Giờ tan tầm, người vào người ra nhộn nhịp, mọi người nghiêng đầu nhìn, xôn xao bàn tán rồi rảo bước đi xa. Hình ảnh trước mắt chỉ như đôi tình nhân hục hặc cãi cọ, không ai muốn làm anh hùng cứu mỹ nhân, chuốc họa vào người. Nói g thì nói địa vị của Tưởng Nã cũng hơn mọi người ở đây.
Diêu Ngạn đạp chân la hét, đuôi tóc rủ ngược xuống mắt. Cô nhìn gót chân Tưởng Nã, giày tây đen của anh lấm lem bùn đất. Mỗi bước đi của anh đều sải rất lớn, vừa mạnh vừa đều đặn giống như anh nắm gọn tất cả, ai cũng không thể lay động.
Diêu Ngạn đấm anh thùm thụp: “Thả tôi xuống! Cứu tôi với!”.
Tưởng Nã siết chân cô, mặt không biến sắc ném cô vào sau xe. Tài xế lo ngay ngáy quay lại nhìn, Tưởng Nã lườm anh ta, anh ta run rẩy rụt người.
Diêu Ngạn xây xẩm, chun buộc bị tuột khiến tóc cô rối tung, hai gò má đỏ bừng, nhìn cô lúc này xinh xắn lạ thường.
Cô kéo cửa nhờ tài xế giúp đỡ: “Làm ơn mở cửa giúp tôi!” Giọng cô run run hoảng sợ.
Tài xế biết Diêu Ngạn, mấy ngày trước chính anh ta đưa họ đến nhà hàng dùng bữa. Anh ta nhìn gương chiếu hậu, khởi động xe, hỏi Tưởng Nã bằng giọng nhát gừng: “Sếp Tưởng, anh muốn đi đâu?”.
Diêu Ngạn thấy tài xế ngó lơ, cô bổ nhào về phía ghế lái: “Anh ơi, anh thả tôi xuống xe đi. Anh ta không phải người tốt, anh ơi!”.
Tưởng Nã làm ngơ, anh gối tay sau đầu, thờ ơ cất lời: “Về Lý Sơn!”.
Tài xế chỉnh gương chiếu hậu sao cho không nhìn thấy phía sau, lái xe về Lý Sơn.
Diêu Ngạn tức tối nện mạnh vào ghế lái. Thấy tài xế lờ mình đi, cô giận sôi máu, nghiến răng dựa người vào ghế.
Tưởng Nã nhặt dây chun Diêu Ngạn làm rơi. Mái tóc tơ đen nhánh của cô dịu dàng xõa ngang vai, Diêu Ngạn lập tức gí đầu vào sát cửa xe.
“Hai ngày nghỉ của em thế nào?” Tưởng Nã lạnh lùng hỏi cô.
Diêu Ngạn ngạc nhiên tới mức ngẩn người ra. Cô chột dạ đảo tròn mắt, buột miệng thốt lên: “Tôi không đến Lý Sơn”.
Tưởng Nã mỉm cười, anh áp sát người cô nói nhỏ: “Tôi nói em đến đó hồi nào?”. Một tay anh bóp cằm Diêu Ngạn để cô đối mặt với anh, một tay vuốt tóc bên má cô cho gọn lại. Anh nhìn thẳng vào đôi mắt trong vắt như nước kia: “Hai ngày nghỉ em có mệt không?”.
Diêu Ngạn căng thẳng nuốt nước bọt, cô chắc chắn Tưởng Nã đã biết. Tuy không hiểu làm sao anh có thể thần thông quảng đại biết việc cô làm nhưng sự thật là vậy, cô khó có thể phủ nhận.
Thấy cô im re, ngón cái của anh vuốt ve làn môi hơi khô của Diêu Ngạn, anh cười gằn: “Xem ra em thật sự không để lời tôi nói vào tai. Tưởng Nã tôi mà em cũng dám giở trò?”.
Sáng sớm hôm nay, công ty vận chuyển hàng hóa đón đủ loại tổ chức, cơ quan. Hoạt động ngầm của công ty hằng ngày không thể tiếp tục. Có lúc sức mạnh truyền thông còn hơn bất cứ sự cưỡng chế nào của chính quyền. Vì vậy họ chỉ có thể tạm dừng mọi hoạt động khác, ngoan ngoãn chạy hàng, tạm tránh cơn cuồng phong bão táp.
Tưởng Nã nghiến răng ken két nhìn chằm chằm gưong mặt xinh xắn trước mắt.
Nửa tiếng đồng hồ sau đã về đến công ty vận chuyển hàng hóa, Tưởng Nã lôi Diêu Ngạn xuống xe. Trên đường toàn là bùn đất, Diêu Ngạn vẫy vùng cũng vô ích. Đám bùn đất màu nâu nhạt in một vệt dài trên nền nhà. Tưởng Nã cáu kỉnh túm cổ tay Diêu Ngạn lôi xềnh xệch cô vào trong, mặc cô kêu gào vô ích.
Một nồi lẩu bày trên chiếc bàn nhỏ trong sảnh công ty. Mấy người đàn ông ở trần tụ tập lại, ăn uống rôm rả, mồ hôi đầm đìa. Một người miệng còn đang nhai thịt bò, tay giơ đũa gọi lớn: “Anh Nã!”.
Tất cả mọi người ngoảnh đầu lại nhìn. Một người khác nghẹn thức ăn, đỏ bừng mặt chào: “Anh Nã!”. Đôi mắt anh ta soi mói cô gái mà Tưởng Nã kéo vào nhà. Đùi cô gái đó còn trắng hơn cả lòng trắng trứng đang sôi sùng sục trong nồi. Lúc lôi kéo còn vô tình để lộ vòng eo mảnh mai trắng mịn, khiến ai thấy cũng nhỏ nước dãi thèm muốn.
Anh kéo Diêu Ngạn lên thẳng tầng hai. Tưởng Nã đá cửa đẩy cô vào trong, Diêu Ngạn chếnh choáng ngã xuống đất, cô lập tức chống khuỷu tay một cách vô thức, đầu gối đau nhói. Cô hít sâu, cắn răng muốn đứng dậy.
Tưởng Nã cau mày, khom người đỡ thắt lưng Diêu Ngạn, anh nhấc bổng cô ném lên ghế sofa.
Tưởng Nã ngồi xuống, lấy tay đè cô lại, không cho cô cựa quậy. Giọng nói lạnh như băng của anh vang lên: “Hình rất sắc nét, chụp cũng không tồi”.
Diêu Ngạn ngã sấp trên sofa ngước đầu lên. Khe hở ngay thành ghế lòi ra một tấm hình, còn vài tấm khác nằm rải rác trên đệm, y hệt những tấm hình cô chụp vào trưa hôm thứ Bảy. Trong dòng xe dài tít tắp trên đường, vài người trông giống côn đồ vừa giơ sổ vừa thu tiền, đến đường nét gương mặt của họ cũng chụp vô cùng rõ ràng.
Diêu Ngạn không cách nào kêu cứu, cô run rẩy phủ nhận: “Không phải tôi chụp”.
Tưởng Nã kéo cô đối diện mình, anh nhướng cao mày, cúi thấp đầu hỏi cô: “Không phải em?”.
Diêu Ngạn đờ đẫn lắc đầu, túm đệm ngồi dậy. Tưởng Nã nở nụ cười ôn hòa: “Nhưng tôi nói em chụp hồi nào?”.
Diêu Ngạn sững người, dịch chân ra sau. Đầu gối trái của cô bị sước, trên vết thương đỏ ứng lấm tấm những hạt bụi nhỏ. Tưởng Nã nắm chân cô, in một nụ hôn lên đó, anh ngước mắt hỏi khẽ: “Tại sao bị sước?”.
Diêu Ngạn run bần bật cất giọng: “Không sao…”. Một đầu lưỡi ấm nóng phủ lên đầu gối cô, Diêu Ngạn mở tròn mắt ngỡ ngàng, cô đột nhiên im bặt.
Tưởng Nã vừa liếm mút chỗ vết thương vừa nói: “Hôm qua, chỗ tôi lên ti-vi, em có xem không?”. Mỗi anh dần trượt vào trong bắp đùi của cô. Hơi thở nóng hổi của anh phả lên da thịt khiến Diêu Ngạn sởn gai ốc. Tưởng Nã nói: “Tôi ghét nhất là người có lỗi với tôi. Dám lén lút giở trò, tôi nhất định giết chết người đó”.
Anh ngẩng đầu lên, xoa nhẹ đầu gối vương vết hôn của Diêu Ngạn. Anh nghiêng người qua nói: “Con người tôi không có tính nhẫn nại. Thứ tôi thích thì tốt nhất mau mang đến cho tôi. Còn đợi tôi nóng lên, đừng trách tôi làm nó vỡ tan tành!”. Anh vỗ má Diêu Ngạn, cười hỏi cô: “Tối nay muốn ăn gì? Để tôi kêu người gọi”.
Sắc mặt anh thay đổi xoành xoạch càng khiến cô sợ hãi: “Cái gì cũng được”. Tưởng Nã thu lại nụ cười, gọi điện sai người mua đồ ăn. Một lúc sau, một người xách túi nilon đi lên. Thức ăn trong hộp thơm ngon nóng sốt. Gà xào nấm đông cô, lươn xào, tôm rim, giò hầm đậu nành, các món ăn mặn đủ vị thơm phức. Trong số các món chỉ có củ sen nhồi cơm nếp là thanh mát.
Tưởng Nã bày đồ ăn ra bàn, anh gắp củ sen đưa tới miệng Diêu Ngạn, anh lạnh lùng nói: “Ăn!”.
Diêu Ngạn tần ngần. Cô há miệng ra cắn, một sợi sen bào nhuyễn rơi xuống cằm, dính vào cố cô.
Tưởng Nã nhét phần thừa vào miệng, anh nhìn cổ Diêu Ngạn chằm chằm. Theo động tác nuốt xuống nhẹ nhàng của cô anh cũng nhai hết miếng sen.
Nồi lẩu bày dưới nhà đã hết sạch. Hứa Châu Vi cầm túi xách của Diêu Ngạn đi vào, mấy anh em hỏi anh ta: “Này, cô nàng anh Nã mới dẫn về cướp từ chỗ nào thế? Xinh quá!”.
Có người nói chêm vào: “Con gái nhà họ Diêu, tôi từng gặp rồi!”.
Hứa Châu Vi cười cười, anh ta châm biếm: “Chảy nước dãi? Anh thấy anh Nã rất thích cô nàng đó. Mấy chú đừng làm càn!”.
Mọi người đang cười nói rôm rả thì điện thoại di động trong túi xách của Diêu Ngạn đổ chuông. Hứa Châu Vi lấy điện thoại ra xem, thấy bà Diêu gọi, anh ta ngắt kết nối, bắt chước theo cách nói chuyện của Diêu Ngạn gửi tin nhắn cho bà.
Trên tầng hai, cơm nước vẫn nghi ngút khói. Tưởng Nã vùi vào cổ cô liếm mút, còn tay anh cách lớp áo xoa bóp đỉnh đồi non mềm của cô.
Diêu Ngạn cắn chặt môi, mắt ẩn hiện ánh lệ, tay cô túm vào đệm không để bản thân ngã ngửa.
Tiếng huyên náo dưới tầng dội vào trong qua cánh cửa chưa đóng kín. Cô nghe có người nói: “Cô nàng này da thịt non mềm đến búng ra nước, vòng một đẫy đà, nhìn thôi đã thấy phê!”. Một người khác cười vang khoái chí: “Chú lên thử cho biết mùi. Xin anh Nã cho dùng chung, chú với anh ấy mỗi người một bên!”.
Nước mắt Diêu Ngạn ùa ra như đê vỡ, cô thả lỏng hàm răng đang cắn chặt môi đến bật máu.
Mắt Tưởng Nã trầm xuống, anh ngước lên nói khẽ: “Có thể búng ra nước?”. Anh cười lạnh, nhìn hai mắt Diêu Ngạn đẫm lệ, anh bỏ tay khỏi bầu ngực mà anh sờ nắn từ nãy đến giờ, nâng mặt Diêu Ngạn lên hỏi: “Khóc cái gì? Giận bọn nó nói bậy hay trách tay tôi không yên phận?”.
Diêu Ngạn căm hận trợn mắt nhìn anh. Cô nhếch miệng nhưng không nói tiếng nào.
Tưởng Nã cười, anh cắn cô: “Em ngọt ngào thế này, mùi vị nhất định rất ngon, làm sao tôi nỡ để em cho người khác thử?”.
Diêu Ngạn không kiềm chế được nữa, cô nói: “Tôi không nên làm như vậy. Anh muốn làm gì tôi?”.
Tưởng Nã ngừng cười, anh nâng mặt cô lên: “Không nên làm gì?”.
Diêu Ngạn cố nén nước mắt: “Không nên đối phó anh, không nên chụp hình, không nên tìm đài truyền hình”.
Tưởng Nã cười, bỏ tay ra khỏi người cô, đứng dậy, nghiêm mặt nhìn cô từ trên cao: “Còn nữa em không nên quên thân phận của em”. Anh xoa đầu Diêu Ngạn, nói thản nhiên: “Khi tôi còn xem em như người phụ nữ của mình, em nên an phận. Em cho rằng tôi thích em nên sẽ không làm gì em?”.
Diêu Ngạn nhích người ra sau, Tưởng Nã tiến tới: “Tôi coi như em xốc nổi. Tái phạm lần nữa, tôi sẽ khiến em “búng ra nước”. Ăn cơm!” Rồi xoay người đi ra.
Cửa phòng đóng sầm, Diêu Ngạn lập tức ngồi dậy chạy ra cửa. Tưởng Nã không khóa cửa, cô nhìn ra ngoài qua khe hở. Hành lang trống trải, cầu thang cách cửa phòng khoảng mười bước chân, nhìn khá rõ bóng người đang lay động bên dưới.
Trống ngực cô đập mạnh. Cô đang phân vân có nên liều lĩnh xông ra hay không thì dưới lầu vọng lên tiếng thét. Một người va phải bàn, ngã lăn quay xuống đất.
Đồ ăn trong nổi lẩu đổ tung tóe nhuộm sàn nhà thành màu xám đậm. Một người khác ngã vào nước canh nóng hầm hập, bàng hoàng gọi: “Anh Nã…”. Có người kéo Tưởng Nã lại, anh vung tay hất sang bên. Anh đạp giày lên ngực của người ngã dưới đất.
Không ai dám lên tiếng, họ chỉ biết trố mắt nhìn.
Tưởng Nã cất giọng trầm trầm: “Mày kêu anh với nó dùng chung, mỗi người một bên?”. Chân Tưởng Nã gí mạnh, anh giận dữ mở miệng: “Hai đứa chúng mày dám sủa bậy với người phụ nữ của anh?”.
Trong đại sảnh rộng mênh mông lặng ngắt không một tiếng động. Màn đêm bao phủ khắp chốn, hai ngọn đèn một trái một phải tỏa sáng lờ mờ, mạng nhện giăng kín góc tường, vài con thiêu thân đang thi nhau lao về phía có ánh đèn. Đôi cánh vàng sậm của chúng vỗ không ngừng lao đến nơi sáng nhất. Nhưng đám thiêu thân chịu không nổi hơi nóng, chúng ngắc ngoải rơi xuống. Tưởng Nã liếc một cái, bỗng ngước đôi mắt thâm trầm lên nhìn Diêu Ngạn đang lặng người bám chặt vào tay vịn cầu thang.
Không gian im lặng hoàn toàn. Hai người ngã dưới đất tái mét mặt mày không dám kêu đau. Tiếng ếch kêu ngoài lùm cỏ dại như xoáy nước ngoài khơi lặng gió, không biết sẽ bùng nổ lúc nào.
Tưởng Nã rút chân, anh hỏi Diêu Ngạn: “Ăn xong chưa?”.
Mọi người lúc này mới nhìn theo Tưởng Nã lên tầng hai.
Mười mấy đôi mắt cùng hướng đến khiến Diêu Ngạn luống cuống siết chặt lan can, môi cô run rẩy.
Tưởng Nã nói nhanh: “Dọn đi!”. Anh cất bước lên tầng hai.
