Đêm.
Bà Ngật ngồi cầm cái ống bơ đong từng bơ đổ vào bao tải. Cứ sau mỗi bơ, bà lại lẩm nhẩm đếm: Mười lăm, mười sáu, mười bảy… Ba đứa con của bà Ngật ngồi vây quanh xem mẹ làm. Thằng Tĩnh, đứa con trai lớn nói với mẹ:
- Hết vụ gặt có khi hai anh em con mót được một tạ đấy mẹ nhỉ.
- Đi ăn cướp của thiên hạ hay sao mà nhiều thế. Gặt gần nửa vụ rồi mà vừa mót, vừa xúc thóc ở sân Hợp tác cũng chỉ được từng này thóc. Hết vụ may ra được bảy, tám chục bơ – Bà Ngật tiếp tục đong thóc – Mười chín, hai mươi, hai mươi mốt…
- Mỗi bơ này có được một cân không mẹ? – Thằng Tĩnh hỏi.
- Mỗi bơ ăn tám lạng. Đừng hỏi nữa, mẹ lại đếm nhầm bây giờ.
Bà Ngật tiếp tục đếm:
- Hăm ba, hăm bốn, hăm lăm…
Tĩnh lẩm nhẩm tính rồi nói với mẹ:
- Mỗi bơ tám lạng. Nếu hết vụ mà được bảy, tám mươi bơ như mẹ nói thì cũng được sáu, bảy chục cân thóc đấy mẹ ạ.
- Đã bảo được bao nhiêu thì được. Đừng nói, mẹ lại đếm nhầm hết bây giờ.
Bà Ngật đong xong, phủi hai tay vào nhau, nói hỉ hả:
- Được bốn mươi sáu bơ các con ạ. Lạy trời hết vụ kiếm được một trăm bơ, cộng với thóc công điểm nữa thì cũng có hột cơm cho vào bụng.
Chi soi đèn pin đi vào ngõ nhà bà Ngật. Con chó từ trong nhà xồ ra sủa gắt.
Bà Ngật giật mình thu dọn ống bơ và bao tải thóc nhét xuống dưới gầm giường sau đó đứng lên hé cửa hỏi vọng ra:
- Ai đó?
- Cháu đây. Chi đây. Bác xua chó cho cháu với.
Bà Ngật mở cửa quát con chó:
- Đốm. Đốm. Mày có vào không. Khách quý chứ ai mà mày nhặng xị lên thế.
Con chó nghe mắng quay vào. Bà Ngật mở cửa bước ra sân.
- Chào bác.
- Chào cô bí thư. Đêm tối đen như mực tàu mà cô vẫn tìm được ngõ nhà tôi kia à?
- Đường làng Nội Am cháu thuộc chẳng khác gì làng mình đâu bác ạ. Cháu đến chơi có quấy rầy giấc ngủ của bác không?
- Mấy mẹ con tôi thức khuya quen rồi.
Bà Ngật và Chi vào nhà. Mấy đứa con bà Ngật ngồi túm tụm lại trên một góc giường.
Chi hỏi:
- Các cháu tối không học hành gì à?
Bà Ngật đáp thay con:
- Nhà trường đang cho các cháu nghỉ mùa cô ạ.
- Nghỉ nhưng các buổi tối các cháu phải đưa bài vở ra ôn với nhau. Nếu không, sau vụ nghỉ mùa là chữ đi theo thầy cô cả đấy.
Bà Ngật loay hoay với cái tích nước bằng đất nung trong tay.
Chi biết ý bảo:
- Thôi chẳng nước non gì đâu bác ạ. Cháu đến chơi ngồi nói chuyện với bác một lát rồi về để bác còn nghỉ lấy sức để sáng mai đi gặt. Ngày hôm nay bác được bao nhiêu điểm?
- Tối nay đập lúa xong muộn quá nên chưa họp bình xét cô bí thư ạ.
- Bác gọi tên cháu là được rồi. Sáng nay cháu thấy bác gánh gánh lúa cháu sợ quá. Cũng may ai đó san hộ cho bác ở dọc đường nên khi bác gánh về đến tận sân kho chỉ còn lưng lửng hơn nửa gánh.
Bà Ngật tỏ vẻ lúng túng. Biết không giấu được Chi, bà hỏi:
- Chắc có người mách lẻo với cô rồi phải không?
Chi vờ như không biết hỏi lại:
- Mách lẻo chuyện gì hả bác?
Bà Ngật tỏ ra ngượng ngập. Mãi sau bà mới thú thật:
- Nói thật với cô là chẳng có ai san bớt lúa cho tôi ở dọc đường đâu mà tôi vứt bớt vào nhà đấy. Đói ăn vụng, túng làm liều. Mà cũng chẳng riêng gì tôi đâu mà còn ối người làm thế.
