Đại học, một ngưỡng cửa mới bắt đầu với Mỹ Hạnh. Ngày cô nhận giấy báo trúng tuyển, cả nhà mừng hết lớn. Chú Tân và mẹ cô sau đó đã tổ chức một buổi tiệc nho nhỏ để mời các bà con hàng xóm và bạn bè của hai người tới dự, xem như là ăn mừng việc cô trở thành tân sinh viên.
Ở cái thời này, việc đậu đại học là một chuyện vô cùng lớn lao. Nó khiến người ta gọi là “rạng rỡ mặt mày” với bà con láng giềng và họ hàng hai bên. Người nào mà đậu đại học thì được mọi người xem như là bậc tri thức, là người thông minh hiếu học và tiền đồ vô cùng sáng lạng.
Mặc dù gia đình rất vui nhưng Mỹ Hạnh lại rất buồn. Buồn vì cô chuẩn bị xuống thành phố để nhập học và từ đây, trong quãng thời gian ngắn ngủi còn lại trước khi Duy Thanh nhập ngũ, cô lại không được gần kề nhiều bên anh. Nhưng không sao, khoảng hai năm chứ mấy, chẳng mấy chốc là qua và cô sẽ sớm được gặp lại anh thôi.
Vì bữa tiệc ăn mừng này, cũng đồng thời là bữa tiệc tạm gọi là chia tay, bởi ngày mai cô phải khăn gói xuống trường, do vậy nên từ sớm, cô đã chạy sang cô nhi viện để rủ Duy Thanh qua nhà mình chơi. Nhân tiện, cô rủ luôn Quốc Hùng, Khánh Long và Bích Trâm nữa.
Quốc Hùng là vì cảm ơn anh đã cho cô đi nhờ xe hôm bữa thi và cũng đồng thời “nhờ vả” luôn ngày mai chở cô đi một đoạn. Khánh Long thì vừa là bạn học, vừa là hàng xóm. Bích Trâm thì đương nhiên là bạn thân của cô rồi.
Bữa tiệc cũng bắt đầu, cô, em gái Mỹ Dung, Bích Trâm đã ngồi một bàn đợi sẵn những người kia. Khánh Long sau đó vác mặt qua và ngay lập tức chọc ghẹo Bích Trâm. Quốc Hùng cuối cùng cũng tới nhưng Mỹ Hạnh lại ngạc nhiên vì chả thấy Duy Thanh.
Quốc Hùng đi vào chào mọi người xong thì liền nói. “Thằng Thanh mắc đi lên viện cùng má Ba nên không qua được.”
Mỹ Hạnh nghe xong mà lòng thấm đượm nỗi buồn. Sao lúc nào Lu cũng vắng mặt trong những giờ phút quan trọng nhất vậy. Mới lúc chiều mẹ của cô còn nói “bóng gió” chuyện cô có người yêu, nên cô định chiều nay sẽ lén bật mí cho mẹ mình. Để rồi cuối cùng đến tối tan tiệc, mẹ lại tưởng nhầm Quốc Hùng là bạn trai của cô. Bà khen anh chàng thông minh, đẹp trai, hào hoa lịch sự, còn kêu cô sau này phải gắng học tập và nghe lời anh chàng nữa.
Gì vậy, Quốc Hùng chỉ là bạn của cô thôi mà. Duy Thanh mới là người cô yêu và cũng là người yêu của cô. Duy Thanh, Nguyễn Duy Thanh, thật sự là cô chỉ muốn hét lên như vậy với mẹ của mình. Nhưng dù cô có nói thế nào và giải thích ra sao, thì mẹ cô vẫn không muốn nghe.
Sáng hôm sau, Mỹ Hạnh đi nhờ xe Quốc Hùng xuống thành phố. Cô và anh sẽ làm thủ tục nhập học và các vấn đề liên quan như làm đơn xin ở ký túc xá của trường. Tuy cô không đậu được vào ngành ngân hàng, nhưng học quản trị kinh doanh cũng được. Chỉ cần cô cố gắng và siêng năng thì sau này ra trường cũng sẽ dễ xin việc thôi. “Nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế”, tuy không có ba thứ còn lại nhưng cô lại có “nhất thân”, do vậy cô chỉ cần trau dồi thêm năng lực nữa thôi.
Mọi thủ tục đều hoàn thành một cách nhanh chóng và không có gì khó khăn lắm. Có điều cô lại ngạc nhiên khi thấy Quốc Hùng cũng làm thủ tục nhập học vào ngành của mình. Chả phải anh chàng đậu tài chính ngân hàng sao.
“Ủa, sao Hùng lại học quản trị kinh doanh?” Cô thắc mắc khi đang đi ngoài sân trường.
Quốc Hùng ầm ờ nói láo. “Bữa trước Hùng ghi nhầm hồ sơ. Học quản trị để về điều hành công ty của mẹ, chứ học ngân hàng để làm gì.”
Sau này thì cô mới biết, té ra anh chàng vì mình mà chuyển ngành. Hèn gì ngày xưa anh chàng hỏi cô định thi vào trường nào, rồi nguyện vọng một với hai là gì các kiểu. Té ra là anh chàng muốn biết thông tin để về ghi hồ sơ. Đúng là vì yêu, mà anh chàng dám đánh đổi tất cả.
Sau vụ nhập học, Mỹ Hạnh tiếp tục ngạc nhiên lần thứ hai khi thấy Quốc Hùng cũng làm đơn xin ở ký túc xá. Gì vậy, chẳng phải là mẹ của anh chàng có nhà ở dưới thành phố sao, bữa đi thăm Văn Vũ, anh chàng cũng đã từng kể với mọi người rồi.
