiên mà bọn họ muốn, chính là làm thế nào để làm quan, chứ không phải là buôn bán. Lời nói thật, nếu có học sinh nào của học viên khác muốn trở thành thương nhân, thì đoán chừng lão sư đã lập tức trục xuất y ra khỏi học viện rồi.
Nhưng vấn đề là, những người ở đây đều biết Thái sư học phủ là một học viện đặc thủ. Trong đó có rất nhiều thương nhân đầu tư. Nói đi nói lại, bất kể là thương nhân hay là đầu bếp, chung quy đều tốt hơn là ở bên ngoài chịu đói chịu rét. Cho nên căn cứ vào hoàn cảnh này, các nho sinh mới chịu lui bước trước Lý Kỳ. Hiện giờ mặt mũi của bọn họ đều tái nhợt.
Lý Kỳ nhìn mọi người một cái, thở dài:
- Kỳ thực, làm một lão sư mà nói, học thức chỉ là phụ, quan trọng nhất là phải có trách nhiệm. Thương nhân buôn bán, hết thảy đều suy nghĩ cho khahcs hàng. Mà làm một lão sư, hết thảy đều phải suy nghĩ cho học sinh. Làm bất kể việc gì, các vị nên đứng ở góc độ của học sinh suy nghĩ. Mình làm vậy có chính xác không, có tạo ảnh hưởng tiêu cực cho học sinh không. Nếu như có, thì phải lập tức tránh đi. Kỳ thực Khổng thánh nhân có rất nhiều danh ngôn chí lý đề cập tới quân tử và lợi ích. Các vị tìm những danh ngôn thích hợp trong đó để dạy cho học sinh.
Thái Kinh nhướn mày:
- Ừm, vậy ngươi nói xem, về quân tử và lợi ích, thì câu nào thích hợp nhất?
Lý Kỳ đáp:
- Ta nhớ Khổng thánh nhân từng nói một câu như vậy: 'Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã; bần dữ tiện, thị nhân chi sở ác dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ác hồ thành danh? Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tạo thứ tất vu thị, điên bái tất vu thị’. Nói một cách đơn giản, ‘Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo’, chính là chỉ cần thông qua con đường chính đáng có được tài vật, vậy thì vì sao không cần. Đó là do ta làm được, có gì phải xấu hổ. Ai không thích phú quý, mới là kẻ tiểu nhân dối trá.
Cao Cầu giống như tìm được đồng minh, vỗ bàn một cái, nói:
- Hay, nói hay lắm. Một câu ‘Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo’ quả thật là danh ngôn chí lý. Lý Kỳ, những lời này của ngươi rất đúng.
Mẹ ngươi, ngươi kích động như vậy làm gì? Ta cũng không phải nói ngươi. Tiền tài trong nhà ngươi, chỉ sợ một đồng cũng không phải là thông quan con đường chính đáng có được. Lý Kỳ ngoài miệng lại khiêm nhường:
- Thái úy quá khen. Ta chỉ là muốn nói với mọi người, muốn làm một vị lão sư tốt, không phải là chuyện dễ dàng. Nhất định phải ghi khắc bốn chữ ‘Thận ngôn thận hành’, hết thảy đều xuất phát từ ích lợi của học sinh. Đây chính là chức trách của các vị.
- Đây cũng là lý do vì sao vừa nãy ta nói không muốn đề xướng tư tưởng Nho gia ở trong Thái sư học phủ. Có câu rằng ‘Không có gì là tuyệt đối’. Tư tưởng Nho gia cũng không phải là vạn năng. Ở hoàn cảnh bất đồng, ở thời gian bất đồng, đối với người bất đồng, cùng một câu nói, sẽ mang tới hiệu quả không giống nhau. Thái sư học phủ của chúng ta không chỉ là bồi dưỡng sĩ tử, còn bồi dưỡng cả đầu bếp, thương nhân, tiểu nhị, nhạc sĩ, người pha rượu, cầu thủ, vân vân. Nếu các vị dùng ánh mắt nhỏ hẹp đối đãi sự việc, sẽ không công bằng, chẳng hạn như với học sinh học làm đầu bếp. Bọn họ sẽ cảm thấy mình trời sinh kém một bậc. Đây không phải là chuyện tốt gì. Ta mặc kệ ngoài đời các vị như thế nào. Nhưng ta hy vọng lúc các vị làm lão sư có thể đối xử bình đẳng, cổ vũ học sinh để bọn họ có niềm tin với đường đời của mình. Mà không phải là đả ích bọn họ. Nếu trong các vị, có bất kỳ người nào đề xướng ‘Tất cả đều hạ phẩm, duy có đọc sách cao’, thì ta đây chỉ có thể nói là chúng ta ‘Đạo bất đồng, bất tương vi’ . Các vị có hiểu ý ta không?
