VỰC THẲM CỦA SÔNG TÌNH
Một mùa đông nữa trôi qua, cũng lạnh như bao mùa đông khác. Mười bốn tuổi, mười lăm,… và bây giờ là mùa xuân, mùa bão cát.
Một buổi chiều, tôi quyết định đến Hiệu sách Phương Chu, nơi có một chàng trai trẻ tên là Nước Nóng (nguyên tác: Bạch Khai Thủy) làm việc. Khi tôi đến nơi, tôi thấy anh chàng mặc áo phông Móng Chín Phân màu đen. Cậu ta trông nhỏ con hơn trước và đã cắt tóc rất ngắn.
“A, xem ai kìa!” Nước Nóng kêu lên và vươn cả hai tay ra với vẻ khoa trương điệu bộ. Một số khách hàng đang xem sách cũng ngẩng lên nhìn, và một anh chàng mà tôi vừa mới phỏng vấn, tên là Kiệt Tư, ca sĩ chính của một ban nhạc, chợt bước tới. Anh ta vẫn mang kính gọng đen và một đôi giày dã chiến phun màu vàng.
Anh ta hỏi tôi bài viết sau khi phỏng vấn thế nào, và tôi trả lời rằng cũng đã sắp xong, rồi tôi trả lại anh ta một bản Demo Bướm Chết mà tôi đã mượn.
“Em thấy thế nào?” anh ta hỏi.
“Cũng được lắm,” tôi nói. “Có mấy bài rất khá ở mặt B.”
“Ồ?” Anh ta nở một nụ cười hạ cố với tôi. “Kỹ thuật họ thối um. Tôi không thể ngửi được. Mấy nhịp mở đầu của bài thứ nhất đã làm tôi oải luôn. Cứt! Nếu họ mà cũng dám ra băng demo thì bọn ất ơ nào cũng ra được.”
Tôi kệ thây anh ta. Trong một môi trường quậy rock ở Bắc Kinh, ai thấy ai cũng đáng ghét.
“Bọn họ chỉ có hai thôi, đúng không?” tôi hỏi.
“Ờ, làm gì có bass.”
Tôi mở vỏ băng ra để nhìn dòng ghi biên chế.
Bướm Chết
Guitar/ Ca sĩ chính: G
Trống: LCNTC
Còn ghi cả số máy nhắn tin của G. Bọn họ đều dùng “tên” tiếng Anh, một loại mật mã mà tôi chịu chết không hiểu. Cho nên, ra vẻ quan trọng, tôi gọi vào máy nhắn tin của G, muốn xem xem gã này thuộc loại nào. Mấy phút sau thì điện thọai reo. Nước Nóng nhấc máy: “Alô, Hiệu sách Phương Chu đây.” Cậu ta đùa ghẹo người gọi, nói với anh ta rằng có một người ở đây mết nhạc của các anh lắm.
Tôi lục lọi trong hiệu sách, nơi bán vô số các sách và tạp chí âm nhạc hiện đại, mặc dù kích thước cũng rất nhỏ - không quá mấy chục mét vuông. Bên ngoài, các ban nhạc dán đầy các poster về các buổi biểu diễn, hay các thông báo thử giọng cho các ca sĩ, trong khi đó, hơn một nửa các bức tường trong phòng chất đầy đĩa CD – một số giá 15 tệ, một số khác giá 150 tệ - rồi các băng demo của vô số ban nhạc ở Bắc Kinh cùng những nơi khác. Tại quầy thu tiền, bạn có thể mua áo phông, đề-can, cùng các tạp chí từ Châu Âu và Mỹ. Tôi nhặt mấy tờ tạp chí cho không như Beijing Scene, Giải trí ở Bắc Kinh, và tờ Hướng dẫn Độc giả vứt bừa ở đó. Rồi tôi tự rót cho mình một chén trà, càng lúc càng cảm thấy đây như nhà mình vậy. Nước Nóng luôn bận rộn trả lời điện thọai. Đầu tiên, cậu ta rất cho đáo và tôn trọng, bao giờ cậu ta cũng xin chào và nói, “Cảm ơn vì đã gọi đến Hiệu sách Phương Chu.” Thỉnh thoảng lại có một khách hàng gọi điện đến hỏi xem một cuốn sách nào đó đã có chưa, nhưng thường thì là một trong số những bạn cậu ta, và cậu ta lúc cười khúc khích lúc sỉ vả với bất cứ gã nào, khá là nhộn. Còn nhớ lúc khi Nước Nóng bắt đầu làm việc ở đây, cậu ta vừa mới đến Bắc Kinh, và đã trải qua một thời gian khốn khổ vì gia đình cậu ta vẫn ở làng quê tại Giao Đông. Nhưng cuộc sống bây giờ đã khá hơn rồi. Bám lấy hiệu sách, cậu ta đã tiếp xúc được với rất nhiều người, hầu hết là các nhạc công, và một số đã trở thành bạn của cậu. Chẳng biết làm gì, bọn họ thường hay tạt qua hiệu sách để giết thời giờ, kiếm gì đó để ăn, hay bất cứ thứ gì. Họ thường trò chuyện kiểu như thế này:
“Thế nào?”
“Không tốt lắm. Chả biết làm gì. Đi xem vài sô – mệt quá! Phí của. Ngấy lắm rồi. Dào ôi, thật ra mình chả hợp với thế giới này.”
Hoặc là: “Tớ sẽ chết vì thi sĩ Hải Tử!”
“Tớ cũng sẽ nằm giữa đường tàu, như ông ấy.”
Đại loại vậy.
Tôi ngồi yên đó đắm mình trong những suy nghĩ, đưa đẩy đến một trạng thái lãnh đạm kỳ lạ. Thời gian trôi qua. Một cơn gió nổi lên ngoài kia, phủ lên Bắc Kinh một tấm thảm cát vàng. Nhưng chúng tôi ngồi dễ chịu trong này, quên đi, ít ra là lúc này, cái thời tiết khó chịu bên ngoài và tất cả những thứ khiến chúng tôi kinh sợ. Tôi thật sự chẳng quan tâm lắm về thời gian, bởi lẽ dẫu sao, thời gian là tất cả những gì mà tôi có. Sau chừng hơn nửa giờ, G đã xuất hiện trong hiệu sách.
G nói lần đầu tiên thấy tôi, tôi chẳng gây cho cậu ta ấn tượng gì, ngoại trừ mái tóc màu xanh. Lại một con nhóc punk nữa, cậu nghĩ vậy. Cậu cho rằng tôi là bạn gái của Kiệt Tư. Khi cậu thấy Kiệt Tư, cậu hỏi anh ta nghĩ gì về bản demo, và Kiệt Tư nói mình chưa thực sự nghe nó. Rồi bọn họ nói một lúc về chuyện biểu diễn. Tôi nghe G đề nghị Kiệt tư giúp cậu sắp xếp cho cái gì đó, nhưng Kiệt Tư nói không xong đâu nếu như không có một cây bass. Cuộc trao đổi của họ kết thúc khi tôi bước tới.
