Một lát sau có bảy người của Không Ðộng và Nga My tới và đi vào trong khoang thuyền chắp tay chào Liên Châu, Tây Hoa Tử và Vệ Tứ Nương.
Người đứng đầu phải Không Ðộng là một ông già áo vải gầy gò.
Người đứng đầu phái Nga My là một ni cô, trạc ba mươi.
Bọn người đó trông thấy Lý Thiên Viên với bọn Bạch My Giáo cùng ngồi trong khoang thuyền ngạc nhiên vô cùng.
Tây Hoa Tử lớn tiếng nói:
- Ðường Tam ca, Tĩnh Hư sư thái ơi, phái Võ Ðang đã bắt tay với Bạch My Giáo rồi đấy. Lần này thì chúng ta bị thiệt thòi rất lớn.
Thì ra ông già áo vải vừa gầy vừa lùn kia họ Ðường, tên là Văn Lượng, một trong ngũ lão của phái Không Ðộng.
Còn ni cô là Tĩnh Hư sư thái của phái Nga mi.
Cả hai đều là cao thủ rất có danh vọng trong võ lâm.
Hai người nghe Tây Hoa Tử có tiếng là nóng tính như thế nào rồi, nên ni cô cũng không thắc mắc cho lắm.
Riêng Ðường Văn Lượng cũng là người nóng tính vừa nghe Tây Hoa Tử nói liền trợn mắt lên nhìn Liên Châu và hỏi:
- Dư nhị hiệp có thật như vậy không?
Liên Châu chưa trả lời, Tây Hoa Tử đã cướp lời:
- Trương Thúy Sơn đã làm nghĩa tế của Hân giáo chủ..
Ðường Văn Lượng ngạc nhiên và hỏi tiếp:
- Sao Trương ngũ hiệp mất tích mười năm nay đã có tin tức rồi hay sao?
Liên Châu giới thiẹu:
- Ðây là ngũ sư đệ của tôi, Trương Thúy Sơn còn đường tam gia đây là cao nhân tiền bối của phái Không Ðộng tên là Văn Lượng.
Hai người vừa nói vài câu khách sáo với nhau thì Tây Hoa Tử đã lên tiếng:
- Trương ngũ hiệp với Hân cô nương biết rõ chỗ ở của Tạ Tốn, nhưng họ không chịu nói ra mà còn bảo là Tạ Tốn đã chết.
Ðường Văn Lượng nghe nói tới Tạ Tốn vừa kinh hãi vừa tức giận hỏi:
- Y ở đâu?
Thúy Sơn đáp:
- Việc này tại hạ phải bẩm rõ cho gia sư hay đã, xin quý vị thứ lỗi, ngay bây giờ tại hạ không tiện báo cáo cùng quý vị hay.
Ðường Văn Lượng hai mắt như nổ lửa hỏi tiếp:
- Ác tặc Tạ Tốn hiện giờ ở đâu? Y đã giết cháu ta tất nhiên họ đường này không thể đội trời chung với y được! Y ở đâu? các người có chịu nói ra không?
Mấy câu sau của y hầu như không có một chút lễ độ nào cả, Tố Tố tức giận vô cùng lạnh lùng đáp:
- Y đã đả thương Không Ðộng ngũ lão, lấy đi Thất Thương quyền sao ngươi không nói luôn thể?
Thì ra từ lúc Tạ Tốn đả thương Không Ðộng ngũ lão, lấy trộm Thất Thương quyền kinh. Mạo danh thành khôn, cho tới bốn 55 sau phái Không Ðộng mới hay. Nhưng vì ngũ lão bị thương quyền kinh lại mất quả thật là một sỉ nhục lớn cho phái Không Ðộng nên người trong phải đều giấu kín không để người ngoài biết, không hiểu tại sao Tố Tố lại biết rõ như thế? Vì vậy, Ðường Văn Lượng vừa nghe Tố Tố nói dứt đã tức giận không sao chịu nổi giương mười ngón tay ra định xông lại tấn công nàng. Nhưng y vừa ngẩng lên thấy Tố Tố là một thiếu phụ diễm lệ, liền nghĩ thầm:
- Ta là một nhân vật có tên tuổi trên giang hồ lẽ nào lại ra tay đánh một thiếu phụ yếu ớt thế kia hay sao? Y cố nén lòng tức giận buông tay xuống, nhìn Thúy Sơn và hỏi:
- Vị này là ai thế?
Thúy Sơn đáp:
- Chuyết kinh đó.
Tây Hoa Tử xen vào:
- Vị này là lệnh ái của Bạch My Giáo chủ đấy.
Bạch My Giáo chủ Hân Thiên Chính võ công cao siêu vô cùng cho tới ngày nay trong giang hồ đối địch vợi y chưa ai chống đỡ nổi mười hiệp.
Ðường Văn Lượng nghe nói thiếu phụ đó là con gái Hân Thiên Chính trong lòng cũng có vẻ hãi sợ, bèn gượng cười nói:
- Ðược lắm! được lắm!
Tĩnh Hư sư thái từ khi vào trong khoang thuyền tới giờ vẫn ngồi yên lúc này mới lên tiếng hỏi:
- Việc này nguyên ủy ra sao? Mong Dư nhị hiệp cho biết rõ?
Liên Châu đáp:
- Việc này liên can rất rộng và đã trải qua mười năm trời rồi, thì trong chốc lát làm sao có thể mổ xẻ phân minh được? Bây giờ có một quyết định là ba tháng sau tệ phái sẽ thiết tiệc tên lầu Hoàng Hạc mời tất cả các môn phái có liên quan đến tiệc này bình luận, chẳng hay quý vị nghĩ sao?
Tĩnh Hư sư thái gật đầu đáp:
- Như vậy cũng tạm được?
Ðường Văn Lượng liền nói:
- Thị phi phải trái ra sao để ba tháng sau tái luận cũng được. Nhưng ác tặc Tạ Tốn ấn núp ở đâu, mong Trương ngũ hiệp cho tại hạ biết trước.
Thúy Sơn lắc đầu đáp:
- Lúc này không tiện nói ra.
Ðường Văn Lượng tuy không bằng lòng nhưng y thấy Võ Ðang liên hiệp với Bạch My Giáo nên cũng không dám hung hăng như trước, liền nghĩ:
- Hãy xem ba tháng sau các người sẽ nói với quần hùng như thế nào?
Thế rồi y không nói thêm lời nào nữa, đứng dậy chấp tay vái chào, như vậy ba tháng sau chúng ta sẽ tái kiến. Xin chào quý vị.
Tây Hoa Tử giơ tay lên vẫy gọi:
- Ðường tam gia có vui lòng cho chúng tôi đo nhờ thuyền của tam gia không?
Ðường Văn Lượng đáp:
- Ðược lắm! Mời quý vị cứ tự tiện.
Tây Hoa Tử liền bảo với Vệ Tứ Nương:
- Sư muội chúng ta đi.
Y với Liên Châu đi cùng thuyền tới đây, nay y lại bỏ sang đi nhờ thuyền của phái Không Ðộng hiển nhiên y đã coi phái Võ Ðang như kẻ địch rồi, Liên Châu không nói nửa lời. tiễn bọn chúng ra cửa thuyền và nói:
- Chúng tôi trở về núi bẩm báo cùng gia sư rõ rồi sẽ gửi thiếp mời quý vị anh hùng tới dự yến.
Tố Tố bỗng nói:
- Tây Hoa Tử đạo trưởng, tiểu muội có một việc muốn thỉnh giáo.
Tây Hoa Tử ngạc nhiên quay đầu lại hỏi:
- Việc gì thế?
Tố Tố đáp, Ðạo trưởng cứ luôn mồm nói tôi là ma giáo yêu nữ, nhưng không hiểu chúng tôi tà ở đâu, yêu chỗ nào? Xin Ðạo trưởng chỉ giáo cho.
Tây Hoa Tử ngẩn người ra giây lát rồi đáp:
- Tà ma ngoại đạo hồ my yêu dâm, đó tức là tà yêu chứ gì nữa, hà tất bần đạo phải nói nhiều làm gì? Bằng không Trương ngũ hiệp của phái Võ Ðang là một người anh hùng như vậy tại sao lại bị cô nương mê hoặc? Hà ha!
Nói xong y cười luôn mồm, Tố Tố liền đỡ lời:
- Tốt lắm, cám ơn đạo trưởng chỉ giáo!
Tây Hoa Tử cũng lấy làm ngạc nhiên vô cùng, vì sao Tố Tố không nói gì nữa liền bước chân lên tấm ván cầu nối để sang thuyền của phái Không Ðộng.
Hai chiếc thuyền đó đều là thuyền lớn ba buồm tuy đậu sát nhau nhưng vẫn còn cách hơn trượng. Tấm ván cầu rất dài. Vì mải nói chuyện với Tố Tố, Tây Hoa Tử phải đi sau cùng, các người đã sang thuyền bên kia rồi mà y vẫn còn ở giữa cầu. Y bỗng nghe phía sau lưng có gió lạnh thổi tới và có tiếng kêu "soẹt" rất khẽ. Y tuy thô lỗ nóng này nhưng võ công khá cao lịch duyệt cũng nhiều, nên biết có người ở sau lưng định hại ngầm, liền quay người lại rút trường tiên kiếm ra để phòng bị. Ngờ đâu y thấy dưới chân mềm nhũn, tấm ván cầu gãy làm đôi, y bèn vội tung mình nhảy lên, nhưng quãng đó trống không không có một vật gì có thể bám víu được, bên dưới là nước bể xanh ngắt. Y nhảy ròi không sao nhảy tiếp được nữa, nên rơi luôn xuống bể, kêu "bõm" một tiếng. Thân mình chìm luốn xuống dưới bể. Y vốn không biết bơi, vừa rơi xuống bể đã bị uống nước liền, hai tay đập loạn xạ. đột nhiên y với được một sợi dây cả mừng liền bám chặt lấy. Y cảm thấy hình như có người kéo sợi dây đó, rồi xách y lên khỏi mặt nước.
Y ngửng đầu lên mới hay người đó là Trình đàn chủ của Bạch My Giáo, vẻ mặt nửa cười nửa diễu đang nhìn y.
Thì ra Tố Tố hận Tây Hoa Tử đã dung lời lẽ vô lễ đối xử với mình nên chờ các người sang khỏi thuyền bên kia rồi nàng dặn thầm Phong Trình hai đàn chủ lập mưu kế để cho Tây Hoa Tử một bài học.
Phong đàn chủ có môn phi đao rất thần diệu, lừng danh khắp giang hồ, không những ra tay nhanh và trúng đích mà ba mươi sáu con phi dao đó đều do một bàn tay thợ cao thủ chế tạo bằng một thứ thếp cứng mỏng như lá liễu, sắc bén vô cùng. Kẻ địch thấy phi dao của y phi tới nếu dùng khí giới chống đỡ thường thương khí giới của kẻ đó bị phi dao chém gãy làm đôi liền. Lúc này Phong đàn chủ liền dùng phi dao chém gãy tấm ván cầu, Trình đàn chủ đã chuẩn bị sẳn sợi dây, đợi Tây Hoa Tử uống mấy ngụm nước mới tung dây ra cứu vớt.
Vệ Tứ Nương cùng bọn Ðường Văn Lượng thấy Tây Hoa Tử rớt xuống nước, tuy đã đoán ra là do đối thủ ra tay, nhưng cái cầu gãy nhanh quá, mà mắt của mọi người thì lo nhìn thẳng vào Tố Tố, nên không hiểu ra sao cả. Chờ tới khi mọi người la hét định cứu thì Trình đàn chủ đã dùng dây kéo Tây Hoa Tử lên.
Tây Hoa Tử cố nén giận chỉ đợi lên tới thuyền là ra tay đánh đối phương ngay. Ngờ đâu Trình đàn chủ chỉ kéo y khỏi mặt nước chừng hơn thước rồi ngưng tay nói:
- Ðạo Trưởng chớ có cử động. Hơi sức của tại hạ không đủ đâu, nếu bạn hơi cử động một chút tôi nắm không vững sợi dây thừng này thì sẽ buông ra ngay.
Tây Hoa Tử cũng biết nếu Trình đàn chủ giả bộ lỡ tay vứt mình xuống bể thì nguy. Nên y cứ nắm chặt lấy sợ dây thừng đó, không dám leo lên như trước nữa.
Trình đàn chủ lại la lớn:
- Ðạo trưởng phải cẩn thận nắm chặt sợi dây nhé.
Ðoạn y vận sức vung mạnh sợi dây thừng lên nửa vòng thân mình Tây Hoa Tử đã tung lên cao, tiếp theo y lại hất mạnh sợi dây một cái, Tây Hoa Tử đã bắn sang thuyền bên kia.
Lúc ấy trường kiếm của Tây Hoa Tử rơi xuống biển, y tức giận như điên nhưng không làm gì được đối phương, trong khi người bên thuyền Bạch Mi Giáo hò reo hân hoan, vang cả một góc trời, y càng tức giận thêm bèn rút kiếm của Vệ Tứ Nương ra định xông qua thuyền địch để thí mạng, nhưng hai thuyền đã cách nhau rất xa, dù khinh công của y có giỏi đén đâu cũng không thể nhảy qua được. Nên y chỉ có nước chỉ tay sang thuyền đối diện mà mắng chửi om sòm.
