. Kì nghỉ đông trôi qua, chúng tôi lại bước vào kì mới, câu đầu tiên tôi nói khi gặp Lương Triết là : “Chúng ta là bạn bình thường thôi anh nhé!”
Hôm đó Lương Triết cầm một bó hoa hồng đứng dưới kí túc xá đợi tôi. Nghe tôi nói xong câu đó, những bông hoa anh đang cầm trong tay như héo rũ xuống.
“Người yêu em đã quyết định thôi học và ôn thi lại năm nữa.” Tôi tường thuật lại sự việc.
“Em xin lỗi. Em trả lại anh chiếc điện thoại.” Chiếc điện thoại đi động mà tôi vẫn thường chỉ dùng để gửi tin nhắn và gọi điện cho Lương Triết, chưa bao giờ dùng nó để liên hệ với bất kì ai. Bởi vì tôi biết đó là đồ của người khác.
“Đồ anh tặng em thì anh sẽ không bao giờ lấy lại, nếu như em không cần nó nữa em hãy vứt nó đi.” Lương Triết đặt cả bó hoa vào trong tay tôi.
Tôi đặt chiếc điện thoại và bó hoa xuống đất, quay người đi lên cầu thang về phòng.
Tôi không quay đầu lại, cũng không thò đầu ra cửa sổ nhìn bóng anh xa dần. Lương Triết sẽ không bao giờ biết được rằng, lúc quay mặt đi, tôi đã khóc. Thực ra tôi cảm thấy rất buồn. Có lẽ tôi cũng được coi là một người con gái đa tình chăng?
Giả Tếu Ảnh vừa về đến phòng liền kể chuyện ầm ĩ: “Dưới nhà có một bó hoa hồng và một chiếc điện thoại di động để ở chân cầu thang, mãi chẳng có ai lấy cả. Đứa nào đi qua cũng ngó vào.”
Chị em trong phòng xúm lại xúm vào bàn tán, phát huy hết trí tưởng tượng của mình.
“Lại có chuyện hay rồi? Nhưng sao mà lại dại thế nhỉ?”
“Ai mà biết được thằng nào lại dại thế?”
“Chắc là thủ đoạn của đứa con gái nào đó thôi. Sao lại chẳng có thằng nào tặng mình những thứ như thế nhỉ?”
Tôi ngồi trước máy tính, nhìn trên màn hình thấy khuôn mặt mình giàn giụa nước mắt.
Từ trước đến giờ tình yêu chẳng bao giờ là một việc đơn giản cả. Nó vừa là vật chất lại vừa là tinh thần, vừa chân thành nhưng cũng vừa thực tế, lại có một chút mê muội nhưng vẫn rất sáng suốt.
Từ hôm đó Lương Triết hoàn toàn biến mất khỏi cuộc sống của tôi. Có thể anh sẽ hận tôi, có thể không. Tôi tự an ủi mình: Thước đo tiêu chuẩn để biết một người phụ nữ có hấp dẫn hay không là ở số lượng đàn ông hận mình chứ không phải số lượng đàn ông yêu mình. Bạn thử nghĩ xem, có bao nhiêu phụ nữa hấp dẫn phải chịu đựng sự tranh cãi thậm chí bị người ta ghét bỏ. Những người phụ nữ hấp dẫn thường bị người ta ghét bỏ. Những người phụ nữa hấp dẫn thường có nhiều người hận hơn là yêu. Bởi vì những người đàn ông đã mất công theo đuổi mà không chiếm được họ thì hơn hẳn những người đàn ông mà họ yêu.
Chưa đầy một tháng sau, tôi thấy Lương Triết ôm riết lấy một người con gái khác đi trong trường.
Nếu nói tôi không đau lòng chút nào thì là nói dối, vì nếu không tôi đã chẳng vừa nhìn thấy họ đã cúi đầu xuống giả vờ chưa nhìn thấy.
