Đàm luận xong, Tống Chân Tông cho gọi mọi người trở lại.
Triệu Cận nắm tay Triệu Trinh kéo kéo nói:
- Ca ca, các người bàn bạc gì đó, sao lại thần thần bí bí như vậy, có thể nói cho ta biết được không ?
Triệu Trinh đáp:
- Cũng không có gì, chỉ là nói về việc Thạch học sĩ định làm mấy món đồ chơi mà thôi.
Thạch Kiên sửng sốt, không phải lịch sử nói Triệu Trinh trung hậu, thành thực sao ? Không phải mới theo ta một ngày đã thay đổi chứ ?
- Là đồ chơi gì vậy ?
- Ngươi hỏi Thạch học sĩ thì biết, vật đó do hắn làm, tự nhiên hắn biết rõ nhất.
Triệu Trinh nói xong liếc mắt nhìn Thạch Kiên, thấy cảnh này Tống Chân Tông và Lưu Nga cười rộ lên.
Thạch Kiên không nói gì, xem ra mình đoán rất đúng, thiếu niên nhân hậu này đã bắt đầu bước lên con đường sa đọa, nói dối và từ chối khéo vậy mà một hồi đã học được. Học tốt thì khó, học cái xấu thực dễ dàng quá mà….
Thạch Kiên nói:
- Là đồ chơi mà thôi, đợi tiểu thần làm xong sẽ tặng Công chúa điện hạ vài món.
Hắn nghĩ tới thủy tinh cầu của kiếp trước, cùng lắm thì chế tạo cho nàng vài quả, hoặc bảo thợ kết hợp vào vài món tơ lụa hay cho vài con vật vào bên trong trong quá trình chế tạo cũng được cả.
- Tốt, nếu chơi không vui, phải phạt ngươi kể truyện nhiều hơn.
Nói tới đây, chợt nàng nhớ lại thứ gì đó:
- Hôm nay ngươi còn chưa kể truyện cho ta nghe….
Hết cách….nha đầu này thân phận tôn quý, Hoàng Đế và Hoàng Hậu cũng không ngăn cản nàng (thực ra là cũng muốn nghe bỏ mẹ) Hắn đành lắc đầu, rồi bắt đầu kể truyện Nàng Tiên Cá.
Mọi người nghe thấy hắn kể truyện đều chú tâm lắng nghe. Tới khi nghe tới đoạn Công chúa hóa thành cành hoa, Triệu Cận lại khóc, nàng nói:
- Truyện này không hay, không có bạch mã vương tử tới với nàng.
Thạch Kiên thấy nàng nhắc tới Bạch Mã Vương Tử, trong đầu lại lùng bùng, choáng váng.
Lưu Nga nghe xong cũng thổn thức nói:
- Truyện này thật bi thương, giống như bộ Hồng Lâu của ngươi vậy.
Triệu Cân nghe vậy lại hỏi:
- Ồ, Thạch học sĩ có viết truyện Hồng Lâu gì đó sao ? Có hay không ?
Lưu Nga vội nói:
- Quyển sách kia không tốt, chỉ cho người lớn tuổi xem thôi….
- Thạch học sĩ lớn tuổi sao ? Sao ta không thấy hắn có râu ?
Thạch Kiên nghĩ thầm, ta mới dậy thì vài tháng, lấy đâu ra râu, có râu không phải thành yêu quái sao ?
Tống Chân Tông lại thưởng cho Thạch Kiên rất nhiều thứ, hắn vừa định từ chối, Tống Chân Tông đã nói:
- Ái khanh, ngươi không được từ chối, đây là trẫm thưởng cho ngươi.
Thạch Kiên đành phải nhận, bên ngoài, mặt trời cũng đã dần khuất núi, hắn liền xin phép cáo từ. Tống Chân Tông đưa hắn đi, rồi nói:
- Thạch ái khanh, trẫm biết ngươi một đường tân khổ tới kinh thành, nhưng theo lời ngươi, sự việc kia không phải là việc nhỏ, khi về ngươi hãy cố gắng hoàn thiện kế hoạch viết tấu chương mật báo lại cho ta.
