Tiết nguyên tiêu vừa qua, Tử Tình nhờ Tử Phúc, Tử Lộc hỗ trợ vận chuyển cây con trong viện ra sau núi, cũng may là đã đào hố trước, ba người làm cũng không mệt nhiều lắm. Các loại cây giống có tầm trăm cây, hơn nữa Tử Tình không có việc gì thì đi chợ phiên, ngẫu nhiên mua được ít cây giống, tuy không nhiều, nhưng Tử Tình đều mua hết, tích góp cũng được mấy chục cây.
Bởi vì có hơn ba mươi con dê, Tử Tình sợ dê ăn hết cây giống, nên tìm ít sọt hỏng chụp lại, lại ươm dưa hấu, năm nay có mười mẫu đất đã cải tạo tốt, lại có hàng rào bao quanh, muốn trồng dưa hấu, cho nên ượm cây nhiều hơn, Tử Tình rất là bận rộn.
Bởi vì Thẩm thị lại có mang, trước khi đi, Tăng Thụy Tường mời Hà thị đến nhà. Hà thị nói trước kia Thẩm thị sinh đứa nhỏ rất khổ, thừa dịp lần này có cơ hội thì tẩm bổ cho tốt. Những việc nặng trong nhà đều nhờ người làm, không phải Tăng Thụy Ngọc thì là người Thẩm gia, lần này mười lăm mẫu dâu hấu đều nhờ Thẩm gia bọn họ hoàn thành, đương nhiên, số giống thừa lại Tử Tình đều để bọn họ mang đi.
Hôm nay, Hà thị bảo Tử Tình đến sườn núi ngoài thôn tìm ít ngải thảo (mình không biết cây này, hờ hờ ^^) tươi mới, nói là làm ít nước ngải thảo. Tử Tình nhớ nhà mình kiếp trước, cứ đến mùa xuân, cũng sẽ đi nhổ ngải thảo ăn, Tử Tình rất thích ăn. Tử Tình cầm rổ ra ngoài, thấy có tốp năm tốp ba người dân lên núi nhổ ngải thảo, Tử Tình cũng học theo, nhổ một rổ, về nhà thì thấy Hà thị đang ngâm gạo nếp.
Trong nhà không có nam tử, nên Thẩm thị bảo Tử Tình đi mời Tăng Thụy ngọc đánh đối. Tử Tình không hiểu là có ý gì, cũng không dám hỏi bừa. Hà thị bưng gạo nếp đã ngâm tốt, Tử Tình cầm cái sàng, đi theo Tăng Thụy Ngọc đến một căn nhà ở đầu thôn, bên trong có ba cái cối đá to, còn có cây gỗ dài bắc ngang như cái bập bênh, đạp chân lên rồi thả chân ra là đầu gỗ đập vào cối đá, thì ra đây là đánh đối. (còn ở mình thì xay bột cho nhanh =)) )
Có hai nhà đang làm, chỗ cối đá có một phụ nữ, đang nhanh nhẹn múc bột ra, rồi đổ gạo vào, Tử Tình nhìn mà hết hồn, lỡ làm không nhanh thì tay bị đánh trúng thì sao?
"Bà ngoại làm có được không vậy? Cẩn thận, đừng để tay bị thương."
Tăng Thụy ngọc cùng Hà thị nghe vậy, đều nở nụ cười, Hà thị trìu mến sờ sờ đầu Tử Tình.
Dưới sự trợ giúp của tam đường thúc, hơn nửa canh giờ, Hà thị bưng một thúng bột gạo nếp về nhà, Thẩm thị đã nấu qua ngải thảo, chỉ còn lại chất lỏng màu xanh đậm, Hà thị dùng chất lỏng này đổ vào bột nếp, bắt đầu xoa nắn, Tử Tình cùng Tử Thọ còn có Tử Hỉ nhìn chằm chằm
Thì ra là hàng năm đến ngày mười chín tháng hai là sinh nhật quan thế âm bồ tát, có điều kiện thì chưng bánh gạo ngâm ngải thảo.
"Sao năm ngoái chúng ta không làm?" Tử Tình hỏi.
"Năm ngoái có gió lớn, đem đại nương ngươi thổi bay à? Làm gì ra ngoài được mà nhổ ngải thảo? Năm kia thì vừa chuyển đến, trong nhà không có gì nên không cúng." Thẩm thị vừa nói vừa nhào nặn.
"Nương, nhìn như cứt trâu ý, ăn được à?" Tử Thọ hỏi.
