Nhưng đã hơn hai mươi ngày kể từ khi họ rời khỏi Hưng Khánh, giữa khoảng thời gian này dễ xảy ra những biến động. Chỉ cần có bất kỳ một điều gì không ngờ tới, Thì Thạch Kiên sẽ mang theo người ngựa trở lại, hướng về sa mạc Đằng Cách Lý, quyết không tham chút công lao này.
Hắn trở về tới khu rừng tùng. Hắn vẫy tay ra hiệu một cái, Địch Thanh dẫn theo tất cả mọi người lập tức từ trong rừng xông ra. Bọn họ cứ men theo con đường hầm mà đi. Lúc này vào khoảng canh ba, trời tối như mực. Ngọn núi lớn và khu rừngđ phía xa giống như một đám quỷ hung dữ. Chúng sừng sững đứng đó trong đêm tối. Chỉ thỉnh thoảng có một hai tiếng kêu của dê nuôi truyền lại.
Thạch Kiên không hề mở cửa đường hầm ra. Vì phía trên đó chính là phủ đệ mà bọn họ đã từng trốn thoát. Tuy rằng Nguyên Hạo cũng không thể cứ mãi chú ý đến nơi này nữa. Nhưng Thạch Kiên vẫn muốn đề phòng những chuyện có thể xảy ra ngoài ý muốn, thế nên hắn không cho đào đến hết cả đường hầm.
Trong trí nhớ của hắn, con đường hầm này đi qua một khu rừng nhỏ bên bờ sông Ngân. Điều này cũng rất dễ nhận biết. Hắn đánh lửa soi lên phía trên của đường hầm. Ánh lửa le lói có thể giúp hắn nhìn rõ phía trên đường hầm, trên đó có rất nhiều chùm rễ cây. Thếlaf hắn lệnh cho quân sĩ cứ theo hướng ấy mà đào lên trên.
Chỉ là còn có nửa canh giờ nữa là hai đầu của con đường hầm này sẽ có thể nhìn thấy được ánh mặt trời như trước.
Thạch Kiên đưa quân sĩ lên phía trên mặt đất. Hắn tới bìa rừng nhìn ra phía ngoài.
Trong phủ Hưng Khánh lúc này, toàn bộ người dân trong thành đã chìm vào giấc mộng đẹp. Sau trận tắm máu, Nguyên Hạo còn ban lệnh cấm, đừng nói là lúc nửa đêm canh ba như thế này, cho dù là trời vừa chập tối thì dân chúng trong vùng cũng không dám có bất kỳ hoạt động gì nữa. Thậm chí ngay cả một tiếng kêu của con chó cũng không còn nghe thấy nữa. Nếu không phải vẫn có thể trông thấy những ngôi nhà như trước đây thì có lẽ người ta còn tưởng như đây chính là khu sa mạc Đằng Cách Lý không người vậy.
Dã tâm của Nguyên Hạo thực lớn. Dã tâm ấy khiến cho người dân Đại Tống phải chịu nhiều tổn thương. Tương tự như thế thì sự phản kích của Thạch Kiên cũng khiến cho người dân Tây Hạ phải chịu nhiều khổ đau.
Thạch Kiên hét lớn:- Giết!
Lúc này binh lực trong thành của Nguyên Hạo chỉ còn lại vài toán quân. Đội “Diều hâu sắt” vẫn còn khoảng hơn ba nghìn tên. Nhưng rất nhiều tên được “chắp vá” tạm thời nên sức chiến đấu cũng không còn được như trước nữa. Số lượng của quân Vệ Thú cũng đã giảm tới một con số rất thấp, chỉ còn khoảng hai nghìn tên. Tuy nhiên, đám quân Vệ Thú này lần trước được lựa chọn từ những con cháu dũng cảm của những da tộc quyền thế, nhưng cũng bởi xuất thân trong các gia đình dòng tộc quyền quý, nên kỷ luật của họ rất lỏng lẻo. Nếu so sánh đôi bên thì cũng đều là các bậc anh cả chứ chẳng có thứ hay út gì. Còn đội cảnh vệ thì xem ra Nguyên Hạo vẫn rất sợ chết. Bất luận là hiện tại tình hình quân sĩ khẩn trương đến thế nào, thì cũng hợp thành một đội đại quân khoảng ba nghìntên. Còn có một số đội binh chủng và nha dịch khác, ước chừng cũng khoảng hai ba nghìn người. Tất cả những người này hiện giờ càng có thể bỏ qua coi như không có.
