Từ khi Thạch Kiên chế tạo lò luyện gang, đã có mấy vụ việc mật thám Đảng Hạng mưu đồ đánh cắp. Cũng may Thạch Kiên sớm đã nhắc nhở mọi người tính quan trọng của việc bảo mật, cùng với việc Chân Tông coi trọng việc này sau khi thấy được lợi ích của thủy tinh, thậm chí phải nói quá mức mới khiến họ đồng ý cam kết.
Nhưng nghĩ đến Tây Hạ, Thạch Kiên lại nghĩ đến đảo quốc phía đông, cũng kiên nhẫn như vậy, cũng tàn bạo như vậy. Mắt hắn nhìn về chân trời phía tây, thấp giọng nói:
- Đường dài đằng đẵng, cần rèn luyện nhiều.
Nhìn người thanh niên nhíu chặt lông mày, tinh thần lo cho nước cho dân, Lưu Nga càng thấy hổ thẹn vì lòng nghi ngờ của mình.
Mặt trời lên cao, không gian tràn ngập ánh nắng ban mai, giống như dải lụa trắng lung linh trong góc phòng.
Nhưng tại thành Duyên Châu tất cả đang chìm trong im lặng. Nếu lúc này Thạch Kiên tới Duyên Châu nhất định sẽ cảm khái “Thương hải tang điền” (biển xanh biến thành ruộng dâu), cuộc đời đầy biến hóa khôn lường. Lúc này Duyên Châu không giống như như cao nguyên toàn đất vàng ở kiếp trước của hắn chỗ nào cũng là cát, rất khó gieo trồng hoa màu. Lúc này Duyên Châu còn đang ở vào thời kỳ hoàng kim, bên ngoài thành có Lạc hà, Duyên hà, Hoàng Hà cung cấp nước để nuôi sống mấy chục vạn người. Ngoài thành lại trồng đủ loại hoa màu, trong đó có bong, ngô, khoai lang.. Đặc biệt Thạch Kiên lại hướng dẫn những nhà thám hiểm mang các loại hoa màu phù hợp với đất đai ở đây, tất nhiên còn có kê đặc sản của vùng này nữa.
Từ trên mặt thành nhìn xuống, bông đã nở hoa, trắng có, vàng có, đỏ cũng có giống như những vì sao lóe lên giữa đám lá. Cây ngô và kê lại giống như những binh sĩ ngẩng đầu im lặng hiên ngang trong gió như đang chờ tướng lĩnh điểm danh. Nhưng ngày hôm nay không giống với bất kỳ ngày nào kahcs. Thực ra lúc này Duyên Châu rất phồn hoa, đặc biệt là khi Lý Đức Minh áp dụng chính sách hòa hảo với Tống triều. Nhưng hắn rất cần các sản phẩm cảu Tống triều chẳng những bề mặt mua lương thực mà tại những nơi bí mật cũng tổ chức buôn lậu khiến vugnf biên giwosi Đại Thành, Duyên Châu rất náo nhiệt. Nếu như thường lệ thì bây giwof trong thành đã đông nghịt người.
Nhưng hôm nay rất im lặng, im lặng đến mức có thể nói là lặng ngắt như tờ. Toàn bộ thành Duyên Châu giống hệt một tòa thành chết. Trên cổng thành binh lính đang bồn chồn lo lắng, tất cả đang nhìn vào đại Chu nha nội và tiểu Chu nha nội. Đại Chu nha nội là chỉ Chu Lịch và tiểu Chu nha nội chỉ Chu Sỉ vì nửa năm trước bọn họ lập chiến công trong cơn binh biến tại kinh thành nên Hoàng thượng phong cho Chu Lịch làm Khinh Xa đô úy tước bá, Minh uy tướng quân và Chu Sỉ làm Thượng Kỵ đô úy, Định Viễn tướng quân, tử tước; được liệt vào hang ngũ quý tộc. Tuy nhiên không ai là không phục bọn họ. Từ khi bọn họ nhậm chức Duyên Châu nha nội chỉ huy sứ và Phó chỉ huy sứ, họ luôn là gương cho binh sĩ, luôn đi đầu trong tập luyện, hơn nữa bọn họ trừ việc ít nói, cho tới lúc này không có chút nào cậy quyền cậy thế cả. Đối xử bình đẳng với cấp dưới. Cũng có vai người muốn thử xem họ có đúng là có sức mạnh giống như trong tin đồn hay không nhưng kết cục đều rất thảm. Hơn nữa việc này khiến cho đại Chu nha nội dường như ngộ ra được điều gì. Ông ta nói:
- Thạch đại nhân đã từng nói “Huấn luyện chẳng những phải tập luyện động tác hơn nữa phải tổ chức nhóm tập phương pháp thực chiến. Ta lúc đó chưa hiểu nhưng hiện nay đã hiểu rồi.
Bởi vậy sau mỗi ngày rèn luyện nền tảng, ông ta còn cho quân lính đánh nhau, đánh thắng sẽ có thưởng thêm vào khẩu phần ăn. Đánh thua thì bị phạt huấn luyện thêm một canh giwof. Việc này khiến binh lính kêu khổ không ngớt. Tuy nhiên mấy tháng sau thì binh sĩ thấy rõ võ nghệ của mình tăng lên không ít. Đương nhiên bọn họ không thể nào so được với tiểu nha nội đặc biệt là khả năng bắn cung gần như bách phát bách trúng.
Bọn họ hiện đang trông đợi vào đại tiểu nha nội khi quân địch đang tới gần. Đối mặt với quân đội Đảng Hạng dông gấp hơn hai mươi lần bọn họ cũng có ít nhiều sợ hãi. Nhưng bọn họ già trẻ dù đứng ở đâu đều rất nghiêm trang. Lúc này Chu Lịch hạ ống nhòm trong tay xuống, ông ta quay lại nhìn quân sĩ của mình hô lớn:
- Các ngươi có sợ không?
- Không sợ!
Tất cả binh lính đều đáp
Nhưng Chu Lịch cũng nhận ra giọng họ hơi run rẩy. Điều này khiến ông ta nhớ tới cảnh tượng ở Linh Châu hơn hai mươi năm trước. Khi đó Bùi đại nhân cũng nói vậy với hắn. Nhưng khi đó tình hình lại không giống hiện nay, sẽ có rất nhiều viện binh sẽ đến với họ.
Ông ta nói:
- Ta nói cho các ngươi nghe, năm đó ta đi theo Bùi đại nhân, quân số ít hơn hiện nay nhiều nhưng Bùi đại nhân giữ vững thành trì một thời gian dài. Nếu như lúc đó trong thành không thiếu lương ăn và viện binh trongtrif không đến thì tên Lý Kế Thiên không thể nào chiếm được Linh Châu.
Thực ra năm đó Tống triều cũng xuất quân cứu viện nhưng bị Lý Kế THiên ngăn cản. Hơn nữa trong triều không quyết đoán khiến thành Linh Châu thất thủ. Nhưng ông ta luôn nhắc rằng năm đó Linh Châu thất thủ không lien quan đến Bùi đại nhân. Điều này khiến vài viên quan buộc tội ông ta oán hận triều đình. Nhưng Lưu Nga lại nói:
- Các ngươi cho rằng một con chó trung thành có gì sai? Năm đó Bùi tri phủ đã có ơn tri ngộ khiến hắn cả đời khó quên. Chỉ vì vẽ bản đồ quân sự mà ẩn mình trong đất địch hơn hai mươi năm, hơn nữa triều đình lại rất ưu ái hắn. Hắn chỉ là một người thô lỗ nên cách nói không giống các ngươi uyển chuyển khéo léo thôi.
Sự thật là Thạch Kiên bày trận ở đây, Thạch Kiên đã làm một màn ảo thuật “đao thương bất nhập”. Rồi lại một màn “hôi phi yến diệt” khiến cho quân lính phản loạn hoảng sợ mà không dám chiến đấu nữa. Chỉ có hai đội do Chu Lịch và Chu Sỉ cầm đầu phải chiến đấu ác liệt khiến Lưu Nga ghi nhớ. Cho nên lập tức phong cho bọn họ chức tứ và ngũ phẩm võ quan. Hiện tại do tây bắc nguy hiểm vô cùng nên điều bọn họ đến Duyên Châu.
Đương nhiên triều đình dùng công cụ báo trí tạo dư luận dã đem việc này thổi phồng hơn nữa. Vừa tỏ sự yêu mên anh hung vừa tỏ vẻ Thái hậu và Thánh thương không nhìn lầm và dung sai người.
Chu Lịch còn nói:
- Hiện tại chỉ cần chúng ta giữ được thành một thời gian viện quân sẽ đến. Như vậy là chúng ta sẽ lập được chiến công, các ngươi có khả năng cũng sẽ giống như ta được là tướng quân.
Dưới sự dụ dỗ này các binh sĩ đều cười rộ cả lên. Điều này khiến cho Phạm Ung trói gà không chặt nghe thấy phải nhăn mặt.
Sau khi Thạch Kiên về nhà giữ đạo hiếu, Lưu Nga bổ nhiêm một loạt người mới. Đặc biệt là Lã Di Giản đã trở thành đại thần trong triều. Đám người này bất đồng ý kiến với Tào Vĩ, họ cho rằng triều đình vừa trải qua binh biến không nên trở mặt với người Đảng Hạng vì thế nên đuổi Lý Trọng Chiêu về Hạ Châu. Lúc đó mới khiến Nguyên Hạo rút quân lính đang tập trung ở biên giới về. Nhưng thực tế suy nghĩ của những người này là rất sai lầm. Sau khi Nguyên Hạo quay về Linh Châu liền đem quân đi đánh các bộ tộc Thổ Phiên. Các bộ tộc này vẫn nhận sắc phong của Tống triều, áp dụng chính sách lien Tống kháng Hạ. Nguyên Hạo đem quân tấn công vào đất cảu người Thổ Phiên ba tháng chiếm được ba khu vực trọng yếu là Sa Châu, Qua Châu, Túc châu. Rồi quay lại tấn công người Khương ở Lan Châu, đồng thời xây dựng phòng tuyến ở Phàm Châu.
