Trời tờ mờ sáng, Du Bích Hàn giật mình thức giấc. Cơn ác mộng chưa rời. Nhìn chiếc đồng hồ dạ quang trên đầu giường: 5 giờ 10 phút. Lại trễ nữa rồi! Du Bích Hàn nhảy vội xuống giường, có quá nhiều công việc phải thanh toán. Những bước chân trần trên nền đất lạnh gây cảm giác buốt giá. Hàn nhẹ bước, sợ tiếng động đánh thức cô em gái khác cha, sợ làm rộn cha mẹ phòng bên cạnh và đứa em trai chưa đầy thôi nôi...
Thay áo, tay chân Hàn lạnh phát cóng. Trời mùa đông dài như vô tận. Bên ngoài song, mưa rơi rả rít.
Cơn mưa sẽ kéo dài đến bao giờ? Hàn quay lại nhìn đứa em, con bé vẫn ngủ ngon, nhưng có lẽ lạnh, thân hình co rúm. Hàn cúi xuống khoác chiếc chăn của mình cho em, những cử động nhẹ đủ làm cho cô bé thức giấc.
- Chị.
- Suyt.! Hàn chận ngón tay lên miệng em. Ngủ tiếp đi Bích Hà, trời chưa sáng mà, bao giờ sáng chị sẽ gọi em.
Bích Hà quay lại:
- Em muốn thức để... phụ chị.
Con bé lẩm bẩm nhưng mắt vẫn mở không lên. Hàn thở dài. Mới mười một tuổi! Tuổi của một đứa con nít, tuổi của ngọc ngà không phải gánh trách nhiệm, chỉ biết có bướm, có hoa, có bánh trái và tiếng cười... Những quyển tiểu thuyết mà Hàn có dịp đọc qua đều thấy thế. Nhưng hôm qua, khi tan học về, nhìn vết bầm trên má của em, Hàn không hỏi, cũng biết chuyện gì xảy ra. Những ngón tay an ủi nhẹ xoa trên má cũng đủ làm Hà sa vào lòng chị với những giọt nước mắt vỡ đê.
- Chị Hàn ơi! Chị Hàn!
Hàn xiết chặt người em khác cha, nàng muốn khóc nhưng không dám. Nước mắt chỉ gây đến sự bực mình của mẹ. Bà mẹ kế của Hàn, đứng ngoài cửa sổ nhìn vào.
- Hừ! Bà tằng hắng rồi đẩy cửa - Chúng mày lại làm trò gì nữa đó? Suốt ngày cứ thấy bộ mặt rầu rầu như bị ức hiếp không bằng, không lẽ tao ở ác với bây lắm sao? Ác bao giờ? Nói đi! Nói đi! Xem thử mấy đứa ở hàng xóm, có đứa nào được học đến tú tài không chứ? Được cho đi học lại còn bày bộ bày tịch...
Bích Hà run rẩy trong lòng chị, con bé sợ Hàn bị vạ lây, quệt nước mắt:
- Thưa mẹ, đâu có gì đâu, con chỉ ôm chị Hàn chơi thôi.
Tội nghiệp! Mới từng ấy tuổi mà đã phải nói dối, phải đóng kịch. Hàn xiết chặt em, nhưng cơn giận của bà mẹ nuôi vẫn chưa nguôi.
- Chơi thôi à? Hừ, chị em chúng bây thì bao giờ chẳng vậy, tao là đầy tớ mà, suốt ngày đầu tắt mặt tối để mấy tiểu thơ rong chơi suốt ngày. Phải mà, ai cũng đẻ bọc điều hết, còn tao là đầy tớ. Suốt ngày đi học, về đến nhà lại giả vờ học bài, giải trí. Còn con mụ này vô phúc, lấy chồng đâu chẳng lại chọn nhằm nhà họ Du này. Đâu có phải nợ đâu mà trả hoài không dứt?
Những tiếng oán thoát ra khỏi miệng bà như máy phát thanh. Từng cuộn băng dài tiếp tục lăn, hết cuộn này đến cuộn khác, Hàn chỉ còn biết buông bé Hà ra và chạy nhanh xuống bếp nấu cơm.
Suốt đêm hôm qua, một đêm dài trằn trọc với bấy nhiêu tiếng lải nhải, mãi đến khuya mới ngủ được. Tội nghiệp bé Hà! Ra đời chỉ được hai năm là mẹ mất, không biết mặt mẹ lại phải bị chín ép hơn những đứa bé đồng lứa.
- Chị Hàn, mẹ ruột chúng ta đẹp không hở chị?
Bé Hà cứ hỏi mãi như vậy, thừa lúc không có mẹ nuôi, Hàn mới trả lời:
- Đẹp lắm! Không những đẹp mà lại hiền nữa.
- Em đã đoán như vậy. Bích Hà mở to mắt. Nhìn chị em đã suy ra mẹ, chắc chắn là mẹ với chị phải giống nhau.
Hàn bàng hoàng, mỗi lần nghe Hà nói thế, nàng chỉ biết phản ứng như vậy. Vâng, Hàn giống mẹ Nhưng mẹ yêu con như trời như biển, cận kề chăm sóc chu đáo cho lũ con. Còn nàng? Nàng không thể thay thế vị trí của mẹ Nhiều lúc nhìn những đứa em lem luốc, lòng ray rứt khôn cùng.
