Editor: Earl Panda
Beta: Tiểu Điệp
********
Tôi với lão Dương nghe hắn nói thế, liền đồng thanh hỏi xem hắn nghĩra gì rồi. Hắn gãi đầu gãi tai, bảo: “Tôi chỉ đoán đại khái vậy thôi. Có khả năng ngọn đồng thụ này không phải là điểm mấu chốt, những khe rãnh trên mặt cây này có thể là dùng để tập trung nước lại, ví như nước mưa, máu hoặc sương đêm gì đó.”
Lão Dương liền hỏi hắn: “Có phải là giống như ngày xưa người ta gom sương đêm lại để pha trà dâng lên vua không? Thế thì nói làm gì? Toàn là nước không nguồn gốc(*) cả.”
(*) nguyên là “vô căn thủy”: hay còn gọi là thiên thủy, ám chỉ những loại nước rơi từ trên trời xuống như mưa, tuyết, sương, vân vân.
Trợ lý Lương lấy cây bút máy cạo ra một ít vết cặn màu đen trong rãnh. Đã trải qua hàng nghìn năm, không biết liệu những vết cặn này có phải chính là máu của tổ tiên đã khô cứng lại không, hay chỉ là nước mưa lắng đọng. Hắn nhìn mấy nhánh cây, nói: “Cậu trông, phía dưới những cành cây này có cái gì đó trông như lưỡi lê lấy máu, thông với giữa con rắn hai thân, hẳn là nhánh cây này có công dụng gì đó với đàn tế thờ. Khả năng là nó có liên quan đến huyết tế.”
Tôi không hiểu lắm, nên trợ lý Lương đành nói rõ hơn về những khe rãnh này vì sao lại có liên quan đến huyết tế, và cách thức tiến hành huyết tế.
Trợ lý Lương nói, thời Tây Chu, lễ hiến tế tuy không tàn bạo bằng thời nhà Thương, nhưng việc hiến tế người sống là khó tránh khỏi, cái gọi là điểm khác nhau giữa hai thời chỉ là ở cách giết người mà thôi. Ví dụ như, hiến tế cho thần thổ địa thì đem người chôn sống, hiến tế cho thần lửa thì thiêu sống, còn hiến tế cho hà bá thì quẳng xuống sông.
Ở đây, một cây thanh đồng đại thụ cao ngút trời như thế này có khả năng là loại thần thụ Phù Tang nhược mộc hoặc cây thần thờ Phục Hy(**), những loại thần thường phải dùng huyết tế.
(*) Nguyên văn là “câu mang”. Mình tra trên baike thấy bảo nó là mộc thần Phục Hy trong thần thoại Trung Quốc. Còn Phù tang nhược mộc thì là cái cây dâu lớn mọc ở đông hải, là nơi mặt trời mọc lên trong thần thoại.
Vừa rồi, máu của lão Thái chảy dọc theo cành cây thanh đồng, rồi vào giữa con rắn hai thân trên cây, rồi chảy thẳng xuống dưới. Nếu không phải vì đã có thiết kế sẵn thì máu không thể chảy một cách trơn tru như vậy được. Hơn nữa, trên bề mặt cành cây thanh đồng này có các dấu vết rất giống như lưỡi lê, như vậy là đã rõ, nơi này chắc chắn chỉ dùng để chuẩn bị tiến hành huyết tế.
Gọi là huyết tế, vì đại đa số lượng máu đều thấm hết vào đất. Lúc tế lễ, vật tế bị những nhánh cây thanh đồng đâm xuyên qua người mà chết, máu từ thi thể bị rút hết ra, chảy xuống rãnh giữa hai thân xà. Nếu máu không nửa đường đông lại thì sẽ chảy xuống tận rễ cây thanh đồng chôn sâu dưới lớp nham thạch, tượng trưng cho việc lấy máu kính dâng lên thánh thần.
