Giữa đêm gió bỗng thổi mạnh. Bà Lê rón rén ngồi dậy khép cánh cửa sổ. Ông Kim trở mình hỏi:
- Hình như gió mùa đông bắc phải không? Đêm qua quên nghe thời tiết.
- Em tưởng anh đang ngủ ngon nên đóng cửa sổ nhẹ nhàng để anh khỏi thức giấc. Gió đầu mùa độc lắm. Sáng mai đi làm anh nhớ ăn mặc cho ấm vào đấy.
- Nhớ rồi. Mong sao năm nay đừng rét như năm ngoái cho bà con nông dân được nhờ.
Ông Kim trằn trọc mãi không sao chợp được mắt. Nhẩm tính thì đúng là năm nay gió mùa đông bắc về sớm gần một tháng. Kinh nghiệm của nhà nông cho hay năm nào gió mùa về sớm là năm ấy rét đậm kéo dài. Còn chưa đầy hai tháng nữa là bà con nông dân bắt tay vào cấy vụ Đông Xuân. Nếu gặp một vụ chiêm thất bát nữa không biết bà con sẽ sống ra sao đây. Nếu chưa ra được một Nghị quyết về thay đổi phương thức khoán có lẽ phải có một thông tri chấn chỉnh lại việc quản lí lao động ở các Hợp tác xã nông nghiệp để huy động tối đa sức mạnh của xã viên vào sản xuất may ra phần nào tránh được cái đói đang hiện ra trước mắt. Có lẽ sáng mai phải bàn ngay việc này với tay Côn xem sao.
Sáng ra mở cửa mới hay trận gió đêm qua là to, cành cây gãy rơi ngổn ngang, lá rụng phủ kín mặt đất. Ông Kim định qua chỗ ông Côn thì bà Lê cầm chiếc áo len cộc tay chạy theo.
- Anh mặc ấm vào rồi đi đâu thì đi. Sáng sớm lạnh như thế này mà phong phanh cái áo cộc tay anh không sợ ốm hay sao.
Ông Kim cầm lấy chiếc áo len.
- Em xin bà bảo mẫu.
Bà Lê lườm chồng rồi quay vào nhà.
Ông Côn đang ngồi đánh răng ở bể nước công cộng thì ông Kim đi tới.
- Anh đi tập thể dục về rồi kia à? – Ông Côn ngẩng lên hỏi.
- Từ nhà ra đây luôn chứ đã tập tành gì đâu. Có phải gió mùa năm nay về sớm gần một tháng không?
- Hình như thế.
- Tớ lo năm nay làm cho mấy trận rét đậm khi bắt tay làm vụ chiêm thì chết ông ạ. Lát nữa đến giờ làm việc ông lên chỗ tôi bàn việc này một chút nhé. Tớ đi tập thể dục đây.
Đi mấy bước ông Kim bỗng nhớ đến mấy tổ cò non ở ngọn cây sưa cạnh phòng làm việc của bà Thường. Không biết đợt gió mạnh đêm qua chúng nó có can gì không. Ông vội vã đi về phía cây sưa. Chân ông khựng lại khi nhìn thấy một con cò con chưa mọc đủ lông cánh nằm sóng soài giữa đất. Ông cúi xuống nhặt lấy. Con cò đã chết, toàn thân nó mềm oặt, lạnh cóng. Ông Kim để con cò con vào lòng bàn tay mình. Cũng là một số phận. Một số phận quá nhỏ nhoi. Ông Kim nghĩ và thấy tim mình bỗng nhói lên. Ông trở về nhà lấy cái xẻng đem ra đào một cái hố dưới gốc cây lim cạnh nhà mình chôn con cò vào đấy rồi trở về nhà ngồi hút thuốc lào, lòng buồn rười rượi.
Bà Lê lúi húi chuẩn bị bữa ăn sáng trong bếp thấy ông Kim không đi tập thể dục mà ngồi hút thuốc lào không hiểu có chuyện gì làm ông bức bối sớm thế nên bước ra hỏi:
- Có chuyện gì rồi phải không?
- Đêm qua gió đánh một con cò non rơi xuống đất. Nó chưa đủ lông cánh để chống chọi nên bị chết. Tội nghiệp quá.
Bà Lê phì cười:
- Con cò con chết mà mặt thuỗn ra ngồi hút thuốc lào. Sao anh không khóc cò ơi cò hỡi luôn đi.
- Em có biết trong các giống chim ăn trên đồng ruộng, con cò là người bạn gần gũi nhất của người nông dân không.
