Bát Tiên Đắc Đạo
Chương 9: Nhờ trời thương, thụ phong long vương Sán ông nuôi ốc, giả chế thịt ốc
/101
|
Nguyệt lão từ trên mây đáp xuống, gặp mặt hai ông tiên Phiếu Diểu và Hỏa Long, hai ông tiên mới hỏi :
- Đạo hữu vì chuyện gì tới đây ?
Nguyệt lão cười, đáp :
- Việc gì bần đạo cũng không để ý tới, chỉ chuyên quản lý việc hôn nhân đại sự của con người, ở khắp ba cõi. Hiện nay học trò của hai vị có duyên phận vợ chồng, nên bần đạo mới phải tới đây.
- Sao hai ông còn chưa mời ta một chén rượu mừng ?
Hai ông tiên hiểu được ý tốt của Nguyệt lão, đều cười :
- Thì ra vì vậy mà phiền đạo hữu phải vất vả tới đây ! Nhưng học trò chúng tôi thuộc loài rồng, chẳng lẽ chuyện hôn nhân của chúng cũng về tay đạo hữu quản lý ?
- Tất nhiên là vậy rồi ! Bần đạo chấp chưởng mọi chuyện hôn nhân không phân biệt là tiên, là Phật, là người hay vật.
Nguyệt lão nói rồi, mò trong tay áo, rút ra một cuốn sách, đưa cho hai ông tiên coi, và nói :
- Mời hai vị xem thử, có phải danh tính hai vị lệnh đồ có chép trong đó hay không ?
Hai ông xem qua một lượt, quả nhiên thấy chép rằng : "Bình Hòa và Hồ Phi Long, vốn thuộc loài rồng, về sau chuyển sang thân người, vào ngày ấy, tháng ấy, năm ấy, kết thành vợ chồng". Hai ông tiên xem xong, đưa trả sách cho Nguyệt lão. Gọi hai đồ đệ tới ra mắt Nguyệt lão, thi hành đại lễ. Nguyệt lão tươi cười nói : – "Không dám ? Không dám !", và nói tiếp : – Trong tương lai, hai vị sẽ nhận chức, làm vua của thủy tộc, cai quản bốn biển, lại diên trì dòng giống rồng, chia nhau ra cai trị các biển, tiền trình rộng mở, tôi đâu dám nhận đại lễ của hai vị !
Hai ông tiên cười, bảo :
- Chuyện tương lai, sau này hãy nói. Hiện giờ đạo hữu là ông mai, sao có thể bỏ được lễ tạ ông mai ?
Nguyệt lão không biết làm sao, đành nhận lễ. Nguyệt lão bảo hai người vái trời đất, vái hai vị sư tôn, sau đó vợ chồng vái nhau, hoàn thành một mối lương duyên. Hỏa Long chân nhân lại cười, nói:
- Học trò chúng tôi nên duyên phận, là nhờ đạo hữu vất vả se duyên, một chén rượu nhạt chưa đủ tỏ lòng tôn kính. Chẳng bao lâu, chúng nhận chức, triều bái hai vị hoàng đế tiên và phàm, xây dựng cung thất, sẽ có bữa tiệc khoản đãi ông mai.
Nguyệt lão nói :
- Những việc đó phải nhờ hai vị lão sư lo liệu cho học trò. Tiệc mừng hãy tạm ghi nhớ, đợi tới lúc đồ đệ của hai vị nhận sắc phong, bần đạo sẽ tới chúc mừng.
Nguyệt lão nói rõ, xin cáo từ. Sau khi ông đi khỏi, hai vị sư tôn chỉ dẫn cho học trò :
- Hiện nay một dải đất phương Bắc, nước lớn đã dâng lên. Vị vua trên trần gian xưng hiệu là Ngu Thuấn, là một vị thánh quân rất mực nhân ái. Vì nạn hồng thủy, ngài lo lắng đêm ngày, đã sai hai vị trung thần là Hạ Vũ và Bá ích lo việc trị thủy. Hai con phải giúp đỡ mấy ông ấy, phân chia trách nhiệm bằng cách trị hải. Khi hai thầy tới đây, đã nhờ tổ sư xin với thiên đình, ban sắc mệnh xuống, nên chẳng bao lâu ngọc chỉ sẽ tới đây thôi. Sau khi hai con tạ ơn, đi nhận chức rồi, chúng ta sẽ dẫn hai con, tới họp với đám người trị thủy của ông Hạ Vũ, để từ nay về sau nước và đất liền phân biệt rạch ròi, mỗi bên lo phần việc của mình.
Hai vị tiên đang nói, bỗng nghe giữa không trung có tiếng nhạc vang lừng. Mọi người ngửng đầu nhìn, quả nhiên thấy nhiều tiên quan cưỡi mây bay đến. Hai vị tiên vội dẫn dắt học trò, phủ phục trên mặt biển. Các tiên quan ở trên không trung, cách xa mặt biển hơn mười trượng, tuyên đọc ngọc chỉ, đại ý nói rằng :
"Tiên phàm xa cách hai đường, nước và đất liền phân chia rạch ròi. Nay hạ giới mắc nạn hồng thủy các quái thú tha hồ gây độc, nhưng đã có thánh đế chốn phàm trần phái các vị lương thần chuyên lo việc đó. Còn đối với việc của các thủy tộc, trẫm phải đích thân kén chọn nhân tài, hiệp lực cùng vua tôi chốn phàm trần, hai bên chia nhau ra mà tiến hành công việc, mới giải quyết xong được thủy nạn, khiến quái thú phải trốn đi xa, mà muôn dân được an cư lạc nghiệp. Nay hai vị tổ sư Nguyên Thủy và Lão quân bảo cử Bình Hòa và Hồ Phi Long đảm đương nhiệm vụ này. Hai khanh tuy trước kia có lỗi, tạm thời không cứu xét tới, mà sắc phong cho Bình Hòa làm tứ hải long vương, Hồ Phi Long làm vương phi. Lại gia tăng thiên ân, chấp nhận cho con cháu hai người sau này đều được cai quản các biển lớn, nhỏ,và đều được xưng là long vương, vĩnh viễn không thay đổi. Hai ngươi phải nên gột rửa lòng tà, báo đáp thiên ân, lập nhau công trạng để che lấp tội trước".
Hai ông thầy tiếp nhận sắc chỉ, lại dẫn dắt hai học trò, vọng lên không trung mà bái tạ, đưa tiễn các tiên quan. Sau đó, hai học trò lại tạ ơn thầy, và hai ông thầy dặn bảo :
- Từ nay hai con phải luôn luôn cố gắng, thường xuyên thận trọng. Không nên vì nghĩa khí nhất thời, mà làm tổn hại tới dân lành, không được ỷ vào ngôi cao, mà xem thường người khác. Thường giữ lòng nhân ái, răn trừng thói kiêu căng, tu đức lập công, ắt che lấp được lỗi cũ, mà hưởng phúc về sau. Hãy nghiêm túc hãy gắng gỏi, chớ quên lời giáo huấn này !