Nói ví von lên, thì các rãnh hoa văn trên cây tựa như các ống dẫn máu trong phòng giải phẫu, thi thể là bệnh nhân, máu chảy ra từ xác đọng lại dù là nhiều hay ít thì cuối cùng vẫn theo ống dẫn máu chảy xuống các ống nước ngầm bên dưới. Chỉ khác cái, ở đây các ống dẫn máu được làm hoa văn nhìn cứ như đồ để trang trí. Hẳn đó là lý do vì sao ở trên các con rắn hai thân đều có các rãnh được khắc rất sâu, không hợp với chuẩn mực thường thấy.
Những lễ hiến tế có quy mô lớn và tàn nhẫn như vậy, cho dù có là đất nước cường thịnh giàu có đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng không dám tiến hành thường xuyên. Vì vậy, các ghi chép trong những sách cổ về điều này cũng chỉ toàn những thứ lẻ tẻ vụn vặt, chứ còn cụ thể quá trình ra sao, cần bao nhiều vật tế, không một ai có thể biết được.
Tôi nghe trợ lý Lương nói mà không khỏi nể phục trước trí tuệ của người xưa, đồng thời cũng cảm thấy có phần thất vọng. Một công trình vĩ đại như vậy lại chỉ là một công cụ giết người hàng loạt, thật là ngu xuẩn hết mức. Cứ nghĩ đến việc trên cành cây kia có biết bao nhiêu nô lệ đã bị đóng đinh treo lên đó, máu đổ xuống theo những khe rãnh, biến cả thân cây thành một cái cột đẫm máu, tôi lại thấy rùng mình như thể có khí lạnh đến thấu xương tỏa ra từ các rãnh trên thân cây thanh đồng.
Hơi chột dạ, tôi bèn nói với lão Dương: “Chúng ta đi nhanh lên tí đi, không chờ chốc nữa máu của lão Thái chảy xuống dưới, cái cây thần kia lại tưởng có người đến hiến tế, các cụ thánh thần trồi lên biến bọn mình thành vật tế thì tiêu.”
Lão Dương vốn không thèm để tâm đến lời của trợ lý Lương, liền nói với tôi: “Cậu đừng có tin lời hắn làm gì. Trung Hoa dân quốc thời đó móc đâu ra lắm dân số đến thế cho cậu đồ sát cơ chứ. Tôi thấy, số máu bị nghẽn ở đây là máu heo máu dê thì có, mà nói không chừng, mình bò lên trên chút nữa là thấy đặc sản thịt heo khô nghìn năm cắm ở trển á. Huống hồ, cho dù vật tế đó có là người đi chăng nữa, khi người đã chết thì máu sẽ đông rất nhanh, cậu yên tâm đi, ở trên này cao như vậy, máu làm sao mà trôi xuống tận dưới được? Hơn nữa, máu cậu á, có mà khiến các cụ phát tởm chứ ai thèm vào. Ngày xưa người ta sống gần gũi với thiên nhiên, toàn ăn rau cỏ tươi tốt không thuốc trừ sâu, toàn uống nước trong lành mát lạnh không ô nhiễm, thế nên máu người ta còn có chút vị ngọt. Chứ còn cậu, máu chảy ra, khẳng định các cụ uống vào là ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy với táo bón ngay lập tức, thế nên mới nói đây toàn trò bịp cả.”
Tôi nghe xong gân trên trán trồi lên ầm ầm, không khỏi mở miệng mắng: “Tôi nhổ vào, cái gì mà máu tôi có độc hả? Mẹ nó cứ phải vả vào mồm thì cậu mới yên được à?”
Trợ lý Lương trông tôi nổi cáu liền giảng hòa: “Hai vị, cần phải biết xem xét thời thế nha, với tình hình hiện giờ mà còn nói đùa được. Mấy người có cảm thấy những cái cành cây này càng ngày càng xen dày đặc không? Nếu cứ thế này thì hẳn sẽ khó leo lên trên.”