- Cháu biết cả, nhưng cháu hỏi thế để xem bác nói thế nào thôi. Đúng là hoàn cảnh hiện nay nông dân đang gặp vô vàn những khó khăn. Gia đình của bác nằm trong vạn vạn gia đình có hoàn cảnh như bác. Phải tìm cách khai thác tốt đồng ruộng mới có cuộc sống lâu bền được chứ vặt chỗ này mấy nắm thóc, chỗ kia vài củ khoai thì muôn đời vẫn đói bác ạ.
- Muốn sống với mảnh ruộng của mình là mọi người trên dưới phải đồng lòng đồng sức mới được cô ạ. Ấy, như hôm trước tôi bảo giao dụng cụ cho xã viên quản hết vụ gặt để khỏi phải sáng nào cũng ra sân kho chầu chực để lấy, mất cả công cả việc nhưng có ai nghe tôi nói đâu. Chú Dậu cũng đề nghị giao việc cho tổ, cho nhóm tự đốc thúc nhau đi làm chứ không cần phải chuông, phải kẻng gì nhưng cũng có ai nghe đâu. Lãnh đạo Hợp tác điếc hết rồi cô ạ.
Chi cười:
- Sáng tai họ, điếc tai cày thôi bà ạ.
- Cô nói đúng đấy. Cái gì mà có lợi cho các ông ấy thì làm nhanh lắm. Còn việc gì xem ra chẳng chấm mút được xơ múi gì thì lờ đi cũng nhanh lắm. Nói thật với cô, đôi khi làm gian làm dối xong, bụng dạ mình nó cồn cào xấu hổ lắm. Nhưng các ông ấy ăn cắp cân này, tạ khác mà mặt cứ nhâng nhâng.
- Theo bác thì làm thế nào để sống no đủ bằng sức lao động trên mảnh ruộng của mình?
- Đầu óc tôi làm sao mà biết được hả cô. Mà có khi vứt hết rồi trở lại cái thời vần công, đổi công mà hóa hay cô ạ. Cái thời ấy sao mà vui thế không biết. Làm chẳng biết mệt là gì. Đêm đến thanh niên, thiếu niên hát hò ầm làng, ầm xóm. Mà làng xóm cũng sống đầm ấm lắm cơ. Bây giờ đêm nào cũng chỉ nghe thấy tiếng cãi nhau điểm nhiều, điểm ít. Có khi không muốn nhìn thấy mặt nhau nữa cô ạ. Sao lại ra nông nỗi này hả cô?
Sau câu hỏi của bà Ngật, Chi lặng lẽ nhìn ra ngoài bóng đêm.
Bà Ngật ngồi cầm cái ống bơ đong từng bơ đổ vào bao tải. Cứ sau mỗi bơ, bà lại lẩm nhẩm đếm: Mười lăm, mười sáu, mười bảy… Ba đứa con của bà Ngật ngồi vây quanh xem mẹ làm. Thằng Tĩnh, đứa con trai lớn nói với mẹ:
- Hết vụ gặt có khi hai anh em con mót được một tạ đấy mẹ nhỉ.
- Đi ăn cướp của thiên hạ hay sao mà nhiều thế. Gặt gần nửa vụ rồi mà vừa mót, vừa xúc thóc ở sân Hợp tác cũng chỉ được từng này thóc. Hết vụ may ra được bảy, tám chục bơ – Bà Ngật tiếp tục đong thóc – Mười chín, hai mươi, hai mươi mốt…
- Mỗi bơ này có được một cân không mẹ? – Thằng Tĩnh hỏi.
- Mỗi bơ ăn tám lạng. Đừng hỏi nữa, mẹ lại đếm nhầm bây giờ.
Bà Ngật tiếp tục đếm:
- Hăm ba, hăm bốn, hăm lăm…
Tĩnh lẩm nhẩm tính rồi nói với mẹ:
- Mỗi bơ tám lạng. Nếu hết vụ mà được bảy, tám mươi bơ như mẹ nói thì cũng được sáu, bảy chục cân thóc đấy mẹ ạ.
- Đã bảo được bao nhiêu thì được. Đừng nói, mẹ lại đếm nhầm hết bây giờ.
Bà Ngật đong xong, phủi hai tay vào nhau, nói hỉ hả:
- Được bốn mươi sáu bơ các con ạ. Lạy trời hết vụ kiếm được một trăm bơ, cộng với thóc công điểm nữa thì cũng có hột cơm cho vào bụng.
Chi soi đèn pin đi vào ngõ nhà bà Ngật. Con chó từ trong nhà xồ ra sủa gắt.
Bà Ngật giật mình thu dọn ống bơ và bao tải thóc nhét xuống dưới gầm giường sau đó đứng lên hé cửa hỏi vọng ra:
- Ai đó?
- Cháu đây. Chi đây. Bác xua chó cho cháu với.
Bà Ngật mở cửa quát con chó:
- Đốm. Đốm. Mày có vào không. Khách quý chứ ai mà mày nhặng xị lên thế.
Con chó nghe mắng quay vào. Bà Ngật mở cửa bước ra sân.