Sau khi triều đình nhận đực tin cầu cứu của người Thổ Phiên thì vô cùng khiếp sợ. Lúc này Hạ Tủng mới dâng một tấu thư tâu mười điểm để ổn định tình hình biên giới Tây Bắc.
Một là tăng cường huấn luyện kỳ binh (như kiểu đặc công bây giờ); hai là lung lạc người Khương làm phiên dậu cho mình; ba là ban chiếu chiêu binh, phụ tử cùng đánh giặc; bốn là chọn địa hình hiểm trở xây trại, chọn quân dũng cảm giữ trại; năm là xây dựng đường xá cho tốt để tiện bề ứng cứu cho nhau; sáu là chiêu mộ dân trong vùng làm lính mỗi châu chiêu mộ khoảng một hai nghìn quân; bảy là tăng cường sử dụng cung thủ, tráng đinh, thợ săn để giữ thành; tám là dựng trại ở vùng biên giới, không cần tích trử nhiều lương thảo khi gặp kẻ địch bất ngờ tấn công thì bỏ trại nhỏ rút vào cố thủ trại lớn; chín là cho phép người phạm tội ở Quan Trung được nộp lương thực để chuộc tội để cung cấp cho vùng biên ải; mười là phạt các quan lại vô dụng, binh sĩ nhũng nhiễu làm kỵ binh đưa tin.
Lưu Nga biết Hạ Tủng là kẻ gian trá nhưng mười điều kiến ghị này bà lại cho là chính xác, có lý, đem lại lợi ích, có thêm tài lực để sử dụng. Vì thế bà quên lời của Thạch Kiên là: “Người này không thể trọng dụng” liền bổ nhiệm hắn làm tri châu Kính Châu, trở thành một trong hai người có quyền cao nhất ở vùng tây bắc. Người thứ hai chính là Phạm Ung, hai người này đều không chỉ chức vụ quan văn mà còn kiêm kinh lược sứ, bộ kỵ quân đô tổng quản. Hai người trở thành hai người có quyền điều động về phương diện nhân lực, tài vật, quân đội ở Tây bắc.
Lại nói đến Nguyên Hạo thắng trận trở về Linh Châu, bẩm tấu với cha hắn muốn tiến công Tống triều. Ban đầu hắn nhiều lần khuyên cha hắn là Lý Đức Minh không cần phải xưng thần với Tống triều. Lý Đức Minh đáp:
- Chúng ta bấy lâu nay vẫn trong tình trạng chiến tranh, nước nghèo dân thưa. Hơn nữa người Đảng Hạng chúng ta có quần áo gấm vaoc đều là do Tống triều ban cho, không thể dễ dàng phụ ơn được.
Đương nhiên đây chỉ là cái cớ, Lý Đức Minh cũng e ngại Tống triều đất đai rộng lớn. Nếu đúng như lời hắn nói thì đã không sai Lý Trọng Minh mưu hại Lưu Nga. Nguyên Hạo lớn lối:
- Quần áo bằng da và lông thú là tập tục của chúng ta. Anh hùng trên đời này muốn làm nên cơ đồ vương bá thì cần gì phải để ý đến mấy thứ gấm vóc đó.
Hiện tại hắn vừa mới đại thắng trở về nên giọng diệu cũng không giống trước kia. Hắn còn nói:
- Tống triều chẳng đáng sợ chỉ sợ tên Thạch Bất Di kia thôi. Nhưng vì hắn có công cao nên Lưu Nga nghi kỵ bắt quay về Hào Châu giữ hiếu đạo. Nghe nói hắn còn nghiên cứu phát triển một loại vũ khí mới. Nếu Tống triều trọng dụng người này, hơn nữa sử dụng loại vũ khí này thì dân tộc ta sẽ bị nguy hiểm thậm chí là diệt tộc.
Lý Đức Minh cũng biết về Thạch Kiên. Nếu nói về gián điệp thì người Tây Hạ nhiều gián điệp nhất nhưng đa số họ đi thu thập các loại kỹ thuật. Hiện tại cho dù là Tây Hạ hay Liêu quốc đều muốn ra tay với Thạch Kiên. Nhưng Lưu Nga sau khi nói truyện với Thạch Kiên liền cảm thấy hối hận. Thực ra Thạch Kiên quay về Hoà châu không giống như người ngoài suy nghĩ là Lưu Nga nghi ngờ hắn mà là hắn chủ động xin về nhà. Lưu Nga không thể nhận sai trước hắn, mà Thạch Kiên mãi kiên trì là cần giữ tròn đạo hiếu khiến Lưu Nga không còn cách nào giữ hắn được. Cho nên lần này cho hắn về nhưng Lưu Nga vẫn yêu cầu tham gia chính sự để tỏ sự rộng lượng của mình. Đương nhiên nếu tính về tuổi tác hắn có thể nói là phó tể tướng trẻ nhất của triều Tống. Đương nhiên số hộ vệ đi theo hắn tăng lên không ít. Hơn nữa Vương Triều lại tới cùng với một số dị nhân giang hồ xin làm hộ vệ cho hắn. Hòa Châu lại ở trung tâm của triều Tống hai nước Hạ, Liêu không thể nào tự ý tác oai tác quái ở đây được.
Lý Đức Minh nghe ra ý của Nguyên Hạo là nhân lúc Thạch Kiên không ở trong triều liền xuất quân đánh Tống. Định đánh 1 trận dứt điểm luôn khiến Tống triều từ nay về sau không dám đối chọi với Tây Hạ nữa. Ông ta cảm thấy không ổn lắm nhưng lời Nguyên Hạo nói cũng có lý. Cuối cùng sau khi Nguyên Hạo lập quân lệnh trạng ông ta cũng đồng ý cho Nguyên Hạo xuất quân.
Lúc này Nguyên Hạo không tấn công Kính Châu mà tấn công Duyên Châu. Không phải vì Phạm Ung nhát gan là vì châu này là một huyện giàu có của Thiểm Tây, Duyên Châu đường xá rộng rãi thuận lợi cho việc tấn công. Tuy nhiên Phạm Ung nhân phẩm tốt, là quan thanh liêm, tuy nhiên lại thiếu mưu lược về quân sự. Ông này nghe phong thanh liền lập tức xin triều đình tăng thêm viện quân. Nhưng triều đình cho rằng Tây Hạ vừa kết thúc cuộc chiến với Hồi Hột xong lại đánh tiếp người Thổ Phiên cơ bản không còn quân đội để tấn công Duyên Châu, cũng không thể tấn công Tống triều được. Hiện trong triều còn đang tranh luận xem có nên đem quân đi thảo phạt Tây Hạ hay không nên bản tấu này của ông ta không khiến triều đình để ý, không công bố ra.
Đầu tiên Nguyên Hạo tấn công các cứ điểm của Lý Sĩ Bân ngoài rìa Duyên Châu. Lý Sĩ Bân lúc ấy là Kim minh đô tuần kiểm sứ, ông này cũng là một tộc trưởng người Đãng Hạng, thủ lĩnh của mười tám trại trong tay có một trăm ngày quân Khương dũng mãnh, đóng ở phía bắc Kim Minh trại. Đối với đối thủ cao tuổi này Nguyên Hạo đã dùng đủ cách ám sát, phản gián, bất ngờ tấn công tất cả đều thất bại. Hai bên ghìm nhau gần một tháng cuối cùng hắn dung kiêu binh kế. Quân Tây Hạ mỗi khi giao chiến cùng Lý Sĩ Bân liền không đánh mà chạy lại lại còn kêu to: “Thiết Bích tướng quân đến đấy, chúng tam au chạy thôi. ” (Ngoại hiệu của Lý Sĩ Bân) Kể từ đó Lý Sĩ Bân mang tâm lý tự phụ. Đồng thời, Nguyên Hạo còn phái một đám bộ lạc người Đảng Hạng quay sang đầu hàng Lý Sĩ Bân. Lý Sĩ Bân không dám tự xử trí liền cho người báo cáo với thượng cấp ở Duyên Châu là Phạm Ung xin cho chuyển đám người Đảng Hạng chuyển sang xuống phía nam tránh xa vùng Tây bắc. Phạm Ung không giỏi về mưu kế quân sự liền ban thưởng cho đám người Đảng Hạng đầu hang đó rồi lệnh cho Lý Sĩ Bân bố trí họ ở xung quanh các doạnh trại gần Kim Minh trại. Lý Sĩ Bân không dám vi phạm lệnh trên chỉ biết làm theo. Điều này cũng giống như Tống triều bố trí rất nhiều bọm hẹn giờ quanh doanh trại của mình.
Đồng thời càng khiến triều đình và Phạm Ung cho rằng hiện nay Tây Hạ sa cơ lỡ vận, có lòng nhưng không đủ sức. Tuy nhiên, hành động lần này của Nguyên Hạo khiến Lưu Nga nổi trận lôi đình, bà lệnh cho Công bộ và Tam ti tăng tốc việc xây dựng con đường bộ từ Khai Phong thông tới Duyên Hoàn (vốn là con đường bê tông, sau đó Thạch Kiên kiên trì nói tới méo mồm thì đã được đổi tên). Đồng thời tích trữ nhiều hơn nữa lương thảo để chuẩn bị chinh phạt. Nhớ là “chuẩn bị”, còn đại quân ở đâu thì vẫn còn chưa biết.
Song đội quân của Nguyên Hạo lại đột ngột phát động công kích trong ngày này. Những tên Đảng Hạng giả hàng trước đó ào ạt nổi dậy, hơn mười cứ điểm của quân sĩ Tống triều ngoài thành Duyên Châu như trại Kim Minh đều bị Tây Hạ chiếm lĩnh. Cha con Lý Sĩ Bân cũng bị giết chết, thừa thế thắng, đội quân của Nguyên Hạo kéo thẳng tới dưới thành Duyên Châu.
