- Vậy ạ? May quá, vợ đang đói quá! Chồng đi mua đồ ăn cho vợ đi chồng!
Con vợ mất nết, dám đổi chủ đề. Cậu lườm vợ, véo nhẹ vào má nó nhưng vẫn đi mua hai suất cơm tấm sườn bì. Thằng Lập đi giao hàng chắc sẽ về muộn nên cậu không mua thêm suất nữa cho nó vì sợ nguội. Hân đi tình nguyện nhiều nên cô ăn cơm bình dân quen rồi. Cậu Hoan nom Hân ăn ngon miệng liền vui vẻ nhận xét:
- Vợ cậu dễ nuôi ghê!
Vợ cười hiền rồi xúc một thìa cơm đút cho cậu. Cơm vợ đút có khác, ngon dã man tàn bạo. Hồi nhỏ có lần cậu ngồi chầu chực bên cạnh bu Hoa, đợi bu đút cơm cho anh Lộc xong cậu thường há mồm ra để bu biết ý đút cơm cho mình. Cơ mà dù cậu có ngoác miệng to cơ nào thì bu cũng lờ cậu đi thôi. Vợ cậu thì chỉ có những lúc giận mới lờ cậu, còn bình thường vợ tốt với cậu ghê lắm. Vợ chẳng bao giờ khóc lóc vòi tiền cậu cả, cũng không đau khổ mè nheo mỗi khi cậu hết tiền. Điều đó khiến cậu rất nể vợ, nhưng cũng khiến cậu sợ. Cậu sợ một người đàn bà không cần tiền của mình thì khi có mâu thuẫn sẽ dễ dàng bỏ rơi mình. Bởi vậy nên thi thoảng cậu lại cố ý ba hoa với vợ:
- Con gái cô bán cơm thấy cậu đẹp trai nên khuyến mại cho cậu mấy quả dâu ăn tráng miệng đấy vợ ạ.
Cậu ngấm ngầm đề cao giá trị của bản thân để vợ biết điều trân trọng cậu hơn. Ai dè vợ thản nhiên nói:
- Nền ông không thả thính thì nền bà còn lâu mới dính.
- Điên à? Là tại cậu đẹp trai tự nhiên nên gái nó mê chứ cậu thả thính hồi nào?
- Nếu đã là người nền ông có sĩ diện thì không bao giờ thèm nhận đồ gái cho chồng ạ.
Hân chỉ muốn chọc ghẹo chồng tí xíu thôi nhưng cô diễn sâu quá nên cậu hơi sợ. Tưởng vợ giận, cậu vội vàng hứa lần sau không nhận đồ linh tinh của các em gái nữa rồi lảng ngay sang chuyện khác:
- Sao lúc ông khách kêu bớt hai mươi triệu vợ không bán quách đi cho nhanh, mất công mặc cả làm chi?
- Chồng em vất vả đóng đồ, em mặc cả mấy câu nào có thấm vào đâu so với công sức của chồng?
Ghê! Công sức của chồng cơ đấy! Tự dưng cậu cảm động quá chừng, trên đời này chắc chỉ có vợ cậu là quan tâm tới công sức của cậu thôi. Cậu vui vẻ hỏi vợ làm sao để cậu cũng bán được hàng, vợ nhẹ nhàng nói:
- Nếu muốn bán được hàng, trước tiên cậu phải đặt mình vào vị trí của một người bán hàng chứ không thể kiêu ngạo như một cậu ấm và phát ngôn linh tinh được.
- Cậu chả bao giờ phát ngôn linh tinh cả. Cậu toàn nói thẳng nói thật mà. Vợ nói cậu thế cậu tự ái chết.
Cậu dỗi. Hân dỗ ngọt chồng:
- Cậu đừng tự ái, em nhỡ lời, em xin lỗi ạ. Ý em là đôi khi cùng một sự thật đó nhưng mình phải lựa chọn cách nói và giọng điệu khác sao cho vừa tai người nghe.
