Đô đốc phủ.
Dưới ánh đèn lưu ly không đủ sáng, Lý Đức Uy, Dương Mẫn Tuệ và Dương đô đốc ngồi vây quanh chiếc bàn, vẻ mặt người nào cũng trầm trầm, họ lo lắng về chuyện chưa tìm được tông tích của Triệu Nghê Thường.
Một tên vệ sĩ lên tiếng xin vào.
Trên tay hắn cầm một phong thư, hắn cúi mình :
- Bẩm đại nhân, có thơ.
Dương đô đốc cau mày :
- Từ đâu tới?
Tên vệ sĩ cúi mình :
- Bẩm đại nhân, thơ bỏ rơi trước cổng.
Dương đô đốc cau mày :
- Sao lại có chuyện như thế nữa?
Ông ta vừa đưa tay tiếp lấy thì Lý Đức Uy đã đứng lên đón lấy trước, hắn nói :
- Lão bá, tình hình Trường An bây giờ bất ổn, phải giữ gìn nguy hiểm về tà thuật, về độc chất, trong tay chấp chưởng an nguy cho trăm họ, lão bá không thể không thận trọng...
Hắn liếc qua bì thư và sửng sốt nói tiếp :
- Lạ không, thơ này lại gởi cho tiểu điệt...
Quả nhiên, phong bì đề: “Kính gởi Lý đại hiệp”.
Xem thơ Lý Đức Uy cau mày suy nghĩ, Mẫn Tuệ hỏi :
- Chi thế? Lý huynh?
Trao thơ cho nàng Lý Đức Uy nói :
- Dương muội hãy xem.
Mẫn Tuệ cầm lấy, trong thơ viết: “khoảng từ ngọ đến mùi, ngày mai, triền núi phía tây Chung Nam sơn có màn kịch khá hay, bỏ qua uổng lắm”.
Vỏn vẹn có hai dòng chữ, bên dưới không “dấu hiệu”, không ký tên.
Mẫn Tuệ lầm thầm :
- Như thế nghĩa là sao?
Dương đô đốc cau mày :
- “Một màn kịch”? nhưng là kịch gì?
Dương Mẫn Tuệ nói :
- Theo con, thì có thể đây là một cuộc đấu tài đấu trí của nhân vật võ lâm, bởi vì, nếu không thế, thì tại sao lại ở Chung Nam?
Đức Uy gật đầu :
- Tôi cũng nghĩ như thế...
Dương đô đốc hỏi :
- Mình có thể đoán biết là ai với ai, phe nào với phe nào không?
Lý Đức Uy lắc đầu :
- Rất khó mà đoán, Trường An thành hiện nay nhiều phe phái quá...
Mẫn Tuệ nói :
- Trong thơ không nói rõ, nhưng cứ theo “khẩu khí” thì là “rủ” đến “để” xem chơi, mà nếu quả đúng như thế thì có thể hai phe này đều không phải bạn mình.
Đức Uy cười :
- Dương muội làm tham mưu cho Đô đốc phủ được lắm.
Dương Mẫn Tuệ cười :
- Cũng mong hai con chó cắn nhau.
Đức Uy lắc đầu :
- Khó đoán lắm, hiện nay các phe đều tìm cách để cầu thân với bọn Mãn Châu, có mặt Mãn Châu tại Trường An ngày nào, thì ngày đó, đám cầu thân khó mà xung đột, dầu họ không ưa nhau, họ cũng phải giữ kẻ với người chủ của họ, chỉ có thể ngấm ngầm để chọi nhau thôi.
Mẫn Tuệ gật đầu :
- Lý huynh có lý, chỉ trừ trường hợp người chủ của họ vì lẽ gì đó cần phải hạ một bên mà họ không muốn nhúng tay.
Đức Uy cười :
- Bảo vệ ý kiến của mình bằng cách đó, Dương muội xứng đáng làm một nhà “du thuyết” lắm.
Mẫn Tuệ cười :
- Lý huynh cứ đề cao tiểu muội hoài, mới “tham mưu” rồi bây giờ “du thuyết”, coi chừng muội không dám nói gì cả đó nghe.
Dương đô đốc hỏi :
- Hiền điệt định đến đó sao?
Đức Uy trầm ngâm :
- Có lẽ phải đi, lão bá không thấy trong thơ nói đó sao? Bỏ qua uổng lắm.
Dương đô đốc có vẻ do dự :
- Có thể đó là cạm bẫy hay không?
Đức Uy đáp :
- Cũng không thể bảo là không có thể.
Mẫn Tuệ vụt nói :
- Tiểu muội cùng đi với Lý huynh?
Đức Uy cau mặt :
- Hiền muội...
Mẫn Tuệ nói nhanh :
- Tiểu muội cũng không dám nói là sẽ giúp đỡ được Lý huynh, chỉ vì muốn chứng kiến để mở rộng thêm tầm hiểu biết, không thấy trong thơ sao, “bỏ qua uổng lắm”.
Nàng cố ý lặp lại câu nói vừa rồi của Lý Đức Uy.
Do dự một lát, Đức Uy nói :
- Dương muội là....
Mẫn Tuệ cười :
- Lý huynh muốn chê tiểu muội là con gái nhà quan rồi đó phải không? Đâu phải như thế, là người quan sát và thấy rõ tình hình, Lý huynh đáng lý phải tập tành cho tiểu muội xông pha mới phải chớ, biết đâu một ngày gần đây rồi tiểu muội cũng phải lăn lộn giang hồ?
Đức Uy nói :
- Dương muội có nhớ ngày từ Kinh sư trở về dây không? Bây giờ họ cũng chưa chịu thôi đâu, coi chừng Dương muội sẽ tạo cơ hội cho họ đó.
Mẫn Tuệ cười :
- Tiểu muội đi với Lý huynh, chỉ có Lý huynh biết tiểu muội là ai thôi, họ làm sao biết được, tiểu muội sẽ hóa trang làm một thơ đồng của Lý huynh là ổn chớ gì.
Đức Uy nhướng mắt :
- Ngu huynh không dám nhận như thế đâu....
Mẫn Tuệ háy mắt :
- Giả bộ vậy mà!
Dương đô đốc cười :
- Đức Uy, cứ để cho em nó đi đi, không cho thì nó cũng trốn đi đó.
Đức Uy gật đầu :
- Cũng được, nhưng chắc là phải cải trang...
Mẫn Tuệ cười :
- Tự nhiên, đã bảo sẽ làm thơ đồng cho Lý huynh mà....
Nàng nói chưa dứt câu thì bên ngoài có người vào báo :
- Bẩm đại nhân, bên ngoài có người tự xưng là từ Tổng đàn “Cùng Gia bang” xin cầu kiến.
Đức Uy đứng dậy ngay.
Dương đô đốc vẫy tay :
- Ra nói ta thỉnh vào.