Thạch Kiên hiểu rất rõ tâm ý của Tống Chân Tông, hắn cần tiền chỉ là ngoài mặt, nhưng không có số tiền này, bản thân Thạch Kiên sẽ mang tiếng và bị lũ đại thần thừa cơ buộc tội, cũng không thể kiếm đủ kinh phí mà làm thuyền. Hắn rất muốn chế tạo chiếc thuyền kia, hai khối đại lục to lớn đang chờ hắn. Nếu đến tay, dù hắn có phải chết cũng có thể vinh hiển mà gặp liệt tổ liệt tong.
Tống Chân Tông nói:
- Phiền cho ngươi rồi, hôm nay vì ta mà ngươi phải ba lần tiến cung.
Thạch Kiên thiếu chút nữa ngã ngửa, một ngày vào cung ba lần ?
Khi ra khỏi hoàng cung, Uyển Dung hỏi:
- Thiếu gia, người có thể làm ra loại kỳ ngọc này sao ?
Thạch Kiên gật đầu.
Uyển Dung vồn vã hỏi:
- Phí tổn có cao không ?
Thạch Kiên nói:
- Bí mật !!!
Uyển Dung ngẫm nghĩ một chút, vừa rồi hoàng thượng cho tất cả ra ngoài, dù rất nhiều người tò mò, bản thân nàng cũng vậy nhưng khó có thể từ miệng hắn moi ra được điều gì. Nàng đành nói:
- Thiếu gia thật sự học thức hơn người.
Cái gọi là vuốt mông ngựa ngàn năm vẫn sướng chính là cái này, Thạch Kiên ở trong cung được Hoàng đế và Hoàng hậu sủng ái, danh tiếng Đông Tây Nam Bắc ai cũng biết nhưng khi được một thiếu nữ thông minh như Uyển Dung sung bái, hắn cũng vô cùng cao hứng.
Về tới nhà, thấy ở sân có mấy người xa lạ, trong viện Tiểu Như đang cùng hai binh lính tỷ thí. Thạch Kiên hỏi mọi người sau đó mới biết, hai người kia được Hoàng thượng phái tới cùng ngự y để khám chân cho lão thái thái. Thạch Kiên nghe vậy vội vàng cảm tạ, sau đó ánh mắt lại dời vào viện.
Tiểu Như năm nay mới mười bốn tuổi nhưng nàng vô cùng mạnh khỏe, võ công khá tốt, đánh với binh lính kia bất phân thắng bại, chỉ là càng đánh nàng càng thiếu khí lực, nếu không nàng đã sớm thủ thắng. Chỉ một lát sau, trường thương trên tay tên lính đã bị kiếm của nàng chế trụ, hắn vừa động thân né tránh thì thân thể nàng nhanh như chớp cuốn theo, trường kiếm kề vào cổ hắn.
Uyển Dung thấy vậy hô lớn:
- Tiểu Như không được vô lễ.
Sau đó xoay người giải thích với lão thái thái:
- Tiểu Như là con của một võ sư, từ nhỏ đã luyện võ. Sau khi phụ thân nàng mất, nàng lưu lạc và được cha ta nuôi dưỡng.
Bà nội phì cười:
- Không tồi, tiểu cô nương bản lĩnh rất cao, có một tiểu cô nương như vậy ở nhà, lão cũng thấy an tâm hơn.
Sau đó bà sai Hồng Diên lấy một ít phần thưởng mà Tống Chân Tông vừa ban tặng, thưởng cho Tiểu Như, phần còn lại cũng chia một ít cho Đinh gia, và một ít tặng ngự y.
Uyển Dung lúc này mới thay mặt Tiểu Như xin lỗi Trương Thang. Trương Thang cũng là một hán tử, mặc dù bại dưới tay một tiểu cô nương, trong lòng không phục, có điều khi thấy Uyển Dung bồi tội, lại nghe phong phanh tiểu cô nương này rất có khả năng trở thành tiểu thiếp của Thạch học sĩ, vì thế hắn cũng không dám không tuân.