Vậy đó, khi yêu, người ta có thể làm và đánh đổi tất cả mọi thứ, chỉ để được ở bên cạnh người mình muốn, dù cho phải chịu bao nhiêu cực khổ và khó khăn. Và khi hết yêu, thì người ta cũng làm tất cả những gì mình có thể để chạy trốn và không muốn nhìn mặt.
Thế rồi những ngày tháng chính thức trở thành tân sinh viên cũng bắt đầu với Mỹ Hạnh và Quốc Hùng. Hai người bắt đầu làm quen với nhiều thứ khi được tiếp xúc với môi trường mới.
Đối với Mỹ Hạnh, đại học, nó có rất nhiều điều lạ, mà cũng có nhiều thứ quen. Đầu tiên là nói về việc học, “đại học tức là học đại”, một câu nói cửa miệng mà cô đã nghe được từ rất lâu. Bây giờ ngồi trên lớp, cô lại được nghe thêm, “đại học, tự học là chính”, hay câu khác như, “nhà trường chỉ dạy một phần, chín phần còn lại phải phụ thuộc vào các em”. Rất, rất nhiều câu khác nhau và mỗi giáo viên lại nói lên một kiểu.
So với thời học cấp ba thì đại học có nhiều cái sướng hơn. Ví dụ như lên đại học rồi, cô không cần soạn bài hay học bài mỗi đêm nữa. Chả có kiểm tra miệng, còn kiểm tra một tiết thì lúc nào “đề đóng” thì cô mới học, “đề mở” thì được giở tài liệu nên cũng chả cần quan tâm. Cô thấy nhiều bạn lên lớp cũng chả quan tâm mấy đến lời giáo viên giảng, vì hình như lúc nào các bạn ấy cũng chủ quan dựa vào cuốn giáo trình.
Thời gian đi học thì phụ thuộc vào môn học mình đăng kí, mà cô lại ở ký túc xá trong trường, nên vấn đề này thấy cũng bình thường. Cái điều mà cô cực kỳ thích nhất khi vào đại học, chính là không còn phải mang áo dài nữa. Bích Trâm nhà cô học trường sư phạm nên vẫn còn phải chịu cực hình dài dài. Chỉ cần áo sơ mi, quần dài nghiêm chỉnh là cô có thể đến lớp. Việc tác phong cũng khá là quan trọng, vì ở đại học, các thầy cô có chấm điểm tác phong với chuyên cần nữa. Điểm thi kết thúc học phần thì chỉ nhân với 0,6 mà thôi.
Nói về điểm, thì có khác một chút, ở trường cô, người ta phân điểm thành A, B, C, D và F. Bạn nào dính con F thì xác định thi lại hoặc học lại là cái chắc. Bởi vậy, nhiều người bạn của cô năm nào cũng nợ “chỉ” và nợ môn. Đến khi người ta ra trường cả rồi, mà một vài người bạn của cô vẫn còn phải vác xác đi học trả nợ.
Mà nói thật ra khi vào đại học, được xuống thành phố sinh sống thì cô mới nhận ra và biết được rất nhiều thứ. Rất, rất nhiều vấn đề mà bấy lâu qua cô chỉ nghe, hoặc chưa từng thấy, nào là từ cơ sở vật chất, kỹ thuật, cho đến cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, hay các thiết bị hiện đại khác, vâng vâng và vâng vâng.
Đầu tiên là cô tiếp xúc với internet, cô bắt đầu lập nick yahoo để chat và lấy tên “cong_chua_mua_he_123”. Mà việc cô ra quán internet và lập cái nick này, cũng là nhờ Quốc Hùng chỉ dẫn. Anh lập yahoo, sau đó hướng dẫn cách cô sử dụng, rồi add bạn bè vào giúp cô luôn. Anh add nick của anh và nick của Bích Trâm, thế là xong.
Cô chơi “net”, chẳng qua là để tối tối ra tiệm gởi mail cho thầy cô, chat chit và tán gẫu với bạn bè. Nhưng Quốc Hùng còn bày cô cách sử dụng máy tính, các mở web nghe nhạc, cách tra cứu các thông tin. So với Mỹ Dung thì cô chậm “công nghệ” hơn em mình đến mấy năm. Em gái cô hồi cấp hai đã biết đến mấy thứ này rồi, thay vì núp trong phòng đọc truyện như cô, thì Mỹ Dung cắm ở ngoài tiệm net gần trường học.
Rồi cô chợt nghĩ, ước gì Duy Thanh cũng được sử dụng máy tính như cô nhỉ. Lúc đó thì ngày nào cô cũng sẽ nói chuyện với anh hết. Giờ cô thấy nhớ anh dễ sợ nhưng chả biết phải làm cách nào.
Sau việc tiếp xúc đến “mạng” thì ở đại học, có một chuyện vô cùng quan trọng không kém với cô, đó chính là yêu. Tình yêu thời đại học, tình yêu thời thanh xuân, tình đầu mộng mơ, tình thứ “N” thời thơ dại, đủ các kiểu tình yêu và cô ghét nhất là kiểu “tình gán ghép”.
Lẽ ra thì việc “yêu” này chả có “dây mơ, rễ má” gì với cô cả. Chỉ là thứ nhất, các con bạn cùng phòng ký túc xá với cô. Thứ hai là Quốc Hùng. Chỉ có vậy. Còn cô thì đã có một tình yêu chân thành đang chờ mình ở phía trước, đó là chàng hoàng tử “hắc mã” Duy Thanh. Chàng đang sắp sửa đi thực hiện lời thề nghĩa vụ của mình đối với tổ quốc nên tạm thời phải ly biệt với cô một thời gian. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, chàng lại về với cô và hai người lại đắm chìm trong tình yêu của mình.