“Có phải cậu là ca sĩ chính của Bướm Chết?” tôi hỏi.
“Phải.”
“Cậu có yêu cầu gì ở người chơi bass hay không?”
Cậu ta nhìn tôi nặng nề. “Không có gì cả, chỉ là một người nào có chung ý tưởng với chúng tôi.”
“Tôi có được không?” tôi nói.
Tôi làm quen với G như vậy đó.
Một lúc sau đó, cậu dẫn tôi đi gặp tay trống của chúng tôi, một học sinh năm cuối của một trường trung học gần đó. Chúng tôi đạp xe đến đó, cậu thì trong đôi-kính-mắt-đen-gọng-vàng-kỳ-ngộ, cùng đạp loằng ngoằng đến Trường Trung học Đường sắt số Ba. Ngôi trường có những tòa nhà cũ kỹ với một sân thể dục rộng lớn mà mấy đứa trẻ vẫn đang đá bóng. Đang cuối tháng Ba, đã gần như là tháng Tư, và bọn con trai đã chuyển sang mặc áo ba lỗ trắng. Ngôi trường tỏa ra một mùi cỏ dễ chịu. Một vài đứa trẻ nhìn chúng tôi chằm chằm, và tôi thì đút hai tay vào túi quần.
Chúng tôi không thấy tay trống đâu cả. Cậu ta đã cuốn xéo ngay sau khi tan học. Sau đó không lâu, khi chúng tôi chia tay tại đại lộ Tràng An, tôi nói với G rằng tôi sẽ sớm gọi cho cậu.
Ngày hôm sau tôi đánh mất cuốn sổ địa chỉ. Tôi tìm nó khắp nơi, và trong khi tìm kiếm tôi vớ được một mảnh giấy có số điện thọai của G. Tôi gọi, và cậu ta nhấc máy lên sau vài hồi chuông. “Alô, có phải G không?”
“Vâng, đúng vậy.” Cậu ta trả lời cho một giọng con gái như vậy đó. “Tôi là người duy nhất dùng máy này, vậy nếu có ai đó trả lời, thì đó là tôi. Nếu không có ai, thì tức là tôi không có nhà.”
“Hừm. Tôi là Xuân Thụ, tôi là…”
“Ô, cậu thế nào rồi?”
Ban đầu thì còn có gì đó ngượng ngùng, nhưng hay. Chúng tôi nói chuyện một lúc, và cậu ta nói suốt cả ngày cậu ta đợi tôi gọi điện thọai. Lúng túng, tôi nói với cậu tôi không tìm được sổ địa chỉ. Tôi luôn như vậy đó, không mất cái này thì quên cái khác.
Tan đi như một giấc mơ
Tôi thấy mình trong mắt người
Tan đi như một giấc mơ, tôi lạc đường trong mộng
Dù cố tìm đến mấy, tôi cũng chẳng thấy được nào
Giấc mơ tôi bay đi, tất cả đều mơ hồ
Trong giấc mơ hỗn loạn, tôi đứng đó trần truồng
Trong cái hộp hình tim tôi mơ mình chạy như điên dại
Trời ảm đạm mịt mù, tôi hãi hùng khiếp sợ
Cầu thang pha lê trước mặt
Liệu có vỡ vụn cả không?
Trái tim nát vụn của tôi
Đã tan đi như giấc mộng…
- Thơ của Pha Lê –
Buổi sáng sớm, tôi đang mơ ngủ thì chuông điện thọai reo. Một cái giọng tôi không biết của ai nói, “Alô, đây có phải là số của Xuân Thụ?”
“Tôi đây.”
“Tôi là người đánh trống của Bướm Chết đây. G cho tôi số này. Cậu ấy và tôi đến Hiệu sách Phương Chu chiều nay. Muốn đến cùng không?”
“Có,” tôi nói. “Anh ở trường đấy à? Tôi nghe tiếng nhiều người nói chuyện.”
“Đang giữa giờ ra chơi. Tôi đang ở quán nước,” anh ta trả lời.
Tôi nói, “Nói điều gì đó nồng nàn với tôi đi.”
Im lặng một lúc, rồi, “Được rồi. Anh yêu em, đến nhanh lên nhé.”
Tôi cười. “Hay lắm. Gặp anh chiều nay – Ô, tôi quên mất. Tên anh là gì?”
“Pha Lê.”
Sau khi chúng tôi gác máy, tôi rửa mặt và xem đồng hồ, 10:30.
Tôi cố tưởng tượng ra Pha Lê thế nào. Ở trường anh ta hôm đó, tôi đã có một cảm giác bồi hồi lúc chúng tôi đi tìm anh. Tôi hy vọng anh để tóc ngắn và hơi mơ màng, chỉ nhảy múa vì ý nghĩ kỳ dị của mình, và mặc áo phông trắng, sạch, với cổ áo bẻ xuống.
Anh và G đã ở Hiệu sách Phương Chu khi tôi đến đó vào buổi chiều. Anh đúng hệt như tôi tưởng tượng.
“Chào Xuân Thụ,” anh nói. “Em có thể gọi anh là Pha Lê, vì tất cả mọi người trong trường anh đều gọi thế. Tất cả bọn họ đều bảo anh là đồng tính luyến ái.” Anh có một khuôn mặt rất Nhật, và mắt anh trong như pha lê thực. Tóc anh nhắn nhưng không cứng tua tủa, và anh mặc một cái áo phông dài tay chui đầu.
Chúng tôi loanh quanh trong hiệu sách chừng một giờ đồng hồ. Họ hút một ít thuốc lá. Pha Lê nói anh đang học trung học năm cuối. Anh không hay chuyện lắm. Hầu hết thời gian, anh và G thường là nhìn nhau, và tôi có một cảm giác buồn cười khi tôi quan sát họ, rằng đó không phải là một tình bạn bình thường. Nước Nóng nhiều lần bước đến và chêm vào những lời bình luận ra bộ sành-điệu và ngồi xuống bên cạnh tôi, với vẻ không được thoải mái. Tỏ vẻ thân thiện, Pha Lê xoa bóp mắt cá chân tôi, biểu hiện thầm kín của sự hiểu nhau.
Khi bên ngoài đổ tối, chúng tôi đạp xe về quảng trường Thiên An Môn, và Pha Lê chào tạm biệt.
“Cậu có nghĩ là Pha Lê thích tớ?” tôi hỏi một cách lo lắng sau khi Pha Lê đi.
G liếc nhìn tôi một cái. “Chắc chắn là có,” cậu ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi. Để tôi thoải mái, cậu nói rằng anh chàng vẫn như vậy thôi, ít nói và lãnh đạm. Rằng điều đó sẽ thay đổi khi chúng tôi hiểu nhau rõ hơn.
