Ngoại trừ các nhà khoa học và nhà nghiên cứu ra, tuy là những người khác cũng cảm thấy ngỡ ngàng với cảnh tượng trước mắt nhưng họ đều không hiểu những điều này có nghĩa là gì. Hơn nữa có thể dùng mắt thường để nhìn thấy ánh sáng bị bẻ cong và biến hóa trên diện rộng như vậy thì đúng là chuyện không thể lý giải nổi.
Ưng tò mò hỏi:
- Tiến sĩ, điều này có nghĩa là gì? Tại sao lại hình thành nên những hình thù ánh sáng như vậy?
Elon Musk trả lời:
- Bởi vì trọng lực. Khối lượng của mảnh vỡ sao Nơtron này là bằng một phần ngàn khối lượng của hằng tinh, khối lượng này đã lớn hơn địa cầu mới rất nhiều lần rồi. Khối lượng của địa cầu cũng chỉ là một phần mấy trăm ngàn khối lượng của hằng tinh, một khối lượng khổng lồ như vậy bị nén lại thành một vật thể nhỏ như thế. Bây giờ chúng ta đã tiếp cận phạm vi 100 ngàn km nhưng vẫn chưa thể nhìn thấy được thực thể tồn tại của mảnh vỡ sao Nơtron, nó chính là một vật thể có thể tích nhỏ như vậy.
- Khối lượng lớn như vậy, thể tích nhỏ như thế. Trường hấp dẫn do nó hình thành nên ngay cả ánh sáng quang học cũng phải biến đổi thành dạng đường cong parabol để thoát ly khỏi trường trọng lực cực mạnh của nó. Đơn giản mà nói, vận tốc thoát ly đã đạt đến mức độ ánh sáng phải chuyển thành đường cong parabol mới có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của nó…
Elon Musk nói xong thì thấy nét mặt của nhiều người vẫn còn ngơ ngác, ông cũng không than phiền gì mà vẫn tiếp tục kiên nhẫn giải thích:
- Đơn giản mà nói, một tinh cầu là có lực vạn vật hấp dẫn nhưng trên thực tế trong vũ trụ không chỉ tinh cầu có lực hấp dẫn mà có thể nói tất cả vật thể đều có lực hấp dẫn cho nên mới gọi là lực vạn vật hấp dẫn. Chỉ có điều một số vật thể khối lượng nhỏ giống như những sinh vật sống như chúng ta hoặc là những vật thể lớn hơn chút như ngọn đồi nham thạch. Khối lượng quá nhỏ, lực hấp dẫn của chúng có thể bỏ qua không tính nhưng đối với tinh cầu có khối lượng lớn, lực hấp dẫn của nó có thể gọi là vĩ lực giống như địa cầu hay là địa cầu mới. Tất cả những sinh vật sống ở trên bề mặt của nó và cả những thứ như không khí, toàn bộ đều bị hút bởi lực hấp dẫn của nó. Như vậy mới có thể bám trên bề mặt cúa nó chứ không bị đẩy ra ngoài vũ trụ.
- Mà muốn rời khỏi bề mặt của một tinh thể có lực hấp dẫn thì cần phải có một lực làm mất đi lực hấp dẫn này giống như tàu Hi Vọng hay tàu Quan Sát của chúng ta đều là dựa vào hệ thống phản trọng lực đề làm mất đi lực hấp dẫn. Vậy thì nếu không có hệ thống phản trọng lực thì phải làm sao? Vậy thì chỉ có thể dựa vào tốc độ để thoát ly, đây gọi là vận tốc thoát ly tinh cầu. Với địa cầu và địa cầu mới mà nói thì vận tốc thoát ly của chúng khoảng mười mấy km một giây, chỉ có vận tốc như vậy mới có thể rời khỏi địa cầu.
- Khối lượng của tinh thể càng lớn, thì vận tốc thoát ly để thoát khỏi tinh thể đó càng lớn. Ví dụ hành tinh như mặt trời, vận tốc thoát ly bề mặt của nó có thể đạt đến hơn 600 km một giây...