Phạm Ung chân tay rụng rời, một mặt sai người đóng chặt bốn cửa thành, mặt khác lại cho người đem tin cấp báo tới phó tổng quản Lưu Bình và Thạch Nguyên Tôn đang đóng quân ở duyên lộ Khánh Châu (nay là Khánh Dương- Cam Túc).
Sau khi sự viêch xảy ra, Thạch Kiên cảm khái vô cùng. Tuy có chút không giống với lịch sử, nhưng tình hình chung thì không khác nhau bao nhiêu. Chỉ là lúc này tuổi tác của những nhân vật chủ chốt nhỏ hơn so với trong lịch sử một chút mà thôi. Ngoài ra thì thời gian cũng từ mùa đông đổi thành mùa hè.
Tốc độ hành quân của Nguyên Hạo rất nhanh, chỉ hơn một ngày đã kéo toàn bộ đội quân lớn tới thành Duyên Châu.
Trông thấy đội ngũ đông như kiến của Nguyên Hạo, thì sĩ khí vừa được Chu Lịch khơi dậy trong lòng Phạm Ung cũng nhanh chóng vụt tắt. Có thể nói Tống triều hòa bình đã lâu, nhiều nhất cũng chỉ trải qua một vài mưu loạn nhỏ, đó chỉ là bọn người Man (dân tộc ở phía nam Trung Quốc thời xưa) xa xôi làm loạn và đã được dẹp yên nhanh chóng. Gần như chín mươi chín phần trăm binh sĩ chưa có sự rèn luyện trên chiến trường thực tế. “Độ thuần” này có thể theo kịp với tỉ lệ độ thuần của vàng ở đời sau này. Một năm nay, dưới sự dẫn dắt của Nguyên Hạo, quân Đảng Hạng nam chinh bắc phạt, đâu đâu cũng sát khí đằng đằng. Hơn nữa, những binh sĩ canh giữ trong thành Duyên Châu còn chưa tới một vạn người, không những số binh sĩ này, mà ngay cả Phạm Ung trông thấy đội quân của Nguyên Hạo thì cũng phải sợ hãi.
Người Đảng Hạng tới dưới thành, hiển nhiên bọn chúng không hề coi binh sĩ Tống triều trong thành trì này ra gì. Bọn chúng dựng trại đóng quân, rồi sau đó Nguyên Hạo cho người tới thành hô hét, đại thể là các ngươi hiện giờ đã không còn cách nào để giữ thành, bây giờ đầu hàng thì còn có thể cho các ngươi một con đường sống, cũng có thể còn được ta trọng dụng. .. Kỳ thực thì trong tay Nguyên Hạo có một số lượng lớn mưu thần, người Hán trong số này cũng không ít, ví dụ như Trương Trắc, Trương Giáng, Dương Khuếch, Từ Mẫn Tông, Trương Văn Hiển. .. Hơn nữa, hai kẻ tâm phúc bày mưu cho Nguyên Hạo xâm lược Tống triều là Trương Nguyên và Ngô Hạo cũng là hai tên người Hán. Hai tên này học cao hiểu rộng, văn thao vũ lược, vốn định đầu quân cho Tống triều, hiến rất nhiều kế để lập công danh nhưng vẫn không được trọng dụng. Trong lúc tức giận, hai tên này bắt tay phản bội và chạy tới Tây Hạ. Chúng tới Tây Hạ cũng khá “kịch tính”. Hai kẻ này sau khi tới Hưng Khánh (nay là Ngân Xuyên) thì ngày nào cũng vui chơi ca hát ở một quán rượu, rồi lại dùng bút viết lên trên vách tường trắng mấy chữ: “Trương Nguyên, Ngô Hạo đến quán rượu này”, sau đó bị “đồn công an” phát hiện rồi bắt lại ngay trong đêm đó và trực tiếp giải tới nơi ở của Nguyên Hạo. Nguyên Hạo biết hai kẻ này không phải những kẻ bình thường nên trực tiếp xét hỏi, y giận giữ hỏi hai kẻ này sao dám mạo phạm tên húy của y. Hai kẻ này mặt mày tuấn tú, đều là những tướng mạo anh tài, tuy đã bị trói lại thành cái “bánh trưng” nhưng vẫn nhanh mồm nhanh miệng như cũ nói: “ Đến mình họ gì ngài còn không quan trọng thì quan trọng tới tên để làm gì?”
Một câu nói trúng tim đen của y: từ thời Đường triều ngũ đại tới đầu thời Tống, cả gia tộc của Nguyên Hạo họ “Lý”. Nhưng tới bây giờ thì cả gia tộc của Nguyên Hạo lại họ “Triệu”, đây là họ do Vương triều Trung Nguyên “thưởng” cho. Và thế là y tự tay cởi trói, dùng lời hay tiếng đẹp cảm tạ chúng. Ba kẻ này nói chuyện vui vẻ và sau đó hai kẻ Trương- Ngô trở thành mưu sĩ quan trọng nhất trong việc y xâm lược Tống triều. Hai kẻ Trương- Ngô tuy là những thư sinh nhưng lại rất am hiểu lịch sử Trung Quốc và chiến lược quân sự. Bọn chúng dốc hết sức mình để Nguyên Hạo tiến đánh các quan ải, chiếm lĩnh Quan Trung rồi tiến tới vùng nội địa Trung Nguyên. Đồng thời liên kết với Liêu quốc để người Khiết Đan ở Hà Bắc quấy rối Tống triều, cuối cùng đẩy Tống triều rơi vào tình thế “một thân hai tật”. Những sách lược này đều là những “nhát kiếm độc chiêu”, bất luận chiêu nào thành công thì Tống triều đều phải đứng trước mối nguy diệt quốc, hai kẻ Trương-Ngô này cũng là “dị loài’ trong những phần tử tri thức của Trung Quốc. Hơn nữa Tống triều cũng có không ít người Đảng Hạng. Nói tóm lại thì đoạn lịch sử này đã không còn đơn giản là mối bất hòa giữa các dân tộc nữa, nói cách khác, đây chính là dã tâm của Lý Kế Thiên cùng con cháu của gã và cả những kẻ bại hoại như hai tên Trương Nguyên, Ngô Hạo này nữa. Cộng thêm sách lược khinh thường và áp bức mà Tống triều áp dụng với những dân tộc thiểu số mới tạo nên cơ hội quật khởi cho người Đảng Hạng. Dù như thế này, nhưng vẫn có rất nhiều dân tộc thiểu số lần lượt quy phục Tống triều, trong số đó còn bao gồm cả người Đảng Hạng.
Trông thấy bộ dạng điên cuồng ngang ngược của những tên người Đảng Hạng, Chu Lịch nói với Chu Sỉ:
- Con trai, mắt con tốt, có bản lĩnh thì hãy cho chúng xem thử uy phong của người Tống ta.
Chu Sỉ vâng một tiếng rồi bảo người đem cung của cậu ra. Sức lực của cậu vốn rất lớn, chỉ ngẫu nhiên đỡ một chiêu của Dương Văn Quảng mà cũng khiến tay Dương Văn Quảng tê liệt. Sau đó Dương Văn Quảng còn đặc biệt chỉ dẫn cho cậu, rồi trong lúc vui vẻ, thì ngay cả chút võ nghệ gia truyền Dương Văn Quảng cũng dạy luôn cho cậu. Hiện giờ Chu Sỉ đã không còn như Chu Sỉ vào kinh năm trước nữa, cậu sớm đã không còn là tên người rừng ngày trước nữa rồi.
Cậu kéo cung, mũi tên đầu tiên bắn trúng yết hầu của tên người Đảng Hạng đang la hét phía dưới thành, mũi tên thứ hai lại bắn gẫy cột cờ của người Đảng Hạng cách tên vừa bị bắn gần một trăm bước.
Trông thấy hai mũi tên này của cậu, toàn bộ binh sĩ Tống triều trên tường thành đều trầm trồ khen ngợi, hành động này nhất thời cũng khơi dậy sĩ khí của binh sĩ.
Điều này khiến Nguyên Hạo thẹn quá hóa giận, y lập tức phái người tấn công thành Duyên Châu.
Lúc này, do người Đảng Hạng bỏ nhiều công sức trong vấn đề binh khí nên chất lượng cung nỏ của chúng đã vượt xa Tống triều. Lúc này tuy bọn chúng ở dưới thành nhưng vẫn đem cung tên bắn lên tường thành.
Chu Lich đã từng tham gia trận chiến bảo vệ Linh Châu, ông sớm biết được sự lợi hại của binh khí Tây Hạ. Lúc này ông đã thật sự thay thế Phạm Ung sợ tới ngơ người từ trước đó. Ông quát to:
- Người cầm thuẫn ở phía trước, cầm nỏ đứng phía sau, người cầm thuẫn bảo vệ người cầm nỏ, người cầm nỏ nhìn chuẩn và bắn xuống phía dưới.
Chỉ một hồi mà hai bên đã có không ít binh lính ngã xuống, nhưng lúc này Chu Lịch phát hiện trong đám người bắn tên có một thiếu niên, tiễn pháp của y dường như còn lợi hại hơn cả con trai mình. Chỉ là ông trông thấy trên trán thiếu niên đó có khắc chữ, xem ra là một tên tội phạm bị đày tới biên ải. Thiếu niên này có tướng mạo vô cùng tuấn mỹ, có lúc còn khiến ông liên tưởng tới tên Thạch Kiên phong thái tài hoa tuyệt vời mà ông gặp trong kinh thành. Chỉ là một người phóng khoáng, một người trang nghiêm. Thế là ông để ý một chút, trông thấy mỗi mũi tên của y bắn ra đều có một tên Đảng Hạng bỏ mạng.
