Đại Tranh Chi Thế

Chương 247: Ta không phải lão cá vàng

/374


Lúc này Sở Kiệt đã nhặt lại được vật mà Thi Di Quang đã ném đi, đi đến trước mặt hắn dâng lên nói: "Đại vương, đây là… vật mà vị cô nương này đã ném đi lúc nãy." Vật mà Sở Kiệt đang cầm trên tay chính là con dao Lỗ mà Khánh Kỵ đã tặng, hắn thấy đại vương rất xem trọng tên tiểu ăn mày này, nên cũng chẳng dám mở miệng ra là gọi ăn mày nữa. Thi Di Quang cầm lại dao Lỗ trên tay, cứ như một đứa trẻ tìm thấy lại vật yêu thích vậy.

Khánh Kỵ đầu óc loạn cả lên, vội làm rõ lai lịch của họ, bèn nói: "Mau qua đây, chúng ta lên xe rồi nói tiếp."

Chiếc bánh xe của ngự xa cao gần bằng một người, với độ cao của càng xe Thi Di Quang không thể trèo tới được, Khánh Kỵ bèn đưa cánh tay, nhẹ nhàng đỡ lấy chân của Di Quang, ôm lấy mông nàng, rồi quay người bước về phía vương xa. Chiếc vương xa rộng hơn so với những chiếc xe thường khác gấp ba đến bốn lần, muốn nằm nghỉ ngơi ở bên trong cũng không thành vấn đề, nếu cả ba cùng ngồi cũng không thấy chật hẹp. Còn như tiểu cô nương Thi Di Quang này, chuyến này đã không biết phải chịu bao nhiêu khổ sở, mà từ khi gặp lại Khánh Kỵ liền nắm chặt lấy áo hắn không hề nới lỏng chút nào. Khánh Kỵ bèn để Di Quang ngồi trên đùi hắn, may mà vị tiểu cô nương này không nhẹ, không nặng hơn một chú mèo là mấy, nên không có cảm giác nặng nề.

Đoàn dù lọng kéo nhau về thành. Phạm Lãi, Văn Chủng bèn kể lại lịch trình của mình. Thì ra không ngoài dự đoán của Phạm Lãi, Phí Vô Kỵ quả nhiên đã sắp xếp sát thủ để giết họ trên đường đi. Phạm Lãi cũng đã an bài trước những võ sĩ thân tín của mình để tiếp ứng, chỉ là hắn trăm tính ngàn tính, cũng không tính được là Phí Vô Kỵ lại phái đến hơn trăm sát thủ bày ra thế cục lớn đến thế.

Kỳ thực là do tên Lý Hàn khi lần đầu làm việc cho Phí Vô Kỵ, đã bị một bài học do khinh địch mà thất bại ở nước Lỗ, nên lần ám sát này hắn không muốn thất thủ, nên đã phái đi rất nhiều sát thủ. Quân số hai bên cách biệt quá lớn, nên chỉ mới giao đấu một trận, Phạm Lãi đã thua tơi bời hoa lá. May mắn là những tâm phúc võ sĩ của họ đều là những hảo hán không sợ chết, tuy thất bại nhưng không hề lui bước, họ liều chết chiến đấu, có gắng yểm trợ cho hại vị đại phu chạy thoát.

Phạm Lãi, Văn Chủng kiếm nghệ không bằng những võ sĩ dưới trướng, có ở lại cũng chẳng giúp được gì, chỉ đành bỏ chạy thục mạng. Nơi đó núi cao rừng rậm, đã lâu không có bóng dáng người, hai người họ đã mất phương hướng, nên lần đào tẩu này đã bị lạc đường, hoàn toàn mất liên lạc với bộ hạ. Họ e sợ tên Phí Vô Kỵ sẽ lại phái thêm nhiều người để tìm tông tích của họ, nên đành nhân cơ hội này dứt áo ra đi, một mình đi về hướng đông. Do những hành lý mà họ đều được các võ sĩ thân tín mang theo, nên họ chẳng còn gì để phòng thân, chỉ nhờ vào hai cây đoản kiếm để phòng thân, đi săn thỏ hoang, hái ít quả dại mà ăn lót lòng.

Họ ăn gió nằm sương, cuối cùng cũng đi ra hỏi núi sâu, vào đến biên giới nước Ngô. Khi vừa ra khỏi núi, hai vị đại phu vốn dĩ phong độ phi phàm quần là áo lụa đã trở thành rách rưới thế này, mặt mày dơ dáy, trông không bằng một tên ăn mày. Với dáng vẻ đó nhìn làm sao cũng giống những nô lệ bỏ trốn khổi một đại hào môn nào đó. May là lúc này lệnh của Khánh Kỵ đã được ban bố, trên dưới nước Ngô đều biết đại vương đang chiêu nạp những lưu dân ở các nước, do đó họ không bị những tướng sĩ giữ cửa thành và thủ hạ của các quan viên trên đường đi bắt giữ, và cũng chẳng gây khó dễ cho họ.

