La Nhận mở mắt.
Là tiếng của Sính Đình, líu lo lặp đi lặp lại: “Anh Tiểu Đao.”
Giống như khi còn bé, cô là cái đuôi nhỏ của anh, cả ngày không ngừng ríu rít:
Anh Tiểu Đao, cho anh kẹo ăn này.
Anh Tiểu Đao, mua cho em cái khăn tay đi.
Anh Tiểu Đao, mang em ra ngoài chơi với.
Dưới người là tấm đệm tơ tằm mềm mại ôm vừa người, một đêm quấn quít lấy nhau, êm ái như vòng tay người yêu, La Nhận chẳng muốn rời giường, cứ nằm như vậy, nghe tiếng Sính Đình nhỏ vụn lúc lúc lại vọng vào.
Cô đang tức giận, chắc là do Một Vạn Ba chân tay vụng về.
“Anh Tiểu Đao, sao anh đần thế hả…”
La Nhận buồn cười.
Đúng lúc đó, ngoài cửa vang lên tiếng gõ.
Tiếng bác Trịnh: “La Tiểu Đao? La Tiểu Đao?”
***
Bác Trịnh tới nói với La Nhận một tiếng, sáng nay bác muốn theo người môi giới ra ngoài xem mặt tiền cửa hàng.
Trước đây La Nhận đã đề nghị, ở Tiểu Thương Hà khí hậu khô hanh, không thích hợp để nghỉ ngơi dưỡng bệnh, anh hi vọng tạm thời đưa Sính Đình đến Lệ Giang.
Bác Trịnh là họ hàng xa của nhà họ La, mẹ Sính Đình mất sớm, La Văn Miểu lại luôn phải ra ngoài dạy học, ở nhà cần một người có thể lo toan trông nom trong ngoài, bác Trịnh cứ như vậy mà trúng cử, bác nhìn Sính Đình lớn lên, sự chăm sóc che chở bác dành cho cô, so với người cha không xứng chức La Văn Miểu, chỉ có hơn chứ không có kém.
Bởi vậy nên một cách tự nhiên, Sính Đình đi đâu, bác sẽ theo đến đó.
Nhưng nếu ở lại thì phải có suy tính lâu dài, không thể mỗi người chìa hai tay ra miệng ăn núi lở thế được, bác nói với La Nhận muốn mở một cửa tiệm ở gần đó.
Cụ thể là một quán ăn đặc sản Tây Bắc.
Tay nghề nấu nướng của bác Trịnh luôn rất được, món đùi dê nướng hôm nào từng khiến Một Vạn Ba nhớ mãi không quên, mở quán ăn cũng coi như đúng người đúng việc, phát huy được tài năng của mình.
Ý của bác Trịnh là, trong tay bác không có đồng nào, muốn mời La Nhận đầu tư, làm ông chủ ngầm.
“Bác già rồi, cũng không mưu cầu tiền bạc gì, chỉ muốn kiếm việc để làm thôi. Có việc để làm, người sẽ già chậm hơn, có thể chăm sóc cho Sính Đình được thêm mấy năm. Tiền kiếm được ấy à, là của cháu hết, coi như bác làm công cho cháu.”
Trong tay La Nhận, anh mang về không ít tiền, nhưng tiền nếu không sử dụng có ích thì sẽ thành tiền chết, chỉ càng ngày càng vơi bớt đi – phải nghĩ cách khiến tiền sống dậy mới được.
Lúc tới quán bar, anh vô tình nhắc tới chuyện này, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tào Nghiêm Hoa.
“Quán ăn được đấy, quán ăn được đấy!” Hai mắt Tào Nghiêm Hoa tỏa sáng, ánh sáng mạnh đến mức khiến La Nhận sinh lòng cảnh giác: Tào Mập trông cứ như quyết chí muốn ăn tươi nuốt sống quán ăn không bằng.
Nói tiếp, La Nhận mới biết mình nghĩ sai rồi.
“Đừng chỉ làm đồ ăn Tây Bắc, thêm cả đồ ăn Trùng Khánh Tứ Xuyên nữa, trên có lẩu dưới có đùi dê nướng, còn có gà xào ớt, cá om, lẩu xiên que, lươn nấu tiết (*)…”
(*) Những món Tào Nghiêm Hoa nói đều là đặc sản của Tứ Xuyên.
La Nhận nhìn gã, thế này là muốn khiến bác Trịnh đang sống vui sống khỏe thành mệt chết à? Người ta sáu mươi tới nơi rồi, anh làm ông chủ, anh không thể vắt kiệt giá trị thặng dư của người ta thế được.
Tào Nghiêm Hoa bỗng nghĩ đến điều gì: “Đầu tư, tôi cũng đầu tư, góp cổ phần!”
Một Vạn Ba nghiêng người qua quầy bar thò tới, vẻ mặt như thấy ma: “Anh Tào, anh có tiền chắc?”
“Ngọc trai đó!” Tào Nghiêm Hoa kích động đến độ nước bọt như mưa xuân, “Tam Tam, tôi, cậu cả em tiểu sư phụ và em Hồng Sa nữa, chúng ta đều có ngọc trai, đều góp cổ phần được mà, coi như là sản nghiệp của nhóm chúng ta, tên quán lấy là ‘Phượng Vũ Cửu Thiên’ đi!”
Hai tay gã mở ra, khua vẽ từng chữ, cái dáng này trông cứ như thể nếu phượng mà không chịu lên chín tầng mây múa thì gã sẽ múa hộ luôn không chừng.
Một Vạn Ba cười khẩy, tiêu chuẩn đặt tên của Tào Nghiêm Hoa so với Viêm Hồng Sa cũng chẳng khá hơn là bao.
