Bà Lê hết chạy xuống chỗ chuồng nuôi hai con lợn lại chạy lên nhà với thái độ lo lắng. Ông Kim thấy thế bảo:
- Lợn ốm chứ có phải người ốm đâu mà em cứ cuống lên thế.
- Người ốm còn hỏi đau ở đâu để cho uống thuốc chứ lợn ốm biết nó đau bệnh gì. Nó mà lăn đùng ra chết thì coi như bao nhiêu công lao tiền của đều đổ xuống sông xuống biển hết.
Ông Kim cười trêu:
- Sao không ghé sát vào tai nó mà hỏi con ơi con, con ốm như thế nào để mẹ cho uống thuốc.
Bà Lê nổi cáu:
- Em đang cuống lên đây mà anh còn đùa. Cái hộp dầu cao Con Hổ cũng chẳng biết để ở đâu nữa. Anh có thấy đâu không?
- Em định bôi dầu cao cho lợn à?
- Thì cứ thử xem. Biết đâu nó bị cảm gió cảm máy gì.
Bà Thường đi vào, thấy bà Lê còn ở nhà, hỏi:
- Cô Lê chưa đi làm à?
- Chẳng hiểu sao hai con lợn nhà em bỏ ăn từ chiều qua đến giờ, em lo quá chị ạ.
- Nó có bị ỉa lỏng không?
- Không chị ạ. Chỉ thấy người nó đỏ rực lên và nóng như lò than.
Ông Kim trêu:
- Tôi bảo đi mượn cặp nhiệt độ cặp xem nó sốt bao nhiêu độ mà chưa chịu đi đấy chị ạ.
Bà Lê nói với bà Thường:
- Em lo muốn chết mà từ sáng đến giờ anh ấy chỉ ngồi hút thuốc lào và trêu em. Sao lại có loại người vô tâm thế không biết.
Ông Kim tiếp tục trêu:
- Chưa khi nào thấy tôi ốm mà cô ấy lo lắng đến thế chị ạ. Quý lợn hơn cả chồng.
- Này. Nó mà không ốm chỉ cần một tháng nữa tiền bán hai con lợn kia bằng ba tháng lương của anh đấy. Đừng có mà chọc tức em.
Bà Thường hỏi:
- Sao cô không qua bên Ty Nông nghiệp nhờ thú y qua xem nó bị bệnh gì và tiêm thuốc cho nó.
Bà Lê kêu lên:
- Thế mà em nghĩ không ra. Chị ngồi đấy nói chuyện với anh ấy, em chạy qua bên Ty Nông nghiệp đây.
Bà Lê lấy chiếc xe đạp dựng ở hiên nhảy lên đạp vội đạp vàng. Ông Kim nhìn theo bảo:
- Tội lắm chị ạ. Đêm hôm qua cô ấy ngủ không yên giấc. Thỉnh thoảng dậy lấy đèn pin đi ra chuồng lợn để xem nó thế nào.
- Cô ấy đã thế chú lại còn trêu.
- Tôi cố nói đùa để cho cô ấy bớt lo lắng chứ thấy cô ấy cứ cuống lên thương lắm.
Bà Thường lườm:
- Lần đầu tiên tôi nghe chú nói hai tiếng thương cô ấy đấy.
- Thương thì để trong lòng chứ nói ra làm gì. Chị ra xem thử hai con lợn nó ốm bệnh gì thế chị.
Ông Kim đi theo bà Thường ra chuồng lợn. Nhìn hai con lợn đang nằm thở dốc, bà Thường bước vào bên trong sờ khắp mình nó. Lát sau bà bước ra nói với ông Kim:
- Tôi nghĩ nó bị cảm gió cảm máy gì đó chứ chẳng có bệnh gì đâu chú ạ. Bây giờ mà có ít rượu trắng trộn với gừng giã nhỏ bôi lên người cho nó, có khi nó khỏi đấy.
Ông Kim băn khoăn:
- Rượu trắng tìm đâu ra bây giờ. Liệu cồn chín mươi có được không chị?
- Cồn chín mươi cũng được. Chú đến chỗ chú Miên y sĩ xin một ít, tôi xuống bếp xin gừng. Chú cứ đưa cồn về đây tôi làm cho.