Nước Ngô vì muốn tăng nhanh dân số, nên đã quy định rằng phàm là những bá tánh đã đến nương nhờ nước Ngô, bất luận là làm việc đồng áng, trồng dâu nuôi tằm, đánh cá, buôn bán, hay lao dịch, đều được đối đãi tốt. Đối với những người lo việc đồng áng, trồng dâu nuôi tằm và đánh cá, triều đình sẽ cho mượn công cụ và một năm lương thực, một năm sau sẽ trả lại, đồng thời chia đất hoang, núi hoang cho họ, những mảnh đất hoang khai hẩn được, những ruộng dâu đều sẽ thuộc sở hữu của họ.

Những thương nhân đương thời rất nhiều, trong tình hình tài nguyên của các nước lưu thông không tiện cũng có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nước Ngô bèn quy định những thương nhân đến nước Ngô buôn bán sẽ được giảm một nửa thuế trong vòng ba năm. Thương nhân muốn mở rộng việc buôn bán, phát triển các nguồn hàng cũng phải bỏ ra nhiều công sức. Một khi đã thu hút họ đến đây, giúp họ có chỗ đứng vững vàng, vậy thì sau khi thời hạn ba năm trôi qua, chỉ cần thuế khóa ở nước Ngô không cao hơn các nước khác, họ cũng sẽ không dễ dàng bỏ qua mối kinh doanh này. Còn với những dịch dân đến nước Ngô để bán sức lao động của mình mà mưu sinh, đã quy định trong ba năm không cần nộp thuế.

Do vậy nên chuyến này Phạm Lãi và Văn Chủng đến đây, có không ít bá tánh từ nước Sở, Việt di cư đến, Phạm Lãi và Văn Chủng bèn trà trộn trong đó, xin nhà này một ít nhà kia một ít, bữa đói bữa no, cũng xem như đã chịu đựng được đến nay.

Họ thấy trên đường có một tên nam nhân đang đánh mắng một tiểu cô nương, nghe họ nói chuyện thì biết đó là một con buôn, bèn trượng nghĩa ra tay cứu giúp vị tiểu cô nương này, đó chính là Thi Di Quang. Thi Di Quang cơ trí thông minh, biết rằng đơn thân một mình dù có thoát khỏi bàn tay độc ác của tên buôn người kia, cũng khó tránh lại rơi vào tay người khác, bèn bái Phạm Lãi làm nghĩa phụ, theo họ đến đây. Phạm Lãi không ngờ nghĩa nữ ngang hông này lại có quen biết với Khánh Kỵ.

Khánh Kỵ nghe nói họ đến nước Ngô để nương nhờ mình. Không kềm được vui mừng hớn hở, hắn đã suy nghĩ nát óc tìm cách đem Phạm Lãi, Văn Chủng hai đương thế hiền tài này đến nước Ngô, nhưng khổ nỗi họ lại là thần tử nước Sở nên chẳng biết bắt đầu từ đâu, không ngờ tên gian thần Phí Vô Kỵ quả nhiên lại giúp hắn một tay.

Khánh Kỵ cũng nói sơ qua về việc hắn và Thi gia quen biết nhau thế nào, sau đó nói với Thi Di Quang: "Tiểu Quang, thúc thúc vừa về nước đã phát người đến nước Việt tìm các ngươi, nhưng trước sau vẫn không có tung tích gì của các ngươi, phụ mẫu của tiểu Quang sao rồi ? Sao ngươi lại rơi vào tay của bọn buôn người ?"

Vừa nãy nghe Phạm Lãi nói Thi Di Quang phụ mẫu đã mất, không nơi nương tựa, trong lòng đã có cảm giác không hay. Lúc này hỏi đến, đôi mắt Di Quang lại đỏ ngầu, nước lại bắt đầu tràn ra mí mắt, nàng thút thít nói: "Mẫu thân ta… đã bệnh chết rồi. Cha vì cứu ta thoát thân, cũng đã bị quân Việt giết chết, cha nói với ta rằng, trừ phi là gặp được đại quan của nước Ngô, bằng không tuyệt đối không thể nói ra mối quan hệ giữa nhà ta và đại vương. Một mình ta chạy thoát, vừa mệt vừa đói, tên buôn người đó thấy ta thân cô thế cô, nên đã bắt ta lại, nói là phải đem ta đến Xương Lư bán, trên đường đi ta muốn bỏ trốn, liền bị hắn đánh đập, may mà… may mà được nghĩa phụ và Văn bá bá cứu giúp."