Nói về Quốc Hùng, sau khi biết Mỹ Hạnh vào ngành quản trị kinh doanh, anh liền gọi điện lên trường để hỏi về thủ tục làm đơn xin chuyển ngành. Tất nhiên ngoài thầy cô ra, thì ngay cả mẹ anh cũng phải ngạc nhiên, nhất là việc anh là thủ khoa của ngành.
Bà Thúy Nga nhíu mày. “Sao anh lại học quản trị kinh doanh?”
Quốc Hùng giả vờ nói. “Học xong về làm cho mẹ. Nhất rồi còn gì.”
Bà ngờ vực. “Nếu vậy thì lúc đó anh điền hồ sơ thi vào bên tài chính làm gì?”
“Con điền vui thôi.” Anh thản nhiên đáp.
“Thôi anh làm gì thì tùy anh. Miễn đừng gây họa cho tôi là được.” Bà cũng không muốn phản đối quyết định của con mình. Bà chỉ có mình cu cậu nên trước giờ chưa có cấm cản, hay cự tuyệt bất cứ một thứ gì.
Anh khẽ cười. “À, mà con chuyển vào ký túc xá trường ở luôn nha.”
Bà như nhảy đựng lên. “Làm gì? Nhà có không ở, anh chui vào đó làm gì?” Ở dưới thành phố, bà có đến mấy căn biệt thự, chứ có phải là không đâu. Cần thiết thì bà mua nhà gần trường luôn cũng được.
Anh tiếp tục viện cớ. “Thôi. Con ở trong đó có bạn, có bè cho vui. Mẹ đi công tác hoài, có khi nào ở nhà đâu.” Không đợi mẹ mình lên tiếng, anh liền nói nhanh. “Khi nào mẹ ở nhà thì con sang ở với mẹ được chưa.”
Bà thấy cũng có lý. Nghĩ đến cảnh con mình ở nhà một mình, không khéo lại sinh bệnh. “Tôi mà về thì anh phải xách đít sang ở với tôi đó.”
Làm công tác tư tưởng xong, Quốc Hùng thoải mái dọn đồ vào “va li” và bắt đầu cuộc sống mới của mình. Có điều mọi thứ không như anh tưởng. Phòng ký túc xá của anh, nó bẩn gì đâu ấy. Giường thì kiểu giường tầng, ván gỗ và không có nệm. Phòng tập thể tám người ở chung, mà anh không phải nói chứ, thằng nào, thằng nấy ở bẩn kinh khủng. Chưa kể là phòng vệ sinh chung nên chả thằng nào tự giác đi dọn.
Đang hưởng thụ trong một cuộc sống giàu sang, sung sướng, anh bỗng chốc như rớt xuống địa ngục. Nhiều lúc bứt quá, anh chịu không nổi, muốn dọn đi ngay ra khỏi phòng, nhưng nghĩ tới Mỹ Hạnh, anh lại đành phải cắn răng chịu đựng.
Rồi tự nhiên anh chợt sáng ý ra một chuyện, mắc gì anh phải “chấp” mình vào việc phải ở trong ký túc xá. Thế là mỗi lần vệ sinh, tắm rửa hay giặt giũ áo quần, anh sẽ về nhà. Còn phòng ký túc thì chỉ để ngủ nghỉ mà thôi. Như vậy thì anh sẽ không va chạm nhiều với đám bạn cùng phòng. Mà thực chất thì anh cũng chả coi tụi nó là bạn mình. Từ tính tình, tác phong, ăn nói, chả có nét gì giống Duy Thanh cả. Tính ra thì còn thua cả thằng Hoàng Sơn bạn anh nữa.
Ấn tượng là vậy thôi, nhưng mỗi khi đêm về, lúc mà Quốc Hùng hiểu rõ Duy Thanh giờ đây không còn ở bên anh như lúc xưa nữa, thì chính lũ bạn cùng phòng này là những người tạo cho anh cái cảm giác đỡ nhàm chán và hiu quạnh. Bắt đầu từ những câu chuyện phím về việc học, về đời sống, rồi gia cảnh của nhau, cho đến việc lôi các bạn nữ ra để “xăm xoe” và bàn tán. Dần dần Quốc Hùng có cảm tình với lũ bạn cùng phòng. Sau này thì anh càng thương tụi nó hơn, khi những lúc có việc gấp, trở ngại hoặc ốm đau, thì chính tụi nó là những người đầu tiên có mặt giúp đỡ.
Trong cuộc sống, nhiều lúc “ấn tượng ban đầu” không thể nói lên hết được về tính cách hay con người của một ai đó. Ấn tượng, đôi lúc nó chỉ là một dạng hình thái “cảm xúc” của chúng ta, mà cảm xúc thì đôi khi nó bất chợt và rất dễ dàng thay đổi.
Tình yêu cũng vậy, có thể chính vì sự ấn tượng mà hai người có thể đến với nhau, nhưng cũng có thể và là nhiều khi, người ta chia tay, từ bỏ hẹn hò bởi chính vì ấn tượng ban đầu.
Chúng ta ấn tượng với một người nên liền ngỏ ý làm quen. Hai người bắt đầu quá trình tìm hiểu và sau đó đến với nhau. Nhưng có một điều quan trọng là, nếu chúng ta đã chọn một người vì ấn tượng nào đó, thì khi gặp một người khác có vẻ ấn tượng gấp đôi, liệu chúng ta có kiên định không, hay là sẽ thay lòng.
Quốc Hùng, tình yêu của anh xuất phát từ ấn tượng ban đầu, khi anh vô tình thấy được nụ cười của Mỹ Hạnh. Nhưng sau này, điều mà anh yêu ở cô, không phải là nụ cười, mà chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong cô.