Tố Tố cố y đùa Tây Hoa Tử như vậy, Liên Châu thấy rõ mới nghĩ thầm:
Thiếu nữ này quả thật là tà môn, đâu có thể là người vợ hiền của ngũ đệ ta được.
Ðoạn chàng liền nói:
- Phiền Hân Lý hai vị hương chủ bẩm báo cùng Han giáo chủ hộ về buổi họp trên hoàng Hạc Lâu ba tháng sau, thế nào cũng xin mời Hân giáo chủ đại giáng lâm. Còn hôm nay chúng tôi xin từ biệt ở đay. Ngũ đệ hãy theo ngu huynh về yết kiến ân sư trước nhé?
Thúy Sơn đáp:
- Vâng .
Tố Tố nghe Liên Châu nói như vậy, biết ý chàng định bắt vợ chồng nàng phải chia rẽ, nên nàng ngửng đầu lên nhìn trời, rồi cúi đầu xuống thuyền.
Thúy Sơn thấy thái độ của Tố Tố lãnh hội ngay, là nàng nhắc nhở tới câu thề ước "Trên trời dưới đất, không bao giờ chia rẽ nhau" nên chàng lên tiếng:
- Nhị ca , đệ xin đem tệ phu cùng thằng cháu về bái yết ân sư trước. Nếu sư phụ cho phép thì đệ mới bái kiến nhạc phụ. Chẳng hay nhị ca xét có nên chăng?
Liên Châu gật đầu đáp:
- Như vậy cũng được.
Tố Tố cả mừng.
Chờ các người của Bạch Mi Giáo rời thuyền xong, Thúy Sơn mời lên tiếng hỏi Liên Châu:
- Thưa nhị ca thương thế của tam ca ra sao? Tam ca đã đỡ nhiều chưa?
Liên Châu chỉ ậm ự một tiếng chứ không trả lời.
Thúy Sơn nóng lòng vô cùng, hai mắt nhìn thẳng vào mặt nhị sư ca, trong lòng hoài nghi, chỉ sợ tam ca đã chết. Thì Liên Châu từ từ đáp:
- Tam đệ chưa chết, nhưng cũng không hơn gì đã chết rồi vì suốt đời tàn phế tay chân không sao cử động được. Hừ Dư Ðại Nham, Dư tam hiệp trên giang hồ này không còn cái tên ấy nữa.
Thúy Sơn nghe nói tam ca chưa chết trong lòng mừng thầm nhưng chàng lại nghĩ một vị hảo hán anh phong hiệp cốt như vậy mà chịu một kết cục bi đát đến thế, nên không sao nhịn được hai hàng lệ nhỏ xuống, nghẹn ngào hỏi tiếp:
- Kẻ thù hãm hại tam sư ca là ai? Chẳng hay nhị sư ca đã điều tra ra chưa?
Liên Châu không trả lời quay đầu lại đột nhiên nhìn thẳng vào mặt Tố Tố hai mắt tia ra hai luồng ánh sáng khủng khiếp rồi đáp:
- Hân cô nương cô biết kẻ đã hãm hại Dư tam đệ của mỗ là ai không?
Tố Tố hơi rùng mình và đáp:
- Nghe nói gân và xương chân tay của Dư tam hiệp đã bị phái Thiếu Lâm chặt đứt?
Liên Châu tiếp lời:
- Phải, nhưng cô nương có biết là ai không?
Tố Tố lắc đầu, em không được rõ.
Liên Châu không hỏi Tố Tố nữa quay sang Thúy Sơn hỏi:
Ngũ đệ, phái Thiếu Lâm bảo đệ giết cả nhà Long Môn tiêu cuộc ở Lam An phủ và còn giết thêm mấy vị hòa thượng của phái Thiếu Lâm nữa, chẳng hay việc này thực hư ra sao?
Thúy Sơn đáp:
- Việc này.
Tố Tố vội xen lời:
- Không việc gì đến ngũ ca, những người đó đều do em giết.
Liên Châu đưa mắt nhìn nàng đôi ngươi biểu lọ thần sắc hờn giận cực độ, nhưng chỉ thoáng thôi, vẻ mặt chàng trở lại ôn hòa như thường và nói:
- Ngu huynh cũng biết ngũ đệ không giết người như vậy bao giờ. Việc này phái Thiếu Lâm đã ba lần sai người lên núi vừa chất vấn. Nhưng ngũ đệ đột nhiên mất tích trong võ lâm ai ai cũng đều rõ. Vì thế không có người đối chứng còn anh em chúng ta thì bảo phái Thiếu Lâm đã hại tam đệ, còn phái tiếng thì bảo ngũ đệ đã giết mấy chục nhân mạng của chúng.
Cũng may Trưởng môn chủ trì của phái Thiếu Lâm là Không Văn đại sư rất lão thành trị trọng, tôn kính ân sư, đã hết sức cấm các môn hạ đệ tử tự tiện sinh sự nhờ vậy mười 5 nay mới khỏi gây tai họa là thế.
Tố Tố lại tiếp:
- Mọi sự chỉ trách hồi đó em còn ít tuổi và lỗ mãng, làm việc gì cũng không cân nhắc, bây giờ em thấy hối hận lắm. Nhưng những người đó đã bị em giết rồi, bây giờ chỉ còn một cách là chúng ta cứ chối tới cùng, quyết không nhận món nợ ấy là xong.
Liên Châu ngạc nhiên, liếc mắt nhìn Thúy Sơn và nghĩ thầm:
- Người con gái như thế này, sao chú có thể lấy làm vợ được .
Tố Tố thấy Liên Châu có vẻ tẻ lạnh với mình và cứ luôn mồm gọi mình là Hân cô nương lòng đã tức giận, nên nàng lớn tiếng nói:
- Một người làm thì một thân chịu, việc này em quyết không để liên lụy đến phái Võ Ðang. Cứ mặc cho phái Thiếu Lâm đến kiếm Bạch Mi Giáo chúng em là xong.
Liên Châu lớn tiếng nói:
- Việc gì trên giang hồ cũng không tránh khỏi cái "lý" đừng nói phái Thiếu Lâm là phái lớn nhất trong võ lâm đương thời dù là một cô nhi quả phụ vô quyền vô năng cũng vậy. Chúng ta cũng phải căn cứ ở cái "lý" xử sự chớ không thể ỷ mạnh mà hà hiếp người được.
Nếu mười năm trước đây, Liên Châu dùng những lời liêm chính ấy mà khuyên bảo Tố Tố thì Tố Tố đã xấu hổ hóa giận, rút kiếm ra đấu liền. Nhưng bây giờ thì trong lòng tuy có tức giận nàng cũng cố nén. Nàng thấy Thúy Sơn cung kính nói:
- Nhị ca dạy rất phải.
Noi xong nàng nghĩ thầm:
- Ta không thích nghe những lời nhân nghĩa đạo đức, nhưng nếu ta cãi lại thì chỉ khiến chồng ta khó xử thôi. Ta đành phải nhượng bộ ngươi vậy.
Ðoạn nàng dắt tay Vô Kỵ ra ngoài khoang thuyền vừa đi vừa nói:
- Vô Kỵ, mẹ dắt con ra đây xem chiếc thuyền lớn này. Từ bé tới giờ con chưa hề thấy thuyền phải không?
Chờ vợ ra khỏi khoang, Thúy Sơn liền nói:
- Thưa nhị ca, trong mười năm trời đệ..
Liên Châu giơ tay trái lên xua tay mấy cái tiếp:
- Ngũ đệ chúng ta tình thân hơn cốt nhục, dù có hoạ lớn tay trời nhị ca cũng sống chết với đệ. Chuyện vợ chồng của ngũ đệ, đừng nói ngu huynh nghe vội, đợi về tới núi Võ Ðang hiền đệ hãy thưa ró mọi lẽ và chờ sư phụ quyết định sau. Nếu sư phụ có trách cứ hiền đệ, thì Võ Ðang thất hiệp đều quì xuống van lơn, xin sư phụ tha thứ cho hiền đệ. Con của hiền đệ lớn rồi, chẳng lẽ sư phụ lại bắt vợ chồng hiền đệ chia rẽ hay sao?
Thúy Sơn cả mừng nói:
- Cảm ơn nhị ca.
Thì ra tính nết của Liên Châu, bề ngoài rất cứng rắn lạnh lùng, nhưng trong lòng rất hiền từ và quảng đại. Chàng là người ít nói và ít cười nhất trong bảy anh em, nên các sư đệ sợ chàng còn hơn sợ đại huynh Tống Viễn Kiều. Bảy người quý nhau hơn cả tình anh em ruột thịt. Khi hay tin Thúy Sơn mất tích, Liên Châu đau lòng như điên như cuồng nhưng bề ngoài mặt chàng vẫn thản nhiên như không.
Ngày hôm nay sư huynh đệ trùng phùng, thực là một sự mừng nhất bình sinh của chàng.
Nhưng chàng vẫn làm ra vẻ nghiêm nghị dạy bảo Tố Tố một phen. Tới lúc này, chỉ còn 2 anh em chuyện trò với nhau, chàng mới thổ lộ chan tình với Thúy Sơn. Việc khiến chàng không yên tâm nhất là việc Tố Tố giết nhiều đệ tử tiếng tất nhiên phái đó không thể nào để yên. chàng quyết định là phải hy sinh tánh mạng của mình để bảo vệ cho gia đình sư đệ được an toàn.
Thúy Sơn lại hỏi:
- Thưa nhị ca, sự tranh chấp giữa hai phái chúng ta với Bạch Mi Giáo, có phải là vì vợ chồng tiểu đệ gây ra không? Quả thật tiểu đệ không yên tâm chút nào.
- Chẳng hay cuộc hội họp ở Vương Bàn Sơn ra sao, hiền đệ hãy kể cho ngu huynh nghe thử.
Thúy Sơn bèn kể lại đêm đột nhập Long môn tiêu cục ở Lâm An rồi làm quen với Tố Tố ké cùng nàng đi Vương Bàn Sơn tham dự đại hội dương đao lập oai của Bạch Mi Giáo tới chuyện Kim Mao sư vương Tạ Tốn ra oai giết chết mọi người và cướp đợc Ðồ Long bảo đao, bắt ep chàng và Tố Tố ra ngoài băng đảo như thế nào.
Nghe xong, Liên Châu lại hỏi Thúy Sơn về việc Cao Tắc và Tương Ðào của phái Côn Luân.
Chàng ngẫm nghĩ giây lát và đáp:
- Không ngờ câu chuyện lại rắc rối và phức tạp như vậy, nếu hiền đệ không về thì những sự bí ẩn này biết tới ngày nào mới được phanh phui.
Thúy Sơn đáp:
- Nhị ca nói rất phải, nghĩa huynh của đệ...á, thưa nhị sư ca Tạ Tốn không phải là người độc ác bất nhân đâu, sở dĩ tánh nết của anh ấy trở nên quái dị như vậy, là do một tấm thảm kịch rất lớn tạo nên. Lúc này em với anh ta kết nghĩa kim bằng .
Liên Châu lại nghĩ thầm :
- Việc này phức tạp thực .
Thúy Sơn lại tiếp:
- Nghĩa huynh của tiểu đệ rú lên một tiếng, thực là oai hùng khôn tả làm cho mọi người có mặt trên Vương Bàn Sơn đều mất thần trí. Anh ta nói những đó dù không chết cũng thành ngớ ngẩn như vậy những người đó mới khỏi tiết lộ chuyện thanh bảo đao Ðồ Long.
Tạ Tốn hành sự rất độc ác, nhưng y quả thực là một bậc kỳ tài. Y làm như vậy, tưởng là chu đáo lắm, nhưng có ngờ đâu lại còn sơ hở, vì y đã quên hẳn một người.
- Ai thế nhị ca?
- Bành Qui Thọ.
- Ðàn chủ Huyền Võ Ðàn của Bạch Mi Giáo?
- Theo lời hiền đệ, những người có mặt dự buổi đại hội ở Vương Bàn Sơn hôm đó, chỉ có Bành Qui Thọ là nội công tinh thâm nhất phải không? Lúc y bị Tạ Tốn phun rượu chết giấc. Vì thế lúc Tạ Tốn kêu rú y không bị ảnh hưởng chút nào. Nếu không phải vậy, chắc y cũng không chịu nổi tiếng rú ấy đâu.
Nghe tới đó, Thúy Sơn vỗ đùi và tiếp:
- Phải đấy, lúc ấy Bành Qui Thọ nằm chết giấc dưới đất nên không bị ảnh hưởng của tiếng rú và được bảo tồn tính mạng. Nghĩa huynh của đệ tuy đã tinh vi hết sức nhưng lúc ấy anh ta cũng không ngờ tời vấn đề đó mà bỏ sót Bành Qui Thọ.
