Editor: Earl Panda
Beta: Thanh Du
~0O0~
Quan hệ của tôi với lão Hải chẳng tốt đẹp đến mức không giấu nhau điều gì. Bình thường thỉnh thoảng cũng cùng nhau làm ăn vài mối, khi mới quen biết sơ sơ tôi gọi ông ta một tiếng “chú” cho ông ta chút thể diện. Thế mà bây giờ tự dưng ông ta muốn tiếp cận tôi thì quả là có vấn đề. Nghĩ thì thế, nhưng tôi không biểu lộ ra ngoài trước mặt cô nhóc kia. Thuận miệng đáp, tôi hỏi: “Sao thế? Ổng tra được tin tức gì à?”
Tần Hải Đình cười xấu xa: “Chú em bảo, đến lúc đó hẵng nói anh nghe, em cũng chẳng biết là chuyện gì xảy ra đâu, xin đừng dò hỏi nữa.”
Tôi chửi thầmmột tiếng trong bụng, cái lão già gian thương này hẳn là muốn lợi dụng kiếm chác gì đó đây.
Sang ngày thứ ba, quả nhiên lão Hải đến nơi. Tôi đón ông ta từ bến tàu hỏa, dẫn ông ta ra đường lớn tìm quán rượu. Lúc ở trên xe, tôi hỏi ông ta rốt cục đã nghe ngóng được tin tức gì, ổng mà dám lừa gạt tôi, nhất định tôi sẽ không tha cho ổng.
Lão Hải lạnh đến run lập cập cả người, nói: “Phép vua còn thua lệ làng, trên địa bàn của cậu tui sao dám lừa cậu cái gì. Cơ mà chúng ta đừng nói chuyện ở chỗ này, tui sắp chết cóng rồi đây.”
Tôi đưa ông ta đến một quán rượu, cất hành lý, tìm một bàn ngồi xuống. Sau đó gọi bình rượu nóng, uống mấy chén lót dạ, cuối cùng cũng ấm người lên được một chút.
Tôi nhìn ông ta nốc rượu ừng ực, biết ông ta no nê rồi, mới hỏi: “Được rồi, đã ăn uống no say, bây giờ thì nói đi, rốt cục ông đã tra ra chuyện gì rồi?”
Ông ta chép chép miệng, cười hì hì, rồi lấy từ trong túi hành lý ra một xấp giấy, vỗ vỗ lên bàn: “Xem cái này đi.”
Tôi cầm lên xem. Đó là một tờ báo cũ đã ố vàng, xem ngày tháng mới biết nó xuất bản năm 1974. Trên đó có dấu khoanh tròn một mẩu tin, là một bức ảnh đen trắng. Tuy nhìn không rõ cho lắm, nhưng tôi vẫn nhận ra trên ảnh chụp là một con xà mi đồng ngư, xung quanh còn có nhiều văn vật lẻ tẻ khác, hình như là một loại Phật châu tràng hạt gì đó.
Tuy nhiên hình dáng con cá này không giống với cái tôi có và cái của chú Ba. Đường vào ngôi mộ dưới đáy biển đặt một pho tượng, trên trán tượng chạm khắc một phù điêu hình ba con cá, con này hẳn là con nằm trên cùng của bức phù điêu. Nói vậy, tức là cả ba con cá này đều có thật. Tôi hỏi lão Hải: “Sao ông tìm được tờ báo này vậy? Đằng sau có bí ẩn gì chăng?”
Lão Hải nói: “Trong nhóm tui gần đây có một ông chủ lớn chuyên mua bán báo chí cũ, cậu biết đấy, kẻ có tiền muốn gì mà chả được. Cậu xem, đây là báo văn hóa Quảng Tây năm 74. Hắn muốn tui tìm đủ số báo từ tháng giêng đến tháng mười hai, tui phải lặn lội suốt hai tháng trời mới gom góp đủ đấy. Mấy hôm gần đây cần phải giao hàng, lúc kiểm tra lại, vừa nhìn lướt qua lại thấy ngay bản tin này. Cậu nói xem có khéo không cơ chứ? Tờ báo này ra năm 74, sang năm 75 là ngừng rồi, rất hiếm trên thị trường nha. Số cậu may thật đấy, tui mà không để ý chút nữa là xong hết luôn đó.”