Ông hỏi:
- Ngươi tên gì?
Thiếu niên kia đáp:
- Tiểu nhân là Địch Thanh.
Nếu Thạch Kiên có ở đây, hắn nhất định sẽ vô cùng kinh ngạc. Tên này cùng tuổi với thân thể của hắn, nhưng lại là một nhân vật không bình thường, y và Bao Chửng được dân gian mệnh danh là “Võ Khuê Tinh” và “Văn Khuê Tinh” của Trung Quốc, còn là một trong mười hãn tướng thời đại “binh khí lạnh” của Trung Quốc. Nhưng Chu Lịch không có ý nghĩ như thế, ông trông thấy thiếu niên này thì nghĩ tới tình hình của mình năm xưa, ông vỗ lên vai tên Địch Thanh này mấy cái rồi nói:
- Tiễn pháp của ngươi rất khá, từ giờ trở đi ngươi sẽ là thân binh của ta.
Địch Thanh lúc này mới chỉ là một thiếu niên, y bị đày tới Duyên Châu chưa tới một tháng, vì võ nghệ xuất chúng nên được Phạm Ung phong cho chức quan nhỏ trong đám người quản lý cung thủ (cung thủ- binh lính dùng cung tên). Nếu có thể làm thân binh cho vị Chu tướng quân này thì sẽ rất có tiền đồ. Đương nhiên lúc này y cũng không thể nghĩ sau này mình sẽ lấy thân phận võ quan để đảm nhiệm chức Tể Tướng của Đại Tống được. Y vội vàng tạ ơn Chu Lịch.
Vì bị bao trùm bởi cung tiễn hùng mạnh của Tây Hạ nên quân Tống vẫn phải để người Đảng Hạng nhanh chóng tiến vào dưới thành, bọn bọ bắc thang leo lên tường thành.
Lúc này Duyên Châu vẫn là một thành lớn, vì được tin Nguyên Hạo có khả năng tấn công thành Duyên Châu từ trước nên Phạm Ung cũng không thể không phòng bị được, ông cũng chuẩn bị không ít vũ khí để giữ thành. Tuy nhiên, lúc này Phạm lão phu tử không biết đã sợ chốn đi đâu mất rồi. Chu Lịch lại một lần nữa hạ lệnh đem những khúc cây xếp trên tường thành lăn xuống những chiếc thang mây của bọn người Đảng Hạng.
Nhưng vì số lượng người Đảng Hạng quá lớn, diện tích công kích càng rộng hơn nên không thể ném gẫy tất cả thang mây của bọn chúng. Vì thế nên vẫn có những tên binh sĩ leo tới được tường thành. Chu Lịch giơ đao lên nói:
- Hỡi binh sĩ, cơ hội dựng công lập nghiệp chính là đây!
Tiếng nói còn chưa dứt thì tên người Đảng Hạng vừa leo lên đã bị một đao của ông hất phăng xuống dưới. Tuy có chút sợ hãi, nhưng đám binh sĩ này vẫn tiến hành phản kháng trên tường thành, dù sao thì cũng không phải trên mặt đất nên những tên Đảng Hạng leo lên tường thành vẫn không nhiều. Lần tấn công đầu tiên của Nguyên Hạo nhanh chóng bị bọn họ bóp nghẹt.
Theo sau đó, Nguyên Hạo lại phát động thêm hai lần tấn công nữa nhưng đều là “tiếng sấm lớn, tiếng mưa rơi nhỏ”, trông thấy sự dũng cảm của binh sĩ Tống triều thì lại lui quân về.
Tuy là như thế nhưng đã khiến Phạm Ung sợ vỡ mật. Ông lại một lần nữa thôi thúc hai người Lưu - Thạch tăng tốc.
Mặt trời dần xuống núi, đám người Đảng Hạng vẫn thản nhiên ngồi ăn cơm dưới thành, tuy trận đánh này cực kỳ gian khổ nhưng dường như đám người Đảng Hạng này đã quen với việc như thế. Lúc này Chu Lịch cũng có chút lo lắng, hôm nay ông đứng trên tường thành, đích thân trông thấy Nguyên Hạo chỉ phát động hai cuộc tấn công nhỏ mang tính “thăm dò” mà đã có gần một nghìn binh sĩ thương vong. Hiện giờ binh sĩ Đảng Hạng vừa ăn vừa đùa giỡn, nhưng binh sĩ của ôngtrên tường thành thì im lặng không nói được gì, một số người còn có chút uể oải hiện ra trên gương mặt.
Bản thân ông đã ở Linh Châu hơn mấy chục năm, ông biết sức chiến đấu của người Tây Hạ hơn ai hết. Bây giờ cũng đã ở Tống triều mấy tháng, so sánh thì ông biết rõ sự chênh lệch đó. Cứ như thế này thì có thể kiên thì được mấy ngày chứ?
Chút tia nắng còn sót lại khiến bầu trời phía tây như rực lên, dường như nó được nhuộm thêm một tầng máu đỏ. Ông đứng đó lạnh lùng và khắc khổ, nhưng trong lòng lại chất chứa một nỗi lo âu sầu muộn.
Lúc này ông nhận được tin truyền báo từ binh sĩ nói cửa đông có hai thiếu niên muốn vào thành. Từ khi Nguyên Hạo dùng kế giả hàng để giết cha con Lý Sĩ Bân thì Phạm Ung đã tăng cường cảnh giác ở Duyên Châu, chỉ cho người ra chứ không cho người vào. Lúc này người Đảng Hạng chỉ làm loạn ở cửa tây, ba cửa khác đều không có binh lực.
Nhưng Phạm Ung cũng không dám dẫn người chạy chốn, một là sau khi Phạm Ung chạy chốn, Nguyên Hạo sẽ dễ dàng chiếm được thành Duyên Châu, điều này hoàn toàn hợp với ý của y. Phạm Ung tuy có thể giữ lại mạng sống nhưng tội danh sẽ không nhẹ. Hai là có trời mới biết Nguyên Hạo có dùng kế gì hay không, nếu y cố ý không cho quân mai phục ở ba cửa, chỉ cần Phạm Ung chạy chốn thì sẽ bị giết chết bất cứ lúc nào. Như thế thì sẽ mất đi thế thủ của thành trì, toàn quân cũng sẽ rơi vào kết cục bị tiêu diệt.
Theo lý mà nói thì lúc này Phạm Ung không thể nào cho người vào thành được, sao lại phải cho binh sĩ xin chỉ thị của ông?
Tên binh sĩ này nói:
- Khởi bẩm nha nội, bọn họ là những người trong phủ của Thạch đại nhân.
- Thạch đại nhân, vị Thạch đại nhân nào?
Chu Lịch vẫn chưa phản ứng lại.
Tên binh sĩ kia quắc mắt, tuy vị trí của Chu Lịch trong lòng gã rất cao, nhưng so với Thạch Kiên thì còn kém xa rất nhiều. Gã nói:
- Nha nội, đó chính là Thiếu sư Thạch đại nhân. Nhưng Phạm đại nhân không biết bọn họ là thật hay giả. Có một thiếu niên trong đó nói biết ngài nên đã bảo tiểu nhân mời ngài đến nhận dạng.
- Ồ!
Chu Lịch sững người, sau đó lại mừng rỡ. Cần biết rằng đêm đó trong Hoàng cung Thạch Kiên đã chiến thắng rất ly kỳ, bây giờ nghe thấy hắn sai người tới thì đúng là chuyện vui mừng nhất trong thiên hạ. Ông chạy chậm tới cửa đông, vừa nhìn thì quả nhiên là hai thiếu niên, một người chính là hộ vệ của Thạch Kiên— Thôi Diệt Lang, còn một thiếu niên nữa thì ông không biết. Thôi Diệt Lang vẫn đang lớn tiếng:
- Các ngươi ngơ ngác cái gì? Bọn ta mang sách lược của thiếu gia nhà ta tới, các ngươi còn không mau cho bọn ta vào thành? Nếu làm chậm trễ việc đại sự thì các ngươi không gánh vác nổi trách nhiệm đâu.
Thiếu niên kia đứng một bên nhìn Thôi Diệt Lang “biểu diễn” thì cười hì hì.
Chu Lịch vội vàng nói:
- Bọn họ là người trong phủ Thạch đại nhân, mau mau mời họ vào.
Cần phải biết hiện giờ Thạch Kiên đang ở Hòa Châu, nhưng truyền thuyết về hắn càng truyền càng ly kỳ, đặc biệt là chuyện hắn lật đổ Đinh Vị, diệt trừ Thiên lý giáo và Lôi Doãn Cung và cả vụ án với hàng loạt những mưu đồ thần bí khó lường kia nữa. Có thể nói hắn tồn tại như một vị “thần”, thậm chí còn có người nói Gia Cát Lượng trong 《 Tam Quốc Diễn Nghĩa 》cũng không có được bản lĩnh như Thạch Kiên. Chu Lịch là một người học võ, ông không hiểu nhiều đạo lý, ông trông thấy sự thể hiện thần kỳ của Thạch Kiên thì càng tin vào những lời đồn đại kia hơn.
Đặc biệt, khi nghe thấy Thôi Diệt Lang nói mang kế sách của Thạch đại nhân tới thì ông gần như rơm rớm nước mắt.
Nghe được lời xác nhận của ông, toàn bộ binh sĩ trong thành đều nhảy lên hoan hô, dường như bọn họ đều ôm một niềm hi vọng giống như Chu Lịch.