Lão Dương nói: “Ở đây vốn cành cây lỉa chỉa chỗ dày chỗ thưa, phải là càng dày càng tốt chứ, ông anh tính bảo càng thưa càng tốt, tốt nhất là mỗi cành cây cách nhau hai mét đi, thế thì có mà chúng ta xếp đè lên nhau mà leo lên à?”
Tôi bảo lão Dương: “Cậu đừng có mà kết luận vội. Tôi thấy nó cũng không ổn lắm đâu, cậu bật đèn pin lên xem thử xem.”
Lúc mới leo lên trên, chúng tôi vẫn dùng đuốc để chiếu sáng, vì cái đèn trong túi của lão Thái không còn dư dả pin gì cho cam nên chúng tôi không muốn lãng phí. Thế nhưng, giờ muốn soi rõ vật ở xa thì không dùng đuốc được.
Lão Dương bật đèn pin, chiếu ánh sáng lên trên. Chỉ thấy trên đỉnh đầu chúng tôi là những nhánh cây thanh đồng càng ngày càng đan xen dày đặc, mới chỉ lên có bảy, tám mét mà trông đã um tùm kín mít như bụi gai, nếu muốn tiếp tục leo lên nữa thì chỉ còn cách đổi hướng, đi ngược ra phía ngoài, sau đó dẫm lên đầu nhọn của các nhánh cây mà bò lên. Tuy nhiên, làm như vậy còn nguy hiểm hơn cả việc bám sát thân cây thanh đồng mà trèo lên rất nhiều.
Chuyện đã đến nước này, thì phía trước có là hang hùm hang gấu tôi cũng muốn xông pha. Lão Dương bảo chúng tôi đứng yên tại chỗ, rồi hắn bò ra các nhánh cây bên ngoài trước, sau đó ném một đầu sợi dây thừng kiếm được từ chỗ lão Thái xuống dưới. Tôi với trợ lý Lương nắm lấy sợi dây, theo đó trèo lên.
Nhìn qua nhìn lại, tình hình đã không còn giống như lúc ở phía dưới trông lên nữa. Các nhánh cây thanh đồng xen nhau dày đặc đến mức không còn chỗ để chen tay vào. Tôi leo được một đoạn, bụng thầm nhủ, thảo nào lão Thái lại dễ ngã xuống đến vậy, trông chiều hướng này đây, càng đi lên nữa càng ít chỗ để đặt chân, chỉ cần không cẩn thận, hoặc bị gió lùa mạnh một cái, là được xuống dưới kia nhắm rượu với lão Thái ngay.
Lúc này lão Dương leo rất nhanh, tôi chẳng còn hơi sức đâu mà đi gọi hắn nữa, chỉ có thể vừa lấy lại tinh thần, vừa gắng không để bị tụt lại phía sau, đồng thời luôn luôn tự nhắc nhở bản thân cẩn thận kẻo trượt chân ngã. Cây đuốc lúc này không được sử dụng nữa, vì căn bản chẳng ai còn rảnh tay để mà vừa cầm vừa leo. Tôi đành dập tắt đuốc rồi đeo ở bên hông mình.
Địa hình đoạn đường này vô cùng nguy hiểm nên hầu như không một ai dám mở mồm nói năng gì. Rất nhanh, dưới ánh sáng đèn pin, tôi chợt phát hiện vách tường đá xung quanh cây thanh đồng bắt đầu thay đổi. Những thạch nhũ thiên nhiên xuất hiện cùng với muối mỏ hòa tan, hiển nhiên quy mô nơi này đã vượt quá khả năng kiến tạo của con người, quãng hang động trên này hẳn là hình thành hoàn toàn tự nhiên.
Càng đi, vách tường đá càng thu hẹp lại. Tôi nhìn thấy trên hai bên vách đá bắt đầu xuất hiện nhiều hang, hốc lớn nhỏ khác nhau, cũng không sâu lắm, vừa đủ nhìn thấy đáy. Bên trong các hang, hốc có chứa mấy cái gì đó, khi chiếu đèn pin lên sẽ có những phản ứng nhất định. Điều này khiến tôi thấy bất an, nhưng vách đá cách chúng tôi những hơn mười mét, kể cả cho dù có chuyện gì xấu, tôi cũng không tin là nó có thể gây ảnh hưởng được đến chúng tôi.