Hai học trò cúi đầu thụ giáo, hai ông thầy lại nói :
- Nay là lúc các con lên triều bái Ngọc đế. Chúng ta sẽ dẫn hai con lên trời, nhưng không thể nói thay hai con được đâu. Hai con lại từng phạm lỗi, lúc tấu đối phải giữ gìn ý tứ, không vượt qua lễ tiết, nhưng cũng bất tất phải vì chuyện cũ mà sinh lòng hổ thẹn.
Hai học trò lại dạ dạ, tuân lời dạy.
Hai ông thầy dẫn học trò đi. Trước hết tới động Hạc Minh của Hỏa Long chân nhân, thuộc về Duyện Châu, để thay triều phục. Hai người mặc quần áo mới, tay cầm hốt ngọc, toàn thân sáng rỡ, thần thái tăng cao. Hai người này sẵn có túc căn, vả lại công hạnh viên mãn, nên được như thế, chứ không hẳn chỉ nhờ vào bộ quần áo đẹp. Hai ông thầy tỏ vẻ hài lòng, lại dẫn họ lên trời.
Tới Nam thiên môn, đã thấy bốn vị thiên tướng suất lãnh thiên binh ở đó canh cửa. Hai vị chân nhân lại gần, bày tỏ ý mình, bốn vị thiên tướng khom lưng vái, mời vào. Tức thì có Lý Trường Canh tiến ra nghênh đón, chào hỏi hai ông tiên Hỏa Long, Phiếu Diểu, rất nên thân thiết. Hỏa Long chân nhân thay mặt hai đồ đệ, ngỏ lời xin lỗi về tội mạo phạm trước đây. Lý Trường Canh nắm tay hai ông tiên, cất tiếng cười ha hả :
- Hai vị đạo huynh cũng khéo khách sáo ! Chuyện đã qua, hà tất phải nhắc tới. Vả lại, không biết là không tội, Thượng đế đã ra ơn tha tội cho học trò hai vị, gia phong vương tước, bần đạo sao dám giận hờn nữa chứ ?
Hai bên khiêm nhượng một hồi, thầy và trò theo chân Lý Trường Canh tiến lên cung khuyết. Lý Trường Canh lại vào trong bẩm báo, liền có chỉ truyền cho thầy trò vào triều kiến. Hỏa Long, Phiếu Diểu lại dặn dò hai đồ đệ thêm vài câu, tất cả sửa lại mũ áo nghiêm chỉnh, cầm hốt ngang bụng, kính cẩn tiến vào sân chầu.
Ngọc đế ngồi cao trên điện, hai bên có các tiên quan lớn nhỏ, chia thành hai ban đứng hầu.
Bốn thầy trò cất tiếng hô vang : – "Thánh thọ vô cương !", phủ phục trước bệ. Ngọc đế truyền chỉ ủy lạo hai vị chân nhân Hỏa Long, Phiếu Diểu, khuyên nhủ vợ chồng Bình Hòa vài câu, thầy trò vội khấu đầu lạy tạ theo nghi thức.
Lúc tan chầu, có nhiều vị tiên quan tiến lại thăm hỏi hai vị chân nhân, kể lể tình giao hữu cũ. Hai chân nhân bảo học trò bái kiến các tiên quan, xin phép cáo từ vì còn phải đi triều bái Nguyên Thủy, Lảo Quân, các vị đế quân và các kim tiên ở nhiều nơi.
Ra khỏi Nam thiên môn, trước hết họ tới núi Côn Luân thăm Nguyên Thủy thiên tôn, sau đó vào cung Bát Cảnh thăm Lão Quân tổ sư. Lão Quân thưởng cho vợ chồng Bình Hòa mỗi người một bộ triều phục long cung gồm áo bào, mũ miện. Lại ban cho Bình Hòa một thanh kiếm báu, cho Phi Long một cây thần châm. Hai thứ đó đều cố thể lấy sinh mạng của yêu ma ở cách xa trăm dặm, lại tùy tâm sử dụng, biến hóa khôn lường. Hai người học trò mừng quá, khấu đầu tạ ơn.
Lão Quân dặn bảo Phiếu Diểu :
- Một vùng đất Quán Khẩu từ lục địa biến thành biển, lại từ biển hóa ra đất liền, việc biến đổi "biển xanh nương dâu" đó đều có số định trước. Việc dời non lấp biển, tuy là hành vi lỗ mãng, xét cho cùng không hẳn là tội của Bình Hòa đâu. Tuy nhiên người dân có hai nhu cầu thiết yếu là muối và nước. Ở những nơi đất nhiều, nước ít, hoặc quá xa biển cả, người dân sống cũng khó khăn. Con hãy xuống phàm trần, hợp đồng cùng vua chúa dưới trần thế, dùng phép thuật tạo một giếng muối, để dân có muối mà ăn. Không bao lâu, ta cũng xuống hạ giới một phen, để kết thúc một đoạn tục duyên 1 .
Ngoài ra, Đông Hoa sư huynh của các con, e rằng cũng phải xuống trần một chuyến. Nhưng phải là sau khi việc trị thủy ở trung nguyên hoàn tất, chứ lúc này còn sớm quá.
Tổ sư lại nói với Hỏa Long chân nhân :
- Con thiết lập một đập nước ở sông Tiền Đường, ngăn ngừa được nhiều yêu ma, là tốt lắm. Nhưng trong tương lai còn có một con yêu giao có bản lãnh rất cao, có tài vượt qua đập nước. Con yêu này một khi xuất hiện, hại người không ít. Con phải thời thường để tâm, tìm đủ cách trấn giữ nó, đừng cho nó tàn hại sinh linh, có vậy mới lập nên công đức cực lớn.
Hai vị chân nhân xin ghi nhớ lời thầy, thấy Lão Quân không nói thêm điều gì, mới dám từ biệt, dẫn học trò đi thăm nhiều nơi khác, sau cùng tới chỗ Đông Hoa đế quân.
Đế quân cùng hai chân nhân có giao tình rất tốt, sai bày tiệc thịnh soạn khoản đãi bốn thầy trò. Trong tiệc, đế quân hỏi tới chuyện phàm trần, hai chân nhân cũng nói sơ lược vài câu. Đế Quân nói:
- Tôi từ hải ngoại đắc đạo, liền lên tiên giới, thường ân hận chưa được thấy cảnh văn vẻ cường thịnh của Trung Quốc. Sau này, nếu gặp cơ duyên, chắc phải xuống đó du ngoạn một phen. Hai vị đạo huynh thấy thế nào ?