Hai thiếu niên này một người nhỏ hơn Thạch Kiên một tuổi là Thôi Diệt Lang, và một người bằng tuổi Thạch Kiên con của Đinh Phố là Đinh Mão
Đáng lẽ Thạch Kiên có thể nhìn rõ tình hình bốn chiến dịch lớn của Tây Hạ sau khi lập quốc, thế nhưng hiện nay lịch sử đã thay đổi đến nghiêng trời lệch đất, khiến hắn không dám xác định. Đầu tiên là hung thủ sát hại cung nữ Xảo Nhi bị bắt trở lại kinh thành, sau khi thẩm tra xử l
Nhưng nghĩ đến Tây Hạ, Thạch Kiên lại nghĩ đến đảo quốc phía đông, cũng kiên nhẫn như vậy, cũng tàn bạo như vậy. Mắt hắn nhìn về chân trời phía tây, thấp giọng nói:
- Đường dài đằng đẵng, cần rèn luyện nhiều.
Nhìn người thanh niên nhíu chặt lông mày, tinh thần lo cho nước cho dân, Lưu Nga càng thấy hổ thẹn vì lòng nghi ngờ của mình.
Mặt trời lên cao, không gian tràn ngập ánh nắng ban mai, giống như dải lụa trắng lung linh trong góc phòng.
Nhưng tại thành Duyên Châu tất cả đang chìm trong im lặng. Nếu lúc này Thạch Kiên tới Duyên Châu nhất định sẽ cảm khái “Thương hải tang điền” (biển xanh biến thành ruộng dâu), cuộc đời đầy biến hóa khôn lường. Lúc này Duyên Châu không giống như như cao nguyên toàn đất vàng ở kiếp trước của hắn chỗ nào cũng là cát, rất khó gieo trồng hoa màu. Lúc này Duyên Châu còn đang ở vào thời kỳ hoàng kim, bên ngoài thành có Lạc hà, Duyên hà, Hoàng Hà cung cấp nước để nuôi sống mấy chục vạn người. Ngoài thành lại trồng đủ loại hoa màu, trong đó có bong, ngô, khoai lang.. Đặc biệt Thạch Kiên lại hướng dẫn những nhà thám hiểm mang các loại hoa màu phù hợp với đất đai ở đây, tất nhiên còn có kê đặc sản của vùng này nữa.
Từ trên mặt thành nhìn xuống, bông đã nở hoa, trắng có, vàng có, đỏ cũng có giống như những vì sao lóe lên giữa đám lá. Cây ngô và kê lại giống như những binh sĩ ngẩng đầu im lặng hiên ngang trong gió như đang chờ tướng lĩnh điểm danh. Nhưng ngày hôm nay không giống với bất kỳ ngày nào kahcs. Thực ra lúc này Duyên Châu rất phồn hoa, đặc biệt là khi Lý Đức Minh áp dụng chính sách hòa hảo với Tống triều. Nhưng hắn rất cần các sản phẩm cảu Tống triều chẳng những bề mặt mua lương thực mà tại những nơi bí mật cũng tổ chức buôn lậu khiến vugnf biên giwosi Đại Thành, Duyên Châu rất náo nhiệt. Nếu như thường lệ thì bây giwof trong thành đã đông nghịt người.
Nhưng hôm nay rất im lặng, im lặng đến mức có thể nói là lặng ngắt như tờ. Toàn bộ thành Duyên Châu giống hệt một tòa thành chết. Trên cổng thành binh lính đang bồn chồn lo lắng, tất cả đang nhìn vào đại Chu nha nội và tiểu Chu nha nội. Đại Chu nha nội là chỉ Chu Lịch và tiểu Chu nha nội chỉ Chu Sỉ vì nửa năm trước bọn họ lập chiến công trong cơn binh biến tại kinh thành nên Hoàng thượng phong cho Chu Lịch làm Khinh Xa đô úy tước bá, Minh uy tướng quân và Chu Sỉ làm Thượng Kỵ đô úy, Định Viễn tướng quân, tử tước; được liệt vào hang ngũ quý tộc. Tuy nhiên không ai là không phục bọn họ. Từ khi bọn họ nhậm chức Duyên Châu nha nội chỉ huy sứ và Phó chỉ huy sứ, họ luôn là gương cho binh sĩ, luôn đi đầu trong tập luyện, hơn nữa bọn họ trừ việc ít nói, cho tới lúc này không có chút nào cậy quyền cậy thế cả. Đối xử bình đẳng với cấp dưới. Cũng có vai người muốn thử xem họ có đúng là có sức mạnh giống như trong tin đồn hay không nhưng kết cục đều rất thảm. Hơn nữa việc này khiến cho đại Chu nha nội dường như ngộ ra được điều gì. Ông ta nói:
- Thạch đại nhân đã từng nói “Huấn luyện chẳng những phải tập luyện động tác hơn nữa phải tổ chức nhóm tập phương pháp thực chiến. Ta lúc đó chưa hiểu nhưng hiện nay đã hiểu rồi.
Bởi vậy sau mỗi ngày rèn luyện nền tảng, ông ta còn cho quân lính đánh nhau, đánh thắng sẽ có thưởng thêm vào khẩu phần ăn. Đánh thua thì bị phạt huấn luyện thêm một canh giwof. Việc này khiến binh lính kêu khổ không ngớt. Tuy nhiên mấy tháng sau thì binh sĩ thấy rõ võ nghệ của mình tăng lên không ít. Đương nhiên bọn họ không thể nào so được với tiểu nha nội đặc biệt là khả năng bắn cung gần như bách phát bách trúng.
Bọn họ hiện đang trông đợi vào đại tiểu nha nội khi quân địch đang tới gần. Đối mặt với quân đội Đảng Hạng dông gấp hơn hai mươi lần bọn họ cũng có ít nhiều sợ hãi. Nhưng bọn họ già trẻ dù đứng ở đâu đều rất nghiêm trang. Lúc này Chu Lịch hạ ống nhòm trong tay xuống, ông ta quay lại nhìn quân sĩ của mình hô lớn:
- Các ngươi có sợ không?
- Không sợ!
Tất cả binh lính đều đáp
Nhưng Chu Lịch cũng nhận ra giọng họ hơi run rẩy. Điều này khiến ông ta nhớ tới cảnh tượng ở Linh Châu hơn hai mươi năm trước. Khi đó Bùi đại nhân cũng nói vậy với hắn. Nhưng khi đó tình hình lại không giống hiện nay, sẽ có rất nhiều viện binh sẽ đến với họ.
Ông ta nói:
- Ta nói cho các ngươi nghe, năm đó ta đi theo Bùi đại nhân, quân số ít hơn hiện nay nhiều nhưng Bùi đại nhân giữ vững thành trì một thời gian dài. Nếu như lúc đó trong thành không thiếu lương ăn và viện binh trongtrif không đến thì tên Lý Kế Thiên không thể nào chiếm được Linh Châu.
Thực ra năm đó Tống triều cũng xuất quân cứu viện nhưng bị Lý Kế THiên ngăn cản. Hơn nữa trong triều không quyết đoán khiến thành Linh Châu thất thủ. Nhưng ông ta luôn nhắc rằng năm đó Linh Châu thất thủ không lien quan đến Bùi đại nhân. Điều này khiến vài viên quan buộc tội ông ta oán hận triều đình. Nhưng Lưu Nga lại nói:
- Các ngươi cho rằng một con chó trung thành có gì sai? Năm đó Bùi tri phủ đã có ơn tri ngộ khiến hắn cả đời khó quên. Chỉ vì vẽ bản đồ quân sự mà ẩn mình trong đất địch hơn hai mươi năm, hơn nữa triều đình lại rất ưu ái hắn. Hắn chỉ là một người thô lỗ nên cách nói không giống các ngươi uyển chuyển khéo léo thôi.
Sự thật là Thạch Kiên bày trận ở đây, Thạch Kiên đã làm một màn ảo thuật “đao thương bất nhập”. Rồi lại một màn “hôi phi yến diệt” khiến cho quân lính phản loạn hoảng sợ mà không dám chiến đấu nữa. Chỉ có hai đội do Chu Lịch và Chu Sỉ cầm đầu phải chiến đấu ác liệt khiến Lưu Nga ghi nhớ. Cho nên lập tức phong cho bọn họ chức tứ và ngũ phẩm võ quan. Hiện tại do tây bắc nguy hiểm vô cùng nên điều bọn họ đến Duyên Châu.
Đương nhiên triều đình dùng công cụ báo trí tạo dư luận dã đem việc này thổi phồng hơn nữa. Vừa tỏ sự yêu mên anh hung vừa tỏ vẻ Thái hậu và Thánh thương không nhìn lầm và dung sai người.
Chu Lịch còn nói:
- Hiện tại chỉ cần chúng ta giữ được thành một thời gian viện quân sẽ đến. Như vậy là chúng ta sẽ lập được chiến công, các ngươi có khả năng cũng sẽ giống như ta được là tướng quân.
Dưới sự dụ dỗ này các binh sĩ đều cười rộ cả lên. Điều này khiến cho Phạm Ung trói gà không chặt nghe thấy phải nhăn mặt.
Sau khi Thạch Kiên về nhà giữ đạo hiếu, Lưu Nga bổ nhiêm một loạt người mới. Đặc biệt là Lã Di Giản đã trở thành đại thần trong triều. Đám người này bất đồng ý kiến với Tào Vĩ, họ cho rằng triều đình vừa trải qua binh biến không nên trở mặt với người Đảng Hạng vì thế nên đuổi Lý Trọng Chiêu về Hạ Châu. Lúc đó mới khiến Nguyên Hạo rút quân lính đang tập trung ở biên giới về. Nhưng thực tế suy nghĩ của những người này là rất sai lầm. Sau khi Nguyên Hạo quay về Linh Châu liền đem quân đi đánh các bộ tộc Thổ Phiên. Các bộ tộc này vẫn nhận sắc phong của Tống triều, áp dụng chính sách lien Tống kháng Hạ. Nguyên Hạo đem quân tấn công vào đất cảu người Thổ Phiên ba tháng chiếm được ba khu vực trọng yếu là Sa Châu, Qua Châu, Túc châu. Rồi quay lại tấn công người Khương ở Lan Châu, đồng thời xây dựng phòng tuyến ở Phàm Châu.