Thở dài, Hàn hiểu rằng không phải là lúc nghĩ vẩn vơ nữa. Hôm nay dậy trễ, nếu cứ đứng đờ ra thế này thì lại trễ học nữa thôi. Nghĩ đến chuyện trễ học, Hàn lại nhớ đến quyển sổ hạnh kiểm của mình, nó đã bị gạch nát bằng những dấu thập đỏ vì những lần vào muộn. Cách đây hai hôm, thầy giám thị Ngô còn gọi Hàn lên bàn giấy:
- Du Bích Hàn! Tại sao em cứ đến trễ mãi thế, còn muốn đi học nữa không?
Muốn đi học không? Làm sao lại chẳng muốn đi học, chính vì nó mà Hàn tốn bao nhiêu công lao, bao nhiêu nước mắt để tranh đấu. Không làm sao quên được ngày chuẩn bị lên lớp mười, những ngày dài chờ đợi như vô tận, Hàn đã phủ phục dưới chân cha mẹ nuôi:
- Nếu cha mẹ cho con được tiếp tục học, con sẽ nhớ ơn cha mẹ suốt đời. Con hứa, đi học về là sẽ nấu cơm, làm hết việc nhà, sáng sẽ dậy sớm giặt rửa, nấu nướng, con van cha mẹ!
- Hừ! Mẹ kế đã khó chịu - Gia đình này không phải là triệu phú, cũng không mong có con làm nữ bác sĩ, bác học gì cả. Con gái mà, cần gì học nhiều, học cho nhiều rồi cũng lấy chồng, đẻ con như người ta thôi.
Trong khi cha nuôi Hàn thực tế hơn:
- Bích Hàn, cha tuy không phải là cha ruột con nhưng cũng có công nuôi dưỡng. Thuở nhỏ cha không được học nhiều, vì vậy chỉ được làm cai thợ cho hãng thầu thôi, do đó cha không có nhiều tiền, con thì lại đông. Ngoài đồng tiền nuôi cơm không cũng đủ chạy không kịp thở, lấy gì có tiền cho con tiếp tục học? Vả lại con cũng đã lớn rồi, cha cần con phụ giúp.
- Thưa cha, Hàn khẩn khoản - Con van cha, cha hãy cho con học, con sẽ không để cha tốn tiền thêm, con sẽ xin học bổng của nhà trường. Hãy để con học, bao giờ có bằng tú tài xong, con đi làm được nhiều tiền hơn, con sẽ đền đáp công ơn cha mẹ.
Sự thành khẩn, tha thiết của Hàn sau cùng rồi cũng khiến cho trái tim của cha nuôi mềm đi, người chấp thuận sau tiếng thở dài. Hàn lại được tiếp nối con đường học vấn, nhưng sự chua ngoa của mẹ nuôi lại càng ngày càng gia tăng:
- Lạ thật! Nó đâu phải con ruột ông đâu mà ông chìu quá thế? Thứ của lượm ngoài đường mà tâng tiu như búp bê không bằng. Tôi thấy ông hình như chưa quên được người vợ đã tan xương của ông. Nếu vậy ông còn cưới tôi làm gì chứ?
Người cha nuôi yếu ớt chống trả:
- Chuyện cho tiếp tục học là tôi nghĩ tới tương lai con Bích Hàn, vả lại nó mới 15 tuổi đã làm gì được đâu?
- Sao lại không? Tại ông chẳng chịu mở to mắt đó thôi. Bà kế mẫu lại lớn tiếng - Không thấy con Lan ở kế nhà mình đó sao? Người ta cũng chỉ mới 15 tuổi thôi mà đã có công ăn chuyện làm rồi.
Con Lan ở cạnh nhà! Mỗi lần nghe mẹ nuôi nhắc đến là Hàn lại rùng mình. Có công ăn chuyện làm? Nghề gì? Mỗi tối phấn son lòe loẹt xuống phố, tới sớm mới vác bộ mặt mệt mỏi về nhà. Mẹ nuôi cũng muốn ta làm thế? Mỗi lần nhớ tới là Hàn lại thấy vị trí của mình trong nhà lung lay. Nàng cố gắng, ra sức học. Thời gian học rồi sẽ không còn bao lâu nữa.Không thể so sánh với bạn bè. Cho con đi học là một trách nhiệm của cha mẹ? Phải không? Phải không? Hay chỉ là một sự bố thí bất đắc dĩ? Ta phải gắng học vì ta cần học. Hàn nhớ tới một lần bị đưa lên văn phòng. Thầy giám thị Ngô đã trừng mắt nhìn nàng: "Em không muốn học nữa phải không?" Trời ơi! làm gì có chuyện đó? Tại sao giữa con người với nhau vẫn không có được một chút cảm thông? Có ai hiểu được hoàn cảnh của ta không?
Bước vào nhà bếp, công việc thứ nhất là phải vo gạo nấu cơm sáng. Lúc nồi cơm đã lên bếp, thì thau quần áo bẩn sẽ được mang ra. Một nhà 8 người mà phải giặt một thau quần áo lớn, vò vò xả xả. Nhanh lên! Nhanh lên! Sau thau áo quần còn phải soạn cơm cho mấy đứa em mang đến trường. Con người chỉ có hai tay thôi! Đống bọt xà phòng trong thau càng lúc càng vun cao, tràn ra ngoài. Mưa ngoài trời vẫn cứ rơi, mái ngói thấp không đủ che kín, thỉnh thoảng những giọt mưa theo gió tạt vào bay bám trên cổ, trên mặt Hàn.
