Một lần nữa tỉnh lại Diệu Diệu biết bản thân mình được cứu rồi, không còn cảm giác ngộp thở, không còn vùng vẫy dưới nước, không còn phải kêu cứu một cách yếu ớt nữa. Diệu Diệu phiền chán ngẫm nghĩ chẳng biết cô đang ở đâu đây? Cô chỉ trốn việc ở nhà ngủ bù một hôm mà phải nhận quả báo nặng thế này sao? Nhìn xung quanh, nhà tranh vách đất, trong phòng có một cái tủ gỗ, một cái bàn nhỏ, một cái ghế đẩu, cộng thêm chiếc giường cô đang nằm nữa còn lại thì trống không. Phía dưới chân giường, chếch qua phải một chút là cửa sổ, được gián bằng giấy mỏng vô cùng thô sơ, ố vàng và cũ.
Đang lúc Diệu Diệu nghĩ đến thừ người thì có tiếng chân bước đi lại gần, sau đó tấm rèm bằng vải cũ, có chỗ sờn rách được vén lên, một người phụ nữ trung niên bước vào, trong tay còn cầm một chiếc bát gỗ. Thấy Diệu Diệu mở mắt thì vội vàng bước nhanh lại, nói:
Diệu Nhi, ơn trời cuối cùng con cũng tỉnh.
Diệu Diệu nhìn người phụ nữ có gương mặt phúc hậu, tóc dài búi đơn sơ phía sau bằng một chiếc trâm gỗ, mặc bộ đồ cổ trang còn có mấy miếng vá tiến lại gần giường, vừa khóc vừa cười thì cô hoàn toàn chết lặng. Có ai nói cho cô biết chuyện quái gì đang xảy ra không? Chỉ là tối hôm trước cô thức khuya đọc tiểu thuyết nên hôm sau không dậy nổi liền nghỉ làm ở nhà ngủ bù, thế mà lần đầu tiên mở mắt ra thì thấy bản thân đang vùng vẫy dưới sông xem chút chết đuối. Lần thứ hai mở mắt ra thì lại xuất hiện trong một căn phòng đắp bằng đất ẩm thấp.
Ông trời, đừng nói ông nhàm chán không có chuyện làm cho cô xuyên không nha!
Diệu Nhi, con nói gì đi a. Đừng làm nương sợ.
Người phụ nữ thấy Diệu Diệu cứ ngẩn người, mắt mở thao láo nhìn trân trân về phía trước, sợ cô bị gì đó, nước mắt ngắn, nước mắt dài, vội vàng đặt cái cát lên bàn rồi vươn tay lay nhẹ cô.
Diệu Diệu bị lay tỉnh, nhìn người phụ nữ trước mặt đang khóc, không hiểu sao trong lòng có chút chua xót, không nỡ. Có lẽ là do tình cảm tự bộc phát của cơ thể này, hoặc có thể do đã rất lâu rồi cô chưa được nhìn thấy sự quan tâm, yêu thương và lo lắng cho chính mình từ mắt một người khác.
Con... không... sao. Diệu Diệu cố gắng mở miệng nói, cho dù đầu vẫn đau và cổ họng thì rát buốt.
Người phụ nữ thấy cô mở miệng thì khóc lớn hơn:
Thật là hù chết nương. Hu hu! Sao con ngốc thế, muốn ăn cá thì cứ nói đại ca hoặc cha con bắt cho, làm gì tự bản thân ra sông bắt để rơi vào nước như vậy hả?
À, thì ra đó la lý do mà lần đầu tiên cô tỉnh lại thấy mình đang vũng vẫy dưới nước. Haiz, cô bé này cũng xui xẻo quá đi, bắt có con cá mà cũng lăn xuống ao cho được. Lúc này Diệu Diệu vẫn chưa biết thân thể cô gái mà linh hồn cô đang chiếm giữ chỉ là một đứa bé sáu tuổi mà thôi, nên việc đi ra sống bắt cá không cẩn thận rơi xuống là chuyện đương nhiên, dù sao cũng chỉ là một đứa trẻ a.