- Ừ thì anh cứ ngồi đấy rít thuốc lào mà thương bạn của anh – Nói xong bà Lê cười và vào bếp tiếp tục chuẩn bị bữa cơm sáng.
Ăn sáng xong ông Kim đi lên phòng làm việc của mình thì thấy ông Côn đã ngồi uống nước chè một mình ở đó rồi.
- Không ăn sáng hay sao mà đến sớm thế? – Ông Kim hỏi.
- Nhai bánh mì xong mới lên.
- Nước sôi đâu mà ông pha chè đấy?
- Cậu Đô thấy tôi đến đưa sang pha cho tôi. Anh định bàn việc gì với tôi thế?
- Uống nước đi đã. Ông có định xuống dự bầu Ban quản trị của Gia Đạo không?
- Tôi về xem lại chương trình làm việc của mình đã. Nếu hôm ấy công việc khác hoãn lại được thì tôi sẽ xuống dự. Anh và anh Sắc có vẻ tâm đắc với nhau nhỉ. Tối hôm qua thấy hai anh ngồi nói chuyện với nhau ở chiếc ghế đá mãi đến gần mười giờ đêm.
- Anh ấy có cái nhìn rất thực tế, mới mẻ. Hiểu biết các vấn đề khá sâu sắc khiến mình học thêm được nhiều điều. Nhưng vẫn mắc cái bệnh chung là quá thận trọng đến mức rụt rè khi phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến phạm trù lí luận hoặc đường lối.
- Có lẽ ở cương vị anh ấy buộc phải thế.
Ông Kim cười:
- Ông nói thế hóa ra tôi và ông ở cương vị thấp nên được phép làm liều hay sao?
- Tôi không có ý đó. Tôi và anh là những người đối mặt với thực tế nên dễ điều chỉnh nhận thức cũng như hành động của mình cho phù hợp với từng trường hợp rất cụ thể. Nếu chẳng may có sai lầm thì cũng chỉ sai lầm trong từng việc cụ thể chứ không mang tính toàn cục.
- Có lẽ ông nói đúng.
Ông Côn hỏi:
- Anh Sắc đã biết chuyện hai Hợp tác xã ở Vĩnh Hòa hóa giá công cụ sản xuất bán cho nông dân chưa?
- Biết rồi. Có khi do ông Bao và cậu Đình nói lại.
- Sao cậu Đình lại làm việc vô nguyên tắc như vậy.
Ông Kim bảo:
- Hôm kia tớ đã cho cậu ta một trận nên thân rồi.
- Quan điểm của anh Sắc về việc này như thế nào?
- Anh Sắc cho mình làm như vậy là hơi vội vàng. Hoàn cảnh chưa chín muồi mà đã hành động thì rất dễ dẫn đến thất bại. Tối qua tớ và anh Sắc đem vấn đề này ra nói lại. Sau khi nghe tớ phân tích, anh Sắc cũng hiểu ra phần nào của vấn đề. Việc tớ giao cho ông tổng kết những điểm mạnh, điểm yếu rút ra từ những Hợp tác xã ông đã đi khảo sát ông làm đến đâu rồi?
- Tôi đang làm. Có lẽ tuần sau sẽ xong. Anh có cần lắm không?
- Tớ muốn xem để rà soát lại xem nó sai đúng chỗ nào. Qua đó rút ra những bài học để có những giải pháp thích hợp. Có việc này tớ muốn bàn với cậu cần làm ngay trước khi bắt tay vào làm vụ chiêm.
- Việc gì mà gấp thế?
- Tớ muốn cậu thảo một thông tri về việc chấn chỉnh lại công tác quản lí lao động gửi cho các Hợp tác xã. Yêu cầu tận dụng tối đa và phân công lao động hợp lí ngay trong vụ chiêm này. Ông thấy thế nào?
- Anh cho tôi hướng cụ thể.
Ông Kim ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:
- Trước mắt tập trung vào việc thay đổi phương thức khoán. Phải mở rộng và tìm ra một mô hình khoán hay nhất mang tính chất cơ bản và lâu dài. Mấy hôm nay tớ trăn trở với suy nghĩ đã ám ảnh tớ lâu nay. Đêm qua thấy gió mùa về sớm tớ lo năm nay sẽ rét đậm dài ngày nên cần phải làm gấp việc tổ chức lại lao động để huy động tối đa sức lao động của xã viên. Nếu cần thì giao luôn ruộng cho hộ xã viên từ khâu cấy đến khâu chăm sóc. Sau khi thu hoạch nộp sản lượng cho Hợp tác, còn bao nhiêu cho hưởng tất. Có thể đây là biện pháp để kích thích nông dân trở về với trách nhiệm đối với ruộng đất của mình. Ông thấy thế nào?