Thi Di Quang khóc thút thít mà kể lại đầu đuôi câu chuyện. Thì ra sau khi Khánh Kỵ bỏ trốn, Thi lão đại và Thi Di Quang cũng chia nhau mà chạy thoát thân, chạy đến nhà thân thích của họ ở trong thành. Việt quân đã vẽ lại chân dung của Thi lão đại đem dán khắp nơi mà truy nã. Do lúc đó hắn đứng trên bè, lại đội nón tre, nên bức chân dung vẽ rất mơ hồ, nếu không phải là người quen thì khó mà nhận ra được, mà những người quen biết với Thi lão đại đương nhiên cũng sẽ không đi báo quan, do vậy việc này đã trở thành án chưa được giải quyết.

Sau đó, bệnh tình thê tử Thi lão đại trầm trọng, Thi lão đại chỉ đành lấy miếng ngọc mà Khánh Kỵ tặng đem đến tiệm cầm được một món tiền lớn, mời y sư về nhà chẩn trị, nhưng do bệnh của thê tử hắn đã lâu ngày, thuốc thang khó khỏi, cuối cùng đã qua đời.

Khó khăn này vừa qua, khó khăn khác lại đến. Thi lão đại đang lúc nước mắt đầm đìa mà lo chuyện hậu sự cho thê tử. Không ngờ Việt binh lại tìm đến cửa. Thì ra viên ngọc mà Thi lão đại đem ra tiệm cầm màu sắc rất đẹp, nhất định là loại ngọc thượng đẳng. Tên chủ hiệu cầm đồ đó mới đem bán lại cho quan viên địa phương, lại tuỳ tiện nói ra lai lịch của miếng ngọc. Tên quan đó nghe nói một tên đánh cá bình thường mà cũng có thể có viên ngọc màu sắc đẹp đến thế, lập tức trong lòng nghi ngờ, bèn phái người đến tra hỏi. Không ngờ lại phát hiện rằng hình dáng của Thi lão đại rất giống với hình vẽ tên tội phạm đang bị tróc nã. Thi lão đại nào dám theo họ về để chịu sự tra hỏi, chỉ đành bỏ trốn. Kết quả Thi lão đại bị trúng tên của Việt binh, Thi Di Quang thì nhảy xuống sông mà chạy thoát. Cho đến khi bị tên buôn người bắt, rồi gặp Phạm Lãi và Văn Chủng…

Nghe Di Quang thuật lại những điều đã trải qua. Khánh Kỵ ôm lấy thân hình nhỏ bé của Di Quang. Hồi lâu không nói một lời, tiếng bánh xe lộc cộc, mỗi người đều đang có tâm sự trong lòng. Phạm Lãi và Văn Chủng bên cạnh Khánh Kỵ, không ngờ vị đại vương nước Ngô này lại ngồi cùng xe với họ. Lúc này nghĩ nãy vẫn cứ như đang nằm mộng. So sánh sự xem trọng của Khánh Kỵ, lại nhớ đến lần gặp nhau tại nước Sở, trong lòng hai người họ vô cùng xúc động. Khánh Kỵ trầm tư hồi lâu, lại nhỏ nhẹ nói với Di Quang: "Di Quang, ngươi có biết đại thúc vừa tiễn ai đi không ?"

"Biết." Thi Di Quang gật đầu đáp: "Vừa nãy có nghe bá tánh trong thành nói qua, người đó là Việt thái tử Câu Tiễn."

"Vậy ngươi có hận thúc không ?"

"Hả ?" Thi Di Quang mở to mắt nhìn: "Di Quang tại sao lại hận đại thúc ?"

"Cha ngươi vì cứu ta, nên cuối cùng mới bị quân Việt giết chết. Thi lão đại là ân nhân cứu mạng của ta, mà ta lại thả tên Việt thái tử đi, ngươi không hận thúc sao ?"

Thi Di Quang buồn bã nói: "Nhưng người giết cha ta đâu phải Việt thái tử, trong lòng ta vẫn nhớ rất rõ tên hung thủ đã giết cha ta, đại thúc là đệ nhất dũng sĩ Ngô quốc, sau này Di Quang phải theo thúc, học võ nghệ của thúc, khi trưởng thành sẽ trở về giết chết tên đó báo thù cho cha."

Khánh Kỵ lắc đầu, nhẹ nhàng nói: "Ngốc à. Tên đó chỉ là tên lính quèn làm theo lệnh người khác mà thôi, cũng giống như con dao Lỗ trong tay ngươi. Có giết người hay không, giết những người nào, không phải là chuyện mà hắn có thể tự làm chủ. Hung thủ thật sự không phải là hắn, mà là người ra lệnh cho hắn. Bây giờ ngươi vẫn chưa hiểu, nhưng sau này trưởng thành, ngươi sẽ hiểu đạo lý bên trong đó."

Thi Di Quang chớp mắt, hai bàn tay nắm chặt lại, tuy nàng vẫn không hiểu cho lắm những lời Khánh Kỵ nói, những cũng đã đôi chút hiểu điều mà Khánh Kỵ muốn ám chỉ: " Ý đại thúc là, Việt thái tử Câu Tiễn mới là kẻ thù của ta ?"

