Đáng lẽ ra ta nên biết được rằng Tống Tử Kiệt đã không còn là người đàn ông mà ta từng yêu tha thiết đó nữa. Ta cứ tưởng rằng mình nắm được bí mật trong tay, thêm nữa vì niệm tình nghĩa vợ chồng trước đây, anh ta sẽ theo ta về. Không cần tiền, không cần quyền lực, chẳng phải hai đứa đã sống với nhau ở quê mấy năm hết sức vui vẻ hay sao?
Trong lòng ta cũng hơi hận Tống Tử Minh, anh ta lấy vợ, lập nghiệp ở Thượng Hải, tận hưởng cuộc sống an nhàn một mình chẳng phải đã đủ rồi sao, không dung vượt đường xa về quê anh an hem em làm gì, ai muốn thấy anh ta kia chứ? Thực ra suy nghĩ đó cũng hơi vô lý, anh ấy sống có tình có nghĩa như vậy đâu có sai. Song khi tất cả trở thành việc đã rồi, có hối hận cũng đã muộn. Khi đó không ai nhìn thấu được lòng người, không hiểu được những lẽ thường tình ở đời, những ý đồ xấu xa trong lòng Tử Kiệt vốn đã định hình từ trước nên chẳng ai ngăn cản nổi.
Không hiểu thế nào là từ bỏ, khi yêu một người thì bị che mắt như vậy đấy, ta chỉ cảm thấy nếu phải rời xa anh ta, trái đất sẽ không còn quay nữa. Ta chỉ hy vọng con người lỡ bước chân đi đó sẽ hồi tâm chuyển ý, cùng ta quay về nơi đây, cũng giống như ta ngày trước dám rời bỏ vinh hoa phú quý, không sợ khổ, cùng người mình yêu bỏ trốn khỏi quê hương đến nơi thâm sơn cùng cốc này vậy.
Trong suy nghĩ của ta, tình huống xấu nhất cũng chỉ là bị anh ta khước từ, sau đó sẽ một mình đưa Tiểu Phong về đây sống thôi. Đàn bà là vậy, miệng thì nói rắn nhưng dễ mềm lòng, ta tung hết các con bài của mình ra, mà không biết đe dọa là chiêu ngu dốt nhất. Đe dọa một người đã bị tẩu hỏa nhập ma vì cuộc sống giàu sang phú quý chẳng khác nào tự mình cho mình đường chết, thế nên khi anh ta nhẫn tâm đập cây gậy đó vào đầu ta, ý nghĩ cuối cùng của ta trước khi chìm vào bóng đêm là hối hận: Thực sự không nên nói với anh ta những điều đó, sau này Tiểu Phong sẽ phải làm thế nào đây?
Anh ta khôn ngoan một đời, lú lẫn một giây. Nếu như ta muốn nói những chuyện đó với Tống Tử Minh và Hà Tịnh Nghi thật, thì đã nói ngay hôm biết chuyện rồi, việc gì phải giày vò chính mình lâu đến vậy? Nói cho cùng, khi đã làm chuyện xấu xa thì con người ta luôn cảm thấy tội lỗi trong lòng. Chỉ một giây không làm chủ được chính mình, nên bộ óc vốn khôn ngoan cũng không suy xét được gì.
Lâm Hàn hỏi chen vào: “Trong lòng bà vẫn còn một tia hy vọng đúng không?”
Bà có thể gật đầu: “Phải, trong lòng dù biết rõ ràng rằng niềm hy vọng đó còn nhỏ hơn trôn kim, nhưng vẫn mong là lòng tham của anh ta sẽ trở thành sợi chỉ, có thể chui vừa trôn kim đó”.
Khi yêu đến hết lòng, có thể hạ mình xuống thấp đến như vậy hay sao?
Hôm đó, khi ta tỉnh lại đã là nửa đêm. Mưa gió sấm chớp liên hồi, ta bị đặt nằm bên dưới một cái hố sâu chừng nửa mét, trên người đã bị lấp mấy xẻng đất, đầu bị che kín bởi một vầng cỏ, mặt đau như bị dao cửa. Ta đưa tay lên sờ, thấy mặt sưng to như cái bánh bao, còn có cả mấy vết cắt sâu nữa. Ta ngồi dậy nhìn kỹ xung quanh, đó là vườn sau của nhà họ Hà, rất ít khi có người qua lại. Chắc anh ta tưởng ta đã chết rồi nên đã đào cái hố này để chôn ta. Đến giờ ta vẫn nghĩ là chính trận mưa lớn đó đã cứu ta, hoặc là có chuyện gì đó giữ tay anh ta lại.
Khi anh ta xuống tay hạ sát, trái tim ta đã chết hẳn. Ta đắp cái huyệt đó lại như cũ, sau đó lấp các vầng cỏ lên trên. Khi làm những việc này, cháu không biết đâu, tim ta đập thình thịch, chỉ sợ anh ta sẽ đột nhiên xuất hiện, khi đó thì ta chắc chắn không còn đường sống nữa.
Ta vốn định tìm đường trốn đi, nhưng không nỡ bỏ lại Tiểu Phong, thêm vào đó toàn thân lại đầy thương tích, kiểu gì cũng phải đợi lành lại mới có thể đi xa được.
Ta đương nhiên không dám đàng hoàng quay lại nhà họ Hà, anh ta có thể ra tay một lần, thì cũng có thể làm như vậy lần thứ hai. Một người chết đi sống lại như vậy, bao giờ khát khao được sống cũng cực kỳ mãnh liệt. Khi đó tình yêu gì đó cũng chẳng đáng kể gì so với sinh mệnh cả.
Ta trốn trong nhà kính trồng hoa dưỡng thương.
Ngày hôm sau khi trời vừa sáng, anh ta đã lén lén lút lút chạy ra nơi chôn ta ngày hôm trước, nhìn thấy mặt đất được lấp phẳng, anh ta tỏ ra cực kỳ ngạc nhiên, song không dám kêu lên thành tiếng, cứ đứng ở đó hồi lâu rồi mới bỏ đi. Mấy ngày tiếp sau đó, ngày nào anh ta cũng đến đấy đứng nhìn, rồi sau này không đến nữa. Khi đó vết thương của ta cũng đã gần khỏi hẳn, song trên mặt thì đầy sẹo lồi lõm chằng chịt, chắc là vì vết thương không được xử lý kịp thời nên để lại hậu quả như vậy. Đến giờ ta vẫn không hiểu được rốt cuộc vì sao anh ta lại phải làm như vậy đối với khuôn mặt của ta.
