Cuộc đời cũng giống như một cuốn vở, hết trang này thì lại sang một trang mới, cứ thế lật mãi cho đến trang cuối cùng.
Duy Thanh cũng vậy, có điều không như những người khác, khi trang mới của họ đầy tươi sáng và hào nhoáng, thì trang mới của anh lại chứa đầy sự u ám và tối tăm của ngục tù.
Từ khi tới trại giam EF để thụ án, đêm nào anh cũng ngồi một mình bật khóc. Và cũng như một vài phạm nhân khác ở đây, điều đó chả có lạ lẫm gì và dường như nó lại rất bình thường.
“Bản tính vốn lung lạc, người dễ nổi nóng và má không thể cứu con”, tuy không nhớ rõ, nhưng anh vẫn khắc cốt ghi tâm những “đại ý” của má gởi gắm cho anh ở trong thư.
Có lẽ việc má mất đi, anh như mất “kim chỉ nam” của đời mình. Không còn chỗ dựa tinh thần, không còn “đối trọng” để ngăn anh rớt xuống “bóng tối”, kết cục của anh ngày hôm nay là một điều khó thể tránh khỏi. Tất nhiên, việc anh khóc không phải là dằn vặt bản thân, mà chính là vì Mỹ Hạnh. Cô đi thật rồi, nhưng việc đi ở đây, không phải là chuyện cô sang Úc du học với Quốc Hùng, mà là thật sự đi khỏi anh. Giờ đây giữa anh và cô, hoàn toàn như người xa lạ và không còn bất kỳ một sợi dây nào liên kết với nhau nữa.
Thời gian cứ thế trôi đi, niềm đau tiếp tục biến anh thành một con người lãnh đạm và lạnh lùng, thậm chí còn “bất cần đời” hơn trước. Cuộc sống trong tù cũng chả làm anh phải bận tâm, vì mối quan tâm nhất của anh, giờ cũng đã không còn. Nhưng anh đâu biết rằng, cuộc sống vốn dĩ đâu phải bằng phẳng và dù anh có muốn hay không, nó cũng đưa đẩy anh tới hai chữ “số phận”, và cái số phận của anh, ngay từ đầu nó đã gắn liền với bạo lực và tội ác.
Vào một buổi xế chiều, sau buổi lao động cực nhọc, anh bắt đầu đi tắm như mọi khi. Bước vào phòng tắm tập thể cùng với những người khác, anh thản nhiên đứng dưới vòi sen và ngâm mình dưới dòng nước lạnh như hôm nào.
Ngày xưa ở đây, mọi người phải lấy nước từ các bể lớn để tắm. Sau này có một số “mạnh thường quân” ủng hộ tiền, nên giờ ở trại, người ta thay vào những vòi sen. Tất nhiên những cái vòi này chỉ bằng loại nhựa rẻ tiền, nhưng so với tình cảnh ở đây thì nó lại mang cả một tầm vóc “sang chảnh”.
Trở lại với Duy Thanh, lúc này anh đang kỳ cọ và chả thèm quan tâm tới mọi chuyện xung quanh. Do vậy, lúc anh đang thoa dầu gội lên đầu thì cũng là lúc một nhóm người bất thình lình đi vào. Một tên cầm trên tay một vật nhọn, nhìn nó được mài bén tựa như một con dao nhỏ. Gã bất ngờ đâm vào bụng một tên và mọi người bắt đầu lao vào đánh nhau tới tấp. Nhiều người hoảng sợ tuôn ra, mà quên mang cả quần.
Duy Thanh vẫn thản nhiên vì chuyện này chả liên quan đến anh, và giờ đang sầu đời nên anh cũng chả cần phải quan tâm đến nó. Có điều một số người lại không biết vậy, thấy anh trong phòng tắm, họ tưởng anh là đồng bọn với những gã này, nên liền nhào tới tung đòn.
Bị một tên đạp bay vào tường, Duy Thanh lúc này tức giận và máu điên anh bắt đầu nổi lên. Vốn dĩ đã chán sống và trong một suy nghĩ “muốn chết” thoáng qua, anh giống như một con “thiêu thân” lao vào ngọn lửa.
Nhanh chóng đưa hai tay lên che mặt để đỡ cú đá từ tên A, anh sau đó dùng chân quét một cước vào chân trái của gã. Bị mất chân trụ, tên A liền ngã rầm ra sau và đập đầu xuống nền. Anh tiếp tục định lao tới đánh tên A, nhưng lại bị tên B vung ngay cây sắt vào người.
Hơi ngã người ra sau để né cú đánh, anh xoay người rồi tung một cước vào mặt hắn ta như thế võ đã học. Lúc này tên A đã đứng dậy, cùng với đó là tên C xăm mình đang đánh một tên nào đó, mà khi liếc mắt qua, anh thấy thằng bị đánh chính là tên ở chung phòng và nằm cạnh anh mỗi tối.
Nhanh chóng chạy tới vài bước lấy đà, anh phi lên đạp chân phải vào tên C, đồng thời lợi dụng lực đó để bay người qua trái, táng cúi chỏ vào mặt tên A. Tên B lúc này ở sau lưng, thấy vậy liền cầm cây gậy nhắm thẳng đầu Duy Thanh mà bổ xuống.