Tôi liếc xuống nhìn chăm chú, phía dưới ảnh chụp là một mẩu tin ngắn dài khoảng ba trăm chữ, đại ý cá này tìm được ở Quảng Tây, trong một tòa tháp của một ngôi chùa Phật. Trải qua năm tháng mài mòn, đến một ngày ngọn tháp kia tự nhiên sụp xuống, lúc thu dọn đống phế tích người ta phát hiện ra một địa cung bên dưới. Trong địa cung có mấy quyển kinh thư đã ngấm nước nát rữa gần hết cùng một rương báu vật, trong rương lại chỉ có duy nhất con cá này. Các chuyên gia suy đoán rằng nó là di vật của tăng nhân nửa cuối thời Bắc Tống.
Bắc Tống? Tôi châm một điếu thuốc, dựa người vào ghế, trong lòng âm thầm suy tính. Giống xà mi đồng ngư này, con thứ nhất xuất hiện trong hầm mộ chư hầu cuối thời Chiến quốc, con thứ hai tìm thấy ở ngôi mộ dưới đáy biển thời cuối Nguyên đầu Minh, con thứ ba lại xuất hiện trong địa cung một ngôi Phật tháp thời Bắc Tống. Thế quái nào mà không gian thời gian lại chẳng liên quan gì đến nhau thế này.
Tôi lật giở mấy trang khác của tờ báo mới biết chỉ có mỗi mẩu tin về con xà mi đồng ngư thôi, nội dung còn lại cũng chẳng có gì mới mẻ. Tôi vẫn không biết gì về con cá này cả, nghĩ cũng thấy phiền muộn, bèn đứng lên.
Lão Hải nhìn vẻ mặt của tôi, mở lời: “Cậu đừng nhụt chí, tui còn nói chưa xong. Câu chuyện phía sau mới là đặc sắc nè.”
Tôi nhíu mày: “Là sao? Lẽ nào tờ báo này còn có thể moi móc biến hóa ra thêm thông tin gì nữa à?”
Lão Hải gật đầu, nói: “Ây dà, nếu có mỗi chuyện tờ báo thôi thì tui cần gì một thân một mình lết xác đến Hàng Châu tìm cậu, đúng không? Chuyện này ấy, còn phải kể từ lúc bắt đầu. Được rồi, cậu cũng đã qua lại quen biết nhiều, vậy có biết một người gọi là Trần Bì A Tứ không?”
Tôi nghe xong khẽ giật mình. Trần Bì A Tứ là một thổ phu tử nổi danh ở Trường Sa năm xưa, một tay sành sỏi, nhân vật tầm cỡ trong giới cùng với ông nội tôi. Nghe nói hiện giờ đã hơn chín mươi tuổi, kể từ khi mắt bị mù mười năm về trước đã không còn xuất hiện nữa, không rõ sống chết ra sao, chỉ biết ông nội tôi vẫn hay nhắc đến tên người này, có lẽ danh tiếng vẫn còn rất oách.
Có điều người này lại không giống với ông nội tôi. Ông ta là kẻ sống dựa vào lưỡi đao, không chỉ đơn giản trộm mộ thôi, mà bất cứ chuyện phóng hỏa giết người gì, miễn là có tiền, ông ta đều nhúng tay vào. Vì vậy thời trước giải phóng, người ta vẫn thường gọi ông ta là Thế Đầu A Tứ, ý nói ông ta giết người dễ như cạo đầu cắt tóc vậy, không hề do dự chút nào.
Nghe lão Hải nhắc tên người này, tôi có hơi bất ngờ. Bởi lẽ người này không phải nhân vật lớn cùng thời với bọn tôi, cho đến bây giờ tôi còn chưa gặp ông ta lần nào, chẳng nhẽ con cá này lại có liên quan đến ông ta? Câu chuyện phía sau xà mi đồng ngư, cho dù không liên quan đến tôi, nhưng chắc chắn cũng đáng để nghe kể một lần.
Lão Hải thấy tôi im lặng không nói câu nào, tưởng tôi không biết, bèn tiếp: “Chuyện của Trần Tứ gia cậu không biết cũng phải, ông ta vốn không phải người cùng thế hệ với chúng ta. Nhưng tui phải nói cậu hay, con xà mi đồng ngư trong tờ báo này là do chính tay ông ta lấy từ trong địa cung Phật tháp ra đấy. Sự tình không hề đơn giản như trong tờ báo nói đâu.” Nói đoạn ông ta liền kể lại chuyện năm xưa, có giản lược đi đôi chút.
