Các nam nhân đi vào doanh trại, Tô Cẩm ngồi trên đầu giường đặt gần lò sưởi, kiểm kê lại của cải.
Xuất phát từ Dương Châu, nàng mang theo hơn hai mươi hai lượng tích góp, cũng coi là một tiểu phú bà, nhưng bôn ba hơn nửa năm, chi phí thức ăn, khách điếm và thuốc men cho hai mẫu tử và người làm A Quý chẳng những xài hết bạc mà còn bay mất một chiếc vòng tay của nàng. Thật vất vả mới đến được Bắc Địa, gió lạnh thi nhau thổi vào khiến nàng lạnh thấu tim, a Triệt càng thêm không chịu nỗi nên lại bị bệnh, Tô Cẩm không thể không lấy ra một cái vòng tay khác đổi được năm lượng bạc, mua thuốc thêm y phục.
Đến được phủ Thiên hộ, trên người Tô Cẩm chỉ còn lại chuỗi tiền đồng tội nghiệp.
Cũng may Phùng Thực nhập ngũ lâu như vậy cũng tích góp được sáu lượng tiền lương, nàng dâu vừa đến đã đưa hết cho nàng.
Lấy ra hai lượng bạc vụn bỏ vào ống tay áo, Tô Cẩm vừa giấu tiền vào hộp vừa hỏi nhi tử ngồi trên đầu giường: Nương phải ra ngoài, a Triệt đi không?
A Triệt lắc đầu một cái cúi đầu chơi Cửu Liên Hoàn(*), đó là món đồ chơi năm trước Phùng Thực tự tay làm cho nhi tử, a Triệt thông minh nên đã mở ra từ sớm, nhưng tiểu tử lại rất thích Cửu Liên Hoàn này, giống như chơi mãi vẫn không chán vậy.
(*): Cửu liên hoàn là một trò chơi thưởng gặp lưu truyền trong dân gian Trung Quốc, cũng là một trò chơi rất kỳ diệu được cả thế giới công nhận. Trong tiếng Anh trò chơi này của Trung Quốc được gọi là Chinese King có nghĩa là Vua Trung Quốc ; Người Trung Quốc chơi Cửu liên hoàn bắt đầu từ khi nào cũng không có cách gì khảo chứng nữa, nhưng vào đời Minh, đời Thanh của Trung Quốc, Cửu liên hoàn là được ưa thích nhất.
Một nam hài bốn tuổi nên hoạt bát hiếu động quậy phá chung quanh mới đúng, nhưng a Triệt lại từ chối giao tiếp với bên ngoài, mỗi ngày chỉ ở trong nhà không lên tiếng.
Tô Cẩm biết nguyên nhân.
Dáng vẻ A Triệt quá đẹp, giống như thân phụ ngại bần yêu phú của cậu, cho dù ai nhìn thấy hai phụ tử cũng sẽ nghĩ a Triệt không phải là nhi tử ruột của Phùng Thực. Phùng Thực không ngại, nhưng đám hàng xóm láng giềng rất lắm mồm vẫn luôn có kẻ xấu bụng hỏi a Triệt: Ngươi giống phụ thân hay mẫu thân của ngươi?
Người lớn nói như vậy cũng coi là khách khí, nhưng miệng của tụi trẻ cùng phố thì không giữ kẻ như vậy, nghe phụ mẫu trò chuyện linh tinh rồi tới cười a Triệt: Ngươi đừng gọi thợ rèn Phùng là cha, ông ấy không phải là cha ngươi, mẹ ngươi nuôi hán tử bên ngoài rồi!
Lần đầu tiên nghe được lời này, a Triệt khóc chạy về nhà, vừa gạt lệ thút tha thút thít vừa hỏi mẫu thân cậu rốt cuộc là nhi tử của ai.
Tô Cẩm đau lòng, nói láo cậu chính là nhi tư ruột của nàng và Phùng Thực.
A Triệt ba tuổi tin nàng, vui vẻ chạy đi lý luận với các bạn thân mến.
Giọng nói của nam hài non nớt, vì để cho tất cả mọi người đều nghe, cậu dùng hết sức lực gào to, gào đến khàn giọng.
Không có tác dụng, người lớn vẫn tiếp tục trêu chọc cậu, nhóm hài tử vẫn tiếp tục cười nhạo cậu.