Tôi gọi điện cho nhạc sĩ Lý Nham, người nói sẽ cho tôi mượn một guitar bass vào Chủ nhật tôi có thể đến lấy. G và tôi gặp nhau ở trước Siêu thị Bách Thịnh… Cậu mặc một chiếc jacket trắng rất quấy trên đó cậu vẽ vài biểu tượng vô chính phủ. Khi chúng tôi đến chỗ của Lý Nham, rất nhiều người đang ở đó, trong đó có toàn bộ các thành viên trong ban nhạc của Lý Nham. “Đầy là G, một người bạn của tôi,” tôi nói. Lý Nham nhìn cái keyboard treo sau lưng của G.
“Cậu cũng chơi trong một ban nhạc phải không?” Lý Nham hỏi, rõ ràng là rất để ý.
***
Mấy ngày sau đó, tôi dẫn G đến một quán bar nơi Lý Nham và ban nhạc của anh ta chơi. Thoạt đầu, tôi và G lấy hai ghế khác nhau, ngồi đối diện nhau, nhưng rồi tôi tiến tới và ngồi vào lòng cậu, và cậu vòng tay quanh người tôi. Trong giờ nghỉ, ban nhạc hỏi chúng tôi có phải là một cặp trai gái hay không? Và còn cảnh báo G rằng nếu mà cậu ta không đối xử với tôi tử tế, thì liệu mà phải trả lời với họ. Chúng tôi cười và nói, cảm thấy hơi khó xử.
Vào một lúc, tôi liếc nhìn anh chàng chơi guitar, Tiểu Hải, người ngồi cúi gục đầu xuống, ánh sáng phía trên tạo ra một cái bóng tinh tế trên mặt anh. Khi anh phát hiện tôi nhìn, anh cười.
Trên sàn diễn, Tiểu Hải cúi đầu xuống trong khi chơi guitar, và tôi bắt đầu cựa quậy trong lòng G. Tôi muốn hỏi Tiểu Hải, anh đang nghĩ gì vậy? Anh có muốn em không? Tại sao anh không bộc lộ ra? Tại sao phải kìm nén? Tôi cảm tưởng rằng tôi thật sự lo cho anh, đến nỗi tôi không bao giờ muốn làm anh đau. Tôi vật vã với những tình cảm lẫn lộn giữa ham muốn và e sợ. Khi Tiểu Hải đến quầy bar để uống chút nước khoáng, tôi bước đến cạnh anh.
***
Tôi có cảm tưởng như tôi đã biết Tiểu Hải từ rất lâu rồi; khuôn mặt anh đẹp nhưng mơ hồ, như bị chìm trong nước. Cử chỉ của anh từ tốn, không bao giờ màu mè, có một vẻ lịch sự mơ hồ của một quý ông Châu Âu. Thật sự khó mà mô tả được thành lời; tôi cảm thấy rằng Tiểu Hải quan tâm đến tôi nhưng không bao giờ theo cái cách quá thân mật, rằng có cái gì đó trong tính cách của anh khiến anh luôn muốn giữ một khoảng cách giữa mình với người khác. Anh có một phẩm chất trộn lẫn giữa băng và nước; dù lạnh, anh vẫn dịu dàng. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy thật gần gụi anh, như một người bạn thân thiết thực sự, hay như với một vị bác sĩ nhạy cảm, tốt bụng. Tôi muốn anh, tôi tôn sùng anh, nhưng luôn có một cái gì đó trong con người anh đẩy tôi ra. Anh chưa bao giờ bộc lộ bất cứ một tình cảm thật sự nào với tôi; nếu mà có, thì tôi sẽ phải lòng anh ghê gớm.
Nếu chúng tôi ngồi lại quá muộn ở quán bar, anh thường mời tôi đến ngủ tại chỗ của anh, một căn hộ ba phòng ngủ rất lớn trong một tòa nhà nơi bố mẹ anh sống cùng, mặc dù họ chẳng mấy khi bước xuống lầu – điều khiến cho nơi này có một cảm giác tự do đến chóng mặt. Thỉnh thoảng tôi ngủ trong phòng ngủ lớn, và thỉnh thoảng tôi lại ngủ trên cái giường đơn duy nhất trong phòng anh, nơi những cái bong bóng của cá vàng nhả ra vỡ lốp bốp trên bề mặt bể cá và điều hòa nhiệt độ kêu ro ro ngọt ngào. “Hãy đi ngủ đi,” Tiểu Hải sẽ nói vậy. Rồi sáng hôm sau, anh sẽ chở tôi đến ga tàu điện ngầm trên chiếc xe đạp của mình.
Chỉ có một lần buột nói ra chuyện bạn gái trước đây, anh nói anh lẽ ra phải dành nhiều thời gian cho cô ấy hơn, nhưng anh đã tiêu quá nhiều thời giờ vào việc luyện guitar nên không lấy đâu ra thời gian. Sau khi họ tan vỡ, cảm tưởng hối hận dội lên, nhưng…
“Em có biết làm sao để yêu thương một người không?” anh hỏi, lộ ra một thái độ tôi ít khi thấy.
Bầu trời chuyển sang một màu vàng âm u. Những làn gió buổi tối lay động nhẹ nhàng những dây nho xanh ngoài cửa sổ cùng những tấm màn cửa sổ đỏ chói; chúng mang theo cùng một mùi vị ẩm ướt.
“Có một dòng trong một cuốn sách mà có lần em đọc nói rằng, nếu anh tiếp tục sống, anh có thể gặp mặt nhau và nói ‘Anh yêu em,’ cho nên chúng ta phải tiếp tục sống và sống cho tử tế,” tôi trả lời.
“…Thật ra, nguyên nhân duy nhất cho sự tan vỡ có thể chỉ là tình yêu hãy còn chưa đủ.”
Có những lúc khi anh vô ý bộc lộ ra những tình cảm dịu dàng, mà tôi thấy cảm động – tôi nói là vô ý, bởi vì anh là bậc thầy của sự tự-kiểm-soát. Một ngày mùa thu, khi chúng tôi ở cạnh hồ Vị Danh trong trường Bắc Đại, anh hỏi tôi nếu có thể được thì em sẽ chọn sống thời nào. Tôi nói thời thơ ấu. Anh nói anh chọn sống thời hiện tại, bởi vì nếu khác đi thì anh chẳng có cơ hội được biết tôi. Một lúc khác, anh nói, “Anh vừa khám phá ra một cách rất hay để ăn mì ăn liền.” Anh kéo tôi vào phòng anh, rồi anh trải hai tờ báo lên sàn và nói, “Chúng mình đang đi picnic.”
Vào rất nhiều buổi chiều thứ Bảy, cả lũ chúng tôi đến chỗ anh để chơi nhạc hay chỉ nói chuyện, và vô số lần chúng tôi cùng chia sẻ những ý nghĩ, hay cùng đi xem biểu diễn, và anh luôn chăm sóc cho tôi. Và tôi là đứa em gái chẳng bao giờ lớn, lúc nào cũng lẽo đẽo bên cạnh, thuần khiết và ngây thơ mãi mãi.