Khi Elon Musk nói đến đây thì đột nhiên có một quân nhân cất tiếng hỏi:
- Tiến sĩ, vận tốc ánh sáng chẳng phải là 300 ngàn km một giây sao? Khối lượng của mảnh vỡ sao Nơtron này chỉ là một phần ngàn khối lượng của Hằng tinh. Để thoát khỏi trường hấp dẫn của nó cố gắng đến mấy cũng không đến mức phải bẻ cong ánh sáng và ánh sáng phải chuyển thành đường cong parabol để thoát khỏi trường hấp dẫn của nó đúng không?
Rất rõ ràng, vị quân nhân này là nhân viên nghiên cứu trong quân đội, tuy là không phải chuyên ngành thiên văn thiên thể học nhưng mà kiến thức khoa học của người này rõ ràng là hơn hẳn những quân nhân bình thường khác.
Elon Musk nhìn anh ta tỏ vẻ khen ngợi rồi nói:
- Xét về mặt lý luận thì đúng là như vậy nhưng mà anh đã bỏ qua một điểm… Mảnh vỡ sao Nơtron trước mắt này không phải là mảnh vỡ sao Nơtron đơn thuần.
Trong lúc nói, Elon Musk chỉ về bức tranh nghệ thuật vũ trụ do những tia sáng bẻ cong hình thành nên, ông nói:
- Kích thước lớn nhỏ của sao Nơtron, nếu dựa trên sự tính toán khoa học của chúng ta thì về mặt lý thuyết có thể tồn tại được ngôi sao Nơtron nhỏ nhất với khối lượng bằng một phần mười khối lượng của hằng tinh. Nếu nhỏ hơn khối lượng này thì do ảnh hưởng lực hút bên trong của nó, sao Nơtron sẽ không thể nào tồn tại được nhưng mà mảnh vỡ sao Nơtron trước mắt chúng ta chỉ là một phần ngàn khối lượng của hằng tinh. Chỉ riêng điều này thôi đã đi ngược lại kiến thức khoa học mà chúng ta được biết…
- Hơn nữa, sao Nơtron không phải là một vật thể lạnh lẽo mà nhiệt độ bề mặt của nó cao đến 10 triệu, bây giờ chúng ta đang cách nó bao xa? Chỉ có khoảng cách 100 ngàn km, nếu theo kiến thức khoa học thông thường thì bây giờ chúng ta đã bị bốc hơi rồi mới đúng. Mảnh vỡ sao Nơtron còn có một từ trường mạnh vượt sức tưởng tượng, với thiết bị của chúng ta thì đừng nói 100 ngàn, ở ngoài phạm vi 100 triệu thì cũng đều bị hủy diệt hoàn toàn…
Elon Musk nói đến đây thì ông ta kinh ngạc chỉ về phía trước:
- Đây là nền văn minh cấp cao gì vậy, đây là vĩ lực gì vậy? Các anh hoặc nhiều người khác chắc là không hiểu nổi. Làm cho trọng lực, nhiệt độ cao, áp suất cao, từ trường mạnh của mảnh vỡ sao Nơtron bị co nén lại trong phạm vi đường kính 5000 km. Trong phạm vi 5000 km đó có thể xem như là môi trường vật chất tổng thể của mảnh vỡ sao Nơtron. Sở hữu được một môi trường có thể nén lại hạt nhân nguyên tử là sao Nơtron như vậy. Ngoài ra, ra ngoài phạm vi đó 1 km thôi thì đã hoàn toàn không cảm nhận được nhiệt độ cao áp suất cao từ trường mạnh y như là một không gian vũ trụ bình thường, một vĩ lực như vậy… chẳng khác nào thượng đế đang dùng ngón tay của mình kẹp lại sự chuyển động của mảnh vỡ sao Nơtron vậy!
Ưng trầm ngâm giây lát rồi nói:
- Tiến sĩ, mong ông giải thích mọi chuyện trước mắt này. Mảnh vỡ sao Nơtron rốt cuộc có tồn tại hay không? Nó tồn tại bằng cách nào? Chúng ta có thể tiếp cận nó hay không? Còn nữa, chúng ta có cách nào để thay đổi đường bay của nó không?