Với thần thức nhanh nhẹn, anh liền lộn người trên sàn để né. Cây gậy lúc đó táng thẳng xuống mặt sàn và nếu chỉ cần chậm một giây thôi, có thể anh đã nhập viện.
Thoát cú đánh trong gang tấc, anh vừa quay lại, thì tên B tiếp tục vung gậy vào người. Liên tục đảo mình né đòn, đến lần vung gậy thứ ba, anh đỡ và chắp được tay cầm gậy của tên C. Lập tức bẻ tay hắn để tước vũ khí, anh không dừng lại mà tiếp tục tung đòn đánh gãy tay hắn ta.
Sau đó vô tình thấy một tên mập xăm mình khác, hắn ta đang đè lên một ông chú ở cùng phòng và đang ghì một vật nhọn xuống ngực ông chú. Lạnh lùng đi tới tung một cước vào mặt, cú đá khiến hắn ta gần như bất tỉnh bật ra sau và ông chú thì thoát chết trong gang tấc.
Tiếng la hét ở bên ngoài vang lên, vài người người đỡ ông chú đứng dậy và anh nhanh chóng được họ ngoắc tay bảo chạy theo. Sau đó thì anh mới biết, vụ đánh nhau trong nhà tắm là một vụ thanh toán băng đảng với nhau, và ông chú anh vừa mới cứu là một gã trùm.
Đêm đó ở phòng, anh đang nằm thơ thẫn nhớ về Mỹ Hạnh thì được một người kêu dậy. Hiểu ý, anh đi tới ngồi đối diện với ông chú. Không khí và mọi ánh mắt đều như đang bao trùm lấy anh.
“Đầu tiên là anh cảm ơn chú mày đã cứu mạng.” Ông chú khẽ nói.
Duy Thanh biết ông ta vừa mới ở phòng y tế băng bó vết thương về. “Không có gì đâu chú.”
“Nhìn chú mày, anh nghĩ chắc cũng là dân học võ.” Ông nghe bọn đệ kể lại việc Duy Thanh hạ gục mấy tên đó như thế nào.
“Dạ.” Anh chả biết nói gì.
Ông chú khẽ cười. “Chú mày tên gì?”
“Duy Thanh, chú.” Anh đáp ngắn gọn.
Ông chú nói. “Chú mày cứ gọi anh là anh Hai. Đừng khách sáo làm gì.” Ông giả vờ nói. “Anh nghe chú mày vào đây vì đánh nhau.” Thật ra thì ông đã điều tra Duy Thanh từ lúc anh chàng mới vào tù.
“Dạ.” Duy Thanh lại kiệm lời.
“Thôi thì như vậy đi.” Anh Hai khẽ cười. “Trước lạ sau quen. Sau nữa chú mày cũng cứu mạng anh. Hay là chú mày đi theo anh luôn đi.”
Duy Thanh không muốn vường vào rắc rối. “Dạ thôi anh.”
Anh Hai chậc lưỡi. “Thôi gì mà thôi. Anh nói thật với chú mày, chuyện hồi chiều, giờ chú mày có muốn hay không thì cũng đã bị dính líu. Anh sợ trước sau gì chú mày cũng bị bọn nó tìm tới trả thù. Tạm thời chú mày cứ nghe lời anh đi. An toàn một thời gian rồi hãy tính tiếp.” Ông chốt lời. “Vậy đi, giờ ngồi làm với anh và mấy anh em vài ly rồi ngủ.”
Thế là Duy Thanh bắt đầu hành trình đi vào giới mafia của mình. Đúng là dù muốn hay không, anh cũng bắt đầu trở thành một tên xã hội đen cộm cán. Rượu vào lời ra, Duy Thanh và mọi người sau đó trò chuyện tìm hiểu về nhau.
“Nó làm em gái em có thai xong rồi còn đòi phá.” Anh kể lại.
Anh Hai nghe xong mọi việc thì chỉ nói một câu. “Chú mày cần anh xử nó không?”
“Dạ thôi anh.” Anh lắc đầu. “Chuyện dù sao cũng qua rồi.”
Kể từ hôm đó, anh bắt đầu nhập hội và trong đầu anh lúc này chỉ có một suy nghĩ đơn giản, đó là bảo vệ tính mạng của mình. Đúng như lời anh Hai nói, những ánh mắt “hình viên đạn” bắt đầu hướng về anh, và một vài người còn đưa ngón cái lên cổ gạch một đường như muốn dọa giết, “tiêu con bà mày rồi”.
Tất nhiên điều đó chỉ khiến củng cố niềm tin của Duy Thanh đi theo anh Hai là việc đúng. Ngoại trừ những khung giờ có các cảnh sát quản lý, thì những giờ sinh hoạt cá nhân như đi tắm, chơi thể thao, hay đi ăn thì Duy Thanh luôn kè kè bên cạnh anh Hai như vệ sĩ. Mà thật ra thì anh đúng là vệ sĩ thật, ánh mắt của anh trông chả khác gì vệ sĩ thực thụ. Đảo mắt, nhíu mày, định vị không gian xung quanh, “đọc vị” các đối tượng và thậm chí có lúc anh từng loại bỏ một vài tên nguy hiểm.