Đức Uy vừa bước ra chợt thấy từ bên ngoài một gã thiếu niên khất cái được gã hộ vệ dẫn vào, hắn là một con người vóc dáng nhỏ thó, nước da trắng hồng y như con gái, nếu hắn vận nữ trang chắc chắn ai cũng phải nhầm.
Đức Uy cười :
- Có phải một trong “Tam tuấn” của Tổng đường “Cùng Gia bang” đó không?
Gã thiếu niên khất cái cúi đầu :
- Không dám, tại hạ tên Lăng Phong.
Đức Uy nói :
- Đường xa muôn dặm, thật là làm cực nhọc chư vị vô cùng...
Lăng Phong cúi đầu :
- Không dám, Phân đường chủ Trường An báo cáo, theo lịnh triệu tập của Ngân Bài lệnh, đáng lý chúng tôi phải đến sớm hơn.
Đức Uy hỏi :
- Lần này đến Trường An, không biết Tổng đường còn có ai nữa không?
Lăng Phong đáp :
- Phụng mạng đến đây do nhị vị Hộ pháp và năm vị Đường chủ, cùng với ba anh em chúng tôi, Bang chủ vì phải chủ trì công việc của Tổng đàn và còn phải thường xuyên tùy hành lão Hầu gia nên không thể đến Trường An.
Đức Uy hỏi :
- Chẳng hay nhị vị Hộ pháp, năm vị Đường chủ và hai bạn trong “Tam tuấn” bây giờ ở đâu?
Lăng Phong đáp :
- Chư vị ấy hiện tại đang ở Phân đường Trường An, cho tại hạ đến báo cáo cùng Lý thiếu hiệp.
Đức Uy nói :
- Chư vị đường sá xa xôi, vậy xin cứ yên nghỉ, sáng mai tôi sẽ đến vấn an.
Như nhớ ra chuyện bất hạnh xảy ra cho La Hán, Đức Uy hỏi :
- Chắc các vị vừa đến chưa rõ chuyện Phân đường?
Lăng Phong đáp :
- Đã có biết rồi và cũng đã có báo về đến Tổng đường.
Hắn lấy ra một phong thư trao cho Lý Đức Uy :
- Lão hầu gia có dặn tại hạ trao lại cho Lý thiếu hiệp thơ này.
Đức Uy nhận thơ và đưa Lăng Phong vào chỗ Vân Tiêu đang nằm dưỡng bệnh.
Sau khi hỏi thăm tình hình, Vân Tiêu nói với Đức Uy :
- Đến hôm nay thì coi như thương thế đã hoàn toàn bình phục, vậy ngày mai tại hạ phải trở về Phân đường, trước hội kiến với chư vị Hộ pháp, Đường chủ và sau đó là điều động công việc của Phân đường, xin thiếu hiệp thưa lại với Đô đốc đại nhân một tiếng.
Đức Uy gật đầu và đưa Lăng Phong trở ra ngoài.
Cầm phong thơ của Bố Y Hầu vừa gởi cho Lý Đức Uy, Dương đô đốc cau mày hỏi :
- Bọn tay chân của Lý Tụ Thành đã đến Trường An rồi sao?
Đức Uy đáp :
- Hiện tại thì chỉ thấy lộ mặt một ít người, nhưng chủ lực của chúng thì đang âm thầm tiến về phương Bắc.
Dương đô đốc kinh ngạc :
- Như thế chúng định giương đông kích tây sao?
Đức Uy đáp :
- Lý Tụ Thành thì không đáng lo lắng, cái đáng làm cho ta phải lâm vào nguy hiểm là Ngô Tam Quế bại binh, Tổng đốc Liêu Tôn Hồng Thừa Trù bị bắt, quân Mãn Châu đè nặng ở biên cảnh, trong khi tại triều thì gian nịnh ngày một chuyên quyền...
Dương đô đốc chắc lưỡi :
- Quân Mãn Châu uy hiếp biên cảnh, quân Lý Tụ Thành đang âm thầm tiến về Bắc, triều đình gian nịnh lại chuyên quyền, như thế thì biết làm sao...
Đức Uy đáp :
- Tình hình hiện tại không làm sao quyết định vấn đề bao quát, tại kinh đã có Nghĩa phụ của tiểu điệt và chư vị trung thần cán đáng, chúng ta chỉ phải lo bảo vệ năm tỉnh miền Tây này, cố làm sao cho bọn giặc không thể hoành hành hơn nữa...
Dương đô đốc nói :
- Bây giờ tình hình bốn phương rối loạn, đạo tặc nổi lên, nhưng năm tỉnh miền Tây này thì tương đối còn yên, mặc dầu Trường An ngấm ngầm những lực lượng địch nhân, lão phu muốn thượng sớ xin triều đình cho mang quân nghinh địch về hướng Bắc.
Đức Uy nói :
- Triều đình trao Tây ngũ tỉnh cho lão bá vì đó là vùng sát nách Trường An, tất cả yếu khu thâm nhập để tập trung vào năm tỉnh nếu chúng ta không thận trọng, một mai thất thủ, địch quân xâm nhập Trường An thì Kinh sư sẽ vô phương bảo vệ...
Dương đô đốc hỏi :
- Ý của hiền điệt là ta chỉ nên bảo vệ năm tỉnh miền Tây này thôi phải không?
Đức Uy đáp :
- Trong một hoàn cảnh nhứt định, một người không nên kiêm nhiệm, với tình hình hiện tại, theo tiểu điệt thì năm tỉnh miền Tây vô cùng quan trọng, địch quân đang đè nặng phương Bắc, nhưng chưa chắc đã có thể đánh rốc về Kinh sư, giả như quả thật chúng đổ đánh về mặt đó, năm tỉnh miền tây này còn vững thì chúng cũng chưa dám buông lung, trái lại, nếu mặt Tây vùng sơ hở cùng bị uy hiếp, thì chúng sẽ tạo thế gọng kiềm, chừng đó, giặc chưa đến mà Kinh sư cũng sẽ dễ dàng bị mất.
Đô đốc thở dài :
- Hồng kinh lược là một tướng tài ba, ngày nay bị bắt, với lòng trung nghĩa của ông ta, lão phu e sợ rằng triều đình sẽ mất một người tôi lương đống.
Đức Uy cúi đầu mấp máy đôi môi, nhưng không hiểu sao hắn lại làm thinh....
Mẫn Tuệ hỏi :
- Lý huynh, có phải còn có nhiều điều bất lợi nữa phải không?
Đức Uy lắc đầu :
- Không, ngu huynh chỉ nhớ lại chuyện nghĩa phụ nói về Hồng Thừa Trù...
Dương đô đốc cau mặt :
- Lão hầu gia nói về Hồng kinh lược?