Bàn tay cửa động đều đều, máy móc. Hàn nghĩ đến cô giáo tên Vân. Vị nữ giáo sư trẻ tuổi mà hai hôm trước đã bất ngờ gọi nàng vào phòng riêng của giáo chức, và đã nồng nhiệt ca ngợi đời sống của con người. Đời sống là vinh quang, là tình yêu, là hy vọng.. Hàn không bao giờ quên được đôi mắt rực sáng say sưa kể của cô giáo trẻ.
Sự sống? Cuộc đời? Những ngôn từ hoa mỹ chọn lựa, tích trữ không biết tự bao giờ đã được dịp tuôn ra...
Bàn tay lạnh cóng trong nước, mỏi nhừ với công việc... Mưa vẫn rơi... nhưng hình như rơi trên mắt.
"- Du Bích Hàn, em cần phải tin tưởng, đời dù có khốn khổ đến cỡ nào, hoàn cảnh dù có cay nghiệt đến đâu thì cuộc sống của em vẫn có nghĩa. Lời của vị giáo sư trẻ tuổi, cô Vân, vẫn còn mênh mang bên tai với đôi mắt tin đời - Em mới 17 tuổI, cuộc đời mới bắt đầu, rồi hoa sẽ nở, rồi trái sẽ được hái và bấy giờ khi nhìn lại, em mới thấy giá trị của cuộc đời."
Thật không? Có phải rồi sự thật sẽ như vậy không? Hàn nghĩ đến ngày xa rời khổ cực, đến lúc tươi cười ngoảnh lại với dĩ vãng. Có thật ta sẽ được như vậy không? Cô Vân có vẻ tin tưởng quá. Hàn nghĩ đến cô giáo. Cô vẫn trẻ thế tại sao lại chẳng bi quan như ta? Hàn ngồi thẳng lưng ra nhìn những chiếc bọt xà phòng vun đầy nghĩ ngợi. Màu trắng đẹp, quá đẹp, đẹp một cách tinh khiết, nhưng sao chẳng vĩnh viễn tồn tại? Từng chiếc trương đầy rồi vỡ tan. Cuộc đời khác xa bọt xà phòng, nó có thật và đẹp. Hàn nghĩ, tôi sẽ đặt từng bước, từng bước chân lên đấy thử thách, đợi chờ, thụ hưởng... Hàn như rơi vào cơn mộng kết đầy hoa...
- Bích Hàn!
Tiếng hét to lôi Hàn ra khỏi mộng tưởng. Mùi cháy khét thoảng qua mũi cho biết tai họa lại đến. Bỏ thau áo quần, Hàn tuôn chạy vào bếp. Mẹ nuôi đang đứng chờ ở cửa với đứa em chưa đầy thôi nôi trên tay.
Đôi mắt tóe lửa trừng lớn bên dưới mái tóc rối bù.
- Vào đây xem trò mày làm nè. Bà lớn tiếng hét - Chỉ có một nồi cơm thôi mà lo chẳng xong, còn muốn làm gì nữa chứ?
Bích Hàn vội lách người vào bếp, nàng định nắm lấy quai xách nồi cơm xuống, nhưng hàn quên quai nồi bị xứt từ lâu, mấy ngón tay vừa đụng vào thành nồi đã như bị điện giật rát bỏng. Vột đặt nồi xuống bên lò, không ngờ nồi lại mất thăng bằng đổ ụp xuống, phần lớn cơm trắng đổ ụp xuống tro.
- Mày cố ý muốn làm thế phải không? Bà mẹ nuôi của Hàn xông đến, và những cái tát như trời giáng - Tao biết mày cố tình mà. Đồ khốn nạn! Đồ mất dạy!
- Không phải, thưa mẹ không phải ạ! Hàn cố gắng biện minh, những giọt nước mắt chảy dài xuống má. - Con xin lỗi mẹ, tại con sơ ý chứ con không bao giờ muốn như vậy cả.
- Mày còn cãi à? Đồ khốn nạn!
Mẹ nuôi Hàn nghiến răng, những cái tát như trời giáng lại rơi xuống mặt. Bích Hàn hốt hoảng thụt lùi về phía bếp tránh đòn, nồi cơm lại ụp ngã lần thứ hai.
Đứa con trai bà chợt òa lên khóc, cả ngôi nhà bị đánh thức, khuôn mặt cha Hàn hiện ra ở cửa:
- Chuyện gì thế? Mới sáng mà đã làm dậy trời dậy đất rồi.
- Đấy ông coi. Mẹ nuôi Hàn chỉ chiếc nồi cơm đang đổ ụp trên bếp - Thành tích của con gái cưng ông đấy, thấy cơm khét mới rầy một tiếng nó đã cho đổ cả nồi cơm. Quá rồi! Vậy mà ông còn cố gắng làm lụng cực nhọc để mong ngày nó đáp đền ông? Đó, ông mở to mắt ra mà nhìn đi, nó đã đền đáp ông rồi đấy.
- Không phải con cố ý muốn vậy.. Bích Hàn ngước mắt đẫm lệ nhìn cha nuôi giải thích - Con lỡ tay...
- Nói cho đàng hoàng, làm gì khóc. Cha Hàn nổi nóng - Mới sáng sớm mày đã chọc tao rồi phải không? Làm gì mà chẳng để ý được nồi cơm chứ?
- Con... Con bận giặt quần áo. Hàn nói trong tiếng nấc.