Liên Châu thở dài đáp:
Những người dự đại hội Vương Bàn Sơn chỉ có Bành Qui Thọ và Tương Cao của phái Côn Lôn là được sống sót trở về tới nhà. Tuy công lực có thể Tương Cao hãy còn non kém nhưng chúng nhờ nội công độc đáo của phái Côn Lôn mà thoát chết. Tuy vậy chúng cũng ngớ ngẩn thần trí mê sảng không biết gì. Có ai hỏi chúng tại sao bị hại như thế thì chúng chỉ lắc đầu không trả lời. riêng có Cao Hác Thành từ đầu chí cuối chỉ nói ra được tên của một người là Hân Tố Tố.
Liên Châu ngừng giây lát, nói tiếp:
- Cho tới giờ ngu huynh mới biết sở dĩ Cao Tắc Thành nói được mấy tiếng như vậy vì trong thâm tâm lúc nào y cũng nhớ đến hình bóng của Hân cô nương. Hừ! Lần sau Tây Hoa Tử còn ăn nói vô lễ nữa, ngu huynh sẽ cho y một bài học nên thân. Ðệ tử phái Côn Luân của y có những hành vi bất cẩn như vậy, là y còn đi trách cứ người khác.
Thúy Sơn lại nói:
- Bành Qui Thọ còn sống sót trở về thì tất nhiên phải biết rõ nguyên ủy.
- Nhưng y nhất định không chịu nói ra hiền đệ có biết tại sao không?
Thúy Sơn nghĩ ngợi giây lát, hiểu ngay và đáp:
- Phải rồi, Bạch Mi Giáo muốn một mình đi cướp thanh đao Ðồ Long, y mới không chịu thổ lộ tin tức bữa ấy và cứ thối thác là không biết gì cả.
Ngày nay trong võ lâm có sự tranh chấp lớn cũng do đó mà ra. Phái Côn Luân thì đổ cho Tố Tố đã hạ độc thủ hại Cao Tương còn anh em Võ Ðang chúng ta cũng tưởng hiền đệ bị Bạch Mi Giáo giết rồi.
- Có phải Bành Qui Thọ đã nói ra việc đệ dự hội Bàn Sơn Ðảo không?
- Không, y vẫn giấu kín việc đó. Sau ngu huynh với tứ đệ cũng đi tới Vương Bàn Sơn dò xét thì thấy hiền đệ đã dùng bút sắt viết hai mươi bốn chữ lớn trên vách núi mới hay hiền đệ quả thực có dự đại hội dương đao lập oai của Bạch Mi Giáo. Kiếm mãi không thấy tung tích của hiền đệ ở đâu, bọn ngu huynh liền kiếm Bành Qui Thọ chất vấn. Vì y ăn nói hàm hồ nên ta mới ra tay đánh một chưởng. Không bao lâu sau phái Côn Luân cũng cho người đến tận sào huyệt của Bạch Mi Giáo giết hết hai người. mười năm nay thù hằn đôi bên càng kết càng thâm.
- Vì vợ chồng tiểu đệ mà đệ tử của các môn phái vô cớ bị chết oan. Tiểu đệ thật ăn năn vô cùng. Sau khi trở về núi thưa cùng sư phụ, tiểu đệ sẽ đi đến các môn phái để giải thích cởi mở sự hiểu làm này, và tiểu đệ cũng vui lòng cho họ khiển trách.
- Sự lầm lỡ này, không thể trách cứ hiền đệ được. Nếu chỉ vì việc hai vợ chòng hiền đệ thì chỉ có hai phái Côn Luân và vừa xích mích với Bạch Mi Giáo thôi, nhưng Bạch Mi Giáo muốn cướp được thanh đao Ðồ Long trước sau không hề chịu nhắc nhở tới tên Tạ Tốn.
Bọn Cự Kình Bang, Hải Sa bang, Thần Quyền môn đều muốn trả thù cho bang chủ hay người trưởng môn, đều đi kiếm Bạch Mi Giáo để gây hấn. Do đó Bạch Mi Giáo đã thành thế kẻ thù số một của các môn phái trên giang hồ.
- Sự thực con đao Ðồ Long ấy có lợi hại như người ta đã tưởng tượng đâu mà nhạc phụ của hiền đệ tất phải chịu đựng hết những sự thù hằn của các bang phái như vậy?
- Ngu huynh chưa hề gặp mặt lệnh nhạc bao giờ, nhưng ông ta thống lãnh Bạch Mi Giáo một mình chống chọi lại quần hùng như vậy, phách lự khí khái ấy tất cả kẻ địch đều khâm phục.
- Nga My và Không Ðộng có dự đại hội ở Vương Bàn sơn đâu? Sao chúng cũng kết oán với Bạch Mi Giáo làm gì?
- Việc này đều do nghĩa huynh của hiền đệ là Tạ Tốn cả. Bạch Mi Giáo muốn cướp được thanh đao Ðồ Long, đã đôi ba phen phái các hải thuyền đi tìm khắp nơi ngoài hải đảo, để kiếm cho ra tung tích Tạ Tốn, nhưng dù hoạt động có bí mật đến đâu, Bành Qui Thọ giữ kín đến đâu, tin tức đó cũng bị tiết lộ ra ngoài.
Nghĩa huynh của hiền đệ còn mạo nhận Thành Khôn tạo nên ba mươi mấy vụ án lớn ở khắp Trung nguyên. Các nhân vật có tên tuổi của các môn phái chết về tay y kẻ không xiết.
Chẳng hay việc này hiền đệ có biết rõ không?
Thúy Sơn rầu rĩ khẽ hỏi lại:
- Thế ra mọi người đã biết những vụ án đó là do tay Tạ Tốn gây ra à?
- Hễ y gây nên một vụ án nào là viết mấy chữ: Kẻ giết người là Hỗn Nguyên Phịch lịch thủ Thành Khôn ta đây, lên trên vạch. Lúc ấy chúng ta cũng thừa lệnh sư phụ cùng xuống núi đi khắp nơi điều tra. Bấy giờ không ai biết hung thủ là kẻ nào, mà ngay như thành khôn, trước sau cũng không thấy xuát hiện. Nhưng tới khi cái tin Tạ Tốn xuất hiện đo Bạch Mi Giáo tiết lộ thì những người đa mưu của các môn phái liền liên tưởng ngay đến những vị an mạng đó và biết Tạ Tốn là người đệ tử duy nhất của Thành khôn, ngoài ra còn biết hai thầy trò không hiểu vì sao lại bất hòa dữ dội và trở mặt thành kẻ thù của nhau.
Bởi thế họ mới cho hung thủ đã mạo danh Thành khôn là Tạ Tốn, chớ không ai vào đây nữa. Hiền đệ thử nghĩ xem, Tạ Tốn đã giết bao nhiêu người rồi? Riêng nội phái Thiếu Lâm đã có Không kiến đại sư một vị cao tăng vai vế cao nhất bị chết dưới quyền của Tạ Tốn. Như vậy hiền đệ tưởng tượng có biết bao nhiêu người muốn giết Tạ Tốn mới hả dạ.
- Nghĩa huynh của đệ tuy đã cải tà qui chính nhưng hai bàn tay của anh ta đẫm rất nhiều máu rồi, nhị ca ơi lòng em bối rối như tơ vò bây giờ không biết phải làm sao cho phải?
Liên Châu nói:
- Các anh Võ Ðang vì hiền đệ, phái Côn Luân vì Cao Tương, bọn Cự Kình Bang vì cái chết của Bang chủ, còn các nhân vật Hắc Bạch võ lâm theo sau phái Thiếu Lâm để dò hỏi tung tích Tạ Tốn, tất cả đều đi kiếm Bạch Mi Giáo mấy năm nay hai bên đã đại chiến năm trận, còn tiểu chiến thì đếm không xiết. Tuy trận đại chiến nào Bạch Mi Giáo cũng lép vế hơn nhưng nhạc phụ của hiền đệ bị các môn phái vây đánh nh vậy mà vẫn cầm cự mãi. Lệnh nhạc quả là một nhân kiệt, tất nhiên phái Thiếu Lâm và Võ đang chúng ta vì thấy câu chuyện có nhiều uẩn khúc nên không muốn đi tới chỗ cực đoan, do đó nhiều khi cứ phải ngưng tay lại.
Riêng các nhân vật giang hồ khác thì không vị nể chút nào. Lần này chúng ta hay tin Lý Hương chủ của Bạch Mi Giáo ra ngoài khơi, liền ngấm ngầm theo dõi mong điều tra ra chút manh mối của hiền đệ. Ngờ đâu Lý Hương chủ hay biết liền, nhứt định không cho chúng ta theo dõi, vì thế đệ tử của phái Côn Luân mới ra tay đấu với họ. Nếu vơ chồng hiền đệ không xuất hiện ngay lúc này thì hai bên sẽ gây nên một trận chiến giết hại nhau rất thảm khốc.
Thúy Sơn lặng yên đưa mắt ngắm nhìn, thấy tóc của Liên Châu đã hoa râm và vầng trán có thêm cũng vết nhăn, chàng cảm khái vô cùng, bèn nói:
- Nhị ca trong mười năm nay đã vất vả nhiều, cũng may tiểu đệ thoát chết trở về đây gặp lại nhị ca.
Liên Châu thấy nước mắt chàng nhỏ hai bên má, và nghẹn ngào không sao nói tiếp được, liền đỡ lời:
- Võ Ðang thất hiệp sắp đoàn tụ đến nơi, thực là vui mừng khôn tả. Từ khi tam đệ bị thương và hiền đệ mất tích trên giang hồ đã thay đổi và gọi chúng ta là Võ Ðang ngũ hiệp.
Hà hà, từ nay trở đi thất hiệp lại trùng trấn thanh oai.
Chàng nói đến đó chợt nghĩ Dư đại Nham đã bị tàn phế, con số thất hiệp tuy đầy đủ nhưng muốn như xưa bảy anh em cùng ra giang hồ hành hiệp, thì không thể nào được, nên chàng đau lòng vô cùng.
Thuyền đi được mười mấy ngày đã tới Trường Giang, mọi người phải đi thuyền nhỏ mà ngược dòng lên miền trên.
Vợ chồng Thúy Sơn đã thay đổi quần áo, phong thái không kém gì năm xưa.
Vô Kỵ mặc quần áo mới đầu kết hai cái đuôi sam nhỏ, trong thật khả ái.
Liên Châu quyết tâm học võ, nên không vợ con, vì vậy chàng thương yêu Vô Kỵ một cách đặc biệt. Nhưng phải tính nghiêm khắc và thản nhiên quen rồi, nên chàng rất yêu thằng bé mà vẻ mặt vấn lạnh lùng.
Vô Kỵ vốn thông minh, biết Liên Châu tuy bề ngoài lạt lẽo nhưng rất mực yêu thương mình nên hễ rỗi rảnh là đến hỏi thăm sư bá ngay. Vì nó sinh trưởng trên hoang đảo nên khi trở về đại lục cái gì cũng lạ mắt cả.
Liên Châu ẳm luôn có lúc đưa ra ngoài mũi thuyền để ngắm phong cảnh.
Vô Kỵ hỏi tám câu, mười câu mà chàng chỉ trả lời gọn ghẽ một câu thôi.
Hôm đó, thuyền đã tới chân núi đồng Quang, tỉnh An Huy vì trời tối quá nên đậu lại ở một thị trấn nhỏ.
Người lái thuyền lên bờ mua rượu và thức ăn, vợ chống Thúy Sơn là Liên Châu ở trong khoang pha nước uống, chuyện trò với nhau.
Một mình Vô Kỵ ở trên mũi thuyền đùa giỡn. Nó chợt thấy một người ăn mày già đang múa con rắn lớn trên bờ.
Người ăn mày đó cứ ngồi dưới đất đùa với con rắn. Con rắn đen bò trên đầu y rồi luồn xuống dưới vai rất linh động.
Thuở lọt lòng Vô Kỵ chưa hề thấy rắn bao giờ nên nó rất thích thú và cứ ngẩn người ngồi xem.
Lão già ăn mày ngừng đầu lên nhìn Vô Kỵ và cười với nó, và búng ngón tay một cái, con rắn đen đột nhiên nhảy lên cao lộn mầy vòng và rớt xuống trước ngực ông già, quấn luôn mình ông ta mấy vòng. Thấy con rắn biểu diễn một cách lạ như vậy, Vô Kỵ lấy làm thích thú lắm.
Lão già ăn mày vẫy gọi, ra hiệu cho y lên bờ chơi và biểu diễn nhiều trò lạ cho y xem. Vô Kỵ trẻ người non dạ, không biết gì cả, liền theo lên bờ tức thì.
Lão già ăn mày voiä mở cái túi vải trên lưng xuống, mở miệng túi ra vừa cười vừa nói:
- Cậu bé trong này rắn còn nhiều trò chơi là lắm, cậu dòm vào xem sẽ thấy ngay.
Vô Kỵ hỏi:
- Trong đó có gì thế?