A Triệt càng ngày càng trầm lặng, một ngày vào năm bốn tuổi, nam hài đột nhiên lại hỏi mẫu thân cha câij là ai, còn nói mẫu thân phải thề với trời tuyệt đối không được nói láo.
Tô Cẩm nhìn đôi mắt đen chứa đầy nước mắt, ôm lấy nhi tử hôn một cái, kể lại chuyện xưa của nàng cho tiểu tử nghe.
.
Tô Cẩm mệnh khổ, lúc ba tuổi không có cha, bảy tuổi thì nương chết, sau đó nàng gia gia bà nội, Đại Bá Phụ Đại bá mẫu, bắt đầu sai bảo nàng như nha hoàn. Mới bảy tuổi, Tô Cẩm đã phải thổi lửa nấu cơm, nuôi gà thả ngỗng, Đại Bá Phụ Đại bá mẫu mở cửa hàng bánh bao, nàng cũng phải bận rộn đi sớm về trễ, làm nhiều như vậy nhưng một phân tiền cũng không có.
Tô Cẩm không cam lòng, cãi nhau một trận với Đại Bá Phụ Đại bá mẫu, láng giềng cũng đến xem náo nhiệt, hai phu thê bị nàng mắng đến không còn mặt mũi, đồng ý một tháng cho nàng mười đồng.
Không nhiều lắm nhưng Tô Cẩm cũng thỏa mãn, có còn hơn không.
Lúc mười hai tuổi, Tô Cẩm trổ mã vô cùng xinh đẹp, mắt xếch miệng anh đào, da thịt tuyết trắng thủy nộn, nàng vừa đứng ngay cửa hàng bánh bao, các nam nhân lập tức rối rít chen về phía này. Cửa hàng bánh bao buôn bán càng ngày càng tốt, trong lòng Tô Cẩm biết công trạng nằm trên người mình nên đi theo nói điều kiện với Đại Bá Phụ Đại bá mẫu, yêu cầu tăng tiền công, Đại bá mẫu tăng cho nàng một tháng hai mươi đồng, Tô Cẩm chê ít, Đại bá mẫu lại uy hiếp nàng, nếu không nghe lời sẽ lập tức bán nàng vào kỹ viện.
Vì tiền hai phu thê đó chuyện gì lại không làm được? Tô Cẩm kiêng kỵ, không dám la lối nữa, im hơi lặng tiếng làm việc, một lòng mong đợi mau chóng lập gia đình một chút.
Năm nàng mười ba tuổi, quê nhà có một thư sinh họ Thẩm chuyển đến, mặt mày ôn hòa nhẹ nhàng như ngọc, thích mặc áo xanh, hai mắt đào hoa nhìn còn đẹp hơn nữ tử. Thư sinh đến mua bánh bao, nhìn thấy ngón tay Tô Cẩm có vết phồng rộp do bị bỏng, lúc trở lại hắn len lén nhét cho nàng một chai thuốc dán. Tiết hoa đăng ở trấn trên, thư sinh hẹn nàng cùng đi xem, thư sinh đứng dưới hoa đăng tuấn mỹ giống như Thần Tiên Hạ Phàm.
Tô Cẩm hơi động lòng.
Sau đó thư sinh hứa hẹn với nàng, hắn thi đậu tú tài sẽ lấy nàng làm thê tử, Tô Cẩm rất vui mừng, thư sinh muốn hôn nàng, nàng không tránh.
Sau đó thư sinh đi thi tú tài, thi xong trở về thì không bao lâu phủ nha yết bảng, thư sinh đứng đầu bảng. Thư sinh hăng hái, các loại xã giao thư mời liên tục kéo đến, ngay cả Tri Phủ Đại Nhân tổ chức Tài Tử Yến cũng gửi thiếp mời cho hắn. Thư sinh thỏa thê mã nguyện trước khi đến Phủ Thành, hẹn Tô Cẩm đi Đào Hoa Lâm ngắm hoa.