Đức Uy nói :
- Nghĩa phụ của tiểu điệt nhận rằng Hồng Thừa Trù là con người chỉ có vẻ bên ngoài, chứ không trung thực...
Dương đô đốc cau mặt :
- Theo ý của hiền điệt thì chuyện bị bắt này có thể không thật sao?
Đức Uy trầm ngâm :
- Không hẳn như thế, nhưng chỉ sợ hậu quả không toàn vẹn.
Dương đô đốc lắc đầu :
- Không đâu, Đức Uy chắc chắn sẽ không như thế, ai thì ta không biết chớ Hồng Thừa Trù thì ta hiểu sâu lắm nhất định ông ấy không đến nỗi hàng giặc đâu.
Đức Uy buồn :
- Tiểu điệt cũng hy vọng như thế.
Hắn ngần ngừ giây lát rồi nói :
- Xin lão bá và Dương muội hãy đi nghỉ, tiểu điệt còn phải đến thăm và bàn chuyện với Vân phân đường chủ để ngày mai gặp các vị Tổng đường “Cùng Gia bang”...
Lý Đức Uy bước ra rồi, Mẫn Tuệ hỏi cha :
- Cha xem Hồng Thừa Trù có thể hàng Thanh không?
Dương đô đốc lắc đầu :
- Không đâu, Hồng kinh lược không phải là người không tiết tháo, theo cha thì chuyện ấy không thể xảy ra.
Dương Mẫn Tuệ làm thinh, nàng cúi đầu có vẻ trầm tư.
Những người trẻ thường dễ thấy nhau, bằng vào dáng sắc của Đức Uy, nàng cảm thấy câu chuyện Hồng Thừa Trù bị bắt thật đáng nhiều lo ngại...
Trong một hoàn cảnh quốc gia bị giảm uy tín đối với dân chúng, ngoại xâm nội loạn rối ren, một vị đại thần như Hồng Thừa Trù đổi thay chí hướng là một chuyện quá nhiều bất lợi cho tinh thần chống giặc của binh sĩ dân chúng...
Nhưng, thế nước suy đồi, quan tướng vì dân thì ít mà sách nhiễu lê thứ thì quá nhiều như hiện nay, uy quyền của một triều đình lung lay tận gốc, không ai dám quyết đoán lòng người ra sao cả.
Có thể trước đây, Hồng Thừa Trù là một trung thần nhưng triều đình đã thế, dân chúng đã thế, liệu tinh thần của ông ta còn vững nữa hay không? Hay chính bản thân của ông ta cũng đã lung lay không phải vì sợ giặc, mà bị chèn ép, bị khốn đốn vì đám loạn thần khiến ông ta không còn đất đứng để làm cái công việc trung lương của ông ta, khiến ông ta cảm thấy chính mình cũng không còn được bảo vệ được mình, chớ đừng nói đền việc bảo vệ cho dân cho nước. Trong một hoàn cảnh như thế, ai dám nói đến ngày mai...
* * * * *
Vân Tiêu đưa Đức Uy và Mẫn Tuệ đến Phân đường.
Đúng theo kế hoạch đã định, Mẫn Tuệ đã cải nam trang ăn vận như một tên “thơ đồng” của Đức Uy, chỉ có điều là tên thơ đồng này hơi lớn và cũng quá đẹp y như là... con gái.
Các cao thủ của “Cùng Gia bang” đến gần phân nửa, nhị vị “Hộ pháp” là Khúc Cửu Dương và Cung Tất Hiển, năm vị Đường chủ là Đáo Nhứt Thọ, Quân Hải Thiên, Biên Minh, Phùng Ngọc Côn và Vương Đồng, trừ hai vị Hộ pháp tuổi ngoài năm mươi, còn lại thì trên dưới bốn mươi, họ là những người ưu tú nhứt của Tổng đường đưa đến.
Ngoài ra, còn ba gã thiếu niên được xem như tương lai nhứt của “Cùng Gia bang” cũng được gọi là “Tam tuấn” là Thạch Quân, Tôn Dương, đã được Lăng Phong giới thiệu.
Sau khi ra mắt, Đức Uy nói bằng một giọng có nhiều áy náy :
- Về chuyện tổn thất của quý Phân đường, trách nhiệm đó phần lớn do tại hạ, xin chư vị cảm thông, vì đó là việc ngoài dự liệu.
Cửu Dương nói :
- Ý?của thiếu hiệp, lão phu đã rõ phần nào, thật sự thì sự mê loạn tâm trí của La Hán là điều mà chúng ta đáng ngại.
Đức Uy nói :
- Tại hạ không dám nói chi nhiều, chỉ mong chư vị lấy nghĩa vụ làm trọng và nghĩ đến hoàn cảnh mất trí của La Hán mà dung tình.
Khúc Cửu Dương gật đầu :
- Tự nhiên, nhưng dù sao cũng phải đợi chỉ thị của Tổng đường....
Như nhớ ra , ông ta lại hỏi :
- Lý thiếu hiệp có biết về chuyện Hồng Thừa Trù bị bắt rồi chớ?
Đức Uy đáp :
- Có tại hạ có đọc thơ của nghĩa phụ...
Khúc Cửu Dương lắc đầu :
- Đó là chuyện cách đây mấy ngày, tin mới nhứt cho biết Hồng Thừa Trù đã đầu giặc.
Đức Uy rúng động :
- Đúng vậy ư ?...
Mẫn Tuệ giật mình :
- Sao? Hồng Thừa Trù đã...
Trong cơn xúc động vì tin dữ, Mẫn Tuệ quên bẵng sửa giọng, khi nói được mấy tiếng, nàng mới nhớ ra nên vội nín ngang...
Bọn Khúc Cửu Dương vốn là những tay lịch duyệt giang hồ chỉ cần nghe thoáng qua là họ đã biết ngay có chuyện ẩn bí, họ cùng đưa mắt ngầm hỏi Lý Đức Uy...
Thấy Mẫn Tuệ thất thố, Đức Uy vội nói :
- Thật không dám giấu, đây là Dương cô nương, ái nữ của Dương đô đốc, nhưng vì đi ra ngoài đề phòng bất trác nên phải cải nam trang.
Bọn Khúc Cửu Dương lật đật thủ lễ :
- Chúng thảo dân thất kính.
Mẫn Tuệ nói :
- Vãn bối là con cháu, xin chư vị tiền bối đừng giữ lễ như thế, xin nhờ Khúc tiền bối cho biết rõ lại về tình hình của Hồng kinh lược.
Khúc Cửu Dương nói :
- Không riêng Hồng Thừa Trù, chánh sách dụ hàng là mưu lược chung của Mãn Châu, riêng Hồng Thừa Trù thì đã được chúng nhắm lâu rồi, khi mới tấn công vào Tòng Sơn thành là chúng đã tìm cách dụ hàng. Chúng nhận thấy Hồng Thừa Trù là một đại tướng tài ba, lúc đó chúng cho người đến thuyết khách, nhưng bị Hồng Thừa Trù khẳng khái cự tuyệt...