Con cảm thấy thế nào rồi? Có lạnh không? Có đói không?
Người phụ nữ hỏi liên tục khiến Diệu Diệu cũng có chút bối rối không biết nên trả lời câu nào trước. Lúc này, cô cảm giác cả thân vô lực, mệt mỏi và yếu ớt. Có vẻ như cơ thể này sức khỏe không tốt cho lắm.
Con hơi đói. Diệu Diệu khó khăn đáp.
Người phụ nữ thấy vậy vội vàng ngồi xuống mép giường, vươn tay đỡ Diệu Diệu ngồi dậy, lấy cái gối gỗ kê dưới lưng cho cô, rồi nói:
Nương có nấu chút cháo trứng, con ăn nhanh đi rồi uống thuốc.
Mặc dù miệng không muốn ăn nhưng Diệu Diệu vẫn ép bản thân phải nuốt vào để mau khỏi mới đi thám thính tình hình, xem rốt cuộc mình đang ở nơi khỉ ho cò gáy nào. Mang tiếng là cháo mà cô ăn mấy muỗng rồi cũng chỉ nếm được vài hạt gạo. Aiz, có vẻ như gia đình này rất nghèo a.
Đợi đến lúc người phụ nữ đút cho Diệu Diệu ăn gần hết chén cháo thì tấm rèm lại được vén lên một lần nữa, một bé gái tầm tám, chín tuổi bước vào, trên tay bưng một chén gì đó còn hơi nóng bốc lên, Diệu Diệu thầm đoán, có lẽ là thuốc cho cô uống.
Bé gái kia mặc một bồ đồ cũ và cũng vá như người phụ nữ, tất nhiên vẫn là kiểu đồ cổ trang, tóc được búi hai bên trông rất đáng yêu, gương mặt hơi hóp lại, xanh xao, nói chung là quá gầy, kiểu suy dinh dưỡng trầm trọng. Vừa nhìn thấy Diệu Diệu đưa mắt sang, cô bé liền cười hỏi thăm:
Muội cảm thấy đỡ chút nào chưa?
A, thì ra là tỷ tỷ của thân thể này. Diệu Diệu còn khá mệt nên không muốn nói chuyện, chỉ khẽ nhếch môi cười nhẹ, nhưng trông cũng không khả quan cho lắm. Người phụ nữ thấy bé gái vào liền đặt tô cháo xuống, đưa tay cầm lấy bát thuốc trong tay bé gái, dùng muỗng gỗ vừa khuấy, vừa thổi, đợi đến lúc thuốc gần nguội thì múc một muỗng đưa về phía cô, nhẹ giọng dỗ dành:
Diệu Nhi ngoan, há miệng uống thuốc cho mau khỏi bệnh nhé.
Diệu Nhi hơi ngơ ngác một chút, nhưng vẫn ngoan ngoãn há miệng uống thuốc, dù ở hoàn cảnh nào thì cô cũng ghét bị bệnh lắm. Uống hết bát thuốc, người phụ nữ đỡ cô nằm xuống, kéo chăn đắp lên, xong xuôi mới nói:
Con ngủ chút đi, nương đi ra ngoài làm việc.
Lại quay sang bé gái đang đứng ở bên dặn dò:
An Nhi, con ở lại trông chừng muội muội, có chuyện gì phải báo ngay cho phụ thân hoặc nương nhớ không?
Đứa bé gái gọi là An Nhi khẽ gật đầu đáp: Dạ! Giọng nói ngọt ngào rất dễ nghe.
Chờ người phụ nữ đi khuất, An Nhi mới ngồi xuống mép giường, vươn bàn ta nhỏ bé khẽ sờ trán Diệu Diệu rồi học điệu bộ của người lớn khẽ thở phào, lẩm bẩm:
May mà hạ sốt rồi.