Hoa đào như vậy, dưới tàng cây đôi tình nhân lưu luyến không rời, thư sinh ôm Tô Cẩm nói khi nào hắn trở lại hai người sẽ thành thân, tròng mắt đen dịu dàng như nước trầm thấp cam kết, Tô Cẩm mười lăm tuổi làm sao có thể chống đỡ được? Nàng bị cuộc sống sau khi thành thân mà thư sinh miêu tả làm cho chóng mặt, trong lúc vô tình thư
Xuất phát từ Dương Châu, nàng mang theo hơn hai mươi hai lượng tích góp, cũng coi là một tiểu phú bà, nhưng bôn ba hơn nửa năm, chi phí thức ăn, khách điếm và thuốc men cho hai mẫu tử và người làm A Quý chẳng những xài hết bạc mà còn bay mất một chiếc vòng tay của nàng. Thật vất vả mới đến được Bắc Địa, gió lạnh thi nhau thổi vào khiến nàng lạnh thấu tim, a Triệt càng thêm không chịu nỗi nên lại bị bệnh, Tô Cẩm không thể không lấy ra một cái vòng tay khác đổi được năm lượng bạc, mua thuốc thêm y phục.
Đến được phủ Thiên hộ, trên người Tô Cẩm chỉ còn lại chuỗi tiền đồng tội nghiệp.
Cũng may Phùng Thực nhập ngũ lâu như vậy cũng tích góp được sáu lượng tiền lương, nàng dâu vừa đến đã đưa hết cho nàng.
Lấy ra hai lượng bạc vụn bỏ vào ống tay áo, Tô Cẩm vừa giấu tiền vào hộp vừa hỏi nhi tử ngồi trên đầu giường: Nương phải ra ngoài, a Triệt đi không?
A Triệt lắc đầu một cái cúi đầu chơi Cửu Liên Hoàn(*), đó là món đồ chơi năm trước Phùng Thực tự tay làm cho nhi tử, a Triệt thông minh nên đã mở ra từ sớm, nhưng tiểu tử lại rất thích Cửu Liên Hoàn này, giống như chơi mãi vẫn không chán vậy.
(*): Cửu liên hoàn là một trò chơi thưởng gặp lưu truyền trong dân gian Trung Quốc, cũng là một trò chơi rất kỳ diệu được cả thế giới công nhận. Trong tiếng Anh trò chơi này của Trung Quốc được gọi là Chinese King có nghĩa là Vua Trung Quốc ; Người Trung Quốc chơi Cửu liên hoàn bắt đầu từ khi nào cũng không có cách gì khảo chứng nữa, nhưng vào đời Minh, đời Thanh của Trung Quốc, Cửu liên hoàn là được ưa thích nhất.
Một nam hài bốn tuổi nên hoạt bát hiếu động quậy phá chung quanh mới đúng, nhưng a Triệt lại từ chối giao tiếp với bên ngoài, mỗi ngày chỉ ở trong nhà không lên tiếng.
Tô Cẩm biết nguyên nhân.
Dáng vẻ A Triệt quá đẹp, giống như thân phụ ngại bần yêu phú của cậu, cho dù ai nhìn thấy hai phụ tử cũng sẽ nghĩ a Triệt không phải là nhi tử ruột của Phùng Thực. Phùng Thực không ngại, nhưng đám hàng xóm láng giềng rất lắm mồm vẫn luôn có kẻ xấu bụng hỏi a Triệt: Ngươi giống phụ thân hay mẫu thân của ngươi?
Người lớn nói như vậy cũng coi là khách khí, nhưng miệng của tụi trẻ cùng phố thì không giữ kẻ như vậy, nghe phụ mẫu trò chuyện linh tinh rồi tới cười a Triệt: Ngươi đừng gọi thợ rèn Phùng là cha, ông ấy không phải là cha ngươi, mẹ ngươi nuôi hán tử bên ngoài rồi!
Lần đầu tiên nghe được lời này, a Triệt khóc chạy về nhà, vừa gạt lệ thút tha thút thít vừa hỏi mẫu thân cậu rốt cuộc là nhi tử của ai.
Tô Cẩm đau lòng, nói láo cậu chính là nhi tư ruột của nàng và Phùng Thực.
A Triệt ba tuổi tin nàng, vui vẻ chạy đi lý luận với các bạn thân mến.
Giọng nói của nam hài non nớt, vì để cho tất cả mọi người đều nghe, cậu dùng hết sức lực gào to, gào đến khàn giọng.
Không có tác dụng, người lớn vẫn tiếp tục trêu chọc cậu, nhóm hài tử vẫn tiếp tục cười nhạo cậu.