Hai ngự y chẩn bệnh cho bà nội Thạch Kiên vô cùng cẩn thận, nhưng sau khi chẩn bệnh, hai người đều giận đến tái mặt, cuối cùng một ngự y nói:
- Lão phu nhân thời thiếu niên không phải chịu khổ, nhưng khi về già lại nằm gai nếm mật. Lão phu nhân tinh thần rất tốt, chỉ là xương cốt suy yếu, vì thế khi bị ngã liền gãy xương, không thể phục hồi.
Bà nội cũng đã nằm vậy vài năm, vì thế bà nói:
- Cháu ta đã trưởng thành, lão thân cũng chẳng chút vướng bận, lo nghĩ, chỉ là….
Sau đó bà nhìn Hồng Diên và Lục Ngạc, các nàng giờ cũng đã lớn, chỉ có tôn tử bà là còn nhỏ, thực tâm bà rất muốn có một đứa chắt để mà bồng bế.
Hai ngự y biết ý bà, mỉm cười:
- Lão phu nhân, chỉ cần bà chú ý ăn uống, sẽ thọ rất lâu.
Thạch Kiên tới lúc này, mới tiễn bọn họ ra ngoài.
Cứ như vậy, trì hoãn một hồi, Thạch Kiên mới về thư phòng, lấy bút long ngỗng viết mấy thứ rồi một mình hắn lần thư ba nhập cung.
Hắn vào trong cung gặp rất nhiều đại thần. Qua lời Tống Chân Tông giới thiệu hắn mới biết ngoài Tể Tướng Khấu Chuẩn còn có Tả Thượng Thư Thừa Lâm, Tham Tri Chánh Sự Đinh Vị, Phó Sử Nhâm Chung Tránh, Tào Lợi, Công Bộ Thị Lang Dương Ức, còn có Binh Bộ thượng thư Phùng Chửng, Hàn Lâm Học Sĩ Duy Diễn, cùng vài vị đại nhân hắn đã biết cùng dự yến.
Thạch Kiên thầm tính toán, lần này toàn bộ quan lại trọng yếu đều tập trung lại. Mỗi người đều khiến Thạch Kiên vô cùng ngạc nhiên, trừ Vương Khâm, còn lại tất cả đều là danh thần nổi tiếng, thậm chí cả những gian thần trong lịch sử cũng có mặt. Hắn không dám chậm trễ, cúi người thi lễ liên tục.
Hắn chắp tay nói:
- Vi thần đã gặp qua Yến đại nhân, tài văn chương của ngài tiểu thần vô cùng kính ngưỡng, đặc biệt một khúc tân từ “Vô Khả nại hà hoa lạc khứ” độc ẩm thật vô cùng sâu sắc.
Yến Nhất Lăng sửng sốt:
- Vô khả nại hà hoa lạc khứ ? Câu thơ rất hay, nhưng không phải ta viết….
(Thơ:
Hoán Khê Sa
Nhất khúc tân từ tửu nhất bôi,
Khứ niên thiên khí cựu đình đài.
Tịch dương tây há kỷ thì hồi.
Vô khả nại hà hoa lạc khứ,
Tự tằng tương thức yến quy lai.
Tiểu viên hương kính độc bồi hồi.
Dịch thơ:
Từ mới một vần rượu một be
Khí trời năm ngoái gác đình xưa
Bóng xế quay về dễ mấy khi
Không thể đành sao hoa rã cánh
Dường như quen biết én quay về
Lối vườn hương thoảng thẩn thơ đi. )
Thạch Kiên sửng sốt ngây người, hắn thầm nghĩ, không lẽ Yến Nhất Lăng lúc này chưa viết ra bài thơ này sao ? Rồi hắn vỗ đầu, Yến Nhất Lăng lúc này mới chỉ khoảng ba mươi, bài thơ này hắn viết khi vào trung niên, khoảng năm mươi tuổi, lúc này thực chưa có….