Nhìn cô bé như vậy, Diệu Diệu rất muốn cười, nhưng do cơ thể còn yếu quá, nhếch miệng cười cũng là điều khó khăn.
Hôm qua muội làm cả nhà lo sốt vó. Tiểu Sơn khóc bù lu bù hoa đòi tỷ tỷ, cứ một mực canh giữ bên người muội miết, sau đó mệt quá ngủ quên đại ca mới bế hắn đi nghỉ ngơi. Sáng mới mở mắt ra đã chạy qua thăm muội đó.
Nghe An Nhi tỉ tê nói chuyện, Diệu Nhi chợt cảm thấy trong lòng bình yên đến lạ, nhẹ nhấc tay đưa lên xoa mắt vì cô cảm thấy mắt thật cay, cảm giác được người khác quan tâm, có gia đình, thật tốt. Vừa xoa mắt xong bỗng cô giật mình, vội vàng mở mắt ra, đưa bàn tay ra trước mặt ngó ngó. Một cánh tay gầy nhẵng, bé xíu, lại vội vàng lật chăn ra xem, cơ thể nho nhỏ chắc vì thiếu ăn nên rất gầy. Diệu Diệu cảm thấy chết lặng lần hai.
Mẹ kiếp! Ông đùa tôi hả ông trời? Bắt một con nhỏ hai mươi lăm tuổi xuyên qua biến thành đứa bé nho nhỏ như thể còn chưa dứt sữa thế này sao?
Không biết trong đầu Diệu Diệu đang sóng to gió lớn, An Nhi thấy một loạt động tác kỳ lạ của cô liền vội vàng đè lại:
Muội đừng làm loạn, phải nằm yên dưỡng bệnh mới nhanh khỏi, sau đó đại ca sẽ mang muội lên rừng tìm quả dại ăn nha.
Nhắm mắt, hít một hơi thật sâu cố gắng bình tĩnh lại, Diệu Diệu mở mắt ra một lần nữa thì đã mang dáng vẻ nhận mệnh. Dù sao cũng không thay đổi được thì làm con nít một lần nữa vậy? Ở đây có cha, có mẹ, có chị, có anh, có em trai chưa gặp mặt cũng thỏa ước mơ kiếp trước của cô rồi.
Kiếp trước cô chỉ là một cô nhi, cuộc sống cũng không có gì đặc sắc, lớn lên trong nhà tình thương, rồi đi học, đi làm, chăm chỉ kiếm tiền nuôi thân, cứ như vậy nhoáng một cái đã hơn hai mươi tuổi, đến lúc cô dành dụm được một ít tiền tính đặt cọc mua trả góp một căn nhà nho nhỏ, còn chưa kịp làm đã xuyên đến đây mất rồi.
Aiz, Diệu Diệu khẽ thở dài lần thứ n. Sau đó quay sang bắt đầu hỏi chuyện cô bé tên An Nhi này. Muốn sống sót ở nơi này, ít ra cô cũng phải tìm hiểu một chút để tránh bị phát hiện là hàng giả a.
Thì ra cơ thể này tên là Diệu Nhi, cũng trùng tên với cô đấy, năm nay sáu tuổi, phía dưới có một đệ đệ tên là Tiểu Sơn, ba tuổi, ca ca tên A Thành, năm nay mười bốn tuổi, đại tỷ tên An Nhi, mười một tuổi. Diệu Nhi (Từ bây giờ nữ chính sẽ đổi tên nhé) cảm thấy hơi bất ngờ, nhìn đi nhìn lại vị tỷ tỷ hờ này trông chẳng khác nào đứa bé tám tuổi thế mà đã mười một tuổi rồi. Nương gọi Lâm thị, phụ thân gọi Trương Tranh.