Sau khi ra khỏi nhà họ Hà, ta luôn nghĩ: Bây giờ phải đi đâu đây? Đến đón Tiểu Phong rồi quay về Tây An ư? dien⊹dan⊹le⊹quy⊹don⊹com Khi đó ta đã ma không ra ma, người không ra người như vậy, làm gì còn mặt mũi nào mà quay về gặp cha mẹ nữa? Quay về Bình Uyển bắc thôn ư? Ngộ nhỡ anh ta tìm về đó thì biết làm sao? Ta đột nhiên nghĩ ra, Tống Tử Kiệt tưởng rằng ta đã chết, vậy thì ta chỉ cần làm một người đã chết là được. Thực ra ta vẫn muốn đón Tiểu Phong đi, mẹ con liền khúc ruột với nhau, ta không sao từ bỏ được đứa con đẻ của mình.
Đến cổng trường thằng bé, ta đứng bên ngoài đợi nó tan học. Hôm đó là thứ bảy, có vị phụ huynh đến đón con, đứa trẻ đó vừa trông thấy mặt ta đã khóc toáng lên, vừa khóc vừa kêu: “Mẹ ơi, mẹ ơi, quỷ, quỷ”.
Khi đó ta mới ý thức được là mình cực kỳ xấu xí, nếu như Tiểu Phong nhìn thấy chắc cũng không thể nhận ra, nếu như nó cũng khóc ầm lên như đứa bé kia thì ta biết phải làm thế nào? Không được, ta không thể như vậy được. Thế là ta bỏ chạy khỏi trường học của Tiểu Phong.
Hồi mới đến nhà họ Hà, Hữu Đức có tặng ta mấy món đồ trang sức làm quà nhận chị em, còn nhớ hồi đó bà ấy nói với ta: Là phụ nữ thì áo quần có thể ăn mặc đơn giản, ăn có thể kém một chút cũng được, nhưng phải có mấy món đồ trang sức mới được, không chỉ để giữ thể diện, mà còn là thứ dùng trong lúc nguy cấp, có vậy khi đi đâu xa nhà nếu có gặp chuyện gì bất trắc còn lấy ra dùng, như vậy chẳng hề lãng phí đâu. Không ngờ đúng là có ngày phải dùng đến thật. Ta bán mấy món đồ đó đi, mua vé xe quay về Quý Châu. Ha ha, cuối cùng thì ta cũng chỉ có thể quay về nơi đây, ngoài Tây An ra, thì nơi thân thuộc nhất với ta lại chính là nơi này.
Sau khi về đến Quý Châu, ta luôn nghĩ xem nên sống ở nơi nào thì tốt nhất.
Sau này ta chợt nhớ đến người đã truyền bí thuật mà Tử Kiệt từng nhắc đến, bèn dùng tiền nhờ người đi dò hỏi khắp nơi để tìm đại chỉ của anh ấy. Trải qua một ngày đường mệt rũ, cuối cùng trái tim đã chết của ta lại sống lại: Nếu như ta cũng học được từ người đó một số bí thuật, cũng làm cho Tử Kiệt quên đi ký ức, như vậy liệu chúng ta có thể làm lại từ đầu hay không?
Khi gặp người đó, ta đã nói cho anh ta tất cả mọi chuyện. Anh ta vô cùng hối hận, nói rằng không nên nhất thời khoe khoang mà truyền thứ tà thuật đó cho Tống Tử Kiệt.
Anh ta vừa thương xót cho ta, vừa tự trách mình, cảm thấy một phần nguyên nhân khiến ta trở nên như vậy chính là do anh ấy, thế nên đã giữ ta ở lại nhà. Nghe nói ta muốn học bí thuật đó, anh ấy không từ chối mà lập tức truyền ngay cho ta. Khi ta đã học được xong, anh ấy hỏi: Cô có chắc là làm như vậy vẫn còn ý nghĩa không? Một lời nói làm bừng tỉnh người đang chìm trong giấc mộng, ta nhìn vào khuôn mặt khủng khiếp của mình trong gương. Dù rằng ta có làm cho Tống Tử Kiệt quên đi tất cả, quay về bên cạnh mình đi chăng nữa thử hỏi còn có ý nghĩa gì? Những thứ mà chúng ta đã mất đi dù thế nào cũng không sao lấy lại được nữa. Trái tim ta tới lúc đó mới hoàn toàn chết hẳn.
Thế là ta ở lại trong nhà người đó, giúp anh ấy làm những việc vặt trong nhà.
Tiền bối của anh ấy là hậu duệ của các phù thủy người Miêu, suốt cuộc đời anh ấy cũng chỉ say mê nghiên cứu các thuật phù thủy của người Miêu, thế nên nhất quyết không lấy vợ. Anh ấy nói với ta, sở dĩ anh ấy vào đại học cũng chỉ là vì muốn xem xem khoa học có thể giải thích được những thứ mà tổ tiên mình truyền lại hay không. Trong thời gian ở đại học anh ấy rất chăm chỉ, thậm chí còn học được cả thuật thôi miên. Sau khi tốt nghiệp, nhà trường muốn giữ lại làm giảng viên nhưng anh ấy từ chối, quay về quê làm ruộng, vừa nghiên cứu các thuật phù thủy, vừa tự sáng tạo ra thuật thôi miên của riêng mình.
Ta ở lại đó đến mười năm, hàng năm đều lặng lẽ quay về Bình Uyển bắc thôn một lần để thăm Tiểu Phong. Trong mười năm đó, hai anh em họ Tống lần lượt qua đời. Khi những người đó không còn, ta chợt thấy lòng mình trống rỗng, bất luận là yêu hay hận thì cũng không còn chỗ nào ký thác.
Vị tiền bối đó vì quá say mê với các thuật phù thủy nên cũng mắc bệnh trọng, kéo dài được vài năm sau rồi chết.