Elon Musk vẫn còn đang chìm đắm trong kiệt tác của nền văn minh cấp cao này, sau khi nghe xong câu hỏi của Ưng thì bắt đầu trầm ngâm suy nghĩ rồi nói:
- Thiếu tá Ưng, tôi sẽ trả lời từng câu hỏi của anh. Đầu tiên, từ những gì mà chúng ta nhìn thấy bây giờ, mảnh vỡ sao Nơtron chắc là tồn tại hay là nói cho dù mảnh vỡ sao Nơtron không tồn tại thì loài người chúng ta vẫn phải đối mặt với một sự uy hiếp không thua kém gì mảnh vỡ sao Nơtron. Nếu nói cảnh tượng khủng khiếp trước mắt này là do một nền văn minh vũ trụ tạo ra, vậy thì tôi lại hi vọng mảnh vỡ sao Nơtron thật sự tồn tại. Như vậy thì chúng ta càng có cơ hội tháo chạy nếu không thì…
Mọi người đều hiểu những lời này có nghĩa là gì. Bởi vì mảnh vỡ sao Nơtron không phải là tin lừa bịp mà là thật sự tồn tại hay là nó do do khoa học kỹ thuật tạo ra, vậy thì con người càng muốn tin rằng nó là thật. Bởi vì như vậy có nghĩa là con người còn có cơ hội tháo chạy nếu không thì với một nền văn minh có thể chế tạo ra mảnh vỡ sao Nơtron mà đi tới thiên hà này, bọn họ muốn đối đãi với con người thế nào cho dù là tiêu diệt, bỏ mặc hay là bắt con người làm vật thí nghiệm nghiên cứu. Tất cả những điều này con người cũng không cách nào kháng cự được.
Hệ thống phản trọng lực.
Lúc này, đột nhiên Ba Lệ đứng ở một bên lên tiếng nói nhưng sau khi nói xong câu này thì cô lại im lặng, mọi người xung quanh liền nhìn cô cảm thấy khó hiểu.
Ưng chau mày, anh chưa kịp nói gì thì Elon Musk đột nhiên gật đầu:
- Đúng vậy, thiếu tá Ưng, chẳng phải anh hỏi ta mảnh vỡ sao Nơtron tồn tại bằng cách nào sao? Điều mà tiến sĩ Ba Lệ vừa nói có thể chính là một trong những phương thức tồn tại của nó. Đầu tiên chúng ta cắt ra một mảnh vỡ sao Nơtron, còn về làm sao để cắt được, thắc mắc này không cần hỏi chúng ta. Nói chung là chúng ta cắt ra một mảnh vỡ của nó sau đó dùng một cái hộp đường kính khoảng 5000 km và bỏ nó vào trong. Cái hộp này trong suốt không màu cũng không thể chạm vào được cho nên bản thân nó không bị mảnh vỡ sao Nơtron phá hủy nhưng bên trong cái hộp này thì có một hệ thống phản trọng lực cực mạnh, nó chống lại trọng lực cực mạnh của mảnh vỡ sao Nơtron. Ngoài phạm vi 5.000 km thì bình yên vô sự, trong phạm vi 5000 km chính là trường hấp dẫn thật sự của sao Nơtron. Đây có lẽ là những gì chúng ta nhìn thấy, tại sao ngoài phạm 5.000 km không cảm nhận được gì cả, trong 5000 km thì ngay cả ánh sáng cũng bị bẻ cong.
Ưng trầm ngâm suy nghĩ một chút rồi hỏi tiếp:
- Tiến sĩ, vậy chúng ta có thể cho tàu Quan Sát tiếp cận thêm một chút không? Như là tới 10.000 km, chỉ cần không đến gần phạm vi 5.000 km thì chắc là an toàn đúng không?
Elon Musk gật đầu nói:
- Về mặt lý thuyết thì là như vậy nhưng mà tình hình thực tế chính xác như thế nào, tất cả chúng ta đều không một ai biết…
Ưng nói chắc chắn:
- Hành động lần này vốn dĩ là có nguy hiểm, chúng ta đã dám tới đây thì vốn dĩ đã dự tính có lẽ không thể quay về. Tôi cần phải nhìn tận mắt cái hộp đó rốt cuộc là gì. Đúng rồi, tiến sĩ, nếu thật sự có cái hộp này và chúng ta phá hủy nó, mảnh vỡ sao Nơtron sẽ có thay đổi gì?
- Bùng nổ, một trận nổ vũ trụ kinh thiên động địa!