Hai vị chân nhân nghe vậy, bất giác ngạc nhiên, vội hỏi :
- Thiên phủ là chốn cao thượng, tôn quí nhất trong các giới, đế quân lại đã vinh nhậm thiên chức, sao còn nghĩ tới chuyện rong chơi cõi trần ? Xưa nay thánh nhân không có nói giỡn chơi bao giờ, xin đế quân nghi lại.
Đế quân chưa hiểu ý hai vị chân nhân, buột miệng nói :
- Khó gì chuyện đó ? Xưa nay, các vị tiên, Phật cũng nhiều lần du hí chốn hồng trần, sao cô gia lại không thể ?
Hai chân nhân thấy đế quân quá chấp mê, không dám khuyên can nữa, đành xin cáo từ. Trong lúc đi đường, hai ông còn bàn tán chuyện đế quân, không hiểu vì sao lại động lòng trần. Thảo nào tổ sư vừa rồi có nhắc tới chuyện Đông Hoa đế quân sẽ xuống phàm trần. Thế mới biết tu đạo tới chỗ tối cao như đế quân mà vẫn không tránh khỏi có lúc nghĩ sằng, tham luyến cõi trần, huống gì là người khác ? Nói tới đó, mọi người đều than thở. Đột nhiên, Phi Long nói xen vào :
- Xin hỏi sư tôn, vừa rồi tổ sư có nói : "Không bao lâu sẽ xuống trần một chuyến", đủ thấy chuyện xuất nhập ba cõi là việc các vị thần tiên thường làm, tại sao sư phụ lại quá lo lắng cho Đông Hoa sư bá ?
Hai ông thầy đều nói :
- Các con chưa hiểu được đâu. Tổ sư là ông tổ của quần tiên ở khắp muôn nước, chín châu, yêu ma cỡ nào cũng không phá hoại nổi pháp thân của ngài, không mê hoặc nổi đạo tâm của ngài. Ngài muốn xuống cõi trần, là vì có việc nhân quả cần giải quyết cho tròn vẹn, đi xong lại về, đâu cần người khác phải lo cho ngài ?
Còn như Đông Hoa sư bá, tuy rằng đạo hạnh chẳng nông cạn, làm sao so sánh với tổ sư được ? Trước đây, Ngọc đế nhân vì nhìn thấy cây "thất bảo thụ" dưới hạ giới, chiếu ánh sáng rực rỡ lên tận chín tầng trời, ngẫu nhiên động lòng phàm, liền xuất hồn, rơi xuống phàm trần nhiều kiếp, tâm trí hôn mê, sém chút nữa không thể quay về trời. Cũng may có các vị thần tiên phò tá rất đông, xúm vào bảo hộ, tùy lúc, tùy nơi, chỉ điểm cho ngài, mới thoát kiếp nạn. Ngọc đế còn nguy hại như thế, huống gì Đông Hoa đế quân, huống gì những người thua kém đế quân ?
Hai người học trò nghe nói, đều sợ hãi, nói :
- Đệ tử xuất thân ti tiện, nghe đạo chưa được bao lâu, chẳng biết trời cao đất dầy là gì. Nay nghe được lời pháp dụ của sư tôn, mới biết bản thân chẳng có chút tài năng. Từ nay về sau, càng phải kiềm thúc bản thân, để khỏi rơi vào kiếp luân hồi.
Hai ông thầy mừng rỡ, nói :
- Các con biết khắc kỷ như thế, tiền trình ắt rộng mở, không có giới hạn. Phải nên rèn luyện, tu đức lập công, mới có thể chuyển hồi khí vận.
Hai học trò dạ dạ xin tuân lời thầy.
Bốn thầy trò đi tham kiến các vị thần tiên trên thượng giới xong, mới trở về hạ giới. Bấy giờ, Ngu Thuần kiến đô ở chỗ mà ngày nay thuộc về địa phận tỉnh Sơn Tây. Chỗ đó, lúc bấy giờ còn xưng là thủy quốc. Thực ra, đất nước đó chỉ nằm ở hai bên bờ Bắc, Nam của sông Hoàng Hà, còn như vùng đất chung quanh sông
Trường Giang đều là nước Nam Man, hồi đó vẫn chưa thuộc bản đồ Trung Quốc. Lưu vực sông Hoàng Hà toàn là đất thấp. Có lúc, nước sông Hoàng Hà dâng cao, tràn ra khấp nơi, lại đổ vào các con sông nhỏ, như Tế Thủy, Hoài Hà, khiến các sông này cũng bị tràn bờ, chảy lênh láng. Vì thế, toàn thể trung nguyên biến thành thủy quốc. Nhân dân không thể an cư, đành trốn lên các vùng đất cao. Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, vùng đất cao đó có rất nhiều loài mãnh thú, như sư tử, hổ, báo, chó sói, gặp người liền cắn xé. Nhân dân không chết vì nước, lại chết vì thú. Cũng may Đế Thuần biết dùng người giỏi, đem trách nhiệm trị thủy trao cho hai ông Hạ Vũ, Bá ích. Hai ông vâng đế mệnh, nhân thấy thế nước quá lớn, nhất thời chưa biết làm sao, mới bàn bạc nhau, ra một bảng văn kêu gọi, ai có ý kiến gì về trị thủy, mau hiến kế cho hai ông. Vừa may, hai vị chân nhân Hỏa Long, Phiếu Diểu, dẫn vợ chồng Bình Hòa trở về, đi ngang qua đó, mới tới yết kiến ông Vũ, Ích, hiến kế sách. Lại có vợ chồng Bình Hòa vừa nhận ngọc chỉ phong làm long vương ở biển lớn, mới giúp đỡ một tay, khơi dòng chảy cho nước rút ra biển.
Mọi việc xong xuôi, hai vị chân nhân đưa tiễn vợ chồng Bình Hòa vô tận đại hải. Từ đó về sau, đất liền và sông biển phân chia ranh giới rạch ròi.
Chuyện Hạ Vũ trị thủy có ghi chép với đầy đủ chi tiết trong thiên "Vũ cống" , đối với sách "Bát tiên Đắc Đạo" này không quan hệ bao nhiêu, chẳng qua chỉ là bổ khuyết cho nhau thôi.