Hắn gãi gãi đầu cười:
- Thực xin lõi Yến đại nhân, ta nhìn đại nhân từ phía sau, thấy khí thế ngài mà chợt sinh thơ, trong đầu lại cứ ngỡ như thơ của ngài vậy, thất lễ, thất lễ....
Sau một hồi, Khấu Chuẩn chợt hỏi hắn:
- Tiểu Thạch học sĩ, buổi chiều ngươi và bệ hạ nói chuyện, là thật sao ?
Hiện tại người thời Tống coi cái loại thủy tinh này còn quý giá hơn cả ngọc, lại có thể dùng cát để làm ra nó ?
Thạch Kiên liền liền nói với Tống Chân Tông:
- Bệ hạ, xin người lấy mấy loại ngọc ra
Tống Chân Tông không biết hắn muốn làm gì, nhưng cũng cho người mang toàn bộ số đồ thủy tỉnh ra. Thạch Kiên nhìn thấy ước chửng khoảng hơn trăm món, hắn liền nói:
- Bệ hạ, có thể cho người lấy cho thần một cái gậy không ?
Tống Chân Tông nghe vậy, đầu óc mơ hồ, không hiểu hắn muốn gì. Ngọc và gậy có gì liên quan tới nhau ?
Nhưng hắn vẫn cho người lấy một cây gậy gỗ tới.
Thạch Kiên cầm cây gậy, chúng đại thần lúc này nhìn hắn, tưởng hắn không tỉnh táo, không tự chủ vài người bước tới ngăn trước người Tống Chân Tông, ý muốn bảo vệ hoàng đế.
Đương nhiên, Thạch Kiên không thể làm ra cái việc tru di cửu tộc như vậy, hắn cầm cây gậy hướng về phía Tống Chân Tông nhưng không phải để đập vào đầu hắn, mà là đập thẳng vào mấy cái chén ngọc….
Triệu Cận nắm tay Triệu Trinh kéo kéo nói:
- Ca ca, các người bàn bạc gì đó, sao lại thần thần bí bí như vậy, có thể nói cho ta biết được không ?
Triệu Trinh đáp:
- Cũng không có gì, chỉ là nói về việc Thạch học sĩ định làm mấy món đồ chơi mà thôi.
Thạch Kiên sửng sốt, không phải lịch sử nói Triệu Trinh trung hậu, thành thực sao ? Không phải mới theo ta một ngày đã thay đổi chứ ?
- Là đồ chơi gì vậy ?
- Ngươi hỏi Thạch học sĩ thì biết, vật đó do hắn làm, tự nhiên hắn biết rõ nhất.
Triệu Trinh nói xong liếc mắt nhìn Thạch Kiên, thấy cảnh này Tống Chân Tông và Lưu Nga cười rộ lên.
Thạch Kiên không nói gì, xem ra mình đoán rất đúng, thiếu niên nhân hậu này đã bắt đầu bước lên con đường sa đọa, nói dối và từ chối khéo vậy mà một hồi đã học được. Học tốt thì khó, học cái xấu thực dễ dàng quá mà….
Thạch Kiên nói:
- Là đồ chơi mà thôi, đợi tiểu thần làm xong sẽ tặng Công chúa điện hạ vài món.
Hắn nghĩ tới thủy tinh cầu của kiếp trước, cùng lắm thì chế tạo cho nàng vài quả, hoặc bảo thợ kết hợp vào vài món tơ lụa hay cho vài con vật vào bên trong trong quá trình chế tạo cũng được cả.
- Tốt, nếu chơi không vui, phải phạt ngươi kể truyện nhiều hơn.
Nói tới đây, chợt nàng nhớ lại thứ gì đó:
- Hôm nay ngươi còn chưa kể truyện cho ta nghe….