Hay nói cách khác thì hiện giờ hắn chỉ cần đối phó với khoảng tám ngàn tên này là được. So sánh với lần trước, thì giờ đây áp lực của hắn rất ít. Tuy thế nhưng hắn vẫn rất cẩn thận, thậm chí hắn còn đem bịt hàm thiếc vào ngựa. Vó ngựa thì hắn còn bọc một lớp vải bông bên ngoài. Bây giờ, quân sĩ trong tay hắn cũng không nhiều, có thể giảm bớt được chút thương vong nào thì tốt chút đó. Hơn nữa bọn họ bây giờ đều đã lập được công lớn. Hắn không muốn sinh mạng của bọn họ sẽ bị bỏ đi một cách uổng phí như thế.
Hắn vẫy tay một cái,. vẫn như những lần trước, hắn chia quân làm hai hướng, tiến đánh vào đội Diều hâu sắt và đội Vệ thú quân. Vì ngoài cách này ra thì không còn có biện pháp nào hữu hiệu hơn nữa. Trông thì có vẻ như đánh vào cung thì không chừng còn có thể bắt được Nguyên Hạo, nhưng hắn nhận được tin tình báo của Tiêu Tiểu Nhất thì hiện tại trong thành đang cho quân tuần tra rất nghiêm ngặt.
Thực tế thì Nguyên Hạo đã tổ chức một đội Túc vệ khoảng ba nghìn người. Không phải y sợ chết, hiện giờ phủ Hưng Khánh đang bị Thạch Kiên và Nguyên Hạo tranh giành. Trước tình cảnh này, phủ Hưng Khánh chẳng khác gì một ngọn núi lửa lúc nào cũng âm ỉ, luôn trong tư thế sẵn sàng bùng nổ bất cứ khi nào. Thế nên Nguyên Hạo không thể không thận trọng. Bởi vậy, y cho tăng cường lính gác trong thành và trên tường thành cũng cho quân tuần tra hết sức nghiêm ngặt.
Thạch Kiên cũng cho rằng chỉ cần tiến đánh vào hoàng cung thì thời gian sẽ bị kéo dài. Như thế có thể sẽ khiến quân Diều hâu sắt và Vệ thú quân kéo tới. Ba đội quân đó hợp lại, khi ấy sức mạnh sẽ tăng gấp bội phần. Mặt khác trong thành cũng còn nhiều tên thân tín của Nguyên Hạo cũng có thế lực, còn có cả những cảnh vệ và nha dịch khác nữa. Khi ấy chúng sẽ cùng tham gia vào trận chiến. Như thế thì vấn đề sẽ không còn là có bao nhiêu người bị chết nữa mà sẽ toàn quân có thể bị tiêu diệt toàn bộ hay không?
Bởi thế khi Thạch Kiên bàn bạc cùng Thân Nghĩa Bân và Tô Sĩ Quốc thì họ đã cùng thống nhất lựa chọn phương pháp ổn thỏa này.
Nhưng khi tấn công thì cả hai cánh quân kia cũng gặp không ít những phiền toái. Những binh sĩ Tây Hạ không có xuất thân cao quý như đội Diều hâu sắt và Vệ thú quân, nhưng bọn chúng hành sự rất cẩn thận. Ngay cả trong trời đông lạnh giá như thế này nhưng vẫn tuần tra rất cẩn mật. Cũng may vì Thạch Kiên đã cho bọc móng ngựa lại, nên đến khi bị bọn chúng phát hiện ra, thì quân Tống đã tới rất gần thành rồi. Tuy chúng đã báo động, nhưng hai cánh quân Tống lúc này vẫn ào áo xông tới chẳng khác gì nước lũ.
Bây giờ thì quân sĩ đã hiểu được chân lý trong cách hành quân của Thạch Kiên. Đã không ra tay thì thôi, đã đánh thì phải nhanh gọn. Mục đích chính là làm cho kẻ thù không kịp phòng bị. Như thế thì thắng lợi sẽ đến dễ dàng hơn.