Một lúc sau ông Kim trở về với một lọ cồn và một nắm bông trong tay.
Trong lúc bà Thường đang đổ cồn vào bát gừng để đảo thì bà Lê cùng với Chiêm, bác sĩ thú y của Ty Nông nghiệp đạp xe vào. Thấy bà Thường đang cầm bát gừng trong tay, bà Lê hỏi:
- Chị đang làm gì đấy?
- Tôi và chú ấy vừa ra xem lợn ốm như thế nào. Thấy người nó nóng và hai con mắt đỏ rực lên, tôi nghĩ có lẽ nó bị cảm gió nên bảo chú ấy đi xin cồn về, còn tôi xuống bếp xin gừng giã ra đang định đem xuống bôi cho nó đây.
Chiêm cười:
- Vậy là bí thư và chị đã cướp mất công việc của thú y rồi. Chị đoán đúng đấy. Hiện nay đang chớm bệnh dịch lợn bị sốt cao chưa rõ nguyên nhân. Bài thuốc chị đang làm là bài thuốc dân gian chữa lợn bị sốt rất hay. Chuồng lợn đâu hả chị?
Bà Lê đáp:
- Dưới kia chú ạ. Để tôi dẫn chú đi.
Bà Lê và Chiêm vừa ra khỏi nhà, ông Kim than thở:
- Cô ấy bậy quá.
- Có chuyện gì thế?
- Lợn ốm lại chạy đi gọi bác sĩ thú y của Ty Nông nghiệp về chữa cho lợn nhà mình. Chẳng mấy chốc chuyện bác sĩ thú y của Ty Nông nghiệp chữa bệnh cho lợn nhà bí thư tỉnh ủy lại lan ra cho mà xem.
Bà Thường gắt:
- Lợn nhà bí thư tỉnh ủy và lợn nhà dân có gì khác nhau nào? Chú cứ hay sợ bóng sợ gió đâu đâu.
- Ở cương vị của người lãnh đạo phải biết giữ mình chị ạ.
- Giữ với chả gìn. Thôi, chuyện lợn gà để đấy cho cô ấy lo. Hút thuốc đi rồi ta lên phòng chú. Tôi đang muốn bàn với chú vài việc ở Hồng Vân.
Ông Kim xách cái điếu đi trước, bà Thường theo sau.
- Tuần này không thấy tay Côn về báo cáo. Không hiểu tình hình ở mấy cái Hợp tác xã trên Linh Sơn ra sao.
Bà Thường hỏi:
- Hôm qua đồng chí Ẩn lại gặp chú đấy à?
- Vâng.
- Gặp làm gì thế?
- Anh ấy chỉ nhắc nhở phải để ý đến một vài khuynh hướng phát triển tự phát nguy hiểm của một số Hợp tác xã trong tỉnh ta.
- Thái độ có căng thẳng lắm không?
- Xem ra có vẻ chân tình chứ không căng thẳng như trước đây. Có lẽ kết quả làm ăn của một số Hợp tác xã phần nào đó đã làm lung lay quan điểm giáo điều, cứng nhắc về cơ chế của Hợp tác xã trước đây ngự trị trong người ông ấy.
- Không dễ dàng thay đổi đâu, chú đừng có chủ quan.
Ngồi vào bàn làm việc, ông Kim cầm điếu cày đưa cho bà Thường:
- Chị hút thuốc đi rồi nói cho tôi nghe tình hình ở Hồng Vân.
Bà Thường cầm lấy điếu:
- Ngoài Hồng Vân ra còn hai Hợp tác xã ở cạnh Hồng Vân là Phương Trúc và Minh Xuân cũng đang học tập Hồng Vân về cách thức làm ăn. Phương Trúc còn đề nghị với huyện ủy cho hóa giá các công cụ sản xuất bán lại cho xã viên.
Ông Kim tỏ vẻ quan tâm:
- Thái độ huyện ủy Vĩnh Hòa đối với đề nghị này như thế nào chị?
Rít xong hơi thuốc, bà Thường đáp:
- Không dám làm. Chờ chủ trương của tỉnh ủy.
Ông Kim với tay về phía bà Thường:
- Chị cho tôi mượn cái điếu.