"Uhm !" Khánh Kỵ nắm lấy tay nàng: "Nhưng ngươi cũng không cần học những thứ võ công chém chém giết giết này, ngươi chỉ cần nhớ, hôm nay hắn có thể trốn về nước Việt, nhưng rồi sẽ có một ngày, đại thúc sẽ bắt hắn, dùng đầu người của hắn, mà tế vong linh của cha ngươi !"

Phạm Lãi và Văn Chủng nhìn nhau, từ mắt của đôi phương đều hiểu ý nhau, câu nói ẩn đầy sát khí của Khánh Kỵ, đã đủ để hai người họ tài trí như họ suy đoán được những hàm ý bên trong đó. Chỉ với câu nói này, sau này chính sách của nước Ngô về các mặt chính trị, quân sự và ngoại giao với nước Việt, trong lòng họ đã cảm thấy rất rõ.

Quốc sách như thế. Tất nhiên là việc cơ mật của nước Ngô. Thế mà Khánh Kỵ lại nói trước mặt hai người Sở vừa chạy đến nước Ngô hoàn toàn không hề ngần ngại gì, rất thẳng thắn để cho họ thấy dã tâm của mình. Đây có thể là sự thể hiện lòng tin tuyệt đối nơi họ, những phải chăng cũng có nghĩa là, nếu họ không làm việc cho Khánh Kỵ, thì ngay cả việc còn sống mà rời khỏi nước Ngô đã biến thành không thể ?

"Tướng Quốc, Tư Đồ, hôm nay quả nhân lưu lại hai người này, là vì mưu một chuyện lớn."

Về đến cung. Khánh Kỵ đã sắp xếp cho Phạm Lại, Văn Chủng và Di Quang đi rửa ráy và ăn uống. Sau đó lập tức triệu kiến Tướng Quốc Tôn Vũ và đại tư đồ Yểm Dư vốn đã được lệnh ở lại chờ từ trước. Hưng phấn nói: "Phạm Lãi và Văn Chủng từ nước Sở đến nương nhờ nước Ngô ta, quả nhân muốn phong cho hai người họ trọng trách, do đó muốn thương nghị trước với hai khanh."

Yểm Dư lo lắng hỏi: "Đại vương, hai người này là đào thần nước Sở. Hiện nay đương quyền nước Sở là lệnh doãn Phí Vô Kỵ, cách đây không lâu chúng ta lại vì chuyện số châu báu bị huỷ mà có hiềm khích với nước Sở. Nếu còn tiếp tục thu nhận đào thần nước Sở. Há chẳng phải khiến tên Phí Vô Kỵ trong lòng sinh oán hận sao ?"

Khánh Kỵ cười nói: "Những chuyện khác, quả nhân còn có thể phần nào nể mặt hắn, chỉ là Phạm Lãi và Văn Chủng không phải hạng tầm thường. Quả nhân nếu được hai vị cao hiền đại tài này phò tá, thì cho dù có đắc tội với mười tên Phí Vô Kỵ, cũng rất xứng đáng."

Tôn Vũ do dự một hồi, chấp tay hỏi: "Đại Vương đã tiến cử như thế, nhưng lại chưa biết tài năng của hai người họ đến đâu ?"

Khánh Kỵ giãn đôi chân mày ra, sang sảng nói: "Hai người này à, văn có thể an bang, võ có thể định quốc !"

Tôn Vũ nghe xong những lời đánh giá này, bất giác giật nảy mình. Nói đến cùng, Tôn Vũ cũng là Binh Thánh mà người đời sau tôn sùng. Năng lực của hắn chủ yếu thể hiện trên sự vận dụng của các chiến thuật chiến lược. Còn Phạm Lãi, Văn Chủng về điều binh khiển tướng và việc vận dụng cụ thể những chiến thuật có thể thua xa Tôn Vũ. Nhưng họ có thể dựa trên chiếc lược vĩ mô, mà kết hợp một cách hoàn mỹ các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao với các ý đồ quân sự. Khi họ chế định ra những hạng mục quá độ hơn mười năm về các mặt chiến lược chính trị, chiến lược quân sự đều có thể nhìn thấy được toàn cục diện. So ra, năng lực này nằm ngoài khả năng của Tôn Vũ.

Nhưng hiện giờ hai người họ vẫn là hạng vô danh tiểu tốt, chưa hề nghe danh qua, cũng chưa thấy họ có những công lao kinh thiên động địa gì. Khánh Kỵ lại mạo muội nói ra những lời này, ngay cả Tôn Vũ vốn là người rộng lượng, tuyệt đối không phải hạng quân tử hẹp hòi mà trong lòng còn cảm thấy khó chịu.

Yểm Dư lại càng thấy khó chịu hơn, lập tức nói: "Phải chăng đại vương đã quá lời ? Hai người họ trước khi đến đây chẳng qua cũng chỉ là trung đại phu nước Sở, dưới quyền thống trị lớn nhất cũng chỉ có một huyện, và cũng chưa từng nghe họ có chính trách lớn lao gì. Đại vương sao có thể khẳng định họ có tài an bang? Nói đến võ thì có thể định quốc, lại càng chưa từng nghe qua võ dũng của hai người này. Công tử Quang phạt Sở, Sở soái cần vương, trước sau đánh không biết bao nhiêu trận. lại càng không thấy họ có tác dụng gì."

