Chờ đại đương gia rời khỏi, Chu Dĩ Đường mới ôn tồn hỏi: Có đau không?
Những lời này đã gợi lên cơn uất ức ngập trời trong lòng Chu Phỉ, có điều hết lần này tới lần khác vẫn mạnh miệng, đưa tay lau mặt, cứng rắn nói: Dù sao cũng chưa chết.
Cái tính cách cáu kỉnh ngang bướng này, giống hệt với mẫu thân của con vậy. Chu Dĩ Đường thở dài, vỗ ót nàng, đột nhiên nói: Hai mươi năm trước, gian tướng của Bắc Đô là Tào Trọng Côn mưu nghịch soái vị, mười hai quan viên văn võ năm đó đều liều chết để che chở cho ấu chủ của Ly Cung, tiến về biên giới phía Nam, xây dựng nên Nam Triều Hậu Chiêu ngày nay, từ đó là thảm hoạ chiến tranh mấy năm liên tục, phép nước hà khắc như hổ.
Tật xấu này của Chu Dĩ Đường không thể chữa được, đã nói đến chuyện phiếm là vô cùng hưng phấn, trước khi vào đề phải nói nhăng nói cuội một đoạn, với Chu Phỉ vốn đã không thể nghe hiểu những gì ông nói cũng không mở miệng cắt ngang, theo thói quen đã tập từ trước, bắt đầu nghiêm mặt đứng nghe như một khúc gỗ.
Mọi người ở các nơi bất bình nhao nhao khởi nghĩa, chỉ tiếc không có ai địch lại tay sai của Nguỵ triều Bắc Đô, trong đó có những người đã chết, cũng có người tránh vào Thục Sơn, tìm đến chỗ ngoại công con để nương tựa, vì vậy Nguỵ đế Tào tặc bắt đầu chỉ huy quân vào đất Thục, từ đó mới quy Tứ Thập Bát Trại của chúng ta thành hạng 'tặc phỉ', ngoại công của con chính là anh hùng của thời đó, nghe xong 'thánh chỉ' của Tào tặc kia thì chỉ cười lớn, sau đó sai người dựng thẳng cờ mang tên của Tứ Thập Bát Trại lên, tự phong mình thành 'Chiêm Sơn Vương' (chiêm sơn: chiếm núi) dứt khoát ngồi lên hai chữ 'thổ phỉ'. Chu Dĩ Đường ngừng lại một chút, quay người nhìn Chu Phỉ, thản nhiên nói: Nói cho con mấy chuyện cũ của năm xưa này là vì muốn con biết, dù trên đầu có mang một chữ 'phỉ' nhưng dòng máu chảy trong người con vẫn là của bậc anh hùng, không phải là hạng giặc cỏ ngang ngược chỉ biết vào nhà cướp của, đừng làm ô nhục tên tuổi anh hùng cả đời của ngoại công con.
Ông nhiều bệnh quanh năm, khi nói chuyện cũng không thể dùng nhiều sức nên vẫn rất nhẹ nhàng, không hề nghiêm khắc, vậy mà Chu Phỉ lại nghe lời này, mấy câu cuối của ông nói còn có trọng lượng hơn sắc mặt của Lý Cẩn Dung mấy phần.
Chu Dĩ Đường nghỉ lấy hơi một chút, lại hỏi: Tiên sinh đã dạy gì vậy?
Vị Tôn lão tiên sinh kia chính là một thư sinh cổ hủ, bởi vì đã lỡ mở miệng hoạch tội, chế giễu Nguỵ Đế Tào gia rằng lời mắng chửi ông ta cũng có thể dồn lại thành sách, sau đó bị tướng Nguỵ của Bắc Đô truy bắt đuổi giết, may mà lúc trước cũng có chút quan hệ với vài người trong giang hồ, được người bảo vệ đưa đến Tứ Thập Bát Trại, Lý Cẩn Dung thấy ông ta vai không thể vác tay không thể xách, liền nghĩ ra ý tưởng cho ông ta ở lại trong trại để làm tiên sinh dạy học, không cầu ra làm trạng nguyên, chỉ cần dạy cho đám đệ tử trẻ tuổi khi ra ngoài còn biết được mấy chữ, hiểu được lời người ta nói là đủ.