Lão già ăn mày đáp:
- Cậu cứ cúi đầu xuống xem thì sẽ thấy ngay.
Vô Kỵ liền cúi đầu xuống nhìn chỉ thấy trong túi tối om, không có gì cả. Nó lại gần thêm một bước để xem cho rõ, bất ngờ lão già ăn mày chụp luôn cái túi vải vào đầu Vô Kỵ.
Vô Kỵ chỉ là được một tiếng đã bị lão già ăn mày bịt chặt lấy mồm nó rồi nhắc bổng người nó lên.
Vô Kỵ vừa dãy dụa vừa kêu la, nhưng nó đã bị kẻ địch bịt chặt lấy mồm, không kêu thành tiếng được.
Thúy Sơn và Liên Châu tuy ngồi trong khoang thuyền rất xa chỗ lão già ăn mày nhưng nghe tiếng kêu đầu tiên của Vô Kỵ, biết ngay thằng bé kêu cứu, bèn vội chạy khỏi khoang thuyền quả nhiên thấy Vô Kỵ bị ông già bắt cóc.
Hai người đang định phi thân lên bờ, thì ông già quát lớn:
- Muốn bảo tồn tính mạng thằng nhỏ thì hai vị phải đứng yên.
Ðoạn y xé rách áo lòi lưng Vô Kỵ ra, dí miệng con rắn đen vào lưng thằng nhỏ để đe dọa.
Lúc ấy Tố Tố cũng vừa chạy ra mũi thuyền, trông con mình bị người lạ mặt bắt giữ, tức giận vô cùng định ném kim trâm vào kẻ địch, thì Liên Châu đưa hai tay lên ngăn cản và quát lớn:
- Không nên.
Vì chàng nhận ra con Hắc xà đó là một loại rắn độc. Trong mười tám thứ rắn độc nhứt trong thiên hạ, con rắn này đứng vào hàng thứ mười một, tên là thất tý tinh, mình rắn càng đen, nhưng đốm trắng càng nhỏ thì càng độc. Thân mình của con rắn đen láy, nhưng chấm trắng cũng có ánh sáng chói lọi. Nó đang hả mồm thật lớn nhe bốn cái nanh ra toan ngoạm vào thịt của Vô Kỵ, nếu Vô Kỵ bị nó cắn phải thì trong chốc lát sẽ chết liền. Bây giờ dù có đánh chết lão già lấy được thuốc giải cũng chưa chắc cứu kịp nên chàng mới ngăn Tố Tố lại và quay đầu nói với lão già ăn mày:
- Chẳng hay ngài hành hạ thằng nhỏ như vậy mà có mục đích gì?
Lão già ăn mày đáp:
- Thiếu hiệp hãy bảo người lái thuyền nhổ neo cho thuyền lui cách bờ bảy tám trượng rồi lão sẽ nói cho thiếu hiệp biết sau.
Liên Châu biết đối phương bảo mình cho thuyền lui là vì sợ mình đột nhiên nhảy lên bờ tấn công.
Chàng biết thuyền rời khỏi bờ thì rất khó cứu thoát Vô Kỵ, nhưng Vô Kỵ đang bị đối phương kiềm chế thế kia chàng đành phải nhận lời rồi sẽ tính kế sau.
Chàng không đợi người lái đò đã vội nắm dây thừng của chiếc neo, khẽ giật một cái, chiếc neo nặng hơn 5 mươi cân đã theo tay chàng rời khỏi mặt nước bay tung lên mặt thuyền tức thì.
Lão già ăn mày thấy công lực của Liên Châu mạnh mẽ như vậy, sắc mặt hơi thay đổi.
Còn Thúy Sơn cầm cây sào, điểm vào bờ một cái, chiếc thuyền đã từ từ lui ra giữa sông:
- Lùi thêm tí nữa.
Thúy Sơn phẫn uất đáp:
- Như vậy còn chưa đủ bảy tám trượng sao?
Lão già ăn mày mỉm cười đáp:
- Võ công của Dư nhị hiệp lợi hại như vậy, thì thuyền có cách bờ này bảy tám trượng tại hạ cũng chưa yên tâm.
Thúy Sơn lại phải đẩy chiếc thuyền lui ra mấy trượng nữa.
Liên Châu chắp tay chào và hỏi:
- Chẳng hay quý tánh đại danh của ngài là chi?
Lão già ăn mày đáp:
- Tại hạ chỉ là một gã vô danh tiểu tốt trong cái bang thì cái tên xấu xí của tại hạ có nói cũng chỉ làm Dư nhị hiệp thôi..
Liên Châu thấy lão già ăn mày có đeo một cái túi vải, liền nghĩ thầm:
- Những đệ tử cái bang lưng đeo túi vải thì địa vị đã khá cao. Nhưng tại sao lão già ăn mày này lại có những hành vi đê tiện đến thế? Huống hồ xưa nay Cái Bang chỉ chuyên làm việc nhân nghĩa. Vả lại bang chủ Cái Bang là Gia Luật Uyên lại là bạn rất thân của đại sư ca Tống Viễn Kiều. Sao y hành động như thế được? Lạ thật!
Chàng đang suy nghĩ thì Tố Tố đã lên tiếng hỏi:
- Có phải Mao Sơn bang ở Ðông Xuyên đã nhờ Cái Bang che chở cho không? Theo nhận xét của tôi thì Cái Bang không có tên tuổi các hạ.
Lão già ăn mày kêu "ủa" một tiếng, chưa kịp trả lời thì Tố Tố lại tiếp:
- Hạ lão tam đến đây quấy rối là có ý gì? Nếu người làm cho con ta rụng một lông chân thuyền chúng ta sẽ chém Mai Khạch Kiên của các người thành nhiều mảnh.
Lão già ăn mày giật mình kinh hãi vừa cười vừa nói:
- Hân cô nương, mắt sắc lắm, nhận ra Hạ Lão Tam nhưng mỗ đây chính đang nhận lệnh của Mai bang chủ đến đây nghênh đón công tử.
Tố Tố cả giận đáp:
- Người mau bỏ con rắn độc kia xuống hay không? Mao Sơn bang của các ngươi chỉ là một cái bang hội nhỏ mà các người dám trêu đến Bạch Mi giáo của chúng ta phải không?
Hạ lão tam đáp:
- Quý hồ Hân cô nương chỉ nói một lời thôi, lập tức tôi sẽ đưa trả công tử ngay mà Mai Bang chủ còn thân hành đến đây tạ tội là khác.
Tố Tố hỏi:
- Muốn ta nói gì?
Lão già ăn mày trả lời:
- Công tử duy nhất của Mai bang chủ chúng tôi bị Tạ Tốn giết, chắc Hân cô nương cũng rõ chuyện đó. Mai bang chủ chỉ muốn Trương ngũ hiệp và Hân cô nương, không tiểu nhân lỡ lời, đáng lẽ phải xưng Trương phu nhân mới đúng, yêu cầu hai vị khai ân cho biết chỗ ở của Tạ Tốn, thì toàn bang chúng tôi từ trên xuống dưới đều cấm ơn đại đức.
Tố Tố trợn ngược đôi lông mày:
- Chúng tôi không biết gì hết!
Hạ lão tam lại nói:
- Nếu như vậy thì mong hai vị dò xét hộ, chúng tôi xin hết sức hầu hạ công tử một cách chu đáo, chờ khi nào hai vị biết được tung tích của Tạ Tốn ở đâu và cho hay thì Mai bang chúng tôi sẽ thân hành đưa cong tử về tận nhà.
Tố Tố thấy con rắn độc nhe nanh và chỉ cách lưng con mình mấy tấc trong lòng có vẻ sợ hãi nên nàng định đem chuyện Băng Hỏa đảo kể lại cho Hạ lão tam nghe nhưng nàng bỗng sực nghĩ lại đưa mắt nhìn chồng, thấy Thúy Sơn tỏ vẻ cương quyết. Nàng sống chung với Thúy Sơn hơn mười năm biết chàng là người có nghĩa khí nếu vì muốn cứu con mà nàng tiết lộ chỗ của Tạ Tốn, lỡ nghĩa huynh bị người ta giết thì tình vợ chồng của hai người khó mà bảo toàn được. Nên nàng nín thinh.
Thúy Sơn lớn tiếng nói:
- Ðược người cứ đem con ta đi đi , đại trượng phu khi nào bán bạn hữu như thế được, quả thật người xem thường Võ Ðang thất hiệp.
Hạ lão tam nghe Thúy Sơn nói vậy, ngẩn người một hồi. Y tưởng bắt được Vô Kỵ là thế nào cũng buộc vợ chồng Thúy Sơn thổ lộ tung tích Tạ Tốn ngay ngờ đâu Thúy Sơn lại trả lời một cách như chém đinh chặt sắt, nên y lại tiếp:
- Dư nhị hiệp tội ác của Tạ Tốn tày trời, mong phái Võ Ðang chủ trì công lý, như vậy người trong võ lâm sẽ đều kính ngưỡng. Xin nhị hiệp khuyên hai vị kia hộ.
Liên Châu đáp:
- Việc này xử trí ra sao anh em Võ Ðang của tại hạ đang định về núi Võ Ðang thưa cùng ân sư trước đã, chờ sự định đoạt của ân sư rồi sẽ mời anh hùng đại hội trên lầu Hoàng Hạc phán xét sau. Chừng đó xin mời Mai bang chủ quý bang với các hạ cùng tới dự để chúng tôi được bày tỏ tat cả điều thị phi phải trái, quý vị quyết định thế nào chúng tôi sẽ nghe theo, bây giờ thì các hạ hãy trả đứa trẻ lại cho chúng tôi.
Còn đứng cách xa bờ hơn mười trượng, khi nói mấy câu đó không phải lấy hơi sức gì cả mà Hạ lão tam nghe rõ mồn một, tựa như hai người đang ngồi trên thuyền đối diện vậy, nên lão già ăn mày trong lòng rất kính phục, nghĩ thầm vừa thất hiệp oai trấn thiên hạ quả thật danh bất hư truyền. Lần này ta đã làm một việc quyết liệt chỉ Mai Sơn bang sẽ chịu đựng không nổi kẻ địch lớn mạnh. Nhưng mối thù sát tử của Mai bang không thể nào không trả được.
Nghĩ đoạn, y liền chấp tay chào và nói:
- Nếu vậy, tiểu nhân đành phải thất lễ với ba vị và xin mời Trương công tử về Ðông Xuân ở tạm.
Trong khi y chấp tay chào, đầu của con rắn cách xa lưng Vô Kỵ hơn thước. Tuy bị chụp vào trong túi vải, Vô Kỵ vẫn nghe rõ lời đối đáp của bốn người. Y vừa thấy Hạ lão tam buông cánh tay ra, liền trái tay đánh luôn một chưởng vào linh đài huyệt của kẻ địch, đồng thời y mượn sức phản trả của cái chưởng đó mà tung mình về phía trước, thoát khỏi cánh tay của địch ngay. Y sợ Hạ lão tam tung rắn đuổi theo cắn nên không kịp bỏ cái túi đang chụp lên đầu ra cứ mang theo mà nhảy luôn ba cái, tiến ra ngoài xa.
Vô Kỵ chay ra ngoài xa mười trượng rồi mới dám bỏ túi ra. Khi y quay lại thấy Hạ Lão tam đã nằm im dưới đất, không cựa quậy.
Thúy Sơn vội chèo thuyền cặp vào bờ và cùng Liên Châu nhảy lên.
Tố Tố chạy tới ôm con long mừng rỡ vô cùng, nàng thấy lưng Vô Kỵ không bị suy chuyển chút nào, liền khen:
- Con ta giỏi thật Thúy Sơn múa trường kiếm chém hết hai con rắn độc đang quây quần bên cạnh Hạ Lão tam rồi cúi xuống nhìn lão ăn mày thấy mình y máu tươi chảy ra đôi ngươi nhìn quanh mặt tỏ vẻ đau đớn còn tay chân không cử động được.
Liên Châu ngạc nhiên vô cùng lên tiếng hỏi:
- Chẳng lẽ thằng nhỏ chỉ khẽ đánh một chưởng mà y đến nỗi nhu thế này ?
Ðoạn chàng năm tay trái của Hạ Lão tam kéo lên, thấy chân tay của y cứng đờ, tựa như bị người điểm huyệt. Chàng giơ tay rờ hai yếu huyệt ở trước cổ và sau gáy lão ăn mày, đồng thời xoa bóp mấy cái để xem có thể giải được cho y không thì Hạ lão tam kêu la:
- Ối chà, nhị... ngươi có gan thì giết ta đi, chứ đừng dày vò ta như thế này nữa y la xong, chân tay co rúm lại, mình mẩy run lẩy bẩy hai hàm răng nghiến còm cộp.
Liên Châu kinh ngạc khôn tả, chàng lại xoa bóp hai ba yếu huyệt khác cho lão tam để giải huyệt cho y, ngờ đâu tay chàng vừa đụng tới người y là y kêu la mồ hôi lạnh toát ra như mưa. Biết y chịu không nổi, bèn điểm huyệt tê liệt cho y, để y khỏi bị đau đớn, rồi mới quay lại nhìn Thúy Sơn.