Hết cách….nha đầu này thân phận tôn quý, Hoàng Đế và Hoàng Hậu cũng không ngăn cản nàng (thực ra là cũng muốn nghe bỏ mẹ) Hắn đành lắc đầu, rồi bắt đầu kể truyện Nàng Tiên Cá.
Mọi người nghe thấy hắn kể truyện đều chú tâm lắng nghe. Tới khi nghe tới đoạn Công chúa hóa thành cành hoa, Triệu Cận lại khóc, nàng nói:
- Truyện này không hay, không có bạch mã vương tử tới với nàng.
Thạch Kiên thấy nàng nhắc tới Bạch Mã Vương Tử, trong đầu lại lùng bùng, choáng váng.
Lưu Nga nghe xong cũng thổn thức nói:
- Truyện này thật bi thương, giống như bộ Hồng Lâu của ngươi vậy.
Triệu Cân nghe vậy lại hỏi:
- Ồ, Thạch học sĩ có viết truyện Hồng Lâu gì đó sao ? Có hay không ?
Lưu Nga vội nói:
- Quyển sách kia không tốt, chỉ cho người lớn tuổi xem thôi….
- Thạch học sĩ lớn tuổi sao ? Sao ta không thấy hắn có râu ?
Thạch Kiên nghĩ thầm, ta mới dậy thì vài tháng, lấy đâu ra râu, có râu không phải thành yêu quái sao ?
Tống Chân Tông lại thưởng cho Thạch Kiên rất nhiều thứ, hắn vừa định từ chối, Tống Chân Tông đã nói:
- Ái khanh, ngươi không được từ chối, đây là trẫm thưởng cho ngươi.
Thạch Kiên đành phải nhận, bên ngoài, mặt trời cũng đã dần khuất núi, hắn liền xin phép cáo từ. Tống Chân Tông đưa hắn đi, rồi nói:
- Thạch ái khanh, trẫm biết ngươi một đường tân khổ tới kinh thành, nhưng theo lời ngươi, sự việc kia không phải là việc nhỏ, khi về ngươi hãy cố gắng hoàn thiện kế hoạch viết tấu chương mật báo lại cho ta.
Thạch Kiên hiểu rất rõ tâm ý của Tống Chân Tông, hắn cần tiền chỉ là ngoài mặt, nhưng không có số tiền này, bản thân Thạch Kiên sẽ mang tiếng và bị lũ đại thần thừa cơ buộc tội, cũng không thể kiếm đủ kinh phí mà làm thuyền. Hắn rất muốn chế tạo chiếc thuyền kia, hai khối đại lục to lớn đang chờ hắn. Nếu đến tay, dù hắn có phải chết cũng có thể vinh hiển mà gặp liệt tổ liệt tong.
Tống Chân Tông nói:
- Phiền cho ngươi rồi, hôm nay vì ta mà ngươi phải ba lần tiến cung.
Thạch Kiên thiếu chút nữa ngã ngửa, một ngày vào cung ba lần ?
Khi ra khỏi hoàng cung, Uyển Dung hỏi:
- Thiếu gia, người có thể làm ra loại kỳ ngọc này sao ?
Thạch Kiên gật đầu.
Uyển Dung vồn vã hỏi:
- Phí tổn có cao không ?
Thạch Kiên nói:
- Bí mật !!!
Uyển Dung ngẫm nghĩ một chút, vừa rồi hoàng thượng cho tất cả ra ngoài, dù rất nhiều người tò mò, bản thân nàng cũng vậy nhưng khó có thể từ miệng hắn moi ra được điều gì. Nàng đành nói:
- Thiếu gia thật sự học thức hơn người.
Cái gọi là vuốt mông ngựa ngàn năm vẫn sướng chính là cái này, Thạch Kiên ở trong cung được Hoàng đế và Hoàng hậu sủng ái, danh tiếng Đông Tây Nam Bắc ai cũng biết nhưng khi được một thiếu nữ thông minh như Uyển Dung sung bái, hắn cũng vô cùng cao hứng.
