“Tránh ra, tránh ra.” Tiếng của một bạn nam nào đó.
“Né ra coi.” Một bạn nữ nói.
Mỹ Hạnh nhìn dòng người chen lấn nhau trước bảng thông báo mà đành phải dừng chân lại. Cô không biết khi nào mình mới xem được danh sách xếp lớp. Năm nay cô đã lên lớp mười, đã bắt đầu mang trên mình bộ áo dài màu trắng thướt tha như bao cô gái khác.
Nhún lên, nhún xuống, mặc dù với chiều cao gần 1m6 và sẽ còn tăng nữa, nhưng Mỹ Hạnh chẳng thấy gì ngoài những bạn nam to lớn đứng phía trước. Sau một vài phút thì cô cũng tiến đến được bảng thông báo, nhưng thay vì tìm tên mình, thì cô lại tìm cái tên Duy Thanh. Vì có đến mười bốn lớp, nên phải đến khi tìm đến lớp 10/12 thì Mỹ Hạnh mới thấy cái tên mình cần tìm. Để cho chắc ăn, cô đưa ngón trỏ lên dò kỹ lại một lần nữa, và đúng là Nguyễn Duy Thanh thật.
Có điều trong lớp 10/12 chả có tên Mỹ Hạnh nào nên cô phải ngược lại lớp 10/1 để tìm tên mình. Cuối cùng cô biết mình cách Duy Thanh đến mười lớp. Không sao, học chung trường là vui rồi. Trước giờ cô cứ sợ Duy Thanh học trường P, hay có khi chuyển đi chỗ khác, hoặc ở lại lớp chẳng hạn, đủ lý đo để hai người có thể không học chung với nhau. Nghĩ đến đây thì cô lại bỗng chợt nhận ra, chắc gì đó là Duy Thanh mà cô biết.
Năm xưa cô cũng từng đi tìm Duy Thanh, từng trông ngóng và ước mong anh sẽ học chung trường với mình, nhưng rốt cuộc sau nhiều lần đi tìm, tất cả chỉ là trùng tên. Không Duy Thanh, nhưng cô lại tìm thấy một Tấn Bình, một Tấn Bình luôn hiểu và quan tâm mình.
“Đứng lại thằng chó.” Một giọng nam vang lên.
Mỹ Hạnh đang đi về lớp thì bị cắt ngang mạch suy nghĩ bởi tiếng hét. Sau đó cô thấy hai gã học sinh nam đang đuổi theo một bạn nam khác. Rồi cô chợt nhận ra, Duy Thanh chính là cái thằng mất dạy vừa hét lên. Mặc dù đã lâu không gặp “hắn” nhưng cái bản mặt quen thuộc đó, cái bản mặt mà nhiều năm qua cô vẫn nhớ in trong đầu, nó chẳng thể lạc vào đâu được. Vậy là đã rõ, chính hắn, hắn là kẻ học ở lớp 10/12.
Vẫn xấu như ngày nào, Mỹ Hạnh nghĩ thầm rồi hứ lên một tiếng.
Mặc dù bảo người ta xấu nhưng cứ mỗi khi giờ ra chơi đến, hay những lúc đi về thì cô nàng lại đảo mắt nhìn quanh tìm kiếm và trông ngóng. Nhưng rốt cuộc cô cũng chẳng biết mình trông ngóng Duy Thanh để làm gì.
Mà nhiều khi cô thấy ở đời cũng lạ thật, lúc nhỏ muốn tìm tới nhà Duy Thanh thì mẹ cấm. Giờ mẹ không cấm nữa thì cô lại chả muốn đi. Lúc nhỏ nghĩ Duy Thanh là người bạn thân nhất của mình, lớn lên mới biết, giữa trai và gái làm gì có chữ “bạn thân”. Lúc nhỏ không được chơi với Duy Thanh thì cảm thấy buồn, lớn lên mới biết, việc nghỉ chơi với bạn, đó lại là một điều rất bình thường và thản nhiên. Lúc nhỏ chỉ tưởng có mỗi Duy Thanh chịu làm bạn với mình, lớn lên mới biết, có hàng tá người muốn bu quanh.
Lúc nhỏ thì thích chơi vậy thôi, giờ cô lớn rồi, cô không thích những người bạo lực như “thằng mặt heo”. Vả lại giờ cô cũng đã có một tình bạn mới, người ta hơn hẳn “thằng mặt heo” nhiều.
Lúc nhỏ và lúc lớn, mặc dù chỉ có vài năm nhưng chừng đó cũng là một quá trình thay đổi nhiều thứ ở con người. Và cô, Mỹ Hạnh chuẩn bị mười sáu tuổi, không còn là Mỹ Hạnh năm mười tuổi nữa. À không, năm mười một tuổi nữa. Cô giờ đã là một thiếu nữ, chỉ còn vài năm nữa là đủ tuổi trở thành công dân, đã biết “yêu” là gì, hôn nhân là như thế nào và sinh con ra sao. Cô, Mỹ Hạnh đã lớn và không còn cần chơi với kẻ xấu xa Duy Thanh mặt heo đó nữa. Không cần phải quỵ lỵ như lúc nhỏ chưa biết gì.
“Hạnh.” Bích Trâm, bạn cùng bàn với Mỹ Hạnh bỗng lên tiếng. “Nghĩ gì mà ngơ ngác vậy? Xuống căn tin không?” Mới ra chơi mà cô đã thấy bạn mình rất là trầm mặc.
Mỹ Hạnh giật mình trở lại với thực tại và không còn đấu tranh tư tưởng nữa. “Đi.” Cô khẽ cười đứng dậy và khoác tay Bích Trâm bước ra khỏi bàn. Hai người tò te đi xuống mua nước và đồ ăn vặt. Căn tin của trường tuy không lớn nhưng có thể làm căng đầy cho cái bụng của hai người.