Nay sách này lại chép tiếp một chuyện nho nhỏ, có quan hệ chút ít với nạn thủy tai nêu trên. Lúc đó ở dưới núi Tung sơn thuộc Hà Nam, có một gia đình nghèo khổ, có ba nhân khẩu, gồm bà mẹ và vợ chồng người con trai, đều làm nghề nông để sinh sống. Bà mẹ là Vương thị, người con trai họ Tôn, tên Kiệt, lấy vợ là Lưu thị. Lúc chồng chết, Vương thị đã luống tuổi ở vậy nuôi con. Và từ ngày ở góa, bà quyết chí bỏ mặn, ăn chay. Bấy giờ gặp nạn hồng thủy, cả gia đình trốn lên núi để lánh nạn. Vương thị tuổi đã cao, lại chịu vất vả đã nhiều năm, thêm chứng phong thấp hành hạ, nên mang bệnh nặng. Sau khi nước rút, trở về nhà cũ, thấy trong nhà chẳng còn đồ đạc gì, cảnh nhà điêu tàn, lòng thêm buồn bực, Vương thị bệnh tình càng thêm trầm trọng. Thôn làng heo hút, không kiếm đâu ra thầy thuốc. Vả lại từ sau thủy hoạn, tiền bạc trong nhà cạn kiệt, lấy đâu ra tiền mả lo thuốc thang ? Vợ chồng Tôn Kiệt, ngoài việc ngày đêm phục thị mẹ, cũng không nghĩ ra được một biện pháp nào để giải quyết. Hôm đó Vương thị như ngọn đèn sắp tắt, phụt sáng lần cuối, bỗng cảm thấy tỉnh táo trở lại, thèm ăn một món gì. Vợ chồng Tôn Kiệt mừng quá, tưởng mẹ đã hết bệnh, khoẻ khoắn trở lại, vội hỏi mẹ thèm ăn gì. Nào ngờ Vương thị món nào cũng chê, chỉ đòi duy nhất một món thịt nhồi ốc.
Nguyên sau khi nước rút, không biết ở đâu lưu lạc tới nhà một con ốc nhồi rất lớn. Lưu thị thấy con ốc này lớn một cách kỳ lạ, mới kiếm một vũng nước sạch, thả con ốc vào nuôi trong đó, thường chỉ cho Vương thị thấy, để ngắm chơi. Có lẽ vì thế mà lúc này bà nghĩ tới con vật thường ngày thưởng ngoạn, mà nẩy sinh ý thèm ăn thịt sống. Tôn Kiệt không cần suy nghĩ, chỉ biết có một điều là mẫu thân thèm ăn, bất kể là chay hay mặn. Trái lại Lưu thị biết rõ đây là lời nói sảng của mẹ chồng, trước khi chết. Bà đã ăn chay hơn mười năm, sao khi không lại đòi ăn thịt ốc ? Vạn nhất ăn vào không tiêu, bệnh càng thêm nặng. Vả lại, những người ăn chay trường lâu năm, nhất đán đổi sang ăn mặn, tội lỗi đổ đâu cho hết ? Vì vậy, chị mới nghĩ ra một giải pháp, ra ngoài tìm kiếm một số vỏ ốc, xối nước rửa cho thật sạch, không còn chút mùi nào,sau đó lấy những món đồ chay như bột im, tầu hủ khô, đâm nát thành tương chao, giông giống như thịt ốc băm nát, đem nhồi vào trong vỏ, hấp lên, mời Vương thị xơi, chỉ nói rằng tuân lệnh mẹ luộc ốc mời mẹ thường thức. Vương thị quả nhiên hân hoan, ăn lên, không hề biết là ốc giả, do người chế tạo. Nào ngờ số thọ của bà cụ đã hết, ăn vào một ngày sau liền qua đời. Vợ chồng Tôn Kiệt khóc lóc, lo việc tống táng. Lưu thị vì thấy mẹ chồng ham ăn ốc mà qua đời, chỉ nói sơ qua chuyện mình làm ốc giả, bảo Tôn Kiệt đem con ốc ra sông, thả xuống nước, phóng sinh.
Về sau, Lưu thị mắc bệnh mà chết. Lúc lâm chung, nuốt nước mắt nói với chồng :
- Thiếp theo chàng hai mươi năm, thay chàng nuôi mẹ, quán xuyến việc nhà, tự xét mình chưa hề có điều gì thất đức, chỉ chưa sinh cho chàng một mụn con nào. Tình cảnh gia đình ta lại quá nghèo túng, thiếp chết đi rồi chàng lấy tiền bạc đâu mà cưới vợ khác ? Huyết mạch nhà họ Tôn chẳng vì thế mà đứt đoạn hay sao?
Đó là điều khiến thiếp chết đi rồi, vẫn không nhắm mắt.
Nói xong, liền tắt nghỉ.
Nhà họ Tôn từ đó chỉ còn lại một người, lại không thể canh tác chỉ mỗi ngày đi làm thuê cho nhà giàu có trong thôn, kiếm chút tiền độ nhật. Ở địa phương đó, người ta mướn người làm công chỉ bao ăn hai bữa : trưa và chiều, còn bữa tối, về nhà tự lo liệu. Tôn Kiệt đi làm về, lại phải tự nấu ăn, tình cảnh rất khốn khổ. Muốn lấy vợ khác, khổ nỗi không có tiền. Mỗi khi nhớ lại lời vợ nói lúc lâm chung, lòng đau như dao cắt. Như thế được chừng nửa năm.
Một hôm, nhân ngày sinh nhật của vợ, Tôn Kiệt ra thăm mộ, khóc lóc tế lễ. Hồi lâu, nhìn về phía nhà mình, từ chỗ xa xa thấy có khói bay lên, dường như trong nhà có người đun nấu, thầm nghi ngờ trong lòng. Về tới nhà, thấy có cơm nóng, canh sôi, lại thêm một bình trà, đang đợi chủ nhân thụ hưởng. Tìm người nấu cơm, chẳng thấy tung tích. Đang đói bụng, chẳng cần tìm hiểu thêm, chàng cứ ăn uống cho no. Từ đó về sau, mỗi ngày đi làm về, đều có cơm canh dọn sẵn, chỉ không hiểu người nấu cơm, pha trà là ai. Cửa nhà vẫn khóa kỹ, ai có thể lọt vào đây ?
Một hôm, Tôn Kiệt đi làm, về sớm một giờ, tưởng nhân lúc xuất kỳ bất ý, có thể bắt gặp. Nào ngờ, dường như người kia đã dư biết ý định của chàng, đã bỏ đi từ trước.
Hôm khác, Tôn Kiệt xin chủ cho nghỉ một ngày, nhưng vẫn theo lệ cũ, ra đi từ sớm. Đợi tới giờ người ta thường nấu cơm tối, chàng sang hàng xóm mượn một chiếc thang, bắc lên đầu tường. Leo lên đến nơi, lén nhòm về phía nhà bếp. Vừa nhìn rõ, Tôn Kiệt kinh ngạc quá chừng. Thì ra người hàng ngày thay chàng nấu cơm, pha trà là một mỹ nhân, xinh đẹp tuyệt trần.