Chính vì cái sự yêu “mù quáng” này, mù quáng là bởi vì anh yêu cô, một người đã có người yêu và cô cũng đang yêu người đó, nên anh chấp nhận bản thân mình thiệt hại mọi thứ.
Anh có rất nhiều ví dụ về tình yêu và anh nghĩ tình yêu của mình như là một đóa hướng dương, luôn luôn hướng về mặt trời, mà không phải một cái gì khác. Cả đời anh chỉ có một người và mãi mãi chỉ có một người anh yêu, đó là Mỹ Hạnh.
Sau này, khi Mỹ Hạnh nghe Quốc Hùng tâm sự với mình, cô lại nhận ra một điều khác. Cô chính là đóa hướng dương luôn quay về phía mặt trời, cũng như cách cô hướng về Duy Thanh. Nhưng có một điều rằng, mặt trời không chỉ gửi ánh nắng cho mỗi mình cô, mà là cả ngàn vạn vật khác trên địa cầu.
Tất nhiên đó là sau này, còn bây giờ thì Mỹ Hạnh vẫn đắm chìm trong tình yêu thơ mộng của mình. Tuy ở trong một thành phố, nhưng vì khoảng cách từ nhà đến trường cách nhau khá xa. Do vậy, tranh thủ chiều thứ bảy không có tiết học, cô sẽ đón xe buýt lên bến xe, rồi từ đó bắt một chuyến xe khách khác đi tỉnh khác và giữa đường thì xuống ngay chỗ làng mình ở.
Vì cuối tuần mới được về nhà, nên cô cũng chỉ được gặp Duy Thanh có một lần. Chiều thứ bảy bắt xe về tới nhà thì đã tối. Do vậy cô phải ăn cơm và trò chuyện cùng với mọi người trong gia đình. Sáng chủ nhật thì cô mới đạp xe qua cô nhi viện để gặp Duy Thanh. Chiều chủ nhật thì cô lại lo bắt xe xuống thành phố lại.
Thời gian gặp nhau ít ỏi nên cô thường muốn ở bên cạnh và tâm sự với Duy Thanh nhiều nhất một cách có thể. Mà anh chàng bữa nay giống người lớn lắm nha, anh chàng trồng cả một vườn rau, rồi cả giàn bầu bí và “khổ qua” (mướp đắng) nữa.
Kiểu anh chàng ngôn tình giống như trong các cuốn tiểu thuyết cô từng đọc, “lấy anh đi, em sẽ không bao giờ lo chết đói”, hoặc kiểu, “tuy anh không giàu như người ta, nhưng anh có thể nuôi sống em hằng ngày”.
Thấy anh chàng “vui thú điền viên” như vậy, cô tự dưng muốn bỏ học, bỏ gia đình để dọn tới sống cùng anh. Hạnh phúc là gì, với cô chả ở đâu xa cả, anh bắt cá, hái rau, cô thì bếp núc và may vá. Cứ thế ngày này qua tháng nọ, hai người có thêm một cu nhóc, cuộc sống viên mãn như vậy, cô cần gì phải đòi hỏi gì thêm.
Về phía Duy Thanh, sau khi đi khám nghĩa vụ và biết mình trúng tuyển, điều này chả có gì anh phải ngạc nhiên cả, vì anh được xã “ngắm” đến từ lâu rồi. Biết không còn bao nhiêu thời gian để giúp đỡ cho má và gia đình, nên anh mới lục lọi “bí kíp” và hỏi anh Duy Nhân thêm một số bí quyết trồng vườn. Anh muốn trước khi đi, mình nên làm gì đó có một chút ý nghĩa. Việc anh trồng rau và mấy giàn bầu bí này, tất nhiên là không thể ra “thành quả” ngay được và phải có người khác tiếp tục vun trồng với chăm sóc nó cho đến ngày thu hoạch.
Sau này thì Duy Thanh mới chợt nhận ra, tình yêu của anh cũng giống như việc làm vườn, anh vun đắp, chăm sóc nó từ những ngày đầu, nhưng người thu hoạch thành quả lại không phải là anh.
Trong tình yêu, có những người bên nhau rất hạnh phúc, nhưng rốt cuộc ngày lên xe hoa, họ lại sánh đôi cùng với một người khác. Đổ lỗi cho duyên phận là một điều không nên, bởi vì duyên phận chỉ mang chúng ta lại với nhau, mọi việc còn lại thì phải phụ thuộc vào hai người.
Giống như việc chúng ta đi cầu nguyện chuyện tình duyên, vậy thì người ta sẽ ban ngay một người yêu đứng bên cạnh mình, hay là “họ” chỉ tạo ra một sự tình cờ nho nhỏ để cho hai người gặp mặt.
Sau này tuy biết mình không phải là người có thể sánh đôi và thành duyên cùng Mỹ Hạnh, nhưng điều đó không khiến anh phải ân hận và thương tiếc về những ngày tháng năm xưa.
Bởi vì cũng như chuyện anh trồng vườn, mục đích của anh, không phải là để cả nhà khen ngợi hay ghi nhận thành quả, mà là muốn giúp gì đó cho gia đình.
Nếu làm một việc tốt, mà chúng ta nghĩ tới việc được đáp trả, hoặc được cảm ơn, hay thậm chí là mưu đồ, tính toán gì đó trong lòng, thì việc tốt đó cũng thành việc tốt tính toán và nó không còn là “thật tốt” nữa. Làm việc tốt mà không nghĩ, không tính toán, không đòi hỏi gì cả thì đó mới là việc tốt thật sự.