"Cứt trâu, không ăn, tiểu tứ không ăn cứt trâu." Tử Hỉ cũng nói.
Thẩm thị, Hà thị và Tử Tình cười ha ha, Thẩm thị tiện tay búng trán Tử Thọ một cái chóc, nói: "Đứa nhỏ này, hai năm không ăn mà đã quên, lúc con ba tuổi, nương lấy cho con một cái, con còn nói giống cứt trâu, chết sống không chịu ăn, sau này thấy ai cũng ăn, nên cắn một ngụm, nói ăn ngon, lại muốn nữa nhưng bà không cho, làm nhiều nhưng số còn thừa nội đều đưa cho nhà địa cô con." Nói đến việc sau này, Thẩm thị còn thở dài.
"Suy nghĩ nhiều làm gì, bây giờ không phải tốt sao, muốn ăn bao nhiêu thì ăn, phải không tiểu tam?" Hà thị khuyên nhủ.
Tử Tình không rõ vì sao phải dùng ngải thảo, Thẩm thị cũng không nói được, chỉ nói là đời đời đều như vậy.
Chờ làm xong, Thẩm thị đốt ba cây nhang, cúi đầu lạy ba cái, cung kính dâng một đĩa bánh gạo. Tử Tình cầm một cái bánh gạo trộn ngải thảo, ngửi được mùi ngải thảo thơm ngát, còn thơm hơn cả kiếp trước, bên trong có bột đậu, đường đỏ, Tử Tình ăn một lúc ba cái, còn muốn ăn thêm, Hà thị nói bột gạo ăn nhiều trướng bụng, Tử Tình xoa xoa bụng, mới từ bỏ. Nhìn lại Tử Hỉ, cả mặt đều dính bột đậu và đường, Tử Thọ cũng kém không bao nhiêu.
Đúng lúc này, Tử Lộc tan học về nhà , Tử Tình lôi kéo hắn, nói: "Nhị ca, mau đến xem này, chúng ta nuôi hai con mèo tham ăn."
Tử Lộc cũng cười: "Hai con mèo tham ăn này ở đâu ra vậy, nhà mình có nuôi cá đâu ta."
"Tỷ tỷ hư, nhị ca hư, không thích tỷ tỷ." Tử Hỉ trợn tròn mắt lên án Tử Tình, Tử Tình cười, vội lấy khăn ướt lau mặt giúp bọn nó.
Mấy ngày sau, nhà Tử Tình có nhiều chuyện tốt, đầu tiên là có người nhờ Chu chưởng quầy bán hộ cửa hàng, Thẩm thị muốn mang Tử Tình đi xem, Hà thị lo lắng, dù sao Thẩm thị chưa từng làm việc này. Vì thế cả nhà cùng mướn chiếc xe lừa vào thành, đi đến xem, cửa hàng có vị trí tốt, ở trên con đường đông người nhộn nhịp, vì chủ cũ muốn chuyển đi, cho nên muốn bán ra.
Cả nhà Tử Tình đi vào, thì ra là cửa hàng bán tơ lụa, mặt tiền tầm năm mươi thước vuông, tất cả đều kinh doanh tơ lụa xa hoa, chưởng quầy là người địa phương, họ Lưu, trên lầu là hai gian, kho và phòng cho tiểu nhị ở, còn có hậu viện nhỏ, trong viện còn có giếng và mấy phòng ở. Vì vậy nên mặt tiền cửa hiệu và hậu viện tổng cộng chào giá năm trăm lượng bạc, còn mua tất cả số vải và mặt tiền cửa hàng thì 500 lượng, Thẩm thị cùng Hà thị nhìn nhau, không biết có thích hợp không.
Thẩm thị nghĩ nghĩ, làm sao mà tốn nhiều ngân lượng như vậy, không bằng tìm Chu chưởng quầy hỏi thăm rõ ràng, không ngờ Chu chưởng quầy quen chưởng quầy tơ lụa, hai người nói chuyện với nhau một phen, nói cho Thẩm thị biết cửa hàng này một năm tiền thuê tầm 50 lượng, hơn nữa Lưu chưởng quầy còn nguyện ý tiếp tục kinh doanh, nhưng hắn không đủ ngân lượng, cần thời gian hai ngày để đi mượn. Kể từ đó, Thẩm thị không lo chuyện cho ai thuê, rất thống khoái mà đáp ứng mua mặt tiền cửa hiệu xuống, chờ hai ngày sau mọi người làm thủ tục.