Mẫn Tuệ hỏi :
- Theo gia phụ thì Hồng Thừa Trù khí tiết cao lắm, nhưng không hiểu tại sao bây giờ lại biến tánh như thế ấy?
Khúc Cửu Dương nói :
- Chuyện kể ra cũng khá phức tạp, sau đó chúng mua chuộc được viên phó tướng Hạ Thừa Đức là nội ứng công đoạt Tòng Sơn Thành, Kinh lược Hồng Thừa Trù, Tuần phủ Khưu Dân Ngưởng, các vị Tổng binh Vương Đình Thần, Hoàng Diêm Giao, Tổ Đại Lạc và các Lãnh binh Tổ Đại Thành, Tổ Đại Ứng đều bị bắt, trong số đó có người tuẩn tiết, có người đầu hàng, chỉ có Hồng Thừa Trù biết đó là kế dụ hàng nên ông ta không ăn không uống, luôn cả đám tỳ nữ cũng không thèm ngó tới...
Mẫn Tuệ nói :
- Ban đầu thì thế, nhưng sau cùng ông ta không cự nổi với sắc đẹp, chúng đưa Hoàng Hậu Mãn Châu là Văn Hoàng Hậu đến, với sắc đẹp mê hồn của người đàn bà này, Hồng Thừa Trù đành phải cúi đầu...
Mẫn Tuệ trố mắt :
- Hoàng đế Mãn Châu lại cho vợ mình làm như thế hay sao?
Khúc Cửu Dương đáp :
- Hai nước đang đi vào con đường sống chết, không ai chừa một thủ đoạn nào, huống chi Hồng Thừa Trù vốn là một viên đại tướng của triều đình, thu phục được ông ta xem như lấy được phân nửa giang sơn, chúng đâu có tiếc gì...
Mẫn Tuệ cau mày :
- Nhưng tại sao khi Hồng Thừa Trù bị bắt, triều đình hông hiểu thấu vấn đề quan trọng như thế để có phương sách cứu thoát ông ta?
Khúc Cửu Dương đáp :
- Hồng Thừa Trù được chúng điệu về tại Phan Dương, cả dãy Liêu Đông đã thuộc về tay chúng, với trùng trùng binh thế đó, làm sao có thể nói đến chuyện cứu thoát được? Thêm vào đó, triều đình lại không có quyết tâm, chỉ có lão Hầu gia chuyên tự thương thảo với “Cùng Gia bang” phái cao thủ tiền nhậm Phan Dương để lo tìm cách cứu, nhưng bao nhiêu cao thủ của “Cùng Gia bang” có đi mà không trở lại, họ đã cùng vị quốc vong thân...
Mẫn Tuệ lắc đầu :
- Làm thân Kinh lược, thống lãnh cả một dãy Liêu Tô, đã được thác thổ phong cương mà Hồng Thừa Trù không dám chết thì quả là không thể nói đến vấn dề khí tiết...
Đức Uy cúi mặt thở dài...
Hắn chợt nhớ đến Thất Cách Cách, nhớ đến người con gái Mãn Châu, ngừoi con gái tài sắc và nhiều đức độ, lại đa tình hiện đang có mặt tại Trường An...
Không chú ý đến sự thay đổi sắc diện của Lý Đức Uy, Dương Mẫn Tuệ nói tiếp :
- Chuyện này cha tôi mà hay được chắc người đau lòng biết mấy.
Đức Uy dàu dàu :
- Đau lòng thì chắc không chỉ một mình Dương đại nhân đâu...
Hắn ngó Khúc Cửu Dương và hỏi :
- Khúc tiền bối chẳng hay tin này từ đâu đâu đưa về cho Tổng đường thế?
Khúc Cửu Dương nói :
- Lão phu không rõ lắm, chỉ được Bang chủ báo tin, nhưng chắc là anh em Phân đường Liêu Đông báo tin về, chỉ có anh em ở đó tin tức mới mau lẹ như thế.
Đức Uy trầm ngâm và nghiêm giọng :
- Về chuyện Hồng Thừa Trù hàng giặc có ảnh hưởng không hay rất nhiều cho sĩ khí nhân tâm, cho nên theo tại hạ thì tốt hơn hết quý bang nên thương lượng với nghĩa phụ tôi, cho một cái tin rằng Hồng Thừa Trù đã phản kháng tới cùng rồi tử tiết...
Mẫn Tuệ gật đầu :
- Đúng rồi, xin quý bang nên làm như thế, bây giờ sĩ khí nhân tâm đã nhiều chuyển động, chúng ta đều phải hết sức duy trì...
Mọi người có mặt thảy đều ngậm ngùi, không ai nói được tiếng nào, họ đều nghe lòng mình nặng trĩu...
Đứng vào phương diện bàng quan, thật không ai thấy điều đó là quan trọng lắm, bất quá người ta chỉ mắng Hồng Thừa Trù mấy tiếng hay bàn bạc với nhau về chuyện mãi quốc cầu vinh thế thôi, nhưng đối với những kẻ nhiệt thành yêu nước, đó là một chuyện đau lòng chớ không phải chỉ căm hận không thôi.
Cũng giống như một gia đình gặp cơn tai biến, thêm vào đó vừa đau lòng, vừa phải dối với mọi người rằng đứa con vẫn tốt có nhiều người mẹ phải gạt nước mắt nói với xóm giềng rằng con tôi... đã chết.
Đứng lặng một lúc khá lâu, Lý Đức Uy vụt nói, giọng nói của hắn bình tĩnh đến lạ thường, Mẫn Tuệ cảm thấy giống như một người vừa đưa thân nhân đến an nghỉ nghìn đời nơi phần mộ, cái bình tĩnh của sự chết lặng trong lòng. Hắn nói :
- Thôi, chuyện cứ như thế mà làm, bây giờ tại hạ phải kiếu từ, vì còn bận một việc hơi gấp.
Hắn vòng tay chào mọi người rồi ra hiệu cho Mẫn Tuệ bước ra.
Khúc Cửu Dương nói với theo :
- Lý thiếu hiệp, chúng tôi đến đây chưa định công việc hành động, nếu có điều chi cần thiết, xin thiếu hiệp cứ sai khiến.
- Không dám như thế...
Đức Uy ngầm ngừ nói tiếp :
- Nhưng nếu có thể, xin chư vị cho anh em tiếp tục tìm giùm cô nương Triệu Nghê Thường, nếu được tin xin thông báo đến Đô đốc phủ.
Khúc Cửu Dương gật đầu :
- Thiếu hiệp yên lòn,g chúng tôi sẽ nổ lực làm chuyện đó.
Đức Uy và Mẫn Tuệ bái biệt lui ra...