Hai người không phải dân làng này, gần hai mươi năm trước chạy loạn lạc khắp nơi, vô tình dừng chân tại nơi này, quen biết nhau, rồi cứ thế dọn về sống chung với nhau thành vợ chồng. Người thân đều mất hết vì dịch bệnh, vì giặc cướp vì đói nên hiện tại gia đình này không có một ai thân thích cả. Diệu Nhi len lén thở phào nhẹ nhõm, cô không có đủ sức mà chiến đấu với các loại trạch đấu, gia đấu, thân thiết cực phẩm đâu. Dù đọc khá nhiều tiểu thuyết xuyên không, nhưng cô cũng tự biết phân lượng của mình, nếu ông trời ném cô vào một gia đình quyền quý hay trong cung thì cô chỉ còn nước nằm ăn chờ chết, chứ với vốn đầu óc chậm tiêu của bản thân thì làm sao mà đấu lại đám cổ nhân nhiều mưu, nhiều kế kia được.
Bởi vậy, dù bị ném đến một gia đình nghèo rớt mồng tơi như thế này, nhưng cuộc sống nông dân bình dị này hợp với cô hơn.
Nói chuyện với An Nhi một hồi, cô cũng biết thêm một chút thông tin về nơi này. Thôn này được gọi là thôn Lạc Hà, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, trồng khoai, có vài người đàn ông khỏe mạnh, khéo léo thì vào núi săn thú bán, còn lại thì lên trấn làm thuê, người ta thuê gì làm đó. Phụ nữ, con gái thì thêu thùa, may vá, nuôi heo, gà... quán xuyến trong nhà. Ừ, cũng giống với những thứ cô biết qua sách. Tuy nhiên khi cô hỏi nơi đây là triều đại gì thì An Nhi lại lắc đầu bảo không biết, có lẽ do cô bé còn quá nhỏ, hoặc cũng có thể nơi này xa xôi, hẻo lánh nên cũng không nắm bắt được nhiều thông tin.
Nói chuyện một lúc, Diệu Nhi cảm thấy hơi mệt liền nhắm mắt ngủ. Trong mơ màng cô có cảm giác An Nhi săn sóc kéo lại góc chăn cho cô rồi mới nhẹ chân bước ra ngoài. Diệu Nhi thầm nghĩ, thôi cứ an ổn sống ở nơi này cũng có vẻ như không tệ lắm... rồi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.
Đang lúc Diệu Diệu nghĩ đến thừ người thì có tiếng chân bước đi lại gần, sau đó tấm rèm bằng vải cũ, có chỗ sờn rách được vén lên, một người phụ nữ trung niên bước vào, trong tay còn cầm một chiếc bát gỗ. Thấy Diệu Diệu mở mắt thì vội vàng bước nhanh lại, nói:
Diệu Nhi, ơn trời cuối cùng con cũng tỉnh.
Diệu Diệu nhìn người phụ nữ có gương mặt phúc hậu, tóc dài búi đơn sơ phía sau bằng một chiếc trâm gỗ, mặc bộ đồ cổ trang còn có mấy miếng vá tiến lại gần giường, vừa khóc vừa cười thì cô hoàn toàn chết lặng. Có ai nói cho cô biết chuyện quái gì đang xảy ra không? Chỉ là tối hôm trước cô thức khuya đọc tiểu thuyết nên hôm sau không dậy nổi liền nghỉ làm ở nhà ngủ bù, thế mà lần đầu tiên mở mắt ra thì thấy bản thân đang vùng vẫy dưới sông xem chút chết đuối. Lần thứ hai mở mắt ra thì lại xuất hiện trong một căn phòng đắp bằng đất ẩm thấp.
Ông trời, đừng nói ông nhàm chán không có chuyện làm cho cô xuyên không nha!
Diệu Nhi, con nói gì đi a. Đừng làm nương sợ.