Về tới nhà, thấy ở sân có mấy người xa lạ, trong viện Tiểu Như đang cùng hai binh lính tỷ thí. Thạch Kiên hỏi mọi người sau đó mới biết, hai người kia được Hoàng thượng phái tới cùng ngự y để khám chân cho lão thái thái. Thạch Kiên nghe vậy vội vàng cảm tạ, sau đó ánh mắt lại dời vào viện.
Tiểu Như năm nay mới mười bốn tuổi nhưng nàng vô cùng mạnh khỏe, võ công khá tốt, đánh với binh lính kia bất phân thắng bại, chỉ là càng đánh nàng càng thiếu khí lực, nếu không nàng đã sớm thủ thắng. Chỉ một lát sau, trường thương trên tay tên lính đã bị kiếm của nàng chế trụ, hắn vừa động thân né tránh thì thân thể nàng nhanh như chớp cuốn theo, trường kiếm kề vào cổ hắn.
Uyển Dung thấy vậy hô lớn:
- Tiểu Như không được vô lễ.
Sau đó xoay người giải thích với lão thái thái:
- Tiểu Như là con của một võ sư, từ nhỏ đã luyện võ. Sau khi phụ thân nàng mất, nàng lưu lạc và được cha ta nuôi dưỡng.
Bà nội phì cười:
- Không tồi, tiểu cô nương bản lĩnh rất cao, có một tiểu cô nương như vậy ở nhà, lão cũng thấy an tâm hơn.
Sau đó bà sai Hồng Diên lấy một ít phần thưởng mà Tống Chân Tông vừa ban tặng, thưởng cho Tiểu Như, phần còn lại cũng chia một ít cho Đinh gia, và một ít tặng ngự y.
Uyển Dung lúc này mới thay mặt Tiểu Như xin lỗi Trương Thang. Trương Thang cũng là một hán tử, mặc dù bại dưới tay một tiểu cô nương, trong lòng không phục, có điều khi thấy Uyển Dung bồi tội, lại nghe phong phanh tiểu cô nương này rất có khả năng trở thành tiểu thiếp của Thạch học sĩ, vì thế hắn cũng không dám không tuân.
Hai ngự y chẩn bệnh cho bà nội Thạch Kiên vô cùng cẩn thận, nhưng sau khi chẩn bệnh, hai người đều giận đến tái mặt, cuối cùng một ngự y nói:
- Lão phu nhân thời thiếu niên không phải chịu khổ, nhưng khi về già lại nằm gai nếm mật. Lão phu nhân tinh thần rất tốt, chỉ là xương cốt suy yếu, vì thế khi bị ngã liền gãy xương, không thể phục hồi.
Bà nội cũng đã nằm vậy vài năm, vì thế bà nói:
- Cháu ta đã trưởng thành, lão thân cũng chẳng chút vướng bận, lo nghĩ, chỉ là….
Sau đó bà nhìn Hồng Diên và Lục Ngạc, các nàng giờ cũng đã lớn, chỉ có tôn tử bà là còn nhỏ, thực tâm bà rất muốn có một đứa chắt để mà bồng bế.
Hai ngự y biết ý bà, mỉm cười:
- Lão phu nhân, chỉ cần bà chú ý ăn uống, sẽ thọ rất lâu.
Thạch Kiên tới lúc này, mới tiễn bọn họ ra ngoài.
Cứ như vậy, trì hoãn một hồi, Thạch Kiên mới về thư phòng, lấy bút long ngỗng viết mấy thứ rồi một mình hắn lần thư ba nhập cung.
Hắn vào trong cung gặp rất nhiều đại thần. Qua lời Tống Chân Tông giới thiệu hắn mới biết ngoài Tể Tướng Khấu Chuẩn còn có Tả Thượng Thư Thừa Lâm, Tham Tri Chánh Sự Đinh Vị, Phó Sử Nhâm Chung Tránh, Tào Lợi, Công Bộ Thị Lang Dương Ức, còn có Binh Bộ thượng thư Phùng Chửng, Hàn Lâm Học Sĩ Duy Diễn, cùng vài vị đại nhân hắn đã biết cùng dự yến.