Tôi cúi đầu đi qua họ, trong lòng thầm rủa: “Mẹ nó chứ. Đúng là thằng Sở Khanh. Vừa mới đấy đã đi cưa con khác rồi. May cho bà, lúc đầu không bị mày lừa.” Tôi đã quên khuấy cái việc lúc đầu tôi đã gạt Lương Triết về việc tôi đã có bạn trai, để anh ta chăm sóc tôi, quan tâm đến tôi, cùng tôi vượt qua những ngày tháng cô đơn nhưng chẳng hề có chút danh phận.
Các bạn thấy đấy, những loại con gái như tôi rõ ràng chẳng đáng để yêu. Ích kỷ, tư lợi, luôn cho mình là đúng, đã thế còn rất ngốc. Có ngốc thì mới cho là người tuy đã bị bạn từ chối nhưng vẫn phải có nghĩa vụ “thủ tiết” với bạn.
Loại con trai như Lương Triết cũng chẳng đáng để yêu.
Có lúc tôi rất bi quan: ai cũng đều không xứng đáng để yêu. Ai cũng vậy cả mà thôi, kể cả chúng ta.
Nam nữ yêu thích nhau, nam nữ lừa gạt nhau, cả hai cùng tự lừa mình và lừa người.
Hứa Lật Dương thường nói với tôi những ngày tháng đầu của năm 2002 là những ngày tháng khó khăn nhất trong cuộc đời của anh. Anh quay về trường cấp III cũ của chúng tôi học lại năm cuối. Từ tháng Giêng, Hứa Lật Dương quyết định sẽ tiếp tục học lại kì II của năm cuối cho đến lúc tham gia kỳ thi đại học. Anh đã phải chịu rất nhiều áp lực chưa bao giờ có từ trước đến giờ cả về mặt tâm lý lẫn sinh lý.
Nửa năm đó, mỗi ngày cứ đến buổi trưa, lúc mười hai giờ ăn xong cơm trưa là Hứa Lật Dương lại gọi điện cho tôi nửa tiếng để tán chuyện, nói về chuyện bài vở, nói về những lý tưởng trong cuộc sống, nói về cuộc đời. Vô cùng rôm rả và chứa đầy yêu thương.
Tối chủ nhật hàng tuần từ bảy giờ đến chín giờ, chúng tôi ở bên nhau, giống như lúc còn học cấp III, ngồi trên khán đài sân vận động nói chuyện với nhau. Hứa Lật Dương thích tôi nằm gối đầu lên trên đùi anh, để mái tóc dài của tôi phủ kín bàn tay anh, rồi luồn tay vào vuốt. Hứa Lật Dương rất thích mái tóc đen này của tôi. Anh đã từng nói tôi thích làm gì cũng được nhưng nhất định không được nhuộm tóc, anh sẽ để tóc dài, mặc quần đùi chạy khắp nơi. Vì anh biết tôi ghét nhất là những người con trai để tóc dài, mặc quần đùi.
Hứa Lật Dương nói buổi trưa gọi điện cho tôi là thời gian vui vẻ nhất trong ngày của anh, là cách duy nhất để giảm bớt áp lực.
Thế nhưng có một buổi trưa, khi Hứa Lật Dương gọi điện cho tôi, tâm trạng anh rất suy sụp. Sau khi tôi gặng hỏi mãi, anh mới nói rằng thằng con trai ngớ ngẩn của cô Lý Anh đã chết. Giờ lên lớp, nhân lúc người bảo vệ không để ý nó một mình chạy tót ra ngoài, băng qua đường, một chiếc xe phóng qua đã đâm vào nó. Thằng bé chết ngay tại chỗ.
Hứa Lật Dương trả lời tôi với giọng cố tỏ ra bình tĩnh nhưng vẫn không giấu được sự bất an trong lòng anh. Tôi nắm chặt lấy tai nghe, tay run lẩy bẩy.
Tôi nhớ lại cảnh một mình thằng bé đứng dưới sân bóng rổ, đôi mắt đời đẫn, cảm xúc bị tê liệt giống như một chú chó nhỏ bị lãng quên, cứ thế ngày nào cũng thơ thẩn đứng ở trên sân bóng rổ. Chăm chú nhìn những học sinh đi qua đi lại không biết chán, chịu đựng những ánh mắt, dè bỉu của mẹ. Và thế là thằng bé đã chết như thế. Nó mới mười tuổi. Và mẹ nó là cô Lý Anh.