“Xí muội mới nè Hạnh.” Bích Trâm đi giữa sân trường hớn hở khoe.
Mỹ Hạnh mở to mắt ngạc nhiên. “Ủa lạ vậy? Xí muội bao đỏ đó hả?”
“Không.” Bích Trâm khẽ cười. “Cái này loại mới. Cô căn tin nói mới mua về bán thử.”
Mỹ Hạnh cầm trên tay một cây que nhỏ hình tròn. Cô mở giấy bao ra và bên trong là một cây gì đó có “màu” của xí muội. Đưa lên miệng cắn thử, cô thấy nó thơm và có vị dễ chịu hơn xí muội bao đỏ. Nó ngọt ngọt và không có mặn như thứ kia. Thấy ngon ngon nên cô cắn thêm phát nữa.
“Ê thằng mất dạy.” Duy Thanh nói lớn.
Mỹ Hạnh bất ngờ thấy Duy Thanh đi về phía mình và lướt ngang qua như thể cô là một người vô hình. À không, đúng hơn thì cô là một người vô hình trong mắt Duy Thanh. Cô quay lại nhìn với ánh mắt buồn bã và thấy Duy Thanh đang đuổi theo một thằng nào đó. Cô nghĩ chắc lại đi đánh nhau. Chưa được bao lâu nhưng cô đã nghe các bạn mình bảo, những thằng nam lớp 10/12 là những thằng mất dạy và lưu manh. Cô nghĩ chắc họ nói “thằng mặt heo” chứ ai. Suốt ngày cô cứ nghe hắn đánh nhau với người ta hoài.
Đi đi, về về, hết học thì ở nhà, ngoài việc nghĩ đến thằng mặt heo đó, thì cô cảm thấy chán quá không biết làm gì. Thế là tự dưng cô bắt đầu ngẫu hứng đạp xe tới trường cũ để thuê truyện. Không biết trời đất đưa đẩy thế nào, những cuốn truyện tranh cô lại không thuê, mà lại chú ý và cắm đầu vào đống truyện chữ.
Thế rồi chả biết từ bao giờ, Mỹ Hạnh đã trở thành fan của cô Quỳnh Dao. Truyện này thường thì “cô chủ quán” không cho mấy đứa nhỏ thuê, nhưng Mỹ Hạnh chả biết vì sao lại đồng ý. Mỹ Hạnh nghĩ chắc “cô chủ quán” thương mình, hoặc vì thấy cô dễ thương mà cho thuê truyện. Nhưng Mỹ Hạnh đâu biết rằng, “cô chủ quán” đồng ý cho thuê truyện chỉ bởi lẽ quán ế quá, nên cô muốn kiếm thêm chút đỉnh.
Kể từ lúc đọc truyện, mỗi khi học bài xong, làm hết việc nhà, thì cô lại ở mãi trong phòng cắm đầu vào truyện. Đến nỗi mỗi khi tới giờ cơm hoặc có việc gì đó, thì nhỏ em phải vác xác vào phòng và kêu đến khàn tiếng thì mới lôi cô được ra khỏi giường.
“Chị ơi ăn cơm.” Mỹ Dung bước vào phòng chị mình.
Mỹ Hạnh đáp. “Ờ.”
Mỹ Dung chống nạnh. “Chị.” Thấy chị mình vẫn say đắm nên Mỹ Dung liền đi tới. “Ra ăn cơm tối nào. Ăn xong đọc tiếp cũng được.”
“Em ra trước đi. Chị ra giờ.” Mỹ Hạnh vẫn đắm chìm trong thế giới của mình.
Mỹ Dung đành kéo chân chị mình. “Bà ngoại đang chờ chị em mình kìa.”
Mỹ Hạnh nghe thấy hai chữ “bà ngoại” thì liền gấp truyện lại. “Vậy hả.” Cô khẽ cười.
Ăn cơm, rửa chén xong, Mỹ Hạnh vào soạn sách vở rồi lại lôi truyện ra đọc. Em cô định hỏi “bài vở” nhưng thấy chị mình như vậy cũng chả biết làm sao. Từ khi những cuốn truyện xuất hiện, Mỹ Dung như mất đi người chị thân yêu của mình. Thật ra Mỹ Hạnh mê truyện cũng bởi lẽ khi cô đắm chìm trong thế giới đó, cô không còn thấy buồn vì chuyện gia đình, nghĩ đến thằng mặt heo, hay bất cứ chuyện gì khác nữa. Nhìn các số phận bi thảm và tiếc thương của các nhân vật, cô thấy cuộc đời của mình vẫn còn may mắn và hạnh phúc chán.
Cũng vì thức đêm đọc truyện, mà sáng cô lại không ngủ nướng hay dậy trễ, nên buổi chiều đi học, cô cứ ngáp lên, ngáp xuống như người nghiện. Nhiều lúc chép bài hoặc nghe giảng mà hai mắt cô cứ nhắm tít lại, đến nỗi khi tối về nhà, hay ngày hôm sau giở vở ra xem, thì cô chả tin nỗi vào mắt mình. Chữ đực đi với chữ cái, nửa hàm số này chắp lấy nửa hàm số kia. Thế là ngày hôm sau cô phải lên mượn vở của bạn chép lại. Nhiều lúc cô cũng muốn dậy trễ lắm chứ bộ, nhưng vì phải nấu cơm sáng cho bà ngoại và nhỏ em nên cô đành phải chịu. Ở làng của cô, buổi sáng người ta thường hay nấu ăn ở nhà và không ra hàng quán. Mà ngoại trừ những khu vực gần trường học, nếu muốn ăn sáng thì họa may phải xách xe đạp ra chợ, hoặc lên tới trung tâm xã hay huyện mới có.