Tôi mải chú ý đến mấy cái hang hốc trên vách đá, không để ý lão Dương với trợ lý Lương ở phía trên đã dừng lại tự lúc nào. Mãi cho đến khi va đúng vào mông trợ lý Lương tôi mới giật mình ngẩng lên nhìn, chỉ thấy trên đó xuất hiện rất nhiều con khỉ đeo mặt nạ, giống bọn khỉ mà chúng tôi lúc trước gặp ở dưới kia.
Nhìn kỹ lần nữa, tôi mới phát hiện ra những con khỉ này đều đã chết. Xác khỉ bị gió nóng sấy cho khô quắt, méo mó kì dị. Tay chân mắc cả vào các cành cây đan xen dày đặc nên xác mới không bị rơi xuống. Cả thảy có hơn mười xác khỉ – mà kỳ quái thay, xác đã khô quắt rồi nhưng mặt nạ vẫn không bị rớt ra – yên lặng đứng đó nhìn chúng tôi chằm chằm, tựa như chúng có thể bất thình lình sống lại bất cứ lúc nào.
Chúng tôi chầm chậm tiến lại gần, chú ý quan sát những thứ kỳ quái này.
Cơ thể bọn khỉ dường như bị mắc một loại bệnh ngoài da nào đó, lông tóc phần lớn bị bóc ra, để lộ lớp da màu xám trắng trông khá giống với da người, thế nhưng khi nhìn kĩ lại thấy các vết lốm đốm rất rõ ràng. Vóc dáng những con khỉ này khoảng cỡ bằng một đứa trẻ mười lăm, mười sáu tuổi (đương nhiên là không tính Diêu Minh (Yao Ming =]]) rồi ), hoặc có thể lớn hơn một chút, tôi không chắc lắm. Trong cái tình huống như thế này, tôi còn hơi đâu mà nhìn người đoán chiều cao.
Mặt nạ của bọn khỉ nhìn qua thì là làm bằng đá, được mài một cách vô cùng hoàn hảo, hoàn hảo đến mức tôi còn nghi là nó được làm bằng gốm sứ. Đến xem chỗ mặt nạ gắn vào mặt bọn khỉ mới thấy, cái mặt nạ này dường như đã được in hẳn vào thịt, hẳn là dùng một phương pháp đẫm máu nào đó, khiến mặt nạ lẫn da thịt dính lẫn lộn cả vào nhau.
Xác khỉ phần lớn đều còn nguyên vẹn, còn lại một số ít chỉ có tay với chân. Đại khái là do thời gian đã quá lâu năm, xác khô quắt đến mức tự nhiên vỡ vụn.
Trợ lý Lương ngăn chúng tôi leo lên trước. Hắn chỉ vào một cái xác khô, nói: “Chờ một chút, tôi thấy tư thế mấy con khỉ này có hơi kỳ dị, hình như đã thấy ở đâu rồi thì phải, đợi tôi đến nhìn kỹ xem sao.”
Lão Dương nói với hắn: “Ông anh lắm chuyện nó vừa vừa thôi, cái gì cũng hết xem rồi ngắm. Làm ơn cẩn thận chút cho tôi nhờ, coi chừng lát nữa mấy con khỉ kia nó ngứa mắt ông thì bỏ xừ!”
Trợ lý Lương không để ý đến lời của lão Dương, rón rén đến gần một cái xác khỉ gần nhất, cầm lấy cái mặt nạ của nó. Da mặt khô quắt lập tức rạn nứt, trợ lý Lương nhẹ nhõm kéo cả cái mặt nạ xuống. Hắn dí lại gần bộ mặt của cái xác khô nhìn ngó một lúc, rồi quay đầu nói với chúng tôi: “Hai…vị, cái này… hình như không phải là khỉ, đây là… mặt người a.”