A Triệt càng ngày càng trầm lặng, một ngày vào năm bốn tuổi, nam hài đột nhiên lại hỏi mẫu thân cha câij là ai, còn nói mẫu thân phải thề với trời tuyệt đối không được nói láo.
Tô Cẩm nhìn đôi mắt đen chứa đầy nước mắt, ôm lấy nhi tử hôn một cái, kể lại chuyện xưa của nàng cho tiểu tử nghe.
.
Tô Cẩm mệnh khổ, lúc ba tuổi không có cha, bảy tuổi thì nương chết, sau đó nàng gia gia bà nội, Đại Bá Phụ Đại bá mẫu, bắt đầu sai bảo nàng như nha hoàn. Mới bảy tuổi, Tô Cẩm đã phải thổi lửa nấu cơm, nuôi gà thả ngỗng, Đại Bá Phụ Đại bá mẫu mở cửa hàng bánh bao, nàng cũng phải bận rộn đi sớm về trễ, làm nhiều như vậy nhưng một phân tiền cũng không có.
Tô Cẩm không cam lòng, cãi nhau một trận với Đại Bá Phụ Đại bá mẫu, láng giềng cũng đến xem náo nhiệt, hai phu thê bị nàng mắng đến không còn mặt mũi, đồng ý một tháng cho nàng mười đồng.
Không nhiều lắm nhưng Tô Cẩm cũng thỏa mãn, có còn hơn không.
Lúc mười hai tuổi, Tô Cẩm trổ mã vô cùng xinh đẹp, mắt xếch miệng anh đào, da thịt tuyết trắng thủy nộn, nàng vừa đứng ngay cửa hàng bánh bao, các nam nhân lập tức rối rít chen về phía này. Cửa hàng bánh bao buôn bán càng ngày càng tốt, trong lòng Tô Cẩm biết công trạng nằm trên người mình nên đi theo nói điều kiện với Đại Bá Phụ Đại bá mẫu, yêu cầu tăng tiền công, Đại bá mẫu tăng cho nàng một tháng hai mươi đồng, Tô Cẩm chê ít, Đại bá mẫu lại uy hiếp nàng, nếu không nghe lời sẽ lập tức bán nàng vào kỹ viện.
Vì tiền hai phu thê đó chuyện gì lại không làm được? Tô Cẩm kiêng kỵ, không dám la lối nữa, im hơi lặng tiếng làm việc, một lòng mong đợi mau chóng lập gia đình một chút.
Năm nàng mười ba tuổi, quê nhà có một thư sinh họ Thẩm chuyển đến, mặt mày ôn hòa nhẹ nhàng như ngọc, thích mặc áo xanh, hai mắt đào hoa nhìn còn đẹp hơn nữ tử. Thư sinh đến mua bánh bao, nhìn thấy ngón tay Tô Cẩm có vết phồng rộp do bị bỏng, lúc trở lại hắn len lén nhét cho nàng một chai thuốc dán. Tiết hoa đăng ở trấn trên, thư sinh hẹn nàng cùng đi xem, thư sinh đứng dưới hoa đăng tuấn mỹ giống như Thần Tiên Hạ Phàm.
Tô Cẩm hơi động lòng.
Sau đó thư sinh hứa hẹn với nàng, hắn thi đậu tú tài sẽ lấy nàng làm thê tử, Tô Cẩm rất vui mừng, thư sinh muốn hôn nàng, nàng không tránh.
Sau đó thư sinh đi thi tú tài, thi xong trở về thì không bao lâu phủ nha yết bảng, thư sinh đứng đầu bảng. Thư sinh hăng hái, các loại xã giao thư mời liên tục kéo đến, ngay cả Tri Phủ Đại Nhân tổ chức Tài Tử Yến cũng gửi thiếp mời cho hắn. Thư sinh thỏa thê mã nguyện trước khi đến Phủ Thành, hẹn Tô Cẩm đi Đào Hoa Lâm ngắm hoa.
Hoa đào như vậy, dưới tàng cây đôi tình nhân lưu luyến không rời, thư sinh ôm Tô Cẩm nói khi nào hắn trở lại hai người sẽ thành thân, tròng mắt đen dịu dàng như nước trầm thấp cam kết, Tô Cẩm mười lăm tuổi làm sao có thể chống đỡ được? Nàng bị cuộc sống sau khi thành thân mà thư sinh miêu tả làm cho chóng mặt, trong lúc vô tình thư
/56
|