Sau đó, tàu vũ trụ Quan Sát cực kỳ thận trọng tiến tới gần mảnh vỡ sao Nơtron bởi vì có điểm ánh sáng bị bẻ cong làm ký hiệu cho nên tất cả mọi người trên phi thuyền đều có thể ước lượng rõ ràng vị trị cụ thể của mảnh vỡ sao Nơtron. Sau đó thận trọng đến gần nó đảm bảo không bước vào ranh giới sinh tử trong phạm vi 5.000 km.
Cho đến khi tàu Quan Sát chỉ còn cách mảnh vỡ sao Nơtron 10.000km, Ưng đeo cặp mặt kiếng đặc biệt màu tối vào rồi dùng năng lực của Thanh tích giả nhìn thật kỹ vị trí của mảnh vỡ sao Nơtron.
Ưng thật sự đã nhìn thấy bằng mắt. Đó là một vật thể hình bầu dục đang quay tròn lộn vòng bằng một tốc độ cực nhanh, hai cực của nó tỏa ra những chùm sáng. Đây là thứ ánh sáng có thể nhìn được bằng mắt thường nhưng mà cường độ ánh sáng không mạnh, hèn chi không thể nhìn thấy chúng từ xa hơn nữa nó lại nhỏ như vậy, bán kính của cả mảnh vỡ không quá 100m. Một mảnh vỡ rất nhỏ rất nhỏ ngay cả tàu Quan Sát còn lớn hơn nó nhiều lần.
- Đây chính là mảnh vỡ sao Nơtron sao? Ưng vừa nhìn vừa nói.
Sau đó Ưng nhìn kỹ bề mặt và xung quanh của mảnh vỡ này, anh ta không hề phát hiện ra dấu vết của bất kỳ máy móc thiết bị nào. Cả một khoảng hư không chỉ có mảnh vỡ sao Nơtron đang di chuyển về phía trước ngoài ra thì không nhìn thấy gì nữa cả.
Ưng cứ quan sát như vậy trong hàng giờ liền cho đến khi anh đã thấm mệt, tàu Quan Sát vẫn dừng ở vị trí cách mảnh vỡ sao Nơtron 10.000 km. Các nhà khoa học đều cố gắng ghi chú và nghiên cứu, họ đang nỗ lực dựa vào kiến thức của mình giải thích cảnh tượng trước mắt. Cứ như vậy kéo dài liên tục trong năm ngày cho đến năm ngày sau…
Mảnh vỡ sao Nơtron đi vào một chùm sao rải rác ở phía trước, dự tính là sẽ có hàng ngàn ngôi sao lớn nhỏ đụng vào mảnh vỡ sao Nơtron!
Đây chính là lộ trình đi của mảnh vỡ sao Nơtron do tàu Quan Sát thăm dò được. Ở ngay phía trước nó chính là một chùm sao rải rác, dự tính là trong vài tiếng nữa sẽ xảy ra va chạm. Tất cả mọi người đều nín thở theo dõi bởi vì sự va chạm này rất có thể sẽ làm lộ chân tướng của mảnh vỡ sao Nơtron. Là thật hay là giả, sau khi va chạm chắc chắn sẽ có kết luận.
Sau đó…
Khi một ngôi sao có đường kính vài trăm mét đụng vào phạm vi 5.000 km của mảnh vỡ sao Nơtron. Ngay trong khoảnh khắc bay vào, nó biến mất rồi!
Đúng vậy, ngôi sao có đường kính vài trăm mét này biến mất rồi, ngay cả Thanh tích giả như Ưng cũng không thể nào nhìn thấy đã xảy ra chuyện gì. Là bị bốc hơi sao? Hay là trong khoảnh khắc bị trường hấp dẫn hút vào và nén lại rồi bị hút thẳng vào bề mặt sao Nơtron sau đó trở thành một lớp mỏng của vật thể sao Nơtron rồi? Hay là điều gì khác?
Nó biến mất hoàn toàn rồi…
Tiếp theo đó là hàng trăm ngôi sao lớn nhỏ đụng vào phạm vi 5.000 km của mảnh vỡ sao Nơtron nhưng tất cả đều giống như vậy, biến mất không dấu vết, không hề có chút vết tích nào còn sót lại. Biến mất hoàn toàn!