Thấy ông Kim nói đúng với suy nghĩ của mình, ông Côn bỗng nhiên thấy hào hứng hẳn lên:
- Suy nghĩ của anh hoàn toàn chính xác. Trong quá trình đi khảo sát gần hai mươi Hợp tác xã ở các huyện, đa số bà con có nguyện vọng giao quyền tự chủ sản xuất cho họ. Họ sẽ huy động lực lượng trong gia đình mình hoàn thành chỉ tiêu khoán của Hợp tác giao. Làm thừa chỉ tiêu, họ được hưởng hoàn toàn số dư thừa đó. Từ hình thức khoán theo nguyện vọng của nông dân, có thể rút ra được ba cái lợi. Không còn tình trạng thiếu công bằng khi phân biệt lao động chính, lao động phụ. Những người được coi là hết tuổi lao động vẫn tham gia lao động cùng với gia đình. Chấm dứt được tình trạng đi muộn về sớm theo tiếng kẻng. Tối đến không phải hội họp bình điểm vừa ảnh hưởng đến sức khỏe lại mất đoàn kết. Không còn tình trạng làm ăn gian dối vì lợi ích của người nông dân được gắn chặt với lợi ích của Hợp tác. Nhưng… – Ông Côn bỗng ngập ngừng.
- Ông đang nói hào hứng như vậy vì sao lại phanh gấp như phanh xe đạp sắp lao ổ gà thế. Nhưng cái gì?
- Vấn đề khoán thẳng ruộng đất cho hộ phức tạp lắm đấy anh ạ – Ông Côn nói thủng thẳng, thận trọng đúng với tính cách của mình – Có thể coi đây là một đòn chí tử đánh thẳng vào cơ chế của Hợp tác xã hiện tại. Nói đúng hơn là đánh thẳng vào chủ nghĩa giáo điều đang ngự trị trong đầu óc số đông những người lãnh đạo hiện nay. Vì vậy phải cân nhắc thật kỹ trước khi làm. Nếu có làm chỉ nên làm thí điểm ở một vài Hợp tác xã thôi và cũng cần hết sức kín đáo.
Những lời ông Côn vừa nói chẳng khác gì một gáo nước lạnh dội vào những suy nghĩ đang cháy bỏng trong đầu ông Kim. Ông ngồi trầm tư và điềm tĩnh dần trở lại. Có lẽ tay Côn nói đúng. Cơ chế hiện tại vốn được coi như khuôn vàng thước ngọc không dễ gì một lúc mà làm thay đổi được cục diện đã ăn sâu vào đầu óc của số đông những người lãnh đạo các cấp. Với ông và ông Côn, bà Thường cũng không ngoại lệ. Nếu như không chịu khó lăn lộn với thực tế, không nhìn tận vào nồi cơm độn chẳng mấy khi đầy của người nông dân, không nhận ra lí do làm ăn lười biếng, gian dối đường bừa đường bỏ của xã viên, không nhận thấy sự thiếu công bằng giữa lao động và hưởng thụ, thì khó mà có một cuộc cách mạng trong ý thức.
- Anh đang nghĩ gì mà ngồi thừ ra thế? – Câu hỏi của ông Côn cắt đứt nguồn suy nghĩ của ông Kim.
- Tớ đang nghĩ đến những lời ông vừa nói - Ông Kim trả lời – Tớ nghĩ chán ra rồi ông ạ. Không làm thay đổi được nhiều thì cũng phải làm một cái gì đó để cải thiện tình hình của các Hợp tác xã trước khi bước vào vụ chiêm. Có thể ông nghiên cứu thay đổi một vài phương thức khoán phù hợp với tình hình chung rồi viết thông tri gửi cho các Hợp tác xã thực hiện ngay trong vụ chiêm này. Riêng khoán thẳng cho hộ tớ đồng ý với ông là làm thí điểm một số Hợp tác xã để rút kinh nghiệm. Trước mắt cứ cho làm với thằng Hồng Vân, Cao Sơn, An Lưu và cả thằng Gia Đạo. Ông thấy thế có được không?
Ông Côn suy tính giây lát rồi nói:
- Tôi sẽ làm theo yêu cầu của anh. Riêng giao cho thằng Gia Đạo khoán hộ tôi còn phân vân đôi chút. Tuy nó có thay đổi Ban quản trị mới thật. Nhưng nó vừa mới được củng cố, làm sao mà ôm nổi một kiểu khoán có nhiều gai góc như thế.