Ngược lại, Mộc Đại vẫn im lặng nãy giờ chợt nói: “Tôi thấy được đấy, có thể.”
Lúc nói, cùi chỏ đặt trên bàn, tay chống má, giọng cũng rất thấp, như đang trưng cầu ý kiến của La Nhận.
La Nhận vươn tay ra ôm cô: “Được, đến lúc chia lợi nhuận sẽ cho em gấp đôi.”
Tào Nghiêm Hoa ghen tị, hỏi: “Nếu thua lỗ thì sao?”
La Nhận nói: “Thua lỗ Mộc Đại vẫn có, tôi bù vào.”
Cùng người không cùng mệnh quá đáng rồi nha, Tào Nghiêm Hoa rầu rĩ nghĩ: Mị cũng muốn có bạn trai.
Nếu đa số đã đồng ý, Một Vạn Ba cũng đành nghiêm túc suy nghĩ về chuyện này: “Cũng được, phi tập trung hóa mạo hiểm nhé, anh có thể bảo phú bà đầu tư nhiều hơn chút, bả có tiền mà.”
“Phú bà”, là biệt danh hắn gọi Viêm Hồng Sa sau khi bị ép vào nhóm WeChat “Đội biệt động Phượng Hoàng”.
Tào Nghiêm Hoa từng khuyên Một Vạn Ba khách khí với em Hồng Sa một chút, cũng từng nảy sinh nghi vấn: Gái nhà giàu không phải là mục tiêu theo đuổi từ trước đến nay của Tam Tam à? Sao đối xử với em Hồng Sa thái độ lại cứ lồi lõm vậy nhỉ?
Câu trả lời Một Vạn Ba là: “Nếu tôi sớm biết bả có tiền vậy, tôi chắc chắn sẽ khách khí với bả, nhưng lúc đó không phải là không biết sao, giờ quay sang xun xoe với bả, thế nào cũng sẽ bị bả coi thường. Thà cứ để vậy còn hơn, không theo đuổi được gái nhà giàu thì giẫm đạp một đứa cũng tốt rồi.”
…
Nói tóm lại, mở quán ăn, ban đầu chỉ là ý nghĩ của một mình bác Trịnh, nhưng sau chuyến đi một về hai đó, đã oanh liệt chuẩn bị…đáp đất.
***
Bác Trịnh giới thiệu cho La Nhận vài vị trí mặt tiền bác nhìn trúng, những khu vực đó đều không tệ lắm, La Nhận rất yên tâm với bác Trịnh, ủy quyền hoàn toàn cho bác: “Bác quyết định là được.”
Vừa nói chuyện vừa ra ngoài cửa, làm một tư thế duỗi người giãn gân, cả khoảnh sân nhỏ thu hết vào mắt, không biết Một Vạn Ba đang chơi gì với Sính Đình, đứng bất động tại chỗ.
La Nhận lẩm bẩm: “Cháu thật sự cảm thấy rất kì quái, sao Sính Đình lại gọi Một Vạn Ba là ‘anh Tiểu Đao’ vậy nhỉ?”
Bác Trịnh hừ một tiếng: “Đó là bởi vì, dù là người đầu óc không rõ ràng nhưng trong lòng vẫn hiểu được chút ít. Ai tốt với nó, người đó chính là anh Tiểu Đao của nó! Trước đây cháu đối xử rất tốt với Sính Đình, hiện giờ thì sao, tâm tư không biết đặt hết lên người ai rồi.”
Đối với việc làm mối cho Sính Đình và La Nhận không thành, bác Trịnh rốt cuộc vẫn cứ canh cánh trong lòng: “Hai hôm nay sao không thấy Mộc Đại tới? Cãi nhau rồi?”
Trên mặt bác tràn ngập vẻ hả hê khi thấy hai người mâu thuẫn.
Đã là một nửa ông già rồi mà tâm tính vẫn còn trẻ con thế, La Nhận không biết nên khóc hay nên cười: “Cô ấy đi Côn Minh lĩnh tiền công.”
***
Trả tiền công có thể dùng internet banking, có mấy bước như vậy thôi, nhưng cô lại cứ nhất định đòi ngàn dặm xa xôi tới tận Côn Minh để lĩnh.
Vừa nghe là biết có dụng ý khác, lĩnh lương là giả, thuận tiện đi chơi một chuyến mới là thật, La Nhận thuận miệng nói: “Hay là anh lái xe đưa em đi.”
“Không cần không cần, phiền lắm, em mua vé đi xe khách tới là được.”
Chuyện này thì phiền phức gì, sao trông thế nào cũng giống như đang cố tình gạt anh sang một bên vậy?
La Nhận cố ý khăng khăng: “Không phiền đâu, đổ đầy xăng xe là được.”
Mộc Đại vẫn không chịu: “Anh không có gì phải làm à? Đàn ông mà, không cần phải bận tâm mấy chuyện nhỏ nhặt này đâu, anh cứ bận việc lớn của mình đi.”
Vẻ mặt đầy ghét bỏ, nói cứ như anh không có công ăn việc làm đàng hoàng gì còn “lĩnh lương” của cô thì là chuyện quốc gia đại sự lớn lắm không bằng.
La Nhận quyết định hỏi thẳng: “Không muốn anh theo cùng chứ gì?”
Mộc Đại không đáp ngay, lát sau mới ấp úng: “Yêu đương ấy mà, không phải là lúc nào cũng dính lấy nhau cả ngày đâu, ai cũng nên có chút không gian mới đúng…”
Không gian?
