Bà cố là một tín đồ rất tin vào Phật giáo. Nếu chỉ nói về tin Phật , bà nội và bà ngoại tôi cũng tin, nhưng chỉ đến mức vào chùa thắp hương, ăn chay trong những ngày lễ tết, còn bà cố tôi lại quy y cửa Phật. Nghe nói trước khi tôi ra đời, bà cố đã được một vị thiền sư nào đó điểm hóa làm đồ đệ, chỉ là do sức khỏe không tốt nên bà được ở nhà để tóc tu hành.
Quả thực mỗi năm vào hai mùa xuân, hạ, khi thời tiết trong lành, bà cố sẽ lên ngôi chùa đó ở một thời gian để thể hiện lòng thành kính, lần nào cũng đi bộ tới đó và đi bộ về, khi đó bà cố đã sáu, bảy mươi tuổi. Khi đi, bà cố mang theo mấy cái đệm xinh xắn bà tự khâu bằng vải vụn, bà cố nói để cho những người đi lễ Phật quỳ xuống hành lễ. Khi bà cố về thường mang theo kinh thư, từng cuốn nhỏ nhỏ mỏng mỏng, khi mở ra là mùi mực dầu xực lên mũi. Cho dù ở nhà nhưng bà cố cũng làm theo đầy đủ những tiêu chuẩn của người lễ Phật như ăn chay trường, ngồi thiền niệm kinh, thực hiện lễ sáng, tối.
Không nhớ khi tôi học tiểu học năm thứ mấy, cứ coi như mấy lớp lớn lớn đi, tôi đã xem mấy bộ phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, mỗi lần có hòa thượng xuất hiện họ đều hay nói câu “Người xuất gia không nói dối”. Xuất phát từ tình yêu với tri thức, tôi đã tra cứu ra ý nghĩa của câu “Người xuất gia không nói dối” và bắt đầu có cái nhìn khác về việc bà cố quy y cửa Phật nhưng không sống trong Phật môn. Tôi nói với bố, vì bà cố đã từng lừa tôi, vi phạm nguyên tắc đầu tiên “Người xuất gia không nói dối” nên Phật môn không cần bà cố, bà chỉ có thể ở nhà tu hành thôi. Khi đó tôi chỉ có tinh thần hoài nghi nhưng lại ăn nói quá thẳng thắn, không hiểu được nghệ thuật nói chuyện, vì thế những lời này bị coi là không tôn kính trưởng b, do vậy không những không được bố tôi ủng hộ, ngược lại còn bị ông mắng cho một trận.
Lại nói chuyện về bà cố tôi, do bà lễ Phật nên từ nhỏ tôi đã được nghe không ít câu chuyện như Phật Đà xả thân cho hổ ăn thịt, kiến xếp chữ báo ân... Tôi cảm thấy điểm tốt lớn nhất của bà cố chính là kể chuyện cho tôi nghe đơn thuần là kể chuyện, tuyệt đối không có ý gợi mở đạo lí cho tôi, từ đó làm trỗi dậy tâm lí chống đối trong tôi. Cô giáo mẫu giáo cũng kể chuyện cho chúng tôi nghe, ví dụ câu chuyện về cậu bé người gỗ mũi dài, khi kết thúc cô nói với chúng tôi, các bạn nhỏ, các bạn nhất định phải thật thà, nếu không mũi sẽ dài ra đó. Vì nỗi sợ hãi mũi dài nên chúng tôi đương nhiên không dám nói dối, hình như đều tỏ ra rất thành thật, sau này lớn lên rồi tôi cảm thấy đây rõ ràng là một sự đe dọa, khiến tuổi thơ tôi bị ám ảnh.
Bà cố kể cho tôi nghe câu chuyện kiến xếp chữ báo ân, truyện kể rằng ngày xưa có một anh thư sinh, trên đường đi nhìn thấy một con kiến rơi xuống sông, đang giằng co giãy giụa, bộ dạng đáng thương, thư sinh bèn cứu mạng nó. Sau này thư sinh đi thi, trong bài thi có chữ bị thiếu một nét, khi quan thảo thí đọc bài thì vị trí ấy bỗng nhiên xuất hiện một con kiến, thay thế nét chữ bị thiếu kia một cách hoàn hảo, nhờ đó thư sinh mới đỗ tiến sĩ. Tôi hỏi bà cố, vậy bình thường khi đi đường bà cũng không nỡ giẫm chết con kiến ạ? Bà cố nói, bà là một sinh mệnh, nó cũng là một sinh mệnh về điểm này bà và kiến chẳng có gì khác nhau.