Mấy năm đó, chúng tôi chưa bao giờ thấy mình làm gì sai. Chúng tôi thậm chí chưa bao giờ coi nó là người, coi nó là một đứa trẻ. Ngày qua ngày thằng bé cứ đứng đó, chịu đựng thay mẹ nó những oán hận và phẫn nộ của chúng tôi .
Tôi nhớ đến mùa thu giá lạnh năm đó, lúc đó tôi đã đổ sữa vào cổ áo nó, thằng bé vẫn đứng ngây ra đó, đưa mắt kinh ngạc và sợ hãi nhìn tôi làm và tôi bỗng nhận ra: Chúng tôi chưa bao giờ phát hiện ra là trong cái ánh mắt đờ đẫn của nó chứa những thứ chúng tôi không thể hiểu được. Thế nhưng, ông trời cũng không cho chúng tôi cơ hội để đối diện với ánh mắt đó nữa rồi.
Đặt máy xuống và tôi đã khóc.
Tôi đã quên mất thằng bé đó là con cô Lý Anh, quên mất nó là cốt nhục của “kẻ thù” của tôi. Tôi chỉ nhớ anh mắt đờ đẫn của nó nhìn tôi lúc đó. Sự kinh ngạc và sự sợ hãi của nó như một vết dao, một vết khắc thật sâu vào trái tim tôi dần đần hiện rõ, vô cùng đau đớn.
Vết thương mà mình để lại cho người khác cũng chính là vết thương ở trong chính tâm hồn mình. Những vết thương đó dần trở thành những vết sẹo không bao giờ liền trong ký ức trưởng thành của mỗi chúng ta.
Tôi nằm mơ một cơn ác mộng dài. Từ đó trở đi, cứ nhìn thấy ở góc phố hay đầu ngõ nào có đứa trẻ con bị ngớ ngẩn đang đứng đó, trước mắt tôi lại hiện ra đôi mắt của thằng bé đó. Đờ đẫn và sợ hãi. Tim tôi thắt lại như có người đang cứa.
Hôm đó Lương Triết cầm một bó hoa hồng đứng dưới kí túc xá đợi tôi. Nghe tôi nói xong câu đó, những bông hoa anh đang cầm trong tay như héo rũ xuống.
“Người yêu em đã quyết định thôi học và ôn thi lại năm nữa.” Tôi tường thuật lại sự việc.
“Em xin lỗi. Em trả lại anh chiếc điện thoại.” Chiếc điện thoại đi động mà tôi vẫn thường chỉ dùng để gửi tin nhắn và gọi điện cho Lương Triết, chưa bao giờ dùng nó để liên hệ với bất kì ai. Bởi vì tôi biết đó là đồ của người khác.
“Đồ anh tặng em thì anh sẽ không bao giờ lấy lại, nếu như em không cần nó nữa em hãy vứt nó đi.” Lương Triết đặt cả bó hoa vào trong tay tôi.
Tôi đặt chiếc điện thoại và bó hoa xuống đất, quay người đi lên cầu thang về phòng.
Tôi không quay đầu lại, cũng không thò đầu ra cửa sổ nhìn bóng anh xa dần. Lương Triết sẽ không bao giờ biết được rằng, lúc quay mặt đi, tôi đã khóc. Thực ra tôi cảm thấy rất buồn. Có lẽ tôi cũng được coi là một người con gái đa tình chăng?
Giả Tếu Ảnh vừa về đến phòng liền kể chuyện ầm ĩ: “Dưới nhà có một bó hoa hồng và một chiếc điện thoại di động để ở chân cầu thang, mãi chẳng có ai lấy cả. Đứa nào đi qua cũng ngó vào.”
Chị em trong phòng xúm lại xúm vào bàn tán, phát huy hết trí tưởng tượng của mình.
“Lại có chuyện hay rồi? Nhưng sao mà lại dại thế nhỉ?”
“Ai mà biết được thằng nào lại dại thế?”