Thế rồi thời gian cứ thế trôi đi, ngoài việc lây nhiễm cho lũ bạn của mình, đặc biệt là con bạn cùng bàn đi vào thế giới truyện tình cảm, Mỹ Hạnh còn lây luôn qua bạn Văn Vũ hiền lành ngồi bàn bên cạnh. Thật ra thì Văn Vũ đọc truyện trước cô, nhưng trước giờ anh chàng chỉ đọc các cuốn truyện kiếm hiệp của tác giả Kim Dung. Do cô hay lên lớp luyên thuyên, bàn luận với lũ bạn, nên giờ anh chàng chuyển qua thể loại này để đọc thử.
Mọi chuyện chả có gì cho tới một ngày, một ngày cô vô tình phát hiện ra một cái bí mật kinh khủng. Bạn đẹp trai, hiền lành Văn Vũ này, té ra là bạn thân và là hàng xóm của “thằng mặt heo”. Trời ơi, oan gia ngõ hẹp, sao trước giờ cô không biết nhỉ. Mà cô không biết cũng đúng thôi, trước giờ cô hỏi Văn Vũ nhà ở đâu, anh chàng bảo nhà mình ở làng P. Nghĩ cùng làng với mình, với lại cũng thấy chả có vấn đề gì để hỏi thêm nên cô đâu có tò mò hỏi nữa. Ai dè hôm đó thấy hai người họ hỏi thăm, cô mới bật ngửa ra.
Chuyện là hôm đó tan học đi về, vừa dắt xe ra khỏi cổng trường thì cô thấy tiếng cãi nhau vang lên. Thường thì cô chả quan tâm nhưng vì thấy rất đông các bạn tụ lại, phần thì chật cứng đường không đi được. Thế là cô liếc mắt sang nhìn và thấy “thằng mặt heo” đó xuất hiện. Cô thấy dường như ở đâu “thằng mặt heo” này xuất hiện là ở đó có đánh nhau. Vừa mới dứt suy nghĩ thì cô thấy hắn ta cầm bịch nước ném vào những người phía trước.
“Thằng đéo nào vừa đôi đó?” Tên nào đó nói lớn.
Duy Thanh đáp. “Tao đó thì sao?”
Rồi cô thấy đột nhiên mọi người ném đồ tới, thậm chí cô còn thấy có kẻ đi lục thùng rác để kiếm đồ. Hàng chục người ném như vậy, cô nghĩ chắc chết mất thôi. Ném xong thì bắt đầu hô lớn, gì mà “là ai”, rồi “trường H” các kiểu. Ai lại chả biết mọi người ở trường H. Cải bảng hiệu to đùng như vậy thì có cần phải giới thiệu, “khoe mẽ” nữa không.
Cô thấy cái “thằng mặt heo” đó mỉm cười như vui lắm, chả biết ai xúi, tự nhiên cô bực lên, thế là cô lấy trái chôm chôm mà đứa bạn vừa cho, cô ném thằng vào hắn. Ai ngờ quả chôm chôm bay thẳng vào đầu và hắn liền quay lại nhìn. Cô chỉ muốn ném vào lưng hắn thôi mà.
Vội cúi mặt xuống nhưng cô nghĩ hắn đã biết cô là thủ phạm, vì hắn đang đi tới phía cô. Chết cha, lần này là chết cha thật sự, hắn tới để đánh cô là cái chắc. Cái mặt xinh đẹp của cô sắp bị phình ra và sưng lên rồi. Với sẵn tính tình cộc cằn, cô nghĩ con gái hay con trai gì hắn cũng sẽ đánh thôi.
Sợ hãi, cô đành cúi gầm mặt xuống và dắt xe đi. Nhưng bánh vừa chuyển thì “thằng mặt heo” ngay lập tức lấy tay cản lại. Thôi rồi, lần này thì cô chết chắc rồi, cô nghĩ nên khai ra mình là Sún, hy vọng tình bạn mấy năm xưa sẽ làm hắn nguôi giận và bỏ qua. Hít một hơi thật sâu, cô ngẩng mặt lên.
Duy Thanh bước tới chỗ Văn Vũ, thấy chiếc xe đạp lao tới mình nên với bản năng tự nhiên, anh đưa tay lên cản lại. “Sao vậy Vũ?” Duy Thanh hỏi.
Ủa, Mỹ Hạnh ngạc nhiên trong suy nghĩ.
Văn Vũ khẽ cười. “Đau bụng.”
“Vũ đi xe về được không? Hay để Hùng chở Vũ, còn Thanh đạp xe Vũ về?” Duy Thanh nói xong thì liền nói lại. “Á nhầm. Để Thanh chở Vũ về, còn Hùng đạp xe Thanh về.”
Hai người này quen nhau sao, Mỹ Hạnh nghĩ thầm.
Văn Vũ lắc đầu. “Không sao, không sao. Vũ về được.”
Lúc này Mỹ Hạnh mới nhìn thẳng vào mặt Duy Thanh, nói ra thì “thằng mặt heo” này không xấu như cô nghĩ. Mà khoan, hắn vẫn không biết cô là Sún sao. Cái “thằng mặt heo” trời đánh này, sao hắn lại không nhận ra cô chứ.