Vì hàng ngày tai nghe mắt thấy nên ta cũng học được một vài chiêu thức bí truyền. Thực ra những món đó chẳng có chỗ nào mà áp dụng, nhưng thừa thãi thời gian thì học lấy thôi.
Sau khi vị tiền bối đó qua đời, ta quay về Bình Uyển bắc thôn, lấy danh nghĩa một góa phụ đi chạy nạn. Những người trong thôn đương nhiên không còn nhận ra ta vì ngoại hình đã thay đổi hoàn toàn. Thôn trưởng thậm chí còn vận động mọi người làm giúp ta một gian nhà để có thể ở qua ngày.
Sau đó, chứng kiến Tiểu Phong lấy vợ, sinh con đẻ cái, rồi cũng… ra đi. Khi vợ chồng nó ra đi, ta nghĩ: Phải chăng ta mệnh sao chổi? Vì sao bọn họ đều đi cả, còn ta vẫn sống trên đời này trong bộ dạng một phế nhân? So với những người cùng lứa tuổi, trông ta già hơn hẳn. Không ngờ đến khi già, các nếp nhăn khiến những vết sẹo đó bị che khuất bớt, khiến mặt ta không còn đáng sợ như trước nữa.
Khi Tiểu Phong để lại ba đứa trẻ mồ côi đáng thương, ta thường đến làm cơm cho chúng ăn, cho chúng quần áo để mặc, giúp chúng vá víu đồ rách, dần dần bọn trẻ ngày càng gắn bó với ta, thế nên ta lại dọn về sống trong căn nhà cũ. Cô có biết cảm giác lúc đó như thế nào không? Từng viên gạch ngói trong phân nửa ngôi nhà ấy đều ghi lại quá khứ của ta và Tống Tử Kiệt, mấy chục năm đã trôi qua, yêu và hận đều đã bị năm tháng chôn vùi.
“Bà Tuệ Châu, chẳng lẽ bà chưa từng về thăm cha mẹ mình một lần nào ư? Thực ra bất kể hình dáng bà đã trở thành thế nào đi chăng nữa, thì cha mẹ cũng sẽ không bao giờ vứt bỏ bà”, Lâm Hàn hỏi. Từ đầu câu chuyện tới giờ, bà lão chưa từng nhắc nửa lời đến song thân, lẽ nào đối với bà ấy tình yêu là tất cả?
Bà Tuệ Châu cười nói: “Có về thăm, sao có thể không về được. Ta đi cùng với vị tiền bối đó, lấy danh nghĩa bạn học của Tuệ Châu, nói với họ là Tuệ Châu đang sống rất tốt, không cần phải nhớ thương. Hôm đó ta đã phải kìm nén rất nhiều để không bật khóc, khi bước chân ra bậu cửa còn đứng lại mãi không đi nổi, chỉ nghe thấy mẹ ta khóc ròng, vừa khóc vừa nói với cha ta: Sao tôi cứ cảm thấy hình như người đó chính là Tuệ Châu nhà chúng ta? Cha ta đáp: Vì bà thương nhớ con qua, bà xem ảnh Tuệ Châu gửi đi, trông nó trẻ hơn cô đó rất nhiều, còn cái cô đó trông chỉ kém bà có mấy tuổi thôi. Sao có thể là con gái chúng ta được? Hơn nữa không mặt cô ta…”.
“Nghe cha nói vậy ta không sao chịu đựng thêm được nữa, kéo vị tiền bối đó rảo bước thật nhanh. Từ lần ấy ta không bao giờ quay về nhà nữa. Quả thực ta là một đứa con bất hiếu không hơn không kém”.
“Thực ra nỗi đau và thương nhớ trong lòng bà cũng không hề ít hơn họ đâu”.
Bà Tuệ Châu xoa đầu Lâm Hàn nói: “Đúng là hiểu biết, lại lương thiện nữa, giống hệt Ngọc Ngọc nhà chúng ta”. Thấy chốc chốc bà lão lại nhắc đến Tống Ngọc Ngọc, còn Hữu Đức thì không thể quên được mối tình với người con gái dó, Lâm Hàn đột nhiên thấy tò mò: Rốt cuộc cô ấy là một cô gái như thế nào? Chắc chắn là phải rất tuyệt vời, thế nên mới khiến người ta không thể quên được.
“Bà Tuệ Châu, bà rất nhớ Ngọc Ngọc phải không?”.
“Nhớ, người trong thôn đồn nhau rằng Ngọc Ngọc nhà ta cũng đã chết giống như Tiểu Hoan rồi, thế nên đã lâu như vậy mới không về thăm ta”, nói xong bà lão bĩu môi như đứa trẻ con, “Mấy người đó chỉ nói bậy, Ngọc Ngọc nhà ta chắc chắn còn sống, chắc chắn là chưa chết. Khi Tiểu Hoan mất, tim ta đau nhói suốt ba ngày, Ngọc Ngọc cũng là cốt nhục của ta, nếu như nó không còn trên đời này nữa, thì làm sao ta lại không biết được”, bà lão nói cực kỳ chắc chắn.
Lâm Hàn nghe thấy vậy thì sống mũi chợt cay cay, vì sợ mình sẽ nói lộ ra điều gì làm bà lão đau lòng nên vội chuyển sang chủ đề khác.
Chuyện trò một hồi nữa, khi Lâm Hàn hỏi bà Tuệ Châu về chuyện những con dơi trong thư phòng nhà họ Hà, bà Tuệ Châu cũng lắc đầu: “Chuyện đó nói ra thì thật lạ lùng. Chắc là vì nhà họ Tống có mối hận thù gì đó chưa giải được với bọn dơi đó, cũng giống như cái hang đằng sau núi ấy, dù có lấp, đốt, hun khói, làm đủ mọi cách rồi nhưng vẫn không đuổi được hết bọn dơi đi. Ha ha, thực ra chỉ cần đừng có chủ động quấy nhiễu chúng, thì chúng cũng sẽ không hại người”.
Lâm Hàn cũng tỏ vẻ đồng tình.
