- Vậy không lẽ chúng ta bỏ qua cho mợ Phượng ư? Chả nhẽ không có cách gì vạch mặt mợ ấy?
Lập thắc mắc, Hân phân tích:
- Nếu chỉ dựa vào chuyện mợ Phương có ý định hại mợ vô sinh hơi khó. Tất cả những gì mợ biết chỉ dựa vào quan sát và suy đoán, có em Cúc là nhân chứng thì như Lập biết rồi đấy, thầy Tài chắc chắn sẽ tin con dâu hơn người làm. Hiện tại mợ không hề có bằng chứng thuyết phục.
- Bực thật đấy! Nhưng thôi, không sao cả, từ giờ con sẽ cố gắng giúp mợ tìm bằng chứng.
- Không cần mất công như thế. Vì dù Lập tìm được bằng chứng thì mợ Phượng vẫn có thể để Tiến nhận tội thay mình. Mà nhiều khi cái quan trọng không phải là bằng chứng mà là niềm tin. Khi Lập tin một người, dù người khác có vạch tội người đó thì Lập sẽ nói người vạch tội đi vu khống thôi.
Lập gật gù tỏ vẻ đã hiểu. Có lẽ cách tốt nhất là phải làm lung lay niềm tin của ông Tài vào mợ Phượng. Mợ Hân thở dài mở hộp trang sức, lấy ra một viên kim cương nhỏ đưa cho nó dặn dò:
- Chiều nay Lập gửi cho Cúc giùm mợ, nhắn em ấy nếu đem bán đi thì sẽ đủ tiền mở tiệm cơm nhỏ đấy. Mợ thấy Cúc nấu ăn không tệ, nếu biết tu tâm sửa tính và ăn nói khéo léo hơn chắc chắn sẽ đắt khách.
- Mợ điên à? Nó đối xử với mợ như “mứt” ý, mợ không việc gì phải tốt với nó như thế!
- Cúc còn nhỏ, còn có cơ hội sửa tính đổi nết làm lại cuộc đời. Lập đừng khắt khe quá, nha!
Lập cau có phản bác:
- Nhưng viên kim cương này đẹp quá, tuy nhỏ mà sáng lấp lánh. Mợ không tiếc à?
Nếu như ánh sáng của một viên kim cương nhỏ nhoi có thể dẫn lối cho một người vượt lên khỏi chiếc hố sâu hoắm tối tăm trong chính tâm hồn họ, khiến họ thay tính đổi nết, làm lại cuộc đời thì Hân không tiếc. Nhưng cô không nói ra mà chỉ cười cười bảo Lập:
- Tiếc gì đâu, thích thì mợ lại xin bác Đăng và bác Vân viên kim cương khác. Vì mợ xinh đẹp và dễ thương quá nên hai bác của mợ không tiếc mợ cái gì cả.
Biết mợ Hân đùa nên Lập cười ngất. Nó bọc viên kim cương vào khăn mùi soa, cẩn thận cất vào túi áo rồi hứa với mợ chiều nay đích thân nó sẽ đem kim cương về quê tặng con Cúc. Hân cảm ơn Lập rồi khéo léo hỏi dò:
- Cô bạn Hải Anh của mợ mở phòng khám riêng nên cho mợ mấy cái phiếu khuyến mại tới làm đẹp răng. Lập coi người giúp việc nhà mình có ai bị sứt hay sâu răng không thì bảo mợ, để mợ tặng phiếu cho người ta.
Hân hỏi vậy vì dấu răng của kẻ khốn nạn kia để lại trên người cô cho thấy hắn có một hàm răng không bình thường. Từ ngày về làm dâu cô luôn âm thầm để ý mọi người trong nhà nhưng không phát hiện ra manh mối gì cả. Đã đến lúc Hân phải chủ động hỏi han người này người kia để biết thêm thông tin. Cô bắt đầu tìm kiếm manh mối từ Lập, người hay hóng hớt nhất nhà.