(*Không cùng chí hướng thì không thể cùng nhau mưu sự nghiệp được)
Hắn không dám trực tiếp phản đối Nho giáo, cho nên chỉ có thể lợi dụng tính đặc thù của Thái sư học phủ để luận sự. Uyển chuyển nhắc nhở mọi người, tư tương Nho gia không thể thực hiện được ở Thái sư học viện. Nếu các ngươi còn cố ý, vậy thì mời các ngươi ra khỏi học viện.
Phong Nghi Nô nghe những lời của Lý Kỳ nói, ánh mắt trở nên có chút mê man. Thầm nghĩ, nếu thực sự như vậy, chẳng lẽ từ trước tới nay, hắn chưa từng khinh thường mình? Hay là tại mình quá mẫn cảm?
Mà Bạch Thiển Dạ và Quý Hồng Nô đều lộ vẻ hâm mộ.
Tuy Thái Kinh cũng xuất thân từ Nho sinh, nhưng cảm thấy lời của Lý Kỳ rất có đạo lý, gật đầu nói:
- Không sai, không sai. Làm một lão sư, nên đối xử bình đẳng, phán xét công chính. Quyết không thể dùng bất kỳ lý do gì để đối xử thiếu công bằng với học sinh.
Âu Dương Triệt đứng dậy, chắp tay nói:
- Đa tạ phó viện trưởng chỉ giáo, Âu Dương nhất định sẽ ghi nhớ những lời này.
- Không dám nhận, ta chỉ ăn đâu nói đó mà thôi.
Lý Kỳ khoát tay, thấy mọi người đang rục rịch, âm thầm kêu không tốt. Đám người kia, ngoại trừ đọc sách ra, thích nhất là tranh luận. Như vậy sớm muộn rồi hội nghị hôm nay sẽ trở thành một buổi tranh luận. Hắn vội vàng nói lảng sang chuyện khác. Dù sao chút mực nước trong bụng hắn đã dùng sạch rồi. Ho nhẹ một tiếng, nói:
- Về phương diện số học, ta sẽ đích thân an bài. Còn về phương diện ngữ văn, thì đều dựa vào các vị đưa ra ý kiến. Như vậy đi, các vị quay về, tự viết chương trình, tốt nhất là từ thấp đến cao, trình tự rõ ràng. Mỗi người ít nhất viết mười chương. Mặt khác còn phải có chú giải trong đó, cùng với lý do đề cử.
Đây chính là điều bọn họ thích nhất. Mọi người cùng kêu lên:
- Vâng.
Lý Kỳ gật đầu, lại hướng Thái Dũng nói:
- Thái quản gia, nhờ ngài mang phấn viết lên đây.
Thái Dũng đáp một tiếng, hướng người hầu bên cạnh gật đầu.
Chỉ sau chốc lát, mười mấy người hầu đi lên. Chỉ thấy bọn họ bưng khay, trên khay có những túi nhỏ. Sau đó đặt ở trước mặt mỗi lão sư hai cái túi.
Lý Kỳ cười nói:
- Mọi người mở ra xem.
Mọi người mở túi ra nhìn. Chỉ thấy bên trong là thứ gì đó màu trắng, dài bằng ngón tay trỏ.
Hứa Tiên ồ lên một tiếng:
- Đây là bánh gì vậy?
Bánh? Lý Kỳ cười khổ một tiếng:
- Cái đó gọi là phấn viết. Dùng để dạy học.
Nói xong, hắn cầm một cây phấn viết lên tường bốn chữ ‘Thái sư học phủ’, lại nói:
- Phấn viết là dùng như vậy. Các vị mang về luyện tập cách dùng.
Mọi người hai mắt sáng ngời, như nhặt được chí bảo, đều gật đầu.
Lý Kỳ lại dặn dò một vài chi tiết, lại thảo luận tỉ mỉ một phen. Lúc hội nghị kết thúc, đã là giữa trưa. Thái Kinh liền khẳng khái mời mọi người lưu lại quý phủ dùng cơm.
Sau khi ăn xong, Lý Kỳ bảo bọn họ quay về sớm chuẩn bị. Mà hắn thì bị Trương Trạch Đoan bắt cóc rời đi.