“Hữu Đức về đấy à?”, bà lão đột nhiên kêu lên, sau đó lập tức đứng dậy, đẩy cửa sổ thò đầu nhìn ra bên ngoài. Lâm Hàn giật thót người, cũng vội vàng ngó ra xem. Bên ngoài cây hoa hồng đang nở rực rỡ, một cơn gió thổi qua hất những giọt nước mưa đọng trên lá cây xuống đất giống hệt một trận mưa rào nhẹ: “Bên ngoài vắng tanh, làm gì có bất cứ người nào? Lâm Hàn cười nói: “Bà Tuệ Châu, bà có nghe nhầm không?”.
“Nhầm làm sao được, ta nuôi nó từ bé, không cần phải nói, nghe tiếng bước chân cũng đã biết là có phải hay không rồi, sao mà nhầm được?”, bà Tuệ Châu tỏ rõ sự phấn khích lạ thường, cầm lấy chiếc gậy rồi đi ra ngoài cửa, vừa đi vừa gọi: “Hữu Đức, Hữu Đức?”.
Trận mưa khiến cho nền đất xung quanh nhà trơn trượt, bà lão bước thấp bước cao tìm kiếm một lượt sân trước vườn sau, Lâm Hàn sợ bà trượt ngã nên phải bám sát theo sau. Khi đi qua một gờ đất, di✣en✤danlequyd☼n☀c☼m bà lão quả thực trượt chân, ngã ngay xuống dưới. Lâm Hàn muốn giữ lại mà không kịp, chỉ thấy đầu bà lão đập mạnh vào viên đá nhọn, máu phun ra từ trán, Lâm Hàn sợ tới mức khóc toáng lên.
Những người hàng xóm đang ở gần đó vội vàng chạy đến, không nói gì nhiều, lập tức cõng bà lão chạy ra trạm y tế.
Vừa tới trạm y tế, bà lão đã thở hắt ra. Khi chết, ta bà vẫn còn nắm chặt tay Lâm Hàn, đôi mắt vốn tinh anh dần tối lại.
Lâm Hàn cảm thấy đau lòng khôn xiết, khi ấy cô không còn nghĩ đến bất cứ chuyện gì khác, chỉ muốn liên lạc ngay với Hữu Đức. Gọi điện vào số máy anh, nhưng không ngờ luôn trong tình trạng tắt máy. Lâm Hàn tiếp tục gọi điện cho Quý Giác định nhờ cô bạn đến nhà Hữu Đức báo tin cho anh, Quý Giác hỏi: “Chẳng phải là cậu đang trốn anh ta à? Tìm anh ta làm cái gì mà gấp gáp như vậy”.
“Nhà anh ấy xảy ra chuyện lớn rồi”.
“Hả? Cái gì? Xảy ra chuyện lớn gì?”, giọng Quý Giác ở máy bên kia chợt cao hẳn lên.
“Bà nội anh ấy mất rồi”, trong lòng Lâm Hàn vừa sợ hãi, vừa đau buồn, vừa hối hận lại vừa tự trách mình, nếu như không phải vì cô đến đây thì có lẽ bà Tuệ Châu đã không xảy ra chuyện như vậy.
Máy bên kia bỗng dưng không còn âm thanh gì nữa, Lâm Hàn a lô mấy tiếng mới thấy giọng Quý Giác yếu ớt hỏi: “Tiểu Hàn, việc này không liên quan gì đến cậu chứ?”.
“Không đâu. Không đâu”, Lâm Hàn vội vàng giải thích., “Trời vừa mưa nên đường trơn trượt, khi đó mình đang ngồi trong nhà nói chuyện với bà Hữu Đức, bà đột nhiên gọi tên anh ấy lên, còn khẳng định chắc chắn là anh ấy đã về nhà, sau đó chống gậy đi tìm khắp xung quanh, cuối cùng khi đi qua ruộng thì trượt chân ngã, không may đập đầu trúng một hòn đá, sau đó thì…”.
“Bà ấy già như vậy, sao cậu không ngăn lại?”, trong giọng nói của Quý Giác đã đầy nước, “Cậu không thể khuyên can bà ấy được hay sao?”.
“Mình đã khuyên rồi”, Lâm Hàn vừa đau lòng vừa ấm ức, cũng bật khóc, “Khi bà bị ngã xuống, mình muốn giữ lại nhưng không giữ được… Hu hu, mình đành phải trơ mắt nhìn bà ngã xuống, ngã xuống ngay trước mắt mình”.
Giọng Quý Giác trở nên suy sụp: “Được rồi, cậu cũng đừng đau lòng quá, mình sẽ giúp cậu đi tìm Hữu Đức ngay”, nói xong, không chờ Lâm Hàn nói gì thêm, Quý Giác đã tắt máy.
Vì bà lão không có con cháu nên tang lễ được làm hết sức giản đơn. Lâm Hàn vốn định nói cho mọi người biết về thân phận thực sự của bà, nhưng nghĩ đến việc nếu nói ra sẽ khó tránh được nhiều điều rắc rối khác, với lại cô cũng không giỏi nói dối, thế nên kiểu gì cũng sẽ dẫn đến chuyện không mấy hay ho giữa hai an hem họ Tống. Nghĩ đến việc bà Tuệ Châu đã phải giấu giếm suốt mấy chục năm, có lẽ đến khi chết bà cũng sẽ không muốn thân phận thực sự của mình bị lộ, thế nên lại thôi.
Chi bằng cứ để cho bí mật này chôn vùi mãi mãi, trở thành một bí mật vĩnh viễn đi.
Sau khi chôn cất bà Tuệ Châu xong, Lâm Hàn cũng chẳng còn lý do gì để ở lại Bình Uyển bắc thôn. Trước khi đi, cô còn ghế qua gian phòng mà Ngô Thục Hoa đã tự sát, muốn tìm được thêm manh mối nào đó, nhưng gian phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ, không còn lưu lại bất cứ dấu tích nào.
Trưởng thôn tiễn cô ra đến đầu làng, trên đường đi còn trò chuyện mấy câu: “Cô quay về với Hữu Đức, bảo cậu ta nếu có thời gian rảnh rỗi thì về thắp một nén hương lên mộ cho bà ấy. Bà ấy chỉ có một thân một mình, trông nom ba an hem chúng nó từ bé tới lớn, chưa nói tới việc đáp đền công ơn dưỡng dục, ngay cả khi chết cũng chỉ có một mình lạnh lẽo thế này, đúng là khiến cho người ta thấy đắng lòng”.