Hóa ra năm 1974, Trần Bì A Tứ cũng đã gần sáu mươi tuổi. Khi ấy mắt của ông ta còn chưa bị mù, mà đó lại là thời kỳ mười năm loạn lạc. Do năm xưa, trước giải phóng, ông ta đã từng làm trung đội trưởng trong quân của Quốc Dân Đảng, sau lại có mấy năm làm thổ phỉ, cho nên thân phận ông ta là bất hợp pháp, chỉ cần bắt được là có quyền giết ngay tại chỗ. Vì vậy, ông ta chỉ có thể hoạt động tại vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Tây, ngay cả thị trấn cũng không dám tiến vào nửa bước.
Vào đầu những năm Tứ cựu[1], rất nhiều di tích cổ đã bị đập phá gần hết. Trần Bì A Tứ đi qua rất nhiều địa phương ở Quảng Tây, bởi vì Quảng Tây thời cổ không được coi là thuộc Trung Nguyên, cũng không có mấy cổ mộ, cho nên trong suốt những năm đó, ông ta có thể nói là sống cũng hiền lành, trung thực. Nào ngờ năm ấy khi ông ta vừa kéo xe đòn chở hàng qua chốt kiểm kê lại tình cờ nói chuyện phiếm với mấy người dân tộc Mèo. Mấy người đó uống rất nhiều, có nhắc đến chuyện tòa tháp của ngôi chùa trong núi Con Mèo đã sụp, gây ra tiếng động rất lớn, cả nền đất cũng sụt xuống, lún thành một cái hố sâu hút. Đêm tòa tháp bị sụp, nhiều người còn nghe được tiếng kêu thảm thiết rất kỳ dị.
Trần Bì A Tứ nghe vậy thì lấy làm lạ, ông ta đã đến núi Con Mèo rất nhiều lần, ngôi chùa ở đó được tu sửa vô cùng kiên cố, sao lại có chuyện tòa tháp chùa bị sụp được? Hỏi ra tỉ mỉ mới hay, tòa tháp này cũng không hẳn là ở trên núi Con Mèo, mà nằm ngay ở rìa trung tâm của một ngọn núi gọi là “Núi Phật nằm”. Nơi này rất kỳ quái, bốn phía xung quanh đều là xóm làng, nhưng chính giữa lại là một vùng lòng chảo diện tích chừng hơn mười km vuông, độ cao so với mực nước biển rất thấp, bên trong cây cối rậm rạp, tán cây che phủ toàn bộ bầu trời. Thôn xóm nằm trên vách núi, rừng cây ở dưới vách núi, khoảng cách chênh lệch chỉ hơn một trăm mét nhưng lại là hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa cũng không có đường từ thôn xóm xuống phía dưới, muốn xuống vùng trũng này chỉ có cách dùng dây thừng đu xuống.
Dân bản xứ nói chắc chắn là có đường vào vùng lòng chảo này, nhưng vì cây cối ở đây quá rậm rạp, đi lại khó khăn. Trước đây người Mèo thường xuống đó để săn thú và hái thuốc, nhưng thường những người vào trong đều biến mất một cách kỳ lạ, cho nên nếu không có việc quan trọng thì chẳng ai muốn xuống dưới đó làm gì.
Tháp cổ kia được xây dựng đúng ở nơi này. Gần như nằm ở ngay trung tâm của vùng lòng chảo, bình thường mọi người đứng từ trên vách núi trông xuống chỉ có thể nhìn thấy xa xa mái nhọn của ngọn tháp nhô lên giữa các tán cây rậm rạp. Hơn nữa, ngọn tháp bị cây cối dây leo bám đầy, phần bên dưới không thể nhìn rõ được. Người Mèo nói hơn mười đời trước đã biết nơi này có một ngọn tháp, thế nhưng không ai nghĩ đến việc trèo xuống dưới đó xem, cho đến giờ đã thành thông lệ rồi. Một ngày gần đây bỗng dưng có tiếng nổ lớn, chạy ra nhìn đã không còn thấy mái nhọn của ngọn tháp nữa, bấy giờ mới biết nó bị sụp. Về phần ngôi tháp cổ này, dân bản xứ có rất nhiều giai thoại. Theo lời một người già kể lại, ngôi tháp cổ này trước đây do một cao tăng xây nên, dùng để trấn yêu, giờ tháp sụp, yêu quái sẽ tràn ra ngoài làm điều ác. Tiếng gào thét thảm thiết quái lạ kia chính là tiếng yêu quái giãy giụa thoát khỏi kết giới.