Tình yêu cũng vậy, anh yêu Mỹ Hạnh nhưng mục đích cuối cùng của anh cũng chỉ là muốn cô được hạnh phúc. Nên dù anh có ở bên cạnh cô hay không, nó không quan trọng, quan trọng là cô được vui vẻ và hạnh phúc với người mà cô yêu, đó mới là thật yêu.
Ở cái thời này, việc đậu đại học là một chuyện vô cùng lớn lao. Nó khiến người ta gọi là “rạng rỡ mặt mày” với bà con láng giềng và họ hàng hai bên. Người nào mà đậu đại học thì được mọi người xem như là bậc tri thức, là người thông minh hiếu học và tiền đồ vô cùng sáng lạng.
Mặc dù gia đình rất vui nhưng Mỹ Hạnh lại rất buồn. Buồn vì cô chuẩn bị xuống thành phố để nhập học và từ đây, trong quãng thời gian ngắn ngủi còn lại trước khi Duy Thanh nhập ngũ, cô lại không được gần kề nhiều bên anh. Nhưng không sao, khoảng hai năm chứ mấy, chẳng mấy chốc là qua và cô sẽ sớm được gặp lại anh thôi.
Vì bữa tiệc ăn mừng này, cũng đồng thời là bữa tiệc tạm gọi là chia tay, bởi ngày mai cô phải khăn gói xuống trường, do vậy nên từ sớm, cô đã chạy sang cô nhi viện để rủ Duy Thanh qua nhà mình chơi. Nhân tiện, cô rủ luôn Quốc Hùng, Khánh Long và Bích Trâm nữa.
Quốc Hùng là vì cảm ơn anh đã cho cô đi nhờ xe hôm bữa thi và cũng đồng thời “nhờ vả” luôn ngày mai chở cô đi một đoạn. Khánh Long thì vừa là bạn học, vừa là hàng xóm. Bích Trâm thì đương nhiên là bạn thân của cô rồi.
Bữa tiệc cũng bắt đầu, cô, em gái Mỹ Dung, Bích Trâm đã ngồi một bàn đợi sẵn những người kia. Khánh Long sau đó vác mặt qua và ngay lập tức chọc ghẹo Bích Trâm. Quốc Hùng cuối cùng cũng tới nhưng Mỹ Hạnh lại ngạc nhiên vì chả thấy Duy Thanh.
Quốc Hùng đi vào chào mọi người xong thì liền nói. “Thằng Thanh mắc đi lên viện cùng má Ba nên không qua được.”
Mỹ Hạnh nghe xong mà lòng thấm đượm nỗi buồn. Sao lúc nào Lu cũng vắng mặt trong những giờ phút quan trọng nhất vậy. Mới lúc chiều mẹ của cô còn nói “bóng gió” chuyện cô có người yêu, nên cô định chiều nay sẽ lén bật mí cho mẹ mình. Để rồi cuối cùng đến tối tan tiệc, mẹ lại tưởng nhầm Quốc Hùng là bạn trai của cô. Bà khen anh chàng thông minh, đẹp trai, hào hoa lịch sự, còn kêu cô sau này phải gắng học tập và nghe lời anh chàng nữa.
Gì vậy, Quốc Hùng chỉ là bạn của cô thôi mà. Duy Thanh mới là người cô yêu và cũng là người yêu của cô. Duy Thanh, Nguyễn Duy Thanh, thật sự là cô chỉ muốn hét lên như vậy với mẹ của mình. Nhưng dù cô có nói thế nào và giải thích ra sao, thì mẹ cô vẫn không muốn nghe.
Sáng hôm sau, Mỹ Hạnh đi nhờ xe Quốc Hùng xuống thành phố. Cô và anh sẽ làm thủ tục nhập học và các vấn đề liên quan như làm đơn xin ở ký túc xá của trường. Tuy cô không đậu được vào ngành ngân hàng, nhưng học quản trị kinh doanh cũng được. Chỉ cần cô cố gắng và siêng năng thì sau này ra trường cũng sẽ dễ xin việc thôi. “Nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế”, tuy không có ba thứ còn lại nhưng cô lại có “nhất thân”, do vậy cô chỉ cần trau dồi thêm năng lực nữa thôi.
Mọi thủ tục đều hoàn thành một cách nhanh chóng và không có gì khó khăn lắm. Có điều cô lại ngạc nhiên khi thấy Quốc Hùng cũng làm thủ tục nhập học vào ngành của mình. Chả phải anh chàng đậu tài chính ngân hàng sao.
“Ủa, sao Hùng lại học quản trị kinh doanh?” Cô thắc mắc khi đang đi ngoài sân trường.
Quốc Hùng ầm ờ nói láo. “Bữa trước Hùng ghi nhầm hồ sơ. Học quản trị để về điều hành công ty của mẹ, chứ học ngân hàng để làm gì.”
Sau này thì cô mới biết, té ra anh chàng vì mình mà chuyển ngành. Hèn gì ngày xưa anh chàng hỏi cô định thi vào trường nào, rồi nguyện vọng một với hai là gì các kiểu. Té ra là anh chàng muốn biết thông tin để về ghi hồ sơ. Đúng là vì yêu, mà anh chàng dám đánh đổi tất cả.
Sau vụ nhập học, Mỹ Hạnh tiếp tục ngạc nhiên lần thứ hai khi thấy Quốc Hùng cũng làm đơn xin ở ký túc xá. Gì vậy, chẳng phải là mẹ của anh chàng có nhà ở dưới thành phố sao, bữa đi thăm Văn Vũ, anh chàng cũng đã từng kể với mọi người rồi.
Vậy đó, khi yêu, người ta có thể làm và đánh đổi tất cả mọi thứ, chỉ để được ở bên cạnh người mình muốn, dù cho phải chịu bao nhiêu cực khổ và khó khăn. Và khi hết yêu, thì người ta cũng làm tất cả những gì mình có thể để chạy trốn và không muốn nhìn mặt.