Từ nhỏ Chu Phỉ đã được Chu Dĩ Đường dạy vỡ lòng, có điều nàng không có khiếu đọc sách, chẳng qua vẫn có thể lôi vài câu râu ông nọ cắm cằm bà kia từ trong mấy quyển sách ra để đọc. Nhưng mùa đông năm trước Chu Dĩ Đường gặp lạnh, bệnh mãi đến đầu xuân, không có sức để quan tâm đến nàng, Lý Cẩn Dung sợ nàng sẽ ra ngoài gây chuyện thị phi liền bắt nàng đến chỗ lão tiên sinh kia để nghe giảng, ai ngờ lại nghe được mấy chuyện kia.
Chu Phỉ cúi đầu, cả một lúc lâu sau mới không tình nguyện mà nói: ... Con nghe ông ta nói đến đoạn 'Tam đạo của nữ nhân, lễ nghi chuẩn mực' thì mới bỏ đi.
Chu Dĩ Đường: À, vậy ta hỏi con, con đã nghe đến đoạn 'tam đạo' đó gồm những gì chưa?
Chu Phỉ lầm bầm: Chẳng phải đã có nương của ông ta biết à?
Nói năng lỗ mãng! Chu Dĩ Đường trừng nàng, sau đó nói tiếp: Biết nhún nhường, biết tu dưỡng, biết lo việc nhà chăm lo thờ cúng. Đó chính là ba điều trong thường đạo của nữ tử.
Chu Phỉ không ngờ ông cũng biết đến những lời lẽ hoang đường này, cau mày nói: Thiên hạ ngày nay toàn là lang sói giữa đường, nếu không phải là người diều âu mãnh hổ thì phải cố gắng mà rèn luyện, sinh tử không phải do mình quyết định, phải nhún nhường cái đèn lồng ấy!
Nàng nói như thật, dường như cũng rất xúc động, Chu Dĩ Đường sững ra, sau đó nhịn không được mà bật cười: Tiểu nha đầu nhà con, ngay cả đất Thục Sơn cũng chưa từng bước chân ra khỏi mà còn dám vọng tưởng nói nhảm à? Còn nói đến nghiêm túc như thế... Nghe được từ đâu đấy?
Người nói mà. Chu Phỉ nói, cây ngay không sợ chết đứng: Có một lần người uống rượu say nên có nói ra, một chữ con cũng không nhớ lầm.
Chu Dĩ Đường nghe vậy, dần thu lại nụ cười của mình, một lát sau, vẻ mặt của ông cũng dần trở nên hết sức phức tạp, ánh mắt như có thể xuyên qua những dãy núi trùng trùng điệp đệp của Tứ Thập Bát Trại, rơi xuống ba mươi sáu quận mênh mông nơi Cửu Châu.
Một lúc lâu sau, ông mới lên tiếng: Cho dù ta có nói vậy nhưng chưa hẳn đã là đúng. Ta cũng chỉ có mình con là nữ nhi, tất nhiên cũng sẽ hi vọng con được bình an, cho dù có phải làm ưng sói thì vẫn tốt hơn là dê bò để mặc cho người chém giết.
Chu Phỉ nửa hiểu nửa không nhướng mày.
Lúc đó ý của ta không phải là muốn con làm người xấu. Chu Dĩ Đường có chút tự giễu cười nói: Chẳng qua là người làm phụ mẫu, dù sao cũng hi vọng con nhà mình thông minh, nhà người ta thì ngốc, nhà mình thì lợi hại, nhà người ta thì dễ bắt nạt... Đây là tư tâm của phụ thân. Tôn lão tiên sinh... Ông ấy không hề liên quan tới con, là một nam nhân bình thường, khi nhìn nữ nhân đều mong nữ tử trong thiên hạ phải có nhiều đức hạnh, cam tâm hầu hạ phu quân, công công, bà bà (công công: cha chồng, bà bà: mẹ chồng), biết nhún nhường, không cầu hồi báo, đó chính là tư tâm của nam nhân.
Chu Phỉ nghe hiểu câu này, lập tức nói: Xì! Con đánh vậy là còn nhẹ đấy!
Khoé mắt Chu Dĩ Đường khẽ cong lên, tiếp tục nói: Ông ta hơi lớn tuổi, phải tự mình tìm đường chạy nạn, cửu tử nhất sinh, tới bây giờ đã cửa nát nhà tan, một thân một mình, vào rừng làm cướp thì đã là giặc, chẳng lẽ ông ta cũng không hiểu được đạo lý kẻ yếu khó sống này sao? Có điều với mấy hài tử như các con, ông ta vẫn muốn bưng tai bịt mắt một lúc, mang những thứ tam cương ngũ thường xưa cũ đã sớm lỗi thời ra để mộng tưởng hão huyền thêm một lần... Đó cũng chỉ là lòng hoài cổ của thư sinh hôm nay với ngày xưa, lòng có chút hối tiếc nên cũng có phần cổ hủ. Con nghe người ta dạy, cho dù trong sách có nói lời sai thì cũng đừng phẩy tay áo bỏ đi ngay lập tức như thế, không có đạo lý cũng chưa hẳn là không phải đạo lý.