Sau khi triều đình nhận đực tin cầu cứu của người Thổ Phiên thì vô cùng khiếp sợ. Lúc này Hạ Tủng mới dâng một tấu thư tâu mười điểm để ổn định tình hình biên giới Tây Bắc.
Một là tăng cường huấn luyện kỳ binh (như kiểu đặc công bây giờ); hai là lung lạc người Khương làm phiên dậu cho mình; ba là ban chiếu chiêu binh, phụ tử cùng đánh giặc; bốn là chọn địa hình hiểm trở xây trại, chọn quân dũng cảm giữ trại; năm là xây dựng đường xá cho tốt để tiện bề ứng cứu cho nhau; sáu là chiêu mộ dân trong vùng làm lính mỗi châu chiêu mộ khoảng một hai nghìn quân; bảy là tăng cường sử dụng cung thủ, tráng đinh, thợ săn để giữ thành; tám là dựng trại ở vùng biên giới, không cần tích trử nhiều lương thảo khi gặp kẻ địch bất ngờ tấn công thì bỏ trại nhỏ rút vào cố thủ trại lớn; chín là cho phép người phạm tội ở Quan Trung được nộp lương thực để chuộc tội để cung cấp cho vùng biên ải; mười là phạt các quan lại vô dụng, binh sĩ nhũng nhiễu làm kỵ binh đưa tin.
Lưu Nga biết Hạ Tủng là kẻ gian trá nhưng mười điều kiến ghị này bà lại cho là chính xác, có lý, đem lại lợi ích, có thêm tài lực để sử dụng. Vì thế bà quên lời của Thạch Kiên là: “Người này không thể trọng dụng” liền bổ nhiệm hắn làm tri châu Kính Châu, trở thành một trong hai người có quyền cao nhất ở vùng tây bắc. Người thứ hai chính là Phạm Ung, hai người này đều không chỉ chức vụ quan văn mà còn kiêm kinh lược sứ, bộ kỵ quân đô tổng quản. Hai người trở thành hai người có quyền điều động về phương diện nhân lực, tài vật, quân đội ở Tây bắc.
Lại nói đến Nguyên Hạo thắng trận trở về Linh Châu, bẩm tấu với cha hắn muốn tiến công Tống triều. Ban đầu hắn nhiều lần khuyên cha hắn là Lý Đức Minh không cần phải xưng thần với Tống triều. Lý Đức Minh đáp:
- Chúng ta bấy lâu nay vẫn trong tình trạng chiến tranh, nước nghèo dân thưa. Hơn nữa người Đảng Hạng chúng ta có quần áo gấm vaoc đều là do Tống triều ban cho, không thể dễ dàng phụ ơn được.
Đương nhiên đây chỉ là cái cớ, Lý Đức Minh cũng e ngại Tống triều đất đai rộng lớn. Nếu đúng như lời hắn nói thì đã không sai Lý Trọng Minh mưu hại Lưu Nga. Nguyên Hạo lớn lối:
- Quần áo bằng da và lông thú là tập tục của chúng ta. Anh hùng trên đời này muốn làm nên cơ đồ vương bá thì cần gì phải để ý đến mấy thứ gấm vóc đó.
Hiện tại hắn vừa mới đại thắng trở về nên giọng diệu cũng không giống trước kia. Hắn còn nói:
- Tống triều chẳng đáng sợ chỉ sợ tên Thạch Bất Di kia thôi. Nhưng vì hắn có công cao nên Lưu Nga nghi kỵ bắt quay về Hào Châu giữ hiếu đạo. Nghe nói hắn còn nghiên cứu phát triển một loại vũ khí mới. Nếu Tống triều trọng dụng người này, hơn nữa sử dụng loại vũ khí này thì dân tộc ta sẽ bị nguy hiểm thậm chí là diệt tộc.
Lý Đức Minh cũng biết về Thạch Kiên. Nếu nói về gián điệp thì người Tây Hạ nhiều gián điệp nhất nhưng đa số họ đi thu thập các loại kỹ thuật. Hiện tại cho dù là Tây Hạ hay Liêu quốc đều muốn ra tay với Thạch Kiên. Nhưng Lưu Nga sau khi nói truyện với Thạch Kiên liền cảm thấy hối hận. Thực ra Thạch Kiên quay về Hoà châu không giống như người ngoài suy nghĩ là Lưu Nga nghi ngờ hắn mà là hắn chủ động xin về nhà. Lưu Nga không thể nhận sai trước hắn, mà Thạch Kiên mãi kiên trì là cần giữ tròn đạo hiếu khiến Lưu Nga không còn cách nào giữ hắn được. Cho nên lần này cho hắn về nhưng Lưu Nga vẫn yêu cầu tham gia chính sự để tỏ sự rộng lượng của mình. Đương nhiên nếu tính về tuổi tác hắn có thể nói là phó tể tướng trẻ nhất của triều Tống. Đương nhiên số hộ vệ đi theo hắn tăng lên không ít. Hơn nữa Vương Triều lại tới cùng với một số dị nhân giang hồ xin làm hộ vệ cho hắn. Hòa Châu lại ở trung tâm của triều Tống hai nước Hạ, Liêu không thể nào tự ý tác oai tác quái ở đây được.
Lý Đức Minh nghe ra ý của Nguyên Hạo là nhân lúc Thạch Kiên không ở trong triều liền xuất quân đánh Tống. Định đánh 1 trận dứt điểm luôn khiến Tống triều từ nay về sau không dám đối chọi với Tây Hạ nữa. Ông ta cảm thấy không ổn lắm nhưng lời Nguyên Hạo nói cũng có lý. Cuối cùng sau khi Nguyên Hạo lập quân lệnh trạng ông ta cũng đồng ý cho Nguyên Hạo xuất quân.
Lúc này Nguyên Hạo không tấn công Kính Châu mà tấn công Duyên Châu. Không phải vì Phạm Ung nhát gan là vì châu này là một huyện giàu có của Thiểm Tây, Duyên Châu đường xá rộng rãi thuận lợi cho việc tấn công. Tuy nhiên Phạm Ung nhân phẩm tốt, là quan thanh liêm, tuy nhiên lại thiếu mưu lược về quân sự. Ông này nghe phong thanh liền lập tức xin triều đình tăng thêm viện quân. Nhưng triều đình cho rằng Tây Hạ vừa kết thúc cuộc chiến với Hồi Hột xong lại đánh tiếp người Thổ Phiên cơ bản không còn quân đội để tấn công Duyên Châu, cũng không thể tấn công Tống triều được. Hiện trong triều còn đang tranh luận xem có nên đem quân đi thảo phạt Tây Hạ hay không nên bản tấu này của ông ta không khiến triều đình để ý, không công bố ra.
Đầu tiên Nguyên Hạo tấn công các cứ điểm của Lý Sĩ Bân ngoài rìa Duyên Châu. Lý Sĩ Bân lúc ấy là Kim minh đô tuần kiểm sứ, ông này cũng là một tộc trưởng người Đãng Hạng, thủ lĩnh của mười tám trại trong tay có một trăm ngày quân Khương dũng mãnh, đóng ở phía bắc Kim Minh trại. Đối với đối thủ cao tuổi này Nguyên Hạo đã dùng đủ cách ám sát, phản gián, bất ngờ tấn công tất cả đều thất bại. Hai bên ghìm nhau gần một tháng cuối cùng hắn dung kiêu binh kế. Quân Tây Hạ mỗi khi giao chiến cùng Lý Sĩ Bân liền không đánh mà chạy lại lại còn kêu to: “Thiết Bích tướng quân đến đấy, chúng tam au chạy thôi. ” (Ngoại hiệu của Lý Sĩ Bân) Kể từ đó Lý Sĩ Bân mang tâm lý tự phụ. Đồng thời, Nguyên Hạo còn phái một đám bộ lạc người Đảng Hạng quay sang đầu hàng Lý Sĩ Bân. Lý Sĩ Bân không dám tự xử trí liền cho người báo cáo với thượng cấp ở Duyên Châu là Phạm Ung xin cho chuyển đám người Đảng Hạng chuyển sang xuống phía nam tránh xa vùng Tây bắc. Phạm Ung không giỏi về mưu kế quân sự liền ban thưởng cho đám người Đảng Hạng đầu hang đó rồi lệnh cho Lý Sĩ Bân bố trí họ ở xung quanh các doạnh trại gần Kim Minh trại. Lý Sĩ Bân không dám vi phạm lệnh trên chỉ biết làm theo. Điều này cũng giống như Tống triều bố trí rất nhiều bọm hẹn giờ quanh doanh trại của mình.
Đồng thời càng khiến triều đình và Phạm Ung cho rằng hiện nay Tây Hạ sa cơ lỡ vận, có lòng nhưng không đủ sức. Tuy nhiên, hành động lần này của Nguyên Hạo khiến Lưu Nga nổi trận lôi đình, bà lệnh cho Công bộ và Tam ti tăng tốc việc xây dựng con đường bộ từ Khai Phong thông tới Duyên Hoàn (vốn là con đường bê tông, sau đó Thạch Kiên kiên trì nói tới méo mồm thì đã được đổi tên). Đồng thời tích trữ nhiều hơn nữa lương thảo để chuẩn bị chinh phạt. Nhớ là “chuẩn bị”, còn đại quân ở đâu thì vẫn còn chưa biết.
Song đội quân của Nguyên Hạo lại đột ngột phát động công kích trong ngày này. Những tên Đảng Hạng giả hàng trước đó ào ạt nổi dậy, hơn mười cứ điểm của quân sĩ Tống triều ngoài thành Duyên Châu như trại Kim Minh đều bị Tây Hạ chiếm lĩnh. Cha con Lý Sĩ Bân cũng bị giết chết, thừa thế thắng, đội quân của Nguyên Hạo kéo thẳng tới dưới thành Duyên Châu.