Câu chuyện này đã gợi mở cho tôi hai điểm, một là vạn vật đều có linh hồn, chúng ta và tự nhiên sinh sống hòa thuận với nhau. Hai là phải trở thành một người lương thiện, bạn đối xử lương thiện với thế giới này, thế giới này sẽ đối xử lương thiện với bạn.
Đương nhiên là vì khi học mẫu giáo khả năng lĩnh ngộ của tôi có hạn nên khi ấy không ngộ ra được đạo lí đó một cách hệ thống như vậy, những điều này đều là cảm ngộ khi lớn lên, nhớ lại những câu chuyện bà cố kể cho tôi nghe. Khi còn nhỏ, tôi suy nghĩ rất đơn giản, chỉ cảm thấy mình phải làm một người lương thiện, tại sao ư, bởi lương thiện có lợi, mặc dù bà cố không dọa nạt tôi như giáo viên, nói nếu không lương thiện thì tai nạn sẽ giáng xuống đầu tôi, nhưng so với không lương thiện, tôi vẫn nghiêng về phía làm một lương thiện để có được cái lợi của việc lương thiện hơn. Vì thế, mỗi lần bắt gặp bọn con trai đổ nước vào tổ kiến, tôi liền bước lên ngăn cản, lâu dần tôi trở thành một người không được lòng bọn con trai, nhưng cũng đã cứu được không ít kiến, mặc dù chẳng có lần nào kiến giúp tôi trong kì thi như giúp vị thư sinh kia. Nhưng khi thơ bé tôi vẫn luôn vững tin có một ngày nào đó, chúng sẽ nhớ tới ân tình của tôi dành cho chúng sẽ cảm thấy xấu hổ và có lỗi khi không báo đáp tôi.
Điều này cho thấy từ nhỏ tôi đã tin động vật có ý thức, biết suy nghĩ và có tình cảm. Khi học tiểu học, giáo viên môn tự nhiên với thái độ dạy học nghiêm túc, muốn chúng tôi tin động vật không có tư tưởng. Ngoài mặt, tôi giả vờ tin nhưng niềm tin trong lòng thì vững như kiềng ba chân. Cũng may niềm tin ấy không sụp đổ. Thời đại học đọc xong cuốn “Động vật có ý thức không?” của Volker Arzt, thế giới quan của tôi mới không sụp đổ.
Thực ra từ lúc ấy cho đến bây giờ, trải qua tuổi thiếu nhi, thiếu niên, tôi đã biết câu chuyện kiến báo ân chỉ là câu chuyện hư cấu từ lâu, nhưng không hiểu sao tôi vẫn tin tưởng quả báo thiện ác. Nếu nói đây là những kiến thức bà cố đã hết mình truyền thụ cho tôi, thì tôi nghĩ ngay cả bản thân bà cũng không cho là vậy. Nếu bà biết những suy nghĩ này của tôi bây giờ chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên và trong lòng sẽ nghĩ tôi là một mầm cây tín Phật, nhưng tôi biết bà cố sẽ không bao giờ nói ra, không bởi vì bà đã mất, mà bởi bà không bao giờ yêu cầu tôi làm một việc nào đó hoặc trở thành một ai đó.
Bà cố hi vọng nhưng không bao giờ yêu cầu, không ngày ngày càm ràm bên tai tôi, đây chính là trí tuệ của người già. Thực ra trong lòng tôi biết bà muốn tôi- đứa chắt gần gũi nhất của bà- trở thành một người từ bi, lương thiện. Tôi vẫn chưa đạt đến cảnh giới từ bi nhưng tạm thời đã trở thành một người lương thiện rồi.
Khi mất, bà cố tôi hưởng thọ chín mươi tư tuổi. Khi ấy, tôi đi làm ở xa, một tuần trước khi bà cố lâm chung tôi có về thăm bà. Lúc ấy bà đã không thể nói chuyện được nữa.
Tôi ngồi bên giường bà rất lâu, nhưng cuối cùng vẫn phải li biệt. Bà nắm tay tôi, hồi lâu không muốn buông ra, đôi mắt già nua của bà tuôn lệ, dường như đã trước biết đây là lần gặp gỡ cuối cùng của chúng tôi, là lần cuối cùng bà nhìn thấy tôi trên nhân thế này.
Khi bà cố lâm chung, rốt cuộc tôi vẫn không kịp gặp bà lần cuối. Khi tôi nước mắt nước mũi tèm lem khóc bên giường bà, mẹ tôi nói, cũng may khi bà cố mất không phải chịu đựng quá nhiều. Chúng tôi hi vọng bà cố có thể tới thế giới cực lạc mà bà luôn vững tin là nó tồn tại.
Đến bây giờ tôi vẫn thường mơ thấy bà cố đứng cách tôi không xa, mỉm cười nhìn tôi với vẻ hiền từ.