- Đạo hữu vì chuyện gì tới đây ?
Nguyệt lão cười, đáp :
- Việc gì bần đạo cũng không để ý tới, chỉ chuyên quản lý việc hôn nhân đại sự của con người, ở khắp ba cõi. Hiện nay học trò của hai vị có duyên phận vợ chồng, nên bần đạo mới phải tới đây.
- Sao hai ông còn chưa mời ta một chén rượu mừng ?
Hai ông tiên hiểu được ý tốt của Nguyệt lão, đều cười :
- Thì ra vì vậy mà phiền đạo hữu phải vất vả tới đây ! Nhưng học trò chúng tôi thuộc loài rồng, chẳng lẽ chuyện hôn nhân của chúng cũng về tay đạo hữu quản lý ?
- Tất nhiên là vậy rồi ! Bần đạo chấp chưởng mọi chuyện hôn nhân không phân biệt là tiên, là Phật, là người hay vật.
Nguyệt lão nói rồi, mò trong tay áo, rút ra một cuốn sách, đưa cho hai ông tiên coi, và nói :
- Mời hai vị xem thử, có phải danh tính hai vị lệnh đồ có chép trong đó hay không ?
Hai ông xem qua một lượt, quả nhiên thấy chép rằng : "Bình Hòa và Hồ Phi Long, vốn thuộc loài rồng, về sau chuyển sang thân người, vào ngày ấy, tháng ấy, năm ấy, kết thành vợ chồng". Hai ông tiên xem xong, đưa trả sách cho Nguyệt lão. Gọi hai đồ đệ tới ra mắt Nguyệt lão, thi hành đại lễ. Nguyệt lão tươi cười nói : – "Không dám ? Không dám !", và nói tiếp : – Trong tương lai, hai vị sẽ nhận chức, làm vua của thủy tộc, cai quản bốn biển, lại diên trì dòng giống rồng, chia nhau ra cai trị các biển, tiền trình rộng mở, tôi đâu dám nhận đại lễ của hai vị !
Hai ông tiên cười, bảo :
- Chuyện tương lai, sau này hãy nói. Hiện giờ đạo hữu là ông mai, sao có thể bỏ được lễ tạ ông mai ?
Nguyệt lão không biết làm sao, đành nhận lễ. Nguyệt lão bảo hai người vái trời đất, vái hai vị sư tôn, sau đó vợ chồng vái nhau, hoàn thành một mối lương duyên. Hỏa Long chân nhân lại cười, nói:
- Học trò chúng tôi nên duyên phận, là nhờ đạo hữu vất vả se duyên, một chén rượu nhạt chưa đủ tỏ lòng tôn kính. Chẳng bao lâu, chúng nhận chức, triều bái hai vị hoàng đế tiên và phàm, xây dựng cung thất, sẽ có bữa tiệc khoản đãi ông mai.
Nguyệt lão nói :
- Những việc đó phải nhờ hai vị lão sư lo liệu cho học trò. Tiệc mừng hãy tạm ghi nhớ, đợi tới lúc đồ đệ của hai vị nhận sắc phong, bần đạo sẽ tới chúc mừng.
Nguyệt lão nói rõ, xin cáo từ. Sau khi ông đi khỏi, hai vị sư tôn chỉ dẫn cho học trò :
- Hiện nay một dải đất phương Bắc, nước lớn đã dâng lên. Vị vua trên trần gian xưng hiệu là Ngu Thuấn, là một vị thánh quân rất mực nhân ái. Vì nạn hồng thủy, ngài lo lắng đêm ngày, đã sai hai vị trung thần là Hạ Vũ và Bá ích lo việc trị thủy. Hai con phải giúp đỡ mấy ông ấy, phân chia trách nhiệm bằng cách trị hải. Khi hai thầy tới đây, đã nhờ tổ sư xin với thiên đình, ban sắc mệnh xuống, nên chẳng bao lâu ngọc chỉ sẽ tới đây thôi. Sau khi hai con tạ ơn, đi nhận chức rồi, chúng ta sẽ dẫn hai con, tới họp với đám người trị thủy của ông Hạ Vũ, để từ nay về sau nước và đất liền phân biệt rạch ròi, mỗi bên lo phần việc của mình.
Hai vị tiên đang nói, bỗng nghe giữa không trung có tiếng nhạc vang lừng. Mọi người ngửng đầu nhìn, quả nhiên thấy nhiều tiên quan cưỡi mây bay đến. Hai vị tiên vội dẫn dắt học trò, phủ phục trên mặt biển. Các tiên quan ở trên không trung, cách xa mặt biển hơn mười trượng, tuyên đọc ngọc chỉ, đại ý nói rằng :
"Tiên phàm xa cách hai đường, nước và đất liền phân chia rạch ròi. Nay hạ giới mắc nạn hồng thủy các quái thú tha hồ gây độc, nhưng đã có thánh đế chốn phàm trần phái các vị lương thần chuyên lo việc đó. Còn đối với việc của các thủy tộc, trẫm phải đích thân kén chọn nhân tài, hiệp lực cùng vua tôi chốn phàm trần, hai bên chia nhau ra mà tiến hành công việc, mới giải quyết xong được thủy nạn, khiến quái thú phải trốn đi xa, mà muôn dân được an cư lạc nghiệp. Nay hai vị tổ sư Nguyên Thủy và Lão quân bảo cử Bình Hòa và Hồ Phi Long đảm đương nhiệm vụ này. Hai khanh tuy trước kia có lỗi, tạm thời không cứu xét tới, mà sắc phong cho Bình Hòa làm tứ hải long vương, Hồ Phi Long làm vương phi. Lại gia tăng thiên ân, chấp nhận cho con cháu hai người sau này đều được cai quản các biển lớn, nhỏ,và đều được xưng là long vương, vĩnh viễn không thay đổi. Hai ngươi phải nên gột rửa lòng tà, báo đáp thiên ân, lập nhau công trạng để che lấp tội trước".
Hai ông thầy tiếp nhận sắc chỉ, lại dẫn dắt hai học trò, vọng lên không trung mà bái tạ, đưa tiễn các tiên quan. Sau đó, hai học trò lại tạ ơn thầy, và hai ông thầy dặn bảo :
- Từ nay hai con phải luôn luôn cố gắng, thường xuyên thận trọng. Không nên vì nghĩa khí nhất thời, mà làm tổn hại tới dân lành, không được ỷ vào ngôi cao, mà xem thường người khác. Thường giữ lòng nhân ái, răn trừng thói kiêu căng, tu đức lập công, ắt che lấp được lỗi cũ, mà hưởng phúc về sau. Hãy nghiêm túc hãy gắng gỏi, chớ quên lời giáo huấn này !