G và tôi chọn một ngày để xem biểu diễn tại Câu lạc bộ Gào Thét ở khu Ngã Năm, ngày 31 tháng Ba, lần thứ hai tôi xem biểu diễn tại đây. Sau đó, Câu lạc bộ Gào Thét đổi tên thành Câu lạc bộ Cây Sồi, và trở thành một chỗ rất chán để chơi. Nhưng hôm đó chúng tôi đã có một buổi tối tuyệt diệu. Người đông đến nỗi gần như chẳng thể bước đi nổi, và tôi nhận ra vô số các cậu chàng tôi biết, trong đó có cả vài cậu ở Hiệu sách Phương Chu cùng một người bạn Nhật Bản tên là Adachi. Anh ta trỏ vào một anh chàng trông rất giống mình. “Đây là anh trai của tôi, Adachi Takuo.”
Tôi nói G hãy ôm tôi khi cần, vì tôi muốn chúng tôi giống như hai người yêu. Cậu nói cậu sẽ, nhưng cậu vẫn đứng đó và ra dáng và nghiêm chỉnh. Dù vậy khi show diễn bắt đầu, mọi thứ trở nên sôi động hẳn. Tôi cũng xô đẩy mọi người cho đến khi trên người tôi mồ hôi ra như tắm. Từ lâu lắm rồi tôi chưa được hạnh phúc như thế, và mọi người đã lôi tôi lên trên cùng, ấn tôi xuống dưới một cái loa để nghỉ kẻo tôi ngất ra mất. Sau một lúc, chúng tôi đi ra ngoài để uống nước, trong khi hai tai chúng tôi vẫn không ngừng ù lên. Adachi đãi chúng tôi, bởi vì chỉ để vào đây xem, chúng tôi đã tiêu hết sạch.
“Hay thật đấy.” Tôi ngồi trên mặt đất uống nước. Tôi kéo quần lên quá đầu gối, và có một vệt thâm rất to trên một bắp chân tôi. Trong ánh đèn đường, tôi rất vui khi nhận thấy rằng cặp chân của tôi cũng không thô lắm. G liếc nhìn tôi.
“Cậu không sao chứ?” cậu hỏi.
Tôi chẳng hề sao.
Suốt trên đường về nhà, G và tôi nói tất tật mọi chuyện trên trời dưới bể. Chúng tôi thì luôn luôn như vậy; chúng tôi tuôn ra bất cứ thứ gì lạc vào trong đầu.
Chúng tôi dừng lại khi đến chỗ Trung tâm Mua bán Tràng An, vì từ đó chúng tôi phải về hai hướng khác nhau. Cậu đông, tôi tây.
“Muốn ngồi một lúc không?” G hỏi.
“Có.” Chúng tôi dắt xe đạp đến đoạn phân cách giữa đường và ngồi xuống một cái ghế dài.
“Hôm nay nhiều sao quá.”
“Ờ…”
“Cậu đang nghĩ gì vậy?”
“Tớ đang nghĩ đ.mẹ sẽ tuyệt thế nào nếu một bữa nào đó làm một show ở Câu lạc bộ Gào Thét.”
“Cứ sống như thế, cậu sẽ đến được đó.”
“Còn bây giờ thì nghĩ gì?” tôi lại hỏi khi tôi cầm tay cậu trong tay tôi và giữ nó một cách dịu dàng.
“Tớ…” Cậu đang định nói gì đó, nhưng lại thôi. Cậu hôn tôi rất nhẹ. Thật tuyệt diệu. Sau đó chúng tôi nói chuyện một cách phấn khích, và không hề về nhà cho tới ba bốn giờ sáng, khi bầu trời đã bắt đầu sáng lên.
“Gọi cho tớ khi cậu về tới nhà.”
“Ok,” tôi nói và khẽ cười. Rồi tôi đạp về nhà nhanh hết mức có thể được.
Chúng tôi lén vào trong phòng cậu. Tim tôi đập thình thịch. Thoạt tiên chúng tôi chúi đầu vào máy tính rồi vào một phòng tán gẫu, nơi chúng tôi nói những thứ đại loại như, “Làm thế nào mà mọi người ở đây lại khờ quá vậy?” Rồi G chơi guitar một lúc, cho đến khi cậu nhìn khắp người tôi và nói, “Chúng mình đi tắm thôi.”
“Tắm…cùng…với nhau?”
“Sao lại không?” cậu nói. Chúng tôi nhón chân đi vào trong nhà tắm. Đứng lưng sát vào lưng, nhưng khi chúng tôi quay lại, chúng tôi không dám nhìn vào bất cứ gì khác ngoài mặt nhau. Nước phun lúc mạnh lúc yếu. G nói với tôi rằng các khu nhà một tầng lúc nào cũng vậy. Sau khi chúng tôi tắm rửa một lúc, cậu dịu dàng nói, “tớ sẽ xoa dầu tắm lên cho cậu.” Run rẩy bởi một khích động tôi chưa từng cảm thấy, tôi quay lại và nhìn chằm chằm vào cơ thể gày gò, trẻ con của cậu, và chúng tôi quàng tay ôm cứng lấy nhau.
Khi đã ở trên giường, chúng tôi vừa thì thầm vừa giở xem truyện tranh hài. Tôi bật đĩa CD The Cure, một thứ rất hợp trong một đêm đầy những thứ tuyệt diệu, với khung cảnh – nhạc ấm áp, khiến mọi thứ đều hoàn hảo.
Chúng tôi lại nằm một cách nhẹ nhàng và cầm tay. Cậu hôn tôi nhẹ nhàng, lên mắt, lên môi.
“Tớ muốn…tớ muốn cậu…”
“Hừm? Cậu nói gì?... Được thôi,” tôi nói một cách ngẫu nhiên.
“Tớ, tớ muốn cậu, cậu là của tớ, của riêng tớ.” Cậu nói vẻ rất chắc chắn.
Của riêng cậu? Tôi không bao giờ nghĩ mình “thuộc về” một ai đó, bất kỳ ai.
Vậy nên tôi nói với cậu tôi cảm thấy tất cả chuyện đó như thế nào, cũng lắp ba lắp bắp mãi tôi mới nói được. Cậu thở dài nhưng không nói gì. Cậu chỉ ôm tôi thật chặt.
Đến lúc đó đã gần hai giờ sáng. Chúng tôi để đồng hồ báo thức vào 4 giờ 30 để có thể ra ngoài được trước khi gia đình G thức dậy.
Suốt mấy giờ trước khi trời sáng, cậu im lặng vuốt ve thân thể trẻ trung của tôi: lưng, cái mặt ngây thơ, mái tóc xanh, chân. Giả vờ vẫn còn đang ngủ, tôi nằm yên không hề cử động. Hạnh phúc tuyệt đối. Khi chúng tôi chuồn ra, Bắc Kinh buổi sớm, được phủ trong một lớp mù mỏng, vẫn còn đang ngủ.