Về nhà, Thẩm thị nhờ người nhắn tin cho Tăng Thụy Tường biết, hẹn hai ngày sau ở nha môn thành An Châu gặp mặt để tiến hành thủ tục sang tên. Xong xuôi mọi chuyện, còn cầm 40 lượng tiền thuê, Thẩm thị vui rạo rực nói, bây giờ đã có tài sản ở trong trành.
Mua mặt tiền cửa hiệu không vài ngày, lí chính tìm đến Thẩm thị, nói trong thôn có một hộ nhân gia cần bạc gấp để cho con, mà trong nhà không đủ ngân lượng, muốn bán hai mươi mẫu ruộng, hơn nữa, ruộng nước nhà hắn ngay bên cạnh nhà Tử Tình, đang trồng cải dầu, Thẩm thị vừa nghe, nói mua, vì con người ta gặp chuyện không may, cần tiền dùng gấp, đương nhiên sẽ không nhẫn tâm ép giá, trừ giá ruộng nước ba trăm lượng, còn đưa 10 lượng tiền cải dầu. Hôm sau lí chính liền giúp đỡ làm thủ tục sang tên.
Trong lòng Thẩm thị cũng kiên định hơn, làm nông dân nhiều năm như vậy, nên muốn đất đai nhiều, luôn cảm thấy cầm ruộng đất vào tay mới không sợ cảm giác đói bụng.
Tử Tình biết đây là lần đầu tiên mẫu thân làm việc này, khó tránh khỏi kích động, liền cười nói: "Nương, khẳng định cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt, nương chờ hưởng phúc đi."
Bận hết mấy việc này, đã qua nửa tháng, đến mùa cắt cải dầu, hai mươi mẫu ruộng nước thì có mười tám mẫu cải dầu, 2 mẫu để trống, chờ nhà khác cắt cải dầu gần hết thì Thẩm thị nhờ Thụy Ngọc thuê 10 người tuổi trẻ khỏe mạnh ở thôn, một ngày bốn mươi văn, không quản cơm, hết 2 ngày thì phơi cải dầu đầy sân, Thẩm thị liền đem hai mươi mẫu ruộng nước cho thuê, tiền thuê thì giống nhà Thụy ngọc, mỗi mẫu một năm 3 thạch thóc, 6 đấu cải dầu.
"Tiền tiêu có giá trị, nếu chúng ta tự làm thì sang năm mới cắt xong cải dầu." Thẩm thị cảm thán, chắc là nhớ tới cảnh năm kia nàng dẫn hai đứa nhỏ cắt cải vất vả.
Bởi vì có hơn ba mươi con dê, Tử Tình sợ dê ăn hết cây giống, nên tìm ít sọt hỏng chụp lại, lại ươm dưa hấu, năm nay có mười mẫu đất đã cải tạo tốt, lại có hàng rào bao quanh, muốn trồng dưa hấu, cho nên ượm cây nhiều hơn, Tử Tình rất là bận rộn.
Bởi vì Thẩm thị lại có mang, trước khi đi, Tăng Thụy Tường mời Hà thị đến nhà. Hà thị nói trước kia Thẩm thị sinh đứa nhỏ rất khổ, thừa dịp lần này có cơ hội thì tẩm bổ cho tốt. Những việc nặng trong nhà đều nhờ người làm, không phải Tăng Thụy Ngọc thì là người Thẩm gia, lần này mười lăm mẫu dâu hấu đều nhờ Thẩm gia bọn họ hoàn thành, đương nhiên, số giống thừa lại Tử Tình đều để bọn họ mang đi.
Hôm nay, Hà thị bảo Tử Tình đến sườn núi ngoài thôn tìm ít ngải thảo (mình không biết cây này, hờ hờ ^^) tươi mới, nói là làm ít nước ngải thảo. Tử Tình nhớ nhà mình kiếp trước, cứ đến mùa xuân, cũng sẽ đi nhổ ngải thảo ăn, Tử Tình rất thích ăn. Tử Tình cầm rổ ra ngoài, thấy có tốp năm tốp ba người dân lên núi nhổ ngải thảo, Tử Tình cũng học theo, nhổ một rổ, về nhà thì thấy Hà thị đang ngâm gạo nếp.