Mỹ Hạnh không biết rằng, từ lúc đi tới chỗ Văn Vũ tới giờ, Duy Thanh có nhìn cô một lần nào đâu mà thấy. Nhìn thấy Văn Vũ ôm bụng méo mó, anh chàng tập trung quan tâm bạn mình hơn là những người xung quanh. Sau đó Duy Thanh cùng Văn Vũ bước đi. Được một đoạn thì Văn Vũ quay lại nhìn cô khẽ cười. Mỹ Hạnh lúc này mới nhận ra, “thánh” Văn Vũ lúc nãy đã kịp thời cứu cô. Anh chàng thấy được nên liền giả vờ đau bụng, nếu không có anh chàng thì cô chả biết phải làm sao, có khi về nhà bà ngoại nhìn cô không ra cũng có.
Ngày hôm sau đi học, Mỹ Hạnh bắt đầu thẩm vấn Văn Vũ về “thằng mặt heo”. “Vũ với thằng hôm qua là bạn à?”
“Ai?” Văn Vũ nhíu mày. “Duy Thanh á hả?”
Cô giả vờ. “Cái thằng hôm qua tới hỏi Vũ á?”
Văn Vũ khẽ cười. “À, Thanh ở cùng xóm với Vũ. Mà sao Hạnh hỏi?”
“Có hỏi đâu.” Cô nói láo. “Chẳng qua muốn cảm ơn Vũ chuyện hôm qua thôi.”
“Lần sau có đôi thì đôi cho trúng. Đừng đôi lộn người, kẻo mắc công.” Văn Vũ bật cười. Anh nghĩ Mỹ Hạnh chắc muốn đôi bọn trường kia.
“Không có nữa đâu.” Rồi cô tò mò. “Mà Vũ với hắn chơi thân không?”
Văn Vũ đáp. “Cũng thân. Chơi với nhau gần mười năm rồi.”
Cô nói trong e thẹn. “Hắn có bồ chưa?”
Văn Vũ ngạc nhiên và bắt đầu ngẫm nghĩ. Sau một vài giây phân tích, anh cảm thấy bất ngờ vì câu hỏi này.
“Sao vậy?” Cô hối thúc. “Vũ nói đi.”
Văn Vũ khẽ cười. “Hạnh thích Thanh à?”
“Làm gì có.” Cô như nhảy đựng lên.
Văn Vũ giả vờ nói. “Thanh trước giờ chưa có thích ai. Ngoại trừ một người.”
“Là ai vậy?” Tự nhiên cô cảm thấy nghẹn trong tim.
“Bạn ấy tên Hạnh.” Văn Vũ bật cười. Cái này là anh nói thật.
Cô biết Văn Vũ chọc mình nên liền đứng dậy. “Đồ điên. Không nói chuyện với Vũ nữa.”
Văn Vũ dò hỏi. “Có cần Vũ về nói lại với Thanh không?” Anh hỏi mập mờ như vậy, để muốn xem biểu hiện của Mỹ Hạnh như thế nào.
“Vũ điên. Đừng có nói bậy nghe.” Cô tức tối bỏ đi.
Văn Vũ thế là biết mình cần phải im lặng.
Mặc dù vậy nhưng Mỹ Hạnh sau đó vẫn suy nghĩ, cô không biết có liệu khi nào Văn Vũ nói thật hay không. Sau một hồi phân tích, cô kết luận thằng cha Văn Vũ này nói bừa, chứ chả có Duy Thanh nào thích cô, mà không nhận ra cô cả.
Thời gian tiếp tục trôi, rồi Mỹ Hạnh cũng kết thúc năm lớp mười với danh hiệu học sinh giỏi. Xem ra mặc dù mê truyện nhưng cô nàng vẫn không để ảnh hưởng tới việc học. Mùa hè trôi qua, mọi chuyện vẫn vậy, cô cao hơn được vài cm, mập ra được vài kg, đọc được nhiều truyện hơn và đặc biệt là sức khỏe của bà ngoại của cô một ngày yếu đi.
Thế rồi bước vào năm học mới, sau khi nghe tin nhà trường xáo trộn lớp, Mỹ Hạnh vẫn thấy vui khi mình và các bạn vẫn được học chung với nhau, vẫn là lớp 11/2. Tò mò nhìn danh sách xem thử “thằng mặt heo” đó ở lớp nào, khổ nỗi, Mỹ Hạnh lại chả thấy cái tên Duy Thanh nào cả. Sợ hắn bị ở lại, cô tiếp tục nhìn sang danh sách lớp mười và sau một hồi tìm kiếm, chỉ có tên Thanh và không có cái tên Duy Thanh nào cả. Cô bắt đầu sợ hắn ta đánh nhau nhiều quá nên đã bị nhà trường đuổi học rồi.
Mà cô cũng không biết vì sao mình lại đi quan tâm tới “thằng mặt heo” này nữa. Mỗi lần thấy hắn là tim cô cứ đập thình thịch, nhiều lúc cô muốn đi tới bắt chuyện với hắn, nhưng khổ nỗi xung quanh hắn lúc nào cũng đông kín các “thành phần bất hảo”. Mà cô nghĩ có tới thì chắc gì hắn đã nhận ra cô, mắc công lại “dị” thêm nữa.
Vào trong lớp ngồi, đang định bụng hỏi Văn Vũ về “thằng mặt heo”, thì bất ngờ cô thấy hắn ta nghiễm nhiên bước vào. Tự nhiên trong người cô bùng lên một sự sảng khoái và vui mừng, nhưng vừa được vài giây thì nó lại trùng xuống. Cái “thằng mặt heo” đó lo nhìn trai mỉm cười mà chả thèm để ý đến cô. Đang điên tiết lên thì cô lại bất ngờ khi thấy hắn ngồi sau lưng mình. Cô quay xuống và không biết liệu “thằng mặt heo” này với mình có thể bắt đầu lại như lúc xưa hay không. Thật sự là cô ngày càng tương tư về hắn nhiều hơn những gì cô nghĩ.