“Chắc là thủ đoạn của đứa con gái nào đó thôi. Sao lại chẳng có thằng nào tặng mình những thứ như thế nhỉ?”
Tôi ngồi trước máy tính, nhìn trên màn hình thấy khuôn mặt mình giàn giụa nước mắt.
Từ trước đến giờ tình yêu chẳng bao giờ là một việc đơn giản cả. Nó vừa là vật chất lại vừa là tinh thần, vừa chân thành nhưng cũng vừa thực tế, lại có một chút mê muội nhưng vẫn rất sáng suốt.
Từ hôm đó Lương Triết hoàn toàn biến mất khỏi cuộc sống của tôi. Có thể anh sẽ hận tôi, có thể không. Tôi tự an ủi mình: Thước đo tiêu chuẩn để biết một người phụ nữ có hấp dẫn hay không là ở số lượng đàn ông hận mình chứ không phải số lượng đàn ông yêu mình. Bạn thử nghĩ xem, có bao nhiêu phụ nữa hấp dẫn phải chịu đựng sự tranh cãi thậm chí bị người ta ghét bỏ. Những người phụ nữ hấp dẫn thường bị người ta ghét bỏ. Những người phụ nữa hấp dẫn thường có nhiều người hận hơn là yêu. Bởi vì những người đàn ông đã mất công theo đuổi mà không chiếm được họ thì hơn hẳn những người đàn ông mà họ yêu.
Chưa đầy một tháng sau, tôi thấy Lương Triết ôm riết lấy một người con gái khác đi trong trường.
Nếu nói tôi không đau lòng chút nào thì là nói dối, vì nếu không tôi đã chẳng vừa nhìn thấy họ đã cúi đầu xuống giả vờ chưa nhìn thấy.
Tôi cúi đầu đi qua họ, trong lòng thầm rủa: “Mẹ nó chứ. Đúng là thằng Sở Khanh. Vừa mới đấy đã đi cưa con khác rồi. May cho bà, lúc đầu không bị mày lừa.” Tôi đã quên khuấy cái việc lúc đầu tôi đã gạt Lương Triết về việc tôi đã có bạn trai, để anh ta chăm sóc tôi, quan tâm đến tôi, cùng tôi vượt qua những ngày tháng cô đơn nhưng chẳng hề có chút danh phận.
Các bạn thấy đấy, những loại con gái như tôi rõ ràng chẳng đáng để yêu. Ích kỷ, tư lợi, luôn cho mình là đúng, đã thế còn rất ngốc. Có ngốc thì mới cho là người tuy đã bị bạn từ chối nhưng vẫn phải có nghĩa vụ “thủ tiết” với bạn.
Loại con trai như Lương Triết cũng chẳng đáng để yêu.
Có lúc tôi rất bi quan: ai cũng đều không xứng đáng để yêu. Ai cũng vậy cả mà thôi, kể cả chúng ta.
Nam nữ yêu thích nhau, nam nữ lừa gạt nhau, cả hai cùng tự lừa mình và lừa người.
Hứa Lật Dương thường nói với tôi những ngày tháng đầu của năm 2002 là những ngày tháng khó khăn nhất trong cuộc đời của anh. Anh quay về trường cấp III cũ của chúng tôi học lại năm cuối. Từ tháng Giêng, Hứa Lật Dương quyết định sẽ tiếp tục học lại kì II của năm cuối cho đến lúc tham gia kỳ thi đại học. Anh đã phải chịu rất nhiều áp lực chưa bao giờ có từ trước đến giờ cả về mặt tâm lý lẫn sinh lý.
Nửa năm đó, mỗi ngày cứ đến buổi trưa, lúc mười hai giờ ăn xong cơm trưa là Hứa Lật Dương lại gọi điện cho tôi nửa tiếng để tán chuyện, nói về chuyện bài vở, nói về những lý tưởng trong cuộc sống, nói về cuộc đời. Vô cùng rôm rả và chứa đầy yêu thương.