La Nhận hận đến nghiến răng, họ “dính lấy nhau cả ngày” hồi nào? Không gian giữa hai người có thể đem ra đua ngựa luôn được rồi, cô lại còn đòi không gian!
Em đã bất nhân vậy anh cũng bất nghĩa, được, muốn đi thì đi đi!
***
Cùng lúc đó, Mộc Đại đang luyện công cùng Viêm Hồng Sa.
Vị trí của tòa nhà này rất tốt, yên tĩnh giữa náo nhiệt, sáng sớm gió mát, thổi vào người đến là sảng khoái.
Mộc Đại cúi đầu nhìn xuống giếng, Viêm Hồng Sa ở dưới đó một mét, ôm lấy sợi dây thừng thả xuống, không trèo lên cũng không đi xuống, cứ đánh đu như vậy, thấy Mộc Đại nhìn mình, còn “ặc” một tiếng, ngoẹo đầu, lưỡi vươn ra thật dài, hệt như ma thắt cổ.
Mộc Đại phát cáu, nhấc nắp giếng để bên cạnh lên, làm bộ muốn đậy miệng giếng lại.
“Đừng, đừng, Mộc Đại.” Viêm Hồng Sa vội vàng bình thường lại, chân quấn lấy sợi thừng vài vòng để treo cơ thể vững hơn, “Hai nhân cách tốt mà, tôi cảm thấy ngầu lắm đó.”
Mộc Đại rầu rầu: “Cô không hiểu đâu.”
Viêm Hồng Sa nói: “Chuyện như vậy, cô nghĩ thế nào sẽ là thế đó, người bi quan sẽ muốn sống muốn chết, cảm thấy mình có bệnh. Nhưng người lạc quan thì…”
“Lạc quan thì thế nào?”
Mặt Viêm Hồng Sa nóng bừng: “Cô không thấy giống siêu nhân à? Bình thường cô là chính mình, đến thời khắc quan trọng thì lại có một mình mạnh hơn hiện ra bảo về mình!”
Mộc Đại trừng cô, thuận tay cầm thừng giếng lắc một cái, Viêm Hồng Sa ôm thừng giếng, đu đưa qua lại như một quả cân.
Cô cảm thấy mình nói rất có lý: “Dù có hai nhân cách, nhưng nhân cách kia không làm chuyện gì xấu, không hại người, nhiều năm như vậy mới xuất hiện một lần, cô còn gì phải lo lắng nữa?”
Mộc Đại như hỏi cô, lại như hỏi chính mình: “Nếu tôi nói với La Nhận thì sẽ thế nào?”
“Vui mừng chứ sao,” Viêm Hồng Sa tiếp tục lắc lư, “Chuyện này đồng nghĩa với có hai người bạn gái, đàn ông mà, ai mà chẳng thích.”
Mộc Đại thở dài: “Trong đầu cô chắc toàn là lấy đá trong giếng bỏ vào hả.”
Viêm Hồng Sa đắc ý: “Vậy thì đầu tôi đáng tiền lắm đó, xuống giếng đào bảo vật, đá lấy lên đều là đá quý cả. Aiz, Mộc Đại…”
Cô ngửa đầu nhìn Mộc Đại: “Nội nói với tôi là, nội già rồi, mắt sẽ càng ngày càng tệ, vậy nên nội muốn nhân lúc còn nhìn được thì làm một chuyến thu hoạch. Cô có muốn tham gia không?”
Mộc Đại nghe không vào.
Sân trước bay tới mùi đồ ăn sáng, thơm ngào ngạt, mằn mặn, cuốn theo gió, từng cơn từng cơn thổi đến khiến cả người cô đều rầu rĩ không thôi.
Nói với La Nhận rồi thì sẽ thế nào?
***
Ngoài phố vừa mới lên đèn.
La Nhận lững thững đi dọc theo con đường ven kênh nước, rất nhiều quán bar đã mở cửa trước giờ, nghệ sĩ hát rong ôm guitar, ngồi trên bậc thang lộ thiên gảy đàn, tiếng nhạc du dương vang lên.
Biết hát nhạc buồn, tình ca, nhạc nhớ quê nhớ nhà, nhạc mạnh, những kiểu bài hát như vậy không bao giờ phải lo không có thị trường.
Bác Trịnh nhìn trúng một mặt tiền, đưa địa chỉ cho anh, bắt anh nhất định phải qua xem.
Cũng được, coi như là đi dạo đi.
Nơi đó cách quán quán bar và chỗ anh thực ra cũng không quá xa, nhưng trước nay anh chưa từng qua khu vực đó, có thể thấy cuộc sống của anh ở thành cổ này đi đi về về vội vàng đến mức nào.
Địa điểm rất dễ tìm, vì giữa một chuỗi những cửa hàng chăng đèn sáng choang, chỉ có mỗi chỗ này là tối om.
Lại gần xem, là một cửa tiệm đã dẹp, dù phần lớn đồ đạc đã dọn đi nhưng xuyên qua cửa sổ sát đất vẫn có thể nhìn ra được trước đó ở đây là một tiệm bánh ngọt, vì vẫn còn giấy note hình trái tim dán kín trên tường.
La Nhận lấy điện thoại ra chiếu sáng, nhìn thấy tờ giấy gần nhất dán trên tường viết:
“XX, đồ đàn ông cặn bã, bây giờ chúng ta chia tay, tôi của tương lai anh đừng hòng với tới!”
Tựa hồ có thể tưởng tượng ra được dáng vẻ đùng đùng nổi giận của cô gái lúc viết.