Hai học trò cúi đầu thụ giáo, hai ông thầy lại nói :
- Nay là lúc các con lên triều bái Ngọc đế. Chúng ta sẽ dẫn hai con lên trời, nhưng không thể nói thay hai con được đâu. Hai con lại từng phạm lỗi, lúc tấu đối phải giữ gìn ý tứ, không vượt qua lễ tiết, nhưng cũng bất tất phải vì chuyện cũ mà sinh lòng hổ thẹn.
Hai học trò lại dạ dạ, tuân lời dạy.
Hai ông thầy dẫn học trò đi. Trước hết tới động Hạc Minh của Hỏa Long chân nhân, thuộc về Duyện Châu, để thay triều phục. Hai người mặc quần áo mới, tay cầm hốt ngọc, toàn thân sáng rỡ, thần thái tăng cao. Hai người này sẵn có túc căn, vả lại công hạnh viên mãn, nên được như thế, chứ không hẳn chỉ nhờ vào bộ quần áo đẹp. Hai ông thầy tỏ vẻ hài lòng, lại dẫn họ lên trời.
Tới Nam thiên môn, đã thấy bốn vị thiên tướng suất lãnh thiên binh ở đó canh cửa. Hai vị chân nhân lại gần, bày tỏ ý mình, bốn vị thiên tướng khom lưng vái, mời vào. Tức thì có Lý Trường Canh tiến ra nghênh đón, chào hỏi hai ông tiên Hỏa Long, Phiếu Diểu, rất nên thân thiết. Hỏa Long chân nhân thay mặt hai đồ đệ, ngỏ lời xin lỗi về tội mạo phạm trước đây. Lý Trường Canh nắm tay hai ông tiên, cất tiếng cười ha hả :
- Hai vị đạo huynh cũng khéo khách sáo ! Chuyện đã qua, hà tất phải nhắc tới. Vả lại, không biết là không tội, Thượng đế đã ra ơn tha tội cho học trò hai vị, gia phong vương tước, bần đạo sao dám giận hờn nữa chứ ?
Hai bên khiêm nhượng một hồi, thầy và trò theo chân Lý Trường Canh tiến lên cung khuyết. Lý Trường Canh lại vào trong bẩm báo, liền có chỉ truyền cho thầy trò vào triều kiến. Hỏa Long, Phiếu Diểu lại dặn dò hai đồ đệ thêm vài câu, tất cả sửa lại mũ áo nghiêm chỉnh, cầm hốt ngang bụng, kính cẩn tiến vào sân chầu.
Ngọc đế ngồi cao trên điện, hai bên có các tiên quan lớn nhỏ, chia thành hai ban đứng hầu.
Bốn thầy trò cất tiếng hô vang : – "Thánh thọ vô cương !", phủ phục trước bệ. Ngọc đế truyền chỉ ủy lạo hai vị chân nhân Hỏa Long, Phiếu Diểu, khuyên nhủ vợ chồng Bình Hòa vài câu, thầy trò vội khấu đầu lạy tạ theo nghi thức.
Lúc tan chầu, có nhiều vị tiên quan tiến lại thăm hỏi hai vị chân nhân, kể lể tình giao hữu cũ. Hai chân nhân bảo học trò bái kiến các tiên quan, xin phép cáo từ vì còn phải đi triều bái Nguyên Thủy, Lảo Quân, các vị đế quân và các kim tiên ở nhiều nơi.
Ra khỏi Nam thiên môn, trước hết họ tới núi Côn Luân thăm Nguyên Thủy thiên tôn, sau đó vào cung Bát Cảnh thăm Lão Quân tổ sư. Lão Quân thưởng cho vợ chồng Bình Hòa mỗi người một bộ triều phục long cung gồm áo bào, mũ miện. Lại ban cho Bình Hòa một thanh kiếm báu, cho Phi Long một cây thần châm. Hai thứ đó đều cố thể lấy sinh mạng của yêu ma ở cách xa trăm dặm, lại tùy tâm sử dụng, biến hóa khôn lường. Hai người học trò mừng quá, khấu đầu tạ ơn.
Lão Quân dặn bảo Phiếu Diểu :
- Một vùng đất Quán Khẩu từ lục địa biến thành biển, lại từ biển hóa ra đất liền, việc biến đổi "biển xanh nương dâu" đó đều có số định trước. Việc dời non lấp biển, tuy là hành vi lỗ mãng, xét cho cùng không hẳn là tội của Bình Hòa đâu. Tuy nhiên người dân có hai nhu cầu thiết yếu là muối và nước. Ở những nơi đất nhiều, nước ít, hoặc quá xa biển cả, người dân sống cũng khó khăn. Con hãy xuống phàm trần, hợp đồng cùng vua chúa dưới trần thế, dùng phép thuật tạo một giếng muối, để dân có muối mà ăn. Không bao lâu, ta cũng xuống hạ giới một phen, để kết thúc một đoạn tục duyên 1 .
Ngoài ra, Đông Hoa sư huynh của các con, e rằng cũng phải xuống trần một chuyến. Nhưng phải là sau khi việc trị thủy ở trung nguyên hoàn tất, chứ lúc này còn sớm quá.
Tổ sư lại nói với Hỏa Long chân nhân :
- Con thiết lập một đập nước ở sông Tiền Đường, ngăn ngừa được nhiều yêu ma, là tốt lắm. Nhưng trong tương lai còn có một con yêu giao có bản lãnh rất cao, có tài vượt qua đập nước. Con yêu này một khi xuất hiện, hại người không ít. Con phải thời thường để tâm, tìm đủ cách trấn giữ nó, đừng cho nó tàn hại sinh linh, có vậy mới lập nên công đức cực lớn.
Hai vị chân nhân xin ghi nhớ lời thầy, thấy Lão Quân không nói thêm điều gì, mới dám từ biệt, dẫn học trò đi thăm nhiều nơi khác, sau cùng tới chỗ Đông Hoa đế quân.
Đế quân cùng hai chân nhân có giao tình rất tốt, sai bày tiệc thịnh soạn khoản đãi bốn thầy trò. Trong tiệc, đế quân hỏi tới chuyện phàm trần, hai chân nhân cũng nói sơ lược vài câu. Đế Quân nói:
- Tôi từ hải ngoại đắc đạo, liền lên tiên giới, thường ân hận chưa được thấy cảnh văn vẻ cường thịnh của Trung Quốc. Sau này, nếu gặp cơ duyên, chắc phải xuống đó du ngoạn một phen. Hai vị đạo huynh thấy thế nào ?