Người phụ nữ thấy Diệu Diệu cứ ngẩn người, mắt mở thao láo nhìn trân trân về phía trước, sợ cô bị gì đó, nước mắt ngắn, nước mắt dài, vội vàng đặt cái cát lên bàn rồi vươn tay lay nhẹ cô.
Diệu Diệu bị lay tỉnh, nhìn người phụ nữ trước mặt đang khóc, không hiểu sao trong lòng có chút chua xót, không nỡ. Có lẽ là do tình cảm tự bộc phát của cơ thể này, hoặc có thể do đã rất lâu rồi cô chưa được nhìn thấy sự quan tâm, yêu thương và lo lắng cho chính mình từ mắt một người khác.
Con... không... sao. Diệu Diệu cố gắng mở miệng nói, cho dù đầu vẫn đau và cổ họng thì rát buốt.
Người phụ nữ thấy cô mở miệng thì khóc lớn hơn:
Thật là hù chết nương. Hu hu! Sao con ngốc thế, muốn ăn cá thì cứ nói đại ca hoặc cha con bắt cho, làm gì tự bản thân ra sông bắt để rơi vào nước như vậy hả?
À, thì ra đó la lý do mà lần đầu tiên cô tỉnh lại thấy mình đang vũng vẫy dưới nước. Haiz, cô bé này cũng xui xẻo quá đi, bắt có con cá mà cũng lăn xuống ao cho được. Lúc này Diệu Diệu vẫn chưa biết thân thể cô gái mà linh hồn cô đang chiếm giữ chỉ là một đứa bé sáu tuổi mà thôi, nên việc đi ra sống bắt cá không cẩn thận rơi xuống là chuyện đương nhiên, dù sao cũng chỉ là một đứa trẻ a.
Con cảm thấy thế nào rồi? Có lạnh không? Có đói không?
Người phụ nữ hỏi liên tục khiến Diệu Diệu cũng có chút bối rối không biết nên trả lời câu nào trước. Lúc này, cô cảm giác cả thân vô lực, mệt mỏi và yếu ớt. Có vẻ như cơ thể này sức khỏe không tốt cho lắm.
Con hơi đói. Diệu Diệu khó khăn đáp.
Người phụ nữ thấy vậy vội vàng ngồi xuống mép giường, vươn tay đỡ Diệu Diệu ngồi dậy, lấy cái gối gỗ kê dưới lưng cho cô, rồi nói:
Nương có nấu chút cháo trứng, con ăn nhanh đi rồi uống thuốc.
Mặc dù miệng không muốn ăn nhưng Diệu Diệu vẫn ép bản thân phải nuốt vào để mau khỏi mới đi thám thính tình hình, xem rốt cuộc mình đang ở nơi khỉ ho cò gáy nào. Mang tiếng là cháo mà cô ăn mấy muỗng rồi cũng chỉ nếm được vài hạt gạo. Aiz, có vẻ như gia đình này rất nghèo a.
Đợi đến lúc người phụ nữ đút cho Diệu Diệu ăn gần hết chén cháo thì tấm rèm lại được vén lên một lần nữa, một bé gái tầm tám, chín tuổi bước vào, trên tay bưng một chén gì đó còn hơi nóng bốc lên, Diệu Diệu thầm đoán, có lẽ là thuốc cho cô uống.
Bé gái kia mặc một bồ đồ cũ và cũng vá như người phụ nữ, tất nhiên vẫn là kiểu đồ cổ trang, tóc được búi hai bên trông rất đáng yêu, gương mặt hơi hóp lại, xanh xao, nói chung là quá gầy, kiểu suy dinh dưỡng trầm trọng. Vừa nhìn thấy Diệu Diệu đưa mắt sang, cô bé liền cười hỏi thăm:
Muội cảm thấy đỡ chút nào chưa?