Chu Phỉ nghe nói thì như lọt vào sương mù, có chút không phục, nhưng cũng không thể phản bác được chút gì.
Còn nữa, tuổi tác Tôn tiên sinh đã cao rồi, có hơi lẫn, con so đo với ông ấy cũng là chuyện không nên. Chu Dĩ Đường chuyển đề tài, lại nói tiếp: Càng không cần nói đến việc con còn ra tay đả thương người ta, treo ông ấy lên cây...
Chu Phỉ nhanh chóng kêu lên: Con chỉ đá ông ta một cái thôi, nửa đêm canh ba cũng không hề đến lột y phục của lão, nhất định là tên Lý Thịnh khốn kiếp kia làm! Lý Cẩn Dung dựa vào cái gì mà nói thủ đoạn của con bỉ ổi? Thủ đoạn chất tử (cháu) của bà ta mới hạ lưu đấy!
Chu Dĩ Đường ngạc nhiên, hỏi: Vậy sao lúc nãy con không nói rõ ràng với mẫu thân?
Chu Phỉ không trả lời, chỉ hừ một tiếng thật mạnh.
Lý Cẩn Dung càng đánh nàng thì nàng càng muốn đối nghịch lại với bà, cho dù giải thích cũng không thèm nói.
Lý Thịnh là nhi tử nhị cữu của Chu Phỉ, lớn hơn nàng một tuổi, thuở nhở đã không còn nơi nương tựa, hắn và muội muội ruột được Lý Cẩn Dung mang theo bên người nuôi lớn.
Trong số các hậu bối chưa trưởng thành của Lý gia trại, phần lớn đều có tư chất ngang bằng nhau, chỉ có Chu Phỉ và Lý Thịnh là nổi bật, bởi vì thế nên từ nhỏ hai người đã không ngừng đối chọi với nhau đến sứt đầu mẻ trán.... Chẳng qua điều này cũng chỉ là do người ngoài nhìn vào mà thôi.
Thật ra Chu Phỉ không bao giờ đối chọi với Lý Thịnh, thậm chí là còn có chút tránh né với hắn.
Chu Phỉ hiểu chuyện từ rất sớm, khi người lớn thấy nàng nhỏ tuổi mà nói chuyện không kiêng dè gì thì nàng đã có chút ấn tượng mơ hồ với một vài đại sự rồi.
Một vài đại sự này bao gồm việc mẫu thân tắm cho nàng, tay chân vụng về lỡ tay bẻ lệch khớp của nàng rồi lại khóc như người đau là bà, nàng còn nhớ mẫu thân đã sợ tới mức vừa khóc vừa ngồi một bên nắn lại cho nàng nữa. Còn bao gồm cả việc phụ thân nàng dầm mưa liên tục trong mùa đông nên bệnh nặng một hồi, suýt nữa đã chết, khi đó râu Sở đại phu vẫn chưa bạc, mặt không đổi sắc đi ra ngoài nói với mẫu thân nàng: Mang nữ nhi vào cho hắn nhìn một chút, lỡ có không thể trụ được thì hắn cũng có thể yên tâm.
Còn có cả chuyện tam trại chủ trong Tứ Thập Bát Trại làm phản...
Ngày đó khắp núi đều là tiếng la hét, không khí xung quanh đều như ngưng đọng lại, Chu Phỉ chỉ nhớ nàng được một người bảo vệ cẩn thận trong ngực, lồng ngực của người kia rất rộng, có điều lại có mùi mồ hôi nồng nặc hơi khó ngửi, chỉ sợ cũng không phải là người thích sạch sẽ.
Người đó mang nàng đến bên Chu Dĩ Đường, lúc bắt lấy bàn tay lạnh buốt của phụ thân, Chu Phỉ chỉ nghe thấy có một tiếng động rất lớn truyền tới từ phía sau, nàng kinh ngạc quay đầu, chỉ trông thấy phía sau lưng người vẫn luôn bảo vệ nàng đang cắm một thanh đao, máu chảy một đường, đã sớm khô.