Trần Bì A Tứ nghe xong cảm thấy cực kì hào hứng. Ông ta mơ hồ có cảm giác vị trí của ngọn tháp và tiếng kêu mà người Mèo nghe thấy lúc nửa đêm kia có vẻ không hợp lý. Hễ là kiểu người như ông ta đều có trực giác rất lạ, có thể suy ra được thông tin từ lời kể của người khác, cộng thêm một chút bản năng nữa. Về điểm này, ở thế hệ chúng tôi khó mà tìm được một người như thế.
Trần Bì A Tứ suy nghĩ một lúc, rồi quyết định đi xem xét thêm.
Quảng Tây núi non trùng điệp, có thể nói là đứng đầu cả nước. Trong đó, núi Con Mèo có địa thế quan trọng: dãy núi vắt ngang qua ba huyện Hưng An, Tư Nguyên, Long Thắng; là đầu nguồn của ba nhánh sông Ly Giang, Tư Giang, Tầm Giang, và kế tiếp đó là hai hệ sông lớn Trường Giang, Châu Giang. Nơi này có rừng nhiệt đới nguyên sơ rất rộng lớn, trong đó có ngọn núi lớn nhất chính là cao điểm Lão Sơn, là nơi năm xưa Hồng quân Trung Quốc từng trường chinh đánh địch (Việt :’<). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều máy bay ném bom của đội Phi Hổ đến viện trợ đã mất tích một cách bí ẩn ở đây, vì vậy nơi này còn có nhiều lời đồn thổi ma quái.
Trần Bì A Tứ đi qua nhiều con đường vòng vèo trắc trở mới đến được một ngôi làng trong núi Phật Nằm. Đứng trên một mô đất cao, nhìn xuống vùng đất trũng ở giữa với núi non bao bọc xung quanh, mẹ kiếp, ngọn tháp kia còn lớn hơn cả những gì ông ta đã tưởng tượng. Tháp sụp đè lên làm đổ gãy nhiều cây cối, cho nên giữa cả một vùng rừng rậm xanh mướt tự dưng xuất hiện một khoảnh trống trơn. Đứng trên núi Phật Nằm không thể nhìn thấy vùng đất trống đó có gì, thế nhưng Trần Bì A Tứ vừa nhìn đã gần như phát hiện ngay ở vùng tháp bị sụp đó cây cối đều bị lún xuống đất, trông rất lộn xộn. Xem ra bên dưới ngọn tháp quả nhiên còn có thứ gì đó, hơn nữa, nó còn lớn hơn cả ngọn tháp.
Tôi nghe đến đây đã biết đó chính là “Kính Nhi Cung”. Kính Nhi Cung là tiếng địa phương của người Trường Sa trước giải phóng gọi những kiến trúc nằm dưới lòng đất với quy mô và cấu trúc giống hệt như trên mặt đất, trông giống một cái bóng phản chiếu của tòa nhà xuống mặt hồ vậy, trên dưới hai đầu đều đối xứng nhau chằn chặn.
Kính Nhi Cung, Bắc phái còn gọi là Thoi Âm Dương, ý chỉ tổng thể kiến trúc giống như một con thoi cắm trên mặt đất, một đầu là cõi âm, một đầu là dương gian. Có điều, ngôi cổ mộ hoặc công trình cổ này cực kỳ hiếm, bởi vì đa phần các di tích trên mặt đất đều đã bị phá hủy cả. Do vậy, cách nói này từ mười năm trước Giải Phóng đã không còn được ai sử dụng.
Trần Bì A Tứ chỉ cần nhìn cây cối thay đổi dần theo thứ tự là biết ngay thứ được chôn phía dưới chính là Kính Nhi Cung. Khả năng phán đoán bậc này, nếu không phải là một người có bề dày kinh nghiệm thì không thể nào làm được. Tôi không khỏi thầm than một tiếng, rồi định thần lại, tiếp tục nghe lão Hải kể chuyện.