- Chào bác.
- Chào cô bí thư. Đêm tối đen như mực tàu mà cô vẫn tìm được ngõ nhà tôi kia à?
- Đường làng Nội Am cháu thuộc chẳng khác gì làng mình đâu bác ạ. Cháu đến chơi có quấy rầy giấc ngủ của bác không?
- Mấy mẹ con tôi thức khuya quen rồi.
Bà Ngật và Chi vào nhà. Mấy đứa con bà Ngật ngồi túm tụm lại trên một góc giường.
Chi hỏi:
- Các cháu tối không học hành gì à?
Bà Ngật đáp thay con:
- Nhà trường đang cho các cháu nghỉ mùa cô ạ.
- Nghỉ nhưng các buổi tối các cháu phải đưa bài vở ra ôn với nhau. Nếu không, sau vụ nghỉ mùa là chữ đi theo thầy cô cả đấy.
Bà Ngật loay hoay với cái tích nước bằng đất nung trong tay.
Chi biết ý bảo:
- Thôi chẳng nước non gì đâu bác ạ. Cháu đến chơi ngồi nói chuyện với bác một lát rồi về để bác còn nghỉ lấy sức để sáng mai đi gặt. Ngày hôm nay bác được bao nhiêu điểm?
- Tối nay đập lúa xong muộn quá nên chưa họp bình xét cô bí thư ạ.
- Bác gọi tên cháu là được rồi. Sáng nay cháu thấy bác gánh gánh lúa cháu sợ quá. Cũng may ai đó san hộ cho bác ở dọc đường nên khi bác gánh về đến tận sân kho chỉ còn lưng lửng hơn nửa gánh.
Bà Ngật tỏ vẻ lúng túng. Biết không giấu được Chi, bà hỏi:
- Chắc có người mách lẻo với cô rồi phải không?
Chi vờ như không biết hỏi lại:
- Mách lẻo chuyện gì hả bác?
Bà Ngật tỏ ra ngượng ngập. Mãi sau bà mới thú thật:
- Nói thật với cô là chẳng có ai san bớt lúa cho tôi ở dọc đường đâu mà tôi vứt bớt vào nhà đấy. Đói ăn vụng, túng làm liều. Mà cũng chẳng riêng gì tôi đâu mà còn ối người làm thế.
- Cháu biết cả, nhưng cháu hỏi thế để xem bác nói thế nào thôi. Đúng là hoàn cảnh hiện nay nông dân đang gặp vô vàn những khó khăn. Gia đình của bác nằm trong vạn vạn gia đình có hoàn cảnh như bác. Phải tìm cách khai thác tốt đồng ruộng mới có cuộc sống lâu bền được chứ vặt chỗ này mấy nắm thóc, chỗ kia vài củ khoai thì muôn đời vẫn đói bác ạ.
- Muốn sống với mảnh ruộng của mình là mọi người trên dưới phải đồng lòng đồng sức mới được cô ạ. Ấy, như hôm trước tôi bảo giao dụng cụ cho xã viên quản hết vụ gặt để khỏi phải sáng nào cũng ra sân kho chầu chực để lấy, mất cả công cả việc nhưng có ai nghe tôi nói đâu. Chú Dậu cũng đề nghị giao việc cho tổ, cho nhóm tự đốc thúc nhau đi làm chứ không cần phải chuông, phải kẻng gì nhưng cũng có ai nghe đâu. Lãnh đạo Hợp tác điếc hết rồi cô ạ.
Chi cười:
- Sáng tai họ, điếc tai cày thôi bà ạ.
- Cô nói đúng đấy. Cái gì mà có lợi cho các ông ấy thì làm nhanh lắm. Còn việc gì xem ra chẳng chấm mút được xơ múi gì thì lờ đi cũng nhanh lắm. Nói thật với cô, đôi khi làm gian làm dối xong, bụng dạ mình nó cồn cào xấu hổ lắm. Nhưng các ông ấy ăn cắp cân này, tạ khác mà mặt cứ nhâng nhâng.
- Theo bác thì làm thế nào để sống no đủ bằng sức lao động trên mảnh ruộng của mình?
- Đầu óc tôi làm sao mà biết được hả cô. Mà có khi vứt hết rồi trở lại cái thời vần công, đổi công mà hóa hay cô ạ. Cái thời ấy sao mà vui thế không biết. Làm chẳng biết mệt là gì. Đêm đến thanh niên, thiếu niên hát hò ầm làng, ầm xóm. Mà làng xóm cũng sống đầm ấm lắm cơ. Bây giờ đêm nào cũng chỉ nghe thấy tiếng cãi nhau điểm nhiều, điểm ít. Có khi không muốn nhìn thấy mặt nhau nữa cô ạ. Sao lại ra nông nỗi này hả cô?
Sau câu hỏi của bà Ngật, Chi lặng lẽ nhìn ra ngoài bóng đêm.
/149
|