Khánh Kỵ nói: "Người có thể trị vì một huyện, chưa chắc có thể trị vì một nước; có thể trị tốt một nước, chắc gì đã trị nổi một huyện. Huống hồ triều đình nước Sở gian thần đương đạo, nào có cơ hội cho họ thể hiện ? nói đến võ dũng, hai người này quả thật không giỏi võ lực, hai người họ dù có liên thủ cũng e là không phải đối thủ của quả nhân. Nhưng… thượng binh phạt mưu, lại không phải cái dũng của hạng thất phu."

Tôn Vũ nghe xong câu "Thượng Binh Phạt Mưu". Trong ánh mắt như đang cười. Lúc này hắn đã bắt đầu viết binh thư, bản thảo đã từng đưa cho Khánh Kỵ xem qua. Câu nói "Thượng Binh Phạt Mưu" là câu dẫn đầu trong chương đầu tiên mang tên "Mưu chính biến" của hắn.

Tôn Vũ suy nghĩ: "Theo như lời đại vương nói, hai người này chắc là nhân tài thống soái mưu lược chăng ? Nếu họ quả thật có tài xuất quỷ nhập thần như thế. Đối với bá nghiệp của đại vương sẽ rất có ích, dù là đắc tội với một tên Phí Vô Kỵ cũng rất xứng đáng. Nhưng… trong lòng hai người này có thể tính toán được sâu xa đến thế sao ? Chưa từng thấy ở họ có những tài cán kinh người nào, lại chưa từng lập qua công lao to lớn gì, nếu mạo muội cho đảm nhận trọng trách, bá quan trong triều chắc chắn có người không phục. Cứ cho rằng hai người có học rộng hiểu nhiều, nhưng nếu quan lại các bộ không chịu phối hợp, tìm cách gây khó dễ, họ cũng khó mà làm nên thành tích. Lúc đó quan lại các bộ thêm phần chỉ trích, e là ngay cả chức vị họ cũng không giữ nổi. Đại vương cầu người hiền tài là chuyện tốt, nhưng nếu quá ưu ái, đối với họ e rằng chỉ có hại chứ không có lợi."

Nghĩ đến đây, Tôn Vũ tâu: "Lời của đại vương thần không dám nghi ngờ, nhưng thần vẫn không tán thành họ vừa đến nước Ngô đã được đảm nhận trọng trách."

"Hả ?" Khánh Kỵ liếc nhìn hắn: "Lý do ?"

"Vâng !" Tôn Vũ lấy hết dũng cảm nói: "Kẻ làm quan, đương nhiên phải xem phẩm hạnh, năng lực của hắn. Sau đó, mới có thể thống nhất một bộ, trên truyền dưới đạt. Danh vọng và thực lực của chủ quan cũng chính là cái để đảm bảo họ có thể dạy bảo được thuộc hạ, và hoàn thành các sứ mạng được giao. Hai người này vốn là người Sở, vừa mới đến nước Ngô đã được đại vương giao cho trọng trách, họ vừa không có căn cơ, lại chẳng có danh vọng, không thể dạy bảo được thuộc hạ, vả lại cũng dễ bị các đồng liêu đố kỵ. Nếu đại vương đã xem trọng họ như thế, quá ưu ái với họ ngược lại chính là hại họ."

Khánh Kỵ ha ha cười lớn đứng dậy: "Rất tốt. Trường Khanh cuối cùng cũng đã không vòng vo nói chuyện với quả nhân nữa. Uhm, quả nhân cần chính là cái này của ngươi. Quần thần chúng ta tình như huynh đệ, nếu nói chuyện mà cũng phải giấu đầu lòi đuôi, quả là mất hết thú vị."

Hắn vừa ngừng cười, mặt nghiêm nghị nói: "Năm xưa khi ta vừa gặp Trường Khanh, đã biết khanh có tài xoay chuyển tình thế, chặn đá giữa dòng, nên đã lập tức bái làm đại tướng. Lúc đó, Trường Khanh còn là người Tề vừa nương tựa quả nhân, vả lại chưa từng dẫn binh qua. Cũng chưa vang danh thiên hạ. Quả nhân có hề do dự chút nào không ?

Đội nhân mã ở Phi Hồ cốc, là sức mạnh quan trọng để quả nhân thu phục nước Ngô, nhưng khi Trường Khanh nương tựa quả nhân chưa quá hai tháng, quả nhân đã vội sANg nước Vệ, để lại toàn bộ nhân mã này cho khanh. Thậm chí lúc phạt Ngô, quả nhân ở nước Sở xa xôi, việc quân sự quan trọng này vẫn toàn bộ do khanh làm chủ. Trường Khanh có từng làm quả nhân thất vọng chưa ? Cái gọi là dùng thì không nghi, nghi thì không dùng, quả nhân đối với tài cán và lòng trung thành sau này của Phạm Lãi, Văn Chủng, cũng giống như đối với khanh năm xưa, đó là tuyệt đối tin tưởng."