Lâm Hàn ra sức gật đầu, trong lòng cũng cảm thấy thê lương.
Mối ân oán tình thù của hai thế hệ trước cũng theo bà Tuệ Châu đi, coi như là đã kết thúc.
Trong lòng ta cũng hơi hận Tống Tử Minh, anh ta lấy vợ, lập nghiệp ở Thượng Hải, tận hưởng cuộc sống an nhàn một mình chẳng phải đã đủ rồi sao, không dung vượt đường xa về quê anh an hem em làm gì, ai muốn thấy anh ta kia chứ? Thực ra suy nghĩ đó cũng hơi vô lý, anh ấy sống có tình có nghĩa như vậy đâu có sai. Song khi tất cả trở thành việc đã rồi, có hối hận cũng đã muộn. Khi đó không ai nhìn thấu được lòng người, không hiểu được những lẽ thường tình ở đời, những ý đồ xấu xa trong lòng Tử Kiệt vốn đã định hình từ trước nên chẳng ai ngăn cản nổi.
Không hiểu thế nào là từ bỏ, khi yêu một người thì bị che mắt như vậy đấy, ta chỉ cảm thấy nếu phải rời xa anh ta, trái đất sẽ không còn quay nữa. Ta chỉ hy vọng con người lỡ bước chân đi đó sẽ hồi tâm chuyển ý, cùng ta quay về nơi đây, cũng giống như ta ngày trước dám rời bỏ vinh hoa phú quý, không sợ khổ, cùng người mình yêu bỏ trốn khỏi quê hương đến nơi thâm sơn cùng cốc này vậy.
Trong suy nghĩ của ta, tình huống xấu nhất cũng chỉ là bị anh ta khước từ, sau đó sẽ một mình đưa Tiểu Phong về đây sống thôi. Đàn bà là vậy, miệng thì nói rắn nhưng dễ mềm lòng, ta tung hết các con bài của mình ra, mà không biết đe dọa là chiêu ngu dốt nhất. Đe dọa một người đã bị tẩu hỏa nhập ma vì cuộc sống giàu sang phú quý chẳng khác nào tự mình cho mình đường chết, thế nên khi anh ta nhẫn tâm đập cây gậy đó vào đầu ta, ý nghĩ cuối cùng của ta trước khi chìm vào bóng đêm là hối hận: Thực sự không nên nói với anh ta những điều đó, sau này Tiểu Phong sẽ phải làm thế nào đây?
Anh ta khôn ngoan một đời, lú lẫn một giây. Nếu như ta muốn nói những chuyện đó với Tống Tử Minh và Hà Tịnh Nghi thật, thì đã nói ngay hôm biết chuyện rồi, việc gì phải giày vò chính mình lâu đến vậy? Nói cho cùng, khi đã làm chuyện xấu xa thì con người ta luôn cảm thấy tội lỗi trong lòng. Chỉ một giây không làm chủ được chính mình, nên bộ óc vốn khôn ngoan cũng không suy xét được gì.
Lâm Hàn hỏi chen vào: “Trong lòng bà vẫn còn một tia hy vọng đúng không?”
Bà có thể gật đầu: “Phải, trong lòng dù biết rõ ràng rằng niềm hy vọng đó còn nhỏ hơn trôn kim, nhưng vẫn mong là lòng tham của anh ta sẽ trở thành sợi chỉ, có thể chui vừa trôn kim đó”.
Khi yêu đến hết lòng, có thể hạ mình xuống thấp đến như vậy hay sao?
Hôm đó, khi ta tỉnh lại đã là nửa đêm. Mưa gió sấm chớp liên hồi, ta bị đặt nằm bên dưới một cái hố sâu chừng nửa mét, trên người đã bị lấp mấy xẻng đất, đầu bị che kín bởi một vầng cỏ, mặt đau như bị dao cửa. Ta đưa tay lên sờ, thấy mặt sưng to như cái bánh bao, còn có cả mấy vết cắt sâu nữa. Ta ngồi dậy nhìn kỹ xung quanh, đó là vườn sau của nhà họ Hà, rất ít khi có người qua lại. Chắc anh ta tưởng ta đã chết rồi nên đã đào cái hố này để chôn ta. Đến giờ ta vẫn nghĩ là chính trận mưa lớn đó đã cứu ta, hoặc là có chuyện gì đó giữ tay anh ta lại.
Khi anh ta xuống tay hạ sát, trái tim ta đã chết hẳn. Ta đắp cái huyệt đó lại như cũ, sau đó lấp các vầng cỏ lên trên. Khi làm những việc này, cháu không biết đâu, tim ta đập thình thịch, chỉ sợ anh ta sẽ đột nhiên xuất hiện, khi đó thì ta chắc chắn không còn đường sống nữa.
Ta vốn định tìm đường trốn đi, nhưng không nỡ bỏ lại Tiểu Phong, thêm vào đó toàn thân lại đầy thương tích, kiểu gì cũng phải đợi lành lại mới có thể đi xa được.
Ta đương nhiên không dám đàng hoàng quay lại nhà họ Hà, anh ta có thể ra tay một lần, thì cũng có thể làm như vậy lần thứ hai. Một người chết đi sống lại như vậy, bao giờ khát khao được sống cũng cực kỳ mãnh liệt. Khi đó tình yêu gì đó cũng chẳng đáng kể gì so với sinh mệnh cả.
Ta trốn trong nhà kính trồng hoa dưỡng thương.
Ngày hôm sau khi trời vừa sáng, anh ta đã lén lén lút lút chạy ra nơi chôn ta ngày hôm trước, nhìn thấy mặt đất được lấp phẳng, anh ta tỏ ra cực kỳ ngạc nhiên, song không dám kêu lên thành tiếng, cứ đứng ở đó hồi lâu rồi mới bỏ đi. Mấy ngày tiếp sau đó, ngày nào anh ta cũng đến đấy đứng nhìn, rồi sau này không đến nữa. Khi đó vết thương của ta cũng đã gần khỏi hẳn, song trên mặt thì đầy sẹo lồi lõm chằng chịt, chắc là vì vết thương không được xử lý kịp thời nên để lại hậu quả như vậy. Đến giờ ta vẫn không hiểu được rốt cuộc vì sao anh ta lại phải làm như vậy đối với khuôn mặt của ta.