Nói kiểu của vợ đấy chứ gì? Cậu hiểu rồi! Dùng xong bữa trưa, cậu phấn khởi đứng dậy bán hàng cùng vợ. Giọng điệu cậu nhẹ nhàng hơn lúc sáng rất nhiều. Những vị khách dễ tính như chị Tuyền, cô Phương hay chú Trình, cậu bán hàng ngon ơ. Thi thoảng gặp phải khách khó tính, cậu suýt chửi bậy, nhưng thấy vợ lừ mắt cậu lại thôi, lại quay sang cười hề hề với vợ rồi để kệ cho vợ thương lượng. Hai vợ chồng bã bọt mép đến chín giờ tối mà thu được về có hai trăm sáu mươi lăm triệu, chỉ bằng giá trị của một chiếc túi tháng trước cậu mua cho Oanh. Có khách chuyển tiền thẳng vào tài khoản của cậu, có khách đưa tiền mặt cho Lập lúc nó giao đồ tới nhà khách thì khi về hội chợ Lập đưa cho vợ cậu. Sau ba ngày, trong lúc Lập dọn dẹp gian hàng, vợ cậu xếp toàn bộ tiền mặt thành một xấp gọn gàng rồi đưa hết cho cậu, dịu dàng dặn dò:
- Cậu phải nhớ số tiền kiếm được là tiền công cậu đóng đồ gỗ mấy tháng liền chứ không phải là doanh thu của ba ngày. Thế nên nếu muốn chi tiêu gì thì cậu phải hết sức cân nhắc nhé, chứ tiền chồng em vất vả kiếm được mà tiêu vào những chỗ không đáng thì em xót xa lắm đấy!
Thấy vợ xót tiền cho mình, tự dưng cậu cũng thấy xót tiền theo. Chẳng mấy khi phải đi làm kiếm tiền nên nói thật cậu thấy thấm lắm. Biết kiếm tiền vất vả như thế này thì cậu đã chẳng thèm tiêu hoang rồi. Cậu thương bé Ong thật lòng, nhưng dù sao nó cũng đâu phải con cậu. Cậu không thể cho nó nhiều quá được, cho nó nhiều nhỡ sau này cậu hết tiền không đóng học phí được cho con ruột của mình thì sao? Cậu phải tiết kiệm để sau này còn lo cho con cậu chứ! Cậu biết mình ích kỷ, cơ mà kệ đi, ích kỷ vẫn còn hơn là một ông thầy tồi. Ba hôm vừa rồi cậu bận sấp mặt từ sáng sớm tới tối mịt nên Oanh gọi điện cậu cũng chẳng nghe máy, nhắn tin cậu còn chưa có thời gian nhắn lại, bây giờ cậu mới thảnh thơi một xíu để trốn vợ đi ra gốc nhãn soạn cái tin nhắn gửi cho Oanh:
“Bé Ong học một lớp vẽ do thầy Tài đóng là đủ rồi. Oanh muốn cho con học lớp đắt hơn thì sau này tự đi quay phim kiếm tiền lo cho nó. Thế nhá!”
Lần đầu tiên cậu Hoan tỏ thái độ ken bon với bé Ong khiến chị Oanh tức muốn hộc máu! Con Hân chết tiệt! Chắc chắn là nó! Chắc chắn chính nó đã tác động vào quyết định của cậu. Sợi chỉ mục mà xỏ vào kim sắc thì vẫn vá được áo, cơ mà tiếc cho cậu Hoan, chỉ vàng nhưng phải xỏ vào kim cùn, bị vợ biến thành một thằng đàn ông hà tiện bủn xỉn. Ở bên chị, cậu phóng khoáng bao nhiêu thì ở bên nó cậu hèn hạ bấy nhiêu! Thế mới thấy phía sau người đàn ông thất bại là một con đàn bà siêu ăn hại. Cậu mà lấy chị thì giờ đời cậu đã khác rồi, đã chẳng bao giờ có chuyện phải căn ke từng đồng rồi. Chị tuy rất bực mình nhưng sợ làm cậu cáu rồi cậu tiết lộ với ông Tài hai người đã chấm dứt thì không nhận được chu cấp từ phía ông nữa nên vẫn phải nhẫn nhịn nhắn tin lại:
“Không sao ạ, em chỉ cần tình yêu nơi cậu thôi. Tiền bạc hay vật chất đối với em không thành vấn đề.”