Dưới ánh đèn lưu ly không đủ sáng, Lý Đức Uy, Dương Mẫn Tuệ và Dương đô đốc ngồi vây quanh chiếc bàn, vẻ mặt người nào cũng trầm trầm, họ lo lắng về chuyện chưa tìm được tông tích của Triệu Nghê Thường.
Một tên vệ sĩ lên tiếng xin vào.
Trên tay hắn cầm một phong thư, hắn cúi mình :
- Bẩm đại nhân, có thơ.
Dương đô đốc cau mày :
- Từ đâu tới?
Tên vệ sĩ cúi mình :
- Bẩm đại nhân, thơ bỏ rơi trước cổng.
Dương đô đốc cau mày :
- Sao lại có chuyện như thế nữa?
Ông ta vừa đưa tay tiếp lấy thì Lý Đức Uy đã đứng lên đón lấy trước, hắn nói :
- Lão bá, tình hình Trường An bây giờ bất ổn, phải giữ gìn nguy hiểm về tà thuật, về độc chất, trong tay chấp chưởng an nguy cho trăm họ, lão bá không thể không thận trọng...
Hắn liếc qua bì thư và sửng sốt nói tiếp :
- Lạ không, thơ này lại gởi cho tiểu điệt...
Quả nhiên, phong bì đề: “Kính gởi Lý đại hiệp”.
Xem thơ Lý Đức Uy cau mày suy nghĩ, Mẫn Tuệ hỏi :
- Chi thế? Lý huynh?
Trao thơ cho nàng Lý Đức Uy nói :
- Dương muội hãy xem.
Mẫn Tuệ cầm lấy, trong thơ viết: “khoảng từ ngọ đến mùi, ngày mai, triền núi phía tây Chung Nam sơn có màn kịch khá hay, bỏ qua uổng lắm”.
Vỏn vẹn có hai dòng chữ, bên dưới không “dấu hiệu”, không ký tên.
Mẫn Tuệ lầm thầm :
- Như thế nghĩa là sao?
Dương đô đốc cau mày :
- “Một màn kịch”? nhưng là kịch gì?
Dương Mẫn Tuệ nói :
- Theo con, thì có thể đây là một cuộc đấu tài đấu trí của nhân vật võ lâm, bởi vì, nếu không thế, thì tại sao lại ở Chung Nam?
Đức Uy gật đầu :
- Tôi cũng nghĩ như thế...
Dương đô đốc hỏi :
- Mình có thể đoán biết là ai với ai, phe nào với phe nào không?
Lý Đức Uy lắc đầu :
- Rất khó mà đoán, Trường An thành hiện nay nhiều phe phái quá...
Mẫn Tuệ nói :
- Trong thơ không nói rõ, nhưng cứ theo “khẩu khí” thì là “rủ” đến “để” xem chơi, mà nếu quả đúng như thế thì có thể hai phe này đều không phải bạn mình.
Đức Uy cười :
- Dương muội làm tham mưu cho Đô đốc phủ được lắm.
Dương Mẫn Tuệ cười :
- Cũng mong hai con chó cắn nhau.
Đức Uy lắc đầu :
- Khó đoán lắm, hiện nay các phe đều tìm cách để cầu thân với bọn Mãn Châu, có mặt Mãn Châu tại Trường An ngày nào, thì ngày đó, đám cầu thân khó mà xung đột, dầu họ không ưa nhau, họ cũng phải giữ kẻ với người chủ của họ, chỉ có thể ngấm ngầm để chọi nhau thôi.
Mẫn Tuệ gật đầu :
- Lý huynh có lý, chỉ trừ trường hợp người chủ của họ vì lẽ gì đó cần phải hạ một bên mà họ không muốn nhúng tay.
Đức Uy cười :
- Bảo vệ ý kiến của mình bằng cách đó, Dương muội xứng đáng làm một nhà “du thuyết” lắm.
Mẫn Tuệ cười :
- Lý huynh cứ đề cao tiểu muội hoài, mới “tham mưu” rồi bây giờ “du thuyết”, coi chừng muội không dám nói gì cả đó nghe.
Dương đô đốc hỏi :
- Hiền điệt định đến đó sao?
Đức Uy trầm ngâm :
- Có lẽ phải đi, lão bá không thấy trong thơ nói đó sao? Bỏ qua uổng lắm.
Dương đô đốc có vẻ do dự :
- Có thể đó là cạm bẫy hay không?
Đức Uy đáp :
- Cũng không thể bảo là không có thể.
Mẫn Tuệ vụt nói :
- Tiểu muội cùng đi với Lý huynh?
Đức Uy cau mặt :
- Hiền muội...
Mẫn Tuệ nói nhanh :
- Tiểu muội cũng không dám nói là sẽ giúp đỡ được Lý huynh, chỉ vì muốn chứng kiến để mở rộng thêm tầm hiểu biết, không thấy trong thơ sao, “bỏ qua uổng lắm”.
Nàng cố ý lặp lại câu nói vừa rồi của Lý Đức Uy.
Do dự một lát, Đức Uy nói :
- Dương muội là....
Mẫn Tuệ cười :
- Lý huynh muốn chê tiểu muội là con gái nhà quan rồi đó phải không? Đâu phải như thế, là người quan sát và thấy rõ tình hình, Lý huynh đáng lý phải tập tành cho tiểu muội xông pha mới phải chớ, biết đâu một ngày gần đây rồi tiểu muội cũng phải lăn lộn giang hồ?
Đức Uy nói :
- Dương muội có nhớ ngày từ Kinh sư trở về dây không? Bây giờ họ cũng chưa chịu thôi đâu, coi chừng Dương muội sẽ tạo cơ hội cho họ đó.
Mẫn Tuệ cười :
- Tiểu muội đi với Lý huynh, chỉ có Lý huynh biết tiểu muội là ai thôi, họ làm sao biết được, tiểu muội sẽ hóa trang làm một thơ đồng của Lý huynh là ổn chớ gì.
Đức Uy nhướng mắt :
- Ngu huynh không dám nhận như thế đâu....
Mẫn Tuệ háy mắt :
- Giả bộ vậy mà!
Dương đô đốc cười :
- Đức Uy, cứ để cho em nó đi đi, không cho thì nó cũng trốn đi đó.
Đức Uy gật đầu :
- Cũng được, nhưng chắc là phải cải trang...
Mẫn Tuệ cười :
- Tự nhiên, đã bảo sẽ làm thơ đồng cho Lý huynh mà....
Nàng nói chưa dứt câu thì bên ngoài có người vào báo :
- Bẩm đại nhân, bên ngoài có người tự xưng là từ Tổng đàn “Cùng Gia bang” xin cầu kiến.
Đức Uy đứng dậy ngay.
Dương đô đốc vẫy tay :
- Ra nói ta thỉnh vào.