- Sở dĩ tớ muốn giao việc này cho thằng Gia Đạo vì Ban quản trị mới giống như một tờ giấy trắng. Nó chưa bị dây bẩn bởi lối làm ăn quan liêu, bao cấp. Hơn nữa theo như danh sách dự kiến những người được đưa vào Ban quản trị như cô Chi báo cáo lên thì tớ thấy đây là những người lâu nay trăn trở với cách thức làm ăn của Hợp tác nhưng lực bất tòng tâm. Vậy bây giờ chúng ta chắp cho nó đôi cánh để nó bay. Ông thấy thế nào? Không phải chỉ cho Gia Đạo thực hành khoán hộ, mà những cái gì các Hợp tác xã khác đã làm thấy hay cũng giao cho nó áp dụng tất.
Ông Côn cười nói với ông Kim:
- Anh ơi nó vừa ốm dậy. Có cho nó uống thuốc bổ thì cũng cho nó uống từ từ xem nó hợp với loại thuốc nào chứ tống một lúc vào mồm nó không biết bao nhiêu thứ thuốc không những nó không khoẻ lên mà có khi còn chết bất đắc kỳ tử nữa đấy anh ạ.
Ông Kim cũng cười đáp:
- Cho nó uống mà để nó chết là thầy thuốc tồi, là lang băm. Thôi được rồi, tôi nghe lời khuyên của ông chỉ cho thằng Gia Đạo thực hiện hai việc. Hóa giá công cụ sản xuất, bao gồm cả hóa giá trâu bò. Thứ hai là khoán thẳng các khâu sản xuất xuống tận hộ xã viên. Dứt khoát như thế nhé.
Ông Côn kêu lên:
- Tôi có khuyên anh cho Gia Đạo hóa giá trâu bò và khoán các khâu sản xuất tận hộ xã viên khi nào?
Ông Kim cười rất to:
- Tớ nhìn ông tớ biết là ông nghĩ như vậy nên tớ muốn giao cho ông. Không được bàn bạc gì nữa nhé. Cậu mà bàn bạc là tớ mất hứng ngay đấy.
Ông Côn lắc đầu:
- Tôi chưa gặp ai như anh.
- Thế à. Có khi cái tính của tớ như vậy cho nên bố mẹ mới đặt cho cái tên Kim. Kim thì bao giờ cũng phải nhọn, sắc. Dùng khâu vá cũng được, chích lể vào huyệt để chữa bệnh cho thiên hạ cũng xong mà khêu dằm, khêu gai, khêu ốc gì cũng được tất.
- Nhưng cầm không khéo có khi lại tự chích cả vào tay mình.
- Nhỡ ra cũng chả sao. Dứt khoát chuyện vừa rồi nhé. Tớ nhắc lại kẻo sợ cậu vờ quên. Sau khi có Ban quản trị mới sẽ cho thằng Gia Đạo làm hai việc. Hóa giá công cụ sản xuất bao gồm cả sức kéo và khoán đến hộ. Chưa có tên gọi cho thật chính xác, cứ gọi tạm là khoán đến hộ cái đã rồi để xem hình dáng nó thế nào sẽ đặt tên cho nó sau.
- Khoán lao động đến hộ xã viên thì gọi nó là khoán hộ cũng được chứ cần tìm tên tìm tuổi làm gì.
- Ừ thì khoán hộ, nghe cũng được đấy. Thôi thế này nhé. Dứt khoát là ông phải xuống Gia Đạo để dự Đại hội bầu lại Ban quản trị. Nhân thể ông bàn với cô Chi về việc vừa trao đổi giữa ông và tớ. Nói với cô Chi là tớ muốn huyện ủy tập trung chỉ đạo Ban quản trị mới của Gia Đạo làm cho được hai việc nêu trên trong vụ Đông Xuân này.
Ông Côn nói đùa:
- Tôi chưa hề bàn với anh hai việc này bao giờ đâu đấy nhé. Nếu sau này xảy ra chuyện gì anh đừng có buộc tôi vào với anh.
- Tớ chịu tất. Nhưng tớ tin cậu không phải là kẻ bỏ của chạy lấy người đâu. Cậu thấy tớ nói có đúng không?
Ông Côn không đáp nhưng thâm tâm ông lại nghĩ làm sao mà đang tâm bỏ một người như ông Kim để tìm kế thoát thân khi ông ấy gặp hoạn nạn được.