Diêu Ngạn vô thức nhìn giày da của Tưởng Nã. Bụi đất che lấp màu đen bóng của nó, cũng che kín sự nguy hiểm có thể bất ngờ nổ tung. Cô lùi về sau một bước, hai chân cô tê cứng như bị đổ chì.
Tưởng Nã đến gần cô, anh hỏi lại: “Ăn xong chưa?”.
Diêu Ngạn căng thẳng nhưng vẫn giả vờ bình tĩnh: “Chưa”.
Tưởng Nã mỉm cười. Anh vươn cánh tay rắn chắc ôm chặt lấy Diêu Ngạn, khiến cô cảm thấy hơi đau.
Tưởng Nã hôn má cô nói: “Ăn tiếp thôi!” Rồi dẫn cô về phòng.
Hứa Châu Vi trông thấy Tưởng Nã đóng cửa, anh ta cười cười vỗ tay: “Đừng lo lắng. Làm việc đi. Mọi người cũng biết hôm nay tâm trạng anh Nã không tốt, khó tránh khỏi như vậy. Chớ nên đế bụng!”.
Có người đến đỡ hai người ngã dưới đất dậy, họ hậm hực kêu một tiếng nhưng trong lòng vẫn sợ hãi, thầm thấy may mắn vì Tưởng Nã không đánh thật.
Mọi người chán chường đồng loạt giải tán. Hứa Châu Vi cũng thấy mất hứng vứt túi xách của Diêu Ngạn sang một bên, rảo bước đi qua một tòa nhà khác.
Công ty vận chuyển hàng hóa nằm ở trung lộ Lý Sơn, phía sau là một căn nhà bốn tầng, mọi người đều sống ờ đó, chỉ có một mình Tưởng Nã dọn giường tới tòa nhà văn phòng đằng trước. Một ngày hai mươi bốn giờ đồng hồ đều nghe thấy tiếng xe đến xe đi. Ban ngày mở cửa sổ còn có bụi lùa vào, trên bàn bao giờ cũng bụi bám dầy đặc, phủi mãi không hết.
Tưởng Nã chuyển ghế sang ngồi đối diện Diêu Ngạn, anh chỉ đồ ăn bày trên bàn, nói với cô: “Ăn tiếp đi!” Nhưng anh không đụng đến thức ăn, chỉ chăm chú ngắm cô.
Diêu Ngạn không nhìn anh, cô giơ đũa gắp vài miếng. Một lát sau cô nói: “Tôi no rồi”. Lúc này Tường Nã mới bưng bát lên ăn, chớp mắt đã chén sạch sẽ.
Đồng hồ treo trên tường phía đối diện không ngừng chuyển động, Diêu Ngạn cố gắng chịu đựng chỉ mong được về nhà ngay tức khắc. Tưởng Nã đá ghế đi vào nhà vệ sinh, xả nước vào khăn bông, vắt khô rồi mang ra. Anh im lặng cẩm khăn lau mặt cho Diêu Ngạn.
Ngừi mùi hương thanh mát thâm trên khăn bông, mười ngón tay đan chặt của cô thả lỏng. Có điều Tưởng Nã lau quá mạnh, cô nghiêng đầu kêu đau. Mới vừa thấy lại ánh sáng, giây tiếp theo Tường Nã đã hôn cô.
Tưởng Nã quăng khăn vào hộc ghế sofa. Anh đứng trước người Diêu Ngạn, kẹp chặt hai chân cô, đè cô sát vào lưng ghế Tưởng Nã mạnh mẽ cuốn lấy đầu lưỡi cô. Nụ hôn của anh mỗi lúc một thành thạo.
Diêu Ngạn nhăn mặt, mở miệng thuận theo nụ hôn sâu của anh. Đến khi tay Tường Nã lần lên ngực cô lần nữa, cô thảng thốt kêu lên.
Tưởng Nã thở dốc ngừng hôn nhưng lại không kiềm chế được bản thân, anh vừa mút mát miệng Diêu Ngạn vừa nắn bóp ngực cô: “Hồi nãy làm em đau?”.
Diêu Ngạn đỏ ửng mặt lắc đầu. Tưởng Nã bật cười, anh ngồi xuống, bế Diêu Ngạn đặt lên đùi. Bàn tay anh bồi hồi vuốt ve đường cong bên ngoài áo của cô: “Sau này sẽ nhẹ hơn.” Anh hỏi: “Em bao nhiêu tuổi rồi?”.
Diêu Ngạn sững người, cố gắng với chân xuống để có thể nhấc mông lên. Cô cụp mi đáp: “Hai mươi hai”.
Tưởng Nã bật ra một tiếng “Ừ”. Anh ôm cô tựa ra sau, dễ dàng đập tan suy tính của cô. Anh tiếp tục ngậm môi cô. Ánh trăng chiếu vào cửa sổ, xe cộ chạy rầm rầm lướt qua rồi im bặt, chỉ còn mỗi tiếng thở gấp gáp của môi lưỡi hòa quyện.
Lúc hai người đi xuống dưới, đống hỗn độn đổ trên nền nhà đã được quét dọn sạch sẽ. Vài người uống bia đánh bài liếc thấy gương mặt Diêu Ngạn ửng đỏ, họ đưa mắt nhìn nhau cười gian tà. Tưởng Nã gọi Lý Cường: “Chở cô ấy về nhà”.
ý Cường nghĩ thầm trong bụng, tại sao không ngủ lại qua đêm? Nhưng anh ta không dám tỏ thái độ, đành theo lệnh Tưởng Nã đi lấy xe.
Diêu Ngạn cúi thấp đầu, vô cảm theo Tưởng Nã đi ra. Thấy xe chạy tới, Tưởng Nã nâng mặt cô lên, cất giọng trầm trầm:
“Nghe lời!”. Diêu Ngạn “ừm” nhẹ một tiếng, anh nở nụ cười: “Như vậy mới ngoan”.
Hứa Châu Vi cầm túi xách ra đưa cho Diêu Ngạn. Tưởng Nã ra hiệu cho anh ta, anh ta theo anh vào trong.
Diêu Ngạn về đến nhà đã hơn mười giờ tối, bà Diêu hỏi cô, “Sao tăng ca muộn vậy con? Điện thoại cũng không tiện nghe hay sao?”.
Diêu Ngạn hé miệng: “Dạ, thời gian eo hẹp.” Cô vội đáp, rồi chạy ào vào nhà tắm.
Nước nóng trút xuống từng lỗ chân lông đang không ngừng run rẩy của Diêu Ngạn. Diêu Ngạn chà mạnh cần cổ mà Tưởng Nã đã hôn qua, tự thôi miên là cô bị chó cắn. Cô cảm thấy may mắn khôn cùng khi lại tránh thêm được một kiếp nạn. Nhưng dưới tiếng nước chảy ào ào, đáy lòng rối bời của cô cứ trỗi dậy một nỗi lo khó hiểu.
Ở bên này, Tưởng Nã đang xối nước lạnh để dập tắt dục vọng trong người. Hứa Châu Vi trêu anh: “Mới vừa đi đã nóng người? Làm mấy lần? Sau này anh cứ giữ lại, các anh em không trốn vào góc tường nghe lén đâu mà!”.
Tưởng Nã liếc xéo anh ta, anh hỏi: “Điều tra đến đâu rồi?”.
Hứa Châu Vi tỏ vẻ nghiêm túc: “Điều tra tới điều tra lui, hình như cũng chỉ là mâu thuẫn nhỏ. Đợt trước kiểm tra màng PET tận ba lần mà không qua, Trần tổng đã đích thân lên tận Viện kiếm tra chất lượng tỉnh, làm ầm lên với mấy người đó. Ngoài ra còn vấn đề về nhà cung ứng, Giám đốc thu mua bên kia đích thân ra mặt nhưng Trần tổng không đếm xỉa đến”.
Tưởng Nã xua tay cắt ngang lời anh ta. Những điều này không giải thích được cho những thắc mắc của anh: “Thời gian này, ông ấy và Lương Thịnh Hoa có gặp nhau không?”.
Hứa Châu Vi lắc đầu: “Em hỏi tài xế trong nhà máy, ông ấy chỉ đến Nam Giang một lần, đi về thì lên Viện kiểm tra chất lượng tỉnh”. Ngừng vài giây, anh ta đột nhiên nói: “Nhưng một người trong quán bar của Lương Thịnh Hoa nói với em, anh ta từng thấy biển số xe vùng này dừng ở con ngõ đằng sau quán bar hai đêm, một tuần trước khi Lương Thịnh Hoa gặp chuyện không may”.
Tưởng Nã cau mày hỏi: “Nhớ biến số xe không?”.
“Anh ta nào có nhớ, nhớ được thì đỡ rồi. Với lại con ngõ phía sau quán bar không có camera giám sát.”
Tưởng Nã tỏ ra đăm chiêu. Anh không hỏi nữa, Hứa Châu Vi cũng vẫy tay bỏ đi.
Ngày hôm sau trời âm u xám xịt. Mọi người trong phòng nghiên cứu cắn hạt dưa nói chuyện phiếm với nhau, ánh mắt thường hay chĩa về phía Diêu Ngạn. Những lời đồn đại vô căn cứ rất nhanh đã lan truyền ra ngoài.
Diêu Ngạn cảm thấy uể oải trong người. Buổi trưa, cô không đến căng tin mà đi thẳng tới tòa nhà phía đông.
Đồng nghiệp ở tòa nhà phía đông đến đúng giờ thì đi ăn cơm, chỉ còn một mình Diêu Ngạn sửa sang tài liệu trên bàn, cô mở vi tính nhập số liệu vào máy.
Diêu Ngạn làm việc nhanh chóng, chốc lát sau đã nhập được phân nửa. Cô vừa day trán vừa lật tài liệu. Gặp một mục đồ uống không khớp số lượng, cô đang lấy làm lạ lẽ nào để sót vài trang thì bất ngờ có người gõ cửa.
Thẩm Quan đứng ngay cửa cười hỏi cô: “Làm gì còn không đi ăn?”.
Diêu Ngạn miễn cưỡng trả lời: “Một lát nữa tôi đi”. Cô khách sáo hỏi anh ta: “Thẩm tổng ăn chưa?”.
Thẩm Quan trả lời cô, sau đó đưa mắt nhìn vào trong, anh ta nói: “Mau đi ăn thôi. Đợi nữa là ăn cơm thừa đấy!”.
Diêu Ngạn mỉm cười. Trong lúc cô định mở miệng, một giọng nói đều đều truyền đến: “Sao Thẩm tổng lại ở đây?”.
Thẩm Quan đứng nghiêng người, còn cửa lại mở toang, không che được tầm mắt của Diêu Ngạn. Nhìn thấy Tưởng Nã, lòng cô chùng xuống.
Tưởng Nã quét mắt vào phòng nghiên cứu, nhíu mày nhìn Diêu Ngạn. Anh hỏi Thẩm Quan: “Không phải cô ấy là nhân viên của chỗ Trần tổng hay sao?”.
Thẩm Quan cười cười, anh ta nói: “Đúng vậy nhưng bên tôi mới tuyển vào. Tưởng tổng có việc gì không?”.
Tưởng Nã liếc Diêu Ngạn một cái rồi nhìn Thẩm Quan: “Tôi muốn nói chuyện về dây chuyền sản xuất với anh”.
Tưởng Nã và Thẩm Quan cùng nhau đi lên tầng. Diêu Ngạn thoáng ngây người rồi lại tập trung tinh thần, nhanh chóng hoàn thành công việc. Trước khi Tưởng Nã xuống đến bên dưới cô đã chạy về tòa nhà chính.
Khi Tưởng Nã đi xuống, anh cố tình nhìn vào phòng nghiên cứu nhưng không thấy Diêu Ngạn, anh ngẩn ra mấy giây rồi bỏ đi.
Diêu Ngạn lơ đễnh suốt cả ngày hôm nay. Trước khi hết giờ làm, cô mở tin tức về trung lộ Lý Sơn lên xem. Cô nghĩ mãi cũng không biết mình sơ hở chỗ nào. Cô xem hết lần này tới lần khác, đến khi thuộc nằm lòng bản tin, cô mới tắt máy.
Tưởng Nã gọi điện cho cô: “Mấy ngày nay tôi không rảnh, thứ sáu sẽ đến tìm em!”.
Diêu Ngạn giật mình, cô chầm chậm nói: “Thứ sáu phòng có liên hoan, hẹn rồi, không thể hoãn lại”.
Đầu bên kia điện thoại im lặng chốc lát, Tưởng Nã nói: “Tới lúc đó sẽ đến tìm em, dập máy đây!”.
Diêu Ngạn bóp chặt điện thoại, cô tức giận nghiến răng. Đến khi màn hình điện thoại tối om, cô mới thiểu não tan sở.
Trời hửng sáng, ông Diêu mới về nhà. Ông thoải mái kể chuyện cho Diêu Ngạn biết: “Nghe nói công ty vận chuyển hàng hóa đó bại lộ rồi con à. Bây giờ, họ an phận hẳn”.
Diêu Ngạn hâm nóng cơm và thức ăn rồi bưng ra, cô hỏi ông: “Không ai thu tiền bảo kê nữa ạ?”.
“Họ làm sao dám con!” Ông Diêu vặn nắp chai rượu đế rót nửa ly, ông hăm hở ăn cơm.
Loáng cái đã tới thứ sáu. Đồng nghiệp bên tòa nhà phía đông sửa soạn cho buổi liên hoan tối nay, họ tất bật soi gương trang điểm hơn nửa tiếng đồng hồ. Diêu Ngạn chần chừ, đặt tài liệu đã chỉnh sửa xuống bàn, cô nói: “Tối nay, em không đi được”.
Đồng nghiệp hô lên kinh ngạc: “Sao cơ? Tại sao không đi?”.
Diêu Ngạn nhíu mày ngẫm nghĩ, điện thoại di động trong túi vẫn im lặng, chỉ còn năm phút nữa là hết giờ làm mà không thấy Tưởng Nã gọi điện đến. Cô nghĩ thầm có lẽ Tưởng Nã đã quên, ngờ đâu điện thoại di động lại đúng lúc đổ chuông.
“Cho em hai tiếng, bảy giờ gặp nhau.”
Diêu Ngạn thừ người: “Hả?”.
Tưởng Nã bực mình: “Nghe không hiểu à? Đến giờ nhắn địa chỉ vào di động cho tôi, tôi đến đón. Tối hôm nay em phải đền tôi!”.
Diêu Ngạn càng kinh ngạc, chữ “đền” nặng nề lọt vào lỗ tai cô. Tưởng Nã ngắt máy ngay, không cho Diêu Ngạn phản bác.
Mọi người lục tục đi ra. Thẩm Quan đã ngồi trong xe. Tài xế thấy Diêu Ngạn bần thần ra bãi đậu xe, ông ta hỏi Thấm Quan: “Sếp Thấm, có kêu cô Diêu lên xe không?”.
Thẩm Quan lắc đầu, anh ta dõi theo bóng lưng Diêu Ngạn, hỏi tài xế: “Hai ngày trước, Tưởng Nã bế cô ấy lên xe thật không?”.
Tài xế vừa nói vừa cười: “Đúng vậy, tôi thấy từ xa. Mấy ngày nay, mọi người trong công ty cũng bàn ra tán vào, chỉ không biết cô ấy làm việc ở phòng nào mà thôi”.
Thẩm Quan mỉm cười, anh ta ung dung nói: “Ông nói xem nếu tôi theo đuổi cô ấy, liệu cô ây có thích tôi?”.
Tài xế ngơ ngác, quay sang nhìn Thẩm Quan: “Sếp Thẩm muốn nghe ý kiến của tôi?”.
Thẩm Quan thôi cười, anh ta lườm tài xế: “Lo lái xe của ông đi”.
Tài xế hằn học xoay người. Nhìn Diêu Ngạn đạp xe trong gương chiếu hậu, ông ta khởi động xe chạy thẳng đến nhà hàng.
Phòng ăn trên tầng ba đã chuẩn bị sẵn sàng. Nhân viên phục vụ đi trước dẫn đường. Khi nhóm Diêu Ngạn bước vào, Thẩm Quan đang ngồi uống trà.