“Né ra coi.” Một bạn nữ nói.
Mỹ Hạnh nhìn dòng người chen lấn nhau trước bảng thông báo mà đành phải dừng chân lại. Cô không biết khi nào mình mới xem được danh sách xếp lớp. Năm nay cô đã lên lớp mười, đã bắt đầu mang trên mình bộ áo dài màu trắng thướt tha như bao cô gái khác.
Nhún lên, nhún xuống, mặc dù với chiều cao gần 1m6 và sẽ còn tăng nữa, nhưng Mỹ Hạnh chẳng thấy gì ngoài những bạn nam to lớn đứng phía trước. Sau một vài phút thì cô cũng tiến đến được bảng thông báo, nhưng thay vì tìm tên mình, thì cô lại tìm cái tên Duy Thanh. Vì có đến mười bốn lớp, nên phải đến khi tìm đến lớp 10/12 thì Mỹ Hạnh mới thấy cái tên mình cần tìm. Để cho chắc ăn, cô đưa ngón trỏ lên dò kỹ lại một lần nữa, và đúng là Nguyễn Duy Thanh thật.
Có điều trong lớp 10/12 chả có tên Mỹ Hạnh nào nên cô phải ngược lại lớp 10/1 để tìm tên mình. Cuối cùng cô biết mình cách Duy Thanh đến mười lớp. Không sao, học chung trường là vui rồi. Trước giờ cô cứ sợ Duy Thanh học trường P, hay có khi chuyển đi chỗ khác, hoặc ở lại lớp chẳng hạn, đủ lý đo để hai người có thể không học chung với nhau. Nghĩ đến đây thì cô lại bỗng chợt nhận ra, chắc gì đó là Duy Thanh mà cô biết.
Năm xưa cô cũng từng đi tìm Duy Thanh, từng trông ngóng và ước mong anh sẽ học chung trường với mình, nhưng rốt cuộc sau nhiều lần đi tìm, tất cả chỉ là trùng tên. Không Duy Thanh, nhưng cô lại tìm thấy một Tấn Bình, một Tấn Bình luôn hiểu và quan tâm mình.
“Đứng lại thằng chó.” Một giọng nam vang lên.
Mỹ Hạnh đang đi về lớp thì bị cắt ngang mạch suy nghĩ bởi tiếng hét. Sau đó cô thấy hai gã học sinh nam đang đuổi theo một bạn nam khác. Rồi cô chợt nhận ra, Duy Thanh chính là cái thằng mất dạy vừa hét lên. Mặc dù đã lâu không gặp “hắn” nhưng cái bản mặt quen thuộc đó, cái bản mặt mà nhiều năm qua cô vẫn nhớ in trong đầu, nó chẳng thể lạc vào đâu được. Vậy là đã rõ, chính hắn, hắn là kẻ học ở lớp 10/12.
Vẫn xấu như ngày nào, Mỹ Hạnh nghĩ thầm rồi hứ lên một tiếng.
Mặc dù bảo người ta xấu nhưng cứ mỗi khi giờ ra chơi đến, hay những lúc đi về thì cô nàng lại đảo mắt nhìn quanh tìm kiếm và trông ngóng. Nhưng rốt cuộc cô cũng chẳng biết mình trông ngóng Duy Thanh để làm gì.
Mà nhiều khi cô thấy ở đời cũng lạ thật, lúc nhỏ muốn tìm tới nhà Duy Thanh thì mẹ cấm. Giờ mẹ không cấm nữa thì cô lại chả muốn đi. Lúc nhỏ nghĩ Duy Thanh là người bạn thân nhất của mình, lớn lên mới biết, giữa trai và gái làm gì có chữ “bạn thân”. Lúc nhỏ không được chơi với Duy Thanh thì cảm thấy buồn, lớn lên mới biết, việc nghỉ chơi với bạn, đó lại là một điều rất bình thường và thản nhiên. Lúc nhỏ chỉ tưởng có mỗi Duy Thanh chịu làm bạn với mình, lớn lên mới biết, có hàng tá người muốn bu quanh.
Lúc nhỏ thì thích chơi vậy thôi, giờ cô lớn rồi, cô không thích những người bạo lực như “thằng mặt heo”. Vả lại giờ cô cũng đã có một tình bạn mới, người ta hơn hẳn “thằng mặt heo” nhiều.
Lúc nhỏ và lúc lớn, mặc dù chỉ có vài năm nhưng chừng đó cũng là một quá trình thay đổi nhiều thứ ở con người. Và cô, Mỹ Hạnh chuẩn bị mười sáu tuổi, không còn là Mỹ Hạnh năm mười tuổi nữa. À không, năm mười một tuổi nữa. Cô giờ đã là một thiếu nữ, chỉ còn vài năm nữa là đủ tuổi trở thành công dân, đã biết “yêu” là gì, hôn nhân là như thế nào và sinh con ra sao. Cô, Mỹ Hạnh đã lớn và không còn cần chơi với kẻ xấu xa Duy Thanh mặt heo đó nữa. Không cần phải quỵ lỵ như lúc nhỏ chưa biết gì.
“Hạnh.” Bích Trâm, bạn cùng bàn với Mỹ Hạnh bỗng lên tiếng. “Nghĩ gì mà ngơ ngác vậy? Xuống căn tin không?” Mới ra chơi mà cô đã thấy bạn mình rất là trầm mặc.
Mỹ Hạnh giật mình trở lại với thực tại và không còn đấu tranh tư tưởng nữa. “Đi.” Cô khẽ cười đứng dậy và khoác tay Bích Trâm bước ra khỏi bàn. Hai người tò te đi xuống mua nước và đồ ăn vặt. Căn tin của trường tuy không lớn nhưng có thể làm căng đầy cho cái bụng của hai người.