A, thì ra là tỷ tỷ của thân thể này. Diệu Diệu còn khá mệt nên không muốn nói chuyện, chỉ khẽ nhếch môi cười nhẹ, nhưng trông cũng không khả quan cho lắm. Người phụ nữ thấy bé gái vào liền đặt tô cháo xuống, đưa tay cầm lấy bát thuốc trong tay bé gái, dùng muỗng gỗ vừa khuấy, vừa thổi, đợi đến lúc thuốc gần nguội thì múc một muỗng đưa về phía cô, nhẹ giọng dỗ dành:
Diệu Nhi ngoan, há miệng uống thuốc cho mau khỏi bệnh nhé.
Diệu Nhi hơi ngơ ngác một chút, nhưng vẫn ngoan ngoãn há miệng uống thuốc, dù ở hoàn cảnh nào thì cô cũng ghét bị bệnh lắm. Uống hết bát thuốc, người phụ nữ đỡ cô nằm xuống, kéo chăn đắp lên, xong xuôi mới nói:
Con ngủ chút đi, nương đi ra ngoài làm việc.
Lại quay sang bé gái đang đứng ở bên dặn dò:
An Nhi, con ở lại trông chừng muội muội, có chuyện gì phải báo ngay cho phụ thân hoặc nương nhớ không?
Đứa bé gái gọi là An Nhi khẽ gật đầu đáp: Dạ! Giọng nói ngọt ngào rất dễ nghe.
Chờ người phụ nữ đi khuất, An Nhi mới ngồi xuống mép giường, vươn bàn ta nhỏ bé khẽ sờ trán Diệu Diệu rồi học điệu bộ của người lớn khẽ thở phào, lẩm bẩm:
May mà hạ sốt rồi.
Nhìn cô bé như vậy, Diệu Diệu rất muốn cười, nhưng do cơ thể còn yếu quá, nhếch miệng cười cũng là điều khó khăn.
Hôm qua muội làm cả nhà lo sốt vó. Tiểu Sơn khóc bù lu bù hoa đòi tỷ tỷ, cứ một mực canh giữ bên người muội miết, sau đó mệt quá ngủ quên đại ca mới bế hắn đi nghỉ ngơi. Sáng mới mở mắt ra đã chạy qua thăm muội đó.
Nghe An Nhi tỉ tê nói chuyện, Diệu Nhi chợt cảm thấy trong lòng bình yên đến lạ, nhẹ nhấc tay đưa lên xoa mắt vì cô cảm thấy mắt thật cay, cảm giác được người khác quan tâm, có gia đình, thật tốt. Vừa xoa mắt xong bỗng cô giật mình, vội vàng mở mắt ra, đưa bàn tay ra trước mặt ngó ngó. Một cánh tay gầy nhẵng, bé xíu, lại vội vàng lật chăn ra xem, cơ thể nho nhỏ chắc vì thiếu ăn nên rất gầy. Diệu Diệu cảm thấy chết lặng lần hai.
Mẹ kiếp! Ông đùa tôi hả ông trời? Bắt một con nhỏ hai mươi lăm tuổi xuyên qua biến thành đứa bé nho nhỏ như thể còn chưa dứt sữa thế này sao?
Không biết trong đầu Diệu Diệu đang sóng to gió lớn, An Nhi thấy một loạt động tác kỳ lạ của cô liền vội vàng đè lại:
Muội đừng làm loạn, phải nằm yên dưỡng bệnh mới nhanh khỏi, sau đó đại ca sẽ mang muội lên rừng tìm quả dại ăn nha.
Nhắm mắt, hít một hơi thật sâu cố gắng bình tĩnh lại, Diệu Diệu mở mắt ra một lần nữa thì đã mang dáng vẻ nhận mệnh. Dù sao cũng không thay đổi được thì làm con nít một lần nữa vậy? Ở đây có cha, có mẹ, có chị, có anh, có em trai chưa gặp mặt cũng thỏa ước mơ kiếp trước của cô rồi.