Đồng nghiệp lớn tiếng chào anh ta, họ kéo ghế ngồi xuống. Cuối cùng chỉ còn mỗi chỗ trống bên phải của Thẩm Quan, cô đành ngồi xuống đó. Nhân viên phục vụ cầm bốn quyển thực đơn lên, Thẩm Quan đưa thực đơn cho Diêu Ngạn, anh ta nói: “Em nhìn xem mình thích ăn món nào”
Tất cả đồng nghiệp đều líu ríu chọn món. Diêu Ngạn khách sáo nói: “Không cần, để mấy chị ấy chọn được rồi”.
Thẩm Quan lật thực đơn ra xem, anh ta hỏi: “Em ăn cay được không?”.
“Ăn được một chút.” Diêu Ngạn nhìn sang thực đơn bên cạnh, mấy tấm hình chụp các món ăn ngon mắt khiến ai nhìn cũng thèm chảy nước dãi. Cô đưa mắt đến món ngô xào tôm tươi nhiều lần. Thẩm Quan chỉ tay vào hình, nói với nhân viên phục vụ: “Ngô xào tôm tươi”.
Diêu Ngạn ngước nhìn anh ta, vừa vặn ánh mắt giao nhau. Anh ta rõ ràng thuộc tuýp người nghiêm túc nhưng luôn khiến người đối diện cảm thấy anh ta thật ôn hòa. Thẩm Quan hỏi: “Muốn ăn gì nữa?”.
Diêu Ngạn mỉm cười. Cô cũng không tiếp tục khách sáo, chọn thêm hai món chay.
Suốt buổi tiệc Thẩm Quan là người bận rộn nhất. Đồng nghiệp hỏi chuyện anh ta tới tấp. Bỏ qua chuyện công việc, họ chỉ coi Thẩm Quan là một người bình thường. Họ thắc mắc hết chuyện này đến chuyện khác, thỉnh thoảng còn thêm vào một câu ton hót nịnh bợ.
Thẩm Quan cười hiền hòa, anh ta nói: “Tôi là người Tân Châu. Sau khi tốt nghiệp đại học thì tới Nam Giang”.
Một đồng nghiệp tò mò hỏi anh ta: “Ngay từ khi khởi nghiệp anh đã kinh doanh đồ uống?”.
“Không phải.” Thẩm Quan xoay bàn tròn để món ngô xào tôm tươi ngừng trước mặt, anh ta nói: “Chuyên ngành của tôi không liên quan đến đồ ăn thức uống, sau này được một người dẫn dắt vào nghề”.
Diêu Ngạn mau chóng múc vài muỗng ngô xào tôm tươi, người khác lại xoay bàn tròn đi. Cô dỏng tai lên nghe, cũng cảm thấy tò mò về Thẩm Quan.
Dây chuyền sản xuất nước ép không phải rẻ, tất cả máy móc đều là mẫu mã tối tân nhất, vốn đẩu tư ban đầu rất lớn. Thẩm Quan chỉ mới khởi nghiệp mà có thế tích lũy nhiều vốn như vậy quả thực khiến mọi người có cái nhìn khác về anh ta.
Đồng nghiệp chuyển đề tài đến những biến động gần đây trong công ty. Trần Lập tiếp quản vị trí của Trần Man Phát, Tưởng Nã trở thành trợ thủ đắc lực của anh ta, đi đâu cũng có nhau như hình với bóng. Một đồng nghiệp sụt sịt lau nước mắt nói: “Không biết Trần tổng có qua khỏi không, có lẽ sau này Trần tổng nhỏ sẽ làm chủ công ty rồi”.
Một đồng nghiệp khác thở dài nói: “Cũng đúng. Mấy người đó y chang côn đồ, mà chúng ta là công ty đàng hoàng đúng đắn”. Mọi người xì xào bàn tán, ánh mắt không hẹn mà gặp cùng dừng trên người Diêu Ngạn. Thấy cô không phản ứng, họ hạ giọng nói tiếp: “Nghe người trong phân xưởng nói họ suốt ngày trêu ghẹo mấy cô gái có chút nhan sắc. Mà có người thật sự theo họ để hưởng lợi đấy. Đúng là không có đầu óc! Không biết Diêu Ngạn với sếp Tưởng có quan hệ gì nữa”.
Diêu Ngạn nhíu mày. Mặc dù nghe không rõ nội dung đối thoại của họ nhưng trực giác mách bảo cô họ đang nói về cô. Cô nhất thời mất hết hứng ăn uống.
Thẩm Quan thấy cô dừng đũa, anh ta hỏi: “Cô sao vậy? No rồi à?”.
Diêu Ngạn khựng lại: “Sao ạ? À, tôi no rồi”.
Thẩm Quan gọi nhân viên phục vụ: “Cho một ly nước ô mai”. Anh ta nhìn Diêu Ngạn: “Tôi thấy cô chỉ ăn vài miếng. Thời tiết nóng nực, cô uống ít nước để ăn uống ngon miệng”.
Diêu Ngạn không ngờ Thẩm Quan chu đáo đến vậy, cô ngờ vực nhìn anh ta. Thẩm Quan nói: “Một lát ăn xong sẽ đi hát. Họ đặt chỗ cả rồi”.
Diêu Ngạn nói: “Tôi ăn xong rồi, tôi còn bận việc”.
“Ừ, không sao.” Thẩm Quan nhấp một ngụm trà, anh ta nói nhẹ nhàng: “Tôi còn việc muốn nói thêm, để hôm nào tôi mời riêng cô”.
Diêu Ngạn há hốc mồm kinh ngạc nhìn Thẩm Quan. Thấy anh ta quay qua nói chuyện với người khác, cô khép miệng lại. Trái tim lỗi nhịp treo lơ lửng của Diêu Ngạn lúc này mới quay về vị trí cũ.
Kim đồng hồ dịch chuyển đến vị trí bảy giờ, Diêu Ngạn cảm thấy chán chường. Trong đầu cô phác họa một bảng biểu, liệt kê từng việc nguy hiểm mà Tưởng Nã có thể dùng để uy hiếp cô, cuối cùng lại vắt óc suy nghĩ nhược điểm của Tưởng Nã.
Cô không rõ nếu bản thân phản kháng đến cùng, Tưởng Nã sẽ trả thù cô như thế nào, rồi cô có đáng để Tưởng Nã tốn sức trả thù hay không. Cô không biết kết luận, cũng như không dám tùy tiện kết luận. Cô hiểu được đạo lý đánh rắn phải đánh đúng tấc bảy, còn chưa nhắm chính xác tấc thứ bảy, cô tuyệt đối không hành động nông nổi.
Tưởng Nã ở trong xe gõ gõ vào vô lăng chờ Diêu Ngạn tự giác đi xuống. Anh đảo mắt nhìn quanh một vòng. Bắt gặp chiếc xe ô tô đen đậu đối diện, tài xế của Thẩm Quan buồn xó ngồi bên trong, anh nhíu mày nhìn vào nhà hàng, tay anh cũng ngừng gõ.
Diêu Ngạn chậm rãi ra khỏi cửa, cô nhìn xung quanh một lúc mới tìm được chiếc xe Jeep đậu bên kia dường. Cô cau có định cất bước đi qua thì Tưởng Nã chạy xe tới dừng phía trước chiếc ô tô đen. Anh mở cửa sổ gọi tài xế: “Lão Lý, đổi xe lúc nào thế? Mới đây mà đã có biển số xe vùng này rồi à?”.
Thấy Tưởng Nã, ông ta gọi một tiếng “Sếp Tưởng” rồi nói: “Sếp Thẩm nói còn sống ở đây lâu dài, làm vậy tiện hơn”.
Tưởng Nã mỉm cười, anh mở cửa bên ghế lái phụ, nhìn Diêu Ngạn: “Lên xe!”.
Diêu Ngạn nhíu mày bước lên, vừa ngồi vào chỗ, xe đã lướt nhanh. Cô lập tức thắt dây an toàn. Tưởng Nã nghiêm giọng hỏi cô: “Em đi ăn cùng Thẩm Quan?”.
Diêu Ngạn giật mình sửng sốt: “Đúng vậy, hôm nay Thẩm tổng mời mọi người ăn cơm”.
Tưởng Nã hỏi: “Tại sao em làm thêm ở đó? Thiếu tiền?”.
Diêu Ngạn không muốn nói, cô đáp qua loa: “Không phải. Thời gian rành rỗi hơi nhiều”.
Tưởng Nã cười khẩy, anh liếc cô một cái: “Nếu rảnh rỗi thì qua chăm sóc cho tôi!” Thấy Diêu Ngạn nhíu mày, anh cười khúc khích: “Em ở phòng nghiên cứu của anh ta làm việc gì? Chạy việc vặt?”.
Diêu Ngạn miễn cưỡng “Ừm” một tiếng. Cô thấm mệt nhìn sắc trời tối thẫm vút nhanh ngoài cửa, cũng không rõ mình đang đi đâu.
Đến rạp chiếu phim Sĩ Lâm, cô hoảng hốt hỏi anh: “Tới đây làm gì?”.
Tưởng Nã choàng tay ôm cô bước vào trong: “Xem phim!”.
Rạp chiếu phim thứ Sáu chật kín người. Thị trấn Trung Tuyển không thể so sánh với thị trấn Sĩ Lâm. Thị trấn Trung Tuyển lạc hậu, không có cho vui chơi, còn Sĩ Lâm thì ngược lại, phồn hoa náo nhiệt. Diêu Ngạn bất giác thả lỏng người, tới đây sẽ không sợ giáp mặt người quen.
Tưởng Nã đứng trchỗ bán vé chỉ đông chỉ tây. Cuối cùng anh đập mạnh bàn: “Phim gì cũng không có, mấy người kinh doanh kiểu gì thế hả!”.
Nhân viên bán vé thấy anh cao to vạm vỡ, dáng vẻ lại hung hãn nên sợ hãi mở miệng: “Suất chiếu gần nhất là chín giờ hai mươi, phim tình cảm nhưng vé bán hết thật rồi ạ”.
Tưởng Nã quan sát mọi nơi. Trông thấy có người xếp hàng kiểm vé, anh bước đến kéo một người đàn ông, nói vài câu, móc tiền đưa anh ta.
Diêu Ngạn thừ người trước chỗ bán vé, cô xấu hổ đỏ mặt. Thấy nhân viên bán vé sợ hãi nhìn Tưởng Nã, cô nhỏ giọng nói: “Xin lỗi!”.
Nhân viên bán vé cười gượng, vội cúi đầu làm việc.
Tưởng Nã vẫy tay với Diêu Ngạn: “Lại đây!”.
Diêu Ngạn cúi gằm mặt đi đến, hai người đưa vé đi vào trong rạp.
Trong rạp chiếu phim vô cùng yên ắng, chỉ có nhân vật trên màn hình nói chuyện với nhau. Tưởng Nã không biết bản thân cướp được vé phim gì, anh hỏi Diêu Ngạn: “Phim hay không?”.
Diêu Ngạn nghiêng đầu sang bên, cô nhìn màn hình trả lời: “Cũng được”.
Mãi khi chiếu đến cảnh nam nữ chính trong phim quấn lấy nhau từ ngoài cửa cho tới giường, hôn nhau cuồng nhiệt đến mức lật đổ đồ đạc bày biện trên tủ, Tưởng Nã mới mở miệng lần nữa: “Đúng là cũng được”.
Diêu Ngạn lập tức ngồi thẳng người, coi như không nghe thấy. Thấy cô im re, anh bèn kéo cổ cô, hôn môi cô rồi mau chóng thả ra.
Diêu Ngạn cuộn tay đề phòng Tưởng Nã. Cô chẳng còn tâm trạng xem phim. Đến lúc đèn báo hết phim bật sáng, cô thở phào nhẹ nhõm, lưng toát đầy mồ hôi.
Tưởng Nã đưa cô về nhà, anh lái chậm hỏi cô: “Thích xem phim không?”,
Giọng nói lãnh đạm của Diêu Ngạn cất lên: “Bình thường”.
Tưởng Nã hỏi thêm vài chuyện khác. Diêu Ngạn trả lời lạnh nhạt khiến anh không khỏi buồn bực. Đến gần ngõ nhà Diêu Ngạn, anh nhìn từ xa thấy chiếc xe tải mới mà anh đền bù cho nhà họ Diêu, anh hỏi: “Bố em chạy xe mới? Chạy ổn không?”:
Diêu Ngạn vẫn dùng ngữ khí như vậy trả lời anh: “Cũng ổn”.
Tưởng Nã mất hết kiên nhẫn. Anh phanh xe “két” một cái, xoay mặt Diêu Ngạn qua nhìn, nhếch miệng hỏi cô: “Không vui?”.
Diêu Ngạn lúc này mới nở nụ cười, cô nói: “Không có, đi làm cả ngày nên mệt”.
Tưởng Nã lạnh lùng chiếu tướng cô. Đến lúc khóe miệng Diêu Ngạn cứng đờ, sắp không chống chọi nổi nữa Tưởng Nã mới để cô xuống xe.
Nhìn chiếc xe Jeep chạy khuất, Diêu Ngạn ẩn mình trong bóng tối xoay người đi về. Xe tải màu xanh dương bất thình lình phát ra âm thanh, Diêu Ngạn hoảng hốt. Ngửa đầu thấy ông Diêu, cô càng thấp thỏm lo ầu. Ông Diêu kéo vải bạt che chắn, nhảy xuống xe. Gặp Diêu Ngạn, ông cất giọng ngạc nhiên: “Ăn đến giờ mới về sao con?”.
Diêu Ngạn điều chỉnh nhịp tim, cô vờ như không có chuyện gì xảy ra: “Vâng, đồng nghiệp còn đi hát nên con về hơi muộn”.
Hai bố con cùng nhau đi vào ngõ. Ông Diêu nhắc cô ngày mai đến bệnh viện.
Bị thương phần xương cần điều trị một trăm ngày, cô họ Diêu Ngạn vẫn nằm viện điều trị. Con gái của cô nghỉ hè ờ nhà ông bà nội trở về, xông đến bệnh viện chỉ trích trách móc như người lớn. Khi Diêu Ngạn tới, tình cờ nghe cô bé nói: “Sau này hãy để con chỉ huy. Có một cái thùng mà mẹ cũng bê không nổi, đế nó đè mẹ gãy tay, mẹ còn làm được gì cơ chứ?”.
Diêu Ngạn cười hỏi cô bé: ”Em định trách móc cả ngày à?”.
Em họ nhìn thấy Diêu Ngạn, liền thương nhớ tha thiết bổ nhào đến ôm cô.
Hai chị em náo loạn một hồi, cô họ mới cười nói chen vào: “Được rồi, được rồi, con ôm đủ rồi đấy. Lấy bài tập hè ra cho chị kiểm tra, xem chị có đánh đòn con không”.
Em họ lè lưỡi, cầm dao gọt vỏ táo, ra vẻ ngoan ngoãn. Thừa lúc không ai chú ý, cô bé lén nói với Diêu Ngạn: “Chị, em mới làm được một nửa bài tập thôi. Chị giúp em nha, em làm không kịp!”.
Diêu Ngạn đẩy đầu cô bé, phê bình vài câu, cô nói nhỏ: “Lát nữa đưa vở cho chị!”.
Em họ khẽ hô muôn năm, chia cho Diêu Ngạn một nửa quả táo đã gọt vỏ.
Buổi trưa, cô dẫn em họ về nhà. Thang máy dừng ở một tầng nào đó, mọi người lũ lượt chen vào trong. Diêu Ngạn ôm em họ nghiêng người nhường đường. Ánh mắt cô vô tình lướt qua đám người bên ngoài. Cô trông thấy Tưởng Nã bước tới cạnh một chiếc xe đẩy phủ vải trắng, cúi thấp người nói chuyện với Trần Lập. Tưởng Nã bất giác ngước lên, gặp Diêu Ngạn trợn tròn mắt, anh lạnh nhạt nhìn cô.
Diêu Ngạn khiếp sợ nhìn xe đẩy chăm chú, cô không dám tin chuyện này lại xảy ra.
ửa thang máy đóng kín, ánh mắt sắc bén cũng biến mất. Mọi người trong thang máy đứng vững tại chỗ. Diêu Ngạn gục đầu, không xua được cảm xúc kinh hãi.