La Nhận phì cười, trên đời này, ngoại trừ một số ít đặc biệt thấu suốt, đa số con người, quanh đi quẩn lại đều không vượt qua hai chữ yêu hận, có điều, không mất chí khí là tốt rồi.
Anh quay đi, nhìn những cửa hàng chung quanh một lượt.
Cái gì cũng có, quán nướng ăn vặt, cửa hàng trang sức bạc, phục sức dân tộc, đồ giả cổ, chuông gió Đông Ba (*), bưu thiếp.
(*) Chuông gió Đông Ba, hay chuông gió ước nguyện Đông Ba, là nét đặc trưng nổi tiếng nhất ở thành cổ Lệ Giang. Chuông gió ước nguyện có xuất xứ từ truyền thống văn hóa Đông Ba của người dân tộc Nạp Tây, cấu tạo gồm một mảnh gỗ mỏng, mặt trước là chữ tượng hình Đông Ba, mặt sau viết nguyện vọng, dưới mảnh gỗ treo một cái chuông. Du khách tới đây thường mua những chiếc chuông gió này, viết tâm nguyện của mình lên rồi treo lên mái hiên hành lang Chuông Gió Đông Ba.
La Nhận dừng chân trước một cửa tiệm.
Cửa tiệm này tên là “Liêm Diễm”.
Có một kiểu tiệm, trời sinh khí chất đã khác biệt, ngoài mười mét cũng có thể cảm nhận được ý vị lạnh lùng không dễ thân cận, giống như một câu lạc bộ VIP vậy, đối với đại chúng thông thường, mỗi chi tiết bố trí dù là nhỏ nhặt nhất đều như đang nói: Có tiền cũng chưa chắc đã vào được, còn phải xem phẩm chất của anh ra sao.
“Liêm Diễm” chính là như vậy.
Giữa một đống những cửa hàng đèn chân không sáng trưng, nó lại mở ánh đèn trầm tối, khiến người ta không khỏi hít thở khẽ khàng hơn, phía sau cửa sổ sát đất, cái đập vào mắt đầu tiên là hương xông, một con hạc màu đồng tinh xảo, cao ngất đứng trên mâm, mỏ hạc mơ hồ phả ra một luồng khói, lượn lờ bay liệng.
Quả nhiên, vừa đẩy cửa vào đã ngửi thấy mùi đàn hương nhàn nhạt.
Ngồi trong góc tiệm là một cô gái trẻ để tóc dài, mặc một cái váy sợi bông pha đay dáng rộng, cúi đầu, đang tỉ mỉ xâu chuỗi hạt cườm trong tay, những hạt cườm này còn nhỏ hơn nửa hạt gạo, màu đỏ là san hô, màu xanh là đá lapis (*).
Nghe thấy tiếng động, cô ngẩng đầu lên liếc La Nhận, sóng mắt trầm lặng như nước đầm.
Cô đẹp như một bức hoạ.
Ánh mắt La Nhận rơi lên giá đa bảo.
Trên giá đều là đồ cổ, ban đầu giá đa bảo được những hộ giàu có dùng để đựng sách, ở đây thì các ô ngăn đều lót vải nhung đen đẹp đẽ, mỗi ô bày một món đồ.
Không cái nào giống cái nào, mỗi thứ chỉ có một món.
Giá niêm yết đều là dùng bút lông viết, viết lên một mẩu giấy ướp hương nhỏ, La Nhận nhìn một ô ngăn, trên đó có vẻ như là một mảnh vải lĩnh bằng lụa đỏ, đề giá 2800.
Một cánh tay thon thả trắng mịn từ phía sau vươn tới, trên cổ tay đeo hai cái vòng, một vàng một ngọc, khẽ chạm vào nhau tạo nên tiếng vang, là tiếng vàng ngọc thực thụ.
Cô gái mở tấm vải lĩnh bằng lụa kia ra, nói: “Đây là cái yếm.”
“Thời Hán gọi là bão phúc hoặc tâm y, triều Nguyên gọi là hợp hoan khâm (*), cái này làm bằng lụa, là áo lót sát thân dùng hằng ngày nên không thể thô ráp. Buộc dây treo qua cổ, hai dây phía dưới buộc sau lưng, trên mặt gấm này thêu hai người, một nam một nữ, ngụ ý là có đôi có cặp, viên mãn vẹn toàn.”
(*) Bão phúc (抱腹) có nghĩa là ôm (lấy) bụng, tâm y (抱腹) là áo cho tim, hợp hoan khâm (合欢襟) là tà áo sum vầy.
Hình thêu trên mặt gấm đúng là một nam một nữ, chung quanh thêu một vòng hoa rực rỡ, vừa tinh tế vừa yêu kiều.
La Nhận hỏi cô: “Vì sao đôi nam nữ bên trên mặt đều để trống?”
Cô nở nụ cười nhàn nhạt, như chỉ chờ anh hỏi câu này.
“Bởi vì đây là cái yếm người con gái chưa chồng thời xưa tự may cho mình, khi nào tìm được đức lang quân như ý mà gả cho rồi mới có thể thêu mắt mày lên phần mặt trống, ngụ ý là đạt thành tâm nguyện.”
Cô chìa cái yếm về phía La Nhận, vải lĩnh lụa đỏ mạ ánh sáng trầm tối, càng làm nổi bật hơn cho màu da trắng nõn của cô.
“Có thể tặng cho người con gái anh yêu, để cô ấy thêu thêm mặt mày cho cặp nam nữ. Đương nhiên…”
Ngón tay cô vê vê, cuộn lại nắm nhẹ, trên vải lụa lập tức nhiều thêm vài nếp nhăn.
“Nếu vẫn chưa có thì quên đi.”