Đừng khóc, đừng khóc, cha bực nhất là sáng sớm thức dậy đã thấy ai khóc. Hàn cố gắng điềm tĩnh, nhưng lệ cứ rơi dài.
- Mày giặt quần áo à? Mẹ nuôi Hàn không đợi cha nàng phản ứng, đã nhanh chân bước ra sàn nước, giọng hét thé thé lại vọng vào - Trời ơi! Bô muốn nhà này mạt sao mà? Áo quần chưa giặt được cái nào hết đã đổ cả thau xà phòng...
Chết rồi! Mấy chiếc bọt xà phòng lại gây khổ nữa rồi. Hàn biết mẹ nàng sẽ chẳng bao giờ hiểu cho là nước xà phòng đó đã dùng xong và bị đổ đi.
Bà mẹ nuôi lại trở vào bếp, xông về phía Hàn với đôi mắt đổ lửa:
- Mày giặt quần áo như thế đấy à? Giặt gì chứ? Những cái tát như trời giáng vung lên, Hàn né tránh khiến bà trợt chân trên bãi cơm rơi, ôm cả thằng bé trong tay ngã xuống đất. Cả một sóng chén đổ nhà theo, những âm thanh đổ vỡ khiến thằng bé òa khóc.
Bích Hàn sợ xanh mặt, vội vã đỡ bà mẹ nuôi dậy, định bế lấy thằng bé, nhưng cha Hàn đã xồng xộc xông tới giật lấy thằng bé. Mẹ nuôi Hàn được dịp bù lu, bù loa:
- Trời ơi! Nó cố tình xô tôi ngã mà, nó muốn giết tôi. Đồ tạp chủng con đĩ! Định hại mẹ con tôi mà! Ối! Ối! Chắc tôi chết mất quá! Ối! Nó dám xô ngã cả tôi.
Bích Hàn khiếp đảm xanh mặt:
- Dạ, con không có.. Con không bao giờ dám như vậy.
Cha Hàn đặt thằng bé lên giường, đứa bé không bị đau mà chỉ sợ nên khóc théo lên thôi, chỉ một lúc là im tiếng.
Giữa lúc Hàn còn ngỡ ngàng thì cha Hàn bước tới, những cái tát lại đổ dồn trên mặt, tai Hàn lùng bùng với những âm thanh mưa rào. Hàn định kêu lên nhưng kêu không được. Mưa đòn vẫn tiếp tục rơi trên đầu, lên mặt, lên thân. Đầu óc Hàn quay cuồng, choáng váng.
- Con van cha, con xin cha đừng đánh chị Hàn nữa.
Bích Hà, đứa em gái khác cha đã chạy tơi ôm chầm lấy chị đỡ đòn cho Hàn.
- Đừng đánh nữa, đừng đánh chị con nữa cha ơi!
Bàn tay của cha nuôi Hàn có vẻ mềm đi, cơn mưa đòn thưa thớt rồi ngưng hẳn. Nhìn hai chị em khác cha chúng quá yêu nhau, lòng ông chợt xúc động:
- Đúng là oan gia! Của oan gia mà!
Tấm thân ốm yếu của Hà vẫn còn run rẩy, bàn tay nhỏ nhắn của nó vẫn còn để yên trên người chị khác cha.
- Bích Hàn! Hôm nay mày không được đi học, giặt hết đống quần áo đó xong, giặt tiếp tã lót của em bé. Còn nữa, mày phải nhịn cơm một ngày.
Đấy là những lời sau cùng của cha, trước khi lên nhà trên.
Bích Hàn trở ra sàn nước, ngồi xuống tiếp với đống quần áo. Hà bước theo với chiếc ghế nhỏ ngồi xuống cạnh chị Hàn cản ngăn:
- Hà, em chuẩn bị đi học đi chứ!
- Không, Bích Hà cương quyết lắc đầu- Em ở nhà phụ chị giặt áo quần à.
- Em làm sao giặt được. Nước mắt lại rơi xuống má Hàn - Nghe lời chị đi, sửa soạn đi học đi em ạ.
Hà sụt sùi:
- Em ở nhà phụ chị à, đừng bảo em đi học, em ở nhà sẽ giúp được chị nhiều thứ.
Hàn đưa tay vuốt tóc em, nước mắt vờn quanh với gióng máu rỉ bên môi.
- Chị bị chảy máu rồi.
- Không sao hết, chị không đau.
Bích Hà sụt sùi:
- Em ghét ba quá.
- Đừng, em đừng ghét ba. Bích Hàn chà mạnh lên vải, những chiếc bọt xà phòng lại vun đầy - Cha làm việc nhiều, khổ cực mới có tiền nuôi chúng ta, cha đáng thương hơn là đáng ghét.
- Vậy thì em ghét mẹ
- Suỵt.! Bích Hàn đưa ngón tay lên miệng - Em không nên nói thế. Và chùi nhẹ những giọt nước mắt trên má đứa em khác cha - Đừng khóc nữa Hà nhé.
Bích Hà vẫn thút thít, nó ngước mắt nhìn chị Gương mặt ngây thơ đáng tội. Hàn gượng cười an ủi:
- Nghe chị này Hà, em đừng nên buồn nữa, vì..... Bích Hàn cúi xuống nhìn những chiếc bọt xà phòng. Cuộc đời bao giờ cũng thế, có buồn nhưng cũng có vui, sau này tất cả rồi cũng sẽ tốt đẹp, sáng lạng hết...