Thế rồi những ngày tháng chính thức trở thành tân sinh viên cũng bắt đầu với Mỹ Hạnh và Quốc Hùng. Hai người bắt đầu làm quen với nhiều thứ khi được tiếp xúc với môi trường mới.
Đối với Mỹ Hạnh, đại học, nó có rất nhiều điều lạ, mà cũng có nhiều thứ quen. Đầu tiên là nói về việc học, “đại học tức là học đại”, một câu nói cửa miệng mà cô đã nghe được từ rất lâu. Bây giờ ngồi trên lớp, cô lại được nghe thêm, “đại học, tự học là chính”, hay câu khác như, “nhà trường chỉ dạy một phần, chín phần còn lại phải phụ thuộc vào các em”. Rất, rất nhiều câu khác nhau và mỗi giáo viên lại nói lên một kiểu.
So với thời học cấp ba thì đại học có nhiều cái sướng hơn. Ví dụ như lên đại học rồi, cô không cần soạn bài hay học bài mỗi đêm nữa. Chả có kiểm tra miệng, còn kiểm tra một tiết thì lúc nào “đề đóng” thì cô mới học, “đề mở” thì được giở tài liệu nên cũng chả cần quan tâm. Cô thấy nhiều bạn lên lớp cũng chả quan tâm mấy đến lời giáo viên giảng, vì hình như lúc nào các bạn ấy cũng chủ quan dựa vào cuốn giáo trình.
Thời gian đi học thì phụ thuộc vào môn học mình đăng kí, mà cô lại ở ký túc xá trong trường, nên vấn đề này thấy cũng bình thường. Cái điều mà cô cực kỳ thích nhất khi vào đại học, chính là không còn phải mang áo dài nữa. Bích Trâm nhà cô học trường sư phạm nên vẫn còn phải chịu cực hình dài dài. Chỉ cần áo sơ mi, quần dài nghiêm chỉnh là cô có thể đến lớp. Việc tác phong cũng khá là quan trọng, vì ở đại học, các thầy cô có chấm điểm tác phong với chuyên cần nữa. Điểm thi kết thúc học phần thì chỉ nhân với 0,6 mà thôi.
Nói về điểm, thì có khác một chút, ở trường cô, người ta phân điểm thành A, B, C, D và F. Bạn nào dính con F thì xác định thi lại hoặc học lại là cái chắc. Bởi vậy, nhiều người bạn của cô năm nào cũng nợ “chỉ” và nợ môn. Đến khi người ta ra trường cả rồi, mà một vài người bạn của cô vẫn còn phải vác xác đi học trả nợ.
Mà nói thật ra khi vào đại học, được xuống thành phố sinh sống thì cô mới nhận ra và biết được rất nhiều thứ. Rất, rất nhiều vấn đề mà bấy lâu qua cô chỉ nghe, hoặc chưa từng thấy, nào là từ cơ sở vật chất, kỹ thuật, cho đến cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, hay các thiết bị hiện đại khác, vâng vâng và vâng vâng.
Đầu tiên là cô tiếp xúc với internet, cô bắt đầu lập nick yahoo để chat và lấy tên “cong_chua_mua_he_123”. Mà việc cô ra quán internet và lập cái nick này, cũng là nhờ Quốc Hùng chỉ dẫn. Anh lập yahoo, sau đó hướng dẫn cách cô sử dụng, rồi add bạn bè vào giúp cô luôn. Anh add nick của anh và nick của Bích Trâm, thế là xong.
Cô chơi “net”, chẳng qua là để tối tối ra tiệm gởi mail cho thầy cô, chat chit và tán gẫu với bạn bè. Nhưng Quốc Hùng còn bày cô cách sử dụng máy tính, các mở web nghe nhạc, cách tra cứu các thông tin. So với Mỹ Dung thì cô chậm “công nghệ” hơn em mình đến mấy năm. Em gái cô hồi cấp hai đã biết đến mấy thứ này rồi, thay vì núp trong phòng đọc truyện như cô, thì Mỹ Dung cắm ở ngoài tiệm net gần trường học.
Rồi cô chợt nghĩ, ước gì Duy Thanh cũng được sử dụng máy tính như cô nhỉ. Lúc đó thì ngày nào cô cũng sẽ nói chuyện với anh hết. Giờ cô thấy nhớ anh dễ sợ nhưng chả biết phải làm cách nào.
Sau việc tiếp xúc đến “mạng” thì ở đại học, có một chuyện vô cùng quan trọng không kém với cô, đó chính là yêu. Tình yêu thời đại học, tình yêu thời thanh xuân, tình đầu mộng mơ, tình thứ “N” thời thơ dại, đủ các kiểu tình yêu và cô ghét nhất là kiểu “tình gán ghép”.
Lẽ ra thì việc “yêu” này chả có “dây mơ, rễ má” gì với cô cả. Chỉ là thứ nhất, các con bạn cùng phòng ký túc xá với cô. Thứ hai là Quốc Hùng. Chỉ có vậy. Còn cô thì đã có một tình yêu chân thành đang chờ mình ở phía trước, đó là chàng hoàng tử “hắc mã” Duy Thanh. Chàng đang sắp sửa đi thực hiện lời thề nghĩa vụ của mình đối với tổ quốc nên tạm thời phải ly biệt với cô một thời gian. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, chàng lại về với cô và hai người lại đắm chìm trong tình yêu của mình.
Nói về Quốc Hùng, sau khi biết Mỹ Hạnh vào ngành quản trị kinh doanh, anh liền gọi điện lên trường để hỏi về thủ tục làm đơn xin chuyển ngành. Tất nhiên ngoài thầy cô ra, thì ngay cả mẹ anh cũng phải ngạc nhiên, nhất là việc anh là thủ khoa của ngành.