Beta: Tiểu Điệp
********
Tôi với lão Dương nghe hắn nói thế, liền đồng thanh hỏi xem hắn nghĩra gì rồi. Hắn gãi đầu gãi tai, bảo: “Tôi chỉ đoán đại khái vậy thôi. Có khả năng ngọn đồng thụ này không phải là điểm mấu chốt, những khe rãnh trên mặt cây này có thể là dùng để tập trung nước lại, ví như nước mưa, máu hoặc sương đêm gì đó.”
Lão Dương liền hỏi hắn: “Có phải là giống như ngày xưa người ta gom sương đêm lại để pha trà dâng lên vua không? Thế thì nói làm gì? Toàn là nước không nguồn gốc(*) cả.”
(*) nguyên là “vô căn thủy”: hay còn gọi là thiên thủy, ám chỉ những loại nước rơi từ trên trời xuống như mưa, tuyết, sương, vân vân.
Trợ lý Lương lấy cây bút máy cạo ra một ít vết cặn màu đen trong rãnh. Đã trải qua hàng nghìn năm, không biết liệu những vết cặn này có phải chính là máu của tổ tiên đã khô cứng lại không, hay chỉ là nước mưa lắng đọng. Hắn nhìn mấy nhánh cây, nói: “Cậu trông, phía dưới những cành cây này có cái gì đó trông như lưỡi lê lấy máu, thông với giữa con rắn hai thân, hẳn là nhánh cây này có công dụng gì đó với đàn tế thờ. Khả năng là nó có liên quan đến huyết tế.”
Tôi không hiểu lắm, nên trợ lý Lương đành nói rõ hơn về những khe rãnh này vì sao lại có liên quan đến huyết tế, và cách thức tiến hành huyết tế.
Trợ lý Lương nói, thời Tây Chu, lễ hiến tế tuy không tàn bạo bằng thời nhà Thương, nhưng việc hiến tế người sống là khó tránh khỏi, cái gọi là điểm khác nhau giữa hai thời chỉ là ở cách giết người mà thôi. Ví dụ như, hiến tế cho thần thổ địa thì đem người chôn sống, hiến tế cho thần lửa thì thiêu sống, còn hiến tế cho hà bá thì quẳng xuống sông.
Ở đây, một cây thanh đồng đại thụ cao ngút trời như thế này có khả năng là loại thần thụ Phù Tang nhược mộc hoặc cây thần thờ Phục Hy(**), những loại thần thường phải dùng huyết tế.
(*) Nguyên văn là “câu mang”. Mình tra trên baike thấy bảo nó là mộc thần Phục Hy trong thần thoại Trung Quốc. Còn Phù tang nhược mộc thì là cái cây dâu lớn mọc ở đông hải, là nơi mặt trời mọc lên trong thần thoại.
Vừa rồi, máu của lão Thái chảy dọc theo cành cây thanh đồng, rồi vào giữa con rắn hai thân trên cây, rồi chảy thẳng xuống dưới. Nếu không phải vì đã có thiết kế sẵn thì máu không thể chảy một cách trơn tru như vậy được. Hơn nữa, trên bề mặt cành cây thanh đồng này có các dấu vết rất giống như lưỡi lê, như vậy là đã rõ, nơi này chắc chắn chỉ dùng để chuẩn bị tiến hành huyết tế.
Gọi là huyết tế, vì đại đa số lượng máu đều thấm hết vào đất. Lúc tế lễ, vật tế bị những nhánh cây thanh đồng đâm xuyên qua người mà chết, máu từ thi thể bị rút hết ra, chảy xuống rãnh giữa hai thân xà. Nếu máu không nửa đường đông lại thì sẽ chảy xuống tận rễ cây thanh đồng chôn sâu dưới lớp nham thạch, tượng trưng cho việc lấy máu kính dâng lên thánh thần.