Trong nhà không có nam tử, nên Thẩm thị bảo Tử Tình đi mời Tăng Thụy ngọc đánh đối. Tử Tình không hiểu là có ý gì, cũng không dám hỏi bừa. Hà thị bưng gạo nếp đã ngâm tốt, Tử Tình cầm cái sàng, đi theo Tăng Thụy Ngọc đến một căn nhà ở đầu thôn, bên trong có ba cái cối đá to, còn có cây gỗ dài bắc ngang như cái bập bênh, đạp chân lên rồi thả chân ra là đầu gỗ đập vào cối đá, thì ra đây là đánh đối. (còn ở mình thì xay bột cho nhanh =)) )
Có hai nhà đang làm, chỗ cối đá có một phụ nữ, đang nhanh nhẹn múc bột ra, rồi đổ gạo vào, Tử Tình nhìn mà hết hồn, lỡ làm không nhanh thì tay bị đánh trúng thì sao?
"Bà ngoại làm có được không vậy? Cẩn thận, đừng để tay bị thương."
Tăng Thụy ngọc cùng Hà thị nghe vậy, đều nở nụ cười, Hà thị trìu mến sờ sờ đầu Tử Tình.
Dưới sự trợ giúp của tam đường thúc, hơn nửa canh giờ, Hà thị bưng một thúng bột gạo nếp về nhà, Thẩm thị đã nấu qua ngải thảo, chỉ còn lại chất lỏng màu xanh đậm, Hà thị dùng chất lỏng này đổ vào bột nếp, bắt đầu xoa nắn, Tử Tình cùng Tử Thọ còn có Tử Hỉ nhìn chằm chằm
Thì ra là hàng năm đến ngày mười chín tháng hai là sinh nhật quan thế âm bồ tát, có điều kiện thì chưng bánh gạo ngâm ngải thảo.
"Sao năm ngoái chúng ta không làm?" Tử Tình hỏi.
"Năm ngoái có gió lớn, đem đại nương ngươi thổi bay à? Làm gì ra ngoài được mà nhổ ngải thảo? Năm kia thì vừa chuyển đến, trong nhà không có gì nên không cúng." Thẩm thị vừa nói vừa nhào nặn.
"Nương, nhìn như cứt trâu ý, ăn được à?" Tử Thọ hỏi.
"Cứt trâu, không ăn, tiểu tứ không ăn cứt trâu." Tử Hỉ cũng nói.
Thẩm thị, Hà thị và Tử Tình cười ha ha, Thẩm thị tiện tay búng trán Tử Thọ một cái chóc, nói: "Đứa nhỏ này, hai năm không ăn mà đã quên, lúc con ba tuổi, nương lấy cho con một cái, con còn nói giống cứt trâu, chết sống không chịu ăn, sau này thấy ai cũng ăn, nên cắn một ngụm, nói ăn ngon, lại muốn nữa nhưng bà không cho, làm nhiều nhưng số còn thừa nội đều đưa cho nhà địa cô con." Nói đến việc sau này, Thẩm thị còn thở dài.
"Suy nghĩ nhiều làm gì, bây giờ không phải tốt sao, muốn ăn bao nhiêu thì ăn, phải không tiểu tam?" Hà thị khuyên nhủ.
Tử Tình không rõ vì sao phải dùng ngải thảo, Thẩm thị cũng không nói được, chỉ nói là đời đời đều như vậy.
Chờ làm xong, Thẩm thị đốt ba cây nhang, cúi đầu lạy ba cái, cung kính dâng một đĩa bánh gạo. Tử Tình cầm một cái bánh gạo trộn ngải thảo, ngửi được mùi ngải thảo thơm ngát, còn thơm hơn cả kiếp trước, bên trong có bột đậu, đường đỏ, Tử Tình ăn một lúc ba cái, còn muốn ăn thêm, Hà thị nói bột gạo ăn nhiều trướng bụng, Tử Tình xoa xoa bụng, mới từ bỏ. Nhìn lại Tử Hỉ, cả mặt đều dính bột đậu và đường, Tử Thọ cũng kém không bao nhiêu.
Đúng lúc này, Tử Lộc tan học về nhà , Tử Tình lôi kéo hắn, nói: "Nhị ca, mau đến xem này, chúng ta nuôi hai con mèo tham ăn."
Tử Lộc cũng cười: "Hai con mèo tham ăn này ở đâu ra vậy, nhà mình có nuôi cá đâu ta."
"Tỷ tỷ hư, nhị ca hư, không thích tỷ tỷ." Tử Hỉ trợn tròn mắt lên án Tử Tình, Tử Tình cười, vội lấy khăn ướt lau mặt giúp bọn nó.