- Chúng ta quay về thôi, trở về địa cầu mới…
Ưng nhìn thấy cả quá trình va chạm xong thì hạ mệnh lệnh này cho nhân viên vận hành. Tất cả mọi người đều nhìn thấy, sắc mặt của Ưng đột nhiên trở nên xanh xao.
Ưng tò mò hỏi:
- Tiến sĩ, điều này có nghĩa là gì? Tại sao lại hình thành nên những hình thù ánh sáng như vậy?
Elon Musk trả lời:
- Bởi vì trọng lực. Khối lượng của mảnh vỡ sao Nơtron này là bằng một phần ngàn khối lượng của hằng tinh, khối lượng này đã lớn hơn địa cầu mới rất nhiều lần rồi. Khối lượng của địa cầu cũng chỉ là một phần mấy trăm ngàn khối lượng của hằng tinh, một khối lượng khổng lồ như vậy bị nén lại thành một vật thể nhỏ như thế. Bây giờ chúng ta đã tiếp cận phạm vi 100 ngàn km nhưng vẫn chưa thể nhìn thấy được thực thể tồn tại của mảnh vỡ sao Nơtron, nó chính là một vật thể có thể tích nhỏ như vậy.
- Khối lượng lớn như vậy, thể tích nhỏ như thế. Trường hấp dẫn do nó hình thành nên ngay cả ánh sáng quang học cũng phải biến đổi thành dạng đường cong parabol để thoát ly khỏi trường trọng lực cực mạnh của nó. Đơn giản mà nói, vận tốc thoát ly đã đạt đến mức độ ánh sáng phải chuyển thành đường cong parabol mới có thể thoát ra khỏi trường hấp dẫn của nó…
Elon Musk nói xong thì thấy nét mặt của nhiều người vẫn còn ngơ ngác, ông cũng không than phiền gì mà vẫn tiếp tục kiên nhẫn giải thích:
- Đơn giản mà nói, một tinh cầu là có lực vạn vật hấp dẫn nhưng trên thực tế trong vũ trụ không chỉ tinh cầu có lực hấp dẫn mà có thể nói tất cả vật thể đều có lực hấp dẫn cho nên mới gọi là lực vạn vật hấp dẫn. Chỉ có điều một số vật thể khối lượng nhỏ giống như những sinh vật sống như chúng ta hoặc là những vật thể lớn hơn chút như ngọn đồi nham thạch. Khối lượng quá nhỏ, lực hấp dẫn của chúng có thể bỏ qua không tính nhưng đối với tinh cầu có khối lượng lớn, lực hấp dẫn của nó có thể gọi là vĩ lực giống như địa cầu hay là địa cầu mới. Tất cả những sinh vật sống ở trên bề mặt của nó và cả những thứ như không khí, toàn bộ đều bị hút bởi lực hấp dẫn của nó. Như vậy mới có thể bám trên bề mặt cúa nó chứ không bị đẩy ra ngoài vũ trụ.
- Mà muốn rời khỏi bề mặt của một tinh thể có lực hấp dẫn thì cần phải có một lực làm mất đi lực hấp dẫn này giống như tàu Hi Vọng hay tàu Quan Sát của chúng ta đều là dựa vào hệ thống phản trọng lực đề làm mất đi lực hấp dẫn. Vậy thì nếu không có hệ thống phản trọng lực thì phải làm sao? Vậy thì chỉ có thể dựa vào tốc độ để thoát ly, đây gọi là vận tốc thoát ly tinh cầu. Với địa cầu và địa cầu mới mà nói thì vận tốc thoát ly của chúng khoảng mười mấy km một giây, chỉ có vận tốc như vậy mới có thể rời khỏi địa cầu.
- Khối lượng của tinh thể càng lớn, thì vận tốc thoát ly để thoát khỏi tinh thể đó càng lớn. Ví dụ hành tinh như mặt trời, vận tốc thoát ly bề mặt của nó có thể đạt đến hơn 600 km một giây...
Khi Elon Musk nói đến đây thì đột nhiên có một quân nhân cất tiếng hỏi:
- Tiến sĩ, vận tốc ánh sáng chẳng phải là 300 ngàn km một giây sao? Khối lượng của mảnh vỡ sao Nơtron này chỉ là một phần ngàn khối lượng của Hằng tinh. Để thoát khỏi trường hấp dẫn của nó cố gắng đến mấy cũng không đến mức phải bẻ cong ánh sáng và ánh sáng phải chuyển thành đường cong parabol để thoát khỏi trường hấp dẫn của nó đúng không?