Nói ví von lên, thì các rãnh hoa văn trên cây tựa như các ống dẫn máu trong phòng giải phẫu, thi thể là bệnh nhân, máu chảy ra từ xác đọng lại dù là nhiều hay ít thì cuối cùng vẫn theo ống dẫn máu chảy xuống các ống nước ngầm bên dưới. Chỉ khác cái, ở đây các ống dẫn máu được làm hoa văn nhìn cứ như đồ để trang trí. Hẳn đó là lý do vì sao ở trên các con rắn hai thân đều có các rãnh được khắc rất sâu, không hợp với chuẩn mực thường thấy.
Những lễ hiến tế có quy mô lớn và tàn nhẫn như vậy, cho dù có là đất nước cường thịnh giàu có đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng không dám tiến hành thường xuyên. Vì vậy, các ghi chép trong những sách cổ về điều này cũng chỉ toàn những thứ lẻ tẻ vụn vặt, chứ còn cụ thể quá trình ra sao, cần bao nhiều vật tế, không một ai có thể biết được.
Tôi nghe trợ lý Lương nói mà không khỏi nể phục trước trí tuệ của người xưa, đồng thời cũng cảm thấy có phần thất vọng. Một công trình vĩ đại như vậy lại chỉ là một công cụ giết người hàng loạt, thật là ngu xuẩn hết mức. Cứ nghĩ đến việc trên cành cây kia có biết bao nhiêu nô lệ đã bị đóng đinh treo lên đó, máu đổ xuống theo những khe rãnh, biến cả thân cây thành một cái cột đẫm máu, tôi lại thấy rùng mình như thể có khí lạnh đến thấu xương tỏa ra từ các rãnh trên thân cây thanh đồng.
Hơi chột dạ, tôi bèn nói với lão Dương: “Chúng ta đi nhanh lên tí đi, không chờ chốc nữa máu của lão Thái chảy xuống dưới, cái cây thần kia lại tưởng có người đến hiến tế, các cụ thánh thần trồi lên biến bọn mình thành vật tế thì tiêu.”
Lão Dương vốn không thèm để tâm đến lời của trợ lý Lương, liền nói với tôi: “Cậu đừng có tin lời hắn làm gì. Trung Hoa dân quốc thời đó móc đâu ra lắm dân số đến thế cho cậu đồ sát cơ chứ. Tôi thấy, số máu bị nghẽn ở đây là máu heo máu dê thì có, mà nói không chừng, mình bò lên trên chút nữa là thấy đặc sản thịt heo khô nghìn năm cắm ở trển á. Huống hồ, cho dù vật tế đó có là người đi chăng nữa, khi người đã chết thì máu sẽ đông rất nhanh, cậu yên tâm đi, ở trên này cao như vậy, máu làm sao mà trôi xuống tận dưới được? Hơn nữa, máu cậu á, có mà khiến các cụ phát tởm chứ ai thèm vào. Ngày xưa người ta sống gần gũi với thiên nhiên, toàn ăn rau cỏ tươi tốt không thuốc trừ sâu, toàn uống nước trong lành mát lạnh không ô nhiễm, thế nên máu người ta còn có chút vị ngọt. Chứ còn cậu, máu chảy ra, khẳng định các cụ uống vào là ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy với táo bón ngay lập tức, thế nên mới nói đây toàn trò bịp cả.”
Tôi nghe xong gân trên trán trồi lên ầm ầm, không khỏi mở miệng mắng: “Tôi nhổ vào, cái gì mà máu tôi có độc hả? Mẹ nó cứ phải vả vào mồm thì cậu mới yên được à?”
Trợ lý Lương trông tôi nổi cáu liền giảng hòa: “Hai vị, cần phải biết xem xét thời thế nha, với tình hình hiện giờ mà còn nói đùa được. Mấy người có cảm thấy những cái cành cây này càng ngày càng xen dày đặc không? Nếu cứ thế này thì hẳn sẽ khó leo lên trên.”