Sau khi ra khỏi nhà họ Hà, ta luôn nghĩ: Bây giờ phải đi đâu đây? Đến đón Tiểu Phong rồi quay về Tây An ư? dien⊹dan⊹le⊹quy⊹don⊹com Khi đó ta đã ma không ra ma, người không ra người như vậy, làm gì còn mặt mũi nào mà quay về gặp cha mẹ nữa? Quay về Bình Uyển bắc thôn ư? Ngộ nhỡ anh ta tìm về đó thì biết làm sao? Ta đột nhiên nghĩ ra, Tống Tử Kiệt tưởng rằng ta đã chết, vậy thì ta chỉ cần làm một người đã chết là được. Thực ra ta vẫn muốn đón Tiểu Phong đi, mẹ con liền khúc ruột với nhau, ta không sao từ bỏ được đứa con đẻ của mình.
Đến cổng trường thằng bé, ta đứng bên ngoài đợi nó tan học. Hôm đó là thứ bảy, có vị phụ huynh đến đón con, đứa trẻ đó vừa trông thấy mặt ta đã khóc toáng lên, vừa khóc vừa kêu: “Mẹ ơi, mẹ ơi, quỷ, quỷ”.
Khi đó ta mới ý thức được là mình cực kỳ xấu xí, nếu như Tiểu Phong nhìn thấy chắc cũng không thể nhận ra, nếu như nó cũng khóc ầm lên như đứa bé kia thì ta biết phải làm thế nào? Không được, ta không thể như vậy được. Thế là ta bỏ chạy khỏi trường học của Tiểu Phong.
Hồi mới đến nhà họ Hà, Hữu Đức có tặng ta mấy món đồ trang sức làm quà nhận chị em, còn nhớ hồi đó bà ấy nói với ta: Là phụ nữ thì áo quần có thể ăn mặc đơn giản, ăn có thể kém một chút cũng được, nhưng phải có mấy món đồ trang sức mới được, không chỉ để giữ thể diện, mà còn là thứ dùng trong lúc nguy cấp, có vậy khi đi đâu xa nhà nếu có gặp chuyện gì bất trắc còn lấy ra dùng, như vậy chẳng hề lãng phí đâu. Không ngờ đúng là có ngày phải dùng đến thật. Ta bán mấy món đồ đó đi, mua vé xe quay về Quý Châu. Ha ha, cuối cùng thì ta cũng chỉ có thể quay về nơi đây, ngoài Tây An ra, thì nơi thân thuộc nhất với ta lại chính là nơi này.
Sau khi về đến Quý Châu, ta luôn nghĩ xem nên sống ở nơi nào thì tốt nhất.
Sau này ta chợt nhớ đến người đã truyền bí thuật mà Tử Kiệt từng nhắc đến, bèn dùng tiền nhờ người đi dò hỏi khắp nơi để tìm đại chỉ của anh ấy. Trải qua một ngày đường mệt rũ, cuối cùng trái tim đã chết của ta lại sống lại: Nếu như ta cũng học được từ người đó một số bí thuật, cũng làm cho Tử Kiệt quên đi ký ức, như vậy liệu chúng ta có thể làm lại từ đầu hay không?
Khi gặp người đó, ta đã nói cho anh ta tất cả mọi chuyện. Anh ta vô cùng hối hận, nói rằng không nên nhất thời khoe khoang mà truyền thứ tà thuật đó cho Tống Tử Kiệt.
Anh ta vừa thương xót cho ta, vừa tự trách mình, cảm thấy một phần nguyên nhân khiến ta trở nên như vậy chính là do anh ấy, thế nên đã giữ ta ở lại nhà. Nghe nói ta muốn học bí thuật đó, anh ấy không từ chối mà lập tức truyền ngay cho ta. Khi ta đã học được xong, anh ấy hỏi: Cô có chắc là làm như vậy vẫn còn ý nghĩa không? Một lời nói làm bừng tỉnh người đang chìm trong giấc mộng, ta nhìn vào khuôn mặt khủng khiếp của mình trong gương. Dù rằng ta có làm cho Tống Tử Kiệt quên đi tất cả, quay về bên cạnh mình đi chăng nữa thử hỏi còn có ý nghĩa gì? Những thứ mà chúng ta đã mất đi dù thế nào cũng không sao lấy lại được nữa. Trái tim ta tới lúc đó mới hoàn toàn chết hẳn.
Thế là ta ở lại trong nhà người đó, giúp anh ấy làm những việc vặt trong nhà.
Tiền bối của anh ấy là hậu duệ của các phù thủy người Miêu, suốt cuộc đời anh ấy cũng chỉ say mê nghiên cứu các thuật phù thủy của người Miêu, thế nên nhất quyết không lấy vợ. Anh ấy nói với ta, sở dĩ anh ấy vào đại học cũng chỉ là vì muốn xem xem khoa học có thể giải thích được những thứ mà tổ tiên mình truyền lại hay không. Trong thời gian ở đại học anh ấy rất chăm chỉ, thậm chí còn học được cả thuật thôi miên. Sau khi tốt nghiệp, nhà trường muốn giữ lại làm giảng viên nhưng anh ấy từ chối, quay về quê làm ruộng, vừa nghiên cứu các thuật phù thủy, vừa tự sáng tạo ra thuật thôi miên của riêng mình.
Ta ở lại đó đến mười năm, hàng năm đều lặng lẽ quay về Bình Uyển bắc thôn một lần để thăm Tiểu Phong. Trong mười năm đó, hai anh em họ Tống lần lượt qua đời. Khi những người đó không còn, ta chợt thấy lòng mình trống rỗng, bất luận là yêu hay hận thì cũng không còn chỗ nào ký thác.
Vị tiền bối đó vì quá say mê với các thuật phù thủy nên cũng mắc bệnh trọng, kéo dài được vài năm sau rồi chết.
Vì hàng ngày tai nghe mắt thấy nên ta cũng học được một vài chiêu thức bí truyền. Thực ra những món đó chẳng có chỗ nào mà áp dụng, nhưng thừa thãi thời gian thì học lấy thôi.