Rất rõ ràng, vị quân nhân này là nhân viên nghiên cứu trong quân đội, tuy là không phải chuyên ngành thiên văn thiên thể học nhưng mà kiến thức khoa học của người này rõ ràng là hơn hẳn những quân nhân bình thường khác.
Elon Musk nhìn anh ta tỏ vẻ khen ngợi rồi nói:
- Xét về mặt lý luận thì đúng là như vậy nhưng mà anh đã bỏ qua một điểm… Mảnh vỡ sao Nơtron trước mắt này không phải là mảnh vỡ sao Nơtron đơn thuần.
Trong lúc nói, Elon Musk chỉ về bức tranh nghệ thuật vũ trụ do những tia sáng bẻ cong hình thành nên, ông nói:
- Kích thước lớn nhỏ của sao Nơtron, nếu dựa trên sự tính toán khoa học của chúng ta thì về mặt lý thuyết có thể tồn tại được ngôi sao Nơtron nhỏ nhất với khối lượng bằng một phần mười khối lượng của hằng tinh. Nếu nhỏ hơn khối lượng này thì do ảnh hưởng lực hút bên trong của nó, sao Nơtron sẽ không thể nào tồn tại được nhưng mà mảnh vỡ sao Nơtron trước mắt chúng ta chỉ là một phần ngàn khối lượng của hằng tinh. Chỉ riêng điều này thôi đã đi ngược lại kiến thức khoa học mà chúng ta được biết…
- Hơn nữa, sao Nơtron không phải là một vật thể lạnh lẽo mà nhiệt độ bề mặt của nó cao đến 10 triệu, bây giờ chúng ta đang cách nó bao xa? Chỉ có khoảng cách 100 ngàn km, nếu theo kiến thức khoa học thông thường thì bây giờ chúng ta đã bị bốc hơi rồi mới đúng. Mảnh vỡ sao Nơtron còn có một từ trường mạnh vượt sức tưởng tượng, với thiết bị của chúng ta thì đừng nói 100 ngàn, ở ngoài phạm vi 100 triệu thì cũng đều bị hủy diệt hoàn toàn…
Elon Musk nói đến đây thì ông ta kinh ngạc chỉ về phía trước:
- Đây là nền văn minh cấp cao gì vậy, đây là vĩ lực gì vậy? Các anh hoặc nhiều người khác chắc là không hiểu nổi. Làm cho trọng lực, nhiệt độ cao, áp suất cao, từ trường mạnh của mảnh vỡ sao Nơtron bị co nén lại trong phạm vi đường kính 5000 km. Trong phạm vi 5000 km đó có thể xem như là môi trường vật chất tổng thể của mảnh vỡ sao Nơtron. Sở hữu được một môi trường có thể nén lại hạt nhân nguyên tử là sao Nơtron như vậy. Ngoài ra, ra ngoài phạm vi đó 1 km thôi thì đã hoàn toàn không cảm nhận được nhiệt độ cao áp suất cao từ trường mạnh y như là một không gian vũ trụ bình thường, một vĩ lực như vậy… chẳng khác nào thượng đế đang dùng ngón tay của mình kẹp lại sự chuyển động của mảnh vỡ sao Nơtron vậy!
Ưng trầm ngâm giây lát rồi nói:
- Tiến sĩ, mong ông giải thích mọi chuyện trước mắt này. Mảnh vỡ sao Nơtron rốt cuộc có tồn tại hay không? Nó tồn tại bằng cách nào? Chúng ta có thể tiếp cận nó hay không? Còn nữa, chúng ta có cách nào để thay đổi đường bay của nó không?