Chu Dĩ Đường không che mắt của nàng, chỉ để nàng nhìn thật rõ, mãi đến hơn mười năm về sau, Chu Phỉ đã không còn nhớ rõ mặt người nọ, nhưng nàng vĩnh viễn không bao giờ quên vết máu phía sau lưng người ấy.
Đó là nhị cữu của nàng, cũng chính là phụ thân của Lý Thịnh.
Bởi vì chuyện này mà Lý Cẩn Dung vẫn luôn thiên vị hai huynh muội Lý Thịnh và Lý Nghiên hơn... Thông thường mấy việc nhỏ nhặt như ăn mặc cũng nhường cho Lý Nghiên trước, việc đó cũng không là gì, nàng ấy nhỏ, là muội muội, nên như thế.
Khi còn bé ba người bọn họ ở chung, hay đùa nghịch rồi gặp rắc rối, thật ra căn bản đều là tên tiểu tử Lý Thịnh kia làm chủ mưu, nhưng cho tới bây giờ người vác nồi chịu phạt luôn luôn là 'hòn ngọc quý' trên tay đại đương gia, Chu Phỉ trong truyền thuyết.
Đợi đến khi lớn hơn một chút, bắt đầu học chung võ công từ Lý Cẩn Dung, Chu Phỉ không bao giờ được nghe một câu 'khá tốt' từ trong miệng Lý Cẩn Dung nữa, ngược lại là Lý Thịnh, cho dù có ngẫu nhiên thắng nàng được một lần thì đều có thể nhận hết tất cả mọi lời khen ngợi từ bà.
Nói tóm lại, hai kẻ kia đều là con ruột của Lý gia đấy, Chu Phỉ nàng chỉ được nhặt về thôi!
Đôi khi Chu Phỉ cũng cảm thấy rất tủi thân, nhưng lòng nàng cũng hiểu được lý do cho sự thiên vị này, tủi xong lại nhớ tới nhị cữu của nàng, vì thế nên cứ lắng xuống.
Lại lớn hơn một chút, nàng đã biết thế nào là nhường nhịn. Cho dù là nói chuyện hay động võ thì cũng không có chút biểu hiện muốn tranh cao thấp với Lý Thịnh, so chiêu hằng ngày cũng vậy, tỷ thí cũng vậy, nàng đều âm thầm nhường vài phần, cố gắng tạo hiện trường giả như hai người không hề thua kém nhau bao nhiêu.
Đây cũng không phải là việc rất ‘đại nghĩa’ gì với một tiểu cô nương mười mấy tuổi mà nói, bởi vì thế, Chu Phỉ mới có thể có cảm giác về sự ưu việt: 'ta biết rõ ta mạnh hơn ngươi, chẳng qua là nhường thôi', mỗi lần đứng từ góc độ của nàng mà nhìn vị biểu huynh kia như kẻ ngốc, đạt được chút lòng thoả mãn đầy xấu xa này, cũng đủ để đền bù cho chút uất ức mà nàng đã chịu.
Đương nhiên, ngoài ra, nàng cũng có phần giận Lý Cẩn Dung, dù thế nào đi nữa, nàng cũng chưa từng nghĩ mình sẽ nhận được một chữ 'tốt' trong miệng của vị đại đương gia kia.
Chu Phỉ không phải là người tốt tính, nhưng cũng phải thừa nhận đúng là mình đã 'hiền lành' hết lòng quan tâm giúp đỡ Lý Thịnh.
Nhưng lần này tiểu tử kia quá không biết điều rồi đấy!
Ở Tứ Thập Bát Trại này, chỉ cần công phu tốt, thủ đoạn tàn nhẫn thì mới là tốt, không ít người xuất thân từ dân gian, lớn lên nửa chữ bẻ đôi cũng không biết, không cần nói đến mấy thứ tiểu tiết vụn vặt. Nhưng tiểu cô nương mười bốn mười lăm tuổi, không lớn không nhỏ, chẳng qua suy nghĩ 'nam nữ khác biệt' thì nàng vẫn có, chuyện Lý Thịnh đổ tội lột đồ lão đầu kia cho nàng, dù Chu Phỉ có nghĩ thế nào thì cũng thẹn quá hoá giận.
Nàng trở về phòng từ chỗ của Chu Dĩ Đường,chỉnh đốn cho sạch sẽ, thay y phục của bản thân, khẽ cử động bả vai một chút, cảm thấy không có vấn đề gì liền cầm thanh trường đao gác trên cửa đeo lên lưng, đằng đằng sát khí bắt đầu đi tìm Lý Thịnh tính sổ.