- Răng sâu thì có con Huệ, nhưng nó mới chữa năm ngoái rồi. Răng sứt thì có mỗi thằng Gù thôi ạ. Nó khoe với con xin được mợ Phượng rất nhiều tiền đi sửa răng rồi đấy chứ, cơ mà khổ, chưa kịp sửa đã gặp vận đen. Nó mất ngay cái hôm cậu rước mợ về. Mợ Phượng dặn tụi con đừng nói về nó trước mặt mợ vì sợ mợ bị xui.
Lập thản nhiên trả lời. Bàn tay Hân vô thức nắm chặt, mợ Phượng thực sự sợ cô bị xui ư? Hay là đang muốn che giấu một điều gì đó? Cô tò mò hỏi Lập:
- Sao Gù lại mất?
- Vì Gù làm nhục con Đào, khiến con nhỏ tự tử nên Gù bị ám ảnh đấy mợ ạ. Buổi tối hôm trước khi cậu rước mợ về, nó còn gọi điện cho con bảo nó thấy con Đào hiện hồn về bóp cổ nó, nó kêu nó bị cảm lạnh rồi, khổ lắm. Hôm đám cưới bạn cậu tới nhà chè chén liên miên xong đòi ngủ lại phòng con nên con kêu nó về phòng nó ngủ trước. Con dọn dẹp xong xuôi thì qua phòng nó, định ngủ với nó, nhưng lúc con qua thì con Huệ lại bảo mợ Phượng đã đưa Gù tới bệnh viện thị xã rồi. Con cũng hơi an tâm, ai ngờ sáng hôm sau nghe tin nó mất.
- Gù và Đào có thù hằn gì à?
- Không phải mợ ạ. Bởi vì Đào nhanh nhẹn tháo vát rất được thầy Tài coi trọng nên khiến mợ Phượng ghen ghét, mợ sai thằng Gù làm nhục nó.
Đột nhiên Hân thấy xót xa vô cùng. Thật không ngờ những thông tin Hân cần, Lập lại biết rõ. Sự nhiều chuyện của Lập đã vô tình trở thành may mắn của Hân. Thảo nào tấm ga trải giường do cậu Hoan nhỏ mực đỏ không thể qua mắt được mợ Phượng. Có lẽ, chính mợ là người sai Gù hại cô nên mợ mới nghi hoặc tấm ga đó. Tất nhiên, đó chỉ là suy đoán của Hân, có thể nó không chính xác, nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì chuyện của Đào cũng làm cô ghê sợ mợ Phượng. Loại người chỉ vì chút lợi ích mà sẵn sàng chà đạp con gái nhà người ta, quả thực rất vô lương tâm, rất bỉ ổi và rất đáng sợ! Hân đăm chiêu thắc mắc:
- Tại sao Lập biết vụ này? Gù kể Lập nghe à?
- Dạ vâng. Gù bị bệnh sợ ma từ nhỏ mợ ạ, phải tới năm mười sáu tuổi nó mới dám ngủ riêng. Từ ngày con Đào mất thì nửa đêm nó toàn sang phòng con xin ngủ nhờ, rồi nó tỉ tê khai ra chuyện xấu nó làm với con Đào. Nó còn kể con nghe những lần con Đào được ông Tài khen, mợ Phượng cay cú ra sao. Con đồng ý giữ kín mọi chuyện cho nó, mợ có thấy ghê tởm con không?
- Chắc Lập có lý do riêng phải không?
- Vâng. Chắc mợ cũng để ý được là con thương anh Phúc. Anh lớn tuổi hơn cả cậu Hoan, năm hai mươi tuổi anh đã tới nhà ông Tài làm việc rồi. Anh là con trai thứ ba nhà bà Phượng Yến và ông Anh Hoàng. Hai ông bà ấy quý con lắm luôn, thành ra có kẻ ghen ghét. Trước khi con và thằng Gù tới nhà ông Tài làm việc, kẻ đó vì muốn con cắt đứt hoàn toàn liên lạc với anh Phúc nên cho người đuổi đánh con. Thằng Gù đã cứu con thoát khỏi đám côn đồ đó, vì bị thương ở lưng nên từ đấy người ta mới gọi nó là Gù. Con nợ ơn nó nên không dám tố cáo nó.