Đức Uy vừa bước ra chợt thấy từ bên ngoài một gã thiếu niên khất cái được gã hộ vệ dẫn vào, hắn là một con người vóc dáng nhỏ thó, nước da trắng hồng y như con gái, nếu hắn vận nữ trang chắc chắn ai cũng phải nhầm.
Đức Uy cười :
- Có phải một trong “Tam tuấn” của Tổng đường “Cùng Gia bang” đó không?
Gã thiếu niên khất cái cúi đầu :
- Không dám, tại hạ tên Lăng Phong.
Đức Uy nói :
- Đường xa muôn dặm, thật là làm cực nhọc chư vị vô cùng...
Lăng Phong cúi đầu :
- Không dám, Phân đường chủ Trường An báo cáo, theo lịnh triệu tập của Ngân Bài lệnh, đáng lý chúng tôi phải đến sớm hơn.
Đức Uy hỏi :
- Lần này đến Trường An, không biết Tổng đường còn có ai nữa không?
Lăng Phong đáp :
- Phụng mạng đến đây do nhị vị Hộ pháp và năm vị Đường chủ, cùng với ba anh em chúng tôi, Bang chủ vì phải chủ trì công việc của Tổng đàn và còn phải thường xuyên tùy hành lão Hầu gia nên không thể đến Trường An.
Đức Uy hỏi :
- Chẳng hay nhị vị Hộ pháp, năm vị Đường chủ và hai bạn trong “Tam tuấn” bây giờ ở đâu?
Lăng Phong đáp :
- Chư vị ấy hiện tại đang ở Phân đường Trường An, cho tại hạ đến báo cáo cùng Lý thiếu hiệp.
Đức Uy nói :
- Chư vị đường sá xa xôi, vậy xin cứ yên nghỉ, sáng mai tôi sẽ đến vấn an.
Như nhớ ra chuyện bất hạnh xảy ra cho La Hán, Đức Uy hỏi :
- Chắc các vị vừa đến chưa rõ chuyện Phân đường?
Lăng Phong đáp :
- Đã có biết rồi và cũng đã có báo về đến Tổng đường.
Hắn lấy ra một phong thư trao cho Lý Đức Uy :
- Lão hầu gia có dặn tại hạ trao lại cho Lý thiếu hiệp thơ này.
Đức Uy nhận thơ và đưa Lăng Phong vào chỗ Vân Tiêu đang nằm dưỡng bệnh.
Sau khi hỏi thăm tình hình, Vân Tiêu nói với Đức Uy :
- Đến hôm nay thì coi như thương thế đã hoàn toàn bình phục, vậy ngày mai tại hạ phải trở về Phân đường, trước hội kiến với chư vị Hộ pháp, Đường chủ và sau đó là điều động công việc của Phân đường, xin thiếu hiệp thưa lại với Đô đốc đại nhân một tiếng.
Đức Uy gật đầu và đưa Lăng Phong trở ra ngoài.
Cầm phong thơ của Bố Y Hầu vừa gởi cho Lý Đức Uy, Dương đô đốc cau mày hỏi :
- Bọn tay chân của Lý Tụ Thành đã đến Trường An rồi sao?
Đức Uy đáp :
- Hiện tại thì chỉ thấy lộ mặt một ít người, nhưng chủ lực của chúng thì đang âm thầm tiến về phương Bắc.
Dương đô đốc kinh ngạc :
- Như thế chúng định giương đông kích tây sao?
Đức Uy đáp :
- Lý Tụ Thành thì không đáng lo lắng, cái đáng làm cho ta phải lâm vào nguy hiểm là Ngô Tam Quế bại binh, Tổng đốc Liêu Tôn Hồng Thừa Trù bị bắt, quân Mãn Châu đè nặng ở biên cảnh, trong khi tại triều thì gian nịnh ngày một chuyên quyền...
Dương đô đốc chắc lưỡi :
- Quân Mãn Châu uy hiếp biên cảnh, quân Lý Tụ Thành đang âm thầm tiến về Bắc, triều đình gian nịnh lại chuyên quyền, như thế thì biết làm sao...
Đức Uy đáp :
- Tình hình hiện tại không làm sao quyết định vấn đề bao quát, tại kinh đã có Nghĩa phụ của tiểu điệt và chư vị trung thần cán đáng, chúng ta chỉ phải lo bảo vệ năm tỉnh miền Tây này, cố làm sao cho bọn giặc không thể hoành hành hơn nữa...
Dương đô đốc nói :
- Bây giờ tình hình bốn phương rối loạn, đạo tặc nổi lên, nhưng năm tỉnh miền Tây này thì tương đối còn yên, mặc dầu Trường An ngấm ngầm những lực lượng địch nhân, lão phu muốn thượng sớ xin triều đình cho mang quân nghinh địch về hướng Bắc.
Đức Uy nói :
- Triều đình trao Tây ngũ tỉnh cho lão bá vì đó là vùng sát nách Trường An, tất cả yếu khu thâm nhập để tập trung vào năm tỉnh nếu chúng ta không thận trọng, một mai thất thủ, địch quân xâm nhập Trường An thì Kinh sư sẽ vô phương bảo vệ...
Dương đô đốc hỏi :
- Ý của hiền điệt là ta chỉ nên bảo vệ năm tỉnh miền Tây này thôi phải không?
Đức Uy đáp :
- Trong một hoàn cảnh nhứt định, một người không nên kiêm nhiệm, với tình hình hiện tại, theo tiểu điệt thì năm tỉnh miền Tây vô cùng quan trọng, địch quân đang đè nặng phương Bắc, nhưng chưa chắc đã có thể đánh rốc về Kinh sư, giả như quả thật chúng đổ đánh về mặt đó, năm tỉnh miền tây này còn vững thì chúng cũng chưa dám buông lung, trái lại, nếu mặt Tây vùng sơ hở cùng bị uy hiếp, thì chúng sẽ tạo thế gọng kiềm, chừng đó, giặc chưa đến mà Kinh sư cũng sẽ dễ dàng bị mất.
Đô đốc thở dài :
- Hồng kinh lược là một tướng tài ba, ngày nay bị bắt, với lòng trung nghĩa của ông ta, lão phu e sợ rằng triều đình sẽ mất một người tôi lương đống.
Đức Uy cúi đầu mấp máy đôi môi, nhưng không hiểu sao hắn lại làm thinh....
Mẫn Tuệ hỏi :
- Lý huynh, có phải còn có nhiều điều bất lợi nữa phải không?
Đức Uy lắc đầu :
- Không, ngu huynh chỉ nhớ lại chuyện nghĩa phụ nói về Hồng Thừa Trù...
Dương đô đốc cau mặt :
- Lão hầu gia nói về Hồng kinh lược?