Đơn cử là vào một buổi chiều ở ngoài khu thể thao, anh liếc mắt thấy một tên vô cùng khả nghi đang hướng về chỗ đại ca. Lúc này anh đang cùng một người khác đi lấy nước, do vậy anh nhanh chóng lao tới, giả vờ vấp ngã vào người tên đó, rồi nhanh chóng tung một nắm đấm vào “chấn thủy”, sau đó giữ tay hắn lại không cho phản đòn.
“Xin lỗi, xin lỗi anh.” Duy Thanh cố tình nói lớn.
Điều này khiến anh như đang đánh động mọi người và các quản giáo gần đó liền hướng ánh mắt tới. “Này, này.”
“Dạ không có gì sếp.” Anh khẽ cười rồi bước đi.
Thời gian như vậy cứ trôi đi, từng ngày, từng ngày anh được anh Hai “kèm cặp” và truyền đạt lại các thủ thuật, kinh nghiệm giang hồ. Anh từ một kẻ “gà mờ”, chẳng mấy chốc nhanh chóng đổi mình và trở thành “sói già” như anh Hai. Và một trong những điều đó, anh trở nên kiệm lời, lạnh lùng, ra lệnh bằng ánh mắt và nếu không nói thì thôi, đã nói thì phải “hét ra lửa” khiến người ta e sợ.
“Nhìn anh có vẻ khác khác.” Mỹ Dung khẽ cười. Cô vào thăm Duy Thanh cùng Khánh Long. Đây là lần cuối cô vào thăm anh, trước khi “lâm bồn” và phải mất mấy tháng nữa để kiêng cử, trước khi bế nhóc con vào thăm anh lại.
“Anh vẫn như vậy mà.” Anh đáp.
Mỹ Dung nhu miệng. “Đâu có. Anh có vẻ vui hơn và mập hơn trước.”
“Có vẻ nhà nước nuôi mày mập mạp nhỉ?” Khánh Long đứng bên cạnh Mỹ Dung nói khía.
Anh ngước mắt khẽ cười. Nhưng rồi anh chợt nhận ra. “Tay mày bị sao vậy?” Anh thấy tay bạn mình băng bó.
Mỹ Dung buồn rầu. “Anh ấy mới đánh Tấn Bình.”
“Gì vậy mày?” Anh cảm thấy không thích chút nào.
Khánh Long nhếch môi. “Đéo phải vì mày đâu, nên đừng đưa cái bộ mặt đó nhìn tao.” Khánh Long cười khẩy. “Chẳng qua tao muốn đấm nó từ lâu rồi, giờ mới có dịp thôi.”
Duy Thanh thấy việc đấm người ta mà đến nỗi tay bị thương như vậy, thì mặt họ sẽ còn lại gì. “Hay là mày muốn vào đây làm bạn với tao?” Anh muốn nhắc đến tấm gương của mình.
“Tao đéo phải là mày.” Khánh Long nhìn Duy Thanh. “Tao không những đánh nó, mà còn nói rõ cả tên và số hiệu.” Anh trợn mắt.
“À quên.” Duy Thanh sực nhớ. “Anh Long nhà ta là con sếp lớn mà.”
“Lớn gì mày.” Khánh Long bặm môi.
Vốn dĩ cứ nghĩ mình đã chôn kín được nỗi đau, nhưng khi nhìn thấy Mỹ Dung, lòng Duy Thanh lại vỡ nát ra từng mảnh vụn. Té ra nỗi đau nó vẫn luôn hiện hữu trong anh từng ngày và từng giờ, chỉ là anh không nhận ra được mà thôi.
Nhiều lúc anh thắc mắc với bản thân rằng, phải chăng nỗi đau luôn ẩn kín trong từng nỗi nhớ hiện lên mỗi đêm. Nhưng sau này thì anh nghĩ là không phải. Bởi vì nhớ và đau là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau, mặc dù nỗi đau có thể đi cùng nỗi nhớ, như cái cách anh bật khóc khi nghĩ về Mỹ Hạnh.
Không lâu sau, anh Hai mãn hạn ra tù và ông giao Duy Thanh lại cho những thằng đệ của mình trông nom, đồng thời gửi gắm cho các cán bộ ở trại giam. Sau khi bị người ta sát hại không thành, ông đã với người của mình ở bên ngoài để dàn xếp vụ tấn công. Đồng thời thuê người “dằn mặt” lại bọn trong tù. Do vậy khi ông rời đi, mạng sống của Duy Thanh không còn nằm trong vòng nguy hiểm nữa.
Chưa kể giờ ở đây, Duy Thanh đã trở thành một người có máu mặt và số má, nhất là đối với các bọn trai trẻ. Cũng nhờ được anh Hai gởi gắm, nên Duy Thanh bỗng nhiên có nhiều thời gian đọc sách và đọc truyện trinh thám hơn. Lâu lâu còn được các quản giáo chỉ dạy thêm nhiều điều. Chính vì những lẽ đó, mà nhất là việc ảnh hưởng bởi tác phẩm “The Godfather” của Mario Puzo, Duy Thanh sau này đã trở thành một con người rất khác.
Về phần Mỹ Dung, sau một thời gian mang thai, cuối cùng cô cũng nhập viện và sinh ra một bé trai nặng 3,4 kg. Cả nhà ai nấy đều vui mừng, nhất là bà Thùy Trang. Giờ đây bà đã biết tất cả mọi việc, biết người ba thật sự của đứa bé là ai, biết rõ lý do vì sao Duy Thanh ngồi tù và tại sao mọi người lại giả vờ như vậy đối với Mỹ Hạnh con bà.