Thạch Kiên thầm tính toán, lần này toàn bộ quan lại trọng yếu đều tập trung lại. Mỗi người đều khiến Thạch Kiên vô cùng ngạc nhiên, trừ Vương Khâm, còn lại tất cả đều là danh thần nổi tiếng, thậm chí cả những gian thần trong lịch sử cũng có mặt. Hắn không dám chậm trễ, cúi người thi lễ liên tục.
Hắn chắp tay nói:
- Vi thần đã gặp qua Yến đại nhân, tài văn chương của ngài tiểu thần vô cùng kính ngưỡng, đặc biệt một khúc tân từ “Vô Khả nại hà hoa lạc khứ” độc ẩm thật vô cùng sâu sắc.
Yến Nhất Lăng sửng sốt:
- Vô khả nại hà hoa lạc khứ ? Câu thơ rất hay, nhưng không phải ta viết….
(Thơ:
Hoán Khê Sa
Nhất khúc tân từ tửu nhất bôi,
Khứ niên thiên khí cựu đình đài.
Tịch dương tây há kỷ thì hồi.
Vô khả nại hà hoa lạc khứ,
Tự tằng tương thức yến quy lai.
Tiểu viên hương kính độc bồi hồi.
Dịch thơ:
Từ mới một vần rượu một be
Khí trời năm ngoái gác đình xưa
Bóng xế quay về dễ mấy khi
Không thể đành sao hoa rã cánh
Dường như quen biết én quay về
Lối vườn hương thoảng thẩn thơ đi. )
Thạch Kiên sửng sốt ngây người, hắn thầm nghĩ, không lẽ Yến Nhất Lăng lúc này chưa viết ra bài thơ này sao ? Rồi hắn vỗ đầu, Yến Nhất Lăng lúc này mới chỉ khoảng ba mươi, bài thơ này hắn viết khi vào trung niên, khoảng năm mươi tuổi, lúc này thực chưa có….
Hắn gãi gãi đầu cười:
- Thực xin lõi Yến đại nhân, ta nhìn đại nhân từ phía sau, thấy khí thế ngài mà chợt sinh thơ, trong đầu lại cứ ngỡ như thơ của ngài vậy, thất lễ, thất lễ....
Sau một hồi, Khấu Chuẩn chợt hỏi hắn:
- Tiểu Thạch học sĩ, buổi chiều ngươi và bệ hạ nói chuyện, là thật sao ?
Hiện tại người thời Tống coi cái loại thủy tinh này còn quý giá hơn cả ngọc, lại có thể dùng cát để làm ra nó ?
Thạch Kiên liền liền nói với Tống Chân Tông:
- Bệ hạ, xin người lấy mấy loại ngọc ra
Tống Chân Tông không biết hắn muốn làm gì, nhưng cũng cho người mang toàn bộ số đồ thủy tỉnh ra. Thạch Kiên nhìn thấy ước chửng khoảng hơn trăm món, hắn liền nói:
- Bệ hạ, có thể cho người lấy cho thần một cái gậy không ?
Tống Chân Tông nghe vậy, đầu óc mơ hồ, không hiểu hắn muốn gì. Ngọc và gậy có gì liên quan tới nhau ?
Nhưng hắn vẫn cho người lấy một cây gậy gỗ tới.
Thạch Kiên cầm cây gậy, chúng đại thần lúc này nhìn hắn, tưởng hắn không tỉnh táo, không tự chủ vài người bước tới ngăn trước người Tống Chân Tông, ý muốn bảo vệ hoàng đế.
Đương nhiên, Thạch Kiên không thể làm ra cái việc tru di cửu tộc như vậy, hắn cầm cây gậy hướng về phía Tống Chân Tông nhưng không phải để đập vào đầu hắn, mà là đập thẳng vào mấy cái chén ngọc….
/540
|