Tôi hi vọng bà cố mãi nhìn tôi như thế.
Bà cố của tôi, tôi rất nhớ bà, khi nhớ tới bà, trong tôi niềm vui luôn lớn hơn nỗi buồn.
Quả thực mỗi năm vào hai mùa xuân, hạ, khi thời tiết trong lành, bà cố sẽ lên ngôi chùa đó ở một thời gian để thể hiện lòng thành kính, lần nào cũng đi bộ tới đó và đi bộ về, khi đó bà cố đã sáu, bảy mươi tuổi. Khi đi, bà cố mang theo mấy cái đệm xinh xắn bà tự khâu bằng vải vụn, bà cố nói để cho những người đi lễ Phật quỳ xuống hành lễ. Khi bà cố về thường mang theo kinh thư, từng cuốn nhỏ nhỏ mỏng mỏng, khi mở ra là mùi mực dầu xực lên mũi. Cho dù ở nhà nhưng bà cố cũng làm theo đầy đủ những tiêu chuẩn của người lễ Phật như ăn chay trường, ngồi thiền niệm kinh, thực hiện lễ sáng, tối.
Không nhớ khi tôi học tiểu học năm thứ mấy, cứ coi như mấy lớp lớn lớn đi, tôi đã xem mấy bộ phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, mỗi lần có hòa thượng xuất hiện họ đều hay nói câu “Người xuất gia không nói dối”. Xuất phát từ tình yêu với tri thức, tôi đã tra cứu ra ý nghĩa của câu “Người xuất gia không nói dối” và bắt đầu có cái nhìn khác về việc bà cố quy y cửa Phật nhưng không sống trong Phật môn. Tôi nói với bố, vì bà cố đã từng lừa tôi, vi phạm nguyên tắc đầu tiên “Người xuất gia không nói dối” nên Phật môn không cần bà cố, bà chỉ có thể ở nhà tu hành thôi. Khi đó tôi chỉ có tinh thần hoài nghi nhưng lại ăn nói quá thẳng thắn, không hiểu được nghệ thuật nói chuyện, vì thế những lời này bị coi là không tôn kính trưởng b, do vậy không những không được bố tôi ủng hộ, ngược lại còn bị ông mắng cho một trận.
Lại nói chuyện về bà cố tôi, do bà lễ Phật nên từ nhỏ tôi đã được nghe không ít câu chuyện như Phật Đà xả thân cho hổ ăn thịt, kiến xếp chữ báo ân... Tôi cảm thấy điểm tốt lớn nhất của bà cố chính là kể chuyện cho tôi nghe đơn thuần là kể chuyện, tuyệt đối không có ý gợi mở đạo lí cho tôi, từ đó làm trỗi dậy tâm lí chống đối trong tôi. Cô giáo mẫu giáo cũng kể chuyện cho chúng tôi nghe, ví dụ câu chuyện về cậu bé người gỗ mũi dài, khi kết thúc cô nói với chúng tôi, các bạn nhỏ, các bạn nhất định phải thật thà, nếu không mũi sẽ dài ra đó. Vì nỗi sợ hãi mũi dài nên chúng tôi đương nhiên không dám nói dối, hình như đều tỏ ra rất thành thật, sau này lớn lên rồi tôi cảm thấy đây rõ ràng là một sự đe dọa, khiến tuổi thơ tôi bị ám ảnh.
Bà cố kể cho tôi nghe câu chuyện kiến xếp chữ báo ân, truyện kể rằng ngày xưa có một anh thư sinh, trên đường đi nhìn thấy một con kiến rơi xuống sông, đang giằng co giãy giụa, bộ dạng đáng thương, thư sinh bèn cứu mạng nó. Sau này thư sinh đi thi, trong bài thi có chữ bị thiếu một nét, khi quan thảo thí đọc bài thì vị trí ấy bỗng nhiên xuất hiện một con kiến, thay thế nét chữ bị thiếu kia một cách hoàn hảo, nhờ đó thư sinh mới đỗ tiến sĩ. Tôi hỏi bà cố, vậy bình thường khi đi đường bà cũng không nỡ giẫm chết con kiến ạ? Bà cố nói, bà là một sinh mệnh, nó cũng là một sinh mệnh về điểm này bà và kiến chẳng có gì khác nhau.
Câu chuyện này đã gợi mở cho tôi hai điểm, một là vạn vật đều có linh hồn, chúng ta và tự nhiên sinh sống hòa thuận với nhau. Hai là phải trở thành một người lương thiện, bạn đối xử lương thiện với thế giới này, thế giới này sẽ đối xử lương thiện với bạn.