Chuyện diễn ra vào một buổi chiều, Khánh Long tranh thủ thời gian và tới nhà thăm Mỹ Dung như hôm nào. Lần nào anh đi cũng mang theo cả đống bánh trái và sữa để biếu gia đình. Bước vào nhà và nghe bà Thùy Trang bảo chú Tân mới chở bé Dung lên trạm xá để kiểm tra định kỳ, anh nghĩ nên ngồi nán ở lại một chút rồi hẵng về.
Bà Thùy Trang thấy anh chàng này quan tâm con mình quá mức bình thường như vậy thì liền sinh nghi. Bà hỏi thật mọi chuyện và lúc này Khánh Long cũng chả muốn giấu nữa. Đơn giản là Mỹ Hạnh đã đi du học, Mỹ Dung sắp sinh và anh muốn xóa bỏ đi cái thành kiến của bà đối với Duy Thanh. Do vậy anh liền kể lại tất cả mọi chuyện mình biết.
“Vậy là cô đã trách nhầm thằng Thanh rồi.” Bà nghe xong thì nói trong nghẹn ngào.
Khánh Long thở dài. “Cô phải hứa với con là sẽ giữ cái bí mật này cho đến lúc lìa đời.”
Đợt vào thăm Duy Thanh lần cuối, bà không đủ mạnh mẽ để đối diện với cu cậu nên không dám đi theo. Nghĩ lại những lời mắng rủa của mình đối với Duy Thanh, bà thật sự thấy rất ân hận và hờn trách chính mình. Tất cả những gì bây giờ bà có thể làm là chăm sóc thật tốt cho con gái và cháu trai của bà.
Sau khi sinh được vài tháng, Mỹ Dung muốn ẵm con vào thăm Duy Thanh, cô muốn anh thấy đứa bé và cũng muốn con mình nhìn “cha nuôi” của nó. Vì con gái mới sinh và đứa bé còn quá nhỏ nên bà Thúy Nga phải bấm bụng đi theo. Đến khi đối mặt với Duy Thanh, bà thấy ánh mắt của cu cậu vẫn ẩn chứa gì đó sợ sệt, mà lẽ ra, bà mới chính là người có lỗi.
“Cô biết hết rồi.” Bà nói với đôi mắt đỏ hoe. “Cô xin lỗi vì đã trách nhầm con.”
Duy Thanh ngơ người một, hai giây và khi thấy Mỹ Dung nhìn mình gật đầu, anh như hiểu ra phần nào. “Dạ, không sao đâu cô.”
“Là cô sai. Là cô đã không đúng với con.” Bà lắc đầu.
Anh khẽ cười. “Không sao mà cô.”
Khánh Long thấy vậy nên liền phá tan bầu không khí. “Thấy con trai sao không bồng mày?”
Thật ra Duy Thanh muốn bế đứa bé từ lâu rồi kia, chẳng qua bà Thùy Trang làm anh bay mất hồn vía. “Bồng chứ.”
Mỹ Dung nói với con mình. “Để ba bồng cục cưng nha.”
“Má.” Khánh Long thốt lên khi thấy mọi người quây quần với nhau. “Trông giống như gia đình bé nhỏ nhỉ?”
Mỹ Dung nghe được nên quay lại liếc mắt. “Thì đúng là vậy mà anh.”
“Ờ.” Khánh Long chống chế. “Thì tôi có nói gì đâu.”
“Con tên gì vậy em?” Duy Thanh tò mò.
Mỹ Dung mỉm cười. “Duy An, anh.”
“Duy An?” Duy Thanh ngạc nhiên.
“Mẹ em đặt theo tên anh đó.” Mỹ Dung nhìn mẹ mình.
Có thể đứa bé không may mắn khi có một người cha xấu, nhưng đứa bé vẫn còn mẹ, còn bà ngoại, ông ngoại, thằng cha đỡ đầu mất dạy và dì Hạnh. Nghĩ đến hai chữ “dì Hạnh” thì lòng Duy Thanh lại quặn đau. Anh không biết giờ đây cô đang làm gì, đã quên anh chưa và liệu có sống hạnh phúc không. Nhưng anh hy vọng cô sẽ không như anh, vẫn gặm nhắm nỗi đau hằng ngày.
Ngồi tù thêm một thời gian nữa thì Duy Thanh bất ngờ được “xóa án”. Tất cả là đều nhờ vào công sức của bà Thúy Nga. Sau khi ba của Tấn Bình về hưu, quyền lực tác động đã hết, bà cùng luật sư của mình bắt đầu công cuộc “chạy án” cho Duy Thanh.
Kết quả cuối cùng, tới ngày quốc khánh, Duy Thanh nằm trong danh sách những tù nhân có quá trình cải tạo tốt và được hưởng ân huệ đặc xá của nhà nước. Thế là anh được ra tù sớm trước thời hạn.
“Cậu Thanh.” Tài xế của bà Thúy Nga đứng ngoài xe gọi lớn.
Duy Thanh vừa bước ra khỏi cổng trại giam thì nghe thấy. Anh liền bước tới chiếc xe màu đen đang đậu phía trước mặt và mở cửa. “Chào cô.”