Bích Hà ngồi mở mắt, nó ngơ ngác không hiểu chị đang nói gì. Nhưng nó chợt thấm thía khi trông thấy những giọt nước mắt to như những giọt sương muối dang từ mắt chị lăn dài và rơi tròn xuống thau xà phòng sủi bọt.
Thay áo, tay chân Hàn lạnh phát cóng. Trời mùa đông dài như vô tận. Bên ngoài song, mưa rơi rả rít.
Cơn mưa sẽ kéo dài đến bao giờ? Hàn quay lại nhìn đứa em, con bé vẫn ngủ ngon, nhưng có lẽ lạnh, thân hình co rúm. Hàn cúi xuống khoác chiếc chăn của mình cho em, những cử động nhẹ đủ làm cho cô bé thức giấc.
- Chị.
- Suyt.! Hàn chận ngón tay lên miệng em. Ngủ tiếp đi Bích Hà, trời chưa sáng mà, bao giờ sáng chị sẽ gọi em.
Bích Hà quay lại:
- Em muốn thức để... phụ chị.
Con bé lẩm bẩm nhưng mắt vẫn mở không lên. Hàn thở dài. Mới mười một tuổi! Tuổi của một đứa con nít, tuổi của ngọc ngà không phải gánh trách nhiệm, chỉ biết có bướm, có hoa, có bánh trái và tiếng cười... Những quyển tiểu thuyết mà Hàn có dịp đọc qua đều thấy thế. Nhưng hôm qua, khi tan học về, nhìn vết bầm trên má của em, Hàn không hỏi, cũng biết chuyện gì xảy ra. Những ngón tay an ủi nhẹ xoa trên má cũng đủ làm Hà sa vào lòng chị với những giọt nước mắt vỡ đê.
- Chị Hàn ơi! Chị Hàn!
Hàn xiết chặt người em khác cha, nàng muốn khóc nhưng không dám. Nước mắt chỉ gây đến sự bực mình của mẹ. Bà mẹ kế của Hàn, đứng ngoài cửa sổ nhìn vào.
- Hừ! Bà tằng hắng rồi đẩy cửa - Chúng mày lại làm trò gì nữa đó? Suốt ngày cứ thấy bộ mặt rầu rầu như bị ức hiếp không bằng, không lẽ tao ở ác với bây lắm sao? Ác bao giờ? Nói đi! Nói đi! Xem thử mấy đứa ở hàng xóm, có đứa nào được học đến tú tài không chứ? Được cho đi học lại còn bày bộ bày tịch...
Bích Hà run rẩy trong lòng chị, con bé sợ Hàn bị vạ lây, quệt nước mắt:
- Thưa mẹ, đâu có gì đâu, con chỉ ôm chị Hàn chơi thôi.
Tội nghiệp! Mới từng ấy tuổi mà đã phải nói dối, phải đóng kịch. Hàn xiết chặt em, nhưng cơn giận của bà mẹ nuôi vẫn chưa nguôi.
- Chơi thôi à? Hừ, chị em chúng bây thì bao giờ chẳng vậy, tao là đầy tớ mà, suốt ngày đầu tắt mặt tối để mấy tiểu thơ rong chơi suốt ngày. Phải mà, ai cũng đẻ bọc điều hết, còn tao là đầy tớ. Suốt ngày đi học, về đến nhà lại giả vờ học bài, giải trí. Còn con mụ này vô phúc, lấy chồng đâu chẳng lại chọn nhằm nhà họ Du này. Đâu có phải nợ đâu mà trả hoài không dứt?
Những tiếng oán thoát ra khỏi miệng bà như máy phát thanh. Từng cuộn băng dài tiếp tục lăn, hết cuộn này đến cuộn khác, Hàn chỉ còn biết buông bé Hà ra và chạy nhanh xuống bếp nấu cơm.
Suốt đêm hôm qua, một đêm dài trằn trọc với bấy nhiêu tiếng lải nhải, mãi đến khuya mới ngủ được. Tội nghiệp bé Hà! Ra đời chỉ được hai năm là mẹ mất, không biết mặt mẹ lại phải bị chín ép hơn những đứa bé đồng lứa.
- Chị Hàn, mẹ ruột chúng ta đẹp không hở chị?
Bé Hà cứ hỏi mãi như vậy, thừa lúc không có mẹ nuôi, Hàn mới trả lời:
- Đẹp lắm! Không những đẹp mà lại hiền nữa.
- Em đã đoán như vậy. Bích Hà mở to mắt. Nhìn chị em đã suy ra mẹ, chắc chắn là mẹ với chị phải giống nhau.
Hàn bàng hoàng, mỗi lần nghe Hà nói thế, nàng chỉ biết phản ứng như vậy. Vâng, Hàn giống mẹ Nhưng mẹ yêu con như trời như biển, cận kề chăm sóc chu đáo cho lũ con. Còn nàng? Nàng không thể thay thế vị trí của mẹ Nhiều lúc nhìn những đứa em lem luốc, lòng ray rứt khôn cùng.
Thở dài, Hàn hiểu rằng không phải là lúc nghĩ vẩn vơ nữa. Hôm nay dậy trễ, nếu cứ đứng đờ ra thế này thì lại trễ học nữa thôi. Nghĩ đến chuyện trễ học, Hàn lại nhớ đến quyển sổ hạnh kiểm của mình, nó đã bị gạch nát bằng những dấu thập đỏ vì những lần vào muộn. Cách đây hai hôm, thầy giám thị Ngô còn gọi Hàn lên bàn giấy:
- Du Bích Hàn! Tại sao em cứ đến trễ mãi thế, còn muốn đi học nữa không?