Đương nhiên là vì khi học mẫu giáo khả năng lĩnh ngộ của tôi có hạn nên khi ấy không ngộ ra được đạo lí đó một cách hệ thống như vậy, những điều này đều là cảm ngộ khi lớn lên, nhớ lại những câu chuyện bà cố kể cho tôi nghe. Khi còn nhỏ, tôi suy nghĩ rất đơn giản, chỉ cảm thấy mình phải làm một người lương thiện, tại sao ư, bởi lương thiện có lợi, mặc dù bà cố không dọa nạt tôi như giáo viên, nói nếu không lương thiện thì tai nạn sẽ giáng xuống đầu tôi, nhưng so với không lương thiện, tôi vẫn nghiêng về phía làm một lương thiện để có được cái lợi của việc lương thiện hơn. Vì thế, mỗi lần bắt gặp bọn con trai đổ nước vào tổ kiến, tôi liền bước lên ngăn cản, lâu dần tôi trở thành một người không được lòng bọn con trai, nhưng cũng đã cứu được không ít kiến, mặc dù chẳng có lần nào kiến giúp tôi trong kì thi như giúp vị thư sinh kia. Nhưng khi thơ bé tôi vẫn luôn vững tin có một ngày nào đó, chúng sẽ nhớ tới ân tình của tôi dành cho chúng sẽ cảm thấy xấu hổ và có lỗi khi không báo đáp tôi.
Điều này cho thấy từ nhỏ tôi đã tin động vật có ý thức, biết suy nghĩ và có tình cảm. Khi học tiểu học, giáo viên môn tự nhiên với thái độ dạy học nghiêm túc, muốn chúng tôi tin động vật không có tư tưởng. Ngoài mặt, tôi giả vờ tin nhưng niềm tin trong lòng thì vững như kiềng ba chân. Cũng may niềm tin ấy không sụp đổ. Thời đại học đọc xong cuốn “Động vật có ý thức không?” của Volker Arzt, thế giới quan của tôi mới không sụp đổ.
Thực ra từ lúc ấy cho đến bây giờ, trải qua tuổi thiếu nhi, thiếu niên, tôi đã biết câu chuyện kiến báo ân chỉ là câu chuyện hư cấu từ lâu, nhưng không hiểu sao tôi vẫn tin tưởng quả báo thiện ác. Nếu nói đây là những kiến thức bà cố đã hết mình truyền thụ cho tôi, thì tôi nghĩ ngay cả bản thân bà cũng không cho là vậy. Nếu bà biết những suy nghĩ này của tôi bây giờ chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên và trong lòng sẽ nghĩ tôi là một mầm cây tín Phật, nhưng tôi biết bà cố sẽ không bao giờ nói ra, không bởi vì bà đã mất, mà bởi bà không bao giờ yêu cầu tôi làm một việc nào đó hoặc trở thành một ai đó.
Bà cố hi vọng nhưng không bao giờ yêu cầu, không ngày ngày càm ràm bên tai tôi, đây chính là trí tuệ của người già. Thực ra trong lòng tôi biết bà muốn tôi- đứa chắt gần gũi nhất của bà- trở thành một người từ bi, lương thiện. Tôi vẫn chưa đạt đến cảnh giới từ bi nhưng tạm thời đã trở thành một người lương thiện rồi.
Khi mất, bà cố tôi hưởng thọ chín mươi tư tuổi. Khi ấy, tôi đi làm ở xa, một tuần trước khi bà cố lâm chung tôi có về thăm bà. Lúc ấy bà đã không thể nói chuyện được nữa.
Tôi ngồi bên giường bà rất lâu, nhưng cuối cùng vẫn phải li biệt. Bà nắm tay tôi, hồi lâu không muốn buông ra, đôi mắt già nua của bà tuôn lệ, dường như đã trước biết đây là lần gặp gỡ cuối cùng của chúng tôi, là lần cuối cùng bà nhìn thấy tôi trên nhân thế này.
Khi bà cố lâm chung, rốt cuộc tôi vẫn không kịp gặp bà lần cuối. Khi tôi nước mắt nước mũi tèm lem khóc bên giường bà, mẹ tôi nói, cũng may khi bà cố mất không phải chịu đựng quá nhiều. Chúng tôi hi vọng bà cố có thể tới thế giới cực lạc mà bà luôn vững tin là nó tồn tại.
Đến bây giờ tôi vẫn thường mơ thấy bà cố đứng cách tôi không xa, mỉm cười nhìn tôi với vẻ hiền từ.
Tôi hi vọng bà cố mãi nhìn tôi như thế.
Bà cố của tôi, tôi rất nhớ bà, khi nhớ tới bà, trong tôi niềm vui luôn lớn hơn nỗi buồn.
/28
|