Tối chủ nhật hàng tuần từ bảy giờ đến chín giờ, chúng tôi ở bên nhau, giống như lúc còn học cấp III, ngồi trên khán đài sân vận động nói chuyện với nhau. Hứa Lật Dương thích tôi nằm gối đầu lên trên đùi anh, để mái tóc dài của tôi phủ kín bàn tay anh, rồi luồn tay vào vuốt. Hứa Lật Dương rất thích mái tóc đen này của tôi. Anh đã từng nói tôi thích làm gì cũng được nhưng nhất định không được nhuộm tóc, anh sẽ để tóc dài, mặc quần đùi chạy khắp nơi. Vì anh biết tôi ghét nhất là những người con trai để tóc dài, mặc quần đùi.
Hứa Lật Dương nói buổi trưa gọi điện cho tôi là thời gian vui vẻ nhất trong ngày của anh, là cách duy nhất để giảm bớt áp lực.
Thế nhưng có một buổi trưa, khi Hứa Lật Dương gọi điện cho tôi, tâm trạng anh rất suy sụp. Sau khi tôi gặng hỏi mãi, anh mới nói rằng thằng con trai ngớ ngẩn của cô Lý Anh đã chết. Giờ lên lớp, nhân lúc người bảo vệ không để ý nó một mình chạy tót ra ngoài, băng qua đường, một chiếc xe phóng qua đã đâm vào nó. Thằng bé chết ngay tại chỗ.
Hứa Lật Dương trả lời tôi với giọng cố tỏ ra bình tĩnh nhưng vẫn không giấu được sự bất an trong lòng anh. Tôi nắm chặt lấy tai nghe, tay run lẩy bẩy.
Tôi nhớ lại cảnh một mình thằng bé đứng dưới sân bóng rổ, đôi mắt đời đẫn, cảm xúc bị tê liệt giống như một chú chó nhỏ bị lãng quên, cứ thế ngày nào cũng thơ thẩn đứng ở trên sân bóng rổ. Chăm chú nhìn những học sinh đi qua đi lại không biết chán, chịu đựng những ánh mắt, dè bỉu của mẹ. Và thế là thằng bé đã chết như thế. Nó mới mười tuổi. Và mẹ nó là cô Lý Anh.
Mấy năm đó, chúng tôi chưa bao giờ thấy mình làm gì sai. Chúng tôi thậm chí chưa bao giờ coi nó là người, coi nó là một đứa trẻ. Ngày qua ngày thằng bé cứ đứng đó, chịu đựng thay mẹ nó những oán hận và phẫn nộ của chúng tôi .
Tôi nhớ đến mùa thu giá lạnh năm đó, lúc đó tôi đã đổ sữa vào cổ áo nó, thằng bé vẫn đứng ngây ra đó, đưa mắt kinh ngạc và sợ hãi nhìn tôi làm và tôi bỗng nhận ra: Chúng tôi chưa bao giờ phát hiện ra là trong cái ánh mắt đờ đẫn của nó chứa những thứ chúng tôi không thể hiểu được. Thế nhưng, ông trời cũng không cho chúng tôi cơ hội để đối diện với ánh mắt đó nữa rồi.
Đặt máy xuống và tôi đã khóc.
Tôi đã quên mất thằng bé đó là con cô Lý Anh, quên mất nó là cốt nhục của “kẻ thù” của tôi. Tôi chỉ nhớ anh mắt đờ đẫn của nó nhìn tôi lúc đó. Sự kinh ngạc và sự sợ hãi của nó như một vết dao, một vết khắc thật sâu vào trái tim tôi dần đần hiện rõ, vô cùng đau đớn.
Vết thương mà mình để lại cho người khác cũng chính là vết thương ở trong chính tâm hồn mình. Những vết thương đó dần trở thành những vết sẹo không bao giờ liền trong ký ức trưởng thành của mỗi chúng ta.
Tôi nằm mơ một cơn ác mộng dài. Từ đó trở đi, cứ nhìn thấy ở góc phố hay đầu ngõ nào có đứa trẻ con bị ngớ ngẩn đang đứng đó, trước mắt tôi lại hiện ra đôi mắt của thằng bé đó. Đờ đẫn và sợ hãi. Tim tôi thắt lại như có người đang cứa.
/73
|