Một mùa đông nữa trôi qua, cũng lạnh như bao mùa đông khác. Mười bốn tuổi, mười lăm,… và bây giờ là mùa xuân, mùa bão cát.
Một buổi chiều, tôi quyết định đến Hiệu sách Phương Chu, nơi có một chàng trai trẻ tên là Nước Nóng (nguyên tác: Bạch Khai Thủy) làm việc. Khi tôi đến nơi, tôi thấy anh chàng mặc áo phông Móng Chín Phân màu đen. Cậu ta trông nhỏ con hơn trước và đã cắt tóc rất ngắn.
“A, xem ai kìa!” Nước Nóng kêu lên và vươn cả hai tay ra với vẻ khoa trương điệu bộ. Một số khách hàng đang xem sách cũng ngẩng lên nhìn, và một anh chàng mà tôi vừa mới phỏng vấn, tên là Kiệt Tư, ca sĩ chính của một ban nhạc, chợt bước tới. Anh ta vẫn mang kính gọng đen và một đôi giày dã chiến phun màu vàng.
Anh ta hỏi tôi bài viết sau khi phỏng vấn thế nào, và tôi trả lời rằng cũng đã sắp xong, rồi tôi trả lại anh ta một bản Demo Bướm Chết mà tôi đã mượn.
“Em thấy thế nào?” anh ta hỏi.
“Cũng được lắm,” tôi nói. “Có mấy bài rất khá ở mặt B.”
“Ồ?” Anh ta nở một nụ cười hạ cố với tôi. “Kỹ thuật họ thối um. Tôi không thể ngửi được. Mấy nhịp mở đầu của bài thứ nhất đã làm tôi oải luôn. Cứt! Nếu họ mà cũng dám ra băng demo thì bọn ất ơ nào cũng ra được.”
Tôi kệ thây anh ta. Trong một môi trường quậy rock ở Bắc Kinh, ai thấy ai cũng đáng ghét.
“Bọn họ chỉ có hai thôi, đúng không?” tôi hỏi.
“Ờ, làm gì có bass.”
Tôi mở vỏ băng ra để nhìn dòng ghi biên chế.
Bướm Chết
Guitar/ Ca sĩ chính: G
Trống: LCNTC
Còn ghi cả số máy nhắn tin của G. Bọn họ đều dùng “tên” tiếng Anh, một loại mật mã mà tôi chịu chết không hiểu. Cho nên, ra vẻ quan trọng, tôi gọi vào máy nhắn tin của G, muốn xem xem gã này thuộc loại nào. Mấy phút sau thì điện thọai reo. Nước Nóng nhấc máy: “Alô, Hiệu sách Phương Chu đây.” Cậu ta đùa ghẹo người gọi, nói với anh ta rằng có một người ở đây mết nhạc của các anh lắm.
Tôi lục lọi trong hiệu sách, nơi bán vô số các sách và tạp chí âm nhạc hiện đại, mặc dù kích thước cũng rất nhỏ - không quá mấy chục mét vuông. Bên ngoài, các ban nhạc dán đầy các poster về các buổi biểu diễn, hay các thông báo thử giọng cho các ca sĩ, trong khi đó, hơn một nửa các bức tường trong phòng chất đầy đĩa CD – một số giá 15 tệ, một số khác giá 150 tệ - rồi các băng demo của vô số ban nhạc ở Bắc Kinh cùng những nơi khác. Tại quầy thu tiền, bạn có thể mua áo phông, đề-can, cùng các tạp chí từ Châu Âu và Mỹ. Tôi nhặt mấy tờ tạp chí cho không như Beijing Scene, Giải trí ở Bắc Kinh, và tờ Hướng dẫn Độc giả vứt bừa ở đó. Rồi tôi tự rót cho mình một chén trà, càng lúc càng cảm thấy đây như nhà mình vậy. Nước Nóng luôn bận rộn trả lời điện thọai. Đầu tiên, cậu ta rất cho đáo và tôn trọng, bao giờ cậu ta cũng xin chào và nói, “Cảm ơn vì đã gọi đến Hiệu sách Phương Chu.” Thỉnh thoảng lại có một khách hàng gọi điện đến hỏi xem một cuốn sách nào đó đã có chưa, nhưng thường thì là một trong số những bạn cậu ta, và cậu ta lúc cười khúc khích lúc sỉ vả với bất cứ gã nào, khá là nhộn. Còn nhớ lúc khi Nước Nóng bắt đầu làm việc ở đây, cậu ta vừa mới đến Bắc Kinh, và đã trải qua một thời gian khốn khổ vì gia đình cậu ta vẫn ở làng quê tại Giao Đông. Nhưng cuộc sống bây giờ đã khá hơn rồi. Bám lấy hiệu sách, cậu ta đã tiếp xúc được với rất nhiều người, hầu hết là các nhạc công, và một số đã trở thành bạn của cậu. Chẳng biết làm gì, bọn họ thường hay tạt qua hiệu sách để giết thời giờ, kiếm gì đó để ăn, hay bất cứ thứ gì. Họ thường trò chuyện kiểu như thế này:
“Thế nào?”
“Không tốt lắm. Chả biết làm gì. Đi xem vài sô – mệt quá! Phí của. Ngấy lắm rồi. Dào ôi, thật ra mình chả hợp với thế giới này.”
Hoặc là: “Tớ sẽ chết vì thi sĩ Hải Tử!”
“Tớ cũng sẽ nằm giữa đường tàu, như ông ấy.”
Đại loại vậy.
Tôi ngồi yên đó đắm mình trong những suy nghĩ, đưa đẩy đến một trạng thái lãnh đạm kỳ lạ. Thời gian trôi qua. Một cơn gió nổi lên ngoài kia, phủ lên Bắc Kinh một tấm thảm cát vàng. Nhưng chúng tôi ngồi dễ chịu trong này, quên đi, ít ra là lúc này, cái thời tiết khó chịu bên ngoài và tất cả những thứ khiến chúng tôi kinh sợ. Tôi thật sự chẳng quan tâm lắm về thời gian, bởi lẽ dẫu sao, thời gian là tất cả những gì mà tôi có. Sau chừng hơn nửa giờ, G đã xuất hiện trong hiệu sách.
G nói lần đầu tiên thấy tôi, tôi chẳng gây cho cậu ta ấn tượng gì, ngoại trừ mái tóc màu xanh. Lại một con nhóc punk nữa, cậu nghĩ vậy. Cậu cho rằng tôi là bạn gái của Kiệt Tư. Khi cậu thấy Kiệt Tư, cậu hỏi anh ta nghĩ gì về bản demo, và Kiệt Tư nói mình chưa thực sự nghe nó. Rồi bọn họ nói một lúc về chuyện biểu diễn. Tôi nghe G đề nghị Kiệt tư giúp cậu sắp xếp cho cái gì đó, nhưng Kiệt Tư nói không xong đâu nếu như không có một cây bass. Cuộc trao đổi của họ kết thúc khi tôi bước tới.