Muốn đi học không? Làm sao lại chẳng muốn đi học, chính vì nó mà Hàn tốn bao nhiêu công lao, bao nhiêu nước mắt để tranh đấu. Không làm sao quên được ngày chuẩn bị lên lớp mười, những ngày dài chờ đợi như vô tận, Hàn đã phủ phục dưới chân cha mẹ nuôi:
- Nếu cha mẹ cho con được tiếp tục học, con sẽ nhớ ơn cha mẹ suốt đời. Con hứa, đi học về là sẽ nấu cơm, làm hết việc nhà, sáng sẽ dậy sớm giặt rửa, nấu nướng, con van cha mẹ!
- Hừ! Mẹ kế đã khó chịu - Gia đình này không phải là triệu phú, cũng không mong có con làm nữ bác sĩ, bác học gì cả. Con gái mà, cần gì học nhiều, học cho nhiều rồi cũng lấy chồng, đẻ con như người ta thôi.
Trong khi cha nuôi Hàn thực tế hơn:
- Bích Hàn, cha tuy không phải là cha ruột con nhưng cũng có công nuôi dưỡng. Thuở nhỏ cha không được học nhiều, vì vậy chỉ được làm cai thợ cho hãng thầu thôi, do đó cha không có nhiều tiền, con thì lại đông. Ngoài đồng tiền nuôi cơm không cũng đủ chạy không kịp thở, lấy gì có tiền cho con tiếp tục học? Vả lại con cũng đã lớn rồi, cha cần con phụ giúp.
- Thưa cha, Hàn khẩn khoản - Con van cha, cha hãy cho con học, con sẽ không để cha tốn tiền thêm, con sẽ xin học bổng của nhà trường. Hãy để con học, bao giờ có bằng tú tài xong, con đi làm được nhiều tiền hơn, con sẽ đền đáp công ơn cha mẹ.
Sự thành khẩn, tha thiết của Hàn sau cùng rồi cũng khiến cho trái tim của cha nuôi mềm đi, người chấp thuận sau tiếng thở dài. Hàn lại được tiếp nối con đường học vấn, nhưng sự chua ngoa của mẹ nuôi lại càng ngày càng gia tăng:
- Lạ thật! Nó đâu phải con ruột ông đâu mà ông chìu quá thế? Thứ của lượm ngoài đường mà tâng tiu như búp bê không bằng. Tôi thấy ông hình như chưa quên được người vợ đã tan xương của ông. Nếu vậy ông còn cưới tôi làm gì chứ?
Người cha nuôi yếu ớt chống trả:
- Chuyện cho tiếp tục học là tôi nghĩ tới tương lai con Bích Hàn, vả lại nó mới 15 tuổi đã làm gì được đâu?
- Sao lại không? Tại ông chẳng chịu mở to mắt đó thôi. Bà kế mẫu lại lớn tiếng - Không thấy con Lan ở kế nhà mình đó sao? Người ta cũng chỉ mới 15 tuổi thôi mà đã có công ăn chuyện làm rồi.
Con Lan ở cạnh nhà! Mỗi lần nghe mẹ nuôi nhắc đến là Hàn lại rùng mình. Có công ăn chuyện làm? Nghề gì? Mỗi tối phấn son lòe loẹt xuống phố, tới sớm mới vác bộ mặt mệt mỏi về nhà. Mẹ nuôi cũng muốn ta làm thế? Mỗi lần nhớ tới là Hàn lại thấy vị trí của mình trong nhà lung lay. Nàng cố gắng, ra sức học. Thời gian học rồi sẽ không còn bao lâu nữa.Không thể so sánh với bạn bè. Cho con đi học là một trách nhiệm của cha mẹ? Phải không? Phải không? Hay chỉ là một sự bố thí bất đắc dĩ? Ta phải gắng học vì ta cần học. Hàn nhớ tới một lần bị đưa lên văn phòng. Thầy giám thị Ngô đã trừng mắt nhìn nàng: "Em không muốn học nữa phải không?" Trời ơi! làm gì có chuyện đó? Tại sao giữa con người với nhau vẫn không có được một chút cảm thông? Có ai hiểu được hoàn cảnh của ta không?
Bước vào nhà bếp, công việc thứ nhất là phải vo gạo nấu cơm sáng. Lúc nồi cơm đã lên bếp, thì thau quần áo bẩn sẽ được mang ra. Một nhà 8 người mà phải giặt một thau quần áo lớn, vò vò xả xả. Nhanh lên! Nhanh lên! Sau thau áo quần còn phải soạn cơm cho mấy đứa em mang đến trường. Con người chỉ có hai tay thôi! Đống bọt xà phòng trong thau càng lúc càng vun cao, tràn ra ngoài. Mưa ngoài trời vẫn cứ rơi, mái ngói thấp không đủ che kín, thỉnh thoảng những giọt mưa theo gió tạt vào bay bám trên cổ, trên mặt Hàn.
Bàn tay cửa động đều đều, máy móc. Hàn nghĩ đến cô giáo tên Vân. Vị nữ giáo sư trẻ tuổi mà hai hôm trước đã bất ngờ gọi nàng vào phòng riêng của giáo chức, và đã nồng nhiệt ca ngợi đời sống của con người. Đời sống là vinh quang, là tình yêu, là hy vọng.. Hàn không bao giờ quên được đôi mắt rực sáng say sưa kể của cô giáo trẻ.