Người đứng đầu phải Không Ðộng là một ông già áo vải gầy gò.
Người đứng đầu phái Nga My là một ni cô, trạc ba mươi.
Bọn người đó trông thấy Lý Thiên Viên với bọn Bạch My Giáo cùng ngồi trong khoang thuyền ngạc nhiên vô cùng.
Tây Hoa Tử lớn tiếng nói:
- Ðường Tam ca, Tĩnh Hư sư thái ơi, phái Võ Ðang đã bắt tay với Bạch My Giáo rồi đấy. Lần này thì chúng ta bị thiệt thòi rất lớn.
Thì ra ông già áo vải vừa gầy vừa lùn kia họ Ðường, tên là Văn Lượng, một trong ngũ lão của phái Không Ðộng.
Còn ni cô là Tĩnh Hư sư thái của phái Nga mi.
Cả hai đều là cao thủ rất có danh vọng trong võ lâm.
Hai người nghe Tây Hoa Tử có tiếng là nóng tính như thế nào rồi, nên ni cô cũng không thắc mắc cho lắm.
Riêng Ðường Văn Lượng cũng là người nóng tính vừa nghe Tây Hoa Tử nói liền trợn mắt lên nhìn Liên Châu và hỏi:
- Dư nhị hiệp có thật như vậy không?
Liên Châu chưa trả lời, Tây Hoa Tử đã cướp lời:
- Trương Thúy Sơn đã làm nghĩa tế của Hân giáo chủ..
Ðường Văn Lượng ngạc nhiên và hỏi tiếp:
- Sao Trương ngũ hiệp mất tích mười năm nay đã có tin tức rồi hay sao?
Liên Châu giới thiẹu:
- Ðây là ngũ sư đệ của tôi, Trương Thúy Sơn còn đường tam gia đây là cao nhân tiền bối của phái Không Ðộng tên là Văn Lượng.
Hai người vừa nói vài câu khách sáo với nhau thì Tây Hoa Tử đã lên tiếng:
- Trương ngũ hiệp với Hân cô nương biết rõ chỗ ở của Tạ Tốn, nhưng họ không chịu nói ra mà còn bảo là Tạ Tốn đã chết.
Ðường Văn Lượng nghe nói tới Tạ Tốn vừa kinh hãi vừa tức giận hỏi:
- Y ở đâu?
Thúy Sơn đáp:
- Việc này tại hạ phải bẩm rõ cho gia sư hay đã, xin quý vị thứ lỗi, ngay bây giờ tại hạ không tiện báo cáo cùng quý vị hay.
Ðường Văn Lượng hai mắt như nổ lửa hỏi tiếp:
- Ác tặc Tạ Tốn hiện giờ ở đâu? Y đã giết cháu ta tất nhiên họ đường này không thể đội trời chung với y được! Y ở đâu? các người có chịu nói ra không?
Mấy câu sau của y hầu như không có một chút lễ độ nào cả, Tố Tố tức giận vô cùng lạnh lùng đáp:
- Y đã đả thương Không Ðộng ngũ lão, lấy đi Thất Thương quyền sao ngươi không nói luôn thể?
Thì ra từ lúc Tạ Tốn đả thương Không Ðộng ngũ lão, lấy trộm Thất Thương quyền kinh. Mạo danh thành khôn, cho tới bốn 55 sau phái Không Ðộng mới hay. Nhưng vì ngũ lão bị thương quyền kinh lại mất quả thật là một sỉ nhục lớn cho phái Không Ðộng nên người trong phải đều giấu kín không để người ngoài biết, không hiểu tại sao Tố Tố lại biết rõ như thế? Vì vậy, Ðường Văn Lượng vừa nghe Tố Tố nói dứt đã tức giận không sao chịu nổi giương mười ngón tay ra định xông lại tấn công nàng. Nhưng y vừa ngẩng lên thấy Tố Tố là một thiếu phụ diễm lệ, liền nghĩ thầm:
- Ta là một nhân vật có tên tuổi trên giang hồ lẽ nào lại ra tay đánh một thiếu phụ yếu ớt thế kia hay sao? Y cố nén lòng tức giận buông tay xuống, nhìn Thúy Sơn và hỏi:
- Vị này là ai thế?
Thúy Sơn đáp:
- Chuyết kinh đó.
Tây Hoa Tử xen vào:
- Vị này là lệnh ái của Bạch My Giáo chủ đấy.
Bạch My Giáo chủ Hân Thiên Chính võ công cao siêu vô cùng cho tới ngày nay trong giang hồ đối địch vợi y chưa ai chống đỡ nổi mười hiệp.
Ðường Văn Lượng nghe nói thiếu phụ đó là con gái Hân Thiên Chính trong lòng cũng có vẻ hãi sợ, bèn gượng cười nói:
- Ðược lắm! được lắm!
Tĩnh Hư sư thái từ khi vào trong khoang thuyền tới giờ vẫn ngồi yên lúc này mới lên tiếng hỏi:
- Việc này nguyên ủy ra sao? Mong Dư nhị hiệp cho biết rõ?
Liên Châu đáp:
- Việc này liên can rất rộng và đã trải qua mười năm trời rồi, thì trong chốc lát làm sao có thể mổ xẻ phân minh được? Bây giờ có một quyết định là ba tháng sau tệ phái sẽ thiết tiệc tên lầu Hoàng Hạc mời tất cả các môn phái có liên quan đến tiệc này bình luận, chẳng hay quý vị nghĩ sao?
Tĩnh Hư sư thái gật đầu đáp:
- Như vậy cũng tạm được?
Ðường Văn Lượng liền nói:
- Thị phi phải trái ra sao để ba tháng sau tái luận cũng được. Nhưng ác tặc Tạ Tốn ấn núp ở đâu, mong Trương ngũ hiệp cho tại hạ biết trước.
Thúy Sơn lắc đầu đáp:
- Lúc này không tiện nói ra.
Ðường Văn Lượng tuy không bằng lòng nhưng y thấy Võ Ðang liên hiệp với Bạch My Giáo nên cũng không dám hung hăng như trước, liền nghĩ:
- Hãy xem ba tháng sau các người sẽ nói với quần hùng như thế nào?
Thế rồi y không nói thêm lời nào nữa, đứng dậy chấp tay vái chào, như vậy ba tháng sau chúng ta sẽ tái kiến. Xin chào quý vị.
Tây Hoa Tử giơ tay lên vẫy gọi:
- Ðường tam gia có vui lòng cho chúng tôi đo nhờ thuyền của tam gia không?
Ðường Văn Lượng đáp:
- Ðược lắm! Mời quý vị cứ tự tiện.
Tây Hoa Tử liền bảo với Vệ Tứ Nương:
- Sư muội chúng ta đi.
Y với Liên Châu đi cùng thuyền tới đây, nay y lại bỏ sang đi nhờ thuyền của phái Không Ðộng hiển nhiên y đã coi phái Võ Ðang như kẻ địch rồi, Liên Châu không nói nửa lời. tiễn bọn chúng ra cửa thuyền và nói:
- Chúng tôi trở về núi bẩm báo cùng gia sư rõ rồi sẽ gửi thiếp mời quý vị anh hùng tới dự yến.
Tố Tố bỗng nói:
- Tây Hoa Tử đạo trưởng, tiểu muội có một việc muốn thỉnh giáo.
Tây Hoa Tử ngạc nhiên quay đầu lại hỏi:
- Việc gì thế?
Tố Tố đáp, Ðạo trưởng cứ luôn mồm nói tôi là ma giáo yêu nữ, nhưng không hiểu chúng tôi tà ở đâu, yêu chỗ nào? Xin Ðạo trưởng chỉ giáo cho.
Tây Hoa Tử ngẩn người ra giây lát rồi đáp:
- Tà ma ngoại đạo hồ my yêu dâm, đó tức là tà yêu chứ gì nữa, hà tất bần đạo phải nói nhiều làm gì? Bằng không Trương ngũ hiệp của phái Võ Ðang là một người anh hùng như vậy tại sao lại bị cô nương mê hoặc? Hà ha!
Nói xong y cười luôn mồm, Tố Tố liền đỡ lời:
- Tốt lắm, cám ơn đạo trưởng chỉ giáo!
Tây Hoa Tử cũng lấy làm ngạc nhiên vô cùng, vì sao Tố Tố không nói gì nữa liền bước chân lên tấm ván cầu nối để sang thuyền của phái Không Ðộng.
Hai chiếc thuyền đó đều là thuyền lớn ba buồm tuy đậu sát nhau nhưng vẫn còn cách hơn trượng. Tấm ván cầu rất dài. Vì mải nói chuyện với Tố Tố, Tây Hoa Tử phải đi sau cùng, các người đã sang thuyền bên kia rồi mà y vẫn còn ở giữa cầu. Y bỗng nghe phía sau lưng có gió lạnh thổi tới và có tiếng kêu "soẹt" rất khẽ. Y tuy thô lỗ nóng này nhưng võ công khá cao lịch duyệt cũng nhiều, nên biết có người ở sau lưng định hại ngầm, liền quay người lại rút trường tiên kiếm ra để phòng bị. Ngờ đâu y thấy dưới chân mềm nhũn, tấm ván cầu gãy làm đôi, y bèn vội tung mình nhảy lên, nhưng quãng đó trống không không có một vật gì có thể bám víu được, bên dưới là nước bể xanh ngắt. Y nhảy ròi không sao nhảy tiếp được nữa, nên rơi luôn xuống bể, kêu "bõm" một tiếng. Thân mình chìm luốn xuống dưới bể. Y vốn không biết bơi, vừa rơi xuống bể đã bị uống nước liền, hai tay đập loạn xạ. đột nhiên y với được một sợi dây cả mừng liền bám chặt lấy. Y cảm thấy hình như có người kéo sợi dây đó, rồi xách y lên khỏi mặt nước.
Y ngửng đầu lên mới hay người đó là Trình đàn chủ của Bạch My Giáo, vẻ mặt nửa cười nửa diễu đang nhìn y.
Thì ra Tố Tố hận Tây Hoa Tử đã dung lời lẽ vô lễ đối xử với mình nên chờ các người sang khỏi thuyền bên kia rồi nàng dặn thầm Phong Trình hai đàn chủ lập mưu kế để cho Tây Hoa Tử một bài học.
Phong đàn chủ có môn phi đao rất thần diệu, lừng danh khắp giang hồ, không những ra tay nhanh và trúng đích mà ba mươi sáu con phi dao đó đều do một bàn tay thợ cao thủ chế tạo bằng một thứ thếp cứng mỏng như lá liễu, sắc bén vô cùng. Kẻ địch thấy phi dao của y phi tới nếu dùng khí giới chống đỡ thường thương khí giới của kẻ đó bị phi dao chém gãy làm đôi liền. Lúc này Phong đàn chủ liền dùng phi dao chém gãy tấm ván cầu, Trình đàn chủ đã chuẩn bị sẳn sợi dây, đợi Tây Hoa Tử uống mấy ngụm nước mới tung dây ra cứu vớt.
Vệ Tứ Nương cùng bọn Ðường Văn Lượng thấy Tây Hoa Tử rớt xuống nước, tuy đã đoán ra là do đối thủ ra tay, nhưng cái cầu gãy nhanh quá, mà mắt của mọi người thì lo nhìn thẳng vào Tố Tố, nên không hiểu ra sao cả. Chờ tới khi mọi người la hét định cứu thì Trình đàn chủ đã dùng dây kéo Tây Hoa Tử lên.
Tây Hoa Tử cố nén giận chỉ đợi lên tới thuyền là ra tay đánh đối phương ngay. Ngờ đâu Trình đàn chủ chỉ kéo y khỏi mặt nước chừng hơn thước rồi ngưng tay nói:
- Ðạo Trưởng chớ có cử động. Hơi sức của tại hạ không đủ đâu, nếu bạn hơi cử động một chút tôi nắm không vững sợi dây thừng này thì sẽ buông ra ngay.
Tây Hoa Tử cũng biết nếu Trình đàn chủ giả bộ lỡ tay vứt mình xuống bể thì nguy. Nên y cứ nắm chặt lấy sợ dây thừng đó, không dám leo lên như trước nữa.
Trình đàn chủ lại la lớn:
- Ðạo trưởng phải cẩn thận nắm chặt sợi dây nhé.
Ðoạn y vận sức vung mạnh sợi dây thừng lên nửa vòng thân mình Tây Hoa Tử đã tung lên cao, tiếp theo y lại hất mạnh sợi dây một cái, Tây Hoa Tử đã bắn sang thuyền bên kia.
Lúc ấy trường kiếm của Tây Hoa Tử rơi xuống biển, y tức giận như điên nhưng không làm gì được đối phương, trong khi người bên thuyền Bạch Mi Giáo hò reo hân hoan, vang cả một góc trời, y càng tức giận thêm bèn rút kiếm của Vệ Tứ Nương ra định xông qua thuyền địch để thí mạng, nhưng hai thuyền đã cách nhau rất xa, dù khinh công của y có giỏi đén đâu cũng không thể nhảy qua được. Nên y chỉ có nước chỉ tay sang thuyền đối diện mà mắng chửi om sòm.