Phong Trung Khanh cũng theo Thạch Kiên đi tập kích đội Diều hâu sắt. Cũng giống như lần trước, đội Diều hâu sắt vẫn là đội quân quan trọng trong tất cả các đội quân, một khi chúng đã mặc chiếc áo giáp, đội lên chiếc nón sắt, cưỡi trên lưng chiến mã thì không gì có thể sánh kịp nữa.
Phong Trung Khanh ỷ vào thế ngựa tốt. Lại thúc ngựa vọt lên trước dẫn đầu .
Tống Minh Nguyệt thì ở phía sau hô lớn:
- Này tiểu tử họ Phong kia, chậm lại một chút. Ta muốn có chiến mã của “con khỉ” kia, để ta lập công trước đã.
Đây là đâu với đâu chứ? Lúc này thời gian chính là sinh mệnh của quân sĩ. Nếu ta nhanh hơn một phút thì kẻ địch mất đi một phút chuẩn bị, như thế thì binh sĩ của mình sẽ ít thương vong hơn. Thế nhưng vào thời điểm này, tên Tống Minh Nguyệt kia vẫn còn tâm trạng nghĩ tới con chiến mã của Nguyên Hạo.
Phong Trung Khanh gầm lên giận dữ, chiếc nĩa thép trong tay anh ta lao vút đi. Lúc này, khoảng cách giữa anh ta với quân Tây Hạ chỉ còn vài trượng. Tên binh sĩ Tây Hạ còn đang nghĩ cách đóng cửa doanh trại thì bỗng nhìn thấy một cái bóng mờ ảo từ trên trời rơi xuống. Liền sau đó, chúng cảm thấy một cơn đau dữ dội từ trên cổ, tiếp đó là máu tươi từ cổ cứ ào ào phun ra.
Sinh mạng con người thật chẳng khác gì một bông hoa nhỏ bé bị vùi dập sau trận mưa bão. Chẳng mấy chốc đã lụi tàn.
Kế đó, đám người Chiết Kế Tổ cũng xông vào cửa doanh trại. Mấy chục binh sĩ canh gác cửa doanh trại mới đóng được một nửa cánh cửa, thì nó lại bị phá tung ra. Mấy nghìn binh sĩ tựa như một trận cuồng phong, một đám thú đói ào ạt xông vào trong doanh trại.
Nhưng những binh sĩ này cũng không phải hy sinh vô ích. Những tiếng la hét của bọn chúng khiến cho rất nhiều binh sĩ vẫn còn đang ngủ trong doanh trại bừng tỉnh giấc. Cả hai lần Thạch Kiên đột kích vào doanh trại quân Tây Hạ đều là khi binh sĩ của chúng đang say giấc nồng. Điều này khiến binh sĩ Tây Hạ đi ngủ cũng không dám cởi bỏ khôi giáp nữa, cứ để thế đi ngủ. Bọn chúng thức dậy và lập tức tìm vũ khí.
Thế nhưng cánh quân Tống lần trước và lần này không giống nhau nữa. Không cần phải kể tới sự gia nhập của những tên mãnh tướng như Địch- Chủng- Chiết. Những binh sĩ Hà Đông quân này đã trải qua vài trận chiến lớn, họ cũng đều là những “đệ tử” kiệt xuất nhất của Hà Đông. Sức chiến đấu của họ đã hơn hẳn một mặt.
Cùng lúc bọn họ xông vào doanh trại lớn thì cũng có vô số ngọn đuốc trên tay họ được ném về phía doanh trại.
Nhưng những binh sĩ này cũng không phải hy sinh vô ích. Những tiếng la hét của bọn chúng khiến cho rất nhiều binh sĩ vẫn còn đang ngủ trong doanh trại bừng tỉnh giấc. Cả hai lần Thạch Kiên đột kích vào doanh trại quân Tây Hạ đều là khi binh sĩ của chúng đang say giấc nồng. Điều này khiến binh sĩ Tây Hạ đi ngủ cũng không dám cởi bỏ khôi giáp nữa, cứ để thế đi ngủ. Bọn chúng thức dậy và lập tức tìm vũ khí.
Thế nhưng cánh quân Tống lần trước và lần này không giống nhau nữa. Không cần phải kể tới sự gia nhập của những tên mãnh tướng như Địch- Chủng- Chiết. Những binh sĩ Hà Đông quân này đã trải qua vài trận chiến lớn, họ cũng đều là những “đệ tử” kiệt xuất nhất của Hà Đông. Sức chiến đấu của họ đã hơn hẳn một mặt.