Hai vị chân nhân nghe vậy, bất giác ngạc nhiên, vội hỏi :
- Thiên phủ là chốn cao thượng, tôn quí nhất trong các giới, đế quân lại đã vinh nhậm thiên chức, sao còn nghĩ tới chuyện rong chơi cõi trần ? Xưa nay thánh nhân không có nói giỡn chơi bao giờ, xin đế quân nghi lại.
Đế quân chưa hiểu ý hai vị chân nhân, buột miệng nói :
- Khó gì chuyện đó ? Xưa nay, các vị tiên, Phật cũng nhiều lần du hí chốn hồng trần, sao cô gia lại không thể ?
Hai chân nhân thấy đế quân quá chấp mê, không dám khuyên can nữa, đành xin cáo từ. Trong lúc đi đường, hai ông còn bàn tán chuyện đế quân, không hiểu vì sao lại động lòng trần. Thảo nào tổ sư vừa rồi có nhắc tới chuyện Đông Hoa đế quân sẽ xuống phàm trần. Thế mới biết tu đạo tới chỗ tối cao như đế quân mà vẫn không tránh khỏi có lúc nghĩ sằng, tham luyến cõi trần, huống gì là người khác ? Nói tới đó, mọi người đều than thở. Đột nhiên, Phi Long nói xen vào :
- Xin hỏi sư tôn, vừa rồi tổ sư có nói : "Không bao lâu sẽ xuống trần một chuyến", đủ thấy chuyện xuất nhập ba cõi là việc các vị thần tiên thường làm, tại sao sư phụ lại quá lo lắng cho Đông Hoa sư bá ?
Hai ông thầy đều nói :
- Các con chưa hiểu được đâu. Tổ sư là ông tổ của quần tiên ở khắp muôn nước, chín châu, yêu ma cỡ nào cũng không phá hoại nổi pháp thân của ngài, không mê hoặc nổi đạo tâm của ngài. Ngài muốn xuống cõi trần, là vì có việc nhân quả cần giải quyết cho tròn vẹn, đi xong lại về, đâu cần người khác phải lo cho ngài ?
Còn như Đông Hoa sư bá, tuy rằng đạo hạnh chẳng nông cạn, làm sao so sánh với tổ sư được ? Trước đây, Ngọc đế nhân vì nhìn thấy cây "thất bảo thụ" dưới hạ giới, chiếu ánh sáng rực rỡ lên tận chín tầng trời, ngẫu nhiên động lòng phàm, liền xuất hồn, rơi xuống phàm trần nhiều kiếp, tâm trí hôn mê, sém chút nữa không thể quay về trời. Cũng may có các vị thần tiên phò tá rất đông, xúm vào bảo hộ, tùy lúc, tùy nơi, chỉ điểm cho ngài, mới thoát kiếp nạn. Ngọc đế còn nguy hại như thế, huống gì Đông Hoa đế quân, huống gì những người thua kém đế quân ?
Hai người học trò nghe nói, đều sợ hãi, nói :
- Đệ tử xuất thân ti tiện, nghe đạo chưa được bao lâu, chẳng biết trời cao đất dầy là gì. Nay nghe được lời pháp dụ của sư tôn, mới biết bản thân chẳng có chút tài năng. Từ nay về sau, càng phải kiềm thúc bản thân, để khỏi rơi vào kiếp luân hồi.
Hai ông thầy mừng rỡ, nói :
- Các con biết khắc kỷ như thế, tiền trình ắt rộng mở, không có giới hạn. Phải nên rèn luyện, tu đức lập công, mới có thể chuyển hồi khí vận.
Hai học trò dạ dạ xin tuân lời thầy.
Bốn thầy trò đi tham kiến các vị thần tiên trên thượng giới xong, mới trở về hạ giới. Bấy giờ, Ngu Thuần kiến đô ở chỗ mà ngày nay thuộc về địa phận tỉnh Sơn Tây. Chỗ đó, lúc bấy giờ còn xưng là thủy quốc. Thực ra, đất nước đó chỉ nằm ở hai bên bờ Bắc, Nam của sông Hoàng Hà, còn như vùng đất chung quanh sông
Trường Giang đều là nước Nam Man, hồi đó vẫn chưa thuộc bản đồ Trung Quốc. Lưu vực sông Hoàng Hà toàn là đất thấp. Có lúc, nước sông Hoàng Hà dâng cao, tràn ra khấp nơi, lại đổ vào các con sông nhỏ, như Tế Thủy, Hoài Hà, khiến các sông này cũng bị tràn bờ, chảy lênh láng. Vì thế, toàn thể trung nguyên biến thành thủy quốc. Nhân dân không thể an cư, đành trốn lên các vùng đất cao. Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, vùng đất cao đó có rất nhiều loài mãnh thú, như sư tử, hổ, báo, chó sói, gặp người liền cắn xé. Nhân dân không chết vì nước, lại chết vì thú. Cũng may Đế Thuần biết dùng người giỏi, đem trách nhiệm trị thủy trao cho hai ông Hạ Vũ, Bá ích. Hai ông vâng đế mệnh, nhân thấy thế nước quá lớn, nhất thời chưa biết làm sao, mới bàn bạc nhau, ra một bảng văn kêu gọi, ai có ý kiến gì về trị thủy, mau hiến kế cho hai ông. Vừa may, hai vị chân nhân Hỏa Long, Phiếu Diểu, dẫn vợ chồng Bình Hòa trở về, đi ngang qua đó, mới tới yết kiến ông Vũ, Ích, hiến kế sách. Lại có vợ chồng Bình Hòa vừa nhận ngọc chỉ phong làm long vương ở biển lớn, mới giúp đỡ một tay, khơi dòng chảy cho nước rút ra biển.
Mọi việc xong xuôi, hai vị chân nhân đưa tiễn vợ chồng Bình Hòa vô tận đại hải. Từ đó về sau, đất liền và sông biển phân chia ranh giới rạch ròi.
Chuyện Hạ Vũ trị thủy có ghi chép với đầy đủ chi tiết trong thiên "Vũ cống" , đối với sách "Bát tiên Đắc Đạo" này không quan hệ bao nhiêu, chẳng qua chỉ là bổ khuyết cho nhau thôi.