Lòng tham nổi lên, Trần Bì A Tứ đã hạ quyết tâm. Địa cung bên dưới Phật tháp chỉ có thể có ba loại: xá lợi, kim thân của cao tăng nào đó, hoặc là kinh Phật với số lượng khổng lồ. Cái gì cũng đều vô giá cả.
Tuy nhiên, ông ta lại không phải người địa phương, hoạt động ở vùng này không thuận tiện. Thứ nhất, ông ta thân phận đặc biệt, xuất thân không tốt, thứ hai, thời đó hai tộc người Mèo và người Hán vẫn còn đang tranh chấp không ngừng, mấy ngôi làng ở đây đều là của người Mèo, nếu đi bậy vào có thể sẽ khiến người khác nghi ngờ.
Cân nhắc hết lần này đến lần khác, cuối cùng ông ta nghĩ ra được một kế sách. Ông ta bỏ nhiều tiền thuê một người Mèo địa phương dẫn đường, tự xưng mình là cán bộ trí thức lão thành từ bên ngoài về đây chi viện cho vùng biên giới[2], cách đây không lâu có một học trò của mình bị ngã xuống vách núi này. Người Mèo tính tình chất phác, không rành sự đời, nào có biết đây chỉ là quỷ kế. Anh ta vừa nghe có người bị ngã xuống núi, đã lập tức thông báo cho cả làng. Những thanh niên trai tráng người Mèo hò nhau buộc dây thừng vào một cái gùi, thả Trần Bì A Tứ cùng vài người thanh niên đi theo hỗ trợ lần lượt xuống vách núi.
Theo trí nhớ của Trần Bì A Tứ, lúc đi xuống hơn trăm mét vực này giống như là đang bước chân xuống âm tào địa phủ. Vách núi vô cùng hiểm trở, thể trọng của người khiến mấy sợi thừng căng sít, đặt mông ngồi trong gùi, chỉ cần một ngọn gió thổi qua là cả người lại bồng bềnh xoay tròn như con quay, cực kỳ chông chênh. Cho đến khi ông ta đi qua tầng tầng tán cây dày đặc, xuống tận đáy rừng sâu, thì cũng chỉ còn lại nửa cái mạng.
Dưới tán rừng rậm u ám tối tăm hầu như không thấy ánh mặt trời, trong không khí lại lởn vởn mùi khí metan. Ở đây cây cối có rất nhiều loại, nhưng xuất hiện nhiều nhất vẫn là rêu xanh. Bùn đất rất xốp, gần như không thể đứng thẳng được.
Sau khi xuống đến nơi, Trần Bì A Tứ giả bộ mình bị kiệt sức (thực ra là sợ quá nên giấu thôi), ra một chỗ mà ngồi thở dốc. Thủ lĩnh người Mèo trông ông ta không còn trẻ nữa, có thể nói là sắp thành lão già đến nơi rồi, nên cứ để ông ta ngồi đó chờ, còn mình thì đốt đuốc cùng những người khác lùng sục, tìm kiếm theo phương hướng mà ông ta đã chỉ.
Khi đám người vừa đi khỏi, Trần Bì A Tứ lập tức móc ra một cái la bàn, dựa theo vị trí đã ghi nhớ trước đó, chui vào sâu trong khu rừng thẳm. Ông ta ước lượng, khu rừng này tương đối rộng, người Mèo muốn đi hết cũng mất cả buổi tối, với bản lĩnh cả ông ta, hẳn chừng đó thời gian cũng đủ để tìm được lối vào Kính Nhi Cung rồi quay về chỗ cũ. Chỉ có một điều đáng tiếc là lúc này ông ta lại không có đầy đủ trang bị cần thiết, có thể vào đến nơi hay không còn phải xem phúc phận ông ta thế nào đã.
Lơ ngơ đi trong rừng suốt bốn tiếng đồng hồ, dựa vào la bàn cộng với tính quyết đoán có được từ bao nhiêu năm lăn lộn vào nam ra bắc, Trần Bì A Tứ cuối cùng cũng đến được vùng núi Phật Nằm trong kế hoạch, hay cũng chính là một tòa tháp bốn cạnh – di tích của ngôi chùa xưa.