Cùng lúc bọn họ xông vào doanh trại lớn thì cũng có vô số ngọn đuốc trên tay họ được ném về phía doanh trại.
Hắn trở về tới khu rừng tùng. Hắn vẫy tay ra hiệu một cái, Địch Thanh dẫn theo tất cả mọi người lập tức từ trong rừng xông ra. Bọn họ cứ men theo con đường hầm mà đi. Lúc này vào khoảng canh ba, trời tối như mực. Ngọn núi lớn và khu rừngđ phía xa giống như một đám quỷ hung dữ. Chúng sừng sững đứng đó trong đêm tối. Chỉ thỉnh thoảng có một hai tiếng kêu của dê nuôi truyền lại.
Thạch Kiên không hề mở cửa đường hầm ra. Vì phía trên đó chính là phủ đệ mà bọn họ đã từng trốn thoát. Tuy rằng Nguyên Hạo cũng không thể cứ mãi chú ý đến nơi này nữa. Nhưng Thạch Kiên vẫn muốn đề phòng những chuyện có thể xảy ra ngoài ý muốn, thế nên hắn không cho đào đến hết cả đường hầm.
Trong trí nhớ của hắn, con đường hầm này đi qua một khu rừng nhỏ bên bờ sông Ngân. Điều này cũng rất dễ nhận biết. Hắn đánh lửa soi lên phía trên của đường hầm. Ánh lửa le lói có thể giúp hắn nhìn rõ phía trên đường hầm, trên đó có rất nhiều chùm rễ cây. Thếlaf hắn lệnh cho quân sĩ cứ theo hướng ấy mà đào lên trên.
Chỉ là còn có nửa canh giờ nữa là hai đầu của con đường hầm này sẽ có thể nhìn thấy được ánh mặt trời như trước.
Thạch Kiên đưa quân sĩ lên phía trên mặt đất. Hắn tới bìa rừng nhìn ra phía ngoài.
Trong phủ Hưng Khánh lúc này, toàn bộ người dân trong thành đã chìm vào giấc mộng đẹp. Sau trận tắm máu, Nguyên Hạo còn ban lệnh cấm, đừng nói là lúc nửa đêm canh ba như thế này, cho dù là trời vừa chập tối thì dân chúng trong vùng cũng không dám có bất kỳ hoạt động gì nữa. Thậm chí ngay cả một tiếng kêu của con chó cũng không còn nghe thấy nữa. Nếu không phải vẫn có thể trông thấy những ngôi nhà như trước đây thì có lẽ người ta còn tưởng như đây chính là khu sa mạc Đằng Cách Lý không người vậy.
Dã tâm của Nguyên Hạo thực lớn. Dã tâm ấy khiến cho người dân Đại Tống phải chịu nhiều tổn thương. Tương tự như thế thì sự phản kích của Thạch Kiên cũng khiến cho người dân Tây Hạ phải chịu nhiều khổ đau.
Thạch Kiên hét lớn:- Giết!
Lúc này binh lực trong thành của Nguyên Hạo chỉ còn lại vài toán quân. Đội “Diều hâu sắt” vẫn còn khoảng hơn ba nghìn tên. Nhưng rất nhiều tên được “chắp vá” tạm thời nên sức chiến đấu cũng không còn được như trước nữa. Số lượng của quân Vệ Thú cũng đã giảm tới một con số rất thấp, chỉ còn khoảng hai nghìn tên. Tuy nhiên, đám quân Vệ Thú này lần trước được lựa chọn từ những con cháu dũng cảm của những da tộc quyền thế, nhưng cũng bởi xuất thân trong các gia đình dòng tộc quyền quý, nên kỷ luật của họ rất lỏng lẻo. Nếu so sánh đôi bên thì cũng đều là các bậc anh cả chứ chẳng có thứ hay út gì. Còn đội cảnh vệ thì xem ra Nguyên Hạo vẫn rất sợ chết. Bất luận là hiện tại tình hình quân sĩ khẩn trương đến thế nào, thì cũng hợp thành một đội đại quân khoảng ba nghìntên. Còn có một số đội binh chủng và nha dịch khác, ước chừng cũng khoảng hai ba nghìn người. Tất cả những người này hiện giờ càng có thể bỏ qua coi như không có.