Sau khi vị tiền bối đó qua đời, ta quay về Bình Uyển bắc thôn, lấy danh nghĩa một góa phụ đi chạy nạn. Những người trong thôn đương nhiên không còn nhận ra ta vì ngoại hình đã thay đổi hoàn toàn. Thôn trưởng thậm chí còn vận động mọi người làm giúp ta một gian nhà để có thể ở qua ngày.
Sau đó, chứng kiến Tiểu Phong lấy vợ, sinh con đẻ cái, rồi cũng… ra đi. Khi vợ chồng nó ra đi, ta nghĩ: Phải chăng ta mệnh sao chổi? Vì sao bọn họ đều đi cả, còn ta vẫn sống trên đời này trong bộ dạng một phế nhân? So với những người cùng lứa tuổi, trông ta già hơn hẳn. Không ngờ đến khi già, các nếp nhăn khiến những vết sẹo đó bị che khuất bớt, khiến mặt ta không còn đáng sợ như trước nữa.
Khi Tiểu Phong để lại ba đứa trẻ mồ côi đáng thương, ta thường đến làm cơm cho chúng ăn, cho chúng quần áo để mặc, giúp chúng vá víu đồ rách, dần dần bọn trẻ ngày càng gắn bó với ta, thế nên ta lại dọn về sống trong căn nhà cũ. Cô có biết cảm giác lúc đó như thế nào không? Từng viên gạch ngói trong phân nửa ngôi nhà ấy đều ghi lại quá khứ của ta và Tống Tử Kiệt, mấy chục năm đã trôi qua, yêu và hận đều đã bị năm tháng chôn vùi.
“Bà Tuệ Châu, chẳng lẽ bà chưa từng về thăm cha mẹ mình một lần nào ư? Thực ra bất kể hình dáng bà đã trở thành thế nào đi chăng nữa, thì cha mẹ cũng sẽ không bao giờ vứt bỏ bà”, Lâm Hàn hỏi. Từ đầu câu chuyện tới giờ, bà lão chưa từng nhắc nửa lời đến song thân, lẽ nào đối với bà ấy tình yêu là tất cả?
Bà Tuệ Châu cười nói: “Có về thăm, sao có thể không về được. Ta đi cùng với vị tiền bối đó, lấy danh nghĩa bạn học của Tuệ Châu, nói với họ là Tuệ Châu đang sống rất tốt, không cần phải nhớ thương. Hôm đó ta đã phải kìm nén rất nhiều để không bật khóc, khi bước chân ra bậu cửa còn đứng lại mãi không đi nổi, chỉ nghe thấy mẹ ta khóc ròng, vừa khóc vừa nói với cha ta: Sao tôi cứ cảm thấy hình như người đó chính là Tuệ Châu nhà chúng ta? Cha ta đáp: Vì bà thương nhớ con qua, bà xem ảnh Tuệ Châu gửi đi, trông nó trẻ hơn cô đó rất nhiều, còn cái cô đó trông chỉ kém bà có mấy tuổi thôi. Sao có thể là con gái chúng ta được? Hơn nữa không mặt cô ta…”.
“Nghe cha nói vậy ta không sao chịu đựng thêm được nữa, kéo vị tiền bối đó rảo bước thật nhanh. Từ lần ấy ta không bao giờ quay về nhà nữa. Quả thực ta là một đứa con bất hiếu không hơn không kém”.
“Thực ra nỗi đau và thương nhớ trong lòng bà cũng không hề ít hơn họ đâu”.
Bà Tuệ Châu xoa đầu Lâm Hàn nói: “Đúng là hiểu biết, lại lương thiện nữa, giống hệt Ngọc Ngọc nhà chúng ta”. Thấy chốc chốc bà lão lại nhắc đến Tống Ngọc Ngọc, còn Hữu Đức thì không thể quên được mối tình với người con gái dó, Lâm Hàn đột nhiên thấy tò mò: Rốt cuộc cô ấy là một cô gái như thế nào? Chắc chắn là phải rất tuyệt vời, thế nên mới khiến người ta không thể quên được.
“Bà Tuệ Châu, bà rất nhớ Ngọc Ngọc phải không?”.
“Nhớ, người trong thôn đồn nhau rằng Ngọc Ngọc nhà ta cũng đã chết giống như Tiểu Hoan rồi, thế nên đã lâu như vậy mới không về thăm ta”, nói xong bà lão bĩu môi như đứa trẻ con, “Mấy người đó chỉ nói bậy, Ngọc Ngọc nhà ta chắc chắn còn sống, chắc chắn là chưa chết. Khi Tiểu Hoan mất, tim ta đau nhói suốt ba ngày, Ngọc Ngọc cũng là cốt nhục của ta, nếu như nó không còn trên đời này nữa, thì làm sao ta lại không biết được”, bà lão nói cực kỳ chắc chắn.
Lâm Hàn nghe thấy vậy thì sống mũi chợt cay cay, vì sợ mình sẽ nói lộ ra điều gì làm bà lão đau lòng nên vội chuyển sang chủ đề khác.
Chuyện trò một hồi nữa, khi Lâm Hàn hỏi bà Tuệ Châu về chuyện những con dơi trong thư phòng nhà họ Hà, bà Tuệ Châu cũng lắc đầu: “Chuyện đó nói ra thì thật lạ lùng. Chắc là vì nhà họ Tống có mối hận thù gì đó chưa giải được với bọn dơi đó, cũng giống như cái hang đằng sau núi ấy, dù có lấp, đốt, hun khói, làm đủ mọi cách rồi nhưng vẫn không đuổi được hết bọn dơi đi. Ha ha, thực ra chỉ cần đừng có chủ động quấy nhiễu chúng, thì chúng cũng sẽ không hại người”.
Lâm Hàn cũng tỏ vẻ đồng tình.
“Hữu Đức về đấy à?”, bà lão đột nhiên kêu lên, sau đó lập tức đứng dậy, đẩy cửa sổ thò đầu nhìn ra bên ngoài. Lâm Hàn giật thót người, cũng vội vàng ngó ra xem. Bên ngoài cây hoa hồng đang nở rực rỡ, một cơn gió thổi qua hất những giọt nước mưa đọng trên lá cây xuống đất giống hệt một trận mưa rào nhẹ: “Bên ngoài vắng tanh, làm gì có bất cứ người nào? Lâm Hàn cười nói: “Bà Tuệ Châu, bà có nghe nhầm không?”.