Bà Thường đưa điếu cày cho ông Kim. Ông Kim cầm lấy rồi đứng lên đi ra ngồi xổm xuống hiên. Ông bật lửa đốt đóm nhưng không châm vào nõ điếu mà cứ cầm cái đóm cháy rừng rực, mắt đăm chiêu nhìn ra xa. Tàn mấy lần đóm nhưng ông Kim vẫn ngồi yên. Lát sau như nghĩ ra điều gì, ông Kim đứng bật dậy xách điếu bước vào phòng nói giọng sôi nổi:
- Phải cho chúng nó làm chị ạ. Nhưng không phải cho thằng Phương Trúc làm mà để cho thằng Hồng Vân làm việc này.
Bà Thường ngạc nhiên:
- Phương Trúc đề nghị sao không cho Phương Trúc làm mà để cho Hồng Vân làm?
Ông Kim giải thích:
- Tôi tính rồi. Thằng Hồng Vân thay đổi cách làm ăn đã mấy vụ nay nên có nhiều kinh nghiệm. Bộ sậu lãnh đạo của nó từ đảng ủy cho đến Ban quản trị rất vững vàng, có nhiệt tâm. Đã không làm thì thôi chứ đã làm là phải ăn chắc. Thằng Hồng Vân làm ổn rồi, sẽ cho thằng Phương Trúc làm. Chị thấy thế có được không?
- Nếu chú làm không kín kẽ, không thận trọng thế nào chú cũng bị cấp trên kết tội chú đã lấy của tập thể bán cho cá thể đấy. Tội ấy không nhỏ đâu.
Ông Kim chưa kịp nói gì đã thấy Chi dắt xe đạp đi vào. Chi nhanh nhẩu:
- Chào bí thư, chào chị Thường.
Bà Thường hỏi:
- Đi từ lúc nào mà giờ đã đến đây rồi?
Chi vừa dựng xe đạp vừa trả lời:
- Em đi từ ủy ban huyện Vĩnh Hòa từ lúc năm giờ sáng. Đạp hết hơi vì chỉ sợ bí thư đi vắng.
Ông Kim ngạc nhiên:
- Đi đâu mà đạp xe từ huyện Vĩnh Hòa lên đây?
- Cho em xin chén nước. Khát đến khô họng mà chẳng thấy mời nước mời non gì chỉ biết hỏi dồn hỏi dập.
Ông Kim đưa luôn cả ấm chè cho Chi.
- Giao cả ấm chè cho đấy. Khát thì uống cho đã.
Bà Thường hỏi:
- Đã ăn sáng ở đâu chưa?
- Thấy cửa hàng mậu dịch bán bánh mì ghé vào định mua một cái vừa đi vừa ăn. Đến khi mậu dịch viên hỏi tem gạo mới ngớ ra là tháng vừa rồi đong gạo hết chẳng chừa lại lạng nào. Thế là trả lại bánh mì, ôm bụng đói về đây.
Bà Thường hỏi ông Kim:
- Nhà chú có gì ăn không?
- Có khi còn cơm nguội đấy chị ạ. Sáng nay tôi chỉ uống cốc sữa chứ không ăn cơm. Cô Chi về nhà tôi lấy ăn tạm cho đỡ đói.
- Em chẳng thấy đói. Em chỉ gặp bí thư có việc cần nhờ bí thư giúp đỡ đây. Xong em đi luôn.
- Có chuyện gì mà gấp thế?
- Em và chú Doanh, phó chủ nhiệm Hợp tác xã Gia Đạo lên Vĩnh Hòa nhờ mua hộ giống ngô. Hợp tác xã Hồng Vân đã gom trong dân bán cho Gia Đạo gần tám chục cân giống rồi. Bên Ty Nông nghiệp cũng báo đã mua hộ cho một tạ rưỡi giống khoai tây đã đem về để bên Ty. Em định nhờ bí thư cho em xin một chuyến xe xuống Vĩnh Hòa lấy ngô giống rồi quay về đây chở luôn giống khoai tây về. Đất đai đã làm xong đâu vào đấy rồi. Chỉ còn chờ giống nữa thôi.
Ông Kim hỏi:
- Cô xuống Hồng Vân lúc nào mà gom được ngô giống nhanh thế?
- Em xuống đó đã hai ngày nay. Các ông ở Vĩnh Hòa rất nhiệt tình giúp đỡ mới nhanh được như vậy đấy ạ.