Cậu Hoan đọc tin nhắn của chị Oanh, thấy con người chị rộng lượng, sống có tâm có đức không màng vật chất thì rất cảm kích. Oanh rất hiếm khi giận cậu. Khi buồn Oanh chỉ làm nũng thôi chứ không dám thái độ nặng nhẹ với cậu. Bọn con gái cậu từng hẹn hò, ngoại trừ vợ cậu ra thì đứa nào cũng ngoan như thế. Bởi vì tính cách cậu rất đơn giản, vui thì mới tiếp tục yêu nhau, còn khi đã chán rồi là chấm dứt liền. Người ta nói cảm giác thất tình, chia tay khủng khiếp lắm, nhưng dường như cậu chưa bao giờ phải trải qua. Chia tay em này, cậu yêu em khác, cậu chả quan trọng. Thậm chí sau khi anh Lộc mất, cậu chỉ qua lại với mình Oanh, cậu vẫn thấy ổn. Cậu chỉ thấy khó chịu mỗi lần con vợ lùn cho cậu ăn bơ thôi. Cậu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của mình vào tài khoản của vợ rồi đi tới chỗ vợ, nhét đống tiền vợ vừa đưa cho mình vào túi vợ, nghiêm túc đề nghị:
- Vợ giữ tiền cả cho cậu và con cậu, nha vợ!
- Như vậy không tiện… nhỡ lúc cậu cần tiền thì sao?
Hân lo lắng hỏi. Cậu nhanh nhảu đề xuất ý kiến:
- Thì hàng ngày cậu ngửa tay ra xin tiền vợ chứ sao?
- Cậu… cậu không sợ mất sĩ diện à?
Vợ sốt ruột hỏi cậu. Cậu thơm trán vợ, cười cười lắc đầu. Khi thầy Tài kêu cậu xin tiền vợ, cậu đã nổi đoá vì thấy nhục nhã. Nhưng sau ba ngày bươn chải cùng vợ, cậu không còn cảm thấy như thế nữa. Cậu xin cái đồng tiền do chính công sức cậu làm ra chứ có phải cậu ăn bám ai đâu mà cậu sợ mất sĩ diện. Để vợ giữ tiền còn có một cái lợi nữa là sau này nếu vợ giận rồi bơ cậu, cậu sẽ kiếm cớ hết tiền để bắt chuyện xin tiền vợ rồi tranh thủ xà nẹo. Cậu nở nụ cười xảo trá. Lập liếc thấy vẻ mặt ranh mãnh của cậu thì cũng bật cười. Nó cảm thấy một người đàn bà mà được gả cho một ông chồng mẫu mực thì là tốt số. Còn một người đàn bà mà có khả năng biến một người đàn ông tầm thường thành một ông chồng vĩ đại thì thực sự là người có tài năng và có tầm nhìn. Đối với những người đàn bà xuất chúng như thế, gả cho ai thì chính là phúc phận của kẻ đó!
Con vợ mất nết, dám đổi chủ đề. Cậu lườm vợ, véo nhẹ vào má nó nhưng vẫn đi mua hai suất cơm tấm sườn bì. Thằng Lập đi giao hàng chắc sẽ về muộn nên cậu không mua thêm suất nữa cho nó vì sợ nguội. Hân đi tình nguyện nhiều nên cô ăn cơm bình dân quen rồi. Cậu Hoan nom Hân ăn ngon miệng liền vui vẻ nhận xét:
- Vợ cậu dễ nuôi ghê!
Vợ cười hiền rồi xúc một thìa cơm đút cho cậu. Cơm vợ đút có khác, ngon dã man tàn bạo. Hồi nhỏ có lần cậu ngồi chầu chực bên cạnh bu Hoa, đợi bu đút cơm cho anh Lộc xong cậu thường há mồm ra để bu biết ý đút cơm cho mình. Cơ mà dù cậu có ngoác miệng to cơ nào thì bu cũng lờ cậu đi thôi. Vợ cậu thì chỉ có những lúc giận mới lờ cậu, còn bình thường vợ tốt với cậu ghê lắm. Vợ chẳng bao giờ khóc lóc vòi tiền cậu cả, cũng không đau khổ mè nheo mỗi khi cậu hết tiền. Điều đó khiến cậu rất nể vợ, nhưng cũng khiến cậu sợ. Cậu sợ một người đàn bà không cần tiền của mình thì khi có mâu thuẫn sẽ dễ dàng bỏ rơi mình. Bởi vậy nên thi thoảng cậu lại cố ý ba hoa với vợ:
- Con gái cô bán cơm thấy cậu đẹp trai nên khuyến mại cho cậu mấy quả dâu ăn tráng miệng đấy vợ ạ.
Cậu ngấm ngầm đề cao giá trị của bản thân để vợ biết điều trân trọng cậu hơn. Ai dè vợ thản nhiên nói:
- Nền ông không thả thính thì nền bà còn lâu mới dính.
- Điên à? Là tại cậu đẹp trai tự nhiên nên gái nó mê chứ cậu thả thính hồi nào?