Bà Thúy Nga nhíu mày. “Sao anh lại học quản trị kinh doanh?”
Quốc Hùng giả vờ nói. “Học xong về làm cho mẹ. Nhất rồi còn gì.”
Bà ngờ vực. “Nếu vậy thì lúc đó anh điền hồ sơ thi vào bên tài chính làm gì?”
“Con điền vui thôi.” Anh thản nhiên đáp.
“Thôi anh làm gì thì tùy anh. Miễn đừng gây họa cho tôi là được.” Bà cũng không muốn phản đối quyết định của con mình. Bà chỉ có mình cu cậu nên trước giờ chưa có cấm cản, hay cự tuyệt bất cứ một thứ gì.
Anh khẽ cười. “À, mà con chuyển vào ký túc xá trường ở luôn nha.”
Bà như nhảy đựng lên. “Làm gì? Nhà có không ở, anh chui vào đó làm gì?” Ở dưới thành phố, bà có đến mấy căn biệt thự, chứ có phải là không đâu. Cần thiết thì bà mua nhà gần trường luôn cũng được.
Anh tiếp tục viện cớ. “Thôi. Con ở trong đó có bạn, có bè cho vui. Mẹ đi công tác hoài, có khi nào ở nhà đâu.” Không đợi mẹ mình lên tiếng, anh liền nói nhanh. “Khi nào mẹ ở nhà thì con sang ở với mẹ được chưa.”
Bà thấy cũng có lý. Nghĩ đến cảnh con mình ở nhà một mình, không khéo lại sinh bệnh. “Tôi mà về thì anh phải xách đít sang ở với tôi đó.”
Làm công tác tư tưởng xong, Quốc Hùng thoải mái dọn đồ vào “va li” và bắt đầu cuộc sống mới của mình. Có điều mọi thứ không như anh tưởng. Phòng ký túc xá của anh, nó bẩn gì đâu ấy. Giường thì kiểu giường tầng, ván gỗ và không có nệm. Phòng tập thể tám người ở chung, mà anh không phải nói chứ, thằng nào, thằng nấy ở bẩn kinh khủng. Chưa kể là phòng vệ sinh chung nên chả thằng nào tự giác đi dọn.
Đang hưởng thụ trong một cuộc sống giàu sang, sung sướng, anh bỗng chốc như rớt xuống địa ngục. Nhiều lúc bứt quá, anh chịu không nổi, muốn dọn đi ngay ra khỏi phòng, nhưng nghĩ tới Mỹ Hạnh, anh lại đành phải cắn răng chịu đựng.
Rồi tự nhiên anh chợt sáng ý ra một chuyện, mắc gì anh phải “chấp” mình vào việc phải ở trong ký túc xá. Thế là mỗi lần vệ sinh, tắm rửa hay giặt giũ áo quần, anh sẽ về nhà. Còn phòng ký túc thì chỉ để ngủ nghỉ mà thôi. Như vậy thì anh sẽ không va chạm nhiều với đám bạn cùng phòng. Mà thực chất thì anh cũng chả coi tụi nó là bạn mình. Từ tính tình, tác phong, ăn nói, chả có nét gì giống Duy Thanh cả. Tính ra thì còn thua cả thằng Hoàng Sơn bạn anh nữa.
Ấn tượng là vậy thôi, nhưng mỗi khi đêm về, lúc mà Quốc Hùng hiểu rõ Duy Thanh giờ đây không còn ở bên anh như lúc xưa nữa, thì chính lũ bạn cùng phòng này là những người tạo cho anh cái cảm giác đỡ nhàm chán và hiu quạnh. Bắt đầu từ những câu chuyện phím về việc học, về đời sống, rồi gia cảnh của nhau, cho đến việc lôi các bạn nữ ra để “xăm xoe” và bàn tán. Dần dần Quốc Hùng có cảm tình với lũ bạn cùng phòng. Sau này thì anh càng thương tụi nó hơn, khi những lúc có việc gấp, trở ngại hoặc ốm đau, thì chính tụi nó là những người đầu tiên có mặt giúp đỡ.
Trong cuộc sống, nhiều lúc “ấn tượng ban đầu” không thể nói lên hết được về tính cách hay con người của một ai đó. Ấn tượng, đôi lúc nó chỉ là một dạng hình thái “cảm xúc” của chúng ta, mà cảm xúc thì đôi khi nó bất chợt và rất dễ dàng thay đổi.
Tình yêu cũng vậy, có thể chính vì sự ấn tượng mà hai người có thể đến với nhau, nhưng cũng có thể và là nhiều khi, người ta chia tay, từ bỏ hẹn hò bởi chính vì ấn tượng ban đầu.
Chúng ta ấn tượng với một người nên liền ngỏ ý làm quen. Hai người bắt đầu quá trình tìm hiểu và sau đó đến với nhau. Nhưng có một điều quan trọng là, nếu chúng ta đã chọn một người vì ấn tượng nào đó, thì khi gặp một người khác có vẻ ấn tượng gấp đôi, liệu chúng ta có kiên định không, hay là sẽ thay lòng.
Quốc Hùng, tình yêu của anh xuất phát từ ấn tượng ban đầu, khi anh vô tình thấy được nụ cười của Mỹ Hạnh. Nhưng sau này, điều mà anh yêu ở cô, không phải là nụ cười, mà chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong cô.
Chính vì cái sự yêu “mù quáng” này, mù quáng là bởi vì anh yêu cô, một người đã có người yêu và cô cũng đang yêu người đó, nên anh chấp nhận bản thân mình thiệt hại mọi thứ.