“Nhầm làm sao được, ta nuôi nó từ bé, không cần phải nói, nghe tiếng bước chân cũng đã biết là có phải hay không rồi, sao mà nhầm được?”, bà Tuệ Châu tỏ rõ sự phấn khích lạ thường, cầm lấy chiếc gậy rồi đi ra ngoài cửa, vừa đi vừa gọi: “Hữu Đức, Hữu Đức?”.
Trận mưa khiến cho nền đất xung quanh nhà trơn trượt, bà lão bước thấp bước cao tìm kiếm một lượt sân trước vườn sau, Lâm Hàn sợ bà trượt ngã nên phải bám sát theo sau. Khi đi qua một gờ đất, di✣en✤danlequyd☼n☀c☼m bà lão quả thực trượt chân, ngã ngay xuống dưới. Lâm Hàn muốn giữ lại mà không kịp, chỉ thấy đầu bà lão đập mạnh vào viên đá nhọn, máu phun ra từ trán, Lâm Hàn sợ tới mức khóc toáng lên.
Những người hàng xóm đang ở gần đó vội vàng chạy đến, không nói gì nhiều, lập tức cõng bà lão chạy ra trạm y tế.
Vừa tới trạm y tế, bà lão đã thở hắt ra. Khi chết, ta bà vẫn còn nắm chặt tay Lâm Hàn, đôi mắt vốn tinh anh dần tối lại.
Lâm Hàn cảm thấy đau lòng khôn xiết, khi ấy cô không còn nghĩ đến bất cứ chuyện gì khác, chỉ muốn liên lạc ngay với Hữu Đức. Gọi điện vào số máy anh, nhưng không ngờ luôn trong tình trạng tắt máy. Lâm Hàn tiếp tục gọi điện cho Quý Giác định nhờ cô bạn đến nhà Hữu Đức báo tin cho anh, Quý Giác hỏi: “Chẳng phải là cậu đang trốn anh ta à? Tìm anh ta làm cái gì mà gấp gáp như vậy”.
“Nhà anh ấy xảy ra chuyện lớn rồi”.
“Hả? Cái gì? Xảy ra chuyện lớn gì?”, giọng Quý Giác ở máy bên kia chợt cao hẳn lên.
“Bà nội anh ấy mất rồi”, trong lòng Lâm Hàn vừa sợ hãi, vừa đau buồn, vừa hối hận lại vừa tự trách mình, nếu như không phải vì cô đến đây thì có lẽ bà Tuệ Châu đã không xảy ra chuyện như vậy.
Máy bên kia bỗng dưng không còn âm thanh gì nữa, Lâm Hàn a lô mấy tiếng mới thấy giọng Quý Giác yếu ớt hỏi: “Tiểu Hàn, việc này không liên quan gì đến cậu chứ?”.
“Không đâu. Không đâu”, Lâm Hàn vội vàng giải thích., “Trời vừa mưa nên đường trơn trượt, khi đó mình đang ngồi trong nhà nói chuyện với bà Hữu Đức, bà đột nhiên gọi tên anh ấy lên, còn khẳng định chắc chắn là anh ấy đã về nhà, sau đó chống gậy đi tìm khắp xung quanh, cuối cùng khi đi qua ruộng thì trượt chân ngã, không may đập đầu trúng một hòn đá, sau đó thì…”.
“Bà ấy già như vậy, sao cậu không ngăn lại?”, trong giọng nói của Quý Giác đã đầy nước, “Cậu không thể khuyên can bà ấy được hay sao?”.
“Mình đã khuyên rồi”, Lâm Hàn vừa đau lòng vừa ấm ức, cũng bật khóc, “Khi bà bị ngã xuống, mình muốn giữ lại nhưng không giữ được… Hu hu, mình đành phải trơ mắt nhìn bà ngã xuống, ngã xuống ngay trước mắt mình”.
Giọng Quý Giác trở nên suy sụp: “Được rồi, cậu cũng đừng đau lòng quá, mình sẽ giúp cậu đi tìm Hữu Đức ngay”, nói xong, không chờ Lâm Hàn nói gì thêm, Quý Giác đã tắt máy.
Vì bà lão không có con cháu nên tang lễ được làm hết sức giản đơn. Lâm Hàn vốn định nói cho mọi người biết về thân phận thực sự của bà, nhưng nghĩ đến việc nếu nói ra sẽ khó tránh được nhiều điều rắc rối khác, với lại cô cũng không giỏi nói dối, thế nên kiểu gì cũng sẽ dẫn đến chuyện không mấy hay ho giữa hai an hem họ Tống. Nghĩ đến việc bà Tuệ Châu đã phải giấu giếm suốt mấy chục năm, có lẽ đến khi chết bà cũng sẽ không muốn thân phận thực sự của mình bị lộ, thế nên lại thôi.
Chi bằng cứ để cho bí mật này chôn vùi mãi mãi, trở thành một bí mật vĩnh viễn đi.
Sau khi chôn cất bà Tuệ Châu xong, Lâm Hàn cũng chẳng còn lý do gì để ở lại Bình Uyển bắc thôn. Trước khi đi, cô còn ghế qua gian phòng mà Ngô Thục Hoa đã tự sát, muốn tìm được thêm manh mối nào đó, nhưng gian phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ, không còn lưu lại bất cứ dấu tích nào.
Trưởng thôn tiễn cô ra đến đầu làng, trên đường đi còn trò chuyện mấy câu: “Cô quay về với Hữu Đức, bảo cậu ta nếu có thời gian rảnh rỗi thì về thắp một nén hương lên mộ cho bà ấy. Bà ấy chỉ có một thân một mình, trông nom ba an hem chúng nó từ bé tới lớn, chưa nói tới việc đáp đền công ơn dưỡng dục, ngay cả khi chết cũng chỉ có một mình lạnh lẽo thế này, đúng là khiến cho người ta thấy đắng lòng”.
Lâm Hàn ra sức gật đầu, trong lòng cũng cảm thấy thê lương.
Mối ân oán tình thù của hai thế hệ trước cũng theo bà Tuệ Châu đi, coi như là đã kết thúc.
/48
|