- Hình như gió mùa đông bắc phải không? Đêm qua quên nghe thời tiết.
- Em tưởng anh đang ngủ ngon nên đóng cửa sổ nhẹ nhàng để anh khỏi thức giấc. Gió đầu mùa độc lắm. Sáng mai đi làm anh nhớ ăn mặc cho ấm vào đấy.
- Nhớ rồi. Mong sao năm nay đừng rét như năm ngoái cho bà con nông dân được nhờ.
Ông Kim trằn trọc mãi không sao chợp được mắt. Nhẩm tính thì đúng là năm nay gió mùa đông bắc về sớm gần một tháng. Kinh nghiệm của nhà nông cho hay năm nào gió mùa về sớm là năm ấy rét đậm kéo dài. Còn chưa đầy hai tháng nữa là bà con nông dân bắt tay vào cấy vụ Đông Xuân. Nếu gặp một vụ chiêm thất bát nữa không biết bà con sẽ sống ra sao đây. Nếu chưa ra được một Nghị quyết về thay đổi phương thức khoán có lẽ phải có một thông tri chấn chỉnh lại việc quản lí lao động ở các Hợp tác xã nông nghiệp để huy động tối đa sức mạnh của xã viên vào sản xuất may ra phần nào tránh được cái đói đang hiện ra trước mắt. Có lẽ sáng mai phải bàn ngay việc này với tay Côn xem sao.
Sáng ra mở cửa mới hay trận gió đêm qua là to, cành cây gãy rơi ngổn ngang, lá rụng phủ kín mặt đất. Ông Kim định qua chỗ ông Côn thì bà Lê cầm chiếc áo len cộc tay chạy theo.
- Anh mặc ấm vào rồi đi đâu thì đi. Sáng sớm lạnh như thế này mà phong phanh cái áo cộc tay anh không sợ ốm hay sao.
Ông Kim cầm lấy chiếc áo len.
- Em xin bà bảo mẫu.
Bà Lê lườm chồng rồi quay vào nhà.
Ông Côn đang ngồi đánh răng ở bể nước công cộng thì ông Kim đi tới.
- Anh đi tập thể dục về rồi kia à? – Ông Côn ngẩng lên hỏi.
- Từ nhà ra đây luôn chứ đã tập tành gì đâu. Có phải gió mùa năm nay về sớm gần một tháng không?
- Hình như thế.
- Tớ lo năm nay làm cho mấy trận rét đậm khi bắt tay làm vụ chiêm thì chết ông ạ. Lát nữa đến giờ làm việc ông lên chỗ tôi bàn việc này một chút nhé. Tớ đi tập thể dục đây.
Đi mấy bước ông Kim bỗng nhớ đến mấy tổ cò non ở ngọn cây sưa cạnh phòng làm việc của bà Thường. Không biết đợt gió mạnh đêm qua chúng nó có can gì không. Ông vội vã đi về phía cây sưa. Chân ông khựng lại khi nhìn thấy một con cò con chưa mọc đủ lông cánh nằm sóng soài giữa đất. Ông cúi xuống nhặt lấy. Con cò đã chết, toàn thân nó mềm oặt, lạnh cóng. Ông Kim để con cò con vào lòng bàn tay mình. Cũng là một số phận. Một số phận quá nhỏ nhoi. Ông Kim nghĩ và thấy tim mình bỗng nhói lên. Ông trở về nhà lấy cái xẻng đem ra đào một cái hố dưới gốc cây lim cạnh nhà mình chôn con cò vào đấy rồi trở về nhà ngồi hút thuốc lào, lòng buồn rười rượi.
Bà Lê lúi húi chuẩn bị bữa ăn sáng trong bếp thấy ông Kim không đi tập thể dục mà ngồi hút thuốc lào không hiểu có chuyện gì làm ông bức bối sớm thế nên bước ra hỏi:
- Có chuyện gì rồi phải không?
- Đêm qua gió đánh một con cò non rơi xuống đất. Nó chưa đủ lông cánh để chống chọi nên bị chết. Tội nghiệp quá.
Bà Lê phì cười:
- Con cò con chết mà mặt thuỗn ra ngồi hút thuốc lào. Sao anh không khóc cò ơi cò hỡi luôn đi.
- Em có biết trong các giống chim ăn trên đồng ruộng, con cò là người bạn gần gũi nhất của người nông dân không.