“Xí muội mới nè Hạnh.” Bích Trâm đi giữa sân trường hớn hở khoe.
Mỹ Hạnh mở to mắt ngạc nhiên. “Ủa lạ vậy? Xí muội bao đỏ đó hả?”
“Không.” Bích Trâm khẽ cười. “Cái này loại mới. Cô căn tin nói mới mua về bán thử.”
Mỹ Hạnh cầm trên tay một cây que nhỏ hình tròn. Cô mở giấy bao ra và bên trong là một cây gì đó có “màu” của xí muội. Đưa lên miệng cắn thử, cô thấy nó thơm và có vị dễ chịu hơn xí muội bao đỏ. Nó ngọt ngọt và không có mặn như thứ kia. Thấy ngon ngon nên cô cắn thêm phát nữa.
“Ê thằng mất dạy.” Duy Thanh nói lớn.
Mỹ Hạnh bất ngờ thấy Duy Thanh đi về phía mình và lướt ngang qua như thể cô là một người vô hình. À không, đúng hơn thì cô là một người vô hình trong mắt Duy Thanh. Cô quay lại nhìn với ánh mắt buồn bã và thấy Duy Thanh đang đuổi theo một thằng nào đó. Cô nghĩ chắc lại đi đánh nhau. Chưa được bao lâu nhưng cô đã nghe các bạn mình bảo, những thằng nam lớp 10/12 là những thằng mất dạy và lưu manh. Cô nghĩ chắc họ nói “thằng mặt heo” chứ ai. Suốt ngày cô cứ nghe hắn đánh nhau với người ta hoài.
Đi đi, về về, hết học thì ở nhà, ngoài việc nghĩ đến thằng mặt heo đó, thì cô cảm thấy chán quá không biết làm gì. Thế là tự dưng cô bắt đầu ngẫu hứng đạp xe tới trường cũ để thuê truyện. Không biết trời đất đưa đẩy thế nào, những cuốn truyện tranh cô lại không thuê, mà lại chú ý và cắm đầu vào đống truyện chữ.
Thế rồi chả biết từ bao giờ, Mỹ Hạnh đã trở thành fan của cô Quỳnh Dao. Truyện này thường thì “cô chủ quán” không cho mấy đứa nhỏ thuê, nhưng Mỹ Hạnh chả biết vì sao lại đồng ý. Mỹ Hạnh nghĩ chắc “cô chủ quán” thương mình, hoặc vì thấy cô dễ thương mà cho thuê truyện. Nhưng Mỹ Hạnh đâu biết rằng, “cô chủ quán” đồng ý cho thuê truyện chỉ bởi lẽ quán ế quá, nên cô muốn kiếm thêm chút đỉnh.
Kể từ lúc đọc truyện, mỗi khi học bài xong, làm hết việc nhà, thì cô lại ở mãi trong phòng cắm đầu vào truyện. Đến nỗi mỗi khi tới giờ cơm hoặc có việc gì đó, thì nhỏ em phải vác xác vào phòng và kêu đến khàn tiếng thì mới lôi cô được ra khỏi giường.
“Chị ơi ăn cơm.” Mỹ Dung bước vào phòng chị mình.
Mỹ Hạnh đáp. “Ờ.”
Mỹ Dung chống nạnh. “Chị.” Thấy chị mình vẫn say đắm nên Mỹ Dung liền đi tới. “Ra ăn cơm tối nào. Ăn xong đọc tiếp cũng được.”
“Em ra trước đi. Chị ra giờ.” Mỹ Hạnh vẫn đắm chìm trong thế giới của mình.
Mỹ Dung đành kéo chân chị mình. “Bà ngoại đang chờ chị em mình kìa.”
Mỹ Hạnh nghe thấy hai chữ “bà ngoại” thì liền gấp truyện lại. “Vậy hả.” Cô khẽ cười.
Ăn cơm, rửa chén xong, Mỹ Hạnh vào soạn sách vở rồi lại lôi truyện ra đọc. Em cô định hỏi “bài vở” nhưng thấy chị mình như vậy cũng chả biết làm sao. Từ khi những cuốn truyện xuất hiện, Mỹ Dung như mất đi người chị thân yêu của mình. Thật ra Mỹ Hạnh mê truyện cũng bởi lẽ khi cô đắm chìm trong thế giới đó, cô không còn thấy buồn vì chuyện gia đình, nghĩ đến thằng mặt heo, hay bất cứ chuyện gì khác nữa. Nhìn các số phận bi thảm và tiếc thương của các nhân vật, cô thấy cuộc đời của mình vẫn còn may mắn và hạnh phúc chán.
Cũng vì thức đêm đọc truyện, mà sáng cô lại không ngủ nướng hay dậy trễ, nên buổi chiều đi học, cô cứ ngáp lên, ngáp xuống như người nghiện. Nhiều lúc chép bài hoặc nghe giảng mà hai mắt cô cứ nhắm tít lại, đến nỗi khi tối về nhà, hay ngày hôm sau giở vở ra xem, thì cô chả tin nỗi vào mắt mình. Chữ đực đi với chữ cái, nửa hàm số này chắp lấy nửa hàm số kia. Thế là ngày hôm sau cô phải lên mượn vở của bạn chép lại. Nhiều lúc cô cũng muốn dậy trễ lắm chứ bộ, nhưng vì phải nấu cơm sáng cho bà ngoại và nhỏ em nên cô đành phải chịu. Ở làng của cô, buổi sáng người ta thường hay nấu ăn ở nhà và không ra hàng quán. Mà ngoại trừ những khu vực gần trường học, nếu muốn ăn sáng thì họa may phải xách xe đạp ra chợ, hoặc lên tới trung tâm xã hay huyện mới có.