Tố Tố cố y đùa Tây Hoa Tử như vậy, Liên Châu thấy rõ mới nghĩ thầm:
Thiếu nữ này quả thật là tà môn, đâu có thể là người vợ hiền của ngũ đệ ta được.
Ðoạn chàng liền nói:
- Phiền Hân Lý hai vị hương chủ bẩm báo cùng Han giáo chủ hộ về buổi họp trên hoàng Hạc Lâu ba tháng sau, thế nào cũng xin mời Hân giáo chủ đại giáng lâm. Còn hôm nay chúng tôi xin từ biệt ở đay. Ngũ đệ hãy theo ngu huynh về yết kiến ân sư trước nhé?
Thúy Sơn đáp:
- Vâng .
Tố Tố nghe Liên Châu nói như vậy, biết ý chàng định bắt vợ chồng nàng phải chia rẽ, nên nàng ngửng đầu lên nhìn trời, rồi cúi đầu xuống thuyền.
Thúy Sơn thấy thái độ của Tố Tố lãnh hội ngay, là nàng nhắc nhở tới câu thề ước "Trên trời dưới đất, không bao giờ chia rẽ nhau" nên chàng lên tiếng:
- Nhị ca , đệ xin đem tệ phu cùng thằng cháu về bái yết ân sư trước. Nếu sư phụ cho phép thì đệ mới bái kiến nhạc phụ. Chẳng hay nhị ca xét có nên chăng?
Liên Châu gật đầu đáp:
- Như vậy cũng được.
Tố Tố cả mừng.
Chờ các người của Bạch Mi Giáo rời thuyền xong, Thúy Sơn mời lên tiếng hỏi Liên Châu:
- Thưa nhị ca thương thế của tam ca ra sao? Tam ca đã đỡ nhiều chưa?
Liên Châu chỉ ậm ự một tiếng chứ không trả lời.
Thúy Sơn nóng lòng vô cùng, hai mắt nhìn thẳng vào mặt nhị sư ca, trong lòng hoài nghi, chỉ sợ tam ca đã chết. Thì Liên Châu từ từ đáp:
- Tam đệ chưa chết, nhưng cũng không hơn gì đã chết rồi vì suốt đời tàn phế tay chân không sao cử động được. Hừ Dư Ðại Nham, Dư tam hiệp trên giang hồ này không còn cái tên ấy nữa.
Thúy Sơn nghe nói tam ca chưa chết trong lòng mừng thầm nhưng chàng lại nghĩ một vị hảo hán anh phong hiệp cốt như vậy mà chịu một kết cục bi đát đến thế, nên không sao nhịn được hai hàng lệ nhỏ xuống, nghẹn ngào hỏi tiếp:
- Kẻ thù hãm hại tam sư ca là ai? Chẳng hay nhị sư ca đã điều tra ra chưa?
Liên Châu không trả lời quay đầu lại đột nhiên nhìn thẳng vào mặt Tố Tố hai mắt tia ra hai luồng ánh sáng khủng khiếp rồi đáp:
- Hân cô nương cô biết kẻ đã hãm hại Dư tam đệ của mỗ là ai không?
Tố Tố hơi rùng mình và đáp:
- Nghe nói gân và xương chân tay của Dư tam hiệp đã bị phái Thiếu Lâm chặt đứt?
Liên Châu tiếp lời:
- Phải, nhưng cô nương có biết là ai không?
Tố Tố lắc đầu, em không được rõ.
Liên Châu không hỏi Tố Tố nữa quay sang Thúy Sơn hỏi:
Ngũ đệ, phái Thiếu Lâm bảo đệ giết cả nhà Long Môn tiêu cuộc ở Lam An phủ và còn giết thêm mấy vị hòa thượng của phái Thiếu Lâm nữa, chẳng hay việc này thực hư ra sao?
Thúy Sơn đáp:
- Việc này.
Tố Tố vội xen lời:
- Không việc gì đến ngũ ca, những người đó đều do em giết.
Liên Châu đưa mắt nhìn nàng đôi ngươi biểu lọ thần sắc hờn giận cực độ, nhưng chỉ thoáng thôi, vẻ mặt chàng trở lại ôn hòa như thường và nói:
- Ngu huynh cũng biết ngũ đệ không giết người như vậy bao giờ. Việc này phái Thiếu Lâm đã ba lần sai người lên núi vừa chất vấn. Nhưng ngũ đệ đột nhiên mất tích trong võ lâm ai ai cũng đều rõ. Vì thế không có người đối chứng còn anh em chúng ta thì bảo phái Thiếu Lâm đã hại tam đệ, còn phái tiếng thì bảo ngũ đệ đã giết mấy chục nhân mạng của chúng.
Cũng may Trưởng môn chủ trì của phái Thiếu Lâm là Không Văn đại sư rất lão thành trị trọng, tôn kính ân sư, đã hết sức cấm các môn hạ đệ tử tự tiện sinh sự nhờ vậy mười 5 nay mới khỏi gây tai họa là thế.
Tố Tố lại tiếp:
- Mọi sự chỉ trách hồi đó em còn ít tuổi và lỗ mãng, làm việc gì cũng không cân nhắc, bây giờ em thấy hối hận lắm. Nhưng những người đó đã bị em giết rồi, bây giờ chỉ còn một cách là chúng ta cứ chối tới cùng, quyết không nhận món nợ ấy là xong.
Liên Châu ngạc nhiên, liếc mắt nhìn Thúy Sơn và nghĩ thầm:
- Người con gái như thế này, sao chú có thể lấy làm vợ được .
Tố Tố thấy Liên Châu có vẻ tẻ lạnh với mình và cứ luôn mồm gọi mình là Hân cô nương lòng đã tức giận, nên nàng lớn tiếng nói:
- Một người làm thì một thân chịu, việc này em quyết không để liên lụy đến phái Võ Ðang. Cứ mặc cho phái Thiếu Lâm đến kiếm Bạch Mi Giáo chúng em là xong.
Liên Châu lớn tiếng nói:
- Việc gì trên giang hồ cũng không tránh khỏi cái "lý" đừng nói phái Thiếu Lâm là phái lớn nhất trong võ lâm đương thời dù là một cô nhi quả phụ vô quyền vô năng cũng vậy. Chúng ta cũng phải căn cứ ở cái "lý" xử sự chớ không thể ỷ mạnh mà hà hiếp người được.
Nếu mười năm trước đây, Liên Châu dùng những lời liêm chính ấy mà khuyên bảo Tố Tố thì Tố Tố đã xấu hổ hóa giận, rút kiếm ra đấu liền. Nhưng bây giờ thì trong lòng tuy có tức giận nàng cũng cố nén. Nàng thấy Thúy Sơn cung kính nói:
- Nhị ca dạy rất phải.
Noi xong nàng nghĩ thầm:
- Ta không thích nghe những lời nhân nghĩa đạo đức, nhưng nếu ta cãi lại thì chỉ khiến chồng ta khó xử thôi. Ta đành phải nhượng bộ ngươi vậy.
Ðoạn nàng dắt tay Vô Kỵ ra ngoài khoang thuyền vừa đi vừa nói:
- Vô Kỵ, mẹ dắt con ra đây xem chiếc thuyền lớn này. Từ bé tới giờ con chưa hề thấy thuyền phải không?
Chờ vợ ra khỏi khoang, Thúy Sơn liền nói:
- Thưa nhị ca, trong mười năm trời đệ..
Liên Châu giơ tay trái lên xua tay mấy cái tiếp:
- Ngũ đệ chúng ta tình thân hơn cốt nhục, dù có hoạ lớn tay trời nhị ca cũng sống chết với đệ. Chuyện vợ chồng của ngũ đệ, đừng nói ngu huynh nghe vội, đợi về tới núi Võ Ðang hiền đệ hãy thưa ró mọi lẽ và chờ sư phụ quyết định sau. Nếu sư phụ có trách cứ hiền đệ, thì Võ Ðang thất hiệp đều quì xuống van lơn, xin sư phụ tha thứ cho hiền đệ. Con của hiền đệ lớn rồi, chẳng lẽ sư phụ lại bắt vợ chồng hiền đệ chia rẽ hay sao?
Thúy Sơn cả mừng nói:
- Cảm ơn nhị ca.
Thì ra tính nết của Liên Châu, bề ngoài rất cứng rắn lạnh lùng, nhưng trong lòng rất hiền từ và quảng đại. Chàng là người ít nói và ít cười nhất trong bảy anh em, nên các sư đệ sợ chàng còn hơn sợ đại huynh Tống Viễn Kiều. Bảy người quý nhau hơn cả tình anh em ruột thịt. Khi hay tin Thúy Sơn mất tích, Liên Châu đau lòng như điên như cuồng nhưng bề ngoài mặt chàng vẫn thản nhiên như không.
Ngày hôm nay sư huynh đệ trùng phùng, thực là một sự mừng nhất bình sinh của chàng.
Nhưng chàng vẫn làm ra vẻ nghiêm nghị dạy bảo Tố Tố một phen. Tới lúc này, chỉ còn 2 anh em chuyện trò với nhau, chàng mới thổ lộ chan tình với Thúy Sơn. Việc khiến chàng không yên tâm nhất là việc Tố Tố giết nhiều đệ tử tiếng tất nhiên phái đó không thể nào để yên. chàng quyết định là phải hy sinh tánh mạng của mình để bảo vệ cho gia đình sư đệ được an toàn.
Thúy Sơn lại hỏi:
- Thưa nhị ca, sự tranh chấp giữa hai phái chúng ta với Bạch Mi Giáo, có phải là vì vợ chồng tiểu đệ gây ra không? Quả thật tiểu đệ không yên tâm chút nào.
- Chẳng hay cuộc hội họp ở Vương Bàn Sơn ra sao, hiền đệ hãy kể cho ngu huynh nghe thử.
Thúy Sơn bèn kể lại đêm đột nhập Long môn tiêu cục ở Lâm An rồi làm quen với Tố Tố ké cùng nàng đi Vương Bàn Sơn tham dự đại hội dương đao lập oai của Bạch Mi Giáo tới chuyện Kim Mao sư vương Tạ Tốn ra oai giết chết mọi người và cướp đợc Ðồ Long bảo đao, bắt ep chàng và Tố Tố ra ngoài băng đảo như thế nào.
Nghe xong, Liên Châu lại hỏi Thúy Sơn về việc Cao Tắc và Tương Ðào của phái Côn Luân.
Chàng ngẫm nghĩ giây lát và đáp:
- Không ngờ câu chuyện lại rắc rối và phức tạp như vậy, nếu hiền đệ không về thì những sự bí ẩn này biết tới ngày nào mới được phanh phui.
Thúy Sơn đáp:
- Nhị ca nói rất phải, nghĩa huynh của đệ...á, thưa nhị sư ca Tạ Tốn không phải là người độc ác bất nhân đâu, sở dĩ tánh nết của anh ấy trở nên quái dị như vậy, là do một tấm thảm kịch rất lớn tạo nên. Lúc này em với anh ta kết nghĩa kim bằng .
Liên Châu lại nghĩ thầm :
- Việc này phức tạp thực .
Thúy Sơn lại tiếp:
- Nghĩa huynh của tiểu đệ rú lên một tiếng, thực là oai hùng khôn tả làm cho mọi người có mặt trên Vương Bàn Sơn đều mất thần trí. Anh ta nói những đó dù không chết cũng thành ngớ ngẩn như vậy những người đó mới khỏi tiết lộ chuyện thanh bảo đao Ðồ Long.
Tạ Tốn hành sự rất độc ác, nhưng y quả thực là một bậc kỳ tài. Y làm như vậy, tưởng là chu đáo lắm, nhưng có ngờ đâu lại còn sơ hở, vì y đã quên hẳn một người.
- Ai thế nhị ca?
- Bành Qui Thọ.
- Ðàn chủ Huyền Võ Ðàn của Bạch Mi Giáo?
- Theo lời hiền đệ, những người có mặt dự buổi đại hội ở Vương Bàn Sơn hôm đó, chỉ có Bành Qui Thọ là nội công tinh thâm nhất phải không? Lúc y bị Tạ Tốn phun rượu chết giấc. Vì thế lúc Tạ Tốn kêu rú y không bị ảnh hưởng chút nào. Nếu không phải vậy, chắc y cũng không chịu nổi tiếng rú ấy đâu.
Nghe tới đó, Thúy Sơn vỗ đùi và tiếp:
- Phải đấy, lúc ấy Bành Qui Thọ nằm chết giấc dưới đất nên không bị ảnh hưởng của tiếng rú và được bảo tồn tính mạng. Nghĩa huynh của đệ tuy đã tinh vi hết sức nhưng lúc ấy anh ta cũng không ngờ tời vấn đề đó mà bỏ sót Bành Qui Thọ.