- Nếu đã là người nền ông có sĩ diện thì không bao giờ thèm nhận đồ gái cho chồng ạ.
Hân chỉ muốn chọc ghẹo chồng tí xíu thôi nhưng cô diễn sâu quá nên cậu hơi sợ. Tưởng vợ giận, cậu vội vàng hứa lần sau không nhận đồ linh tinh của các em gái nữa rồi lảng ngay sang chuyện khác:
- Sao lúc ông khách kêu bớt hai mươi triệu vợ không bán quách đi cho nhanh, mất công mặc cả làm chi?
- Chồng em vất vả đóng đồ, em mặc cả mấy câu nào có thấm vào đâu so với công sức của chồng?
Ghê! Công sức của chồng cơ đấy! Tự dưng cậu cảm động quá chừng, trên đời này chắc chỉ có vợ cậu là quan tâm tới công sức của cậu thôi. Cậu vui vẻ hỏi vợ làm sao để cậu cũng bán được hàng, vợ nhẹ nhàng nói:
- Nếu muốn bán được hàng, trước tiên cậu phải đặt mình vào vị trí của một người bán hàng chứ không thể kiêu ngạo như một cậu ấm và phát ngôn linh tinh được.
- Cậu chả bao giờ phát ngôn linh tinh cả. Cậu toàn nói thẳng nói thật mà. Vợ nói cậu thế cậu tự ái chết.
Cậu dỗi. Hân dỗ ngọt chồng:
- Cậu đừng tự ái, em nhỡ lời, em xin lỗi ạ. Ý em là đôi khi cùng một sự thật đó nhưng mình phải lựa chọn cách nói và giọng điệu khác sao cho vừa tai người nghe.
Nói kiểu của vợ đấy chứ gì? Cậu hiểu rồi! Dùng xong bữa trưa, cậu phấn khởi đứng dậy bán hàng cùng vợ. Giọng điệu cậu nhẹ nhàng hơn lúc sáng rất nhiều. Những vị khách dễ tính như chị Tuyền, cô Phương hay chú Trình, cậu bán hàng ngon ơ. Thi thoảng gặp phải khách khó tính, cậu suýt chửi bậy, nhưng thấy vợ lừ mắt cậu lại thôi, lại quay sang cười hề hề với vợ rồi để kệ cho vợ thương lượng. Hai vợ chồng bã bọt mép đến chín giờ tối mà thu được về có hai trăm sáu mươi lăm triệu, chỉ bằng giá trị của một chiếc túi tháng trước cậu mua cho Oanh. Có khách chuyển tiền thẳng vào tài khoản của cậu, có khách đưa tiền mặt cho Lập lúc nó giao đồ tới nhà khách thì khi về hội chợ Lập đưa cho vợ cậu. Sau ba ngày, trong lúc Lập dọn dẹp gian hàng, vợ cậu xếp toàn bộ tiền mặt thành một xấp gọn gàng rồi đưa hết cho cậu, dịu dàng dặn dò:
- Cậu phải nhớ số tiền kiếm được là tiền công cậu đóng đồ gỗ mấy tháng liền chứ không phải là doanh thu của ba ngày. Thế nên nếu muốn chi tiêu gì thì cậu phải hết sức cân nhắc nhé, chứ tiền chồng em vất vả kiếm được mà tiêu vào những chỗ không đáng thì em xót xa lắm đấy!
Thấy vợ xót tiền cho mình, tự dưng cậu cũng thấy xót tiền theo. Chẳng mấy khi phải đi làm kiếm tiền nên nói thật cậu thấy thấm lắm. Biết kiếm tiền vất vả như thế này thì cậu đã chẳng thèm tiêu hoang rồi. Cậu thương bé Ong thật lòng, nhưng dù sao nó cũng đâu phải con cậu. Cậu không thể cho nó nhiều quá được, cho nó nhiều nhỡ sau này cậu hết tiền không đóng học phí được cho con ruột của mình thì sao? Cậu phải tiết kiệm để sau này còn lo cho con cậu chứ! Cậu biết mình ích kỷ, cơ mà kệ đi, ích kỷ vẫn còn hơn là một ông thầy tồi. Ba hôm vừa rồi cậu bận sấp mặt từ sáng sớm tới tối mịt nên Oanh gọi điện cậu cũng chẳng nghe máy, nhắn tin cậu còn chưa có thời gian nhắn lại, bây giờ cậu mới thảnh thơi một xíu để trốn vợ đi ra gốc nhãn soạn cái tin nhắn gửi cho Oanh:
“Bé Ong học một lớp vẽ do thầy Tài đóng là đủ rồi. Oanh muốn cho con học lớp đắt hơn thì sau này tự đi quay phim kiếm tiền lo cho nó. Thế nhá!”