Anh có rất nhiều ví dụ về tình yêu và anh nghĩ tình yêu của mình như là một đóa hướng dương, luôn luôn hướng về mặt trời, mà không phải một cái gì khác. Cả đời anh chỉ có một người và mãi mãi chỉ có một người anh yêu, đó là Mỹ Hạnh.
Sau này, khi Mỹ Hạnh nghe Quốc Hùng tâm sự với mình, cô lại nhận ra một điều khác. Cô chính là đóa hướng dương luôn quay về phía mặt trời, cũng như cách cô hướng về Duy Thanh. Nhưng có một điều rằng, mặt trời không chỉ gửi ánh nắng cho mỗi mình cô, mà là cả ngàn vạn vật khác trên địa cầu.
Tất nhiên đó là sau này, còn bây giờ thì Mỹ Hạnh vẫn đắm chìm trong tình yêu thơ mộng của mình. Tuy ở trong một thành phố, nhưng vì khoảng cách từ nhà đến trường cách nhau khá xa. Do vậy, tranh thủ chiều thứ bảy không có tiết học, cô sẽ đón xe buýt lên bến xe, rồi từ đó bắt một chuyến xe khách khác đi tỉnh khác và giữa đường thì xuống ngay chỗ làng mình ở.
Vì cuối tuần mới được về nhà, nên cô cũng chỉ được gặp Duy Thanh có một lần. Chiều thứ bảy bắt xe về tới nhà thì đã tối. Do vậy cô phải ăn cơm và trò chuyện cùng với mọi người trong gia đình. Sáng chủ nhật thì cô mới đạp xe qua cô nhi viện để gặp Duy Thanh. Chiều chủ nhật thì cô lại lo bắt xe xuống thành phố lại.
Thời gian gặp nhau ít ỏi nên cô thường muốn ở bên cạnh và tâm sự với Duy Thanh nhiều nhất một cách có thể. Mà anh chàng bữa nay giống người lớn lắm nha, anh chàng trồng cả một vườn rau, rồi cả giàn bầu bí và “khổ qua” (mướp đắng) nữa.
Kiểu anh chàng ngôn tình giống như trong các cuốn tiểu thuyết cô từng đọc, “lấy anh đi, em sẽ không bao giờ lo chết đói”, hoặc kiểu, “tuy anh không giàu như người ta, nhưng anh có thể nuôi sống em hằng ngày”.
Thấy anh chàng “vui thú điền viên” như vậy, cô tự dưng muốn bỏ học, bỏ gia đình để dọn tới sống cùng anh. Hạnh phúc là gì, với cô chả ở đâu xa cả, anh bắt cá, hái rau, cô thì bếp núc và may vá. Cứ thế ngày này qua tháng nọ, hai người có thêm một cu nhóc, cuộc sống viên mãn như vậy, cô cần gì phải đòi hỏi gì thêm.
Về phía Duy Thanh, sau khi đi khám nghĩa vụ và biết mình trúng tuyển, điều này chả có gì anh phải ngạc nhiên cả, vì anh được xã “ngắm” đến từ lâu rồi. Biết không còn bao nhiêu thời gian để giúp đỡ cho má và gia đình, nên anh mới lục lọi “bí kíp” và hỏi anh Duy Nhân thêm một số bí quyết trồng vườn. Anh muốn trước khi đi, mình nên làm gì đó có một chút ý nghĩa. Việc anh trồng rau và mấy giàn bầu bí này, tất nhiên là không thể ra “thành quả” ngay được và phải có người khác tiếp tục vun trồng với chăm sóc nó cho đến ngày thu hoạch.
Sau này thì Duy Thanh mới chợt nhận ra, tình yêu của anh cũng giống như việc làm vườn, anh vun đắp, chăm sóc nó từ những ngày đầu, nhưng người thu hoạch thành quả lại không phải là anh.
Trong tình yêu, có những người bên nhau rất hạnh phúc, nhưng rốt cuộc ngày lên xe hoa, họ lại sánh đôi cùng với một người khác. Đổ lỗi cho duyên phận là một điều không nên, bởi vì duyên phận chỉ mang chúng ta lại với nhau, mọi việc còn lại thì phải phụ thuộc vào hai người.
Giống như việc chúng ta đi cầu nguyện chuyện tình duyên, vậy thì người ta sẽ ban ngay một người yêu đứng bên cạnh mình, hay là “họ” chỉ tạo ra một sự tình cờ nho nhỏ để cho hai người gặp mặt.
Sau này tuy biết mình không phải là người có thể sánh đôi và thành duyên cùng Mỹ Hạnh, nhưng điều đó không khiến anh phải ân hận và thương tiếc về những ngày tháng năm xưa.
Bởi vì cũng như chuyện anh trồng vườn, mục đích của anh, không phải là để cả nhà khen ngợi hay ghi nhận thành quả, mà là muốn giúp gì đó cho gia đình.
Nếu làm một việc tốt, mà chúng ta nghĩ tới việc được đáp trả, hoặc được cảm ơn, hay thậm chí là mưu đồ, tính toán gì đó trong lòng, thì việc tốt đó cũng thành việc tốt tính toán và nó không còn là “thật tốt” nữa. Làm việc tốt mà không nghĩ, không tính toán, không đòi hỏi gì cả thì đó mới là việc tốt thật sự.
Tình yêu cũng vậy, anh yêu Mỹ Hạnh nhưng mục đích cuối cùng của anh cũng chỉ là muốn cô được hạnh phúc. Nên dù anh có ở bên cạnh cô hay không, nó không quan trọng, quan trọng là cô được vui vẻ và hạnh phúc với người mà cô yêu, đó mới là thật yêu.
/61
|