Liên Châu thở dài đáp:
Những người dự đại hội Vương Bàn Sơn chỉ có Bành Qui Thọ và Tương Cao của phái Côn Lôn là được sống sót trở về tới nhà. Tuy công lực có thể Tương Cao hãy còn non kém nhưng chúng nhờ nội công độc đáo của phái Côn Lôn mà thoát chết. Tuy vậy chúng cũng ngớ ngẩn thần trí mê sảng không biết gì. Có ai hỏi chúng tại sao bị hại như thế thì chúng chỉ lắc đầu không trả lời. riêng có Cao Hác Thành từ đầu chí cuối chỉ nói ra được tên của một người là Hân Tố Tố.
Liên Châu ngừng giây lát, nói tiếp:
- Cho tới giờ ngu huynh mới biết sở dĩ Cao Tắc Thành nói được mấy tiếng như vậy vì trong thâm tâm lúc nào y cũng nhớ đến hình bóng của Hân cô nương. Hừ! Lần sau Tây Hoa Tử còn ăn nói vô lễ nữa, ngu huynh sẽ cho y một bài học nên thân. Ðệ tử phái Côn Luân của y có những hành vi bất cẩn như vậy, là y còn đi trách cứ người khác.
Thúy Sơn lại nói:
- Bành Qui Thọ còn sống sót trở về thì tất nhiên phải biết rõ nguyên ủy.
- Nhưng y nhất định không chịu nói ra hiền đệ có biết tại sao không?
Thúy Sơn nghĩ ngợi giây lát, hiểu ngay và đáp:
- Phải rồi, Bạch Mi Giáo muốn một mình đi cướp thanh đao Ðồ Long, y mới không chịu thổ lộ tin tức bữa ấy và cứ thối thác là không biết gì cả.
Ngày nay trong võ lâm có sự tranh chấp lớn cũng do đó mà ra. Phái Côn Luân thì đổ cho Tố Tố đã hạ độc thủ hại Cao Tương còn anh em Võ Ðang chúng ta cũng tưởng hiền đệ bị Bạch Mi Giáo giết rồi.
- Có phải Bành Qui Thọ đã nói ra việc đệ dự hội Bàn Sơn Ðảo không?
- Không, y vẫn giấu kín việc đó. Sau ngu huynh với tứ đệ cũng đi tới Vương Bàn Sơn dò xét thì thấy hiền đệ đã dùng bút sắt viết hai mươi bốn chữ lớn trên vách núi mới hay hiền đệ quả thực có dự đại hội dương đao lập oai của Bạch Mi Giáo. Kiếm mãi không thấy tung tích của hiền đệ ở đâu, bọn ngu huynh liền kiếm Bành Qui Thọ chất vấn. Vì y ăn nói hàm hồ nên ta mới ra tay đánh một chưởng. Không bao lâu sau phái Côn Luân cũng cho người đến tận sào huyệt của Bạch Mi Giáo giết hết hai người. mười năm nay thù hằn đôi bên càng kết càng thâm.
- Vì vợ chồng tiểu đệ mà đệ tử của các môn phái vô cớ bị chết oan. Tiểu đệ thật ăn năn vô cùng. Sau khi trở về núi thưa cùng sư phụ, tiểu đệ sẽ đi đến các môn phái để giải thích cởi mở sự hiểu làm này, và tiểu đệ cũng vui lòng cho họ khiển trách.
- Sự lầm lỡ này, không thể trách cứ hiền đệ được. Nếu chỉ vì việc hai vợ chòng hiền đệ thì chỉ có hai phái Côn Luân và vừa xích mích với Bạch Mi Giáo thôi, nhưng Bạch Mi Giáo muốn cướp được thanh đao Ðồ Long trước sau không hề chịu nhắc nhở tới tên Tạ Tốn.
Bọn Cự Kình Bang, Hải Sa bang, Thần Quyền môn đều muốn trả thù cho bang chủ hay người trưởng môn, đều đi kiếm Bạch Mi Giáo để gây hấn. Do đó Bạch Mi Giáo đã thành thế kẻ thù số một của các môn phái trên giang hồ.
- Sự thực con đao Ðồ Long ấy có lợi hại như người ta đã tưởng tượng đâu mà nhạc phụ của hiền đệ tất phải chịu đựng hết những sự thù hằn của các bang phái như vậy?
- Ngu huynh chưa hề gặp mặt lệnh nhạc bao giờ, nhưng ông ta thống lãnh Bạch Mi Giáo một mình chống chọi lại quần hùng như vậy, phách lự khí khái ấy tất cả kẻ địch đều khâm phục.
- Nga My và Không Ðộng có dự đại hội ở Vương Bàn sơn đâu? Sao chúng cũng kết oán với Bạch Mi Giáo làm gì?
- Việc này đều do nghĩa huynh của hiền đệ là Tạ Tốn cả. Bạch Mi Giáo muốn cướp được thanh đao Ðồ Long, đã đôi ba phen phái các hải thuyền đi tìm khắp nơi ngoài hải đảo, để kiếm cho ra tung tích Tạ Tốn, nhưng dù hoạt động có bí mật đến đâu, Bành Qui Thọ giữ kín đến đâu, tin tức đó cũng bị tiết lộ ra ngoài.
Nghĩa huynh của hiền đệ còn mạo nhận Thành Khôn tạo nên ba mươi mấy vụ án lớn ở khắp Trung nguyên. Các nhân vật có tên tuổi của các môn phái chết về tay y kẻ không xiết.
Chẳng hay việc này hiền đệ có biết rõ không?
Thúy Sơn rầu rĩ khẽ hỏi lại:
- Thế ra mọi người đã biết những vụ án đó là do tay Tạ Tốn gây ra à?
- Hễ y gây nên một vụ án nào là viết mấy chữ: Kẻ giết người là Hỗn Nguyên Phịch lịch thủ Thành Khôn ta đây, lên trên vạch. Lúc ấy chúng ta cũng thừa lệnh sư phụ cùng xuống núi đi khắp nơi điều tra. Bấy giờ không ai biết hung thủ là kẻ nào, mà ngay như thành khôn, trước sau cũng không thấy xuát hiện. Nhưng tới khi cái tin Tạ Tốn xuất hiện đo Bạch Mi Giáo tiết lộ thì những người đa mưu của các môn phái liền liên tưởng ngay đến những vị an mạng đó và biết Tạ Tốn là người đệ tử duy nhất của Thành khôn, ngoài ra còn biết hai thầy trò không hiểu vì sao lại bất hòa dữ dội và trở mặt thành kẻ thù của nhau.
Bởi thế họ mới cho hung thủ đã mạo danh Thành khôn là Tạ Tốn, chớ không ai vào đây nữa. Hiền đệ thử nghĩ xem, Tạ Tốn đã giết bao nhiêu người rồi? Riêng nội phái Thiếu Lâm đã có Không kiến đại sư một vị cao tăng vai vế cao nhất bị chết dưới quyền của Tạ Tốn. Như vậy hiền đệ tưởng tượng có biết bao nhiêu người muốn giết Tạ Tốn mới hả dạ.
- Nghĩa huynh của đệ tuy đã cải tà qui chính nhưng hai bàn tay của anh ta đẫm rất nhiều máu rồi, nhị ca ơi lòng em bối rối như tơ vò bây giờ không biết phải làm sao cho phải?
Liên Châu nói:
- Các anh Võ Ðang vì hiền đệ, phái Côn Luân vì Cao Tương, bọn Cự Kình Bang vì cái chết của Bang chủ, còn các nhân vật Hắc Bạch võ lâm theo sau phái Thiếu Lâm để dò hỏi tung tích Tạ Tốn, tất cả đều đi kiếm Bạch Mi Giáo mấy năm nay hai bên đã đại chiến năm trận, còn tiểu chiến thì đếm không xiết. Tuy trận đại chiến nào Bạch Mi Giáo cũng lép vế hơn nhưng nhạc phụ của hiền đệ bị các môn phái vây đánh nh vậy mà vẫn cầm cự mãi. Lệnh nhạc quả là một nhân kiệt, tất nhiên phái Thiếu Lâm và Võ đang chúng ta vì thấy câu chuyện có nhiều uẩn khúc nên không muốn đi tới chỗ cực đoan, do đó nhiều khi cứ phải ngưng tay lại.
Riêng các nhân vật giang hồ khác thì không vị nể chút nào. Lần này chúng ta hay tin Lý Hương chủ của Bạch Mi Giáo ra ngoài khơi, liền ngấm ngầm theo dõi mong điều tra ra chút manh mối của hiền đệ. Ngờ đâu Lý Hương chủ hay biết liền, nhứt định không cho chúng ta theo dõi, vì thế đệ tử của phái Côn Luân mới ra tay đấu với họ. Nếu vơ chồng hiền đệ không xuất hiện ngay lúc này thì hai bên sẽ gây nên một trận chiến giết hại nhau rất thảm khốc.
Thúy Sơn lặng yên đưa mắt ngắm nhìn, thấy tóc của Liên Châu đã hoa râm và vầng trán có thêm cũng vết nhăn, chàng cảm khái vô cùng, bèn nói:
- Nhị ca trong mười năm nay đã vất vả nhiều, cũng may tiểu đệ thoát chết trở về đây gặp lại nhị ca.
Liên Châu thấy nước mắt chàng nhỏ hai bên má, và nghẹn ngào không sao nói tiếp được, liền đỡ lời:
- Võ Ðang thất hiệp sắp đoàn tụ đến nơi, thực là vui mừng khôn tả. Từ khi tam đệ bị thương và hiền đệ mất tích trên giang hồ đã thay đổi và gọi chúng ta là Võ Ðang ngũ hiệp.
Hà hà, từ nay trở đi thất hiệp lại trùng trấn thanh oai.
Chàng nói đến đó chợt nghĩ Dư đại Nham đã bị tàn phế, con số thất hiệp tuy đầy đủ nhưng muốn như xưa bảy anh em cùng ra giang hồ hành hiệp, thì không thể nào được, nên chàng đau lòng vô cùng.
Thuyền đi được mười mấy ngày đã tới Trường Giang, mọi người phải đi thuyền nhỏ mà ngược dòng lên miền trên.
Vợ chồng Thúy Sơn đã thay đổi quần áo, phong thái không kém gì năm xưa.
Vô Kỵ mặc quần áo mới đầu kết hai cái đuôi sam nhỏ, trong thật khả ái.
Liên Châu quyết tâm học võ, nên không vợ con, vì vậy chàng thương yêu Vô Kỵ một cách đặc biệt. Nhưng phải tính nghiêm khắc và thản nhiên quen rồi, nên chàng rất yêu thằng bé mà vẻ mặt vấn lạnh lùng.
Vô Kỵ vốn thông minh, biết Liên Châu tuy bề ngoài lạt lẽo nhưng rất mực yêu thương mình nên hễ rỗi rảnh là đến hỏi thăm sư bá ngay. Vì nó sinh trưởng trên hoang đảo nên khi trở về đại lục cái gì cũng lạ mắt cả.
Liên Châu ẳm luôn có lúc đưa ra ngoài mũi thuyền để ngắm phong cảnh.
Vô Kỵ hỏi tám câu, mười câu mà chàng chỉ trả lời gọn ghẽ một câu thôi.
Hôm đó, thuyền đã tới chân núi đồng Quang, tỉnh An Huy vì trời tối quá nên đậu lại ở một thị trấn nhỏ.
Người lái thuyền lên bờ mua rượu và thức ăn, vợ chống Thúy Sơn là Liên Châu ở trong khoang pha nước uống, chuyện trò với nhau.
Một mình Vô Kỵ ở trên mũi thuyền đùa giỡn. Nó chợt thấy một người ăn mày già đang múa con rắn lớn trên bờ.
Người ăn mày đó cứ ngồi dưới đất đùa với con rắn. Con rắn đen bò trên đầu y rồi luồn xuống dưới vai rất linh động.
Thuở lọt lòng Vô Kỵ chưa hề thấy rắn bao giờ nên nó rất thích thú và cứ ngẩn người ngồi xem.
Lão già ăn mày ngừng đầu lên nhìn Vô Kỵ và cười với nó, và búng ngón tay một cái, con rắn đen đột nhiên nhảy lên cao lộn mầy vòng và rớt xuống trước ngực ông già, quấn luôn mình ông ta mấy vòng. Thấy con rắn biểu diễn một cách lạ như vậy, Vô Kỵ lấy làm thích thú lắm.
Lão già ăn mày vẫy gọi, ra hiệu cho y lên bờ chơi và biểu diễn nhiều trò lạ cho y xem. Vô Kỵ trẻ người non dạ, không biết gì cả, liền theo lên bờ tức thì.
Lão già ăn mày voiä mở cái túi vải trên lưng xuống, mở miệng túi ra vừa cười vừa nói:
- Cậu bé trong này rắn còn nhiều trò chơi là lắm, cậu dòm vào xem sẽ thấy ngay.
Vô Kỵ hỏi:
- Trong đó có gì thế?
Lão già ăn mày đáp:
- Cậu cứ cúi đầu xuống xem thì sẽ thấy ngay.