- Bí thư huyện ủy đích thân đi mua giống rồi chạy xin xe chở về tận nơi mà Gia Đạo làm ăn không ra gì thì chết với tớ. Xe cộ thì có ngay. Hôm nay tớ không có kế hoạch đi đâu. Nếu có việc đột xuất, tớ sẽ đi xe của lão Quốc. Tay Doanh đâu?
- Chú ấy đạp xe về trước rồi.
Bà Thường:
- Sao cô tính chuyện xuống Hồng Vân chở giống ngô rồi quay về đây lấy giống khoai tây mà không lấy giống khoai tây luôn ở đây rồi sau đó xuống Hồng Vân có tiện hơn không?
- Em muốn quay về đây nếu còn thời gian sẽ trao đổi với đồng chí bí thư vài việc.
Ông Kim bảo:
- Xuống nhà tớ xem còn cơm nguội làm một bát cho đỡ đói đã. Sau đó cần trao đổi gì thì cứ việc ở lại đây trao đổi. Đi lấy ngô giống tớ sẽ giao cho tay Hành. Nó bảo đảm lấy về cho cô không thiếu một hạt.
Bà Thường tỏ ra đồng tình:
- Phải đấy. Đi ăn cơm đi kẻo đói cái đã chứ mười một rưỡi ở đây mới có cơm trưa.
Chi đứng lên đi ra. Ông Kim dặn Chi:
- Cô đi ngang chỗ tay Đô bảo với nó cho tay Hành lên gặp tớ nhé.
- Vâng.
Bà Thường nói với ông Kim:
- Nhiệt tình quá đi mất. Đạp xe đạp đi mấy chục cây số để liên hệ mua giống ngô cho Hợp tác xã.
Ông Kim nói giọng buồn:
- Cô ấy còn vất vả nhiều với mấy cái tay đầu bò đầu bướu ở Gia Đạo. Tuần tới tôi xuống đó xem chúng nó làm vụ xen canh ra sao. Ấm ớ là tôi cách chức tất. Ta bàn tiếp chuyện cho Hợp tác xã Hồng Vân hóa giá công cụ sản xuất chị nhé.
- Lợn ốm chứ có phải người ốm đâu mà em cứ cuống lên thế.
- Người ốm còn hỏi đau ở đâu để cho uống thuốc chứ lợn ốm biết nó đau bệnh gì. Nó mà lăn đùng ra chết thì coi như bao nhiêu công lao tiền của đều đổ xuống sông xuống biển hết.
Ông Kim cười trêu:
- Sao không ghé sát vào tai nó mà hỏi con ơi con, con ốm như thế nào để mẹ cho uống thuốc.
Bà Lê nổi cáu:
- Em đang cuống lên đây mà anh còn đùa. Cái hộp dầu cao Con Hổ cũng chẳng biết để ở đâu nữa. Anh có thấy đâu không?
- Em định bôi dầu cao cho lợn à?
- Thì cứ thử xem. Biết đâu nó bị cảm gió cảm máy gì.
Bà Thường đi vào, thấy bà Lê còn ở nhà, hỏi:
- Cô Lê chưa đi làm à?
- Chẳng hiểu sao hai con lợn nhà em bỏ ăn từ chiều qua đến giờ, em lo quá chị ạ.
- Nó có bị ỉa lỏng không?
- Không chị ạ. Chỉ thấy người nó đỏ rực lên và nóng như lò than.
Ông Kim trêu:
- Tôi bảo đi mượn cặp nhiệt độ cặp xem nó sốt bao nhiêu độ mà chưa chịu đi đấy chị ạ.
Bà Lê nói với bà Thường:
- Em lo muốn chết mà từ sáng đến giờ anh ấy chỉ ngồi hút thuốc lào và trêu em. Sao lại có loại người vô tâm thế không biết.
Ông Kim tiếp tục trêu:
- Chưa khi nào thấy tôi ốm mà cô ấy lo lắng đến thế chị ạ. Quý lợn hơn cả chồng.
- Này. Nó mà không ốm chỉ cần một tháng nữa tiền bán hai con lợn kia bằng ba tháng lương của anh đấy. Đừng có mà chọc tức em.