Càng bước sâu vào trong, Trần Bì A Tứ càng thấy nhiều những mái hiên trơ trọi hay các bức tường đổ nát, hiển nhiên kiến trúc cổ ở đây đã chẳng còn sót lại chút gì, chỉ còn lại một ít nền với tường vỡ, hòa lẫn cùng với thảm thực vật dày đặc ở nơi đây, không thể nhìn rõ kiến trúc ban đầu là gì. Tuy nhiên xem quy mô thì ngôi chùa này phải có diện tích vô cùng rộng, ngọn tháp kia bị đổ ắt phải chiếm một khoảng đất rất lớn, nhưng đứng từ nơi đây vẫn khó lòng thấy rõ được vị trí cụ thể của nó ở đâu.
Trần Bì A Tứ đã không còn trẻ, đi loanh quanh hồi lâu cũng bắt đầu nhụt chí. Đang định ngồi xuống nghỉ ngơi, bỗng trước mắt lóe lên một cái, ông ta thấy trong bụi cỏ bên cạnh một mặt tường vẫn còn nguyên vẹn đặt một cái bao. Cái bao ấy bỗng dưng khe khẽ động đậy, bên trong bao hình như còn bọc thứ gì đó. Trần Bì A Tứ giật mình hoảng sợ, nhảy bật ra ngoài, đồng thời bắn một viên đạn sắt về phía cái bao. Đến khi nhìn lại, chỉ thấy trong cái bao nơi vách tường đầy dây leo có một thi thể người Mèo đã khô quắt. Thế nhưng, phần bụng thi thể không biết vì sao lại hơi hơi động đậy, như thể bên trong có thứ gì đó đang quẫy đạp.
Beta: Thanh Du
~0O0~
Quan hệ của tôi với lão Hải chẳng tốt đẹp đến mức không giấu nhau điều gì. Bình thường thỉnh thoảng cũng cùng nhau làm ăn vài mối, khi mới quen biết sơ sơ tôi gọi ông ta một tiếng “chú” cho ông ta chút thể diện. Thế mà bây giờ tự dưng ông ta muốn tiếp cận tôi thì quả là có vấn đề. Nghĩ thì thế, nhưng tôi không biểu lộ ra ngoài trước mặt cô nhóc kia. Thuận miệng đáp, tôi hỏi: “Sao thế? Ổng tra được tin tức gì à?”
Tần Hải Đình cười xấu xa: “Chú em bảo, đến lúc đó hẵng nói anh nghe, em cũng chẳng biết là chuyện gì xảy ra đâu, xin đừng dò hỏi nữa.”
Tôi chửi thầmmột tiếng trong bụng, cái lão già gian thương này hẳn là muốn lợi dụng kiếm chác gì đó đây.
Sang ngày thứ ba, quả nhiên lão Hải đến nơi. Tôi đón ông ta từ bến tàu hỏa, dẫn ông ta ra đường lớn tìm quán rượu. Lúc ở trên xe, tôi hỏi ông ta rốt cục đã nghe ngóng được tin tức gì, ổng mà dám lừa gạt tôi, nhất định tôi sẽ không tha cho ổng.
Lão Hải lạnh đến run lập cập cả người, nói: “Phép vua còn thua lệ làng, trên địa bàn của cậu tui sao dám lừa cậu cái gì. Cơ mà chúng ta đừng nói chuyện ở chỗ này, tui sắp chết cóng rồi đây.”
Tôi đưa ông ta đến một quán rượu, cất hành lý, tìm một bàn ngồi xuống. Sau đó gọi bình rượu nóng, uống mấy chén lót dạ, cuối cùng cũng ấm người lên được một chút.
Tôi nhìn ông ta nốc rượu ừng ực, biết ông ta no nê rồi, mới hỏi: “Được rồi, đã ăn uống no say, bây giờ thì nói đi, rốt cục ông đã tra ra chuyện gì rồi?”
Ông ta chép chép miệng, cười hì hì, rồi lấy từ trong túi hành lý ra một xấp giấy, vỗ vỗ lên bàn: “Xem cái này đi.”
Tôi cầm lên xem. Đó là một tờ báo cũ đã ố vàng, xem ngày tháng mới biết nó xuất bản năm 1974. Trên đó có dấu khoanh tròn một mẩu tin, là một bức ảnh đen trắng. Tuy nhìn không rõ cho lắm, nhưng tôi vẫn nhận ra trên ảnh chụp là một con xà mi đồng ngư, xung quanh còn có nhiều văn vật lẻ tẻ khác, hình như là một loại Phật châu tràng hạt gì đó.