Những lời này đã gợi lên cơn uất ức ngập trời trong lòng Chu Phỉ, có điều hết lần này tới lần khác vẫn mạnh miệng, đưa tay lau mặt, cứng rắn nói: Dù sao cũng chưa chết.
Cái tính cách cáu kỉnh ngang bướng này, giống hệt với mẫu thân của con vậy. Chu Dĩ Đường thở dài, vỗ ót nàng, đột nhiên nói: Hai mươi năm trước, gian tướng của Bắc Đô là Tào Trọng Côn mưu nghịch soái vị, mười hai quan viên văn võ năm đó đều liều chết để che chở cho ấu chủ của Ly Cung, tiến về biên giới phía Nam, xây dựng nên Nam Triều Hậu Chiêu ngày nay, từ đó là thảm hoạ chiến tranh mấy năm liên tục, phép nước hà khắc như hổ.
Tật xấu này của Chu Dĩ Đường không thể chữa được, đã nói đến chuyện phiếm là vô cùng hưng phấn, trước khi vào đề phải nói nhăng nói cuội một đoạn, với Chu Phỉ vốn đã không thể nghe hiểu những gì ông nói cũng không mở miệng cắt ngang, theo thói quen đã tập từ trước, bắt đầu nghiêm mặt đứng nghe như một khúc gỗ.
Mọi người ở các nơi bất bình nhao nhao khởi nghĩa, chỉ tiếc không có ai địch lại tay sai của Nguỵ triều Bắc Đô, trong đó có những người đã chết, cũng có người tránh vào Thục Sơn, tìm đến chỗ ngoại công con để nương tựa, vì vậy Nguỵ đế Tào tặc bắt đầu chỉ huy quân vào đất Thục, từ đó mới quy Tứ Thập Bát Trại của chúng ta thành hạng 'tặc phỉ', ngoại công của con chính là anh hùng của thời đó, nghe xong 'thánh chỉ' của Tào tặc kia thì chỉ cười lớn, sau đó sai người dựng thẳng cờ mang tên của Tứ Thập Bát Trại lên, tự phong mình thành 'Chiêm Sơn Vương' (chiêm sơn: chiếm núi) dứt khoát ngồi lên hai chữ 'thổ phỉ'. Chu Dĩ Đường ngừng lại một chút, quay người nhìn Chu Phỉ, thản nhiên nói: Nói cho con mấy chuyện cũ của năm xưa này là vì muốn con biết, dù trên đầu có mang một chữ 'phỉ' nhưng dòng máu chảy trong người con vẫn là của bậc anh hùng, không phải là hạng giặc cỏ ngang ngược chỉ biết vào nhà cướp của, đừng làm ô nhục tên tuổi anh hùng cả đời của ngoại công con.
Ông nhiều bệnh quanh năm, khi nói chuyện cũng không thể dùng nhiều sức nên vẫn rất nhẹ nhàng, không hề nghiêm khắc, vậy mà Chu Phỉ lại nghe lời này, mấy câu cuối của ông nói còn có trọng lượng hơn sắc mặt của Lý Cẩn Dung mấy phần.
Chu Dĩ Đường nghỉ lấy hơi một chút, lại hỏi: Tiên sinh đã dạy gì vậy?
Vị Tôn lão tiên sinh kia chính là một thư sinh cổ hủ, bởi vì đã lỡ mở miệng hoạch tội, chế giễu Nguỵ Đế Tào gia rằng lời mắng chửi ông ta cũng có thể dồn lại thành sách, sau đó bị tướng Nguỵ của Bắc Đô truy bắt đuổi giết, may mà lúc trước cũng có chút quan hệ với vài người trong giang hồ, được người bảo vệ đưa đến Tứ Thập Bát Trại, Lý Cẩn Dung thấy ông ta vai không thể vác tay không thể xách, liền nghĩ ra ý tưởng cho ông ta ở lại trong trại để làm tiên sinh dạy học, không cầu ra làm trạng nguyên, chỉ cần dạy cho đám đệ tử trẻ tuổi khi ra ngoài còn biết được mấy chữ, hiểu được lời người ta nói là đủ.