Bà Thường hỏi:
- Sao cô không qua bên Ty Nông nghiệp nhờ thú y qua xem nó bị bệnh gì và tiêm thuốc cho nó.
Bà Lê kêu lên:
- Thế mà em nghĩ không ra. Chị ngồi đấy nói chuyện với anh ấy, em chạy qua bên Ty Nông nghiệp đây.
Bà Lê lấy chiếc xe đạp dựng ở hiên nhảy lên đạp vội đạp vàng. Ông Kim nhìn theo bảo:
- Tội lắm chị ạ. Đêm hôm qua cô ấy ngủ không yên giấc. Thỉnh thoảng dậy lấy đèn pin đi ra chuồng lợn để xem nó thế nào.
- Cô ấy đã thế chú lại còn trêu.
- Tôi cố nói đùa để cho cô ấy bớt lo lắng chứ thấy cô ấy cứ cuống lên thương lắm.
Bà Thường lườm:
- Lần đầu tiên tôi nghe chú nói hai tiếng thương cô ấy đấy.
- Thương thì để trong lòng chứ nói ra làm gì. Chị ra xem thử hai con lợn nó ốm bệnh gì thế chị.
Ông Kim đi theo bà Thường ra chuồng lợn. Nhìn hai con lợn đang nằm thở dốc, bà Thường bước vào bên trong sờ khắp mình nó. Lát sau bà bước ra nói với ông Kim:
- Tôi nghĩ nó bị cảm gió cảm máy gì đó chứ chẳng có bệnh gì đâu chú ạ. Bây giờ mà có ít rượu trắng trộn với gừng giã nhỏ bôi lên người cho nó, có khi nó khỏi đấy.
Ông Kim băn khoăn:
- Rượu trắng tìm đâu ra bây giờ. Liệu cồn chín mươi có được không chị?
- Cồn chín mươi cũng được. Chú đến chỗ chú Miên y sĩ xin một ít, tôi xuống bếp xin gừng. Chú cứ đưa cồn về đây tôi làm cho.
Một lúc sau ông Kim trở về với một lọ cồn và một nắm bông trong tay.
Trong lúc bà Thường đang đổ cồn vào bát gừng để đảo thì bà Lê cùng với Chiêm, bác sĩ thú y của Ty Nông nghiệp đạp xe vào. Thấy bà Thường đang cầm bát gừng trong tay, bà Lê hỏi:
- Chị đang làm gì đấy?
- Tôi và chú ấy vừa ra xem lợn ốm như thế nào. Thấy người nó nóng và hai con mắt đỏ rực lên, tôi nghĩ có lẽ nó bị cảm gió nên bảo chú ấy đi xin cồn về, còn tôi xuống bếp xin gừng giã ra đang định đem xuống bôi cho nó đây.
Chiêm cười:
- Vậy là bí thư và chị đã cướp mất công việc của thú y rồi. Chị đoán đúng đấy. Hiện nay đang chớm bệnh dịch lợn bị sốt cao chưa rõ nguyên nhân. Bài thuốc chị đang làm là bài thuốc dân gian chữa lợn bị sốt rất hay. Chuồng lợn đâu hả chị?
Bà Lê đáp:
- Dưới kia chú ạ. Để tôi dẫn chú đi.
Bà Lê và Chiêm vừa ra khỏi nhà, ông Kim than thở:
- Cô ấy bậy quá.
- Có chuyện gì thế?
- Lợn ốm lại chạy đi gọi bác sĩ thú y của Ty Nông nghiệp về chữa cho lợn nhà mình. Chẳng mấy chốc chuyện bác sĩ thú y của Ty Nông nghiệp chữa bệnh cho lợn nhà bí thư tỉnh ủy lại lan ra cho mà xem.
Bà Thường gắt:
- Lợn nhà bí thư tỉnh ủy và lợn nhà dân có gì khác nhau nào? Chú cứ hay sợ bóng sợ gió đâu đâu.
- Ở cương vị của người lãnh đạo phải biết giữ mình chị ạ.
- Giữ với chả gìn. Thôi, chuyện lợn gà để đấy cho cô ấy lo. Hút thuốc đi rồi ta lên phòng chú. Tôi đang muốn bàn với chú vài việc ở Hồng Vân.