Vị Trương Trạch Đoan này cũng thật là dáng thương. Bái một vị sư phụ không chịu trách nhiệm như Lý Kỳ. Từ lúc bái sư, Lý Kỳ chưa bao giờ chính thức dạy ông ta. May mà thiên phú của ông ta cực cao. Tuy mỗi lần Lý Kỳ đều lừa gạt vài câu. Nhưng ông ta vẫn có thể lĩnh ngộ từ trong đó một ít bí quyết. Máy tháng này, khả năng phác họa của ông ta đã rất có tiến bộ.
Vì trong lòng có chút áy náy, nên hôm nay Lý Kỳ kiên nhẫn tới nhà Trương Trạch Đoan, tỉ mỉ dạy phác họa cho ông ta.
Hai người đàm luận tới quên hết tất cả. Đặc biệt là Trương Trạch Đoan, cực kỳ hưng phấn, hận không thể ép khô Lý Kỳ. Nhưng Lý Kỳ chắc chắn sẽ không dễ dàng mắc mưu. Dù sao hắn còn phải dựa vào tay nghề này để lừa dối Trương Trạch Đoan tới học viện dạy học.
Đợi Lý Kỳ rời khỏi Trương phủ, màn đêm đã buông xuống. Lý Kỳ duỗi cái lưng mệt mỏi, vừa mới chuẩn bị lên xe ngựa, thì chợt thấy có một đội nhân mã đi tới. Gồm hơn mười thị vệ giơ đuốc, ở giữa là một cỗ kiệu có mái che.
Lý Kỳ đã từng thấy qua cỗ kiêu này. Chính là kiệu của Lương Sư Thành. Hắn đoán chắc là Lương Sư Thành tới tìm Trương Trạch Đoan. Nhưng không ngờ Lương Sư Thành lại đi xuống cỗ kiêu, Lý Kỳ còn chưa kịp thi lễ, y đã nói:
- Ôi, Quan Yến Sử, cuối cùng cũng tìm được ngươi. Mau, mau, Hoàng thượng triệu ngươi nhanh chóng vào cung.
Lý Kỳ ngẩn ra, nghi ngờ hỏi:
- Thái úy, xảy ra việc gì vậy?
- Ngươi đi thì biết, nhanh nhanh.
Lý Kỳ thấy Lương Sư Thành khẩn trương như vậy, chắc hẳn có đại sự gì, cũng không hỏi nhiều, lập tức lên xe ngựa, đi theo Lương Sư Thành tới hướng đại nội.
…
Đi tới một gian phòng ở Phúc Cung, Tống Huy Tông và Triệu Giai đang ngồi ở trước một lò sưởi trong tường. Thấy Lý Kỳ tới, nướn mày hỏi:
- Sao giờ ngươi mới tới?
Lý Kỳ ngượng ngùng đáp:
- Vi thần vừa mới ở nhà Trương Trạch Đoan nghiên cứu kỹ năng vẽ.
Tống Huy Tông vừa nghe, thì không hỏi nữa. Dù sao chính là y để Lý Kỳ dạy Trương Trạch Đoan. Tống Huy Tông vung tay hỏi:
- Thứ này là của ngươi?
Lý Kỳ cẩn thận nhìn, thấy trên tay của Tống Huy Tông cầm một cuồn sách, liền trực tiếp nói:
- Hoàng thượng, quá xa, vi thần nhìn không rõ.
Triệu Giai cố nhịn người nói:
- Lý Kỳ, phụ hoàng đang hỏi ngươi, Tam Quốc Diễn Nghĩa có phải do ngươi viết không?
- Hóa ra là Tam Quốc Diễn Nghĩa, ha hả, vâng, cứ coi như thế đi.
Lý Kỳ gật đầu.
- Phải là phải, không phải là không phải, cứ coi như thế là sao.
Tống Huy Tông không hài lòng, trừng mắt nhìn Lý Kỳ, lại ho nhẹ một tiếng, cười nói:
- Tuy nhiên, dù đây chỉ là tiểu thuyết, nhưng mưu lược, binh pháp trong này thật khiến cho người ta mở rộng tầm mắt. Tình tiết cũng rất là phấn khích. Thật không ngờ ngươi còn có cái tài đó. Chỉ có điều…Mới có một phần, đọc chưa đã, ngươi có bản thảo không?
Chết tiệt, hóa ra ngươi vội vàng triệu ta vào cung, là vì thúc giục ta giao bản thảo.
/2434
|