Thế rồi thời gian cứ thế trôi đi, ngoài việc lây nhiễm cho lũ bạn của mình, đặc biệt là con bạn cùng bàn đi vào thế giới truyện tình cảm, Mỹ Hạnh còn lây luôn qua bạn Văn Vũ hiền lành ngồi bàn bên cạnh. Thật ra thì Văn Vũ đọc truyện trước cô, nhưng trước giờ anh chàng chỉ đọc các cuốn truyện kiếm hiệp của tác giả Kim Dung. Do cô hay lên lớp luyên thuyên, bàn luận với lũ bạn, nên giờ anh chàng chuyển qua thể loại này để đọc thử.
Mọi chuyện chả có gì cho tới một ngày, một ngày cô vô tình phát hiện ra một cái bí mật kinh khủng. Bạn đẹp trai, hiền lành Văn Vũ này, té ra là bạn thân và là hàng xóm của “thằng mặt heo”. Trời ơi, oan gia ngõ hẹp, sao trước giờ cô không biết nhỉ. Mà cô không biết cũng đúng thôi, trước giờ cô hỏi Văn Vũ nhà ở đâu, anh chàng bảo nhà mình ở làng P. Nghĩ cùng làng với mình, với lại cũng thấy chả có vấn đề gì để hỏi thêm nên cô đâu có tò mò hỏi nữa. Ai dè hôm đó thấy hai người họ hỏi thăm, cô mới bật ngửa ra.
Chuyện là hôm đó tan học đi về, vừa dắt xe ra khỏi cổng trường thì cô thấy tiếng cãi nhau vang lên. Thường thì cô chả quan tâm nhưng vì thấy rất đông các bạn tụ lại, phần thì chật cứng đường không đi được. Thế là cô liếc mắt sang nhìn và thấy “thằng mặt heo” đó xuất hiện. Cô thấy dường như ở đâu “thằng mặt heo” này xuất hiện là ở đó có đánh nhau. Vừa mới dứt suy nghĩ thì cô thấy hắn ta cầm bịch nước ném vào những người phía trước.
“Thằng đéo nào vừa đôi đó?” Tên nào đó nói lớn.
Duy Thanh đáp. “Tao đó thì sao?”
Rồi cô thấy đột nhiên mọi người ném đồ tới, thậm chí cô còn thấy có kẻ đi lục thùng rác để kiếm đồ. Hàng chục người ném như vậy, cô nghĩ chắc chết mất thôi. Ném xong thì bắt đầu hô lớn, gì mà “là ai”, rồi “trường H” các kiểu. Ai lại chả biết mọi người ở trường H. Cải bảng hiệu to đùng như vậy thì có cần phải giới thiệu, “khoe mẽ” nữa không.
Cô thấy cái “thằng mặt heo” đó mỉm cười như vui lắm, chả biết ai xúi, tự nhiên cô bực lên, thế là cô lấy trái chôm chôm mà đứa bạn vừa cho, cô ném thằng vào hắn. Ai ngờ quả chôm chôm bay thẳng vào đầu và hắn liền quay lại nhìn. Cô chỉ muốn ném vào lưng hắn thôi mà.
Vội cúi mặt xuống nhưng cô nghĩ hắn đã biết cô là thủ phạm, vì hắn đang đi tới phía cô. Chết cha, lần này là chết cha thật sự, hắn tới để đánh cô là cái chắc. Cái mặt xinh đẹp của cô sắp bị phình ra và sưng lên rồi. Với sẵn tính tình cộc cằn, cô nghĩ con gái hay con trai gì hắn cũng sẽ đánh thôi.
Sợ hãi, cô đành cúi gầm mặt xuống và dắt xe đi. Nhưng bánh vừa chuyển thì “thằng mặt heo” ngay lập tức lấy tay cản lại. Thôi rồi, lần này thì cô chết chắc rồi, cô nghĩ nên khai ra mình là Sún, hy vọng tình bạn mấy năm xưa sẽ làm hắn nguôi giận và bỏ qua. Hít một hơi thật sâu, cô ngẩng mặt lên.
Duy Thanh bước tới chỗ Văn Vũ, thấy chiếc xe đạp lao tới mình nên với bản năng tự nhiên, anh đưa tay lên cản lại. “Sao vậy Vũ?” Duy Thanh hỏi.
Ủa, Mỹ Hạnh ngạc nhiên trong suy nghĩ.
Văn Vũ khẽ cười. “Đau bụng.”
“Vũ đi xe về được không? Hay để Hùng chở Vũ, còn Thanh đạp xe Vũ về?” Duy Thanh nói xong thì liền nói lại. “Á nhầm. Để Thanh chở Vũ về, còn Hùng đạp xe Thanh về.”
Hai người này quen nhau sao, Mỹ Hạnh nghĩ thầm.
Văn Vũ lắc đầu. “Không sao, không sao. Vũ về được.”
Lúc này Mỹ Hạnh mới nhìn thẳng vào mặt Duy Thanh, nói ra thì “thằng mặt heo” này không xấu như cô nghĩ. Mà khoan, hắn vẫn không biết cô là Sún sao. Cái “thằng mặt heo” trời đánh này, sao hắn lại không nhận ra cô chứ.