- Ừ thì anh cứ ngồi đấy rít thuốc lào mà thương bạn của anh – Nói xong bà Lê cười và vào bếp tiếp tục chuẩn bị bữa cơm sáng.
Ăn sáng xong ông Kim đi lên phòng làm việc của mình thì thấy ông Côn đã ngồi uống nước chè một mình ở đó rồi.
- Không ăn sáng hay sao mà đến sớm thế? – Ông Kim hỏi.
- Nhai bánh mì xong mới lên.
- Nước sôi đâu mà ông pha chè đấy?
- Cậu Đô thấy tôi đến đưa sang pha cho tôi. Anh định bàn việc gì với tôi thế?
- Uống nước đi đã. Ông có định xuống dự bầu Ban quản trị của Gia Đạo không?
- Tôi về xem lại chương trình làm việc của mình đã. Nếu hôm ấy công việc khác hoãn lại được thì tôi sẽ xuống dự. Anh và anh Sắc có vẻ tâm đắc với nhau nhỉ. Tối hôm qua thấy hai anh ngồi nói chuyện với nhau ở chiếc ghế đá mãi đến gần mười giờ đêm.
- Anh ấy có cái nhìn rất thực tế, mới mẻ. Hiểu biết các vấn đề khá sâu sắc khiến mình học thêm được nhiều điều. Nhưng vẫn mắc cái bệnh chung là quá thận trọng đến mức rụt rè khi phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến phạm trù lí luận hoặc đường lối.
- Có lẽ ở cương vị anh ấy buộc phải thế.
Ông Kim cười:
- Ông nói thế hóa ra tôi và ông ở cương vị thấp nên được phép làm liều hay sao?
- Tôi không có ý đó. Tôi và anh là những người đối mặt với thực tế nên dễ điều chỉnh nhận thức cũng như hành động của mình cho phù hợp với từng trường hợp rất cụ thể. Nếu chẳng may có sai lầm thì cũng chỉ sai lầm trong từng việc cụ thể chứ không mang tính toàn cục.
- Có lẽ ông nói đúng.
Ông Côn hỏi:
- Anh Sắc đã biết chuyện hai Hợp tác xã ở Vĩnh Hòa hóa giá công cụ sản xuất bán cho nông dân chưa?
- Biết rồi. Có khi do ông Bao và cậu Đình nói lại.
- Sao cậu Đình lại làm việc vô nguyên tắc như vậy.
Ông Kim bảo:
- Hôm kia tớ đã cho cậu ta một trận nên thân rồi.
- Quan điểm của anh Sắc về việc này như thế nào?
- Anh Sắc cho mình làm như vậy là hơi vội vàng. Hoàn cảnh chưa chín muồi mà đã hành động thì rất dễ dẫn đến thất bại. Tối qua tớ và anh Sắc đem vấn đề này ra nói lại. Sau khi nghe tớ phân tích, anh Sắc cũng hiểu ra phần nào của vấn đề. Việc tớ giao cho ông tổng kết những điểm mạnh, điểm yếu rút ra từ những Hợp tác xã ông đã đi khảo sát ông làm đến đâu rồi?
- Tôi đang làm. Có lẽ tuần sau sẽ xong. Anh có cần lắm không?
- Tớ muốn xem để rà soát lại xem nó sai đúng chỗ nào. Qua đó rút ra những bài học để có những giải pháp thích hợp. Có việc này tớ muốn bàn với cậu cần làm ngay trước khi bắt tay vào làm vụ chiêm.
- Việc gì mà gấp thế?
- Tớ muốn cậu thảo một thông tri về việc chấn chỉnh lại công tác quản lí lao động gửi cho các Hợp tác xã. Yêu cầu tận dụng tối đa và phân công lao động hợp lí ngay trong vụ chiêm này. Ông thấy thế nào?
- Anh cho tôi hướng cụ thể.
Ông Kim ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:
- Trước mắt tập trung vào việc thay đổi phương thức khoán. Phải mở rộng và tìm ra một mô hình khoán hay nhất mang tính chất cơ bản và lâu dài. Mấy hôm nay tớ trăn trở với suy nghĩ đã ám ảnh tớ lâu nay. Đêm qua thấy gió mùa về sớm tớ lo năm nay sẽ rét đậm dài ngày nên cần phải làm gấp việc tổ chức lại lao động để huy động tối đa sức lao động của xã viên. Nếu cần thì giao luôn ruộng cho hộ xã viên từ khâu cấy đến khâu chăm sóc. Sau khi thu hoạch nộp sản lượng cho Hợp tác, còn bao nhiêu cho hưởng tất. Có thể đây là biện pháp để kích thích nông dân trở về với trách nhiệm đối với ruộng đất của mình. Ông thấy thế nào?