Elon Musk vẫn còn đang chìm đắm trong kiệt tác của nền văn minh cấp cao này, sau khi nghe xong câu hỏi của Ưng thì bắt đầu trầm ngâm suy nghĩ rồi nói:
- Thiếu tá Ưng, tôi sẽ trả lời từng câu hỏi của anh. Đầu tiên, từ những gì mà chúng ta nhìn thấy bây giờ, mảnh vỡ sao Nơtron chắc là tồn tại hay là nói cho dù mảnh vỡ sao Nơtron không tồn tại thì loài người chúng ta vẫn phải đối mặt với một sự uy hiếp không thua kém gì mảnh vỡ sao Nơtron. Nếu nói cảnh tượng khủng khiếp trước mắt này là do một nền văn minh vũ trụ tạo ra, vậy thì tôi lại hi vọng mảnh vỡ sao Nơtron thật sự tồn tại. Như vậy thì chúng ta càng có cơ hội tháo chạy nếu không thì…
Mọi người đều hiểu những lời này có nghĩa là gì. Bởi vì mảnh vỡ sao Nơtron không phải là tin lừa bịp mà là thật sự tồn tại hay là nó do do khoa học kỹ thuật tạo ra, vậy thì con người càng muốn tin rằng nó là thật. Bởi vì như vậy có nghĩa là con người còn có cơ hội tháo chạy nếu không thì với một nền văn minh có thể chế tạo ra mảnh vỡ sao Nơtron mà đi tới thiên hà này, bọn họ muốn đối đãi với con người thế nào cho dù là tiêu diệt, bỏ mặc hay là bắt con người làm vật thí nghiệm nghiên cứu. Tất cả những điều này con người cũng không cách nào kháng cự được.
Hệ thống phản trọng lực.
Lúc này, đột nhiên Ba Lệ đứng ở một bên lên tiếng nói nhưng sau khi nói xong câu này thì cô lại im lặng, mọi người xung quanh liền nhìn cô cảm thấy khó hiểu.
Ưng chau mày, anh chưa kịp nói gì thì Elon Musk đột nhiên gật đầu:
- Đúng vậy, thiếu tá Ưng, chẳng phải anh hỏi ta mảnh vỡ sao Nơtron tồn tại bằng cách nào sao? Điều mà tiến sĩ Ba Lệ vừa nói có thể chính là một trong những phương thức tồn tại của nó. Đầu tiên chúng ta cắt ra một mảnh vỡ sao Nơtron, còn về làm sao để cắt được, thắc mắc này không cần hỏi chúng ta. Nói chung là chúng ta cắt ra một mảnh vỡ của nó sau đó dùng một cái hộp đường kính khoảng 5000 km và bỏ nó vào trong. Cái hộp này trong suốt không màu cũng không thể chạm vào được cho nên bản thân nó không bị mảnh vỡ sao Nơtron phá hủy nhưng bên trong cái hộp này thì có một hệ thống phản trọng lực cực mạnh, nó chống lại trọng lực cực mạnh của mảnh vỡ sao Nơtron. Ngoài phạm vi 5.000 km thì bình yên vô sự, trong phạm vi 5000 km chính là trường hấp dẫn thật sự của sao Nơtron. Đây có lẽ là những gì chúng ta nhìn thấy, tại sao ngoài phạm 5.000 km không cảm nhận được gì cả, trong 5000 km thì ngay cả ánh sáng cũng bị bẻ cong.
Ưng trầm ngâm suy nghĩ một chút rồi hỏi tiếp:
- Tiến sĩ, vậy chúng ta có thể cho tàu Quan Sát tiếp cận thêm một chút không? Như là tới 10.000 km, chỉ cần không đến gần phạm vi 5.000 km thì chắc là an toàn đúng không?
Elon Musk gật đầu nói:
- Về mặt lý thuyết thì là như vậy nhưng mà tình hình thực tế chính xác như thế nào, tất cả chúng ta đều không một ai biết…
Ưng nói chắc chắn:
- Hành động lần này vốn dĩ là có nguy hiểm, chúng ta đã dám tới đây thì vốn dĩ đã dự tính có lẽ không thể quay về. Tôi cần phải nhìn tận mắt cái hộp đó rốt cuộc là gì. Đúng rồi, tiến sĩ, nếu thật sự có cái hộp này và chúng ta phá hủy nó, mảnh vỡ sao Nơtron sẽ có thay đổi gì?
- Bùng nổ, một trận nổ vũ trụ kinh thiên động địa!
Sau đó, tàu vũ trụ Quan Sát cực kỳ thận trọng tiến tới gần mảnh vỡ sao Nơtron bởi vì có điểm ánh sáng bị bẻ cong làm ký hiệu cho nên tất cả mọi người trên phi thuyền đều có thể ước lượng rõ ràng vị trị cụ thể của mảnh vỡ sao Nơtron. Sau đó thận trọng đến gần nó đảm bảo không bước vào ranh giới sinh tử trong phạm vi 5.000 km.