Ông Kim xách cái điếu đi trước, bà Thường theo sau.
- Tuần này không thấy tay Côn về báo cáo. Không hiểu tình hình ở mấy cái Hợp tác xã trên Linh Sơn ra sao.
Bà Thường hỏi:
- Hôm qua đồng chí Ẩn lại gặp chú đấy à?
- Vâng.
- Gặp làm gì thế?
- Anh ấy chỉ nhắc nhở phải để ý đến một vài khuynh hướng phát triển tự phát nguy hiểm của một số Hợp tác xã trong tỉnh ta.
- Thái độ có căng thẳng lắm không?
- Xem ra có vẻ chân tình chứ không căng thẳng như trước đây. Có lẽ kết quả làm ăn của một số Hợp tác xã phần nào đó đã làm lung lay quan điểm giáo điều, cứng nhắc về cơ chế của Hợp tác xã trước đây ngự trị trong người ông ấy.
- Không dễ dàng thay đổi đâu, chú đừng có chủ quan.
Ngồi vào bàn làm việc, ông Kim cầm điếu cày đưa cho bà Thường:
- Chị hút thuốc đi rồi nói cho tôi nghe tình hình ở Hồng Vân.
Bà Thường cầm lấy điếu:
- Ngoài Hồng Vân ra còn hai Hợp tác xã ở cạnh Hồng Vân là Phương Trúc và Minh Xuân cũng đang học tập Hồng Vân về cách thức làm ăn. Phương Trúc còn đề nghị với huyện ủy cho hóa giá các công cụ sản xuất bán lại cho xã viên.
Ông Kim tỏ vẻ quan tâm:
- Thái độ huyện ủy Vĩnh Hòa đối với đề nghị này như thế nào chị?
Rít xong hơi thuốc, bà Thường đáp:
- Không dám làm. Chờ chủ trương của tỉnh ủy.
Ông Kim với tay về phía bà Thường:
- Chị cho tôi mượn cái điếu.
Bà Thường đưa điếu cày cho ông Kim. Ông Kim cầm lấy rồi đứng lên đi ra ngồi xổm xuống hiên. Ông bật lửa đốt đóm nhưng không châm vào nõ điếu mà cứ cầm cái đóm cháy rừng rực, mắt đăm chiêu nhìn ra xa. Tàn mấy lần đóm nhưng ông Kim vẫn ngồi yên. Lát sau như nghĩ ra điều gì, ông Kim đứng bật dậy xách điếu bước vào phòng nói giọng sôi nổi:
- Phải cho chúng nó làm chị ạ. Nhưng không phải cho thằng Phương Trúc làm mà để cho thằng Hồng Vân làm việc này.
Bà Thường ngạc nhiên:
- Phương Trúc đề nghị sao không cho Phương Trúc làm mà để cho Hồng Vân làm?
Ông Kim giải thích:
- Tôi tính rồi. Thằng Hồng Vân thay đổi cách làm ăn đã mấy vụ nay nên có nhiều kinh nghiệm. Bộ sậu lãnh đạo của nó từ đảng ủy cho đến Ban quản trị rất vững vàng, có nhiệt tâm. Đã không làm thì thôi chứ đã làm là phải ăn chắc. Thằng Hồng Vân làm ổn rồi, sẽ cho thằng Phương Trúc làm. Chị thấy thế có được không?
- Nếu chú làm không kín kẽ, không thận trọng thế nào chú cũng bị cấp trên kết tội chú đã lấy của tập thể bán cho cá thể đấy. Tội ấy không nhỏ đâu.
Ông Kim chưa kịp nói gì đã thấy Chi dắt xe đạp đi vào. Chi nhanh nhẩu:
- Chào bí thư, chào chị Thường.
Bà Thường hỏi:
- Đi từ lúc nào mà giờ đã đến đây rồi?
Chi vừa dựng xe đạp vừa trả lời:
- Em đi từ ủy ban huyện Vĩnh Hòa từ lúc năm giờ sáng. Đạp hết hơi vì chỉ sợ bí thư đi vắng.
Ông Kim ngạc nhiên:
- Đi đâu mà đạp xe từ huyện Vĩnh Hòa lên đây?
- Cho em xin chén nước. Khát đến khô họng mà chẳng thấy mời nước mời non gì chỉ biết hỏi dồn hỏi dập.