Lập thắc mắc, Hân phân tích:
- Nếu chỉ dựa vào chuyện mợ Phương có ý định hại mợ vô sinh hơi khó. Tất cả những gì mợ biết chỉ dựa vào quan sát và suy đoán, có em Cúc là nhân chứng thì như Lập biết rồi đấy, thầy Tài chắc chắn sẽ tin con dâu hơn người làm. Hiện tại mợ không hề có bằng chứng thuyết phục.
- Bực thật đấy! Nhưng thôi, không sao cả, từ giờ con sẽ cố gắng giúp mợ tìm bằng chứng.
- Không cần mất công như thế. Vì dù Lập tìm được bằng chứng thì mợ Phượng vẫn có thể để Tiến nhận tội thay mình. Mà nhiều khi cái quan trọng không phải là bằng chứng mà là niềm tin. Khi Lập tin một người, dù người khác có vạch tội người đó thì Lập sẽ nói người vạch tội đi vu khống thôi.
Lập gật gù tỏ vẻ đã hiểu. Có lẽ cách tốt nhất là phải làm lung lay niềm tin của ông Tài vào mợ Phượng. Mợ Hân thở dài mở hộp trang sức, lấy ra một viên kim cương nhỏ đưa cho nó dặn dò:
- Chiều nay Lập gửi cho Cúc giùm mợ, nhắn em ấy nếu đem bán đi thì sẽ đủ tiền mở tiệm cơm nhỏ đấy. Mợ thấy Cúc nấu ăn không tệ, nếu biết tu tâm sửa tính và ăn nói khéo léo hơn chắc chắn sẽ đắt khách.
- Mợ điên à? Nó đối xử với mợ như “mứt” ý, mợ không việc gì phải tốt với nó như thế!
- Cúc còn nhỏ, còn có cơ hội sửa tính đổi nết làm lại cuộc đời. Lập đừng khắt khe quá, nha!
Lập cau có phản bác:
- Nhưng viên kim cương này đẹp quá, tuy nhỏ mà sáng lấp lánh. Mợ không tiếc à?
Nếu như ánh sáng của một viên kim cương nhỏ nhoi có thể dẫn lối cho một người vượt lên khỏi chiếc hố sâu hoắm tối tăm trong chính tâm hồn họ, khiến họ thay tính đổi nết, làm lại cuộc đời thì Hân không tiếc. Nhưng cô không nói ra mà chỉ cười cười bảo Lập:
- Tiếc gì đâu, thích thì mợ lại xin bác Đăng và bác Vân viên kim cương khác. Vì mợ xinh đẹp và dễ thương quá nên hai bác của mợ không tiếc mợ cái gì cả.
Biết mợ Hân đùa nên Lập cười ngất. Nó bọc viên kim cương vào khăn mùi soa, cẩn thận cất vào túi áo rồi hứa với mợ chiều nay đích thân nó sẽ đem kim cương về quê tặng con Cúc. Hân cảm ơn Lập rồi khéo léo hỏi dò:
- Cô bạn Hải Anh của mợ mở phòng khám riêng nên cho mợ mấy cái phiếu khuyến mại tới làm đẹp răng. Lập coi người giúp việc nhà mình có ai bị sứt hay sâu răng không thì bảo mợ, để mợ tặng phiếu cho người ta.
Hân hỏi vậy vì dấu răng của kẻ khốn nạn kia để lại trên người cô cho thấy hắn có một hàm răng không bình thường. Từ ngày về làm dâu cô luôn âm thầm để ý mọi người trong nhà nhưng không phát hiện ra manh mối gì cả. Đã đến lúc Hân phải chủ động hỏi han người này người kia để biết thêm thông tin. Cô bắt đầu tìm kiếm manh mối từ Lập, người hay hóng hớt nhất nhà.