Cuối tuần Diêu Ngạn được yên tĩnh, Tưởng Nã không hề làm phiền cô. Em họ ở nhà Diêu Ngạn ăn uống hai ngày. Lúc gần về, cô bé rút vở bài tập đưa Diêu Ngạn, lấy lòng cô: “Chị gái tốt bụng hãy giúp em một lần nữa. Đây là bài tập cô Toán em bắt làm. Chị cũng biết em học Toán không giỏi mà”.
Diêu Ngạn từ chối: “Khai giảng này là em lên lớp sáu rồi. Em phải tự làm bài của mình!”.
Em họ van nài khổ sở nhưng Diêu Ngạn vẫn không động lòng, cô bé ủ rũ xoay người. Đi tới cửa, cô bé bèn ném vở bài tập ra sau, nói: “Em còn có mười trang, chị giúp em nhé!” Rồi chạy mất tăm.
Diêu Ngạn dở khóc dở cười nhặt vở bài tập lên xem. Bài tập quá khó, vượt xa kiên thức của học sinh tiểu học, Diêu Ngạn đành dung túng cô bé lần nữa.
Thứ Hai cô đi làm, quả nhiên công ty loan tin Trần Man Phát qua đời vào trưa thứ Bảy. Mọi người không còn tâm trạng cười nói, chỉ biết thở dài trách thế sự vô thường.
Diêu Ngạn nghĩ đến cảnh nhìn thấy ở bệnh viện ngày hôm ấy. Trần Lập bi thương đi theo xe đẩy, bên cạnh anh ta là Tưởng Nã lạnh lùng. Khi đó cô đã ý thức được chuyện này sẽ xảy ra. Thế nhưng bây giờ nghe tin này, cô vẫn cảm thấy khó tin. Tai nạn xe cộ cướp đi sinh mạng của một con người. Cảnh sát còn chưa tìm ra chiếc xe gây tai nạn, Trần Man Phát đã ra đi.
Đồng nghiệp thở dài: “Trước đây cứ tưởng qua cửa ải này sẽ bình an vô sự. Đột ngột quá”.
Một đồng nghiệp khác nói: “Có lẽ từ đầu đã không thể qua khỏi nhưng chúng ta không biết. Nhìn đi, nếu không sao cần gì Trần tổng nhỏ lên thay. Nói không chừng họ đã tính toán từ lâu”.
Diêu Ngạn im lặng cọ rửa cốc đo lường. Giám đốc đi vào, ông ta vỗ tay nói: “Lại đây nào. Trưa nay chúng ta cùng nhau đi dùng bữa”.
Nhà họ Trần làm tiệc đậu(*) theo phong tục. Hai ngày nay, người ra người vào biệt thự nhiều vô số.
(*) Một loại phong tục mai táng dân gian ở các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải. Gia quyến của người chết sẽ làm một bữa cơm để cảm tạ khách mời đến tham dự tang lễ, đồng thời người đến dự tiệc đậu cũng đưa tiền phúng viếng để tỏ lòng thương tiếc, chia buổn cùng thân nhân người đã khuất.
Đa số người ở các phòng ban trong công ty nước giải khát đều góp tiền để cấp trên đại diện đến phúng viếng. Giám đốc muốn khác biệt, ông ta lôi hai người từ phòng ngoại thương và gọi bốn người trong phòng nghiên cứu cùng đi: “Chúng ta đi xem có giúp được gì không, còn ăn cơm thì cứ tùy cơ ứng biến vậy!”.
Đồng nghiệp vừa kiêng kị vừa mê tín không muốn đi dự tiệc đậu, họ viện có gia đình có việc. Cuối cùng chỉ còn Diêu Ngạn và đồng nghiệp lúc trước cùng phỏng vấn ở tòa nhà phía đông đi với nhau. Một người khác bên phòng ngoại thương cũng đi chung.
Khi mấy người Diêu Ngạn đến nơi, tiệc đậu đã bắt đầu. Biệt thự rộng lớn nằm ở ngoại ô. Phía đông biệt thự là một hồ nước nhỏ, vừa bước vào đã cảm thấy lạnh giá.
Giám đốc thăm hỏi xong đi ra, ông ta chỉ huy: “Một lát có bà con của Trần tổng từ Lô Xuyên đến. Mọi người ra ngoài dẫn đường”.
Một chỗ khác, Tưởng Nã trốn trong phòng sách hút thuốc. Trần Lập vừa nghe điện thoại xong quay sang nói chuyện với Tưởng Nã: “Em chưa từng gặp bà con dưới quê. Tự nhiên tối qua chui ra một đống cô ch, biết ai với ai đây!”. Anh ta xoa mặt, viền mắt bất giác đỏ hoe: “Để lại cho em một cục diện rối rắm, bên cạnh lại không có người lớn!”.
Từ nhỏ, Trần Man Phát đã không còn cả cha lẫn mẹ. Mười tám tuổi, ông từ Lô Xuyên tới Trung Tuyển làm ăn. Ba mươi tuổi, nắm trong tay cơ nghiệp cả trăm mẫu, lên như diều gặp gió. Ngờ đâu mới qua tuổi năm mươi đã gặp bất hạnh.
Mẹ của Trần Lập mới tái hôn gần đây. Bà cũng không quản đường xá xa xôi trở về. Trong lòng bà không khỏi xót con trai, tất bật đôn đáo giúp đỡ một tay. Bà lục tìm quyển sổ cũ gọi về Lô Xuyên, khó khăn lắm mới liên lạc được với những người bà con này.
Mẹ của Trần Lập đẩy cửa đi vào, nói với Tưởng Nã: “Tiểu Nam, A Lập nói với cháu chưa? Một lát, bà Tư và mấy chú sẽ đến. Hồi cháu còn bé chắc là gặp rồi. Cháu nhớ ra đó chào hỏi, có thế họ sẽ ở lại vài ngày. Mấy ngày này cháu chịu khó vất vả chút xíu!”.
Thuốc lá trên tay Tưởng Nã cháy đến gần đầu mẩu, tàn thuốc xám trắng kết thành đoạn dài trĩu xuống. Tưởng Nã hơi động đậy, tàn thuốc lập tức rơi xuống. Anh định thần, nở nụ cười nói: “Cháu biết rồi”.
Ba người Diêu Ngạn đội nắng đi bộ hơn nửa tiếng đồng hồ. Ra tới ngã tư nhìn thấy bốn chiếc xe van, Diêu Ngạn tiến lên hỏi thăm. Người ngồi trong xe gật gù, đẩy cửa xe cho họ lên.
Bà Tư dùng giọng nói đậm chất Lô Xuyên giới thiệu: “Ông nhà bà không khỏe nên không tới đây được, chỉ có mình bà thôi. Anh em bà con của Mẩn Mẩn cũng đi chung. Tất cả mọi người đều có mặt đầy đủ”.
Bà Tư nói dông dài một hồi, Diêu Ngạn cũng từ từ thích ứng. Bà nói: “Nghe nói Tiểu Nam cũng đến, bao nhiêu năm rồi không được gặp nó”.
Diêu Ngạn lấy làm lạ: “Tiếu Nam?”.
“À, … Của Mẩn Mẩn” Bà Tư ra chiều đăm chiêu, tiếc thay trí nhớ người già quá kém, tư duy lộn xộn. Một chú ngồi đằng trước quay ra sau nói: “Con trai của em họ ông Mẩn. Hồi còn bé mấy gia đình cũng coi như thân thiết. Năm đó lưng nó bỏng nước sôi cũng nhờ chú đưa đến trạm xá”.
Diêu Ngạn và đồng nghiệp nặn ra nụ cười gượng gạo, không biết họ nói về ai. Bà Tư lại nói: “Bây giờ nó có tiền đồ lắm, mở một công ty vận tải, còn đến nhà máy của Mẩn Mẩn giúp đỡ, rất có bản lĩnh!”.
Diêu Ngạn giật mình, cô bất giác hiểu Tiểu Nam trong miệng bà Tư chính là “Tưởng Nã”. Cô cùng đồng nghiệp kinh ngạc nhìn nhau.
Hơn mười người hùng hổ đi vào, Trần Lập và bà Trần đã đợi sẵn ngoài cửa. Không khí tang thương bao trùm khắp nơi. Họ cùng dìu nhau vào trong.
Ba người Diêu Ngạn cuối cùng cũng được ngồi xuống ăn cơm. Bà con nhà họ Trần tìm hai bàn liền nhau ngồi xuống, họ trò chuyện, hỏi về quy mô công ty nước giải khát. Diêu Ngạn bừng tỉnh họ muốn kết thân với bà con giàu sang. Thảo nào cả đại gia đình lũ lượt kéo nhau đến đây.
Bà Tư nắm tay bà Trần an ủi. Nước mắt bà ta chảy ròng ròng, trông có vẻ đau đớn vô bờ. Bà ta chạnh lòng người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, gạt nước mặt hỏi thăm: “Tiểu Nam đâu? Tại sao không thấy nó?”.
Bà Trần lau nước mắt nói: “Lát nữa nó sẽ ra, nó đang ở trong linh đường”.
Trong linh đường tràn đầy tiếng tụng kinh. Tưởng Nã tìm một góc nghe điện thoại, Hứa Châu Vi nói: “Anh ta nói chiếc xe màu đen, biến số xe hoàn toàn không có ấn tượng. Thông thường cũng không ai vô duyên vô cớ ghi nhớ số xe của người khác!”.
Tưởng Nã chau mày, tiếng gõ mõ vọng từng chút vào tai khiến anh cảm thấy khó thở. Sau khi dập máy, ngón tay anh vô thức lướt qua lịch sử cuộc gọi, dãy số của Dương Quang thoáng hiện trên màn hình. Anh thở dài, chỉnh trang quần áo ra khỏi linh đường.
Diêu Ngạn đang ăn cơm thì sực hỏi đồng nghiệp: “Chiều nay, chúng ta được nghỉ à?”.
Đổng nghiệp nhìn quanh tìm kiếm Giám đốc, chị ta nói thầm: “Được nghỉ càng hay. Tốt nhất cứ để Giám đốc nán lại lâu lâu một chút”.
Diêu Ngạn mỉm cười, nói chuyện một lát, cô đứng dậy đi vào nhà vệ sinh.
Ở lối rẽ trong sân biệt thự tiếng tụng kinh loáng thoáng vọng đến. Tình cờ cô nhìn thấy Tưởng Nã đã biến mất suốt hai ngày qua bước ra từ một góc khuất, cô bất giác rùng mình, trốn đằng sau chậu hoa xanh ngát. Cô định chờ anh đi xa, sẽ quay ngược trở ra. Nhưng ngờ đâu Tưởng Nã dừng chân, nắm mép kính ngăn cách đẩy đẩy kéo kéo. Bạch hạc giương cung, mây lành quẩn quanh. Tưởng Nã nhếch miệng đập trán lên tâm kính. Một tiếng choang và hàng loạt âm thanh loảng xoảng vang lên, kính vỡ tan tành, chỉ còn trơ trọi giá đỡ.
Tiếng thét bật khỏi miệng Diêu Ngạn, cô lập tức bịt chặt miệng mình.
Tưởng Nã quay đầu, trán anh chảy máu đầm đìa. Vài mảnh thủy tình vỡ còn găm sâu lên má anh. Máu tràn qua khóe mắt nhỏ vào con ngươi, trông anh rất đáng sợ.
Diêu Ngạn run rẩy lui ra sau, cô kinh hoàng trợn tròn mắt. Tưởng Nã cũng nặng nề nhìn cô. Máu càng đổ nhiều hơn khiến mắt anh hoàn toàn nhuộm đỏ.
Diêu Ngạn giật người về sau, cô hoảng hốt xoay người bỏ chạy. Tiếng bước chân gấp gáp xông đến gần, loáng cái vụt tới sau lưng Diêu Ngạn. Mùi máu tươi xộc đến, một cánh tay rắn chắc bỗng siết lấy cổ Diêu Ngạn, cắt ngang hơi thở của cô.
Mặt Tưởng Nã dán lên mặt cô khiến đôi bên đều lem luôc máu me. Anh sờ gò má Diêu Ngạn, nói: “Ngoan!”. Anh xoa đầu cô, cất giọng trấn an: “Đưa tôi đi bệnh viện”.
Người bên ngoài nghe tiếng đập mạnh, họ bàng hoàng bò bát đũa xuống chạy qua xem. Thấy Diêu Ngạn “dìu” Tưởng Nã mặt mày bê bết máu, bà Trần sợ hãi la lên: “Sao lại như vậy? Chuyện gì xảy ra?”.
Tưởng Nã xua tay: “Không sao. Hồi nãy, cháu chạy nhanh quá trượt chân, bất cẩn ngã nhào vào mặt kính”. Lúc anh nói chuyện mùi máu tanh phả lên trán Diêu Ngạn, khiến mắt cô khẽ run.
Cánh tay trên vai Diêu Ngạn nặng như tảng đá khổng lồ, níu chặt lấy cô không buông. Diêu Ngạn túm quần áo của Tưởng Nã, đỡ lấy thắt lưng anh, cô nói: “Tôi đưa anh ấy đến bệnh viện.” Tay cô lạnh như băng.
Mọi người vội vã lách sang bên nhường đường. Bà con nhà họ Trần muốn giúp đỡ nhưng Tưởng Nã khước từ: “Vết thương nhỏ, khâu lại sẽ không sao!”.
Mấy người đó vốn dĩ không muốn rời biệt thự nên chỉ giả vờ thuyết phục vài câu rồi mặc kệ anh, muốn ra sao thì ra. Trái lại chỉ có bà Tư, khi nghe mẹ của Trần Lập nói anh là Tưởng Nam thì tỏ ra không khỏi xót xa than trách.
Bà Trần đưa chìa khóa xe cho Diêu Ngạn, căn dặn cô: “Kiểm tra kỹ lưỡng, tuyệt đối đừng qua loa.” Bà Trần lại trách Tưởng Nã bất cẩn, bà đưa họ đến tận ngoài cửa, rồi mới quay vào trong.
Diêu Ngạn thẫn thờ nhìn bà Trần càng lúc càng xa trong gương chiếu hậu. Chốc lát chỉ còn mình cô với nỗi sợ hãi tột độ, cô run lập cập cả buổi mới khởi động được xe.
Tưởng Nã ấn khăn bông lên trán, anh cười nhìn cô: “Lẽ nào đến nước này rồi tôi còn không chết, nhưng lại vì em mà bị đụng xe chết. Tôi không muốn nằm xuống giống Trần Man Phát đâu đấy”.
Tay Diêu Ngạn run lên làm loạng choạng tay lái.
Hơn mười phút sau cũng đến được bệnh viện Trung Tuyển. Diêu Ngạn im lặng theo sau Tưởng Nã.
Người ngoài bắt gặp gương mặt nhem nhuốc máu me của Tưởng Nã đều giật mình, thụt lùi về sau, anh còn quái lạ dẫn theo một cô gái, họ khó tránh khỏi đưa mắt săm soi, rỉ tai nhau thì thầm.
Gần đây, Diêu Ngạn thường xuyên tới bệnh viện, các bác sĩ y tá cũng có ấn tượng với cô. Họ hỏi thăm cô, cô lặp lại y hệt cách nói của Tưởng Nã. Cô chỉ nói anh trượt chân, va trúng cửa kính. Trò chuyện chốc lát, cô cũng bình tĩnh trở lại.
Xử lý miệng vết thương xong xuôi, Tưởng Nã không chịu đi chụp hình. Anh mang đầu quấn băng trắng và gương mặt đầy vết thương đi ra, anh cười hỏi Diêu Ngạn: “Em không hỏi tôi vì sao à?”.
Diêu Ngạn rủ mi không đáp, Tưởng Nã nghiêng qua nhìn cô: “Muốn tôi nói em biết không?”.
Diêu Ngạn ngước đầu lên, giọng cô trĩu nặng: “Đừng nói, anh đừng nói gì với tôi”.
Nụ cười của Tưởng Nã vụt tắt. Diêu Ngạn nói tiếp: “Hôm nay, tôi không biết gì hết”.
Họ dừng lại trên bậc thang. Nắng nóng như thiêu đốt, chỉ vô ý một chút cũng có thể cháy khô. Trong và ngoài bệnh viện như hai thế giới đối lập nhau.