Tôn Vũ trong lòng xúc động, mắt ươn ướt, những ngày tháng Khánh Kỵ ở nước Vệ, hắn một mình lãnh binh ở Phi Hồ cốc, chưa từng nghĩ đến những điều này. Hắn không thể hiểu được, tại sao Khánh Kỵ chỉ nói vài câu với hắn, đã có thể tin tưởng mà giao đội quân tinh nhuệ quan trọng như thế cho hắn, một người mà chưa hề dẫn binh bao giờ để mà huấn luyện. Tại sao một người Tề như hắn chỉ làm môn hạ của Khánh Kỵ chưa quá hai tháng, mà khi Khánh Kỵ đi xa đến nước Vệ đã có thể yên tâm đem những đại quyền điều độ chỉ huy quân đội đều giao cho hắn.

Khi hắn dẫn theo đội quân này giết vào nước Ngô không hề chùn bước, trong lòng hắn trước sau chỉ vương vấn mãi câu: "Kẻ sĩ nguyện chết vì tri kỷ !"

Cho đến khi những ngày tháng máu đổ đầu rơi đã trở thành quá khứ, mỗi khi nhớ lại trong lòng hắn vẫn rất xúc động. Lúc này nghe chính miệng Khánh Kỵ nói ra, như có một luồng hơi ấm tràn vào phổi hắn. Bỗng nhiên hắn có đôi chút hiểu về cách làm của Khánh Kỵ.

Khánh Kỵ nghiêm mặt nói với Tôn Vũ và Yểm Dư: "Tài năng của hai người này không cần phải nghi ngờ nữa, quả nhân cũng rất biết cách nhìn người. Điều lo lắng của Trường Khanh tuy không phải là không có lý, nhưng quả nhân cứ khăng khăng muốn họ giữ những chức vụ trọng yếu, cũng là có suy nghĩ kỹ càng. Thứ nhất, đối với Phạm Lãi, Văn Chủng mà nói, họ ở nước Sở không có nơi thi thố tài năng, lại bị tên Phí Vô Kỵ hãm hại, đến nỗi suýt mất cả mạng. Nếu đã đến nước Ngô, quả nhân có thể hậu đãi họ, uỷ thác trọng trách, nhất định có thể khiến họ nhất mực trung thành với quả nhân, vì nước Ngô mà tận sức, huống hồ, lúc họ ở nước Sở đã là trung đại phu, tuy chỉ là một chức vụ nhàn nhã, nhưng cấp bậc cũng không thấp, quả nhân cũng không thể mạo muội mà đề bạt họ lên thượng khanh ngay được, nếu lại không uỷ thác trọng trách, sao có thể biểu hiện được sự tín nhiệm của quả nhân với họ chứ ?

Thứ hai, từ khi nước Ngô ta tuyên bố chế độ khai khẩn ruộng đất, cho đến ngày hôm qua, bá tánh các nước đến nương nhờ nước ta tổng cộng đã hơn một ngàn tám trăm hộ, giả trẻ lớn bé hơn sáu ngàn năm trăm người, nhưng tất cả họ đều là nông phu và thợ thủ công, không hề có một sĩ tử nào. Nước Ngô đồng thời cũng ban bố việc mở rộng ngôn lộ, thực hiện quốc sách chọn những người trong tầng lớp trí thức ra làm quan, nhưng cho đến nay, tầng lớp trí thức trong nước thì hăng hái, tầng lớp trí thức ở các nước chư hầu vẫn còn đang quan sát, nhưng vẫn chưa có ai đến nương nhờ nước ta. Thử nghĩ mà xem, nếu hai tên đại phu chỉ làm huyện doãn, huyện tư mã ở nước Sở đến nước Ngô ta vẫn có thể đảm nhận trong trách, vậy thì tương lai sẽ thu hút đến đây biết bao nhiêu anh tài ?"

Yểm Dư và Chúc Dung nghe đến đây, ánh mắt như sáng hắn lên, vào lúc này vẫn chưa có việc Yến Chiêu Vương muốn xây hoàng kim đài mà thu nạp anh tài trong thiên hạ, nhưng cách làm này của Khánh Kỵ có tác dụng lớn lao đến đâu, cho dù không có cái ví dụ của Yến Chiêu Vương, Yểm Dư và Tôn Vũ cũng có thể tưởng tượng ra được.

Khánh Kỵ lại nói: "Do đó, quả nhân mới quyết định, một là không dùng, nếu đã dùng thì phải uỷ thác cho trọng trách. Những điều mà Trường Khánh lo lắng, quả nhân cũng có cách ứng phó."