Đức Uy nói :
- Nghĩa phụ của tiểu điệt nhận rằng Hồng Thừa Trù là con người chỉ có vẻ bên ngoài, chứ không trung thực...
Dương đô đốc cau mặt :
- Theo ý của hiền điệt thì chuyện bị bắt này có thể không thật sao?
Đức Uy trầm ngâm :
- Không hẳn như thế, nhưng chỉ sợ hậu quả không toàn vẹn.
Dương đô đốc lắc đầu :
- Không đâu, Đức Uy chắc chắn sẽ không như thế, ai thì ta không biết chớ Hồng Thừa Trù thì ta hiểu sâu lắm nhất định ông ấy không đến nỗi hàng giặc đâu.
Đức Uy buồn :
- Tiểu điệt cũng hy vọng như thế.
Hắn ngần ngừ giây lát rồi nói :
- Xin lão bá và Dương muội hãy đi nghỉ, tiểu điệt còn phải đến thăm và bàn chuyện với Vân phân đường chủ để ngày mai gặp các vị Tổng đường “Cùng Gia bang”...
Lý Đức Uy bước ra rồi, Mẫn Tuệ hỏi cha :
- Cha xem Hồng Thừa Trù có thể hàng Thanh không?
Dương đô đốc lắc đầu :
- Không đâu, Hồng kinh lược không phải là người không tiết tháo, theo cha thì chuyện ấy không thể xảy ra.
Dương Mẫn Tuệ làm thinh, nàng cúi đầu có vẻ trầm tư.
Những người trẻ thường dễ thấy nhau, bằng vào dáng sắc của Đức Uy, nàng cảm thấy câu chuyện Hồng Thừa Trù bị bắt thật đáng nhiều lo ngại...
Trong một hoàn cảnh quốc gia bị giảm uy tín đối với dân chúng, ngoại xâm nội loạn rối ren, một vị đại thần như Hồng Thừa Trù đổi thay chí hướng là một chuyện quá nhiều bất lợi cho tinh thần chống giặc của binh sĩ dân chúng...
Nhưng, thế nước suy đồi, quan tướng vì dân thì ít mà sách nhiễu lê thứ thì quá nhiều như hiện nay, uy quyền của một triều đình lung lay tận gốc, không ai dám quyết đoán lòng người ra sao cả.
Có thể trước đây, Hồng Thừa Trù là một trung thần nhưng triều đình đã thế, dân chúng đã thế, liệu tinh thần của ông ta còn vững nữa hay không? Hay chính bản thân của ông ta cũng đã lung lay không phải vì sợ giặc, mà bị chèn ép, bị khốn đốn vì đám loạn thần khiến ông ta không còn đất đứng để làm cái công việc trung lương của ông ta, khiến ông ta cảm thấy chính mình cũng không còn được bảo vệ được mình, chớ đừng nói đền việc bảo vệ cho dân cho nước. Trong một hoàn cảnh như thế, ai dám nói đến ngày mai...
* * * * *
Vân Tiêu đưa Đức Uy và Mẫn Tuệ đến Phân đường.
Đúng theo kế hoạch đã định, Mẫn Tuệ đã cải nam trang ăn vận như một tên “thơ đồng” của Đức Uy, chỉ có điều là tên thơ đồng này hơi lớn và cũng quá đẹp y như là... con gái.
Các cao thủ của “Cùng Gia bang” đến gần phân nửa, nhị vị “Hộ pháp” là Khúc Cửu Dương và Cung Tất Hiển, năm vị Đường chủ là Đáo Nhứt Thọ, Quân Hải Thiên, Biên Minh, Phùng Ngọc Côn và Vương Đồng, trừ hai vị Hộ pháp tuổi ngoài năm mươi, còn lại thì trên dưới bốn mươi, họ là những người ưu tú nhứt của Tổng đường đưa đến.
Ngoài ra, còn ba gã thiếu niên được xem như tương lai nhứt của “Cùng Gia bang” cũng được gọi là “Tam tuấn” là Thạch Quân, Tôn Dương, đã được Lăng Phong giới thiệu.
Sau khi ra mắt, Đức Uy nói bằng một giọng có nhiều áy náy :
- Về chuyện tổn thất của quý Phân đường, trách nhiệm đó phần lớn do tại hạ, xin chư vị cảm thông, vì đó là việc ngoài dự liệu.
Cửu Dương nói :
- Ý?của thiếu hiệp, lão phu đã rõ phần nào, thật sự thì sự mê loạn tâm trí của La Hán là điều mà chúng ta đáng ngại.
Đức Uy nói :
- Tại hạ không dám nói chi nhiều, chỉ mong chư vị lấy nghĩa vụ làm trọng và nghĩ đến hoàn cảnh mất trí của La Hán mà dung tình.
Khúc Cửu Dương gật đầu :
- Tự nhiên, nhưng dù sao cũng phải đợi chỉ thị của Tổng đường....
Như nhớ ra , ông ta lại hỏi :
- Lý thiếu hiệp có biết về chuyện Hồng Thừa Trù bị bắt rồi chớ?
Đức Uy đáp :
- Có tại hạ có đọc thơ của nghĩa phụ...
Khúc Cửu Dương lắc đầu :
- Đó là chuyện cách đây mấy ngày, tin mới nhứt cho biết Hồng Thừa Trù đã đầu giặc.
Đức Uy rúng động :
- Đúng vậy ư ?...
Mẫn Tuệ giật mình :
- Sao? Hồng Thừa Trù đã...
Trong cơn xúc động vì tin dữ, Mẫn Tuệ quên bẵng sửa giọng, khi nói được mấy tiếng, nàng mới nhớ ra nên vội nín ngang...
Bọn Khúc Cửu Dương vốn là những tay lịch duyệt giang hồ chỉ cần nghe thoáng qua là họ đã biết ngay có chuyện ẩn bí, họ cùng đưa mắt ngầm hỏi Lý Đức Uy...
Thấy Mẫn Tuệ thất thố, Đức Uy vội nói :
- Thật không dám giấu, đây là Dương cô nương, ái nữ của Dương đô đốc, nhưng vì đi ra ngoài đề phòng bất trác nên phải cải nam trang.
Bọn Khúc Cửu Dương lật đật thủ lễ :
- Chúng thảo dân thất kính.
Mẫn Tuệ nói :
- Vãn bối là con cháu, xin chư vị tiền bối đừng giữ lễ như thế, xin nhờ Khúc tiền bối cho biết rõ lại về tình hình của Hồng kinh lược.
Khúc Cửu Dương nói :
- Không riêng Hồng Thừa Trù, chánh sách dụ hàng là mưu lược chung của Mãn Châu, riêng Hồng Thừa Trù thì đã được chúng nhắm lâu rồi, khi mới tấn công vào Tòng Sơn thành là chúng đã tìm cách dụ hàng. Chúng nhận thấy Hồng Thừa Trù là một đại tướng tài ba, lúc đó chúng cho người đến thuyết khách, nhưng bị Hồng Thừa Trù khẳng khái cự tuyệt...