“Có phải cậu là ca sĩ chính của Bướm Chết?” tôi hỏi.
“Phải.”
“Cậu có yêu cầu gì ở người chơi bass hay không?”
Cậu ta nhìn tôi nặng nề. “Không có gì cả, chỉ là một người nào có chung ý tưởng với chúng tôi.”
“Tôi có được không?” tôi nói.
Tôi làm quen với G như vậy đó.
Một lúc sau đó, cậu dẫn tôi đi gặp tay trống của chúng tôi, một học sinh năm cuối của một trường trung học gần đó. Chúng tôi đạp xe đến đó, cậu thì trong đôi-kính-mắt-đen-gọng-vàng-kỳ-ngộ, cùng đạp loằng ngoằng đến Trường Trung học Đường sắt số Ba. Ngôi trường có những tòa nhà cũ kỹ với một sân thể dục rộng lớn mà mấy đứa trẻ vẫn đang đá bóng. Đang cuối tháng Ba, đã gần như là tháng Tư, và bọn con trai đã chuyển sang mặc áo ba lỗ trắng. Ngôi trường tỏa ra một mùi cỏ dễ chịu. Một vài đứa trẻ nhìn chúng tôi chằm chằm, và tôi thì đút hai tay vào túi quần.
Chúng tôi không thấy tay trống đâu cả. Cậu ta đã cuốn xéo ngay sau khi tan học. Sau đó không lâu, khi chúng tôi chia tay tại đại lộ Tràng An, tôi nói với G rằng tôi sẽ sớm gọi cho cậu.
Ngày hôm sau tôi đánh mất cuốn sổ địa chỉ. Tôi tìm nó khắp nơi, và trong khi tìm kiếm tôi vớ được một mảnh giấy có số điện thọai của G. Tôi gọi, và cậu ta nhấc máy lên sau vài hồi chuông. “Alô, có phải G không?”
“Vâng, đúng vậy.” Cậu ta trả lời cho một giọng con gái như vậy đó. “Tôi là người duy nhất dùng máy này, vậy nếu có ai đó trả lời, thì đó là tôi. Nếu không có ai, thì tức là tôi không có nhà.”
“Hừm. Tôi là Xuân Thụ, tôi là…”
“Ô, cậu thế nào rồi?”
Ban đầu thì còn có gì đó ngượng ngùng, nhưng hay. Chúng tôi nói chuyện một lúc, và cậu ta nói suốt cả ngày cậu ta đợi tôi gọi điện thọai. Lúng túng, tôi nói với cậu tôi không tìm được sổ địa chỉ. Tôi luôn như vậy đó, không mất cái này thì quên cái khác.
Tan đi như một giấc mơ
Tôi thấy mình trong mắt người
Tan đi như một giấc mơ, tôi lạc đường trong mộng
Dù cố tìm đến mấy, tôi cũng chẳng thấy được nào
Giấc mơ tôi bay đi, tất cả đều mơ hồ
Trong giấc mơ hỗn loạn, tôi đứng đó trần truồng
Trong cái hộp hình tim tôi mơ mình chạy như điên dại
Trời ảm đạm mịt mù, tôi hãi hùng khiếp sợ
Cầu thang pha lê trước mặt
Liệu có vỡ vụn cả không?
Trái tim nát vụn của tôi
Đã tan đi như giấc mộng…
- Thơ của Pha Lê –
Buổi sáng sớm, tôi đang mơ ngủ thì chuông điện thọai reo. Một cái giọng tôi không biết của ai nói, “Alô, đây có phải là số của Xuân Thụ?”
“Tôi đây.”
“Tôi là người đánh trống của Bướm Chết đây. G cho tôi số này. Cậu ấy và tôi đến Hiệu sách Phương Chu chiều nay. Muốn đến cùng không?”
“Có,” tôi nói. “Anh ở trường đấy à? Tôi nghe tiếng nhiều người nói chuyện.”
“Đang giữa giờ ra chơi. Tôi đang ở quán nước,” anh ta trả lời.
Tôi nói, “Nói điều gì đó nồng nàn với tôi đi.”
Im lặng một lúc, rồi, “Được rồi. Anh yêu em, đến nhanh lên nhé.”
Tôi cười. “Hay lắm. Gặp anh chiều nay – Ô, tôi quên mất. Tên anh là gì?”
“Pha Lê.”
Sau khi chúng tôi gác máy, tôi rửa mặt và xem đồng hồ, 10:30.
Tôi cố tưởng tượng ra Pha Lê thế nào. Ở trường anh ta hôm đó, tôi đã có một cảm giác bồi hồi lúc chúng tôi đi tìm anh. Tôi hy vọng anh để tóc ngắn và hơi mơ màng, chỉ nhảy múa vì ý nghĩ kỳ dị của mình, và mặc áo phông trắng, sạch, với cổ áo bẻ xuống.
Anh và G đã ở Hiệu sách Phương Chu khi tôi đến đó vào buổi chiều. Anh đúng hệt như tôi tưởng tượng.
“Chào Xuân Thụ,” anh nói. “Em có thể gọi anh là Pha Lê, vì tất cả mọi người trong trường anh đều gọi thế. Tất cả bọn họ đều bảo anh là đồng tính luyến ái.” Anh có một khuôn mặt rất Nhật, và mắt anh trong như pha lê thực. Tóc anh nhắn nhưng không cứng tua tủa, và anh mặc một cái áo phông dài tay chui đầu.
Chúng tôi loanh quanh trong hiệu sách chừng một giờ đồng hồ. Họ hút một ít thuốc lá. Pha Lê nói anh đang học trung học năm cuối. Anh không hay chuyện lắm. Hầu hết thời gian, anh và G thường là nhìn nhau, và tôi có một cảm giác buồn cười khi tôi quan sát họ, rằng đó không phải là một tình bạn bình thường. Nước Nóng nhiều lần bước đến và chêm vào những lời bình luận ra bộ sành-điệu và ngồi xuống bên cạnh tôi, với vẻ không được thoải mái. Tỏ vẻ thân thiện, Pha Lê xoa bóp mắt cá chân tôi, biểu hiện thầm kín của sự hiểu nhau.
Khi bên ngoài đổ tối, chúng tôi đạp xe về quảng trường Thiên An Môn, và Pha Lê chào tạm biệt.
“Cậu có nghĩ là Pha Lê thích tớ?” tôi hỏi một cách lo lắng sau khi Pha Lê đi.
G liếc nhìn tôi một cái. “Chắc chắn là có,” cậu ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi. Để tôi thoải mái, cậu nói rằng anh chàng vẫn như vậy thôi, ít nói và lãnh đạm. Rằng điều đó sẽ thay đổi khi chúng tôi hiểu nhau rõ hơn.