Hắn cười cười nói: "Yểm Dư vương thúc, Trường Khanh, hai người là trọng thần mà quả nhân tin tưởng nhất. Vừa là người nhân hậu rộng lượng, lại có tác phong của quân tử, để tránh việc sau khi họ nhậm chức, lại bị người khác đố kỵ, bộ hạ bằng mặt mà không bằng lòng, đồng liêu nói ra nói vào, ta muốn sắp xếp để hai người họ ở bên cạnh các ngươi, làm trợ thủ cho các ngươi, có các ngươi giúp đỡ chăm lo, tin rằng sẽ không ai cố ý gây khó dễ với họ."

Yểm Dư và Tôn Vũ nhìn nhau, đồng loạt đứng dậy, chấp tay thi lễ nói: "Thần tuân theo ý chỉ của đại vương, quyết không phụ việc đại vương uỷ thác."

"Rất tốt !"Khánh Kỵ vui mừng nói: "Nếu đã vậy, ngày mai thiết triều quả nhân sẽ ra chỉ dụ, phong Phạm Lãi là Thiếu Tể, hỗ trợ tướng quốc; Văn Chủng là Thiếu Tư Đồ, hỗ trợ đại tư đồ; hai người đều là giới khanh, có quyền nghị triều chính như tam công lục khanh !"

"Di Quang, có thích nơi này không ?"

Khánh Kỵ nắm lấy tay của Thi Di Quang, một Thi Di Quang vừa mục dục xong đang dạo bước trong cung Ngô vương, một chiếc áo tơ nhỏ, tóc xoã sau vai, răng trắng môi đỏ, mắt sáng long lanh, như một viên ngọc đã được mài dũa, thật rất đáng yêu.

"Uhm, rất đẹp, đây là nhà của đại thúc… đại vương sao ?"

Khi vào cung được Phạm Lãi dặn dò nhiều lần, nàng ấy đã hiểu rằng nơi đây không thể gọi Khánh Kỵ đại thúc nữa rồi. Ở quê nàng đã quen mang giày cỏ, lúc này đôi chân trắng đẹp của nàng lại đang mang một đôi giày gỗ cao, đi đường lộc cà lộc cộc một cách cẩn thận, e sợ rằng sẽ bị ngã, thế nên một bàn tay nhỏ bé cứ nắm chặt lấy bàn tay to lớn của Khánh Kỵ.

"Ha ha ha…" Khánh Kỵ vui vẻ cười to: "Đúng vậy, đây là nhà của thúc, ngươi thấy có đẹp không ?"

So với cái ổ của Di Quang ở, nàng chưa từng nhìn thấy nhiều toà kiến trúc to lớn như thế, nhất thời đầy hiều kỳ: "Uhm uhm, rất đẹp, nhà của đại thúc… thật là lớn. Phòng cũng lớn, cây cột cũng lớn, cửa cũng rất lớn, thật không hổ danh là đại vương."

Khánh Kỵ ngừng cười nói: "Thì là ý của từ đại vương, chính là trong nhà cái gì cũng lớn sao ? ha ha, nha đầu này, thật là thú vị."

Hắn đột ngột dừng bước, đặt tay lên đôi vai nhỏ bé của Di Quang, nhìn chằm chằm vào nàng.

"Hả ?" đôi mắt to tròn long lanh chớp chớp mắt: "Đại vương nhìn gì thế, ta bị sao à ?"

"Không sao cả…" Khánh Kỵ lại đột nhiên cười: "Tiểu nha đầu, ngươi có biết là, từ ngày người quen biết ta, ngươi đã mất đi một cơ hội để vang danh thiên cổ rồi không ?"

"Vang danh thiên cổ ?" lời của đại vương, Di Quang nghe không hiểu, rất là danh tiếng à ?"

"Uhm, nếu không có ta, ngươi sẽ rất danh tiếng, rất rất rất danh tiếng."

Thi Di Quang nghiêng đầu suy nghĩ, đột nhiên lại lắc đầu: "Di Quang không cần danh tiếng, những người nữ nhi có danh tiếng đều xấu xa cả."

"Hử ?" Khánh Kỵ chau mày: "Có người nữ nhi danh tiếng nào mà xấu xa vậy, nói ta nghe xem."

Thi Di Quang thật thà nói: "Di Quang từng nghe cha kể lại chuyện của họ, Muội Hỷ, Đắc Kỷ, Bao Tự… họ đều rất danh tiếng, nhưng đều là những tiếng xấu, kết cục đều rất thê thảm."

Khánh Kỵ nhìn nàng hồi lâu, nhẹ nhàng vuốt ve đôi má mịn màng của nàng, cười: "Uhm ! Di Quang rất thông minh, có danh tiếng không có nghĩa là hạnh phúc, ngươi nhất định sẽ rất hạnh phúc, đi thôi, nghĩa phụ ngươi đã đợi lâu rồi, ta đưa ngươi đi."