Lần đầu tiên cậu Hoan tỏ thái độ ken bon với bé Ong khiến chị Oanh tức muốn hộc máu! Con Hân chết tiệt! Chắc chắn là nó! Chắc chắn chính nó đã tác động vào quyết định của cậu. Sợi chỉ mục mà xỏ vào kim sắc thì vẫn vá được áo, cơ mà tiếc cho cậu Hoan, chỉ vàng nhưng phải xỏ vào kim cùn, bị vợ biến thành một thằng đàn ông hà tiện bủn xỉn. Ở bên chị, cậu phóng khoáng bao nhiêu thì ở bên nó cậu hèn hạ bấy nhiêu! Thế mới thấy phía sau người đàn ông thất bại là một con đàn bà siêu ăn hại. Cậu mà lấy chị thì giờ đời cậu đã khác rồi, đã chẳng bao giờ có chuyện phải căn ke từng đồng rồi. Chị tuy rất bực mình nhưng sợ làm cậu cáu rồi cậu tiết lộ với ông Tài hai người đã chấm dứt thì không nhận được chu cấp từ phía ông nữa nên vẫn phải nhẫn nhịn nhắn tin lại:
“Không sao ạ, em chỉ cần tình yêu nơi cậu thôi. Tiền bạc hay vật chất đối với em không thành vấn đề.”
Cậu Hoan đọc tin nhắn của chị Oanh, thấy con người chị rộng lượng, sống có tâm có đức không màng vật chất thì rất cảm kích. Oanh rất hiếm khi giận cậu. Khi buồn Oanh chỉ làm nũng thôi chứ không dám thái độ nặng nhẹ với cậu. Bọn con gái cậu từng hẹn hò, ngoại trừ vợ cậu ra thì đứa nào cũng ngoan như thế. Bởi vì tính cách cậu rất đơn giản, vui thì mới tiếp tục yêu nhau, còn khi đã chán rồi là chấm dứt liền. Người ta nói cảm giác thất tình, chia tay khủng khiếp lắm, nhưng dường như cậu chưa bao giờ phải trải qua. Chia tay em này, cậu yêu em khác, cậu chả quan trọng. Thậm chí sau khi anh Lộc mất, cậu chỉ qua lại với mình Oanh, cậu vẫn thấy ổn. Cậu chỉ thấy khó chịu mỗi lần con vợ lùn cho cậu ăn bơ thôi. Cậu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của mình vào tài khoản của vợ rồi đi tới chỗ vợ, nhét đống tiền vợ vừa đưa cho mình vào túi vợ, nghiêm túc đề nghị:
- Vợ giữ tiền cả cho cậu và con cậu, nha vợ!
- Như vậy không tiện… nhỡ lúc cậu cần tiền thì sao?
Hân lo lắng hỏi. Cậu nhanh nhảu đề xuất ý kiến:
- Thì hàng ngày cậu ngửa tay ra xin tiền vợ chứ sao?
- Cậu… cậu không sợ mất sĩ diện à?
Vợ sốt ruột hỏi cậu. Cậu thơm trán vợ, cười cười lắc đầu. Khi thầy Tài kêu cậu xin tiền vợ, cậu đã nổi đoá vì thấy nhục nhã. Nhưng sau ba ngày bươn chải cùng vợ, cậu không còn cảm thấy như thế nữa. Cậu xin cái đồng tiền do chính công sức cậu làm ra chứ có phải cậu ăn bám ai đâu mà cậu sợ mất sĩ diện. Để vợ giữ tiền còn có một cái lợi nữa là sau này nếu vợ giận rồi bơ cậu, cậu sẽ kiếm cớ hết tiền để bắt chuyện xin tiền vợ rồi tranh thủ xà nẹo. Cậu nở nụ cười xảo trá. Lập liếc thấy vẻ mặt ranh mãnh của cậu thì cũng bật cười. Nó cảm thấy một người đàn bà mà được gả cho một ông chồng mẫu mực thì là tốt số. Còn một người đàn bà mà có khả năng biến một người đàn ông tầm thường thành một ông chồng vĩ đại thì thực sự là người có tài năng và có tầm nhìn. Đối với những người đàn bà xuất chúng như thế, gả cho ai thì chính là phúc phận của kẻ đó!
/128
|