Phạm Ung chân tay rụng rời, một mặt sai người đóng chặt bốn cửa thành, mặt khác lại cho người đem tin cấp báo tới phó tổng quản Lưu Bình và Thạch Nguyên Tôn đang đóng quân ở duyên lộ Khánh Châu (nay là Khánh Dương- Cam Túc).
Sau khi sự viêch xảy ra, Thạch Kiên cảm khái vô cùng. Tuy có chút không giống với lịch sử, nhưng tình hình chung thì không khác nhau bao nhiêu. Chỉ là lúc này tuổi tác của những nhân vật chủ chốt nhỏ hơn so với trong lịch sử một chút mà thôi. Ngoài ra thì thời gian cũng từ mùa đông đổi thành mùa hè.
Tốc độ hành quân của Nguyên Hạo rất nhanh, chỉ hơn một ngày đã kéo toàn bộ đội quân lớn tới thành Duyên Châu.
Trông thấy đội ngũ đông như kiến của Nguyên Hạo, thì sĩ khí vừa được Chu Lịch khơi dậy trong lòng Phạm Ung cũng nhanh chóng vụt tắt. Có thể nói Tống triều hòa bình đã lâu, nhiều nhất cũng chỉ trải qua một vài mưu loạn nhỏ, đó chỉ là bọn người Man (dân tộc ở phía nam Trung Quốc thời xưa) xa xôi làm loạn và đã được dẹp yên nhanh chóng. Gần như chín mươi chín phần trăm binh sĩ chưa có sự rèn luyện trên chiến trường thực tế. “Độ thuần” này có thể theo kịp với tỉ lệ độ thuần của vàng ở đời sau này. Một năm nay, dưới sự dẫn dắt của Nguyên Hạo, quân Đảng Hạng nam chinh bắc phạt, đâu đâu cũng sát khí đằng đằng. Hơn nữa, những binh sĩ canh giữ trong thành Duyên Châu còn chưa tới một vạn người, không những số binh sĩ này, mà ngay cả Phạm Ung trông thấy đội quân của Nguyên Hạo thì cũng phải sợ hãi.
Người Đảng Hạng tới dưới thành, hiển nhiên bọn chúng không hề coi binh sĩ Tống triều trong thành trì này ra gì. Bọn chúng dựng trại đóng quân, rồi sau đó Nguyên Hạo cho người tới thành hô hét, đại thể là các ngươi hiện giờ đã không còn cách nào để giữ thành, bây giờ đầu hàng thì còn có thể cho các ngươi một con đường sống, cũng có thể còn được ta trọng dụng. .. Kỳ thực thì trong tay Nguyên Hạo có một số lượng lớn mưu thần, người Hán trong số này cũng không ít, ví dụ như Trương Trắc, Trương Giáng, Dương Khuếch, Từ Mẫn Tông, Trương Văn Hiển. .. Hơn nữa, hai kẻ tâm phúc bày mưu cho Nguyên Hạo xâm lược Tống triều là Trương Nguyên và Ngô Hạo cũng là hai tên người Hán. Hai tên này học cao hiểu rộng, văn thao vũ lược, vốn định đầu quân cho Tống triều, hiến rất nhiều kế để lập công danh nhưng vẫn không được trọng dụng. Trong lúc tức giận, hai tên này bắt tay phản bội và chạy tới Tây Hạ. Chúng tới Tây Hạ cũng khá “kịch tính”. Hai kẻ này sau khi tới Hưng Khánh (nay là Ngân Xuyên) thì ngày nào cũng vui chơi ca hát ở một quán rượu, rồi lại dùng bút viết lên trên vách tường trắng mấy chữ: “Trương Nguyên, Ngô Hạo đến quán rượu này”, sau đó bị “đồn công an” phát hiện rồi bắt lại ngay trong đêm đó và trực tiếp giải tới nơi ở của Nguyên Hạo. Nguyên Hạo biết hai kẻ này không phải những kẻ bình thường nên trực tiếp xét hỏi, y giận giữ hỏi hai kẻ này sao dám mạo phạm tên húy của y. Hai kẻ này mặt mày tuấn tú, đều là những tướng mạo anh tài, tuy đã bị trói lại thành cái “bánh trưng” nhưng vẫn nhanh mồm nhanh miệng như cũ nói: “ Đến mình họ gì ngài còn không quan trọng thì quan trọng tới tên để làm gì?”
Một câu nói trúng tim đen của y: từ thời Đường triều ngũ đại tới đầu thời Tống, cả gia tộc của Nguyên Hạo họ “Lý”. Nhưng tới bây giờ thì cả gia tộc của Nguyên Hạo lại họ “Triệu”, đây là họ do Vương triều Trung Nguyên “thưởng” cho. Và thế là y tự tay cởi trói, dùng lời hay tiếng đẹp cảm tạ chúng. Ba kẻ này nói chuyện vui vẻ và sau đó hai kẻ Trương- Ngô trở thành mưu sĩ quan trọng nhất trong việc y xâm lược Tống triều. Hai kẻ Trương- Ngô tuy là những thư sinh nhưng lại rất am hiểu lịch sử Trung Quốc và chiến lược quân sự. Bọn chúng dốc hết sức mình để Nguyên Hạo tiến đánh các quan ải, chiếm lĩnh Quan Trung rồi tiến tới vùng nội địa Trung Nguyên. Đồng thời liên kết với Liêu quốc để người Khiết Đan ở Hà Bắc quấy rối Tống triều, cuối cùng đẩy Tống triều rơi vào tình thế “một thân hai tật”. Những sách lược này đều là những “nhát kiếm độc chiêu”, bất luận chiêu nào thành công thì Tống triều đều phải đứng trước mối nguy diệt quốc, hai kẻ Trương-Ngô này cũng là “dị loài’ trong những phần tử tri thức của Trung Quốc. Hơn nữa Tống triều cũng có không ít người Đảng Hạng. Nói tóm lại thì đoạn lịch sử này đã không còn đơn giản là mối bất hòa giữa các dân tộc nữa, nói cách khác, đây chính là dã tâm của Lý Kế Thiên cùng con cháu của gã và cả những kẻ bại hoại như hai tên Trương Nguyên, Ngô Hạo này nữa. Cộng thêm sách lược khinh thường và áp bức mà Tống triều áp dụng với những dân tộc thiểu số mới tạo nên cơ hội quật khởi cho người Đảng Hạng. Dù như thế này, nhưng vẫn có rất nhiều dân tộc thiểu số lần lượt quy phục Tống triều, trong số đó còn bao gồm cả người Đảng Hạng.
Trông thấy bộ dạng điên cuồng ngang ngược của những tên người Đảng Hạng, Chu Lịch nói với Chu Sỉ:
- Con trai, mắt con tốt, có bản lĩnh thì hãy cho chúng xem thử uy phong của người Tống ta.
Chu Sỉ vâng một tiếng rồi bảo người đem cung của cậu ra. Sức lực của cậu vốn rất lớn, chỉ ngẫu nhiên đỡ một chiêu của Dương Văn Quảng mà cũng khiến tay Dương Văn Quảng tê liệt. Sau đó Dương Văn Quảng còn đặc biệt chỉ dẫn cho cậu, rồi trong lúc vui vẻ, thì ngay cả chút võ nghệ gia truyền Dương Văn Quảng cũng dạy luôn cho cậu. Hiện giờ Chu Sỉ đã không còn như Chu Sỉ vào kinh năm trước nữa, cậu sớm đã không còn là tên người rừng ngày trước nữa rồi.
Cậu kéo cung, mũi tên đầu tiên bắn trúng yết hầu của tên người Đảng Hạng đang la hét phía dưới thành, mũi tên thứ hai lại bắn gẫy cột cờ của người Đảng Hạng cách tên vừa bị bắn gần một trăm bước.
Trông thấy hai mũi tên này của cậu, toàn bộ binh sĩ Tống triều trên tường thành đều trầm trồ khen ngợi, hành động này nhất thời cũng khơi dậy sĩ khí của binh sĩ.
Điều này khiến Nguyên Hạo thẹn quá hóa giận, y lập tức phái người tấn công thành Duyên Châu.
Lúc này, do người Đảng Hạng bỏ nhiều công sức trong vấn đề binh khí nên chất lượng cung nỏ của chúng đã vượt xa Tống triều. Lúc này tuy bọn chúng ở dưới thành nhưng vẫn đem cung tên bắn lên tường thành.
Chu Lich đã từng tham gia trận chiến bảo vệ Linh Châu, ông sớm biết được sự lợi hại của binh khí Tây Hạ. Lúc này ông đã thật sự thay thế Phạm Ung sợ tới ngơ người từ trước đó. Ông quát to:
- Người cầm thuẫn ở phía trước, cầm nỏ đứng phía sau, người cầm thuẫn bảo vệ người cầm nỏ, người cầm nỏ nhìn chuẩn và bắn xuống phía dưới.
Chỉ một hồi mà hai bên đã có không ít binh lính ngã xuống, nhưng lúc này Chu Lịch phát hiện trong đám người bắn tên có một thiếu niên, tiễn pháp của y dường như còn lợi hại hơn cả con trai mình. Chỉ là ông trông thấy trên trán thiếu niên đó có khắc chữ, xem ra là một tên tội phạm bị đày tới biên ải. Thiếu niên này có tướng mạo vô cùng tuấn mỹ, có lúc còn khiến ông liên tưởng tới tên Thạch Kiên phong thái tài hoa tuyệt vời mà ông gặp trong kinh thành. Chỉ là một người phóng khoáng, một người trang nghiêm. Thế là ông để ý một chút, trông thấy mỗi mũi tên của y bắn ra đều có một tên Đảng Hạng bỏ mạng.
Ông hỏi:
- Ngươi tên gì?
Thiếu niên kia đáp:
- Tiểu nhân là Địch Thanh.