Lão Dương nói: “Ở đây vốn cành cây lỉa chỉa chỗ dày chỗ thưa, phải là càng dày càng tốt chứ, ông anh tính bảo càng thưa càng tốt, tốt nhất là mỗi cành cây cách nhau hai mét đi, thế thì có mà chúng ta xếp đè lên nhau mà leo lên à?”
Tôi bảo lão Dương: “Cậu đừng có mà kết luận vội. Tôi thấy nó cũng không ổn lắm đâu, cậu bật đèn pin lên xem thử xem.”
Lúc mới leo lên trên, chúng tôi vẫn dùng đuốc để chiếu sáng, vì cái đèn trong túi của lão Thái không còn dư dả pin gì cho cam nên chúng tôi không muốn lãng phí. Thế nhưng, giờ muốn soi rõ vật ở xa thì không dùng đuốc được.
Lão Dương bật đèn pin, chiếu ánh sáng lên trên. Chỉ thấy trên đỉnh đầu chúng tôi là những nhánh cây thanh đồng càng ngày càng đan xen dày đặc, mới chỉ lên có bảy, tám mét mà trông đã um tùm kín mít như bụi gai, nếu muốn tiếp tục leo lên nữa thì chỉ còn cách đổi hướng, đi ngược ra phía ngoài, sau đó dẫm lên đầu nhọn của các nhánh cây mà bò lên. Tuy nhiên, làm như vậy còn nguy hiểm hơn cả việc bám sát thân cây thanh đồng mà trèo lên rất nhiều.
Chuyện đã đến nước này, thì phía trước có là hang hùm hang gấu tôi cũng muốn xông pha. Lão Dương bảo chúng tôi đứng yên tại chỗ, rồi hắn bò ra các nhánh cây bên ngoài trước, sau đó ném một đầu sợi dây thừng kiếm được từ chỗ lão Thái xuống dưới. Tôi với trợ lý Lương nắm lấy sợi dây, theo đó trèo lên.
Nhìn qua nhìn lại, tình hình đã không còn giống như lúc ở phía dưới trông lên nữa. Các nhánh cây thanh đồng xen nhau dày đặc đến mức không còn chỗ để chen tay vào. Tôi leo được một đoạn, bụng thầm nhủ, thảo nào lão Thái lại dễ ngã xuống đến vậy, trông chiều hướng này đây, càng đi lên nữa càng ít chỗ để đặt chân, chỉ cần không cẩn thận, hoặc bị gió lùa mạnh một cái, là được xuống dưới kia nhắm rượu với lão Thái ngay.
Lúc này lão Dương leo rất nhanh, tôi chẳng còn hơi sức đâu mà đi gọi hắn nữa, chỉ có thể vừa lấy lại tinh thần, vừa gắng không để bị tụt lại phía sau, đồng thời luôn luôn tự nhắc nhở bản thân cẩn thận kẻo trượt chân ngã. Cây đuốc lúc này không được sử dụng nữa, vì căn bản chẳng ai còn rảnh tay để mà vừa cầm vừa leo. Tôi đành dập tắt đuốc rồi đeo ở bên hông mình.
Địa hình đoạn đường này vô cùng nguy hiểm nên hầu như không một ai dám mở mồm nói năng gì. Rất nhanh, dưới ánh sáng đèn pin, tôi chợt phát hiện vách tường đá xung quanh cây thanh đồng bắt đầu thay đổi. Những thạch nhũ thiên nhiên xuất hiện cùng với muối mỏ hòa tan, hiển nhiên quy mô nơi này đã vượt quá khả năng kiến tạo của con người, quãng hang động trên này hẳn là hình thành hoàn toàn tự nhiên.
Càng đi, vách tường đá càng thu hẹp lại. Tôi nhìn thấy trên hai bên vách đá bắt đầu xuất hiện nhiều hang, hốc lớn nhỏ khác nhau, cũng không sâu lắm, vừa đủ nhìn thấy đáy. Bên trong các hang, hốc có chứa mấy cái gì đó, khi chiếu đèn pin lên sẽ có những phản ứng nhất định. Điều này khiến tôi thấy bất an, nhưng vách đá cách chúng tôi những hơn mười mét, kể cả cho dù có chuyện gì xấu, tôi cũng không tin là nó có thể gây ảnh hưởng được đến chúng tôi.