Mấy ngày sau, nhà Tử Tình có nhiều chuyện tốt, đầu tiên là có người nhờ Chu chưởng quầy bán hộ cửa hàng, Thẩm thị muốn mang Tử Tình đi xem, Hà thị lo lắng, dù sao Thẩm thị chưa từng làm việc này. Vì thế cả nhà cùng mướn chiếc xe lừa vào thành, đi đến xem, cửa hàng có vị trí tốt, ở trên con đường đông người nhộn nhịp, vì chủ cũ muốn chuyển đi, cho nên muốn bán ra.
Cả nhà Tử Tình đi vào, thì ra là cửa hàng bán tơ lụa, mặt tiền tầm năm mươi thước vuông, tất cả đều kinh doanh tơ lụa xa hoa, chưởng quầy là người địa phương, họ Lưu, trên lầu là hai gian, kho và phòng cho tiểu nhị ở, còn có hậu viện nhỏ, trong viện còn có giếng và mấy phòng ở. Vì vậy nên mặt tiền cửa hiệu và hậu viện tổng cộng chào giá năm trăm lượng bạc, còn mua tất cả số vải và mặt tiền cửa hàng thì 500 lượng, Thẩm thị cùng Hà thị nhìn nhau, không biết có thích hợp không.
Thẩm thị nghĩ nghĩ, làm sao mà tốn nhiều ngân lượng như vậy, không bằng tìm Chu chưởng quầy hỏi thăm rõ ràng, không ngờ Chu chưởng quầy quen chưởng quầy tơ lụa, hai người nói chuyện với nhau một phen, nói cho Thẩm thị biết cửa hàng này một năm tiền thuê tầm 50 lượng, hơn nữa Lưu chưởng quầy còn nguyện ý tiếp tục kinh doanh, nhưng hắn không đủ ngân lượng, cần thời gian hai ngày để đi mượn. Kể từ đó, Thẩm thị không lo chuyện cho ai thuê, rất thống khoái mà đáp ứng mua mặt tiền cửa hiệu xuống, chờ hai ngày sau mọi người làm thủ tục.
Về nhà, Thẩm thị nhờ người nhắn tin cho Tăng Thụy Tường biết, hẹn hai ngày sau ở nha môn thành An Châu gặp mặt để tiến hành thủ tục sang tên. Xong xuôi mọi chuyện, còn cầm 40 lượng tiền thuê, Thẩm thị vui rạo rực nói, bây giờ đã có tài sản ở trong trành.
Mua mặt tiền cửa hiệu không vài ngày, lí chính tìm đến Thẩm thị, nói trong thôn có một hộ nhân gia cần bạc gấp để cho con, mà trong nhà không đủ ngân lượng, muốn bán hai mươi mẫu ruộng, hơn nữa, ruộng nước nhà hắn ngay bên cạnh nhà Tử Tình, đang trồng cải dầu, Thẩm thị vừa nghe, nói mua, vì con người ta gặp chuyện không may, cần tiền dùng gấp, đương nhiên sẽ không nhẫn tâm ép giá, trừ giá ruộng nước ba trăm lượng, còn đưa 10 lượng tiền cải dầu. Hôm sau lí chính liền giúp đỡ làm thủ tục sang tên.
Trong lòng Thẩm thị cũng kiên định hơn, làm nông dân nhiều năm như vậy, nên muốn đất đai nhiều, luôn cảm thấy cầm ruộng đất vào tay mới không sợ cảm giác đói bụng.
Tử Tình biết đây là lần đầu tiên mẫu thân làm việc này, khó tránh khỏi kích động, liền cười nói: "Nương, khẳng định cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt, nương chờ hưởng phúc đi."
Bận hết mấy việc này, đã qua nửa tháng, đến mùa cắt cải dầu, hai mươi mẫu ruộng nước thì có mười tám mẫu cải dầu, 2 mẫu để trống, chờ nhà khác cắt cải dầu gần hết thì Thẩm thị nhờ Thụy Ngọc thuê 10 người tuổi trẻ khỏe mạnh ở thôn, một ngày bốn mươi văn, không quản cơm, hết 2 ngày thì phơi cải dầu đầy sân, Thẩm thị liền đem hai mươi mẫu ruộng nước cho thuê, tiền thuê thì giống nhà Thụy ngọc, mỗi mẫu một năm 3 thạch thóc, 6 đấu cải dầu.
"Tiền tiêu có giá trị, nếu chúng ta tự làm thì sang năm mới cắt xong cải dầu." Thẩm thị cảm thán, chắc là nhớ tới cảnh năm kia nàng dẫn hai đứa nhỏ cắt cải vất vả.
/537
|