- Răng sâu thì có con Huệ, nhưng nó mới chữa năm ngoái rồi. Răng sứt thì có mỗi thằng Gù thôi ạ. Nó khoe với con xin được mợ Phượng rất nhiều tiền đi sửa răng rồi đấy chứ, cơ mà khổ, chưa kịp sửa đã gặp vận đen. Nó mất ngay cái hôm cậu rước mợ về. Mợ Phượng dặn tụi con đừng nói về nó trước mặt mợ vì sợ mợ bị xui.
Lập thản nhiên trả lời. Bàn tay Hân vô thức nắm chặt, mợ Phượng thực sự sợ cô bị xui ư? Hay là đang muốn che giấu một điều gì đó? Cô tò mò hỏi Lập:
- Sao Gù lại mất?
- Vì Gù làm nhục con Đào, khiến con nhỏ tự tử nên Gù bị ám ảnh đấy mợ ạ. Buổi tối hôm trước khi cậu rước mợ về, nó còn gọi điện cho con bảo nó thấy con Đào hiện hồn về bóp cổ nó, nó kêu nó bị cảm lạnh rồi, khổ lắm. Hôm đám cưới bạn cậu tới nhà chè chén liên miên xong đòi ngủ lại phòng con nên con kêu nó về phòng nó ngủ trước. Con dọn dẹp xong xuôi thì qua phòng nó, định ngủ với nó, nhưng lúc con qua thì con Huệ lại bảo mợ Phượng đã đưa Gù tới bệnh viện thị xã rồi. Con cũng hơi an tâm, ai ngờ sáng hôm sau nghe tin nó mất.
- Gù và Đào có thù hằn gì à?
- Không phải mợ ạ. Bởi vì Đào nhanh nhẹn tháo vát rất được thầy Tài coi trọng nên khiến mợ Phượng ghen ghét, mợ sai thằng Gù làm nhục nó.
Đột nhiên Hân thấy xót xa vô cùng. Thật không ngờ những thông tin Hân cần, Lập lại biết rõ. Sự nhiều chuyện của Lập đã vô tình trở thành may mắn của Hân. Thảo nào tấm ga trải giường do cậu Hoan nhỏ mực đỏ không thể qua mắt được mợ Phượng. Có lẽ, chính mợ là người sai Gù hại cô nên mợ mới nghi hoặc tấm ga đó. Tất nhiên, đó chỉ là suy đoán của Hân, có thể nó không chính xác, nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì chuyện của Đào cũng làm cô ghê sợ mợ Phượng. Loại người chỉ vì chút lợi ích mà sẵn sàng chà đạp con gái nhà người ta, quả thực rất vô lương tâm, rất bỉ ổi và rất đáng sợ! Hân đăm chiêu thắc mắc:
- Tại sao Lập biết vụ này? Gù kể Lập nghe à?
- Dạ vâng. Gù bị bệnh sợ ma từ nhỏ mợ ạ, phải tới năm mười sáu tuổi nó mới dám ngủ riêng. Từ ngày con Đào mất thì nửa đêm nó toàn sang phòng con xin ngủ nhờ, rồi nó tỉ tê khai ra chuyện xấu nó làm với con Đào. Nó còn kể con nghe những lần con Đào được ông Tài khen, mợ Phượng cay cú ra sao. Con đồng ý giữ kín mọi chuyện cho nó, mợ có thấy ghê tởm con không?
- Chắc Lập có lý do riêng phải không?
- Vâng. Chắc mợ cũng để ý được là con thương anh Phúc. Anh lớn tuổi hơn cả cậu Hoan, năm hai mươi tuổi anh đã tới nhà ông Tài làm việc rồi. Anh là con trai thứ ba nhà bà Phượng Yến và ông Anh Hoàng. Hai ông bà ấy quý con lắm luôn, thành ra có kẻ ghen ghét. Trước khi con và thằng Gù tới nhà ông Tài làm việc, kẻ đó vì muốn con cắt đứt hoàn toàn liên lạc với anh Phúc nên cho người đuổi đánh con. Thằng Gù đã cứu con thoát khỏi đám côn đồ đó, vì bị thương ở lưng nên từ đấy người ta mới gọi nó là Gù. Con nợ ơn nó nên không dám tố cáo nó.
/128
|