Sự sống? Cuộc đời? Những ngôn từ hoa mỹ chọn lựa, tích trữ không biết tự bao giờ đã được dịp tuôn ra...
Bàn tay lạnh cóng trong nước, mỏi nhừ với công việc... Mưa vẫn rơi... nhưng hình như rơi trên mắt.
"- Du Bích Hàn, em cần phải tin tưởng, đời dù có khốn khổ đến cỡ nào, hoàn cảnh dù có cay nghiệt đến đâu thì cuộc sống của em vẫn có nghĩa. Lời của vị giáo sư trẻ tuổi, cô Vân, vẫn còn mênh mang bên tai với đôi mắt tin đời - Em mới 17 tuổI, cuộc đời mới bắt đầu, rồi hoa sẽ nở, rồi trái sẽ được hái và bấy giờ khi nhìn lại, em mới thấy giá trị của cuộc đời."
Thật không? Có phải rồi sự thật sẽ như vậy không? Hàn nghĩ đến ngày xa rời khổ cực, đến lúc tươi cười ngoảnh lại với dĩ vãng. Có thật ta sẽ được như vậy không? Cô Vân có vẻ tin tưởng quá. Hàn nghĩ đến cô giáo. Cô vẫn trẻ thế tại sao lại chẳng bi quan như ta? Hàn ngồi thẳng lưng ra nhìn những chiếc bọt xà phòng vun đầy nghĩ ngợi. Màu trắng đẹp, quá đẹp, đẹp một cách tinh khiết, nhưng sao chẳng vĩnh viễn tồn tại? Từng chiếc trương đầy rồi vỡ tan. Cuộc đời khác xa bọt xà phòng, nó có thật và đẹp. Hàn nghĩ, tôi sẽ đặt từng bước, từng bước chân lên đấy thử thách, đợi chờ, thụ hưởng... Hàn như rơi vào cơn mộng kết đầy hoa...
- Bích Hàn!
Tiếng hét to lôi Hàn ra khỏi mộng tưởng. Mùi cháy khét thoảng qua mũi cho biết tai họa lại đến. Bỏ thau áo quần, Hàn tuôn chạy vào bếp. Mẹ nuôi đang đứng chờ ở cửa với đứa em chưa đầy thôi nôi trên tay.
Đôi mắt tóe lửa trừng lớn bên dưới mái tóc rối bù.
- Vào đây xem trò mày làm nè. Bà lớn tiếng hét - Chỉ có một nồi cơm thôi mà lo chẳng xong, còn muốn làm gì nữa chứ?
Bích Hàn vội lách người vào bếp, nàng định nắm lấy quai xách nồi cơm xuống, nhưng hàn quên quai nồi bị xứt từ lâu, mấy ngón tay vừa đụng vào thành nồi đã như bị điện giật rát bỏng. Vột đặt nồi xuống bên lò, không ngờ nồi lại mất thăng bằng đổ ụp xuống, phần lớn cơm trắng đổ ụp xuống tro.
- Mày cố ý muốn làm thế phải không? Bà mẹ nuôi của Hàn xông đến, và những cái tát như trời giáng - Tao biết mày cố tình mà. Đồ khốn nạn! Đồ mất dạy!
- Không phải, thưa mẹ không phải ạ! Hàn cố gắng biện minh, những giọt nước mắt chảy dài xuống má. - Con xin lỗi mẹ, tại con sơ ý chứ con không bao giờ muốn như vậy cả.
- Mày còn cãi à? Đồ khốn nạn!
Mẹ nuôi Hàn nghiến răng, những cái tát như trời giáng lại rơi xuống mặt. Bích Hàn hốt hoảng thụt lùi về phía bếp tránh đòn, nồi cơm lại ụp ngã lần thứ hai.
Đứa con trai bà chợt òa lên khóc, cả ngôi nhà bị đánh thức, khuôn mặt cha Hàn hiện ra ở cửa:
- Chuyện gì thế? Mới sáng mà đã làm dậy trời dậy đất rồi.
- Đấy ông coi. Mẹ nuôi Hàn chỉ chiếc nồi cơm đang đổ ụp trên bếp - Thành tích của con gái cưng ông đấy, thấy cơm khét mới rầy một tiếng nó đã cho đổ cả nồi cơm. Quá rồi! Vậy mà ông còn cố gắng làm lụng cực nhọc để mong ngày nó đáp đền ông? Đó, ông mở to mắt ra mà nhìn đi, nó đã đền đáp ông rồi đấy.
- Không phải con cố ý muốn vậy.. Bích Hàn ngước mắt đẫm lệ nhìn cha nuôi giải thích - Con lỡ tay...
- Nói cho đàng hoàng, làm gì khóc. Cha Hàn nổi nóng - Mới sáng sớm mày đã chọc tao rồi phải không? Làm gì mà chẳng để ý được nồi cơm chứ?
- Con... Con bận giặt quần áo. Hàn nói trong tiếng nấc.
Đừng khóc, đừng khóc, cha bực nhất là sáng sớm thức dậy đã thấy ai khóc. Hàn cố gắng điềm tĩnh, nhưng lệ cứ rơi dài.