Mỹ Hạnh không biết rằng, từ lúc đi tới chỗ Văn Vũ tới giờ, Duy Thanh có nhìn cô một lần nào đâu mà thấy. Nhìn thấy Văn Vũ ôm bụng méo mó, anh chàng tập trung quan tâm bạn mình hơn là những người xung quanh. Sau đó Duy Thanh cùng Văn Vũ bước đi. Được một đoạn thì Văn Vũ quay lại nhìn cô khẽ cười. Mỹ Hạnh lúc này mới nhận ra, “thánh” Văn Vũ lúc nãy đã kịp thời cứu cô. Anh chàng thấy được nên liền giả vờ đau bụng, nếu không có anh chàng thì cô chả biết phải làm sao, có khi về nhà bà ngoại nhìn cô không ra cũng có.
Ngày hôm sau đi học, Mỹ Hạnh bắt đầu thẩm vấn Văn Vũ về “thằng mặt heo”. “Vũ với thằng hôm qua là bạn à?”
“Ai?” Văn Vũ nhíu mày. “Duy Thanh á hả?”
Cô giả vờ. “Cái thằng hôm qua tới hỏi Vũ á?”
Văn Vũ khẽ cười. “À, Thanh ở cùng xóm với Vũ. Mà sao Hạnh hỏi?”
“Có hỏi đâu.” Cô nói láo. “Chẳng qua muốn cảm ơn Vũ chuyện hôm qua thôi.”
“Lần sau có đôi thì đôi cho trúng. Đừng đôi lộn người, kẻo mắc công.” Văn Vũ bật cười. Anh nghĩ Mỹ Hạnh chắc muốn đôi bọn trường kia.
“Không có nữa đâu.” Rồi cô tò mò. “Mà Vũ với hắn chơi thân không?”
Văn Vũ đáp. “Cũng thân. Chơi với nhau gần mười năm rồi.”
Cô nói trong e thẹn. “Hắn có bồ chưa?”
Văn Vũ ngạc nhiên và bắt đầu ngẫm nghĩ. Sau một vài giây phân tích, anh cảm thấy bất ngờ vì câu hỏi này.
“Sao vậy?” Cô hối thúc. “Vũ nói đi.”
Văn Vũ khẽ cười. “Hạnh thích Thanh à?”
“Làm gì có.” Cô như nhảy đựng lên.
Văn Vũ giả vờ nói. “Thanh trước giờ chưa có thích ai. Ngoại trừ một người.”
“Là ai vậy?” Tự nhiên cô cảm thấy nghẹn trong tim.
“Bạn ấy tên Hạnh.” Văn Vũ bật cười. Cái này là anh nói thật.
Cô biết Văn Vũ chọc mình nên liền đứng dậy. “Đồ điên. Không nói chuyện với Vũ nữa.”
Văn Vũ dò hỏi. “Có cần Vũ về nói lại với Thanh không?” Anh hỏi mập mờ như vậy, để muốn xem biểu hiện của Mỹ Hạnh như thế nào.
“Vũ điên. Đừng có nói bậy nghe.” Cô tức tối bỏ đi.
Văn Vũ thế là biết mình cần phải im lặng.
Mặc dù vậy nhưng Mỹ Hạnh sau đó vẫn suy nghĩ, cô không biết có liệu khi nào Văn Vũ nói thật hay không. Sau một hồi phân tích, cô kết luận thằng cha Văn Vũ này nói bừa, chứ chả có Duy Thanh nào thích cô, mà không nhận ra cô cả.
Thời gian tiếp tục trôi, rồi Mỹ Hạnh cũng kết thúc năm lớp mười với danh hiệu học sinh giỏi. Xem ra mặc dù mê truyện nhưng cô nàng vẫn không để ảnh hưởng tới việc học. Mùa hè trôi qua, mọi chuyện vẫn vậy, cô cao hơn được vài cm, mập ra được vài kg, đọc được nhiều truyện hơn và đặc biệt là sức khỏe của bà ngoại của cô một ngày yếu đi.
Thế rồi bước vào năm học mới, sau khi nghe tin nhà trường xáo trộn lớp, Mỹ Hạnh vẫn thấy vui khi mình và các bạn vẫn được học chung với nhau, vẫn là lớp 11/2. Tò mò nhìn danh sách xem thử “thằng mặt heo” đó ở lớp nào, khổ nỗi, Mỹ Hạnh lại chả thấy cái tên Duy Thanh nào cả. Sợ hắn bị ở lại, cô tiếp tục nhìn sang danh sách lớp mười và sau một hồi tìm kiếm, chỉ có tên Thanh và không có cái tên Duy Thanh nào cả. Cô bắt đầu sợ hắn ta đánh nhau nhiều quá nên đã bị nhà trường đuổi học rồi.
Mà cô cũng không biết vì sao mình lại đi quan tâm tới “thằng mặt heo” này nữa. Mỗi lần thấy hắn là tim cô cứ đập thình thịch, nhiều lúc cô muốn đi tới bắt chuyện với hắn, nhưng khổ nỗi xung quanh hắn lúc nào cũng đông kín các “thành phần bất hảo”. Mà cô nghĩ có tới thì chắc gì hắn đã nhận ra cô, mắc công lại “dị” thêm nữa.
Vào trong lớp ngồi, đang định bụng hỏi Văn Vũ về “thằng mặt heo”, thì bất ngờ cô thấy hắn ta nghiễm nhiên bước vào. Tự nhiên trong người cô bùng lên một sự sảng khoái và vui mừng, nhưng vừa được vài giây thì nó lại trùng xuống. Cái “thằng mặt heo” đó lo nhìn trai mỉm cười mà chả thèm để ý đến cô. Đang điên tiết lên thì cô lại bất ngờ khi thấy hắn ngồi sau lưng mình. Cô quay xuống và không biết liệu “thằng mặt heo” này với mình có thể bắt đầu lại như lúc xưa hay không. Thật sự là cô ngày càng tương tư về hắn nhiều hơn những gì cô nghĩ.
/61
|