“Cảm giác tự do thế nào?” Bà Thúy Nga lúc này mang kính đen trông rất ngầu.
Duy Thanh cũng vậy, có điều không như những người khác, khi trang mới của họ đầy tươi sáng và hào nhoáng, thì trang mới của anh lại chứa đầy sự u ám và tối tăm của ngục tù.
Từ khi tới trại giam EF để thụ án, đêm nào anh cũng ngồi một mình bật khóc. Và cũng như một vài phạm nhân khác ở đây, điều đó chả có lạ lẫm gì và dường như nó lại rất bình thường.
“Bản tính vốn lung lạc, người dễ nổi nóng và má không thể cứu con”, tuy không nhớ rõ, nhưng anh vẫn khắc cốt ghi tâm những “đại ý” của má gởi gắm cho anh ở trong thư.
Có lẽ việc má mất đi, anh như mất “kim chỉ nam” của đời mình. Không còn chỗ dựa tinh thần, không còn “đối trọng” để ngăn anh rớt xuống “bóng tối”, kết cục của anh ngày hôm nay là một điều khó thể tránh khỏi. Tất nhiên, việc anh khóc không phải là dằn vặt bản thân, mà chính là vì Mỹ Hạnh. Cô đi thật rồi, nhưng việc đi ở đây, không phải là chuyện cô sang Úc du học với Quốc Hùng, mà là thật sự đi khỏi anh. Giờ đây giữa anh và cô, hoàn toàn như người xa lạ và không còn bất kỳ một sợi dây nào liên kết với nhau nữa.
Thời gian cứ thế trôi đi, niềm đau tiếp tục biến anh thành một con người lãnh đạm và lạnh lùng, thậm chí còn “bất cần đời” hơn trước. Cuộc sống trong tù cũng chả làm anh phải bận tâm, vì mối quan tâm nhất của anh, giờ cũng đã không còn. Nhưng anh đâu biết rằng, cuộc sống vốn dĩ đâu phải bằng phẳng và dù anh có muốn hay không, nó cũng đưa đẩy anh tới hai chữ “số phận”, và cái số phận của anh, ngay từ đầu nó đã gắn liền với bạo lực và tội ác.
Vào một buổi xế chiều, sau buổi lao động cực nhọc, anh bắt đầu đi tắm như mọi khi. Bước vào phòng tắm tập thể cùng với những người khác, anh thản nhiên đứng dưới vòi sen và ngâm mình dưới dòng nước lạnh như hôm nào.
Ngày xưa ở đây, mọi người phải lấy nước từ các bể lớn để tắm. Sau này có một số “mạnh thường quân” ủng hộ tiền, nên giờ ở trại, người ta thay vào những vòi sen. Tất nhiên những cái vòi này chỉ bằng loại nhựa rẻ tiền, nhưng so với tình cảnh ở đây thì nó lại mang cả một tầm vóc “sang chảnh”.
Trở lại với Duy Thanh, lúc này anh đang kỳ cọ và chả thèm quan tâm tới mọi chuyện xung quanh. Do vậy, lúc anh đang thoa dầu gội lên đầu thì cũng là lúc một nhóm người bất thình lình đi vào. Một tên cầm trên tay một vật nhọn, nhìn nó được mài bén tựa như một con dao nhỏ. Gã bất ngờ đâm vào bụng một tên và mọi người bắt đầu lao vào đánh nhau tới tấp. Nhiều người hoảng sợ tuôn ra, mà quên mang cả quần.
Duy Thanh vẫn thản nhiên vì chuyện này chả liên quan đến anh, và giờ đang sầu đời nên anh cũng chả cần phải quan tâm đến nó. Có điều một số người lại không biết vậy, thấy anh trong phòng tắm, họ tưởng anh là đồng bọn với những gã này, nên liền nhào tới tung đòn.
Bị một tên đạp bay vào tường, Duy Thanh lúc này tức giận và máu điên anh bắt đầu nổi lên. Vốn dĩ đã chán sống và trong một suy nghĩ “muốn chết” thoáng qua, anh giống như một con “thiêu thân” lao vào ngọn lửa.
Nhanh chóng đưa hai tay lên che mặt để đỡ cú đá từ tên A, anh sau đó dùng chân quét một cước vào chân trái của gã. Bị mất chân trụ, tên A liền ngã rầm ra sau và đập đầu xuống nền. Anh tiếp tục định lao tới đánh tên A, nhưng lại bị tên B vung ngay cây sắt vào người.
Hơi ngã người ra sau để né cú đánh, anh xoay người rồi tung một cước vào mặt hắn ta như thế võ đã học. Lúc này tên A đã đứng dậy, cùng với đó là tên C xăm mình đang đánh một tên nào đó, mà khi liếc mắt qua, anh thấy thằng bị đánh chính là tên ở chung phòng và nằm cạnh anh mỗi tối.
Nhanh chóng chạy tới vài bước lấy đà, anh phi lên đạp chân phải vào tên C, đồng thời lợi dụng lực đó để bay người qua trái, táng cúi chỏ vào mặt tên A. Tên B lúc này ở sau lưng, thấy vậy liền cầm cây gậy nhắm thẳng đầu Duy Thanh mà bổ xuống.
Với thần thức nhanh nhẹn, anh liền lộn người trên sàn để né. Cây gậy lúc đó táng thẳng xuống mặt sàn và nếu chỉ cần chậm một giây thôi, có thể anh đã nhập viện.