Diêu Ngạn đầm đìa mồ hôi, quần áo dính sát, thoáng để lộ đường cong cuốn hút dưới lớp áo xuyên thấu. Tưởng Nã xoa má cô, anh cong môi thổ lộ: “Tôi thật lòng thích em!”.
Diêu Ngạn đạp chân la hét, đuôi tóc rủ ngược xuống mắt. Cô nhìn gót chân Tưởng Nã, giày tây đen của anh lấm lem bùn đất. Mỗi bước đi của anh đều sải rất lớn, vừa mạnh vừa đều đặn giống như anh nắm gọn tất cả, ai cũng không thể lay động.
Diêu Ngạn đấm anh thùm thụp: “Thả tôi xuống! Cứu tôi với!”.
Tưởng Nã siết chân cô, mặt không biến sắc ném cô vào sau xe. Tài xế lo ngay ngáy quay lại nhìn, Tưởng Nã lườm anh ta, anh ta run rẩy rụt người.
Diêu Ngạn xây xẩm, chun buộc bị tuột khiến tóc cô rối tung, hai gò má đỏ bừng, nhìn cô lúc này xinh xắn lạ thường.
Cô kéo cửa nhờ tài xế giúp đỡ: “Làm ơn mở cửa giúp tôi!” Giọng cô run run hoảng sợ.
Tài xế biết Diêu Ngạn, mấy ngày trước chính anh ta đưa họ đến nhà hàng dùng bữa. Anh ta nhìn gương chiếu hậu, khởi động xe, hỏi Tưởng Nã bằng giọng nhát gừng: “Sếp Tưởng, anh muốn đi đâu?”.
Diêu Ngạn thấy tài xế ngó lơ, cô bổ nhào về phía ghế lái: “Anh ơi, anh thả tôi xuống xe đi. Anh ta không phải người tốt, anh ơi!”.
Tưởng Nã làm ngơ, anh gối tay sau đầu, thờ ơ cất lời: “Về Lý Sơn!”.
Tài xế chỉnh gương chiếu hậu sao cho không nhìn thấy phía sau, lái xe về Lý Sơn.
Diêu Ngạn tức tối nện mạnh vào ghế lái. Thấy tài xế lờ mình đi, cô giận sôi máu, nghiến răng dựa người vào ghế.
Tưởng Nã nhặt dây chun Diêu Ngạn làm rơi. Mái tóc tơ đen nhánh của cô dịu dàng xõa ngang vai, Diêu Ngạn lập tức gí đầu vào sát cửa xe.
“Hai ngày nghỉ của em thế nào?” Tưởng Nã lạnh lùng hỏi cô.
Diêu Ngạn ngạc nhiên tới mức ngẩn người ra. Cô chột dạ đảo tròn mắt, buột miệng thốt lên: “Tôi không đến Lý Sơn”.
Tưởng Nã mỉm cười, anh áp sát người cô nói nhỏ: “Tôi nói em đến đó hồi nào?”. Một tay anh bóp cằm Diêu Ngạn để cô đối mặt với anh, một tay vuốt tóc bên má cô cho gọn lại. Anh nhìn thẳng vào đôi mắt trong vắt như nước kia: “Hai ngày nghỉ em có mệt không?”.
Diêu Ngạn căng thẳng nuốt nước bọt, cô chắc chắn Tưởng Nã đã biết. Tuy không hiểu làm sao anh có thể thần thông quảng đại biết việc cô làm nhưng sự thật là vậy, cô khó có thể phủ nhận.
Thấy cô im re, ngón cái của anh vuốt ve làn môi hơi khô của Diêu Ngạn, anh cười gằn: “Xem ra em thật sự không để lời tôi nói vào tai. Tưởng Nã tôi mà em cũng dám giở trò?”.
Sáng sớm hôm nay, công ty vận chuyển hàng hóa đón đủ loại tổ chức, cơ quan. Hoạt động ngầm của công ty hằng ngày không thể tiếp tục. Có lúc sức mạnh truyền thông còn hơn bất cứ sự cưỡng chế nào của chính quyền. Vì vậy họ chỉ có thể tạm dừng mọi hoạt động khác, ngoan ngoãn chạy hàng, tạm tránh cơn cuồng phong bão táp.
Tưởng Nã nghiến răng ken két nhìn chằm chằm gưong mặt xinh xắn trước mắt.
Nửa tiếng đồng hồ sau đã về đến công ty vận chuyển hàng hóa, Tưởng Nã lôi Diêu Ngạn xuống xe. Trên đường toàn là bùn đất, Diêu Ngạn vẫy vùng cũng vô ích. Đám bùn đất màu nâu nhạt in một vệt dài trên nền nhà. Tưởng Nã cáu kỉnh túm cổ tay Diêu Ngạn lôi xềnh xệch cô vào trong, mặc cô kêu gào vô ích.
Một nồi lẩu bày trên chiếc bàn nhỏ trong sảnh công ty. Mấy người đàn ông ở trần tụ tập lại, ăn uống rôm rả, mồ hôi đầm đìa. Một người miệng còn đang nhai thịt bò, tay giơ đũa gọi lớn: “Anh Nã!”.
Tất cả mọi người ngoảnh đầu lại nhìn. Một người khác nghẹn thức ăn, đỏ bừng mặt chào: “Anh Nã!”. Đôi mắt anh ta soi mói cô gái mà Tưởng Nã kéo vào nhà. Đùi cô gái đó còn trắng hơn cả lòng trắng trứng đang sôi sùng sục trong nồi. Lúc lôi kéo còn vô tình để lộ vòng eo mảnh mai trắng mịn, khiến ai thấy cũng nhỏ nước dãi thèm muốn.
Anh kéo Diêu Ngạn lên thẳng tầng hai. Tưởng Nã đá cửa đẩy cô vào trong, Diêu Ngạn chếnh choáng ngã xuống đất, cô lập tức chống khuỷu tay một cách vô thức, đầu gối đau nhói. Cô hít sâu, cắn răng muốn đứng dậy.
Tưởng Nã cau mày, khom người đỡ thắt lưng Diêu Ngạn, anh nhấc bổng cô ném lên ghế sofa.
Tưởng Nã ngồi xuống, lấy tay đè cô lại, không cho cô cựa quậy. Giọng nói lạnh như băng của anh vang lên: “Hình rất sắc nét, chụp cũng không tồi”.
Diêu Ngạn ngã sấp trên sofa ngước đầu lên. Khe hở ngay thành ghế lòi ra một tấm hình, còn vài tấm khác nằm rải rác trên đệm, y hệt những tấm hình cô chụp vào trưa hôm thứ Bảy. Trong dòng xe dài tít tắp trên đường, vài người trông giống côn đồ vừa giơ sổ vừa thu tiền, đến đường nét gương mặt của họ cũng chụp vô cùng rõ ràng.
Diêu Ngạn không cách nào kêu cứu, cô run rẩy phủ nhận: “Không phải tôi chụp”.
Tưởng Nã kéo cô đối diện mình, anh nhướng cao mày, cúi thấp đầu hỏi cô: “Không phải em?”.
Diêu Ngạn đờ đẫn lắc đầu, túm đệm ngồi dậy. Tưởng Nã nở nụ cười ôn hòa: “Nhưng tôi nói em chụp hồi nào?”.
Diêu Ngạn sững người, dịch chân ra sau. Đầu gối trái của cô bị sước, trên vết thương đỏ ứng lấm tấm những hạt bụi nhỏ. Tưởng Nã nắm chân cô, in một nụ hôn lên đó, anh ngước mắt hỏi khẽ: “Tại sao bị sước?”.
Diêu Ngạn run bần bật cất giọng: “Không sao…”. Một đầu lưỡi ấm nóng phủ lên đầu gối cô, Diêu Ngạn mở tròn mắt ngỡ ngàng, cô đột nhiên im bặt.
Tưởng Nã vừa liếm mút chỗ vết thương vừa nói: “Hôm qua, chỗ tôi lên ti-vi, em có xem không?”. Mỗi anh dần trượt vào trong bắp đùi của cô. Hơi thở nóng hổi của anh phả lên da thịt khiến Diêu Ngạn sởn gai ốc. Tưởng Nã nói: “Tôi ghét nhất là người có lỗi với tôi. Dám lén lút giở trò, tôi nhất định giết chết người đó”.
Anh ngẩng đầu lên, xoa nhẹ đầu gối vương vết hôn của Diêu Ngạn. Anh nghiêng người qua nói: “Con người tôi không có tính nhẫn nại. Thứ tôi thích thì tốt nhất mau mang đến cho tôi. Còn đợi tôi nóng lên, đừng trách tôi làm nó vỡ tan tành!”. Anh vỗ má Diêu Ngạn, cười hỏi cô: “Tối nay muốn ăn gì? Để tôi kêu người gọi”.
Sắc mặt anh thay đổi xoành xoạch càng khiến cô sợ hãi: “Cái gì cũng được”. Tưởng Nã thu lại nụ cười, gọi điện sai người mua đồ ăn. Một lúc sau, một người xách túi nilon đi lên. Thức ăn trong hộp thơm ngon nóng sốt. Gà xào nấm đông cô, lươn xào, tôm rim, giò hầm đậu nành, các món ăn mặn đủ vị thơm phức. Trong số các món chỉ có củ sen nhồi cơm nếp là thanh mát.
Tưởng Nã bày đồ ăn ra bàn, anh gắp củ sen đưa tới miệng Diêu Ngạn, anh lạnh lùng nói: “Ăn!”.
Diêu Ngạn tần ngần. Cô há miệng ra cắn, một sợi sen bào nhuyễn rơi xuống cằm, dính vào cố cô.
Tưởng Nã nhét phần thừa vào miệng, anh nhìn cổ Diêu Ngạn chằm chằm. Theo động tác nuốt xuống nhẹ nhàng của cô anh cũng nhai hết miếng sen.
Nồi lẩu bày dưới nhà đã hết sạch. Hứa Châu Vi cầm túi xách của Diêu Ngạn đi vào, mấy anh em hỏi anh ta: “Này, cô nàng anh Nã mới dẫn về cướp từ chỗ nào thế? Xinh quá!”.
Có người nói chêm vào: “Con gái nhà họ Diêu, tôi từng gặp rồi!”.
Hứa Châu Vi cười cười, anh ta châm biếm: “Chảy nước dãi? Anh thấy anh Nã rất thích cô nàng đó. Mấy chú đừng làm càn!”.
Mọi người đang cười nói rôm rả thì điện thoại di động trong túi xách của Diêu Ngạn đổ chuông. Hứa Châu Vi lấy điện thoại ra xem, thấy bà Diêu gọi, anh ta ngắt kết nối, bắt chước theo cách nói chuyện của Diêu Ngạn gửi tin nhắn cho bà.
Trên tầng hai, cơm nước vẫn nghi ngút khói. Tưởng Nã vùi vào cổ cô liếm mút, còn tay anh cách lớp áo xoa bóp đỉnh đồi non mềm của cô.
Diêu Ngạn cắn chặt môi, mắt ẩn hiện ánh lệ, tay cô túm vào đệm không để bản thân ngã ngửa.
Tiếng huyên náo dưới tầng dội vào trong qua cánh cửa chưa đóng kín. Cô nghe có người nói: “Cô nàng này da thịt non mềm đến búng ra nước, vòng một đẫy đà, nhìn thôi đã thấy phê!”. Một người khác cười vang khoái chí: “Chú lên thử cho biết mùi. Xin anh Nã cho dùng chung, chú với anh ấy mỗi người một bên!”.
Nước mắt Diêu Ngạn ùa ra như đê vỡ, cô thả lỏng hàm răng đang cắn chặt môi đến bật máu.
Mắt Tưởng Nã trầm xuống, anh ngước lên nói khẽ: “Có thể búng ra nước?”. Anh cười lạnh, nhìn hai mắt Diêu Ngạn đẫm lệ, anh bỏ tay khỏi bầu ngực mà anh sờ nắn từ nãy đến giờ, nâng mặt Diêu Ngạn lên hỏi: “Khóc cái gì? Giận bọn nó nói bậy hay trách tay tôi không yên phận?”.
Diêu Ngạn căm hận trợn mắt nhìn anh. Cô nhếch miệng nhưng không nói tiếng nào.
Tưởng Nã cười, anh cắn cô: “Em ngọt ngào thế này, mùi vị nhất định rất ngon, làm sao tôi nỡ để em cho người khác thử?”.
Diêu Ngạn không kiềm chế được nữa, cô nói: “Tôi không nên làm như vậy. Anh muốn làm gì tôi?”.
Tưởng Nã ngừng cười, anh nâng mặt cô lên: “Không nên làm gì?”.
Diêu Ngạn cố nén nước mắt: “Không nên đối phó anh, không nên chụp hình, không nên tìm đài truyền hình”.
Tưởng Nã cười, bỏ tay ra khỏi người cô, đứng dậy, nghiêm mặt nhìn cô từ trên cao: “Còn nữa em không nên quên thân phận của em”. Anh xoa đầu Diêu Ngạn, nói thản nhiên: “Khi tôi còn xem em như người phụ nữ của mình, em nên an phận. Em cho rằng tôi thích em nên sẽ không làm gì em?”.
Diêu Ngạn nhích người ra sau, Tưởng Nã tiến tới: “Tôi coi như em xốc nổi. Tái phạm lần nữa, tôi sẽ khiến em “búng ra nước”. Ăn cơm!” Rồi xoay người đi ra.
Cửa phòng đóng sầm, Diêu Ngạn lập tức ngồi dậy chạy ra cửa. Tưởng Nã không khóa cửa, cô nhìn ra ngoài qua khe hở. Hành lang trống trải, cầu thang cách cửa phòng khoảng mười bước chân, nhìn khá rõ bóng người đang lay động bên dưới.
Trống ngực cô đập mạnh. Cô đang phân vân có nên liều lĩnh xông ra hay không thì dưới lầu vọng lên tiếng thét. Một người va phải bàn, ngã lăn quay xuống đất.
Đồ ăn trong nổi lẩu đổ tung tóe nhuộm sàn nhà thành màu xám đậm. Một người khác ngã vào nước canh nóng hầm hập, bàng hoàng gọi: “Anh Nã…”. Có người kéo Tưởng Nã lại, anh vung tay hất sang bên. Anh đạp giày lên ngực của người ngã dưới đất.
Không ai dám lên tiếng, họ chỉ biết trố mắt nhìn.
Tưởng Nã cất giọng trầm trầm: “Mày kêu anh với nó dùng chung, mỗi người một bên?”. Chân Tưởng Nã gí mạnh, anh giận dữ mở miệng: “Hai đứa chúng mày dám sủa bậy với người phụ nữ của anh?”.
Trong đại sảnh rộng mênh mông lặng ngắt không một tiếng động. Màn đêm bao phủ khắp chốn, hai ngọn đèn một trái một phải tỏa sáng lờ mờ, mạng nhện giăng kín góc tường, vài con thiêu thân đang thi nhau lao về phía có ánh đèn. Đôi cánh vàng sậm của chúng vỗ không ngừng lao đến nơi sáng nhất. Nhưng đám thiêu thân chịu không nổi hơi nóng, chúng ngắc ngoải rơi xuống. Tưởng Nã liếc một cái, bỗng ngước đôi mắt thâm trầm lên nhìn Diêu Ngạn đang lặng người bám chặt vào tay vịn cầu thang.
Không gian im lặng hoàn toàn. Hai người ngã dưới đất tái mét mặt mày không dám kêu đau. Tiếng ếch kêu ngoài lùm cỏ dại như xoáy nước ngoài khơi lặng gió, không biết sẽ bùng nổ lúc nào.
Tưởng Nã rút chân, anh hỏi Diêu Ngạn: “Ăn xong chưa?”.
Mọi người lúc này mới nhìn theo Tưởng Nã lên tầng hai.
Mười mấy đôi mắt cùng hướng đến khiến Diêu Ngạn luống cuống siết chặt lan can, môi cô run rẩy.
Tưởng Nã nói nhanh: “Dọn đi!”. Anh cất bước lên tầng hai.
Diêu Ngạn vô thức nhìn giày da của Tưởng Nã. Bụi đất che lấp màu đen bóng của nó, cũng che kín sự nguy hiểm có thể bất ngờ nổ tung. Cô lùi về sau một bước, hai chân cô tê cứng như bị đổ chì.