Nếu Thạch Kiên có ở đây, hắn nhất định sẽ vô cùng kinh ngạc. Tên này cùng tuổi với thân thể của hắn, nhưng lại là một nhân vật không bình thường, y và Bao Chửng được dân gian mệnh danh là “Võ Khuê Tinh” và “Văn Khuê Tinh” của Trung Quốc, còn là một trong mười hãn tướng thời đại “binh khí lạnh” của Trung Quốc. Nhưng Chu Lịch không có ý nghĩ như thế, ông trông thấy thiếu niên này thì nghĩ tới tình hình của mình năm xưa, ông vỗ lên vai tên Địch Thanh này mấy cái rồi nói:
- Tiễn pháp của ngươi rất khá, từ giờ trở đi ngươi sẽ là thân binh của ta.
Địch Thanh lúc này mới chỉ là một thiếu niên, y bị đày tới Duyên Châu chưa tới một tháng, vì võ nghệ xuất chúng nên được Phạm Ung phong cho chức quan nhỏ trong đám người quản lý cung thủ (cung thủ- binh lính dùng cung tên). Nếu có thể làm thân binh cho vị Chu tướng quân này thì sẽ rất có tiền đồ. Đương nhiên lúc này y cũng không thể nghĩ sau này mình sẽ lấy thân phận võ quan để đảm nhiệm chức Tể Tướng của Đại Tống được. Y vội vàng tạ ơn Chu Lịch.
Vì bị bao trùm bởi cung tiễn hùng mạnh của Tây Hạ nên quân Tống vẫn phải để người Đảng Hạng nhanh chóng tiến vào dưới thành, bọn bọ bắc thang leo lên tường thành.
Lúc này Duyên Châu vẫn là một thành lớn, vì được tin Nguyên Hạo có khả năng tấn công thành Duyên Châu từ trước nên Phạm Ung cũng không thể không phòng bị được, ông cũng chuẩn bị không ít vũ khí để giữ thành. Tuy nhiên, lúc này Phạm lão phu tử không biết đã sợ chốn đi đâu mất rồi. Chu Lịch lại một lần nữa hạ lệnh đem những khúc cây xếp trên tường thành lăn xuống những chiếc thang mây của bọn người Đảng Hạng.
Nhưng vì số lượng người Đảng Hạng quá lớn, diện tích công kích càng rộng hơn nên không thể ném gẫy tất cả thang mây của bọn chúng. Vì thế nên vẫn có những tên binh sĩ leo tới được tường thành. Chu Lịch giơ đao lên nói:
- Hỡi binh sĩ, cơ hội dựng công lập nghiệp chính là đây!
Tiếng nói còn chưa dứt thì tên người Đảng Hạng vừa leo lên đã bị một đao của ông hất phăng xuống dưới. Tuy có chút sợ hãi, nhưng đám binh sĩ này vẫn tiến hành phản kháng trên tường thành, dù sao thì cũng không phải trên mặt đất nên những tên Đảng Hạng leo lên tường thành vẫn không nhiều. Lần tấn công đầu tiên của Nguyên Hạo nhanh chóng bị bọn họ bóp nghẹt.
Theo sau đó, Nguyên Hạo lại phát động thêm hai lần tấn công nữa nhưng đều là “tiếng sấm lớn, tiếng mưa rơi nhỏ”, trông thấy sự dũng cảm của binh sĩ Tống triều thì lại lui quân về.
Tuy là như thế nhưng đã khiến Phạm Ung sợ vỡ mật. Ông lại một lần nữa thôi thúc hai người Lưu - Thạch tăng tốc.
Mặt trời dần xuống núi, đám người Đảng Hạng vẫn thản nhiên ngồi ăn cơm dưới thành, tuy trận đánh này cực kỳ gian khổ nhưng dường như đám người Đảng Hạng này đã quen với việc như thế. Lúc này Chu Lịch cũng có chút lo lắng, hôm nay ông đứng trên tường thành, đích thân trông thấy Nguyên Hạo chỉ phát động hai cuộc tấn công nhỏ mang tính “thăm dò” mà đã có gần một nghìn binh sĩ thương vong. Hiện giờ binh sĩ Đảng Hạng vừa ăn vừa đùa giỡn, nhưng binh sĩ của ôngtrên tường thành thì im lặng không nói được gì, một số người còn có chút uể oải hiện ra trên gương mặt.
Bản thân ông đã ở Linh Châu hơn mấy chục năm, ông biết sức chiến đấu của người Tây Hạ hơn ai hết. Bây giờ cũng đã ở Tống triều mấy tháng, so sánh thì ông biết rõ sự chênh lệch đó. Cứ như thế này thì có thể kiên thì được mấy ngày chứ?
Chút tia nắng còn sót lại khiến bầu trời phía tây như rực lên, dường như nó được nhuộm thêm một tầng máu đỏ. Ông đứng đó lạnh lùng và khắc khổ, nhưng trong lòng lại chất chứa một nỗi lo âu sầu muộn.
Lúc này ông nhận được tin truyền báo từ binh sĩ nói cửa đông có hai thiếu niên muốn vào thành. Từ khi Nguyên Hạo dùng kế giả hàng để giết cha con Lý Sĩ Bân thì Phạm Ung đã tăng cường cảnh giác ở Duyên Châu, chỉ cho người ra chứ không cho người vào. Lúc này người Đảng Hạng chỉ làm loạn ở cửa tây, ba cửa khác đều không có binh lực.
Nhưng Phạm Ung cũng không dám dẫn người chạy chốn, một là sau khi Phạm Ung chạy chốn, Nguyên Hạo sẽ dễ dàng chiếm được thành Duyên Châu, điều này hoàn toàn hợp với ý của y. Phạm Ung tuy có thể giữ lại mạng sống nhưng tội danh sẽ không nhẹ. Hai là có trời mới biết Nguyên Hạo có dùng kế gì hay không, nếu y cố ý không cho quân mai phục ở ba cửa, chỉ cần Phạm Ung chạy chốn thì sẽ bị giết chết bất cứ lúc nào. Như thế thì sẽ mất đi thế thủ của thành trì, toàn quân cũng sẽ rơi vào kết cục bị tiêu diệt.
Theo lý mà nói thì lúc này Phạm Ung không thể nào cho người vào thành được, sao lại phải cho binh sĩ xin chỉ thị của ông?
Tên binh sĩ này nói:
- Khởi bẩm nha nội, bọn họ là những người trong phủ của Thạch đại nhân.
- Thạch đại nhân, vị Thạch đại nhân nào?
Chu Lịch vẫn chưa phản ứng lại.
Tên binh sĩ kia quắc mắt, tuy vị trí của Chu Lịch trong lòng gã rất cao, nhưng so với Thạch Kiên thì còn kém xa rất nhiều. Gã nói:
- Nha nội, đó chính là Thiếu sư Thạch đại nhân. Nhưng Phạm đại nhân không biết bọn họ là thật hay giả. Có một thiếu niên trong đó nói biết ngài nên đã bảo tiểu nhân mời ngài đến nhận dạng.
- Ồ!
Chu Lịch sững người, sau đó lại mừng rỡ. Cần biết rằng đêm đó trong Hoàng cung Thạch Kiên đã chiến thắng rất ly kỳ, bây giờ nghe thấy hắn sai người tới thì đúng là chuyện vui mừng nhất trong thiên hạ. Ông chạy chậm tới cửa đông, vừa nhìn thì quả nhiên là hai thiếu niên, một người chính là hộ vệ của Thạch Kiên— Thôi Diệt Lang, còn một thiếu niên nữa thì ông không biết. Thôi Diệt Lang vẫn đang lớn tiếng:
- Các ngươi ngơ ngác cái gì? Bọn ta mang sách lược của thiếu gia nhà ta tới, các ngươi còn không mau cho bọn ta vào thành? Nếu làm chậm trễ việc đại sự thì các ngươi không gánh vác nổi trách nhiệm đâu.
Thiếu niên kia đứng một bên nhìn Thôi Diệt Lang “biểu diễn” thì cười hì hì.
Chu Lịch vội vàng nói:
- Bọn họ là người trong phủ Thạch đại nhân, mau mau mời họ vào.
Cần phải biết hiện giờ Thạch Kiên đang ở Hòa Châu, nhưng truyền thuyết về hắn càng truyền càng ly kỳ, đặc biệt là chuyện hắn lật đổ Đinh Vị, diệt trừ Thiên lý giáo và Lôi Doãn Cung và cả vụ án với hàng loạt những mưu đồ thần bí khó lường kia nữa. Có thể nói hắn tồn tại như một vị “thần”, thậm chí còn có người nói Gia Cát Lượng trong 《 Tam Quốc Diễn Nghĩa 》cũng không có được bản lĩnh như Thạch Kiên. Chu Lịch là một người học võ, ông không hiểu nhiều đạo lý, ông trông thấy sự thể hiện thần kỳ của Thạch Kiên thì càng tin vào những lời đồn đại kia hơn.
Đặc biệt, khi nghe thấy Thôi Diệt Lang nói mang kế sách của Thạch đại nhân tới thì ông gần như rơm rớm nước mắt.
Nghe được lời xác nhận của ông, toàn bộ binh sĩ trong thành đều nhảy lên hoan hô, dường như bọn họ đều ôm một niềm hi vọng giống như Chu Lịch.
Hai thiếu niên này một người nhỏ hơn Thạch Kiên một tuổi là Thôi Diệt Lang, và một người bằng tuổi Thạch Kiên con của Đinh Phố là Đinh Mão
Đáng lẽ Thạch Kiên có thể nhìn rõ tình hình bốn chiến dịch lớn của Tây Hạ sau khi lập quốc, thế nhưng hiện nay lịch sử đã thay đổi đến nghiêng trời lệch đất, khiến hắn không dám xác định. Đầu tiên là hung thủ sát hại cung nữ Xảo Nhi bị bắt trở lại kinh thành, sau khi thẩm tra xử l
/540
|