Là tiếng của Sính Đình, líu lo lặp đi lặp lại: “Anh Tiểu Đao.”
Giống như khi còn bé, cô là cái đuôi nhỏ của anh, cả ngày không ngừng ríu rít:
Anh Tiểu Đao, cho anh kẹo ăn này.
Anh Tiểu Đao, mua cho em cái khăn tay đi.
Anh Tiểu Đao, mang em ra ngoài chơi với.
Dưới người là tấm đệm tơ tằm mềm mại ôm vừa người, một đêm quấn quít lấy nhau, êm ái như vòng tay người yêu, La Nhận chẳng muốn rời giường, cứ nằm như vậy, nghe tiếng Sính Đình nhỏ vụn lúc lúc lại vọng vào.
Cô đang tức giận, chắc là do Một Vạn Ba chân tay vụng về.
“Anh Tiểu Đao, sao anh đần thế hả…”
La Nhận buồn cười.
Đúng lúc đó, ngoài cửa vang lên tiếng gõ.
Tiếng bác Trịnh: “La Tiểu Đao? La Tiểu Đao?”
***
Bác Trịnh tới nói với La Nhận một tiếng, sáng nay bác muốn theo người môi giới ra ngoài xem mặt tiền cửa hàng.
Trước đây La Nhận đã đề nghị, ở Tiểu Thương Hà khí hậu khô hanh, không thích hợp để nghỉ ngơi dưỡng bệnh, anh hi vọng tạm thời đưa Sính Đình đến Lệ Giang.
Bác Trịnh là họ hàng xa của nhà họ La, mẹ Sính Đình mất sớm, La Văn Miểu lại luôn phải ra ngoài dạy học, ở nhà cần một người có thể lo toan trông nom trong ngoài, bác Trịnh cứ như vậy mà trúng cử, bác nhìn Sính Đình lớn lên, sự chăm sóc che chở bác dành cho cô, so với người cha không xứng chức La Văn Miểu, chỉ có hơn chứ không có kém.
Bởi vậy nên một cách tự nhiên, Sính Đình đi đâu, bác sẽ theo đến đó.
Nhưng nếu ở lại thì phải có suy tính lâu dài, không thể mỗi người chìa hai tay ra miệng ăn núi lở thế được, bác nói với La Nhận muốn mở một cửa tiệm ở gần đó.
Cụ thể là một quán ăn đặc sản Tây Bắc.
Tay nghề nấu nướng của bác Trịnh luôn rất được, món đùi dê nướng hôm nào từng khiến Một Vạn Ba nhớ mãi không quên, mở quán ăn cũng coi như đúng người đúng việc, phát huy được tài năng của mình.
Ý của bác Trịnh là, trong tay bác không có đồng nào, muốn mời La Nhận đầu tư, làm ông chủ ngầm.
“Bác già rồi, cũng không mưu cầu tiền bạc gì, chỉ muốn kiếm việc để làm thôi. Có việc để làm, người sẽ già chậm hơn, có thể chăm sóc cho Sính Đình được thêm mấy năm. Tiền kiếm được ấy à, là của cháu hết, coi như bác làm công cho cháu.”
Trong tay La Nhận, anh mang về không ít tiền, nhưng tiền nếu không sử dụng có ích thì sẽ thành tiền chết, chỉ càng ngày càng vơi bớt đi – phải nghĩ cách khiến tiền sống dậy mới được.
Lúc tới quán bar, anh vô tình nhắc tới chuyện này, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tào Nghiêm Hoa.
“Quán ăn được đấy, quán ăn được đấy!” Hai mắt Tào Nghiêm Hoa tỏa sáng, ánh sáng mạnh đến mức khiến La Nhận sinh lòng cảnh giác: Tào Mập trông cứ như quyết chí muốn ăn tươi nuốt sống quán ăn không bằng.
Nói tiếp, La Nhận mới biết mình nghĩ sai rồi.
“Đừng chỉ làm đồ ăn Tây Bắc, thêm cả đồ ăn Trùng Khánh Tứ Xuyên nữa, trên có lẩu dưới có đùi dê nướng, còn có gà xào ớt, cá om, lẩu xiên que, lươn nấu tiết (*)…”
(*) Những món Tào Nghiêm Hoa nói đều là đặc sản của Tứ Xuyên.
La Nhận nhìn gã, thế này là muốn khiến bác Trịnh đang sống vui sống khỏe thành mệt chết à? Người ta sáu mươi tới nơi rồi, anh làm ông chủ, anh không thể vắt kiệt giá trị thặng dư của người ta thế được.
Tào Nghiêm Hoa bỗng nghĩ đến điều gì: “Đầu tư, tôi cũng đầu tư, góp cổ phần!”
Một Vạn Ba nghiêng người qua quầy bar thò tới, vẻ mặt như thấy ma: “Anh Tào, anh có tiền chắc?”
“Ngọc trai đó!” Tào Nghiêm Hoa kích động đến độ nước bọt như mưa xuân, “Tam Tam, tôi, cậu cả em tiểu sư phụ và em Hồng Sa nữa, chúng ta đều có ngọc trai, đều góp cổ phần được mà, coi như là sản nghiệp của nhóm chúng ta, tên quán lấy là ‘Phượng Vũ Cửu Thiên’ đi!”
Hai tay gã mở ra, khua vẽ từng chữ, cái dáng này trông cứ như thể nếu phượng mà không chịu lên chín tầng mây múa thì gã sẽ múa hộ luôn không chừng.
Một Vạn Ba cười khẩy, tiêu chuẩn đặt tên của Tào Nghiêm Hoa so với Viêm Hồng Sa cũng chẳng khá hơn là bao.