Thoát cú đánh trong gang tấc, anh vừa quay lại, thì tên B tiếp tục vung gậy vào người. Liên tục đảo mình né đòn, đến lần vung gậy thứ ba, anh đỡ và chắp được tay cầm gậy của tên C. Lập tức bẻ tay hắn để tước vũ khí, anh không dừng lại mà tiếp tục tung đòn đánh gãy tay hắn ta.
Sau đó vô tình thấy một tên mập xăm mình khác, hắn ta đang đè lên một ông chú ở cùng phòng và đang ghì một vật nhọn xuống ngực ông chú. Lạnh lùng đi tới tung một cước vào mặt, cú đá khiến hắn ta gần như bất tỉnh bật ra sau và ông chú thì thoát chết trong gang tấc.
Tiếng la hét ở bên ngoài vang lên, vài người người đỡ ông chú đứng dậy và anh nhanh chóng được họ ngoắc tay bảo chạy theo. Sau đó thì anh mới biết, vụ đánh nhau trong nhà tắm là một vụ thanh toán băng đảng với nhau, và ông chú anh vừa mới cứu là một gã trùm.
Đêm đó ở phòng, anh đang nằm thơ thẫn nhớ về Mỹ Hạnh thì được một người kêu dậy. Hiểu ý, anh đi tới ngồi đối diện với ông chú. Không khí và mọi ánh mắt đều như đang bao trùm lấy anh.
“Đầu tiên là anh cảm ơn chú mày đã cứu mạng.” Ông chú khẽ nói.
Duy Thanh biết ông ta vừa mới ở phòng y tế băng bó vết thương về. “Không có gì đâu chú.”
“Nhìn chú mày, anh nghĩ chắc cũng là dân học võ.” Ông nghe bọn đệ kể lại việc Duy Thanh hạ gục mấy tên đó như thế nào.
“Dạ.” Anh chả biết nói gì.
Ông chú khẽ cười. “Chú mày tên gì?”
“Duy Thanh, chú.” Anh đáp ngắn gọn.
Ông chú nói. “Chú mày cứ gọi anh là anh Hai. Đừng khách sáo làm gì.” Ông giả vờ nói. “Anh nghe chú mày vào đây vì đánh nhau.” Thật ra thì ông đã điều tra Duy Thanh từ lúc anh chàng mới vào tù.
“Dạ.” Duy Thanh lại kiệm lời.
“Thôi thì như vậy đi.” Anh Hai khẽ cười. “Trước lạ sau quen. Sau nữa chú mày cũng cứu mạng anh. Hay là chú mày đi theo anh luôn đi.”
Duy Thanh không muốn vường vào rắc rối. “Dạ thôi anh.”
Anh Hai chậc lưỡi. “Thôi gì mà thôi. Anh nói thật với chú mày, chuyện hồi chiều, giờ chú mày có muốn hay không thì cũng đã bị dính líu. Anh sợ trước sau gì chú mày cũng bị bọn nó tìm tới trả thù. Tạm thời chú mày cứ nghe lời anh đi. An toàn một thời gian rồi hãy tính tiếp.” Ông chốt lời. “Vậy đi, giờ ngồi làm với anh và mấy anh em vài ly rồi ngủ.”
Thế là Duy Thanh bắt đầu hành trình đi vào giới mafia của mình. Đúng là dù muốn hay không, anh cũng bắt đầu trở thành một tên xã hội đen cộm cán. Rượu vào lời ra, Duy Thanh và mọi người sau đó trò chuyện tìm hiểu về nhau.
“Nó làm em gái em có thai xong rồi còn đòi phá.” Anh kể lại.
Anh Hai nghe xong mọi việc thì chỉ nói một câu. “Chú mày cần anh xử nó không?”
“Dạ thôi anh.” Anh lắc đầu. “Chuyện dù sao cũng qua rồi.”
Kể từ hôm đó, anh bắt đầu nhập hội và trong đầu anh lúc này chỉ có một suy nghĩ đơn giản, đó là bảo vệ tính mạng của mình. Đúng như lời anh Hai nói, những ánh mắt “hình viên đạn” bắt đầu hướng về anh, và một vài người còn đưa ngón cái lên cổ gạch một đường như muốn dọa giết, “tiêu con bà mày rồi”.
Tất nhiên điều đó chỉ khiến củng cố niềm tin của Duy Thanh đi theo anh Hai là việc đúng. Ngoại trừ những khung giờ có các cảnh sát quản lý, thì những giờ sinh hoạt cá nhân như đi tắm, chơi thể thao, hay đi ăn thì Duy Thanh luôn kè kè bên cạnh anh Hai như vệ sĩ. Mà thật ra thì anh đúng là vệ sĩ thật, ánh mắt của anh trông chả khác gì vệ sĩ thực thụ. Đảo mắt, nhíu mày, định vị không gian xung quanh, “đọc vị” các đối tượng và thậm chí có lúc anh từng loại bỏ một vài tên nguy hiểm.
Đơn cử là vào một buổi chiều ở ngoài khu thể thao, anh liếc mắt thấy một tên vô cùng khả nghi đang hướng về chỗ đại ca. Lúc này anh đang cùng một người khác đi lấy nước, do vậy anh nhanh chóng lao tới, giả vờ vấp ngã vào người tên đó, rồi nhanh chóng tung một nắm đấm vào “chấn thủy”, sau đó giữ tay hắn lại không cho phản đòn.