Tưởng Nã đến gần cô, anh hỏi lại: “Ăn xong chưa?”.
Diêu Ngạn căng thẳng nhưng vẫn giả vờ bình tĩnh: “Chưa”.
Tưởng Nã mỉm cười. Anh vươn cánh tay rắn chắc ôm chặt lấy Diêu Ngạn, khiến cô cảm thấy hơi đau.
Tưởng Nã hôn má cô nói: “Ăn tiếp thôi!” Rồi dẫn cô về phòng.
Hứa Châu Vi trông thấy Tưởng Nã đóng cửa, anh ta cười cười vỗ tay: “Đừng lo lắng. Làm việc đi. Mọi người cũng biết hôm nay tâm trạng anh Nã không tốt, khó tránh khỏi như vậy. Chớ nên đế bụng!”.
Có người đến đỡ hai người ngã dưới đất dậy, họ hậm hực kêu một tiếng nhưng trong lòng vẫn sợ hãi, thầm thấy may mắn vì Tưởng Nã không đánh thật.
Mọi người chán chường đồng loạt giải tán. Hứa Châu Vi cũng thấy mất hứng vứt túi xách của Diêu Ngạn sang một bên, rảo bước đi qua một tòa nhà khác.
Công ty vận chuyển hàng hóa nằm ở trung lộ Lý Sơn, phía sau là một căn nhà bốn tầng, mọi người đều sống ờ đó, chỉ có một mình Tưởng Nã dọn giường tới tòa nhà văn phòng đằng trước. Một ngày hai mươi bốn giờ đồng hồ đều nghe thấy tiếng xe đến xe đi. Ban ngày mở cửa sổ còn có bụi lùa vào, trên bàn bao giờ cũng bụi bám dầy đặc, phủi mãi không hết.
Tưởng Nã chuyển ghế sang ngồi đối diện Diêu Ngạn, anh chỉ đồ ăn bày trên bàn, nói với cô: “Ăn tiếp đi!” Nhưng anh không đụng đến thức ăn, chỉ chăm chú ngắm cô.
Diêu Ngạn không nhìn anh, cô giơ đũa gắp vài miếng. Một lát sau cô nói: “Tôi no rồi”. Lúc này Tường Nã mới bưng bát lên ăn, chớp mắt đã chén sạch sẽ.
Đồng hồ treo trên tường phía đối diện không ngừng chuyển động, Diêu Ngạn cố gắng chịu đựng chỉ mong được về nhà ngay tức khắc. Tưởng Nã đá ghế đi vào nhà vệ sinh, xả nước vào khăn bông, vắt khô rồi mang ra. Anh im lặng cẩm khăn lau mặt cho Diêu Ngạn.
Ngừi mùi hương thanh mát thâm trên khăn bông, mười ngón tay đan chặt của cô thả lỏng. Có điều Tưởng Nã lau quá mạnh, cô nghiêng đầu kêu đau. Mới vừa thấy lại ánh sáng, giây tiếp theo Tường Nã đã hôn cô.
Tưởng Nã quăng khăn vào hộc ghế sofa. Anh đứng trước người Diêu Ngạn, kẹp chặt hai chân cô, đè cô sát vào lưng ghế Tưởng Nã mạnh mẽ cuốn lấy đầu lưỡi cô. Nụ hôn của anh mỗi lúc một thành thạo.
Diêu Ngạn nhăn mặt, mở miệng thuận theo nụ hôn sâu của anh. Đến khi tay Tường Nã lần lên ngực cô lần nữa, cô thảng thốt kêu lên.
Tưởng Nã thở dốc ngừng hôn nhưng lại không kiềm chế được bản thân, anh vừa mút mát miệng Diêu Ngạn vừa nắn bóp ngực cô: “Hồi nãy làm em đau?”.
Diêu Ngạn đỏ ửng mặt lắc đầu. Tưởng Nã bật cười, anh ngồi xuống, bế Diêu Ngạn đặt lên đùi. Bàn tay anh bồi hồi vuốt ve đường cong bên ngoài áo của cô: “Sau này sẽ nhẹ hơn.” Anh hỏi: “Em bao nhiêu tuổi rồi?”.
Diêu Ngạn sững người, cố gắng với chân xuống để có thể nhấc mông lên. Cô cụp mi đáp: “Hai mươi hai”.
Tưởng Nã bật ra một tiếng “Ừ”. Anh ôm cô tựa ra sau, dễ dàng đập tan suy tính của cô. Anh tiếp tục ngậm môi cô. Ánh trăng chiếu vào cửa sổ, xe cộ chạy rầm rầm lướt qua rồi im bặt, chỉ còn mỗi tiếng thở gấp gáp của môi lưỡi hòa quyện.
Lúc hai người đi xuống dưới, đống hỗn độn đổ trên nền nhà đã được quét dọn sạch sẽ. Vài người uống bia đánh bài liếc thấy gương mặt Diêu Ngạn ửng đỏ, họ đưa mắt nhìn nhau cười gian tà. Tưởng Nã gọi Lý Cường: “Chở cô ấy về nhà”.
ý Cường nghĩ thầm trong bụng, tại sao không ngủ lại qua đêm? Nhưng anh ta không dám tỏ thái độ, đành theo lệnh Tưởng Nã đi lấy xe.
Diêu Ngạn cúi thấp đầu, vô cảm theo Tưởng Nã đi ra. Thấy xe chạy tới, Tưởng Nã nâng mặt cô lên, cất giọng trầm trầm:
“Nghe lời!”. Diêu Ngạn “ừm” nhẹ một tiếng, anh nở nụ cười: “Như vậy mới ngoan”.
Hứa Châu Vi cầm túi xách ra đưa cho Diêu Ngạn. Tưởng Nã ra hiệu cho anh ta, anh ta theo anh vào trong.
Diêu Ngạn về đến nhà đã hơn mười giờ tối, bà Diêu hỏi cô, “Sao tăng ca muộn vậy con? Điện thoại cũng không tiện nghe hay sao?”.
Diêu Ngạn hé miệng: “Dạ, thời gian eo hẹp.” Cô vội đáp, rồi chạy ào vào nhà tắm.
Nước nóng trút xuống từng lỗ chân lông đang không ngừng run rẩy của Diêu Ngạn. Diêu Ngạn chà mạnh cần cổ mà Tưởng Nã đã hôn qua, tự thôi miên là cô bị chó cắn. Cô cảm thấy may mắn khôn cùng khi lại tránh thêm được một kiếp nạn. Nhưng dưới tiếng nước chảy ào ào, đáy lòng rối bời của cô cứ trỗi dậy một nỗi lo khó hiểu.
Ở bên này, Tưởng Nã đang xối nước lạnh để dập tắt dục vọng trong người. Hứa Châu Vi trêu anh: “Mới vừa đi đã nóng người? Làm mấy lần? Sau này anh cứ giữ lại, các anh em không trốn vào góc tường nghe lén đâu mà!”.
Tưởng Nã liếc xéo anh ta, anh hỏi: “Điều tra đến đâu rồi?”.
Hứa Châu Vi tỏ vẻ nghiêm túc: “Điều tra tới điều tra lui, hình như cũng chỉ là mâu thuẫn nhỏ. Đợt trước kiểm tra màng PET tận ba lần mà không qua, Trần tổng đã đích thân lên tận Viện kiếm tra chất lượng tỉnh, làm ầm lên với mấy người đó. Ngoài ra còn vấn đề về nhà cung ứng, Giám đốc thu mua bên kia đích thân ra mặt nhưng Trần tổng không đếm xỉa đến”.
Tưởng Nã xua tay cắt ngang lời anh ta. Những điều này không giải thích được cho những thắc mắc của anh: “Thời gian này, ông ấy và Lương Thịnh Hoa có gặp nhau không?”.
Hứa Châu Vi lắc đầu: “Em hỏi tài xế trong nhà máy, ông ấy chỉ đến Nam Giang một lần, đi về thì lên Viện kiểm tra chất lượng tỉnh”. Ngừng vài giây, anh ta đột nhiên nói: “Nhưng một người trong quán bar của Lương Thịnh Hoa nói với em, anh ta từng thấy biển số xe vùng này dừng ở con ngõ đằng sau quán bar hai đêm, một tuần trước khi Lương Thịnh Hoa gặp chuyện không may”.
Tưởng Nã cau mày hỏi: “Nhớ biến số xe không?”.
“Anh ta nào có nhớ, nhớ được thì đỡ rồi. Với lại con ngõ phía sau quán bar không có camera giám sát.”
Tưởng Nã tỏ ra đăm chiêu. Anh không hỏi nữa, Hứa Châu Vi cũng vẫy tay bỏ đi.
Ngày hôm sau trời âm u xám xịt. Mọi người trong phòng nghiên cứu cắn hạt dưa nói chuyện phiếm với nhau, ánh mắt thường hay chĩa về phía Diêu Ngạn. Những lời đồn đại vô căn cứ rất nhanh đã lan truyền ra ngoài.
Diêu Ngạn cảm thấy uể oải trong người. Buổi trưa, cô không đến căng tin mà đi thẳng tới tòa nhà phía đông.
Đồng nghiệp ở tòa nhà phía đông đến đúng giờ thì đi ăn cơm, chỉ còn một mình Diêu Ngạn sửa sang tài liệu trên bàn, cô mở vi tính nhập số liệu vào máy.
Diêu Ngạn làm việc nhanh chóng, chốc lát sau đã nhập được phân nửa. Cô vừa day trán vừa lật tài liệu. Gặp một mục đồ uống không khớp số lượng, cô đang lấy làm lạ lẽ nào để sót vài trang thì bất ngờ có người gõ cửa.
Thẩm Quan đứng ngay cửa cười hỏi cô: “Làm gì còn không đi ăn?”.
Diêu Ngạn miễn cưỡng trả lời: “Một lát nữa tôi đi”. Cô khách sáo hỏi anh ta: “Thẩm tổng ăn chưa?”.
Thẩm Quan trả lời cô, sau đó đưa mắt nhìn vào trong, anh ta nói: “Mau đi ăn thôi. Đợi nữa là ăn cơm thừa đấy!”.
Diêu Ngạn mỉm cười. Trong lúc cô định mở miệng, một giọng nói đều đều truyền đến: “Sao Thẩm tổng lại ở đây?”.
Thẩm Quan đứng nghiêng người, còn cửa lại mở toang, không che được tầm mắt của Diêu Ngạn. Nhìn thấy Tưởng Nã, lòng cô chùng xuống.
Tưởng Nã quét mắt vào phòng nghiên cứu, nhíu mày nhìn Diêu Ngạn. Anh hỏi Thẩm Quan: “Không phải cô ấy là nhân viên của chỗ Trần tổng hay sao?”.
Thẩm Quan cười cười, anh ta nói: “Đúng vậy nhưng bên tôi mới tuyển vào. Tưởng tổng có việc gì không?”.
Tưởng Nã liếc Diêu Ngạn một cái rồi nhìn Thẩm Quan: “Tôi muốn nói chuyện về dây chuyền sản xuất với anh”.
Tưởng Nã và Thẩm Quan cùng nhau đi lên tầng. Diêu Ngạn thoáng ngây người rồi lại tập trung tinh thần, nhanh chóng hoàn thành công việc. Trước khi Tưởng Nã xuống đến bên dưới cô đã chạy về tòa nhà chính.
Khi Tưởng Nã đi xuống, anh cố tình nhìn vào phòng nghiên cứu nhưng không thấy Diêu Ngạn, anh ngẩn ra mấy giây rồi bỏ đi.
Diêu Ngạn lơ đễnh suốt cả ngày hôm nay. Trước khi hết giờ làm, cô mở tin tức về trung lộ Lý Sơn lên xem. Cô nghĩ mãi cũng không biết mình sơ hở chỗ nào. Cô xem hết lần này tới lần khác, đến khi thuộc nằm lòng bản tin, cô mới tắt máy.
Tưởng Nã gọi điện cho cô: “Mấy ngày nay tôi không rảnh, thứ sáu sẽ đến tìm em!”.
Diêu Ngạn giật mình, cô chầm chậm nói: “Thứ sáu phòng có liên hoan, hẹn rồi, không thể hoãn lại”.
Đầu bên kia điện thoại im lặng chốc lát, Tưởng Nã nói: “Tới lúc đó sẽ đến tìm em, dập máy đây!”.
Diêu Ngạn bóp chặt điện thoại, cô tức giận nghiến răng. Đến khi màn hình điện thoại tối om, cô mới thiểu não tan sở.
Trời hửng sáng, ông Diêu mới về nhà. Ông thoải mái kể chuyện cho Diêu Ngạn biết: “Nghe nói công ty vận chuyển hàng hóa đó bại lộ rồi con à. Bây giờ, họ an phận hẳn”.
Diêu Ngạn hâm nóng cơm và thức ăn rồi bưng ra, cô hỏi ông: “Không ai thu tiền bảo kê nữa ạ?”.
“Họ làm sao dám con!” Ông Diêu vặn nắp chai rượu đế rót nửa ly, ông hăm hở ăn cơm.
Loáng cái đã tới thứ sáu. Đồng nghiệp bên tòa nhà phía đông sửa soạn cho buổi liên hoan tối nay, họ tất bật soi gương trang điểm hơn nửa tiếng đồng hồ. Diêu Ngạn chần chừ, đặt tài liệu đã chỉnh sửa xuống bàn, cô nói: “Tối nay, em không đi được”.
Đồng nghiệp hô lên kinh ngạc: “Sao cơ? Tại sao không đi?”.
Diêu Ngạn nhíu mày ngẫm nghĩ, điện thoại di động trong túi vẫn im lặng, chỉ còn năm phút nữa là hết giờ làm mà không thấy Tưởng Nã gọi điện đến. Cô nghĩ thầm có lẽ Tưởng Nã đã quên, ngờ đâu điện thoại di động lại đúng lúc đổ chuông.
“Cho em hai tiếng, bảy giờ gặp nhau.”
Diêu Ngạn thừ người: “Hả?”.
Tưởng Nã bực mình: “Nghe không hiểu à? Đến giờ nhắn địa chỉ vào di động cho tôi, tôi đến đón. Tối hôm nay em phải đền tôi!”.
Diêu Ngạn càng kinh ngạc, chữ “đền” nặng nề lọt vào lỗ tai cô. Tưởng Nã ngắt máy ngay, không cho Diêu Ngạn phản bác.
Mọi người lục tục đi ra. Thẩm Quan đã ngồi trong xe. Tài xế thấy Diêu Ngạn bần thần ra bãi đậu xe, ông ta hỏi Thấm Quan: “Sếp Thấm, có kêu cô Diêu lên xe không?”.
Thẩm Quan lắc đầu, anh ta dõi theo bóng lưng Diêu Ngạn, hỏi tài xế: “Hai ngày trước, Tưởng Nã bế cô ấy lên xe thật không?”.
Tài xế vừa nói vừa cười: “Đúng vậy, tôi thấy từ xa. Mấy ngày nay, mọi người trong công ty cũng bàn ra tán vào, chỉ không biết cô ấy làm việc ở phòng nào mà thôi”.
Thẩm Quan mỉm cười, anh ta ung dung nói: “Ông nói xem nếu tôi theo đuổi cô ấy, liệu cô ây có thích tôi?”.
Tài xế ngơ ngác, quay sang nhìn Thẩm Quan: “Sếp Thẩm muốn nghe ý kiến của tôi?”.
Thẩm Quan thôi cười, anh ta lườm tài xế: “Lo lái xe của ông đi”.
Tài xế hằn học xoay người. Nhìn Diêu Ngạn đạp xe trong gương chiếu hậu, ông ta khởi động xe chạy thẳng đến nhà hàng.
Phòng ăn trên tầng ba đã chuẩn bị sẵn sàng. Nhân viên phục vụ đi trước dẫn đường. Khi nhóm Diêu Ngạn bước vào, Thẩm Quan đang ngồi uống trà.
Đồng nghiệp lớn tiếng chào anh ta, họ kéo ghế ngồi xuống. Cuối cùng chỉ còn mỗi chỗ trống bên phải của Thẩm Quan, cô đành ngồi xuống đó. Nhân viên phục vụ cầm bốn quyển thực đơn lên, Thẩm Quan đưa thực đơn cho Diêu Ngạn, anh ta nói: “Em nhìn xem mình thích ăn món nào”
Tất cả đồng nghiệp đều líu ríu chọn món. Diêu Ngạn khách sáo nói: “Không cần, để mấy chị ấy chọn được rồi”.