Ngược lại, Mộc Đại vẫn im lặng nãy giờ chợt nói: “Tôi thấy được đấy, có thể.”
Lúc nói, cùi chỏ đặt trên bàn, tay chống má, giọng cũng rất thấp, như đang trưng cầu ý kiến của La Nhận.
La Nhận vươn tay ra ôm cô: “Được, đến lúc chia lợi nhuận sẽ cho em gấp đôi.”
Tào Nghiêm Hoa ghen tị, hỏi: “Nếu thua lỗ thì sao?”
La Nhận nói: “Thua lỗ Mộc Đại vẫn có, tôi bù vào.”
Cùng người không cùng mệnh quá đáng rồi nha, Tào Nghiêm Hoa rầu rĩ nghĩ: Mị cũng muốn có bạn trai.
Nếu đa số đã đồng ý, Một Vạn Ba cũng đành nghiêm túc suy nghĩ về chuyện này: “Cũng được, phi tập trung hóa mạo hiểm nhé, anh có thể bảo phú bà đầu tư nhiều hơn chút, bả có tiền mà.”
“Phú bà”, là biệt danh hắn gọi Viêm Hồng Sa sau khi bị ép vào nhóm WeChat “Đội biệt động Phượng Hoàng”.
Tào Nghiêm Hoa từng khuyên Một Vạn Ba khách khí với em Hồng Sa một chút, cũng từng nảy sinh nghi vấn: Gái nhà giàu không phải là mục tiêu theo đuổi từ trước đến nay của Tam Tam à? Sao đối xử với em Hồng Sa thái độ lại cứ lồi lõm vậy nhỉ?
Câu trả lời Một Vạn Ba là: “Nếu tôi sớm biết bả có tiền vậy, tôi chắc chắn sẽ khách khí với bả, nhưng lúc đó không phải là không biết sao, giờ quay sang xun xoe với bả, thế nào cũng sẽ bị bả coi thường. Thà cứ để vậy còn hơn, không theo đuổi được gái nhà giàu thì giẫm đạp một đứa cũng tốt rồi.”
…
Nói tóm lại, mở quán ăn, ban đầu chỉ là ý nghĩ của một mình bác Trịnh, nhưng sau chuyến đi một về hai đó, đã oanh liệt chuẩn bị…đáp đất.
***
Bác Trịnh giới thiệu cho La Nhận vài vị trí mặt tiền bác nhìn trúng, những khu vực đó đều không tệ lắm, La Nhận rất yên tâm với bác Trịnh, ủy quyền hoàn toàn cho bác: “Bác quyết định là được.”
Vừa nói chuyện vừa ra ngoài cửa, làm một tư thế duỗi người giãn gân, cả khoảnh sân nhỏ thu hết vào mắt, không biết Một Vạn Ba đang chơi gì với Sính Đình, đứng bất động tại chỗ.
La Nhận lẩm bẩm: “Cháu thật sự cảm thấy rất kì quái, sao Sính Đình lại gọi Một Vạn Ba là ‘anh Tiểu Đao’ vậy nhỉ?”
Bác Trịnh hừ một tiếng: “Đó là bởi vì, dù là người đầu óc không rõ ràng nhưng trong lòng vẫn hiểu được chút ít. Ai tốt với nó, người đó chính là anh Tiểu Đao của nó! Trước đây cháu đối xử rất tốt với Sính Đình, hiện giờ thì sao, tâm tư không biết đặt hết lên người ai rồi.”
Đối với việc làm mối cho Sính Đình và La Nhận không thành, bác Trịnh rốt cuộc vẫn cứ canh cánh trong lòng: “Hai hôm nay sao không thấy Mộc Đại tới? Cãi nhau rồi?”
Trên mặt bác tràn ngập vẻ hả hê khi thấy hai người mâu thuẫn.
Đã là một nửa ông già rồi mà tâm tính vẫn còn trẻ con thế, La Nhận không biết nên khóc hay nên cười: “Cô ấy đi Côn Minh lĩnh tiền công.”
***
Trả tiền công có thể dùng internet banking, có mấy bước như vậy thôi, nhưng cô lại cứ nhất định đòi ngàn dặm xa xôi tới tận Côn Minh để lĩnh.
Vừa nghe là biết có dụng ý khác, lĩnh lương là giả, thuận tiện đi chơi một chuyến mới là thật, La Nhận thuận miệng nói: “Hay là anh lái xe đưa em đi.”
“Không cần không cần, phiền lắm, em mua vé đi xe khách tới là được.”
Chuyện này thì phiền phức gì, sao trông thế nào cũng giống như đang cố tình gạt anh sang một bên vậy?
La Nhận cố ý khăng khăng: “Không phiền đâu, đổ đầy xăng xe là được.”
Mộc Đại vẫn không chịu: “Anh không có gì phải làm à? Đàn ông mà, không cần phải bận tâm mấy chuyện nhỏ nhặt này đâu, anh cứ bận việc lớn của mình đi.”
Vẻ mặt đầy ghét bỏ, nói cứ như anh không có công ăn việc làm đàng hoàng gì còn “lĩnh lương” của cô thì là chuyện quốc gia đại sự lớn lắm không bằng.
La Nhận quyết định hỏi thẳng: “Không muốn anh theo cùng chứ gì?”
Mộc Đại không đáp ngay, lát sau mới ấp úng: “Yêu đương ấy mà, không phải là lúc nào cũng dính lấy nhau cả ngày đâu, ai cũng nên có chút không gian mới đúng…”
Không gian?