Hay nói cách khác thì hiện giờ hắn chỉ cần đối phó với khoảng tám ngàn tên này là được. So sánh với lần trước, thì giờ đây áp lực của hắn rất ít. Tuy thế nhưng hắn vẫn rất cẩn thận, thậm chí hắn còn đem bịt hàm thiếc vào ngựa. Vó ngựa thì hắn còn bọc một lớp vải bông bên ngoài. Bây giờ, quân sĩ trong tay hắn cũng không nhiều, có thể giảm bớt được chút thương vong nào thì tốt chút đó. Hơn nữa bọn họ bây giờ đều đã lập được công lớn. Hắn không muốn sinh mạng của bọn họ sẽ bị bỏ đi một cách uổng phí như thế.
Hắn vẫy tay một cái,. vẫn như những lần trước, hắn chia quân làm hai hướng, tiến đánh vào đội Diều hâu sắt và đội Vệ thú quân. Vì ngoài cách này ra thì không còn có biện pháp nào hữu hiệu hơn nữa. Trông thì có vẻ như đánh vào cung thì không chừng còn có thể bắt được Nguyên Hạo, nhưng hắn nhận được tin tình báo của Tiêu Tiểu Nhất thì hiện tại trong thành đang cho quân tuần tra rất nghiêm ngặt.
Thực tế thì Nguyên Hạo đã tổ chức một đội Túc vệ khoảng ba nghìn người. Không phải y sợ chết, hiện giờ phủ Hưng Khánh đang bị Thạch Kiên và Nguyên Hạo tranh giành. Trước tình cảnh này, phủ Hưng Khánh chẳng khác gì một ngọn núi lửa lúc nào cũng âm ỉ, luôn trong tư thế sẵn sàng bùng nổ bất cứ khi nào. Thế nên Nguyên Hạo không thể không thận trọng. Bởi vậy, y cho tăng cường lính gác trong thành và trên tường thành cũng cho quân tuần tra hết sức nghiêm ngặt.
Thạch Kiên cũng cho rằng chỉ cần tiến đánh vào hoàng cung thì thời gian sẽ bị kéo dài. Như thế có thể sẽ khiến quân Diều hâu sắt và Vệ thú quân kéo tới. Ba đội quân đó hợp lại, khi ấy sức mạnh sẽ tăng gấp bội phần. Mặt khác trong thành cũng còn nhiều tên thân tín của Nguyên Hạo cũng có thế lực, còn có cả những cảnh vệ và nha dịch khác nữa. Khi ấy chúng sẽ cùng tham gia vào trận chiến. Như thế thì vấn đề sẽ không còn là có bao nhiêu người bị chết nữa mà sẽ toàn quân có thể bị tiêu diệt toàn bộ hay không?
Bởi thế khi Thạch Kiên bàn bạc cùng Thân Nghĩa Bân và Tô Sĩ Quốc thì họ đã cùng thống nhất lựa chọn phương pháp ổn thỏa này.
Nhưng khi tấn công thì cả hai cánh quân kia cũng gặp không ít những phiền toái. Những binh sĩ Tây Hạ không có xuất thân cao quý như đội Diều hâu sắt và Vệ thú quân, nhưng bọn chúng hành sự rất cẩn thận. Ngay cả trong trời đông lạnh giá như thế này nhưng vẫn tuần tra rất cẩn mật. Cũng may vì Thạch Kiên đã cho bọc móng ngựa lại, nên đến khi bị bọn chúng phát hiện ra, thì quân Tống đã tới rất gần thành rồi. Tuy chúng đã báo động, nhưng hai cánh quân Tống lúc này vẫn ào áo xông tới chẳng khác gì nước lũ.
Bây giờ thì quân sĩ đã hiểu được chân lý trong cách hành quân của Thạch Kiên. Đã không ra tay thì thôi, đã đánh thì phải nhanh gọn. Mục đích chính là làm cho kẻ thù không kịp phòng bị. Như thế thì thắng lợi sẽ đến dễ dàng hơn.
Phong Trung Khanh cũng theo Thạch Kiên đi tập kích đội Diều hâu sắt. Cũng giống như lần trước, đội Diều hâu sắt vẫn là đội quân quan trọng trong tất cả các đội quân, một khi chúng đã mặc chiếc áo giáp, đội lên chiếc nón sắt, cưỡi trên lưng chiến mã thì không gì có thể sánh kịp nữa.