“Xin lỗi, xin lỗi anh.” Duy Thanh cố tình nói lớn.
Điều này khiến anh như đang đánh động mọi người và các quản giáo gần đó liền hướng ánh mắt tới. “Này, này.”
“Dạ không có gì sếp.” Anh khẽ cười rồi bước đi.
Thời gian như vậy cứ trôi đi, từng ngày, từng ngày anh được anh Hai “kèm cặp” và truyền đạt lại các thủ thuật, kinh nghiệm giang hồ. Anh từ một kẻ “gà mờ”, chẳng mấy chốc nhanh chóng đổi mình và trở thành “sói già” như anh Hai. Và một trong những điều đó, anh trở nên kiệm lời, lạnh lùng, ra lệnh bằng ánh mắt và nếu không nói thì thôi, đã nói thì phải “hét ra lửa” khiến người ta e sợ.
“Nhìn anh có vẻ khác khác.” Mỹ Dung khẽ cười. Cô vào thăm Duy Thanh cùng Khánh Long. Đây là lần cuối cô vào thăm anh, trước khi “lâm bồn” và phải mất mấy tháng nữa để kiêng cử, trước khi bế nhóc con vào thăm anh lại.
“Anh vẫn như vậy mà.” Anh đáp.
Mỹ Dung nhu miệng. “Đâu có. Anh có vẻ vui hơn và mập hơn trước.”
“Có vẻ nhà nước nuôi mày mập mạp nhỉ?” Khánh Long đứng bên cạnh Mỹ Dung nói khía.
Anh ngước mắt khẽ cười. Nhưng rồi anh chợt nhận ra. “Tay mày bị sao vậy?” Anh thấy tay bạn mình băng bó.
Mỹ Dung buồn rầu. “Anh ấy mới đánh Tấn Bình.”
“Gì vậy mày?” Anh cảm thấy không thích chút nào.
Khánh Long nhếch môi. “Đéo phải vì mày đâu, nên đừng đưa cái bộ mặt đó nhìn tao.” Khánh Long cười khẩy. “Chẳng qua tao muốn đấm nó từ lâu rồi, giờ mới có dịp thôi.”
Duy Thanh thấy việc đấm người ta mà đến nỗi tay bị thương như vậy, thì mặt họ sẽ còn lại gì. “Hay là mày muốn vào đây làm bạn với tao?” Anh muốn nhắc đến tấm gương của mình.
“Tao đéo phải là mày.” Khánh Long nhìn Duy Thanh. “Tao không những đánh nó, mà còn nói rõ cả tên và số hiệu.” Anh trợn mắt.
“À quên.” Duy Thanh sực nhớ. “Anh Long nhà ta là con sếp lớn mà.”
“Lớn gì mày.” Khánh Long bặm môi.
Vốn dĩ cứ nghĩ mình đã chôn kín được nỗi đau, nhưng khi nhìn thấy Mỹ Dung, lòng Duy Thanh lại vỡ nát ra từng mảnh vụn. Té ra nỗi đau nó vẫn luôn hiện hữu trong anh từng ngày và từng giờ, chỉ là anh không nhận ra được mà thôi.
Nhiều lúc anh thắc mắc với bản thân rằng, phải chăng nỗi đau luôn ẩn kín trong từng nỗi nhớ hiện lên mỗi đêm. Nhưng sau này thì anh nghĩ là không phải. Bởi vì nhớ và đau là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau, mặc dù nỗi đau có thể đi cùng nỗi nhớ, như cái cách anh bật khóc khi nghĩ về Mỹ Hạnh.
Không lâu sau, anh Hai mãn hạn ra tù và ông giao Duy Thanh lại cho những thằng đệ của mình trông nom, đồng thời gửi gắm cho các cán bộ ở trại giam. Sau khi bị người ta sát hại không thành, ông đã với người của mình ở bên ngoài để dàn xếp vụ tấn công. Đồng thời thuê người “dằn mặt” lại bọn trong tù. Do vậy khi ông rời đi, mạng sống của Duy Thanh không còn nằm trong vòng nguy hiểm nữa.
Chưa kể giờ ở đây, Duy Thanh đã trở thành một người có máu mặt và số má, nhất là đối với các bọn trai trẻ. Cũng nhờ được anh Hai gởi gắm, nên Duy Thanh bỗng nhiên có nhiều thời gian đọc sách và đọc truyện trinh thám hơn. Lâu lâu còn được các quản giáo chỉ dạy thêm nhiều điều. Chính vì những lẽ đó, mà nhất là việc ảnh hưởng bởi tác phẩm “The Godfather” của Mario Puzo, Duy Thanh sau này đã trở thành một con người rất khác.
Về phần Mỹ Dung, sau một thời gian mang thai, cuối cùng cô cũng nhập viện và sinh ra một bé trai nặng 3,4 kg. Cả nhà ai nấy đều vui mừng, nhất là bà Thùy Trang. Giờ đây bà đã biết tất cả mọi việc, biết người ba thật sự của đứa bé là ai, biết rõ lý do vì sao Duy Thanh ngồi tù và tại sao mọi người lại giả vờ như vậy đối với Mỹ Hạnh con bà.