La Nhận hận đến nghiến răng, họ “dính lấy nhau cả ngày” hồi nào? Không gian giữa hai người có thể đem ra đua ngựa luôn được rồi, cô lại còn đòi không gian!
Em đã bất nhân vậy anh cũng bất nghĩa, được, muốn đi thì đi đi!
***
Cùng lúc đó, Mộc Đại đang luyện công cùng Viêm Hồng Sa.
Vị trí của tòa nhà này rất tốt, yên tĩnh giữa náo nhiệt, sáng sớm gió mát, thổi vào người đến là sảng khoái.
Mộc Đại cúi đầu nhìn xuống giếng, Viêm Hồng Sa ở dưới đó một mét, ôm lấy sợi dây thừng thả xuống, không trèo lên cũng không đi xuống, cứ đánh đu như vậy, thấy Mộc Đại nhìn mình, còn “ặc” một tiếng, ngoẹo đầu, lưỡi vươn ra thật dài, hệt như ma thắt cổ.
Mộc Đại phát cáu, nhấc nắp giếng để bên cạnh lên, làm bộ muốn đậy miệng giếng lại.
“Đừng, đừng, Mộc Đại.” Viêm Hồng Sa vội vàng bình thường lại, chân quấn lấy sợi thừng vài vòng để treo cơ thể vững hơn, “Hai nhân cách tốt mà, tôi cảm thấy ngầu lắm đó.”
Mộc Đại rầu rầu: “Cô không hiểu đâu.”
Viêm Hồng Sa nói: “Chuyện như vậy, cô nghĩ thế nào sẽ là thế đó, người bi quan sẽ muốn sống muốn chết, cảm thấy mình có bệnh. Nhưng người lạc quan thì…”
“Lạc quan thì thế nào?”
Mặt Viêm Hồng Sa nóng bừng: “Cô không thấy giống siêu nhân à? Bình thường cô là chính mình, đến thời khắc quan trọng thì lại có một mình mạnh hơn hiện ra bảo về mình!”
Mộc Đại trừng cô, thuận tay cầm thừng giếng lắc một cái, Viêm Hồng Sa ôm thừng giếng, đu đưa qua lại như một quả cân.
Cô cảm thấy mình nói rất có lý: “Dù có hai nhân cách, nhưng nhân cách kia không làm chuyện gì xấu, không hại người, nhiều năm như vậy mới xuất hiện một lần, cô còn gì phải lo lắng nữa?”
Mộc Đại như hỏi cô, lại như hỏi chính mình: “Nếu tôi nói với La Nhận thì sẽ thế nào?”
“Vui mừng chứ sao,” Viêm Hồng Sa tiếp tục lắc lư, “Chuyện này đồng nghĩa với có hai người bạn gái, đàn ông mà, ai mà chẳng thích.”
Mộc Đại thở dài: “Trong đầu cô chắc toàn là lấy đá trong giếng bỏ vào hả.”
Viêm Hồng Sa đắc ý: “Vậy thì đầu tôi đáng tiền lắm đó, xuống giếng đào bảo vật, đá lấy lên đều là đá quý cả. Aiz, Mộc Đại…”
Cô ngửa đầu nhìn Mộc Đại: “Nội nói với tôi là, nội già rồi, mắt sẽ càng ngày càng tệ, vậy nên nội muốn nhân lúc còn nhìn được thì làm một chuyến thu hoạch. Cô có muốn tham gia không?”
Mộc Đại nghe không vào.
Sân trước bay tới mùi đồ ăn sáng, thơm ngào ngạt, mằn mặn, cuốn theo gió, từng cơn từng cơn thổi đến khiến cả người cô đều rầu rĩ không thôi.
Nói với La Nhận rồi thì sẽ thế nào?
***
Ngoài phố vừa mới lên đèn.
La Nhận lững thững đi dọc theo con đường ven kênh nước, rất nhiều quán bar đã mở cửa trước giờ, nghệ sĩ hát rong ôm guitar, ngồi trên bậc thang lộ thiên gảy đàn, tiếng nhạc du dương vang lên.
Biết hát nhạc buồn, tình ca, nhạc nhớ quê nhớ nhà, nhạc mạnh, những kiểu bài hát như vậy không bao giờ phải lo không có thị trường.
Bác Trịnh nhìn trúng một mặt tiền, đưa địa chỉ cho anh, bắt anh nhất định phải qua xem.
Cũng được, coi như là đi dạo đi.
Nơi đó cách quán quán bar và chỗ anh thực ra cũng không quá xa, nhưng trước nay anh chưa từng qua khu vực đó, có thể thấy cuộc sống của anh ở thành cổ này đi đi về về vội vàng đến mức nào.
Địa điểm rất dễ tìm, vì giữa một chuỗi những cửa hàng chăng đèn sáng choang, chỉ có mỗi chỗ này là tối om.
Lại gần xem, là một cửa tiệm đã dẹp, dù phần lớn đồ đạc đã dọn đi nhưng xuyên qua cửa sổ sát đất vẫn có thể nhìn ra được trước đó ở đây là một tiệm bánh ngọt, vì vẫn còn giấy note hình trái tim dán kín trên tường.
La Nhận lấy điện thoại ra chiếu sáng, nhìn thấy tờ giấy gần nhất dán trên tường viết:
“XX, đồ đàn ông cặn bã, bây giờ chúng ta chia tay, tôi của tương lai anh đừng hòng với tới!”
Tựa hồ có thể tưởng tượng ra được dáng vẻ đùng đùng nổi giận của cô gái lúc viết.