Thẩm Quan lật thực đơn ra xem, anh ta hỏi: “Em ăn cay được không?”.
“Ăn được một chút.” Diêu Ngạn nhìn sang thực đơn bên cạnh, mấy tấm hình chụp các món ăn ngon mắt khiến ai nhìn cũng thèm chảy nước dãi. Cô đưa mắt đến món ngô xào tôm tươi nhiều lần. Thẩm Quan chỉ tay vào hình, nói với nhân viên phục vụ: “Ngô xào tôm tươi”.
Diêu Ngạn ngước nhìn anh ta, vừa vặn ánh mắt giao nhau. Anh ta rõ ràng thuộc tuýp người nghiêm túc nhưng luôn khiến người đối diện cảm thấy anh ta thật ôn hòa. Thẩm Quan hỏi: “Muốn ăn gì nữa?”.
Diêu Ngạn mỉm cười. Cô cũng không tiếp tục khách sáo, chọn thêm hai món chay.
Suốt buổi tiệc Thẩm Quan là người bận rộn nhất. Đồng nghiệp hỏi chuyện anh ta tới tấp. Bỏ qua chuyện công việc, họ chỉ coi Thẩm Quan là một người bình thường. Họ thắc mắc hết chuyện này đến chuyện khác, thỉnh thoảng còn thêm vào một câu ton hót nịnh bợ.
Thẩm Quan cười hiền hòa, anh ta nói: “Tôi là người Tân Châu. Sau khi tốt nghiệp đại học thì tới Nam Giang”.
Một đồng nghiệp tò mò hỏi anh ta: “Ngay từ khi khởi nghiệp anh đã kinh doanh đồ uống?”.
“Không phải.” Thẩm Quan xoay bàn tròn để món ngô xào tôm tươi ngừng trước mặt, anh ta nói: “Chuyên ngành của tôi không liên quan đến đồ ăn thức uống, sau này được một người dẫn dắt vào nghề”.
Diêu Ngạn mau chóng múc vài muỗng ngô xào tôm tươi, người khác lại xoay bàn tròn đi. Cô dỏng tai lên nghe, cũng cảm thấy tò mò về Thẩm Quan.
Dây chuyền sản xuất nước ép không phải rẻ, tất cả máy móc đều là mẫu mã tối tân nhất, vốn đẩu tư ban đầu rất lớn. Thẩm Quan chỉ mới khởi nghiệp mà có thế tích lũy nhiều vốn như vậy quả thực khiến mọi người có cái nhìn khác về anh ta.
Đồng nghiệp chuyển đề tài đến những biến động gần đây trong công ty. Trần Lập tiếp quản vị trí của Trần Man Phát, Tưởng Nã trở thành trợ thủ đắc lực của anh ta, đi đâu cũng có nhau như hình với bóng. Một đồng nghiệp sụt sịt lau nước mắt nói: “Không biết Trần tổng có qua khỏi không, có lẽ sau này Trần tổng nhỏ sẽ làm chủ công ty rồi”.
Một đồng nghiệp khác thở dài nói: “Cũng đúng. Mấy người đó y chang côn đồ, mà chúng ta là công ty đàng hoàng đúng đắn”. Mọi người xì xào bàn tán, ánh mắt không hẹn mà gặp cùng dừng trên người Diêu Ngạn. Thấy cô không phản ứng, họ hạ giọng nói tiếp: “Nghe người trong phân xưởng nói họ suốt ngày trêu ghẹo mấy cô gái có chút nhan sắc. Mà có người thật sự theo họ để hưởng lợi đấy. Đúng là không có đầu óc! Không biết Diêu Ngạn với sếp Tưởng có quan hệ gì nữa”.
Diêu Ngạn nhíu mày. Mặc dù nghe không rõ nội dung đối thoại của họ nhưng trực giác mách bảo cô họ đang nói về cô. Cô nhất thời mất hết hứng ăn uống.
Thẩm Quan thấy cô dừng đũa, anh ta hỏi: “Cô sao vậy? No rồi à?”.
Diêu Ngạn khựng lại: “Sao ạ? À, tôi no rồi”.
Thẩm Quan gọi nhân viên phục vụ: “Cho một ly nước ô mai”. Anh ta nhìn Diêu Ngạn: “Tôi thấy cô chỉ ăn vài miếng. Thời tiết nóng nực, cô uống ít nước để ăn uống ngon miệng”.
Diêu Ngạn không ngờ Thẩm Quan chu đáo đến vậy, cô ngờ vực nhìn anh ta. Thẩm Quan nói: “Một lát ăn xong sẽ đi hát. Họ đặt chỗ cả rồi”.
Diêu Ngạn nói: “Tôi ăn xong rồi, tôi còn bận việc”.
“Ừ, không sao.” Thẩm Quan nhấp một ngụm trà, anh ta nói nhẹ nhàng: “Tôi còn việc muốn nói thêm, để hôm nào tôi mời riêng cô”.
Diêu Ngạn há hốc mồm kinh ngạc nhìn Thẩm Quan. Thấy anh ta quay qua nói chuyện với người khác, cô khép miệng lại. Trái tim lỗi nhịp treo lơ lửng của Diêu Ngạn lúc này mới quay về vị trí cũ.
Kim đồng hồ dịch chuyển đến vị trí bảy giờ, Diêu Ngạn cảm thấy chán chường. Trong đầu cô phác họa một bảng biểu, liệt kê từng việc nguy hiểm mà Tưởng Nã có thể dùng để uy hiếp cô, cuối cùng lại vắt óc suy nghĩ nhược điểm của Tưởng Nã.
Cô không rõ nếu bản thân phản kháng đến cùng, Tưởng Nã sẽ trả thù cô như thế nào, rồi cô có đáng để Tưởng Nã tốn sức trả thù hay không. Cô không biết kết luận, cũng như không dám tùy tiện kết luận. Cô hiểu được đạo lý đánh rắn phải đánh đúng tấc bảy, còn chưa nhắm chính xác tấc thứ bảy, cô tuyệt đối không hành động nông nổi.
Tưởng Nã ở trong xe gõ gõ vào vô lăng chờ Diêu Ngạn tự giác đi xuống. Anh đảo mắt nhìn quanh một vòng. Bắt gặp chiếc xe ô tô đen đậu đối diện, tài xế của Thẩm Quan buồn xó ngồi bên trong, anh nhíu mày nhìn vào nhà hàng, tay anh cũng ngừng gõ.
Diêu Ngạn chậm rãi ra khỏi cửa, cô nhìn xung quanh một lúc mới tìm được chiếc xe Jeep đậu bên kia dường. Cô cau có định cất bước đi qua thì Tưởng Nã chạy xe tới dừng phía trước chiếc ô tô đen. Anh mở cửa sổ gọi tài xế: “Lão Lý, đổi xe lúc nào thế? Mới đây mà đã có biển số xe vùng này rồi à?”.
Thấy Tưởng Nã, ông ta gọi một tiếng “Sếp Tưởng” rồi nói: “Sếp Thẩm nói còn sống ở đây lâu dài, làm vậy tiện hơn”.
Tưởng Nã mỉm cười, anh mở cửa bên ghế lái phụ, nhìn Diêu Ngạn: “Lên xe!”.
Diêu Ngạn nhíu mày bước lên, vừa ngồi vào chỗ, xe đã lướt nhanh. Cô lập tức thắt dây an toàn. Tưởng Nã nghiêm giọng hỏi cô: “Em đi ăn cùng Thẩm Quan?”.
Diêu Ngạn giật mình sửng sốt: “Đúng vậy, hôm nay Thẩm tổng mời mọi người ăn cơm”.
Tưởng Nã hỏi: “Tại sao em làm thêm ở đó? Thiếu tiền?”.
Diêu Ngạn không muốn nói, cô đáp qua loa: “Không phải. Thời gian rành rỗi hơi nhiều”.
Tưởng Nã cười khẩy, anh liếc cô một cái: “Nếu rảnh rỗi thì qua chăm sóc cho tôi!” Thấy Diêu Ngạn nhíu mày, anh cười khúc khích: “Em ở phòng nghiên cứu của anh ta làm việc gì? Chạy việc vặt?”.
Diêu Ngạn miễn cưỡng “Ừm” một tiếng. Cô thấm mệt nhìn sắc trời tối thẫm vút nhanh ngoài cửa, cũng không rõ mình đang đi đâu.
Đến rạp chiếu phim Sĩ Lâm, cô hoảng hốt hỏi anh: “Tới đây làm gì?”.
Tưởng Nã choàng tay ôm cô bước vào trong: “Xem phim!”.
Rạp chiếu phim thứ Sáu chật kín người. Thị trấn Trung Tuyển không thể so sánh với thị trấn Sĩ Lâm. Thị trấn Trung Tuyển lạc hậu, không có cho vui chơi, còn Sĩ Lâm thì ngược lại, phồn hoa náo nhiệt. Diêu Ngạn bất giác thả lỏng người, tới đây sẽ không sợ giáp mặt người quen.
Tưởng Nã đứng trchỗ bán vé chỉ đông chỉ tây. Cuối cùng anh đập mạnh bàn: “Phim gì cũng không có, mấy người kinh doanh kiểu gì thế hả!”.
Nhân viên bán vé thấy anh cao to vạm vỡ, dáng vẻ lại hung hãn nên sợ hãi mở miệng: “Suất chiếu gần nhất là chín giờ hai mươi, phim tình cảm nhưng vé bán hết thật rồi ạ”.
Tưởng Nã quan sát mọi nơi. Trông thấy có người xếp hàng kiểm vé, anh bước đến kéo một người đàn ông, nói vài câu, móc tiền đưa anh ta.
Diêu Ngạn thừ người trước chỗ bán vé, cô xấu hổ đỏ mặt. Thấy nhân viên bán vé sợ hãi nhìn Tưởng Nã, cô nhỏ giọng nói: “Xin lỗi!”.
Nhân viên bán vé cười gượng, vội cúi đầu làm việc.
Tưởng Nã vẫy tay với Diêu Ngạn: “Lại đây!”.
Diêu Ngạn cúi gằm mặt đi đến, hai người đưa vé đi vào trong rạp.
Trong rạp chiếu phim vô cùng yên ắng, chỉ có nhân vật trên màn hình nói chuyện với nhau. Tưởng Nã không biết bản thân cướp được vé phim gì, anh hỏi Diêu Ngạn: “Phim hay không?”.
Diêu Ngạn nghiêng đầu sang bên, cô nhìn màn hình trả lời: “Cũng được”.
Mãi khi chiếu đến cảnh nam nữ chính trong phim quấn lấy nhau từ ngoài cửa cho tới giường, hôn nhau cuồng nhiệt đến mức lật đổ đồ đạc bày biện trên tủ, Tưởng Nã mới mở miệng lần nữa: “Đúng là cũng được”.
Diêu Ngạn lập tức ngồi thẳng người, coi như không nghe thấy. Thấy cô im re, anh bèn kéo cổ cô, hôn môi cô rồi mau chóng thả ra.
Diêu Ngạn cuộn tay đề phòng Tưởng Nã. Cô chẳng còn tâm trạng xem phim. Đến lúc đèn báo hết phim bật sáng, cô thở phào nhẹ nhõm, lưng toát đầy mồ hôi.
Tưởng Nã đưa cô về nhà, anh lái chậm hỏi cô: “Thích xem phim không?”,
Giọng nói lãnh đạm của Diêu Ngạn cất lên: “Bình thường”.
Tưởng Nã hỏi thêm vài chuyện khác. Diêu Ngạn trả lời lạnh nhạt khiến anh không khỏi buồn bực. Đến gần ngõ nhà Diêu Ngạn, anh nhìn từ xa thấy chiếc xe tải mới mà anh đền bù cho nhà họ Diêu, anh hỏi: “Bố em chạy xe mới? Chạy ổn không?”:
Diêu Ngạn vẫn dùng ngữ khí như vậy trả lời anh: “Cũng ổn”.
Tưởng Nã mất hết kiên nhẫn. Anh phanh xe “két” một cái, xoay mặt Diêu Ngạn qua nhìn, nhếch miệng hỏi cô: “Không vui?”.
Diêu Ngạn lúc này mới nở nụ cười, cô nói: “Không có, đi làm cả ngày nên mệt”.
Tưởng Nã lạnh lùng chiếu tướng cô. Đến lúc khóe miệng Diêu Ngạn cứng đờ, sắp không chống chọi nổi nữa Tưởng Nã mới để cô xuống xe.
Nhìn chiếc xe Jeep chạy khuất, Diêu Ngạn ẩn mình trong bóng tối xoay người đi về. Xe tải màu xanh dương bất thình lình phát ra âm thanh, Diêu Ngạn hoảng hốt. Ngửa đầu thấy ông Diêu, cô càng thấp thỏm lo ầu. Ông Diêu kéo vải bạt che chắn, nhảy xuống xe. Gặp Diêu Ngạn, ông cất giọng ngạc nhiên: “Ăn đến giờ mới về sao con?”.
Diêu Ngạn điều chỉnh nhịp tim, cô vờ như không có chuyện gì xảy ra: “Vâng, đồng nghiệp còn đi hát nên con về hơi muộn”.
Hai bố con cùng nhau đi vào ngõ. Ông Diêu nhắc cô ngày mai đến bệnh viện.
Bị thương phần xương cần điều trị một trăm ngày, cô họ Diêu Ngạn vẫn nằm viện điều trị. Con gái của cô nghỉ hè ờ nhà ông bà nội trở về, xông đến bệnh viện chỉ trích trách móc như người lớn. Khi Diêu Ngạn tới, tình cờ nghe cô bé nói: “Sau này hãy để con chỉ huy. Có một cái thùng mà mẹ cũng bê không nổi, đế nó đè mẹ gãy tay, mẹ còn làm được gì cơ chứ?”.
Diêu Ngạn cười hỏi cô bé: ”Em định trách móc cả ngày à?”.
Em họ nhìn thấy Diêu Ngạn, liền thương nhớ tha thiết bổ nhào đến ôm cô.
Hai chị em náo loạn một hồi, cô họ mới cười nói chen vào: “Được rồi, được rồi, con ôm đủ rồi đấy. Lấy bài tập hè ra cho chị kiểm tra, xem chị có đánh đòn con không”.
Em họ lè lưỡi, cầm dao gọt vỏ táo, ra vẻ ngoan ngoãn. Thừa lúc không ai chú ý, cô bé lén nói với Diêu Ngạn: “Chị, em mới làm được một nửa bài tập thôi. Chị giúp em nha, em làm không kịp!”.
Diêu Ngạn đẩy đầu cô bé, phê bình vài câu, cô nói nhỏ: “Lát nữa đưa vở cho chị!”.
Em họ khẽ hô muôn năm, chia cho Diêu Ngạn một nửa quả táo đã gọt vỏ.
Buổi trưa, cô dẫn em họ về nhà. Thang máy dừng ở một tầng nào đó, mọi người lũ lượt chen vào trong. Diêu Ngạn ôm em họ nghiêng người nhường đường. Ánh mắt cô vô tình lướt qua đám người bên ngoài. Cô trông thấy Tưởng Nã bước tới cạnh một chiếc xe đẩy phủ vải trắng, cúi thấp người nói chuyện với Trần Lập. Tưởng Nã bất giác ngước lên, gặp Diêu Ngạn trợn tròn mắt, anh lạnh nhạt nhìn cô.
Diêu Ngạn khiếp sợ nhìn xe đẩy chăm chú, cô không dám tin chuyện này lại xảy ra.
ửa thang máy đóng kín, ánh mắt sắc bén cũng biến mất. Mọi người trong thang máy đứng vững tại chỗ. Diêu Ngạn gục đầu, không xua được cảm xúc kinh hãi.
Cuối tuần Diêu Ngạn được yên tĩnh, Tưởng Nã không hề làm phiền cô. Em họ ở nhà Diêu Ngạn ăn uống hai ngày. Lúc gần về, cô bé rút vở bài tập đưa Diêu Ngạn, lấy lòng cô: “Chị gái tốt bụng hãy giúp em một lần nữa. Đây là bài tập cô Toán em bắt làm. Chị cũng biết em học Toán không giỏi mà”.