Ông Kim đưa luôn cả ấm chè cho Chi.
- Giao cả ấm chè cho đấy. Khát thì uống cho đã.
Bà Thường hỏi:
- Đã ăn sáng ở đâu chưa?
- Thấy cửa hàng mậu dịch bán bánh mì ghé vào định mua một cái vừa đi vừa ăn. Đến khi mậu dịch viên hỏi tem gạo mới ngớ ra là tháng vừa rồi đong gạo hết chẳng chừa lại lạng nào. Thế là trả lại bánh mì, ôm bụng đói về đây.
Bà Thường hỏi ông Kim:
- Nhà chú có gì ăn không?
- Có khi còn cơm nguội đấy chị ạ. Sáng nay tôi chỉ uống cốc sữa chứ không ăn cơm. Cô Chi về nhà tôi lấy ăn tạm cho đỡ đói.
- Em chẳng thấy đói. Em chỉ gặp bí thư có việc cần nhờ bí thư giúp đỡ đây. Xong em đi luôn.
- Có chuyện gì mà gấp thế?
- Em và chú Doanh, phó chủ nhiệm Hợp tác xã Gia Đạo lên Vĩnh Hòa nhờ mua hộ giống ngô. Hợp tác xã Hồng Vân đã gom trong dân bán cho Gia Đạo gần tám chục cân giống rồi. Bên Ty Nông nghiệp cũng báo đã mua hộ cho một tạ rưỡi giống khoai tây đã đem về để bên Ty. Em định nhờ bí thư cho em xin một chuyến xe xuống Vĩnh Hòa lấy ngô giống rồi quay về đây chở luôn giống khoai tây về. Đất đai đã làm xong đâu vào đấy rồi. Chỉ còn chờ giống nữa thôi.
Ông Kim hỏi:
- Cô xuống Hồng Vân lúc nào mà gom được ngô giống nhanh thế?
- Em xuống đó đã hai ngày nay. Các ông ở Vĩnh Hòa rất nhiệt tình giúp đỡ mới nhanh được như vậy đấy ạ.
- Bí thư huyện ủy đích thân đi mua giống rồi chạy xin xe chở về tận nơi mà Gia Đạo làm ăn không ra gì thì chết với tớ. Xe cộ thì có ngay. Hôm nay tớ không có kế hoạch đi đâu. Nếu có việc đột xuất, tớ sẽ đi xe của lão Quốc. Tay Doanh đâu?
- Chú ấy đạp xe về trước rồi.
Bà Thường:
- Sao cô tính chuyện xuống Hồng Vân chở giống ngô rồi quay về đây lấy giống khoai tây mà không lấy giống khoai tây luôn ở đây rồi sau đó xuống Hồng Vân có tiện hơn không?
- Em muốn quay về đây nếu còn thời gian sẽ trao đổi với đồng chí bí thư vài việc.
Ông Kim bảo:
- Xuống nhà tớ xem còn cơm nguội làm một bát cho đỡ đói đã. Sau đó cần trao đổi gì thì cứ việc ở lại đây trao đổi. Đi lấy ngô giống tớ sẽ giao cho tay Hành. Nó bảo đảm lấy về cho cô không thiếu một hạt.
Bà Thường tỏ ra đồng tình:
- Phải đấy. Đi ăn cơm đi kẻo đói cái đã chứ mười một rưỡi ở đây mới có cơm trưa.
Chi đứng lên đi ra. Ông Kim dặn Chi:
- Cô đi ngang chỗ tay Đô bảo với nó cho tay Hành lên gặp tớ nhé.
- Vâng.
Bà Thường nói với ông Kim:
- Nhiệt tình quá đi mất. Đạp xe đạp đi mấy chục cây số để liên hệ mua giống ngô cho Hợp tác xã.
Ông Kim nói giọng buồn:
- Cô ấy còn vất vả nhiều với mấy cái tay đầu bò đầu bướu ở Gia Đạo. Tuần tới tôi xuống đó xem chúng nó làm vụ xen canh ra sao. Ấm ớ là tôi cách chức tất. Ta bàn tiếp chuyện cho Hợp tác xã Hồng Vân hóa giá công cụ sản xuất chị nhé.
/149
|