Phong Trung Khanh ỷ vào thế ngựa tốt. Lại thúc ngựa vọt lên trước dẫn đầu .
Tống Minh Nguyệt thì ở phía sau hô lớn:
- Này tiểu tử họ Phong kia, chậm lại một chút. Ta muốn có chiến mã của “con khỉ” kia, để ta lập công trước đã.
Đây là đâu với đâu chứ? Lúc này thời gian chính là sinh mệnh của quân sĩ. Nếu ta nhanh hơn một phút thì kẻ địch mất đi một phút chuẩn bị, như thế thì binh sĩ của mình sẽ ít thương vong hơn. Thế nhưng vào thời điểm này, tên Tống Minh Nguyệt kia vẫn còn tâm trạng nghĩ tới con chiến mã của Nguyên Hạo.
Phong Trung Khanh gầm lên giận dữ, chiếc nĩa thép trong tay anh ta lao vút đi. Lúc này, khoảng cách giữa anh ta với quân Tây Hạ chỉ còn vài trượng. Tên binh sĩ Tây Hạ còn đang nghĩ cách đóng cửa doanh trại thì bỗng nhìn thấy một cái bóng mờ ảo từ trên trời rơi xuống. Liền sau đó, chúng cảm thấy một cơn đau dữ dội từ trên cổ, tiếp đó là máu tươi từ cổ cứ ào ào phun ra.
Sinh mạng con người thật chẳng khác gì một bông hoa nhỏ bé bị vùi dập sau trận mưa bão. Chẳng mấy chốc đã lụi tàn.
Kế đó, đám người Chiết Kế Tổ cũng xông vào cửa doanh trại. Mấy chục binh sĩ canh gác cửa doanh trại mới đóng được một nửa cánh cửa, thì nó lại bị phá tung ra. Mấy nghìn binh sĩ tựa như một trận cuồng phong, một đám thú đói ào ạt xông vào trong doanh trại.
Nhưng những binh sĩ này cũng không phải hy sinh vô ích. Những tiếng la hét của bọn chúng khiến cho rất nhiều binh sĩ vẫn còn đang ngủ trong doanh trại bừng tỉnh giấc. Cả hai lần Thạch Kiên đột kích vào doanh trại quân Tây Hạ đều là khi binh sĩ của chúng đang say giấc nồng. Điều này khiến binh sĩ Tây Hạ đi ngủ cũng không dám cởi bỏ khôi giáp nữa, cứ để thế đi ngủ. Bọn chúng thức dậy và lập tức tìm vũ khí.
Thế nhưng cánh quân Tống lần trước và lần này không giống nhau nữa. Không cần phải kể tới sự gia nhập của những tên mãnh tướng như Địch- Chủng- Chiết. Những binh sĩ Hà Đông quân này đã trải qua vài trận chiến lớn, họ cũng đều là những “đệ tử” kiệt xuất nhất của Hà Đông. Sức chiến đấu của họ đã hơn hẳn một mặt.
Cùng lúc bọn họ xông vào doanh trại lớn thì cũng có vô số ngọn đuốc trên tay họ được ném về phía doanh trại.
Nhưng những binh sĩ này cũng không phải hy sinh vô ích. Những tiếng la hét của bọn chúng khiến cho rất nhiều binh sĩ vẫn còn đang ngủ trong doanh trại bừng tỉnh giấc. Cả hai lần Thạch Kiên đột kích vào doanh trại quân Tây Hạ đều là khi binh sĩ của chúng đang say giấc nồng. Điều này khiến binh sĩ Tây Hạ đi ngủ cũng không dám cởi bỏ khôi giáp nữa, cứ để thế đi ngủ. Bọn chúng thức dậy và lập tức tìm vũ khí.
Thế nhưng cánh quân Tống lần trước và lần này không giống nhau nữa. Không cần phải kể tới sự gia nhập của những tên mãnh tướng như Địch- Chủng- Chiết. Những binh sĩ Hà Đông quân này đã trải qua vài trận chiến lớn, họ cũng đều là những “đệ tử” kiệt xuất nhất của Hà Đông. Sức chiến đấu của họ đã hơn hẳn một mặt.
Cùng lúc bọn họ xông vào doanh trại lớn thì cũng có vô số ngọn đuốc trên tay họ được ném về phía doanh trại.
/540
|