Từ nhỏ Chu Phỉ đã được Chu Dĩ Đường dạy vỡ lòng, có điều nàng không có khiếu đọc sách, chẳng qua vẫn có thể lôi vài câu râu ông nọ cắm cằm bà kia từ trong mấy quyển sách ra để đọc. Nhưng mùa đông năm trước Chu Dĩ Đường gặp lạnh, bệnh mãi đến đầu xuân, không có sức để quan tâm đến nàng, Lý Cẩn Dung sợ nàng sẽ ra ngoài gây chuyện thị phi liền bắt nàng đến chỗ lão tiên sinh kia để nghe giảng, ai ngờ lại nghe được mấy chuyện kia.
Chu Phỉ cúi đầu, cả một lúc lâu sau mới không tình nguyện mà nói: ... Con nghe ông ta nói đến đoạn 'Tam đạo của nữ nhân, lễ nghi chuẩn mực' thì mới bỏ đi.
Chu Dĩ Đường: À, vậy ta hỏi con, con đã nghe đến đoạn 'tam đạo' đó gồm những gì chưa?
Chu Phỉ lầm bầm: Chẳng phải đã có nương của ông ta biết à?
Nói năng lỗ mãng! Chu Dĩ Đường trừng nàng, sau đó nói tiếp: Biết nhún nhường, biết tu dưỡng, biết lo việc nhà chăm lo thờ cúng. Đó chính là ba điều trong thường đạo của nữ tử.
Chu Phỉ không ngờ ông cũng biết đến những lời lẽ hoang đường này, cau mày nói: Thiên hạ ngày nay toàn là lang sói giữa đường, nếu không phải là người diều âu mãnh hổ thì phải cố gắng mà rèn luyện, sinh tử không phải do mình quyết định, phải nhún nhường cái đèn lồng ấy!
Nàng nói như thật, dường như cũng rất xúc động, Chu Dĩ Đường sững ra, sau đó nhịn không được mà bật cười: Tiểu nha đầu nhà con, ngay cả đất Thục Sơn cũng chưa từng bước chân ra khỏi mà còn dám vọng tưởng nói nhảm à? Còn nói đến nghiêm túc như thế... Nghe được từ đâu đấy?
Người nói mà. Chu Phỉ nói, cây ngay không sợ chết đứng: Có một lần người uống rượu say nên có nói ra, một chữ con cũng không nhớ lầm.
Chu Dĩ Đường nghe vậy, dần thu lại nụ cười của mình, một lát sau, vẻ mặt của ông cũng dần trở nên hết sức phức tạp, ánh mắt như có thể xuyên qua những dãy núi trùng trùng điệp đệp của Tứ Thập Bát Trại, rơi xuống ba mươi sáu quận mênh mông nơi Cửu Châu.
Một lúc lâu sau, ông mới lên tiếng: Cho dù ta có nói vậy nhưng chưa hẳn đã là đúng. Ta cũng chỉ có mình con là nữ nhi, tất nhiên cũng sẽ hi vọng con được bình an, cho dù có phải làm ưng sói thì vẫn tốt hơn là dê bò để mặc cho người chém giết.
Chu Phỉ nửa hiểu nửa không nhướng mày.
Lúc đó ý của ta không phải là muốn con làm người xấu. Chu Dĩ Đường có chút tự giễu cười nói: Chẳng qua là người làm phụ mẫu, dù sao cũng hi vọng con nhà mình thông minh, nhà người ta thì ngốc, nhà mình thì lợi hại, nhà người ta thì dễ bắt nạt... Đây là tư tâm của phụ thân. Tôn lão tiên sinh... Ông ấy không hề liên quan tới con, là một nam nhân bình thường, khi nhìn nữ nhân đều mong nữ tử trong thiên hạ phải có nhiều đức hạnh, cam tâm hầu hạ phu quân, công công, bà bà (công công: cha chồng, bà bà: mẹ chồng), biết nhún nhường, không cầu hồi báo, đó chính là tư tâm của nam nhân.
Chu Phỉ nghe hiểu câu này, lập tức nói: Xì! Con đánh vậy là còn nhẹ đấy!
Khoé mắt Chu Dĩ Đường khẽ cong lên, tiếp tục nói: Ông ta hơi lớn tuổi, phải tự mình tìm đường chạy nạn, cửu tử nhất sinh, tới bây giờ đã cửa nát nhà tan, một thân một mình, vào rừng làm cướp thì đã là giặc, chẳng lẽ ông ta cũng không hiểu được đạo lý kẻ yếu khó sống này sao? Có điều với mấy hài tử như các con, ông ta vẫn muốn bưng tai bịt mắt một lúc, mang những thứ tam cương ngũ thường xưa cũ đã sớm lỗi thời ra để mộng tưởng hão huyền thêm một lần... Đó cũng chỉ là lòng hoài cổ của thư sinh hôm nay với ngày xưa, lòng có chút hối tiếc nên cũng có phần cổ hủ. Con nghe người ta dạy, cho dù trong sách có nói lời sai thì cũng đừng phẩy tay áo bỏ đi ngay lập tức như thế, không có đạo lý cũng chưa hẳn là không phải đạo lý.