Tôi gọi điện cho nhạc sĩ Lý Nham, người nói sẽ cho tôi mượn một guitar bass vào Chủ nhật tôi có thể đến lấy. G và tôi gặp nhau ở trước Siêu thị Bách Thịnh… Cậu mặc một chiếc jacket trắng rất quấy trên đó cậu vẽ vài biểu tượng vô chính phủ. Khi chúng tôi đến chỗ của Lý Nham, rất nhiều người đang ở đó, trong đó có toàn bộ các thành viên trong ban nhạc của Lý Nham. “Đầy là G, một người bạn của tôi,” tôi nói. Lý Nham nhìn cái keyboard treo sau lưng của G.
“Cậu cũng chơi trong một ban nhạc phải không?” Lý Nham hỏi, rõ ràng là rất để ý.
***
Mấy ngày sau đó, tôi dẫn G đến một quán bar nơi Lý Nham và ban nhạc của anh ta chơi. Thoạt đầu, tôi và G lấy hai ghế khác nhau, ngồi đối diện nhau, nhưng rồi tôi tiến tới và ngồi vào lòng cậu, và cậu vòng tay quanh người tôi. Trong giờ nghỉ, ban nhạc hỏi chúng tôi có phải là một cặp trai gái hay không? Và còn cảnh báo G rằng nếu mà cậu ta không đối xử với tôi tử tế, thì liệu mà phải trả lời với họ. Chúng tôi cười và nói, cảm thấy hơi khó xử.
Vào một lúc, tôi liếc nhìn anh chàng chơi guitar, Tiểu Hải, người ngồi cúi gục đầu xuống, ánh sáng phía trên tạo ra một cái bóng tinh tế trên mặt anh. Khi anh phát hiện tôi nhìn, anh cười.
Trên sàn diễn, Tiểu Hải cúi đầu xuống trong khi chơi guitar, và tôi bắt đầu cựa quậy trong lòng G. Tôi muốn hỏi Tiểu Hải, anh đang nghĩ gì vậy? Anh có muốn em không? Tại sao anh không bộc lộ ra? Tại sao phải kìm nén? Tôi cảm tưởng rằng tôi thật sự lo cho anh, đến nỗi tôi không bao giờ muốn làm anh đau. Tôi vật vã với những tình cảm lẫn lộn giữa ham muốn và e sợ. Khi Tiểu Hải đến quầy bar để uống chút nước khoáng, tôi bước đến cạnh anh.
***
Tôi có cảm tưởng như tôi đã biết Tiểu Hải từ rất lâu rồi; khuôn mặt anh đẹp nhưng mơ hồ, như bị chìm trong nước. Cử chỉ của anh từ tốn, không bao giờ màu mè, có một vẻ lịch sự mơ hồ của một quý ông Châu Âu. Thật sự khó mà mô tả được thành lời; tôi cảm thấy rằng Tiểu Hải quan tâm đến tôi nhưng không bao giờ theo cái cách quá thân mật, rằng có cái gì đó trong tính cách của anh khiến anh luôn muốn giữ một khoảng cách giữa mình với người khác. Anh có một phẩm chất trộn lẫn giữa băng và nước; dù lạnh, anh vẫn dịu dàng. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy thật gần gụi anh, như một người bạn thân thiết thực sự, hay như với một vị bác sĩ nhạy cảm, tốt bụng. Tôi muốn anh, tôi tôn sùng anh, nhưng luôn có một cái gì đó trong con người anh đẩy tôi ra. Anh chưa bao giờ bộc lộ bất cứ một tình cảm thật sự nào với tôi; nếu mà có, thì tôi sẽ phải lòng anh ghê gớm.
Nếu chúng tôi ngồi lại quá muộn ở quán bar, anh thường mời tôi đến ngủ tại chỗ của anh, một căn hộ ba phòng ngủ rất lớn trong một tòa nhà nơi bố mẹ anh sống cùng, mặc dù họ chẳng mấy khi bước xuống lầu – điều khiến cho nơi này có một cảm giác tự do đến chóng mặt. Thỉnh thoảng tôi ngủ trong phòng ngủ lớn, và thỉnh thoảng tôi lại ngủ trên cái giường đơn duy nhất trong phòng anh, nơi những cái bong bóng của cá vàng nhả ra vỡ lốp bốp trên bề mặt bể cá và điều hòa nhiệt độ kêu ro ro ngọt ngào. “Hãy đi ngủ đi,” Tiểu Hải sẽ nói vậy. Rồi sáng hôm sau, anh sẽ chở tôi đến ga tàu điện ngầm trên chiếc xe đạp của mình.
Chỉ có một lần buột nói ra chuyện bạn gái trước đây, anh nói anh lẽ ra phải dành nhiều thời gian cho cô ấy hơn, nhưng anh đã tiêu quá nhiều thời giờ vào việc luyện guitar nên không lấy đâu ra thời gian. Sau khi họ tan vỡ, cảm tưởng hối hận dội lên, nhưng…
“Em có biết làm sao để yêu thương một người không?” anh hỏi, lộ ra một thái độ tôi ít khi thấy.
Bầu trời chuyển sang một màu vàng âm u. Những làn gió buổi tối lay động nhẹ nhàng những dây nho xanh ngoài cửa sổ cùng những tấm màn cửa sổ đỏ chói; chúng mang theo cùng một mùi vị ẩm ướt.
“Có một dòng trong một cuốn sách mà có lần em đọc nói rằng, nếu anh tiếp tục sống, anh có thể gặp mặt nhau và nói ‘Anh yêu em,’ cho nên chúng ta phải tiếp tục sống và sống cho tử tế,” tôi trả lời.
“…Thật ra, nguyên nhân duy nhất cho sự tan vỡ có thể chỉ là tình yêu hãy còn chưa đủ.”
Có những lúc khi anh vô ý bộc lộ ra những tình cảm dịu dàng, mà tôi thấy cảm động – tôi nói là vô ý, bởi vì anh là bậc thầy của sự tự-kiểm-soát. Một ngày mùa thu, khi chúng tôi ở cạnh hồ Vị Danh trong trường Bắc Đại, anh hỏi tôi nếu có thể được thì em sẽ chọn sống thời nào. Tôi nói thời thơ ấu. Anh nói anh chọn sống thời hiện tại, bởi vì nếu khác đi thì anh chẳng có cơ hội được biết tôi. Một lúc khác, anh nói, “Anh vừa khám phá ra một cách rất hay để ăn mì ăn liền.” Anh kéo tôi vào phòng anh, rồi anh trải hai tờ báo lên sàn và nói, “Chúng mình đang đi picnic.”
Vào rất nhiều buổi chiều thứ Bảy, cả lũ chúng tôi đến chỗ anh để chơi nhạc hay chỉ nói chuyện, và vô số lần chúng tôi cùng chia sẻ những ý nghĩ, hay cùng đi xem biểu diễn, và anh luôn chăm sóc cho tôi. Và tôi là đứa em gái chẳng bao giờ lớn, lúc nào cũng lẽo đẽo bên cạnh, thuần khiết và ngây thơ mãi mãi.