Tôi mải chú ý đến mấy cái hang hốc trên vách đá, không để ý lão Dương với trợ lý Lương ở phía trên đã dừng lại tự lúc nào. Mãi cho đến khi va đúng vào mông trợ lý Lương tôi mới giật mình ngẩng lên nhìn, chỉ thấy trên đó xuất hiện rất nhiều con khỉ đeo mặt nạ, giống bọn khỉ mà chúng tôi lúc trước gặp ở dưới kia.
Nhìn kỹ lần nữa, tôi mới phát hiện ra những con khỉ này đều đã chết. Xác khỉ bị gió nóng sấy cho khô quắt, méo mó kì dị. Tay chân mắc cả vào các cành cây đan xen dày đặc nên xác mới không bị rơi xuống. Cả thảy có hơn mười xác khỉ – mà kỳ quái thay, xác đã khô quắt rồi nhưng mặt nạ vẫn không bị rớt ra – yên lặng đứng đó nhìn chúng tôi chằm chằm, tựa như chúng có thể bất thình lình sống lại bất cứ lúc nào.
Chúng tôi chầm chậm tiến lại gần, chú ý quan sát những thứ kỳ quái này.
Cơ thể bọn khỉ dường như bị mắc một loại bệnh ngoài da nào đó, lông tóc phần lớn bị bóc ra, để lộ lớp da màu xám trắng trông khá giống với da người, thế nhưng khi nhìn kĩ lại thấy các vết lốm đốm rất rõ ràng. Vóc dáng những con khỉ này khoảng cỡ bằng một đứa trẻ mười lăm, mười sáu tuổi (đương nhiên là không tính Diêu Minh (Yao Ming =]]) rồi ), hoặc có thể lớn hơn một chút, tôi không chắc lắm. Trong cái tình huống như thế này, tôi còn hơi đâu mà nhìn người đoán chiều cao.
Mặt nạ của bọn khỉ nhìn qua thì là làm bằng đá, được mài một cách vô cùng hoàn hảo, hoàn hảo đến mức tôi còn nghi là nó được làm bằng gốm sứ. Đến xem chỗ mặt nạ gắn vào mặt bọn khỉ mới thấy, cái mặt nạ này dường như đã được in hẳn vào thịt, hẳn là dùng một phương pháp đẫm máu nào đó, khiến mặt nạ lẫn da thịt dính lẫn lộn cả vào nhau.
Xác khỉ phần lớn đều còn nguyên vẹn, còn lại một số ít chỉ có tay với chân. Đại khái là do thời gian đã quá lâu năm, xác khô quắt đến mức tự nhiên vỡ vụn.
Trợ lý Lương ngăn chúng tôi leo lên trước. Hắn chỉ vào một cái xác khô, nói: “Chờ một chút, tôi thấy tư thế mấy con khỉ này có hơi kỳ dị, hình như đã thấy ở đâu rồi thì phải, đợi tôi đến nhìn kỹ xem sao.”
Lão Dương nói với hắn: “Ông anh lắm chuyện nó vừa vừa thôi, cái gì cũng hết xem rồi ngắm. Làm ơn cẩn thận chút cho tôi nhờ, coi chừng lát nữa mấy con khỉ kia nó ngứa mắt ông thì bỏ xừ!”
Trợ lý Lương không để ý đến lời của lão Dương, rón rén đến gần một cái xác khỉ gần nhất, cầm lấy cái mặt nạ của nó. Da mặt khô quắt lập tức rạn nứt, trợ lý Lương nhẹ nhõm kéo cả cái mặt nạ xuống. Hắn dí lại gần bộ mặt của cái xác khô nhìn ngó một lúc, rồi quay đầu nói với chúng tôi: “Hai…vị, cái này… hình như không phải là khỉ, đây là… mặt người a.”
/502
|