Cho đến khi tàu Quan Sát chỉ còn cách mảnh vỡ sao Nơtron 10.000km, Ưng đeo cặp mặt kiếng đặc biệt màu tối vào rồi dùng năng lực của Thanh tích giả nhìn thật kỹ vị trí của mảnh vỡ sao Nơtron.
Ưng thật sự đã nhìn thấy bằng mắt. Đó là một vật thể hình bầu dục đang quay tròn lộn vòng bằng một tốc độ cực nhanh, hai cực của nó tỏa ra những chùm sáng. Đây là thứ ánh sáng có thể nhìn được bằng mắt thường nhưng mà cường độ ánh sáng không mạnh, hèn chi không thể nhìn thấy chúng từ xa hơn nữa nó lại nhỏ như vậy, bán kính của cả mảnh vỡ không quá 100m. Một mảnh vỡ rất nhỏ rất nhỏ ngay cả tàu Quan Sát còn lớn hơn nó nhiều lần.
- Đây chính là mảnh vỡ sao Nơtron sao? Ưng vừa nhìn vừa nói.
Sau đó Ưng nhìn kỹ bề mặt và xung quanh của mảnh vỡ này, anh ta không hề phát hiện ra dấu vết của bất kỳ máy móc thiết bị nào. Cả một khoảng hư không chỉ có mảnh vỡ sao Nơtron đang di chuyển về phía trước ngoài ra thì không nhìn thấy gì nữa cả.
Ưng cứ quan sát như vậy trong hàng giờ liền cho đến khi anh đã thấm mệt, tàu Quan Sát vẫn dừng ở vị trí cách mảnh vỡ sao Nơtron 10.000 km. Các nhà khoa học đều cố gắng ghi chú và nghiên cứu, họ đang nỗ lực dựa vào kiến thức của mình giải thích cảnh tượng trước mắt. Cứ như vậy kéo dài liên tục trong năm ngày cho đến năm ngày sau…
Mảnh vỡ sao Nơtron đi vào một chùm sao rải rác ở phía trước, dự tính là sẽ có hàng ngàn ngôi sao lớn nhỏ đụng vào mảnh vỡ sao Nơtron!
Đây chính là lộ trình đi của mảnh vỡ sao Nơtron do tàu Quan Sát thăm dò được. Ở ngay phía trước nó chính là một chùm sao rải rác, dự tính là trong vài tiếng nữa sẽ xảy ra va chạm. Tất cả mọi người đều nín thở theo dõi bởi vì sự va chạm này rất có thể sẽ làm lộ chân tướng của mảnh vỡ sao Nơtron. Là thật hay là giả, sau khi va chạm chắc chắn sẽ có kết luận.
Sau đó…
Khi một ngôi sao có đường kính vài trăm mét đụng vào phạm vi 5.000 km của mảnh vỡ sao Nơtron. Ngay trong khoảnh khắc bay vào, nó biến mất rồi!
Đúng vậy, ngôi sao có đường kính vài trăm mét này biến mất rồi, ngay cả Thanh tích giả như Ưng cũng không thể nào nhìn thấy đã xảy ra chuyện gì. Là bị bốc hơi sao? Hay là trong khoảnh khắc bị trường hấp dẫn hút vào và nén lại rồi bị hút thẳng vào bề mặt sao Nơtron sau đó trở thành một lớp mỏng của vật thể sao Nơtron rồi? Hay là điều gì khác?
Nó biến mất hoàn toàn rồi…
Tiếp theo đó là hàng trăm ngôi sao lớn nhỏ đụng vào phạm vi 5.000 km của mảnh vỡ sao Nơtron nhưng tất cả đều giống như vậy, biến mất không dấu vết, không hề có chút vết tích nào còn sót lại. Biến mất hoàn toàn!
- Chúng ta quay về thôi, trở về địa cầu mới…
Ưng nhìn thấy cả quá trình va chạm xong thì hạ mệnh lệnh này cho nhân viên vận hành. Tất cả mọi người đều nhìn thấy, sắc mặt của Ưng đột nhiên trở nên xanh xao.
/335
|