"Hả ! Đại vương không cho Di Quang ở nhà của người à ? Nhà người có biết bao nhiêu phòng, cũng không nỡ cho ta một căn sao." Di Quang kéo lấy tay hắn nũng nịu nói.

"Người không thích nghĩa phụ sao ?"

"Uhm… nghĩa phụ là người tốt, nhưng người rất buồn, mỗi lần buồn người đều ngồi ngẩn cả người ra, cũng chẳng biết là đang nghĩ gì, nếu không thì nói những điều mà Di Quang không hiểu với Văn bá bá, Di Quang chỉ thích ở chung với đại vương thôi."

"Nghĩa phụ ngươi có nữ nhi, tuổi tác cũng cỡ ngươi thôi, ta đã phái người đi đón về rồi, đợi khi người nhà của nghĩa phụ ngươi đến đây, ngươi sẽ không thấy buồn nữa. Con trẻ, không thích hợp để sống trong cung. Nơi đây tuy là đẹp, nhưng quá lớn, cũng rất là sâu, ở lâu rồi, trẻ con cũng sẽ bắt đầu biết âm mưu, bớt đi vẻ ngây thơ, và cũng trầm mặc hơn, không còn lanh lợi nữa."

Thi Di Quang lại nghiêng đầu suy nghĩ, hỏi: "Cũng giống như… con chim nhỏ bị nhốt trong lồng"

"Thông minh !" nguồn t r u y ệ n y_y

"Uhm…" Thi Di Quang bịn rịn nắm lấy tay hắn, đôi mắt long lanh hỏi: "vậy thì… Di Quang ở nhà của nghĩa phụ, người có thường xuyên đến thăm Di Quang không ?"

"Đương nhiên !"

"Vậy thì… nếu Di Quang nhớ người, có thể đến nhà người để tìm người không ?"

"Đương nhiên !"

Di Quang cười khúc khích: " Được, vậy chúng ta đi thôi."

Di Quang quay người đi được vài bước, đột nhiên lại dừng bước, suy nghĩ một hồi, lại nói: "Người nói nhà người không thích hợp để trẻ con ở, vậy đợi đến khi ta trưởng thành, người có thể đón ta đến nhà người ở không ?"

Khánh Kỵ buông tay, đưa tay lên xoa cằm, nhìn nàng hồi lâu không nói.

Di Quang lại nũng nịu, chi chiếc miệng nhỏ xíu lên: "Ta biết mà, người gạt ta."

Trong mắt Khánh Kỵ lộ ra nét thú vị, hắn bỗng nhiên cười, cúi người xuống, vịn vào vai Di Quang, dùng nụ cười của một lão cá vàng nói với nàng: "Uhm, đợi ngươi trưởng thành rồi, nếu thích dọn vào nhà của đại thúc ở, đại thúc sẽ đón ngươi về, được chưa ?"

"Hi hi, được !" Thi Di Quang thường dùng chiêu này với phụ thân, lần này cũng vẫn có hiệu nghiệm, nên đã tươi cười hớn hở, nhảy chân sáo nói: "Người lớn không được gạt trẻ con nhé, chúng ta nhất ngôn cửu đỉnh !"

"Nhất ngôn cửu đỉnh !"

Khánh Kỵ đưa ra bàn tay to lớn, vui vẻ nhìn Di Quang, cứ như đang nhìn một con cá vàng đã mắc câu vậy, Di Quang cũng vui vẻ đưa tay ra, đánh ba kích chưởng vào bàn tay to lớn của hắn, cười tươi như hoa nở.

Thời gian trôi nhanh, thấm thoát lại một tháng đã qua, hôm nay, sắc trời âm u, cây cỏ đã bắt đầu rơi rụng, gió cuốn những chiếc lá khô đi khắp đầu phố cuối hẻm. Khí trời không được tốt, nên rất ít người đi lại trên đường, thế mà Ngô Vương Khánh Kỵ lại cùng với Tôn Vũ, Yểm Dư, Phạm Lãi, Văn Chủng đứng trên đầu thành Tề Môn, mà hóng gió, nhìn về phía xa xăm, chuyến lương thực đầu tiên của Thành Tú đã được vận chuyển đến nước Ngô thuận lợi.

Nhìn đoàn xe dài thườn thượt, Văn Chủng vui mừng nói: "Thành Tú quả thật là có cách, ha ha, hắn trở về thật là đúng lúc, số lương thực tích trữ trong Cô Tô thành, và sáu ngàn thạch lương thảo mà nước Ngô chuyển đến không đủ để bá tánh nước Ngô và các di dân chống đỡ trong nửa năm, trước mắt các bá tánh trong thiên hạ đang lần lượt không ngừng kéo đến nước Ngô ta, nhất thiết phải tăng cường dữ trữ đầy đủ, nếu không có số lương thực mà Thành Tú chuyển về, Thiếu tư đồ như thần cũng hết đường xoay sở."


/374

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status