Diêu Ngạn từ chối: “Khai giảng này là em lên lớp sáu rồi. Em phải tự làm bài của mình!”.
Em họ van nài khổ sở nhưng Diêu Ngạn vẫn không động lòng, cô bé ủ rũ xoay người. Đi tới cửa, cô bé bèn ném vở bài tập ra sau, nói: “Em còn có mười trang, chị giúp em nhé!” Rồi chạy mất tăm.
Diêu Ngạn dở khóc dở cười nhặt vở bài tập lên xem. Bài tập quá khó, vượt xa kiên thức của học sinh tiểu học, Diêu Ngạn đành dung túng cô bé lần nữa.
Thứ Hai cô đi làm, quả nhiên công ty loan tin Trần Man Phát qua đời vào trưa thứ Bảy. Mọi người không còn tâm trạng cười nói, chỉ biết thở dài trách thế sự vô thường.
Diêu Ngạn nghĩ đến cảnh nhìn thấy ở bệnh viện ngày hôm ấy. Trần Lập bi thương đi theo xe đẩy, bên cạnh anh ta là Tưởng Nã lạnh lùng. Khi đó cô đã ý thức được chuyện này sẽ xảy ra. Thế nhưng bây giờ nghe tin này, cô vẫn cảm thấy khó tin. Tai nạn xe cộ cướp đi sinh mạng của một con người. Cảnh sát còn chưa tìm ra chiếc xe gây tai nạn, Trần Man Phát đã ra đi.
Đồng nghiệp thở dài: “Trước đây cứ tưởng qua cửa ải này sẽ bình an vô sự. Đột ngột quá”.
Một đồng nghiệp khác nói: “Có lẽ từ đầu đã không thể qua khỏi nhưng chúng ta không biết. Nhìn đi, nếu không sao cần gì Trần tổng nhỏ lên thay. Nói không chừng họ đã tính toán từ lâu”.
Diêu Ngạn im lặng cọ rửa cốc đo lường. Giám đốc đi vào, ông ta vỗ tay nói: “Lại đây nào. Trưa nay chúng ta cùng nhau đi dùng bữa”.
Nhà họ Trần làm tiệc đậu(*) theo phong tục. Hai ngày nay, người ra người vào biệt thự nhiều vô số.
(*) Một loại phong tục mai táng dân gian ở các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải. Gia quyến của người chết sẽ làm một bữa cơm để cảm tạ khách mời đến tham dự tang lễ, đồng thời người đến dự tiệc đậu cũng đưa tiền phúng viếng để tỏ lòng thương tiếc, chia buổn cùng thân nhân người đã khuất.
Đa số người ở các phòng ban trong công ty nước giải khát đều góp tiền để cấp trên đại diện đến phúng viếng. Giám đốc muốn khác biệt, ông ta lôi hai người từ phòng ngoại thương và gọi bốn người trong phòng nghiên cứu cùng đi: “Chúng ta đi xem có giúp được gì không, còn ăn cơm thì cứ tùy cơ ứng biến vậy!”.
Đồng nghiệp vừa kiêng kị vừa mê tín không muốn đi dự tiệc đậu, họ viện có gia đình có việc. Cuối cùng chỉ còn Diêu Ngạn và đồng nghiệp lúc trước cùng phỏng vấn ở tòa nhà phía đông đi với nhau. Một người khác bên phòng ngoại thương cũng đi chung.
Khi mấy người Diêu Ngạn đến nơi, tiệc đậu đã bắt đầu. Biệt thự rộng lớn nằm ở ngoại ô. Phía đông biệt thự là một hồ nước nhỏ, vừa bước vào đã cảm thấy lạnh giá.
Giám đốc thăm hỏi xong đi ra, ông ta chỉ huy: “Một lát có bà con của Trần tổng từ Lô Xuyên đến. Mọi người ra ngoài dẫn đường”.
Một chỗ khác, Tưởng Nã trốn trong phòng sách hút thuốc. Trần Lập vừa nghe điện thoại xong quay sang nói chuyện với Tưởng Nã: “Em chưa từng gặp bà con dưới quê. Tự nhiên tối qua chui ra một đống cô ch, biết ai với ai đây!”. Anh ta xoa mặt, viền mắt bất giác đỏ hoe: “Để lại cho em một cục diện rối rắm, bên cạnh lại không có người lớn!”.
Từ nhỏ, Trần Man Phát đã không còn cả cha lẫn mẹ. Mười tám tuổi, ông từ Lô Xuyên tới Trung Tuyển làm ăn. Ba mươi tuổi, nắm trong tay cơ nghiệp cả trăm mẫu, lên như diều gặp gió. Ngờ đâu mới qua tuổi năm mươi đã gặp bất hạnh.
Mẹ của Trần Lập mới tái hôn gần đây. Bà cũng không quản đường xá xa xôi trở về. Trong lòng bà không khỏi xót con trai, tất bật đôn đáo giúp đỡ một tay. Bà lục tìm quyển sổ cũ gọi về Lô Xuyên, khó khăn lắm mới liên lạc được với những người bà con này.
Mẹ của Trần Lập đẩy cửa đi vào, nói với Tưởng Nã: “Tiểu Nam, A Lập nói với cháu chưa? Một lát, bà Tư và mấy chú sẽ đến. Hồi cháu còn bé chắc là gặp rồi. Cháu nhớ ra đó chào hỏi, có thế họ sẽ ở lại vài ngày. Mấy ngày này cháu chịu khó vất vả chút xíu!”.
Thuốc lá trên tay Tưởng Nã cháy đến gần đầu mẩu, tàn thuốc xám trắng kết thành đoạn dài trĩu xuống. Tưởng Nã hơi động đậy, tàn thuốc lập tức rơi xuống. Anh định thần, nở nụ cười nói: “Cháu biết rồi”.
Ba người Diêu Ngạn đội nắng đi bộ hơn nửa tiếng đồng hồ. Ra tới ngã tư nhìn thấy bốn chiếc xe van, Diêu Ngạn tiến lên hỏi thăm. Người ngồi trong xe gật gù, đẩy cửa xe cho họ lên.
Bà Tư dùng giọng nói đậm chất Lô Xuyên giới thiệu: “Ông nhà bà không khỏe nên không tới đây được, chỉ có mình bà thôi. Anh em bà con của Mẩn Mẩn cũng đi chung. Tất cả mọi người đều có mặt đầy đủ”.
Bà Tư nói dông dài một hồi, Diêu Ngạn cũng từ từ thích ứng. Bà nói: “Nghe nói Tiểu Nam cũng đến, bao nhiêu năm rồi không được gặp nó”.
Diêu Ngạn lấy làm lạ: “Tiếu Nam?”.
“À, … Của Mẩn Mẩn” Bà Tư ra chiều đăm chiêu, tiếc thay trí nhớ người già quá kém, tư duy lộn xộn. Một chú ngồi đằng trước quay ra sau nói: “Con trai của em họ ông Mẩn. Hồi còn bé mấy gia đình cũng coi như thân thiết. Năm đó lưng nó bỏng nước sôi cũng nhờ chú đưa đến trạm xá”.
Diêu Ngạn và đồng nghiệp nặn ra nụ cười gượng gạo, không biết họ nói về ai. Bà Tư lại nói: “Bây giờ nó có tiền đồ lắm, mở một công ty vận tải, còn đến nhà máy của Mẩn Mẩn giúp đỡ, rất có bản lĩnh!”.
Diêu Ngạn giật mình, cô bất giác hiểu Tiểu Nam trong miệng bà Tư chính là “Tưởng Nã”. Cô cùng đồng nghiệp kinh ngạc nhìn nhau.
Hơn mười người hùng hổ đi vào, Trần Lập và bà Trần đã đợi sẵn ngoài cửa. Không khí tang thương bao trùm khắp nơi. Họ cùng dìu nhau vào trong.
Ba người Diêu Ngạn cuối cùng cũng được ngồi xuống ăn cơm. Bà con nhà họ Trần tìm hai bàn liền nhau ngồi xuống, họ trò chuyện, hỏi về quy mô công ty nước giải khát. Diêu Ngạn bừng tỉnh họ muốn kết thân với bà con giàu sang. Thảo nào cả đại gia đình lũ lượt kéo nhau đến đây.
Bà Tư nắm tay bà Trần an ủi. Nước mắt bà ta chảy ròng ròng, trông có vẻ đau đớn vô bờ. Bà ta chạnh lòng người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, gạt nước mặt hỏi thăm: “Tiểu Nam đâu? Tại sao không thấy nó?”.
Bà Trần lau nước mắt nói: “Lát nữa nó sẽ ra, nó đang ở trong linh đường”.
Trong linh đường tràn đầy tiếng tụng kinh. Tưởng Nã tìm một góc nghe điện thoại, Hứa Châu Vi nói: “Anh ta nói chiếc xe màu đen, biến số xe hoàn toàn không có ấn tượng. Thông thường cũng không ai vô duyên vô cớ ghi nhớ số xe của người khác!”.
Tưởng Nã chau mày, tiếng gõ mõ vọng từng chút vào tai khiến anh cảm thấy khó thở. Sau khi dập máy, ngón tay anh vô thức lướt qua lịch sử cuộc gọi, dãy số của Dương Quang thoáng hiện trên màn hình. Anh thở dài, chỉnh trang quần áo ra khỏi linh đường.
Diêu Ngạn đang ăn cơm thì sực hỏi đồng nghiệp: “Chiều nay, chúng ta được nghỉ à?”.
Đổng nghiệp nhìn quanh tìm kiếm Giám đốc, chị ta nói thầm: “Được nghỉ càng hay. Tốt nhất cứ để Giám đốc nán lại lâu lâu một chút”.
Diêu Ngạn mỉm cười, nói chuyện một lát, cô đứng dậy đi vào nhà vệ sinh.
Ở lối rẽ trong sân biệt thự tiếng tụng kinh loáng thoáng vọng đến. Tình cờ cô nhìn thấy Tưởng Nã đã biến mất suốt hai ngày qua bước ra từ một góc khuất, cô bất giác rùng mình, trốn đằng sau chậu hoa xanh ngát. Cô định chờ anh đi xa, sẽ quay ngược trở ra. Nhưng ngờ đâu Tưởng Nã dừng chân, nắm mép kính ngăn cách đẩy đẩy kéo kéo. Bạch hạc giương cung, mây lành quẩn quanh. Tưởng Nã nhếch miệng đập trán lên tâm kính. Một tiếng choang và hàng loạt âm thanh loảng xoảng vang lên, kính vỡ tan tành, chỉ còn trơ trọi giá đỡ.
Tiếng thét bật khỏi miệng Diêu Ngạn, cô lập tức bịt chặt miệng mình.
Tưởng Nã quay đầu, trán anh chảy máu đầm đìa. Vài mảnh thủy tình vỡ còn găm sâu lên má anh. Máu tràn qua khóe mắt nhỏ vào con ngươi, trông anh rất đáng sợ.
Diêu Ngạn run rẩy lui ra sau, cô kinh hoàng trợn tròn mắt. Tưởng Nã cũng nặng nề nhìn cô. Máu càng đổ nhiều hơn khiến mắt anh hoàn toàn nhuộm đỏ.
Diêu Ngạn giật người về sau, cô hoảng hốt xoay người bỏ chạy. Tiếng bước chân gấp gáp xông đến gần, loáng cái vụt tới sau lưng Diêu Ngạn. Mùi máu tươi xộc đến, một cánh tay rắn chắc bỗng siết lấy cổ Diêu Ngạn, cắt ngang hơi thở của cô.
Mặt Tưởng Nã dán lên mặt cô khiến đôi bên đều lem luôc máu me. Anh sờ gò má Diêu Ngạn, nói: “Ngoan!”. Anh xoa đầu cô, cất giọng trấn an: “Đưa tôi đi bệnh viện”.
Người bên ngoài nghe tiếng đập mạnh, họ bàng hoàng bò bát đũa xuống chạy qua xem. Thấy Diêu Ngạn “dìu” Tưởng Nã mặt mày bê bết máu, bà Trần sợ hãi la lên: “Sao lại như vậy? Chuyện gì xảy ra?”.
Tưởng Nã xua tay: “Không sao. Hồi nãy, cháu chạy nhanh quá trượt chân, bất cẩn ngã nhào vào mặt kính”. Lúc anh nói chuyện mùi máu tanh phả lên trán Diêu Ngạn, khiến mắt cô khẽ run.
Cánh tay trên vai Diêu Ngạn nặng như tảng đá khổng lồ, níu chặt lấy cô không buông. Diêu Ngạn túm quần áo của Tưởng Nã, đỡ lấy thắt lưng anh, cô nói: “Tôi đưa anh ấy đến bệnh viện.” Tay cô lạnh như băng.
Mọi người vội vã lách sang bên nhường đường. Bà con nhà họ Trần muốn giúp đỡ nhưng Tưởng Nã khước từ: “Vết thương nhỏ, khâu lại sẽ không sao!”.
Mấy người đó vốn dĩ không muốn rời biệt thự nên chỉ giả vờ thuyết phục vài câu rồi mặc kệ anh, muốn ra sao thì ra. Trái lại chỉ có bà Tư, khi nghe mẹ của Trần Lập nói anh là Tưởng Nam thì tỏ ra không khỏi xót xa than trách.
Bà Trần đưa chìa khóa xe cho Diêu Ngạn, căn dặn cô: “Kiểm tra kỹ lưỡng, tuyệt đối đừng qua loa.” Bà Trần lại trách Tưởng Nã bất cẩn, bà đưa họ đến tận ngoài cửa, rồi mới quay vào trong.
Diêu Ngạn thẫn thờ nhìn bà Trần càng lúc càng xa trong gương chiếu hậu. Chốc lát chỉ còn mình cô với nỗi sợ hãi tột độ, cô run lập cập cả buổi mới khởi động được xe.
Tưởng Nã ấn khăn bông lên trán, anh cười nhìn cô: “Lẽ nào đến nước này rồi tôi còn không chết, nhưng lại vì em mà bị đụng xe chết. Tôi không muốn nằm xuống giống Trần Man Phát đâu đấy”.
Tay Diêu Ngạn run lên làm loạng choạng tay lái.
Hơn mười phút sau cũng đến được bệnh viện Trung Tuyển. Diêu Ngạn im lặng theo sau Tưởng Nã.
Người ngoài bắt gặp gương mặt nhem nhuốc máu me của Tưởng Nã đều giật mình, thụt lùi về sau, anh còn quái lạ dẫn theo một cô gái, họ khó tránh khỏi đưa mắt săm soi, rỉ tai nhau thì thầm.
Gần đây, Diêu Ngạn thường xuyên tới bệnh viện, các bác sĩ y tá cũng có ấn tượng với cô. Họ hỏi thăm cô, cô lặp lại y hệt cách nói của Tưởng Nã. Cô chỉ nói anh trượt chân, va trúng cửa kính. Trò chuyện chốc lát, cô cũng bình tĩnh trở lại.
Xử lý miệng vết thương xong xuôi, Tưởng Nã không chịu đi chụp hình. Anh mang đầu quấn băng trắng và gương mặt đầy vết thương đi ra, anh cười hỏi Diêu Ngạn: “Em không hỏi tôi vì sao à?”.
Diêu Ngạn rủ mi không đáp, Tưởng Nã nghiêng qua nhìn cô: “Muốn tôi nói em biết không?”.
Diêu Ngạn ngước đầu lên, giọng cô trĩu nặng: “Đừng nói, anh đừng nói gì với tôi”.
Nụ cười của Tưởng Nã vụt tắt. Diêu Ngạn nói tiếp: “Hôm nay, tôi không biết gì hết”.
Họ dừng lại trên bậc thang. Nắng nóng như thiêu đốt, chỉ vô ý một chút cũng có thể cháy khô. Trong và ngoài bệnh viện như hai thế giới đối lập nhau.
Diêu Ngạn đầm đìa mồ hôi, quần áo dính sát, thoáng để lộ đường cong cuốn hút dưới lớp áo xuyên thấu. Tưởng Nã xoa má cô, anh cong môi thổ lộ: “Tôi thật lòng thích em!”.
/23
|