Chu Phỉ nghe nói thì như lọt vào sương mù, có chút không phục, nhưng cũng không thể phản bác được chút gì.
Còn nữa, tuổi tác Tôn tiên sinh đã cao rồi, có hơi lẫn, con so đo với ông ấy cũng là chuyện không nên. Chu Dĩ Đường chuyển đề tài, lại nói tiếp: Càng không cần nói đến việc con còn ra tay đả thương người ta, treo ông ấy lên cây...
Chu Phỉ nhanh chóng kêu lên: Con chỉ đá ông ta một cái thôi, nửa đêm canh ba cũng không hề đến lột y phục của lão, nhất định là tên Lý Thịnh khốn kiếp kia làm! Lý Cẩn Dung dựa vào cái gì mà nói thủ đoạn của con bỉ ổi? Thủ đoạn chất tử (cháu) của bà ta mới hạ lưu đấy!
Chu Dĩ Đường ngạc nhiên, hỏi: Vậy sao lúc nãy con không nói rõ ràng với mẫu thân?
Chu Phỉ không trả lời, chỉ hừ một tiếng thật mạnh.
Lý Cẩn Dung càng đánh nàng thì nàng càng muốn đối nghịch lại với bà, cho dù giải thích cũng không thèm nói.
Lý Thịnh là nhi tử nhị cữu của Chu Phỉ, lớn hơn nàng một tuổi, thuở nhở đã không còn nơi nương tựa, hắn và muội muội ruột được Lý Cẩn Dung mang theo bên người nuôi lớn.
Trong số các hậu bối chưa trưởng thành của Lý gia trại, phần lớn đều có tư chất ngang bằng nhau, chỉ có Chu Phỉ và Lý Thịnh là nổi bật, bởi vì thế nên từ nhỏ hai người đã không ngừng đối chọi với nhau đến sứt đầu mẻ trán.... Chẳng qua điều này cũng chỉ là do người ngoài nhìn vào mà thôi.
Thật ra Chu Phỉ không bao giờ đối chọi với Lý Thịnh, thậm chí là còn có chút tránh né với hắn.
Chu Phỉ hiểu chuyện từ rất sớm, khi người lớn thấy nàng nhỏ tuổi mà nói chuyện không kiêng dè gì thì nàng đã có chút ấn tượng mơ hồ với một vài đại sự rồi.
Một vài đại sự này bao gồm việc mẫu thân tắm cho nàng, tay chân vụng về lỡ tay bẻ lệch khớp của nàng rồi lại khóc như người đau là bà, nàng còn nhớ mẫu thân đã sợ tới mức vừa khóc vừa ngồi một bên nắn lại cho nàng nữa. Còn bao gồm cả việc phụ thân nàng dầm mưa liên tục trong mùa đông nên bệnh nặng một hồi, suýt nữa đã chết, khi đó râu Sở đại phu vẫn chưa bạc, mặt không đổi sắc đi ra ngoài nói với mẫu thân nàng: Mang nữ nhi vào cho hắn nhìn một chút, lỡ có không thể trụ được thì hắn cũng có thể yên tâm.
Còn có cả chuyện tam trại chủ trong Tứ Thập Bát Trại làm phản...
Ngày đó khắp núi đều là tiếng la hét, không khí xung quanh đều như ngưng đọng lại, Chu Phỉ chỉ nhớ nàng được một người bảo vệ cẩn thận trong ngực, lồng ngực của người kia rất rộng, có điều lại có mùi mồ hôi nồng nặc hơi khó ngửi, chỉ sợ cũng không phải là người thích sạch sẽ.
Người đó mang nàng đến bên Chu Dĩ Đường, lúc bắt lấy bàn tay lạnh buốt của phụ thân, Chu Phỉ chỉ nghe thấy có một tiếng động rất lớn truyền tới từ phía sau, nàng kinh ngạc quay đầu, chỉ trông thấy phía sau lưng người vẫn luôn bảo vệ nàng đang cắm một thanh đao, máu chảy một đường, đã sớm khô.