G và tôi chọn một ngày để xem biểu diễn tại Câu lạc bộ Gào Thét ở khu Ngã Năm, ngày 31 tháng Ba, lần thứ hai tôi xem biểu diễn tại đây. Sau đó, Câu lạc bộ Gào Thét đổi tên thành Câu lạc bộ Cây Sồi, và trở thành một chỗ rất chán để chơi. Nhưng hôm đó chúng tôi đã có một buổi tối tuyệt diệu. Người đông đến nỗi gần như chẳng thể bước đi nổi, và tôi nhận ra vô số các cậu chàng tôi biết, trong đó có cả vài cậu ở Hiệu sách Phương Chu cùng một người bạn Nhật Bản tên là Adachi. Anh ta trỏ vào một anh chàng trông rất giống mình. “Đây là anh trai của tôi, Adachi Takuo.”
Tôi nói G hãy ôm tôi khi cần, vì tôi muốn chúng tôi giống như hai người yêu. Cậu nói cậu sẽ, nhưng cậu vẫn đứng đó và ra dáng và nghiêm chỉnh. Dù vậy khi show diễn bắt đầu, mọi thứ trở nên sôi động hẳn. Tôi cũng xô đẩy mọi người cho đến khi trên người tôi mồ hôi ra như tắm. Từ lâu lắm rồi tôi chưa được hạnh phúc như thế, và mọi người đã lôi tôi lên trên cùng, ấn tôi xuống dưới một cái loa để nghỉ kẻo tôi ngất ra mất. Sau một lúc, chúng tôi đi ra ngoài để uống nước, trong khi hai tai chúng tôi vẫn không ngừng ù lên. Adachi đãi chúng tôi, bởi vì chỉ để vào đây xem, chúng tôi đã tiêu hết sạch.
“Hay thật đấy.” Tôi ngồi trên mặt đất uống nước. Tôi kéo quần lên quá đầu gối, và có một vệt thâm rất to trên một bắp chân tôi. Trong ánh đèn đường, tôi rất vui khi nhận thấy rằng cặp chân của tôi cũng không thô lắm. G liếc nhìn tôi.
“Cậu không sao chứ?” cậu hỏi.
Tôi chẳng hề sao.
Suốt trên đường về nhà, G và tôi nói tất tật mọi chuyện trên trời dưới bể. Chúng tôi thì luôn luôn như vậy; chúng tôi tuôn ra bất cứ thứ gì lạc vào trong đầu.
Chúng tôi dừng lại khi đến chỗ Trung tâm Mua bán Tràng An, vì từ đó chúng tôi phải về hai hướng khác nhau. Cậu đông, tôi tây.
“Muốn ngồi một lúc không?” G hỏi.
“Có.” Chúng tôi dắt xe đạp đến đoạn phân cách giữa đường và ngồi xuống một cái ghế dài.
“Hôm nay nhiều sao quá.”
“Ờ…”
“Cậu đang nghĩ gì vậy?”
“Tớ đang nghĩ đ.mẹ sẽ tuyệt thế nào nếu một bữa nào đó làm một show ở Câu lạc bộ Gào Thét.”
“Cứ sống như thế, cậu sẽ đến được đó.”
“Còn bây giờ thì nghĩ gì?” tôi lại hỏi khi tôi cầm tay cậu trong tay tôi và giữ nó một cách dịu dàng.
“Tớ…” Cậu đang định nói gì đó, nhưng lại thôi. Cậu hôn tôi rất nhẹ. Thật tuyệt diệu. Sau đó chúng tôi nói chuyện một cách phấn khích, và không hề về nhà cho tới ba bốn giờ sáng, khi bầu trời đã bắt đầu sáng lên.
“Gọi cho tớ khi cậu về tới nhà.”
“Ok,” tôi nói và khẽ cười. Rồi tôi đạp về nhà nhanh hết mức có thể được.
Chúng tôi lén vào trong phòng cậu. Tim tôi đập thình thịch. Thoạt tiên chúng tôi chúi đầu vào máy tính rồi vào một phòng tán gẫu, nơi chúng tôi nói những thứ đại loại như, “Làm thế nào mà mọi người ở đây lại khờ quá vậy?” Rồi G chơi guitar một lúc, cho đến khi cậu nhìn khắp người tôi và nói, “Chúng mình đi tắm thôi.”
“Tắm…cùng…với nhau?”
“Sao lại không?” cậu nói. Chúng tôi nhón chân đi vào trong nhà tắm. Đứng lưng sát vào lưng, nhưng khi chúng tôi quay lại, chúng tôi không dám nhìn vào bất cứ gì khác ngoài mặt nhau. Nước phun lúc mạnh lúc yếu. G nói với tôi rằng các khu nhà một tầng lúc nào cũng vậy. Sau khi chúng tôi tắm rửa một lúc, cậu dịu dàng nói, “tớ sẽ xoa dầu tắm lên cho cậu.” Run rẩy bởi một khích động tôi chưa từng cảm thấy, tôi quay lại và nhìn chằm chằm vào cơ thể gày gò, trẻ con của cậu, và chúng tôi quàng tay ôm cứng lấy nhau.
Khi đã ở trên giường, chúng tôi vừa thì thầm vừa giở xem truyện tranh hài. Tôi bật đĩa CD The Cure, một thứ rất hợp trong một đêm đầy những thứ tuyệt diệu, với khung cảnh – nhạc ấm áp, khiến mọi thứ đều hoàn hảo.
Chúng tôi lại nằm một cách nhẹ nhàng và cầm tay. Cậu hôn tôi nhẹ nhàng, lên mắt, lên môi.
“Tớ muốn…tớ muốn cậu…”
“Hừm? Cậu nói gì?... Được thôi,” tôi nói một cách ngẫu nhiên.
“Tớ, tớ muốn cậu, cậu là của tớ, của riêng tớ.” Cậu nói vẻ rất chắc chắn.
Của riêng cậu? Tôi không bao giờ nghĩ mình “thuộc về” một ai đó, bất kỳ ai.
Vậy nên tôi nói với cậu tôi cảm thấy tất cả chuyện đó như thế nào, cũng lắp ba lắp bắp mãi tôi mới nói được. Cậu thở dài nhưng không nói gì. Cậu chỉ ôm tôi thật chặt.
Đến lúc đó đã gần hai giờ sáng. Chúng tôi để đồng hồ báo thức vào 4 giờ 30 để có thể ra ngoài được trước khi gia đình G thức dậy.
Suốt mấy giờ trước khi trời sáng, cậu im lặng vuốt ve thân thể trẻ trung của tôi: lưng, cái mặt ngây thơ, mái tóc xanh, chân. Giả vờ vẫn còn đang ngủ, tôi nằm yên không hề cử động. Hạnh phúc tuyệt đối. Khi chúng tôi chuồn ra, Bắc Kinh buổi sớm, được phủ trong một lớp mù mỏng, vẫn còn đang ngủ.
/21
|