Thấy ông Kim nói đúng với suy nghĩ của mình, ông Côn bỗng nhiên thấy hào hứng hẳn lên:
- Suy nghĩ của anh hoàn toàn chính xác. Trong quá trình đi khảo sát gần hai mươi Hợp tác xã ở các huyện, đa số bà con có nguyện vọng giao quyền tự chủ sản xuất cho họ. Họ sẽ huy động lực lượng trong gia đình mình hoàn thành chỉ tiêu khoán của Hợp tác giao. Làm thừa chỉ tiêu, họ được hưởng hoàn toàn số dư thừa đó. Từ hình thức khoán theo nguyện vọng của nông dân, có thể rút ra được ba cái lợi. Không còn tình trạng thiếu công bằng khi phân biệt lao động chính, lao động phụ. Những người được coi là hết tuổi lao động vẫn tham gia lao động cùng với gia đình. Chấm dứt được tình trạng đi muộn về sớm theo tiếng kẻng. Tối đến không phải hội họp bình điểm vừa ảnh hưởng đến sức khỏe lại mất đoàn kết. Không còn tình trạng làm ăn gian dối vì lợi ích của người nông dân được gắn chặt với lợi ích của Hợp tác. Nhưng… – Ông Côn bỗng ngập ngừng.
- Ông đang nói hào hứng như vậy vì sao lại phanh gấp như phanh xe đạp sắp lao ổ gà thế. Nhưng cái gì?
- Vấn đề khoán thẳng ruộng đất cho hộ phức tạp lắm đấy anh ạ – Ông Côn nói thủng thẳng, thận trọng đúng với tính cách của mình – Có thể coi đây là một đòn chí tử đánh thẳng vào cơ chế của Hợp tác xã hiện tại. Nói đúng hơn là đánh thẳng vào chủ nghĩa giáo điều đang ngự trị trong đầu óc số đông những người lãnh đạo hiện nay. Vì vậy phải cân nhắc thật kỹ trước khi làm. Nếu có làm chỉ nên làm thí điểm ở một vài Hợp tác xã thôi và cũng cần hết sức kín đáo.
Những lời ông Côn vừa nói chẳng khác gì một gáo nước lạnh dội vào những suy nghĩ đang cháy bỏng trong đầu ông Kim. Ông ngồi trầm tư và điềm tĩnh dần trở lại. Có lẽ tay Côn nói đúng. Cơ chế hiện tại vốn được coi như khuôn vàng thước ngọc không dễ gì một lúc mà làm thay đổi được cục diện đã ăn sâu vào đầu óc của số đông những người lãnh đạo các cấp. Với ông và ông Côn, bà Thường cũng không ngoại lệ. Nếu như không chịu khó lăn lộn với thực tế, không nhìn tận vào nồi cơm độn chẳng mấy khi đầy của người nông dân, không nhận ra lí do làm ăn lười biếng, gian dối đường bừa đường bỏ của xã viên, không nhận thấy sự thiếu công bằng giữa lao động và hưởng thụ, thì khó mà có một cuộc cách mạng trong ý thức.
- Anh đang nghĩ gì mà ngồi thừ ra thế? – Câu hỏi của ông Côn cắt đứt nguồn suy nghĩ của ông Kim.
- Tớ đang nghĩ đến những lời ông vừa nói - Ông Kim trả lời – Tớ nghĩ chán ra rồi ông ạ. Không làm thay đổi được nhiều thì cũng phải làm một cái gì đó để cải thiện tình hình của các Hợp tác xã trước khi bước vào vụ chiêm. Có thể ông nghiên cứu thay đổi một vài phương thức khoán phù hợp với tình hình chung rồi viết thông tri gửi cho các Hợp tác xã thực hiện ngay trong vụ chiêm này. Riêng khoán thẳng cho hộ tớ đồng ý với ông là làm thí điểm một số Hợp tác xã để rút kinh nghiệm. Trước mắt cứ cho làm với thằng Hồng Vân, Cao Sơn, An Lưu và cả thằng Gia Đạo. Ông thấy thế có được không?
Ông Côn suy tính giây lát rồi nói:
- Tôi sẽ làm theo yêu cầu của anh. Riêng giao cho thằng Gia Đạo khoán hộ tôi còn phân vân đôi chút. Tuy nó có thay đổi Ban quản trị mới thật. Nhưng nó vừa mới được củng cố, làm sao mà ôm nổi một kiểu khoán có nhiều gai góc như thế.