- Mày giặt quần áo à? Mẹ nuôi Hàn không đợi cha nàng phản ứng, đã nhanh chân bước ra sàn nước, giọng hét thé thé lại vọng vào - Trời ơi! Bô muốn nhà này mạt sao mà? Áo quần chưa giặt được cái nào hết đã đổ cả thau xà phòng...
Chết rồi! Mấy chiếc bọt xà phòng lại gây khổ nữa rồi. Hàn biết mẹ nàng sẽ chẳng bao giờ hiểu cho là nước xà phòng đó đã dùng xong và bị đổ đi.
Bà mẹ nuôi lại trở vào bếp, xông về phía Hàn với đôi mắt đổ lửa:
- Mày giặt quần áo như thế đấy à? Giặt gì chứ? Những cái tát như trời giáng vung lên, Hàn né tránh khiến bà trợt chân trên bãi cơm rơi, ôm cả thằng bé trong tay ngã xuống đất. Cả một sóng chén đổ nhà theo, những âm thanh đổ vỡ khiến thằng bé òa khóc.
Bích Hàn sợ xanh mặt, vội vã đỡ bà mẹ nuôi dậy, định bế lấy thằng bé, nhưng cha Hàn đã xồng xộc xông tới giật lấy thằng bé. Mẹ nuôi Hàn được dịp bù lu, bù loa:
- Trời ơi! Nó cố tình xô tôi ngã mà, nó muốn giết tôi. Đồ tạp chủng con đĩ! Định hại mẹ con tôi mà! Ối! Ối! Chắc tôi chết mất quá! Ối! Nó dám xô ngã cả tôi.
Bích Hàn khiếp đảm xanh mặt:
- Dạ, con không có.. Con không bao giờ dám như vậy.
Cha Hàn đặt thằng bé lên giường, đứa bé không bị đau mà chỉ sợ nên khóc théo lên thôi, chỉ một lúc là im tiếng.
Giữa lúc Hàn còn ngỡ ngàng thì cha Hàn bước tới, những cái tát lại đổ dồn trên mặt, tai Hàn lùng bùng với những âm thanh mưa rào. Hàn định kêu lên nhưng kêu không được. Mưa đòn vẫn tiếp tục rơi trên đầu, lên mặt, lên thân. Đầu óc Hàn quay cuồng, choáng váng.
- Con van cha, con xin cha đừng đánh chị Hàn nữa.
Bích Hà, đứa em gái khác cha đã chạy tơi ôm chầm lấy chị đỡ đòn cho Hàn.
- Đừng đánh nữa, đừng đánh chị con nữa cha ơi!
Bàn tay của cha nuôi Hàn có vẻ mềm đi, cơn mưa đòn thưa thớt rồi ngưng hẳn. Nhìn hai chị em khác cha chúng quá yêu nhau, lòng ông chợt xúc động:
- Đúng là oan gia! Của oan gia mà!
Tấm thân ốm yếu của Hà vẫn còn run rẩy, bàn tay nhỏ nhắn của nó vẫn còn để yên trên người chị khác cha.
- Bích Hàn! Hôm nay mày không được đi học, giặt hết đống quần áo đó xong, giặt tiếp tã lót của em bé. Còn nữa, mày phải nhịn cơm một ngày.
Đấy là những lời sau cùng của cha, trước khi lên nhà trên.
Bích Hàn trở ra sàn nước, ngồi xuống tiếp với đống quần áo. Hà bước theo với chiếc ghế nhỏ ngồi xuống cạnh chị Hàn cản ngăn:
- Hà, em chuẩn bị đi học đi chứ!
- Không, Bích Hà cương quyết lắc đầu- Em ở nhà phụ chị giặt áo quần à.
- Em làm sao giặt được. Nước mắt lại rơi xuống má Hàn - Nghe lời chị đi, sửa soạn đi học đi em ạ.
Hà sụt sùi:
- Em ở nhà phụ chị à, đừng bảo em đi học, em ở nhà sẽ giúp được chị nhiều thứ.
Hàn đưa tay vuốt tóc em, nước mắt vờn quanh với gióng máu rỉ bên môi.
- Chị bị chảy máu rồi.
- Không sao hết, chị không đau.
Bích Hà sụt sùi:
- Em ghét ba quá.
- Đừng, em đừng ghét ba. Bích Hàn chà mạnh lên vải, những chiếc bọt xà phòng lại vun đầy - Cha làm việc nhiều, khổ cực mới có tiền nuôi chúng ta, cha đáng thương hơn là đáng ghét.
- Vậy thì em ghét mẹ
- Suỵt.! Bích Hàn đưa ngón tay lên miệng - Em không nên nói thế. Và chùi nhẹ những giọt nước mắt trên má đứa em khác cha - Đừng khóc nữa Hà nhé.
Bích Hà vẫn thút thít, nó ngước mắt nhìn chị Gương mặt ngây thơ đáng tội. Hàn gượng cười an ủi:
- Nghe chị này Hà, em đừng nên buồn nữa, vì..... Bích Hàn cúi xuống nhìn những chiếc bọt xà phòng. Cuộc đời bao giờ cũng thế, có buồn nhưng cũng có vui, sau này tất cả rồi cũng sẽ tốt đẹp, sáng lạng hết...
Bích Hà ngồi mở mắt, nó ngơ ngác không hiểu chị đang nói gì. Nhưng nó chợt thấm thía khi trông thấy những giọt nước mắt to như những giọt sương muối dang từ mắt chị lăn dài và rơi tròn xuống thau xà phòng sủi bọt.
/26
|