Tuy nhiên hình dáng con cá này không giống với cái tôi có và cái của chú Ba. Đường vào ngôi mộ dưới đáy biển đặt một pho tượng, trên trán tượng chạm khắc một phù điêu hình ba con cá, con này hẳn là con nằm trên cùng của bức phù điêu. Nói vậy, tức là cả ba con cá này đều có thật. Tôi hỏi lão Hải: “Sao ông tìm được tờ báo này vậy? Đằng sau có bí ẩn gì chăng?”
Lão Hải nói: “Trong nhóm tui gần đây có một ông chủ lớn chuyên mua bán báo chí cũ, cậu biết đấy, kẻ có tiền muốn gì mà chả được. Cậu xem, đây là báo văn hóa Quảng Tây năm 74. Hắn muốn tui tìm đủ số báo từ tháng giêng đến tháng mười hai, tui phải lặn lội suốt hai tháng trời mới gom góp đủ đấy. Mấy hôm gần đây cần phải giao hàng, lúc kiểm tra lại, vừa nhìn lướt qua lại thấy ngay bản tin này. Cậu nói xem có khéo không cơ chứ? Tờ báo này ra năm 74, sang năm 75 là ngừng rồi, rất hiếm trên thị trường nha. Số cậu may thật đấy, tui mà không để ý chút nữa là xong hết luôn đó.”
Tôi liếc xuống nhìn chăm chú, phía dưới ảnh chụp là một mẩu tin ngắn dài khoảng ba trăm chữ, đại ý cá này tìm được ở Quảng Tây, trong một tòa tháp của một ngôi chùa Phật. Trải qua năm tháng mài mòn, đến một ngày ngọn tháp kia tự nhiên sụp xuống, lúc thu dọn đống phế tích người ta phát hiện ra một địa cung bên dưới. Trong địa cung có mấy quyển kinh thư đã ngấm nước nát rữa gần hết cùng một rương báu vật, trong rương lại chỉ có duy nhất con cá này. Các chuyên gia suy đoán rằng nó là di vật của tăng nhân nửa cuối thời Bắc Tống.
Bắc Tống? Tôi châm một điếu thuốc, dựa người vào ghế, trong lòng âm thầm suy tính. Giống xà mi đồng ngư này, con thứ nhất xuất hiện trong hầm mộ chư hầu cuối thời Chiến quốc, con thứ hai tìm thấy ở ngôi mộ dưới đáy biển thời cuối Nguyên đầu Minh, con thứ ba lại xuất hiện trong địa cung một ngôi Phật tháp thời Bắc Tống. Thế quái nào mà không gian thời gian lại chẳng liên quan gì đến nhau thế này.
Tôi lật giở mấy trang khác của tờ báo mới biết chỉ có mỗi mẩu tin về con xà mi đồng ngư thôi, nội dung còn lại cũng chẳng có gì mới mẻ. Tôi vẫn không biết gì về con cá này cả, nghĩ cũng thấy phiền muộn, bèn đứng lên.
Lão Hải nhìn vẻ mặt của tôi, mở lời: “Cậu đừng nhụt chí, tui còn nói chưa xong. Câu chuyện phía sau mới là đặc sắc nè.”
Tôi nhíu mày: “Là sao? Lẽ nào tờ báo này còn có thể moi móc biến hóa ra thêm thông tin gì nữa à?”
Lão Hải gật đầu, nói: “Ây dà, nếu có mỗi chuyện tờ báo thôi thì tui cần gì một thân một mình lết xác đến Hàng Châu tìm cậu, đúng không? Chuyện này ấy, còn phải kể từ lúc bắt đầu. Được rồi, cậu cũng đã qua lại quen biết nhiều, vậy có biết một người gọi là Trần Bì A Tứ không?”
Tôi nghe xong khẽ giật mình. Trần Bì A Tứ là một thổ phu tử nổi danh ở Trường Sa năm xưa, một tay sành sỏi, nhân vật tầm cỡ trong giới cùng với ông nội tôi. Nghe nói hiện giờ đã hơn chín mươi tuổi, kể từ khi mắt bị mù mười năm về trước đã không còn xuất hiện nữa, không rõ sống chết ra sao, chỉ biết ông nội tôi vẫn hay nhắc đến tên người này, có lẽ danh tiếng vẫn còn rất oách.