Kiếp trước cô chỉ là một cô nhi, cuộc sống cũng không có gì đặc sắc, lớn lên trong nhà tình thương, rồi đi học, đi làm, chăm chỉ kiếm tiền nuôi thân, cứ như vậy nhoáng một cái đã hơn hai mươi tuổi, đến lúc cô dành dụm được một ít tiền tính đặt cọc mua trả góp một căn nhà nho nhỏ, còn chưa kịp làm đã xuyên đến đây mất rồi.
Aiz, Diệu Diệu khẽ thở dài lần thứ n. Sau đó quay sang bắt đầu hỏi chuyện cô bé tên An Nhi này. Muốn sống sót ở nơi này, ít ra cô cũng phải tìm hiểu một chút để tránh bị phát hiện là hàng giả a.
Thì ra cơ thể này tên là Diệu Nhi, cũng trùng tên với cô đấy, năm nay sáu tuổi, phía dưới có một đệ đệ tên là Tiểu Sơn, ba tuổi, ca ca tên A Thành, năm nay mười bốn tuổi, đại tỷ tên An Nhi, mười một tuổi. Diệu Nhi (Từ bây giờ nữ chính sẽ đổi tên nhé) cảm thấy hơi bất ngờ, nhìn đi nhìn lại vị tỷ tỷ hờ này trông chẳng khác nào đứa bé tám tuổi thế mà đã mười một tuổi rồi. Nương gọi Lâm thị, phụ thân gọi Trương Tranh.
Hai người không phải dân làng này, gần hai mươi năm trước chạy loạn lạc khắp nơi, vô tình dừng chân tại nơi này, quen biết nhau, rồi cứ thế dọn về sống chung với nhau thành vợ chồng. Người thân đều mất hết vì dịch bệnh, vì giặc cướp vì đói nên hiện tại gia đình này không có một ai thân thích cả. Diệu Nhi len lén thở phào nhẹ nhõm, cô không có đủ sức mà chiến đấu với các loại trạch đấu, gia đấu, thân thiết cực phẩm đâu. Dù đọc khá nhiều tiểu thuyết xuyên không, nhưng cô cũng tự biết phân lượng của mình, nếu ông trời ném cô vào một gia đình quyền quý hay trong cung thì cô chỉ còn nước nằm ăn chờ chết, chứ với vốn đầu óc chậm tiêu của bản thân thì làm sao mà đấu lại đám cổ nhân nhiều mưu, nhiều kế kia được.
Bởi vậy, dù bị ném đến một gia đình nghèo rớt mồng tơi như thế này, nhưng cuộc sống nông dân bình dị này hợp với cô hơn.
Nói chuyện với An Nhi một hồi, cô cũng biết thêm một chút thông tin về nơi này. Thôn này được gọi là thôn Lạc Hà, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, trồng khoai, có vài người đàn ông khỏe mạnh, khéo léo thì vào núi săn thú bán, còn lại thì lên trấn làm thuê, người ta thuê gì làm đó. Phụ nữ, con gái thì thêu thùa, may vá, nuôi heo, gà... quán xuyến trong nhà. Ừ, cũng giống với những thứ cô biết qua sách. Tuy nhiên khi cô hỏi nơi đây là triều đại gì thì An Nhi lại lắc đầu bảo không biết, có lẽ do cô bé còn quá nhỏ, hoặc cũng có thể nơi này xa xôi, hẻo lánh nên cũng không nắm bắt được nhiều thông tin.
Nói chuyện một lúc, Diệu Nhi cảm thấy hơi mệt liền nhắm mắt ngủ. Trong mơ màng cô có cảm giác An Nhi săn sóc kéo lại góc chăn cho cô rồi mới nhẹ chân bước ra ngoài. Diệu Nhi thầm nghĩ, thôi cứ an ổn sống ở nơi này cũng có vẻ như không tệ lắm... rồi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.
/22
|