Nay sách này lại chép tiếp một chuyện nho nhỏ, có quan hệ chút ít với nạn thủy tai nêu trên. Lúc đó ở dưới núi Tung sơn thuộc Hà Nam, có một gia đình nghèo khổ, có ba nhân khẩu, gồm bà mẹ và vợ chồng người con trai, đều làm nghề nông để sinh sống. Bà mẹ là Vương thị, người con trai họ Tôn, tên Kiệt, lấy vợ là Lưu thị. Lúc chồng chết, Vương thị đã luống tuổi ở vậy nuôi con. Và từ ngày ở góa, bà quyết chí bỏ mặn, ăn chay. Bấy giờ gặp nạn hồng thủy, cả gia đình trốn lên núi để lánh nạn. Vương thị tuổi đã cao, lại chịu vất vả đã nhiều năm, thêm chứng phong thấp hành hạ, nên mang bệnh nặng. Sau khi nước rút, trở về nhà cũ, thấy trong nhà chẳng còn đồ đạc gì, cảnh nhà điêu tàn, lòng thêm buồn bực, Vương thị bệnh tình càng thêm trầm trọng. Thôn làng heo hút, không kiếm đâu ra thầy thuốc. Vả lại từ sau thủy hoạn, tiền bạc trong nhà cạn kiệt, lấy đâu ra tiền mả lo thuốc thang ? Vợ chồng Tôn Kiệt, ngoài việc ngày đêm phục thị mẹ, cũng không nghĩ ra được một biện pháp nào để giải quyết. Hôm đó Vương thị như ngọn đèn sắp tắt, phụt sáng lần cuối, bỗng cảm thấy tỉnh táo trở lại, thèm ăn một món gì. Vợ chồng Tôn Kiệt mừng quá, tưởng mẹ đã hết bệnh, khoẻ khoắn trở lại, vội hỏi mẹ thèm ăn gì. Nào ngờ Vương thị món nào cũng chê, chỉ đòi duy nhất một món thịt nhồi ốc.
Nguyên sau khi nước rút, không biết ở đâu lưu lạc tới nhà một con ốc nhồi rất lớn. Lưu thị thấy con ốc này lớn một cách kỳ lạ, mới kiếm một vũng nước sạch, thả con ốc vào nuôi trong đó, thường chỉ cho Vương thị thấy, để ngắm chơi. Có lẽ vì thế mà lúc này bà nghĩ tới con vật thường ngày thưởng ngoạn, mà nẩy sinh ý thèm ăn thịt sống. Tôn Kiệt không cần suy nghĩ, chỉ biết có một điều là mẫu thân thèm ăn, bất kể là chay hay mặn. Trái lại Lưu thị biết rõ đây là lời nói sảng của mẹ chồng, trước khi chết. Bà đã ăn chay hơn mười năm, sao khi không lại đòi ăn thịt ốc ? Vạn nhất ăn vào không tiêu, bệnh càng thêm nặng. Vả lại, những người ăn chay trường lâu năm, nhất đán đổi sang ăn mặn, tội lỗi đổ đâu cho hết ? Vì vậy, chị mới nghĩ ra một giải pháp, ra ngoài tìm kiếm một số vỏ ốc, xối nước rửa cho thật sạch, không còn chút mùi nào,sau đó lấy những món đồ chay như bột im, tầu hủ khô, đâm nát thành tương chao, giông giống như thịt ốc băm nát, đem nhồi vào trong vỏ, hấp lên, mời Vương thị xơi, chỉ nói rằng tuân lệnh mẹ luộc ốc mời mẹ thường thức. Vương thị quả nhiên hân hoan, ăn lên, không hề biết là ốc giả, do người chế tạo. Nào ngờ số thọ của bà cụ đã hết, ăn vào một ngày sau liền qua đời. Vợ chồng Tôn Kiệt khóc lóc, lo việc tống táng. Lưu thị vì thấy mẹ chồng ham ăn ốc mà qua đời, chỉ nói sơ qua chuyện mình làm ốc giả, bảo Tôn Kiệt đem con ốc ra sông, thả xuống nước, phóng sinh.
Về sau, Lưu thị mắc bệnh mà chết. Lúc lâm chung, nuốt nước mắt nói với chồng :
- Thiếp theo chàng hai mươi năm, thay chàng nuôi mẹ, quán xuyến việc nhà, tự xét mình chưa hề có điều gì thất đức, chỉ chưa sinh cho chàng một mụn con nào. Tình cảnh gia đình ta lại quá nghèo túng, thiếp chết đi rồi chàng lấy tiền bạc đâu mà cưới vợ khác ? Huyết mạch nhà họ Tôn chẳng vì thế mà đứt đoạn hay sao?
Đó là điều khiến thiếp chết đi rồi, vẫn không nhắm mắt.
Nói xong, liền tắt nghỉ.
Nhà họ Tôn từ đó chỉ còn lại một người, lại không thể canh tác chỉ mỗi ngày đi làm thuê cho nhà giàu có trong thôn, kiếm chút tiền độ nhật. Ở địa phương đó, người ta mướn người làm công chỉ bao ăn hai bữa : trưa và chiều, còn bữa tối, về nhà tự lo liệu. Tôn Kiệt đi làm về, lại phải tự nấu ăn, tình cảnh rất khốn khổ. Muốn lấy vợ khác, khổ nỗi không có tiền. Mỗi khi nhớ lại lời vợ nói lúc lâm chung, lòng đau như dao cắt. Như thế được chừng nửa năm.
Một hôm, nhân ngày sinh nhật của vợ, Tôn Kiệt ra thăm mộ, khóc lóc tế lễ. Hồi lâu, nhìn về phía nhà mình, từ chỗ xa xa thấy có khói bay lên, dường như trong nhà có người đun nấu, thầm nghi ngờ trong lòng. Về tới nhà, thấy có cơm nóng, canh sôi, lại thêm một bình trà, đang đợi chủ nhân thụ hưởng. Tìm người nấu cơm, chẳng thấy tung tích. Đang đói bụng, chẳng cần tìm hiểu thêm, chàng cứ ăn uống cho no. Từ đó về sau, mỗi ngày đi làm về, đều có cơm canh dọn sẵn, chỉ không hiểu người nấu cơm, pha trà là ai. Cửa nhà vẫn khóa kỹ, ai có thể lọt vào đây ?
Một hôm, Tôn Kiệt đi làm, về sớm một giờ, tưởng nhân lúc xuất kỳ bất ý, có thể bắt gặp. Nào ngờ, dường như người kia đã dư biết ý định của chàng, đã bỏ đi từ trước.
Hôm khác, Tôn Kiệt xin chủ cho nghỉ một ngày, nhưng vẫn theo lệ cũ, ra đi từ sớm. Đợi tới giờ người ta thường nấu cơm tối, chàng sang hàng xóm mượn một chiếc thang, bắc lên đầu tường. Leo lên đến nơi, lén nhòm về phía nhà bếp. Vừa nhìn rõ, Tôn Kiệt kinh ngạc quá chừng. Thì ra người hàng ngày thay chàng nấu cơm, pha trà là một mỹ nhân, xinh đẹp tuyệt trần.
/101
|