Chu Dĩ Đường không che mắt của nàng, chỉ để nàng nhìn thật rõ, mãi đến hơn mười năm về sau, Chu Phỉ đã không còn nhớ rõ mặt người nọ, nhưng nàng vĩnh viễn không bao giờ quên vết máu phía sau lưng người ấy.
Đó là nhị cữu của nàng, cũng chính là phụ thân của Lý Thịnh.
Bởi vì chuyện này mà Lý Cẩn Dung vẫn luôn thiên vị hai huynh muội Lý Thịnh và Lý Nghiên hơn... Thông thường mấy việc nhỏ nhặt như ăn mặc cũng nhường cho Lý Nghiên trước, việc đó cũng không là gì, nàng ấy nhỏ, là muội muội, nên như thế.
Khi còn bé ba người bọn họ ở chung, hay đùa nghịch rồi gặp rắc rối, thật ra căn bản đều là tên tiểu tử Lý Thịnh kia làm chủ mưu, nhưng cho tới bây giờ người vác nồi chịu phạt luôn luôn là 'hòn ngọc quý' trên tay đại đương gia, Chu Phỉ trong truyền thuyết.
Đợi đến khi lớn hơn một chút, bắt đầu học chung võ công từ Lý Cẩn Dung, Chu Phỉ không bao giờ được nghe một câu 'khá tốt' từ trong miệng Lý Cẩn Dung nữa, ngược lại là Lý Thịnh, cho dù có ngẫu nhiên thắng nàng được một lần thì đều có thể nhận hết tất cả mọi lời khen ngợi từ bà.
Nói tóm lại, hai kẻ kia đều là con ruột của Lý gia đấy, Chu Phỉ nàng chỉ được nhặt về thôi!
Đôi khi Chu Phỉ cũng cảm thấy rất tủi thân, nhưng lòng nàng cũng hiểu được lý do cho sự thiên vị này, tủi xong lại nhớ tới nhị cữu của nàng, vì thế nên cứ lắng xuống.
Lại lớn hơn một chút, nàng đã biết thế nào là nhường nhịn. Cho dù là nói chuyện hay động võ thì cũng không có chút biểu hiện muốn tranh cao thấp với Lý Thịnh, so chiêu hằng ngày cũng vậy, tỷ thí cũng vậy, nàng đều âm thầm nhường vài phần, cố gắng tạo hiện trường giả như hai người không hề thua kém nhau bao nhiêu.
Đây cũng không phải là việc rất ‘đại nghĩa’ gì với một tiểu cô nương mười mấy tuổi mà nói, bởi vì thế, Chu Phỉ mới có thể có cảm giác về sự ưu việt: 'ta biết rõ ta mạnh hơn ngươi, chẳng qua là nhường thôi', mỗi lần đứng từ góc độ của nàng mà nhìn vị biểu huynh kia như kẻ ngốc, đạt được chút lòng thoả mãn đầy xấu xa này, cũng đủ để đền bù cho chút uất ức mà nàng đã chịu.
Đương nhiên, ngoài ra, nàng cũng có phần giận Lý Cẩn Dung, dù thế nào đi nữa, nàng cũng chưa từng nghĩ mình sẽ nhận được một chữ 'tốt' trong miệng của vị đại đương gia kia.
Chu Phỉ không phải là người tốt tính, nhưng cũng phải thừa nhận đúng là mình đã 'hiền lành' hết lòng quan tâm giúp đỡ Lý Thịnh.
Nhưng lần này tiểu tử kia quá không biết điều rồi đấy!
Ở Tứ Thập Bát Trại này, chỉ cần công phu tốt, thủ đoạn tàn nhẫn thì mới là tốt, không ít người xuất thân từ dân gian, lớn lên nửa chữ bẻ đôi cũng không biết, không cần nói đến mấy thứ tiểu tiết vụn vặt. Nhưng tiểu cô nương mười bốn mười lăm tuổi, không lớn không nhỏ, chẳng qua suy nghĩ 'nam nữ khác biệt' thì nàng vẫn có, chuyện Lý Thịnh đổ tội lột đồ lão đầu kia cho nàng, dù Chu Phỉ có nghĩ thế nào thì cũng thẹn quá hoá giận.
Nàng trở về phòng từ chỗ của Chu Dĩ Đường,chỉnh đốn cho sạch sẽ, thay y phục của bản thân, khẽ cử động bả vai một chút, cảm thấy không có vấn đề gì liền cầm thanh trường đao gác trên cửa đeo lên lưng, đằng đằng sát khí bắt đầu đi tìm Lý Thịnh tính sổ.
/15
|