Chuyện diễn ra vào một buổi chiều, Khánh Long tranh thủ thời gian và tới nhà thăm Mỹ Dung như hôm nào. Lần nào anh đi cũng mang theo cả đống bánh trái và sữa để biếu gia đình. Bước vào nhà và nghe bà Thùy Trang bảo chú Tân mới chở bé Dung lên trạm xá để kiểm tra định kỳ, anh nghĩ nên ngồi nán ở lại một chút rồi hẵng về.
Bà Thùy Trang thấy anh chàng này quan tâm con mình quá mức bình thường như vậy thì liền sinh nghi. Bà hỏi thật mọi chuyện và lúc này Khánh Long cũng chả muốn giấu nữa. Đơn giản là Mỹ Hạnh đã đi du học, Mỹ Dung sắp sinh và anh muốn xóa bỏ đi cái thành kiến của bà đối với Duy Thanh. Do vậy anh liền kể lại tất cả mọi chuyện mình biết.
“Vậy là cô đã trách nhầm thằng Thanh rồi.” Bà nghe xong thì nói trong nghẹn ngào.
Khánh Long thở dài. “Cô phải hứa với con là sẽ giữ cái bí mật này cho đến lúc lìa đời.”
Đợt vào thăm Duy Thanh lần cuối, bà không đủ mạnh mẽ để đối diện với cu cậu nên không dám đi theo. Nghĩ lại những lời mắng rủa của mình đối với Duy Thanh, bà thật sự thấy rất ân hận và hờn trách chính mình. Tất cả những gì bây giờ bà có thể làm là chăm sóc thật tốt cho con gái và cháu trai của bà.
Sau khi sinh được vài tháng, Mỹ Dung muốn ẵm con vào thăm Duy Thanh, cô muốn anh thấy đứa bé và cũng muốn con mình nhìn “cha nuôi” của nó. Vì con gái mới sinh và đứa bé còn quá nhỏ nên bà Thúy Nga phải bấm bụng đi theo. Đến khi đối mặt với Duy Thanh, bà thấy ánh mắt của cu cậu vẫn ẩn chứa gì đó sợ sệt, mà lẽ ra, bà mới chính là người có lỗi.
“Cô biết hết rồi.” Bà nói với đôi mắt đỏ hoe. “Cô xin lỗi vì đã trách nhầm con.”
Duy Thanh ngơ người một, hai giây và khi thấy Mỹ Dung nhìn mình gật đầu, anh như hiểu ra phần nào. “Dạ, không sao đâu cô.”
“Là cô sai. Là cô đã không đúng với con.” Bà lắc đầu.
Anh khẽ cười. “Không sao mà cô.”
Khánh Long thấy vậy nên liền phá tan bầu không khí. “Thấy con trai sao không bồng mày?”
Thật ra Duy Thanh muốn bế đứa bé từ lâu rồi kia, chẳng qua bà Thùy Trang làm anh bay mất hồn vía. “Bồng chứ.”
Mỹ Dung nói với con mình. “Để ba bồng cục cưng nha.”
“Má.” Khánh Long thốt lên khi thấy mọi người quây quần với nhau. “Trông giống như gia đình bé nhỏ nhỉ?”
Mỹ Dung nghe được nên quay lại liếc mắt. “Thì đúng là vậy mà anh.”
“Ờ.” Khánh Long chống chế. “Thì tôi có nói gì đâu.”
“Con tên gì vậy em?” Duy Thanh tò mò.
Mỹ Dung mỉm cười. “Duy An, anh.”
“Duy An?” Duy Thanh ngạc nhiên.
“Mẹ em đặt theo tên anh đó.” Mỹ Dung nhìn mẹ mình.
Có thể đứa bé không may mắn khi có một người cha xấu, nhưng đứa bé vẫn còn mẹ, còn bà ngoại, ông ngoại, thằng cha đỡ đầu mất dạy và dì Hạnh. Nghĩ đến hai chữ “dì Hạnh” thì lòng Duy Thanh lại quặn đau. Anh không biết giờ đây cô đang làm gì, đã quên anh chưa và liệu có sống hạnh phúc không. Nhưng anh hy vọng cô sẽ không như anh, vẫn gặm nhắm nỗi đau hằng ngày.
Ngồi tù thêm một thời gian nữa thì Duy Thanh bất ngờ được “xóa án”. Tất cả là đều nhờ vào công sức của bà Thúy Nga. Sau khi ba của Tấn Bình về hưu, quyền lực tác động đã hết, bà cùng luật sư của mình bắt đầu công cuộc “chạy án” cho Duy Thanh.
Kết quả cuối cùng, tới ngày quốc khánh, Duy Thanh nằm trong danh sách những tù nhân có quá trình cải tạo tốt và được hưởng ân huệ đặc xá của nhà nước. Thế là anh được ra tù sớm trước thời hạn.
“Cậu Thanh.” Tài xế của bà Thúy Nga đứng ngoài xe gọi lớn.
Duy Thanh vừa bước ra khỏi cổng trại giam thì nghe thấy. Anh liền bước tới chiếc xe màu đen đang đậu phía trước mặt và mở cửa. “Chào cô.”
“Cảm giác tự do thế nào?” Bà Thúy Nga lúc này mang kính đen trông rất ngầu.
/61
|