La Nhận phì cười, trên đời này, ngoại trừ một số ít đặc biệt thấu suốt, đa số con người, quanh đi quẩn lại đều không vượt qua hai chữ yêu hận, có điều, không mất chí khí là tốt rồi.
Anh quay đi, nhìn những cửa hàng chung quanh một lượt.
Cái gì cũng có, quán nướng ăn vặt, cửa hàng trang sức bạc, phục sức dân tộc, đồ giả cổ, chuông gió Đông Ba (*), bưu thiếp.
(*) Chuông gió Đông Ba, hay chuông gió ước nguyện Đông Ba, là nét đặc trưng nổi tiếng nhất ở thành cổ Lệ Giang. Chuông gió ước nguyện có xuất xứ từ truyền thống văn hóa Đông Ba của người dân tộc Nạp Tây, cấu tạo gồm một mảnh gỗ mỏng, mặt trước là chữ tượng hình Đông Ba, mặt sau viết nguyện vọng, dưới mảnh gỗ treo một cái chuông. Du khách tới đây thường mua những chiếc chuông gió này, viết tâm nguyện của mình lên rồi treo lên mái hiên hành lang Chuông Gió Đông Ba.
La Nhận dừng chân trước một cửa tiệm.
Cửa tiệm này tên là “Liêm Diễm”.
Có một kiểu tiệm, trời sinh khí chất đã khác biệt, ngoài mười mét cũng có thể cảm nhận được ý vị lạnh lùng không dễ thân cận, giống như một câu lạc bộ VIP vậy, đối với đại chúng thông thường, mỗi chi tiết bố trí dù là nhỏ nhặt nhất đều như đang nói: Có tiền cũng chưa chắc đã vào được, còn phải xem phẩm chất của anh ra sao.
“Liêm Diễm” chính là như vậy.
Giữa một đống những cửa hàng đèn chân không sáng trưng, nó lại mở ánh đèn trầm tối, khiến người ta không khỏi hít thở khẽ khàng hơn, phía sau cửa sổ sát đất, cái đập vào mắt đầu tiên là hương xông, một con hạc màu đồng tinh xảo, cao ngất đứng trên mâm, mỏ hạc mơ hồ phả ra một luồng khói, lượn lờ bay liệng.
Quả nhiên, vừa đẩy cửa vào đã ngửi thấy mùi đàn hương nhàn nhạt.
Ngồi trong góc tiệm là một cô gái trẻ để tóc dài, mặc một cái váy sợi bông pha đay dáng rộng, cúi đầu, đang tỉ mỉ xâu chuỗi hạt cườm trong tay, những hạt cườm này còn nhỏ hơn nửa hạt gạo, màu đỏ là san hô, màu xanh là đá lapis (*).
Nghe thấy tiếng động, cô ngẩng đầu lên liếc La Nhận, sóng mắt trầm lặng như nước đầm.
Cô đẹp như một bức hoạ.
Ánh mắt La Nhận rơi lên giá đa bảo.
Trên giá đều là đồ cổ, ban đầu giá đa bảo được những hộ giàu có dùng để đựng sách, ở đây thì các ô ngăn đều lót vải nhung đen đẹp đẽ, mỗi ô bày một món đồ.
Không cái nào giống cái nào, mỗi thứ chỉ có một món.
Giá niêm yết đều là dùng bút lông viết, viết lên một mẩu giấy ướp hương nhỏ, La Nhận nhìn một ô ngăn, trên đó có vẻ như là một mảnh vải lĩnh bằng lụa đỏ, đề giá 2800.
Một cánh tay thon thả trắng mịn từ phía sau vươn tới, trên cổ tay đeo hai cái vòng, một vàng một ngọc, khẽ chạm vào nhau tạo nên tiếng vang, là tiếng vàng ngọc thực thụ.
Cô gái mở tấm vải lĩnh bằng lụa kia ra, nói: “Đây là cái yếm.”
“Thời Hán gọi là bão phúc hoặc tâm y, triều Nguyên gọi là hợp hoan khâm (*), cái này làm bằng lụa, là áo lót sát thân dùng hằng ngày nên không thể thô ráp. Buộc dây treo qua cổ, hai dây phía dưới buộc sau lưng, trên mặt gấm này thêu hai người, một nam một nữ, ngụ ý là có đôi có cặp, viên mãn vẹn toàn.”
(*) Bão phúc (抱腹) có nghĩa là ôm (lấy) bụng, tâm y (抱腹) là áo cho tim, hợp hoan khâm (合欢襟) là tà áo sum vầy.
Hình thêu trên mặt gấm đúng là một nam một nữ, chung quanh thêu một vòng hoa rực rỡ, vừa tinh tế vừa yêu kiều.
La Nhận hỏi cô: “Vì sao đôi nam nữ bên trên mặt đều để trống?”
Cô nở nụ cười nhàn nhạt, như chỉ chờ anh hỏi câu này.
“Bởi vì đây là cái yếm người con gái chưa chồng thời xưa tự may cho mình, khi nào tìm được đức lang quân như ý mà gả cho rồi mới có thể thêu mắt mày lên phần mặt trống, ngụ ý là đạt thành tâm nguyện.”
Cô chìa cái yếm về phía La Nhận, vải lĩnh lụa đỏ mạ ánh sáng trầm tối, càng làm nổi bật hơn cho màu da trắng nõn của cô.
“Có thể tặng cho người con gái anh yêu, để cô ấy thêu thêm mặt mày cho cặp nam nữ. Đương nhiên…”
Ngón tay cô vê vê, cuộn lại nắm nhẹ, trên vải lụa lập tức nhiều thêm vài nếp nhăn.
“Nếu vẫn chưa có thì quên đi.”
/127
|