Mẫn Tuệ hỏi :
- Theo gia phụ thì Hồng Thừa Trù khí tiết cao lắm, nhưng không hiểu tại sao bây giờ lại biến tánh như thế ấy?
Khúc Cửu Dương nói :
- Chuyện kể ra cũng khá phức tạp, sau đó chúng mua chuộc được viên phó tướng Hạ Thừa Đức là nội ứng công đoạt Tòng Sơn Thành, Kinh lược Hồng Thừa Trù, Tuần phủ Khưu Dân Ngưởng, các vị Tổng binh Vương Đình Thần, Hoàng Diêm Giao, Tổ Đại Lạc và các Lãnh binh Tổ Đại Thành, Tổ Đại Ứng đều bị bắt, trong số đó có người tuẩn tiết, có người đầu hàng, chỉ có Hồng Thừa Trù biết đó là kế dụ hàng nên ông ta không ăn không uống, luôn cả đám tỳ nữ cũng không thèm ngó tới...
Mẫn Tuệ nói :
- Ban đầu thì thế, nhưng sau cùng ông ta không cự nổi với sắc đẹp, chúng đưa Hoàng Hậu Mãn Châu là Văn Hoàng Hậu đến, với sắc đẹp mê hồn của người đàn bà này, Hồng Thừa Trù đành phải cúi đầu...
Mẫn Tuệ trố mắt :
- Hoàng đế Mãn Châu lại cho vợ mình làm như thế hay sao?
Khúc Cửu Dương đáp :
- Hai nước đang đi vào con đường sống chết, không ai chừa một thủ đoạn nào, huống chi Hồng Thừa Trù vốn là một viên đại tướng của triều đình, thu phục được ông ta xem như lấy được phân nửa giang sơn, chúng đâu có tiếc gì...
Mẫn Tuệ cau mày :
- Nhưng tại sao khi Hồng Thừa Trù bị bắt, triều đình hông hiểu thấu vấn đề quan trọng như thế để có phương sách cứu thoát ông ta?
Khúc Cửu Dương đáp :
- Hồng Thừa Trù được chúng điệu về tại Phan Dương, cả dãy Liêu Đông đã thuộc về tay chúng, với trùng trùng binh thế đó, làm sao có thể nói đến chuyện cứu thoát được? Thêm vào đó, triều đình lại không có quyết tâm, chỉ có lão Hầu gia chuyên tự thương thảo với “Cùng Gia bang” phái cao thủ tiền nhậm Phan Dương để lo tìm cách cứu, nhưng bao nhiêu cao thủ của “Cùng Gia bang” có đi mà không trở lại, họ đã cùng vị quốc vong thân...
Mẫn Tuệ lắc đầu :
- Làm thân Kinh lược, thống lãnh cả một dãy Liêu Tô, đã được thác thổ phong cương mà Hồng Thừa Trù không dám chết thì quả là không thể nói đến vấn dề khí tiết...
Đức Uy cúi mặt thở dài...
Hắn chợt nhớ đến Thất Cách Cách, nhớ đến người con gái Mãn Châu, ngừoi con gái tài sắc và nhiều đức độ, lại đa tình hiện đang có mặt tại Trường An...
Không chú ý đến sự thay đổi sắc diện của Lý Đức Uy, Dương Mẫn Tuệ nói tiếp :
- Chuyện này cha tôi mà hay được chắc người đau lòng biết mấy.
Đức Uy dàu dàu :
- Đau lòng thì chắc không chỉ một mình Dương đại nhân đâu...
Hắn ngó Khúc Cửu Dương và hỏi :
- Khúc tiền bối chẳng hay tin này từ đâu đâu đưa về cho Tổng đường thế?
Khúc Cửu Dương nói :
- Lão phu không rõ lắm, chỉ được Bang chủ báo tin, nhưng chắc là anh em Phân đường Liêu Đông báo tin về, chỉ có anh em ở đó tin tức mới mau lẹ như thế.
Đức Uy trầm ngâm và nghiêm giọng :
- Về chuyện Hồng Thừa Trù hàng giặc có ảnh hưởng không hay rất nhiều cho sĩ khí nhân tâm, cho nên theo tại hạ thì tốt hơn hết quý bang nên thương lượng với nghĩa phụ tôi, cho một cái tin rằng Hồng Thừa Trù đã phản kháng tới cùng rồi tử tiết...
Mẫn Tuệ gật đầu :
- Đúng rồi, xin quý bang nên làm như thế, bây giờ sĩ khí nhân tâm đã nhiều chuyển động, chúng ta đều phải hết sức duy trì...
Mọi người có mặt thảy đều ngậm ngùi, không ai nói được tiếng nào, họ đều nghe lòng mình nặng trĩu...
Đứng vào phương diện bàng quan, thật không ai thấy điều đó là quan trọng lắm, bất quá người ta chỉ mắng Hồng Thừa Trù mấy tiếng hay bàn bạc với nhau về chuyện mãi quốc cầu vinh thế thôi, nhưng đối với những kẻ nhiệt thành yêu nước, đó là một chuyện đau lòng chớ không phải chỉ căm hận không thôi.
Cũng giống như một gia đình gặp cơn tai biến, thêm vào đó vừa đau lòng, vừa phải dối với mọi người rằng đứa con vẫn tốt có nhiều người mẹ phải gạt nước mắt nói với xóm giềng rằng con tôi... đã chết.
Đứng lặng một lúc khá lâu, Lý Đức Uy vụt nói, giọng nói của hắn bình tĩnh đến lạ thường, Mẫn Tuệ cảm thấy giống như một người vừa đưa thân nhân đến an nghỉ nghìn đời nơi phần mộ, cái bình tĩnh của sự chết lặng trong lòng. Hắn nói :
- Thôi, chuyện cứ như thế mà làm, bây giờ tại hạ phải kiếu từ, vì còn bận một việc hơi gấp.
Hắn vòng tay chào mọi người rồi ra hiệu cho Mẫn Tuệ bước ra.
Khúc Cửu Dương nói với theo :
- Lý thiếu hiệp, chúng tôi đến đây chưa định công việc hành động, nếu có điều chi cần thiết, xin thiếu hiệp cứ sai khiến.
- Không dám như thế...
Đức Uy ngầm ngừ nói tiếp :
- Nhưng nếu có thể, xin chư vị cho anh em tiếp tục tìm giùm cô nương Triệu Nghê Thường, nếu được tin xin thông báo đến Đô đốc phủ.
Khúc Cửu Dương gật đầu :
- Thiếu hiệp yên lòn,g chúng tôi sẽ nổ lực làm chuyện đó.
Đức Uy và Mẫn Tuệ bái biệt lui ra...
/92
|