- Sở dĩ tớ muốn giao việc này cho thằng Gia Đạo vì Ban quản trị mới giống như một tờ giấy trắng. Nó chưa bị dây bẩn bởi lối làm ăn quan liêu, bao cấp. Hơn nữa theo như danh sách dự kiến những người được đưa vào Ban quản trị như cô Chi báo cáo lên thì tớ thấy đây là những người lâu nay trăn trở với cách thức làm ăn của Hợp tác nhưng lực bất tòng tâm. Vậy bây giờ chúng ta chắp cho nó đôi cánh để nó bay. Ông thấy thế nào? Không phải chỉ cho Gia Đạo thực hành khoán hộ, mà những cái gì các Hợp tác xã khác đã làm thấy hay cũng giao cho nó áp dụng tất.
Ông Côn cười nói với ông Kim:
- Anh ơi nó vừa ốm dậy. Có cho nó uống thuốc bổ thì cũng cho nó uống từ từ xem nó hợp với loại thuốc nào chứ tống một lúc vào mồm nó không biết bao nhiêu thứ thuốc không những nó không khoẻ lên mà có khi còn chết bất đắc kỳ tử nữa đấy anh ạ.
Ông Kim cũng cười đáp:
- Cho nó uống mà để nó chết là thầy thuốc tồi, là lang băm. Thôi được rồi, tôi nghe lời khuyên của ông chỉ cho thằng Gia Đạo thực hiện hai việc. Hóa giá công cụ sản xuất, bao gồm cả hóa giá trâu bò. Thứ hai là khoán thẳng các khâu sản xuất xuống tận hộ xã viên. Dứt khoát như thế nhé.
Ông Côn kêu lên:
- Tôi có khuyên anh cho Gia Đạo hóa giá trâu bò và khoán các khâu sản xuất tận hộ xã viên khi nào?
Ông Kim cười rất to:
- Tớ nhìn ông tớ biết là ông nghĩ như vậy nên tớ muốn giao cho ông. Không được bàn bạc gì nữa nhé. Cậu mà bàn bạc là tớ mất hứng ngay đấy.
Ông Côn lắc đầu:
- Tôi chưa gặp ai như anh.
- Thế à. Có khi cái tính của tớ như vậy cho nên bố mẹ mới đặt cho cái tên Kim. Kim thì bao giờ cũng phải nhọn, sắc. Dùng khâu vá cũng được, chích lể vào huyệt để chữa bệnh cho thiên hạ cũng xong mà khêu dằm, khêu gai, khêu ốc gì cũng được tất.
- Nhưng cầm không khéo có khi lại tự chích cả vào tay mình.
- Nhỡ ra cũng chả sao. Dứt khoát chuyện vừa rồi nhé. Tớ nhắc lại kẻo sợ cậu vờ quên. Sau khi có Ban quản trị mới sẽ cho thằng Gia Đạo làm hai việc. Hóa giá công cụ sản xuất bao gồm cả sức kéo và khoán đến hộ. Chưa có tên gọi cho thật chính xác, cứ gọi tạm là khoán đến hộ cái đã rồi để xem hình dáng nó thế nào sẽ đặt tên cho nó sau.
- Khoán lao động đến hộ xã viên thì gọi nó là khoán hộ cũng được chứ cần tìm tên tìm tuổi làm gì.
- Ừ thì khoán hộ, nghe cũng được đấy. Thôi thế này nhé. Dứt khoát là ông phải xuống Gia Đạo để dự Đại hội bầu lại Ban quản trị. Nhân thể ông bàn với cô Chi về việc vừa trao đổi giữa ông và tớ. Nói với cô Chi là tớ muốn huyện ủy tập trung chỉ đạo Ban quản trị mới của Gia Đạo làm cho được hai việc nêu trên trong vụ Đông Xuân này.
Ông Côn nói đùa:
- Tôi chưa hề bàn với anh hai việc này bao giờ đâu đấy nhé. Nếu sau này xảy ra chuyện gì anh đừng có buộc tôi vào với anh.
- Tớ chịu tất. Nhưng tớ tin cậu không phải là kẻ bỏ của chạy lấy người đâu. Cậu thấy tớ nói có đúng không?
Ông Côn không đáp nhưng thâm tâm ông lại nghĩ làm sao mà đang tâm bỏ một người như ông Kim để tìm kế thoát thân khi ông ấy gặp hoạn nạn được.
/149
|