Vô Kỵ liền cúi đầu xuống nhìn chỉ thấy trong túi tối om, không có gì cả. Nó lại gần thêm một bước để xem cho rõ, bất ngờ lão già ăn mày chụp luôn cái túi vải vào đầu Vô Kỵ.
Vô Kỵ chỉ là được một tiếng đã bị lão già ăn mày bịt chặt lấy mồm nó rồi nhắc bổng người nó lên.
Vô Kỵ vừa dãy dụa vừa kêu la, nhưng nó đã bị kẻ địch bịt chặt lấy mồm, không kêu thành tiếng được.
Thúy Sơn và Liên Châu tuy ngồi trong khoang thuyền rất xa chỗ lão già ăn mày nhưng nghe tiếng kêu đầu tiên của Vô Kỵ, biết ngay thằng bé kêu cứu, bèn vội chạy khỏi khoang thuyền quả nhiên thấy Vô Kỵ bị ông già bắt cóc.
Hai người đang định phi thân lên bờ, thì ông già quát lớn:
- Muốn bảo tồn tính mạng thằng nhỏ thì hai vị phải đứng yên.
Ðoạn y xé rách áo lòi lưng Vô Kỵ ra, dí miệng con rắn đen vào lưng thằng nhỏ để đe dọa.
Lúc ấy Tố Tố cũng vừa chạy ra mũi thuyền, trông con mình bị người lạ mặt bắt giữ, tức giận vô cùng định ném kim trâm vào kẻ địch, thì Liên Châu đưa hai tay lên ngăn cản và quát lớn:
- Không nên.
Vì chàng nhận ra con Hắc xà đó là một loại rắn độc. Trong mười tám thứ rắn độc nhứt trong thiên hạ, con rắn này đứng vào hàng thứ mười một, tên là thất tý tinh, mình rắn càng đen, nhưng đốm trắng càng nhỏ thì càng độc. Thân mình của con rắn đen láy, nhưng chấm trắng cũng có ánh sáng chói lọi. Nó đang hả mồm thật lớn nhe bốn cái nanh ra toan ngoạm vào thịt của Vô Kỵ, nếu Vô Kỵ bị nó cắn phải thì trong chốc lát sẽ chết liền. Bây giờ dù có đánh chết lão già lấy được thuốc giải cũng chưa chắc cứu kịp nên chàng mới ngăn Tố Tố lại và quay đầu nói với lão già ăn mày:
- Chẳng hay ngài hành hạ thằng nhỏ như vậy mà có mục đích gì?
Lão già ăn mày đáp:
- Thiếu hiệp hãy bảo người lái thuyền nhổ neo cho thuyền lui cách bờ bảy tám trượng rồi lão sẽ nói cho thiếu hiệp biết sau.
Liên Châu biết đối phương bảo mình cho thuyền lui là vì sợ mình đột nhiên nhảy lên bờ tấn công.
Chàng biết thuyền rời khỏi bờ thì rất khó cứu thoát Vô Kỵ, nhưng Vô Kỵ đang bị đối phương kiềm chế thế kia chàng đành phải nhận lời rồi sẽ tính kế sau.
Chàng không đợi người lái đò đã vội nắm dây thừng của chiếc neo, khẽ giật một cái, chiếc neo nặng hơn 5 mươi cân đã theo tay chàng rời khỏi mặt nước bay tung lên mặt thuyền tức thì.
Lão già ăn mày thấy công lực của Liên Châu mạnh mẽ như vậy, sắc mặt hơi thay đổi.
Còn Thúy Sơn cầm cây sào, điểm vào bờ một cái, chiếc thuyền đã từ từ lui ra giữa sông:
- Lùi thêm tí nữa.
Thúy Sơn phẫn uất đáp:
- Như vậy còn chưa đủ bảy tám trượng sao?
Lão già ăn mày mỉm cười đáp:
- Võ công của Dư nhị hiệp lợi hại như vậy, thì thuyền có cách bờ này bảy tám trượng tại hạ cũng chưa yên tâm.
Thúy Sơn lại phải đẩy chiếc thuyền lui ra mấy trượng nữa.
Liên Châu chắp tay chào và hỏi:
- Chẳng hay quý tánh đại danh của ngài là chi?
Lão già ăn mày đáp:
- Tại hạ chỉ là một gã vô danh tiểu tốt trong cái bang thì cái tên xấu xí của tại hạ có nói cũng chỉ làm Dư nhị hiệp thôi..
Liên Châu thấy lão già ăn mày có đeo một cái túi vải, liền nghĩ thầm:
- Những đệ tử cái bang lưng đeo túi vải thì địa vị đã khá cao. Nhưng tại sao lão già ăn mày này lại có những hành vi đê tiện đến thế? Huống hồ xưa nay Cái Bang chỉ chuyên làm việc nhân nghĩa. Vả lại bang chủ Cái Bang là Gia Luật Uyên lại là bạn rất thân của đại sư ca Tống Viễn Kiều. Sao y hành động như thế được? Lạ thật!
Chàng đang suy nghĩ thì Tố Tố đã lên tiếng hỏi:
- Có phải Mao Sơn bang ở Ðông Xuyên đã nhờ Cái Bang che chở cho không? Theo nhận xét của tôi thì Cái Bang không có tên tuổi các hạ.
Lão già ăn mày kêu "ủa" một tiếng, chưa kịp trả lời thì Tố Tố lại tiếp:
- Hạ lão tam đến đây quấy rối là có ý gì? Nếu người làm cho con ta rụng một lông chân thuyền chúng ta sẽ chém Mai Khạch Kiên của các người thành nhiều mảnh.
Lão già ăn mày giật mình kinh hãi vừa cười vừa nói:
- Hân cô nương, mắt sắc lắm, nhận ra Hạ Lão Tam nhưng mỗ đây chính đang nhận lệnh của Mai bang chủ đến đây nghênh đón công tử.
Tố Tố cả giận đáp:
- Người mau bỏ con rắn độc kia xuống hay không? Mao Sơn bang của các ngươi chỉ là một cái bang hội nhỏ mà các người dám trêu đến Bạch Mi giáo của chúng ta phải không?
Hạ lão tam đáp:
- Quý hồ Hân cô nương chỉ nói một lời thôi, lập tức tôi sẽ đưa trả công tử ngay mà Mai Bang chủ còn thân hành đến đây tạ tội là khác.
Tố Tố hỏi:
- Muốn ta nói gì?
Lão già ăn mày trả lời:
- Công tử duy nhất của Mai bang chủ chúng tôi bị Tạ Tốn giết, chắc Hân cô nương cũng rõ chuyện đó. Mai bang chủ chỉ muốn Trương ngũ hiệp và Hân cô nương, không tiểu nhân lỡ lời, đáng lẽ phải xưng Trương phu nhân mới đúng, yêu cầu hai vị khai ân cho biết chỗ ở của Tạ Tốn, thì toàn bang chúng tôi từ trên xuống dưới đều cấm ơn đại đức.
Tố Tố trợn ngược đôi lông mày:
- Chúng tôi không biết gì hết!
Hạ lão tam lại nói:
- Nếu như vậy thì mong hai vị dò xét hộ, chúng tôi xin hết sức hầu hạ công tử một cách chu đáo, chờ khi nào hai vị biết được tung tích của Tạ Tốn ở đâu và cho hay thì Mai bang chúng tôi sẽ thân hành đưa cong tử về tận nhà.
Tố Tố thấy con rắn độc nhe nanh và chỉ cách lưng con mình mấy tấc trong lòng có vẻ sợ hãi nên nàng định đem chuyện Băng Hỏa đảo kể lại cho Hạ lão tam nghe nhưng nàng bỗng sực nghĩ lại đưa mắt nhìn chồng, thấy Thúy Sơn tỏ vẻ cương quyết. Nàng sống chung với Thúy Sơn hơn mười năm biết chàng là người có nghĩa khí nếu vì muốn cứu con mà nàng tiết lộ chỗ của Tạ Tốn, lỡ nghĩa huynh bị người ta giết thì tình vợ chồng của hai người khó mà bảo toàn được. Nên nàng nín thinh.
Thúy Sơn lớn tiếng nói:
- Ðược người cứ đem con ta đi đi , đại trượng phu khi nào bán bạn hữu như thế được, quả thật người xem thường Võ Ðang thất hiệp.
Hạ lão tam nghe Thúy Sơn nói vậy, ngẩn người một hồi. Y tưởng bắt được Vô Kỵ là thế nào cũng buộc vợ chồng Thúy Sơn thổ lộ tung tích Tạ Tốn ngay ngờ đâu Thúy Sơn lại trả lời một cách như chém đinh chặt sắt, nên y lại tiếp:
- Dư nhị hiệp tội ác của Tạ Tốn tày trời, mong phái Võ Ðang chủ trì công lý, như vậy người trong võ lâm sẽ đều kính ngưỡng. Xin nhị hiệp khuyên hai vị kia hộ.
Liên Châu đáp:
- Việc này xử trí ra sao anh em Võ Ðang của tại hạ đang định về núi Võ Ðang thưa cùng ân sư trước đã, chờ sự định đoạt của ân sư rồi sẽ mời anh hùng đại hội trên lầu Hoàng Hạc phán xét sau. Chừng đó xin mời Mai bang chủ quý bang với các hạ cùng tới dự để chúng tôi được bày tỏ tat cả điều thị phi phải trái, quý vị quyết định thế nào chúng tôi sẽ nghe theo, bây giờ thì các hạ hãy trả đứa trẻ lại cho chúng tôi.
Còn đứng cách xa bờ hơn mười trượng, khi nói mấy câu đó không phải lấy hơi sức gì cả mà Hạ lão tam nghe rõ mồn một, tựa như hai người đang ngồi trên thuyền đối diện vậy, nên lão già ăn mày trong lòng rất kính phục, nghĩ thầm vừa thất hiệp oai trấn thiên hạ quả thật danh bất hư truyền. Lần này ta đã làm một việc quyết liệt chỉ Mai Sơn bang sẽ chịu đựng không nổi kẻ địch lớn mạnh. Nhưng mối thù sát tử của Mai bang không thể nào không trả được.
Nghĩ đoạn, y liền chấp tay chào và nói:
- Nếu vậy, tiểu nhân đành phải thất lễ với ba vị và xin mời Trương công tử về Ðông Xuân ở tạm.
Trong khi y chấp tay chào, đầu của con rắn cách xa lưng Vô Kỵ hơn thước. Tuy bị chụp vào trong túi vải, Vô Kỵ vẫn nghe rõ lời đối đáp của bốn người. Y vừa thấy Hạ lão tam buông cánh tay ra, liền trái tay đánh luôn một chưởng vào linh đài huyệt của kẻ địch, đồng thời y mượn sức phản trả của cái chưởng đó mà tung mình về phía trước, thoát khỏi cánh tay của địch ngay. Y sợ Hạ lão tam tung rắn đuổi theo cắn nên không kịp bỏ cái túi đang chụp lên đầu ra cứ mang theo mà nhảy luôn ba cái, tiến ra ngoài xa.
Vô Kỵ chay ra ngoài xa mười trượng rồi mới dám bỏ túi ra. Khi y quay lại thấy Hạ Lão tam đã nằm im dưới đất, không cựa quậy.
Thúy Sơn vội chèo thuyền cặp vào bờ và cùng Liên Châu nhảy lên.
Tố Tố chạy tới ôm con long mừng rỡ vô cùng, nàng thấy lưng Vô Kỵ không bị suy chuyển chút nào, liền khen:
- Con ta giỏi thật Thúy Sơn múa trường kiếm chém hết hai con rắn độc đang quây quần bên cạnh Hạ Lão tam rồi cúi xuống nhìn lão ăn mày thấy mình y máu tươi chảy ra đôi ngươi nhìn quanh mặt tỏ vẻ đau đớn còn tay chân không cử động được.
Liên Châu ngạc nhiên vô cùng lên tiếng hỏi:
- Chẳng lẽ thằng nhỏ chỉ khẽ đánh một chưởng mà y đến nỗi nhu thế này ?
Ðoạn chàng năm tay trái của Hạ Lão tam kéo lên, thấy chân tay của y cứng đờ, tựa như bị người điểm huyệt. Chàng giơ tay rờ hai yếu huyệt ở trước cổ và sau gáy lão ăn mày, đồng thời xoa bóp mấy cái để xem có thể giải được cho y không thì Hạ lão tam kêu la:
- Ối chà, nhị... ngươi có gan thì giết ta đi, chứ đừng dày vò ta như thế này nữa y la xong, chân tay co rúm lại, mình mẩy run lẩy bẩy hai hàm răng nghiến còm cộp.
Liên Châu kinh ngạc khôn tả, chàng lại xoa bóp hai ba yếu huyệt khác cho lão tam để giải huyệt cho y, ngờ đâu tay chàng vừa đụng tới người y là y kêu la mồ hôi lạnh toát ra như mưa. Biết y chịu không nổi, bèn điểm huyệt tê liệt cho y, để y khỏi bị đau đớn, rồi mới quay lại nhìn Thúy Sơn.
/102
|