Có điều người này lại không giống với ông nội tôi. Ông ta là kẻ sống dựa vào lưỡi đao, không chỉ đơn giản trộm mộ thôi, mà bất cứ chuyện phóng hỏa giết người gì, miễn là có tiền, ông ta đều nhúng tay vào. Vì vậy thời trước giải phóng, người ta vẫn thường gọi ông ta là Thế Đầu A Tứ, ý nói ông ta giết người dễ như cạo đầu cắt tóc vậy, không hề do dự chút nào.
Nghe lão Hải nhắc tên người này, tôi có hơi bất ngờ. Bởi lẽ người này không phải nhân vật lớn cùng thời với bọn tôi, cho đến bây giờ tôi còn chưa gặp ông ta lần nào, chẳng nhẽ con cá này lại có liên quan đến ông ta? Câu chuyện phía sau xà mi đồng ngư, cho dù không liên quan đến tôi, nhưng chắc chắn cũng đáng để nghe kể một lần.
Lão Hải thấy tôi im lặng không nói câu nào, tưởng tôi không biết, bèn tiếp: “Chuyện của Trần Tứ gia cậu không biết cũng phải, ông ta vốn không phải người cùng thế hệ với chúng ta. Nhưng tui phải nói cậu hay, con xà mi đồng ngư trong tờ báo này là do chính tay ông ta lấy từ trong địa cung Phật tháp ra đấy. Sự tình không hề đơn giản như trong tờ báo nói đâu.” Nói đoạn ông ta liền kể lại chuyện năm xưa, có giản lược đi đôi chút.
Hóa ra năm 1974, Trần Bì A Tứ cũng đã gần sáu mươi tuổi. Khi ấy mắt của ông ta còn chưa bị mù, mà đó lại là thời kỳ mười năm loạn lạc. Do năm xưa, trước giải phóng, ông ta đã từng làm trung đội trưởng trong quân của Quốc Dân Đảng, sau lại có mấy năm làm thổ phỉ, cho nên thân phận ông ta là bất hợp pháp, chỉ cần bắt được là có quyền giết ngay tại chỗ. Vì vậy, ông ta chỉ có thể hoạt động tại vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Tây, ngay cả thị trấn cũng không dám tiến vào nửa bước.
Vào đầu những năm Tứ cựu[1], rất nhiều di tích cổ đã bị đập phá gần hết. Trần Bì A Tứ đi qua rất nhiều địa phương ở Quảng Tây, bởi vì Quảng Tây thời cổ không được coi là thuộc Trung Nguyên, cũng không có mấy cổ mộ, cho nên trong suốt những năm đó, ông ta có thể nói là sống cũng hiền lành, trung thực. Nào ngờ năm ấy khi ông ta vừa kéo xe đòn chở hàng qua chốt kiểm kê lại tình cờ nói chuyện phiếm với mấy người dân tộc Mèo. Mấy người đó uống rất nhiều, có nhắc đến chuyện tòa tháp của ngôi chùa trong núi Con Mèo đã sụp, gây ra tiếng động rất lớn, cả nền đất cũng sụt xuống, lún thành một cái hố sâu hút. Đêm tòa tháp bị sụp, nhiều người còn nghe được tiếng kêu thảm thiết rất kỳ dị.
Trần Bì A Tứ nghe vậy thì lấy làm lạ, ông ta đã đến núi Con Mèo rất nhiều lần, ngôi chùa ở đó được tu sửa vô cùng kiên cố, sao lại có chuyện tòa tháp chùa bị sụp được? Hỏi ra tỉ mỉ mới hay, tòa tháp này cũng không hẳn là ở trên núi Con Mèo, mà nằm ngay ở rìa trung tâm của một ngọn núi gọi là “Núi Phật nằm”. Nơi này rất kỳ quái, bốn phía xung quanh đều là xóm làng, nhưng chính giữa lại là một vùng lòng chảo diện tích chừng hơn mười km vuông, độ cao so với mực nước biển rất thấp, bên trong cây cối rậm rạp, tán cây che phủ toàn bộ bầu trời. Thôn xóm nằm trên vách núi, rừng cây ở dưới vách núi, khoảng cách chênh lệch chỉ hơn một trăm mét nhưng lại là hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa cũng không có đường từ thôn xóm xuống phía dưới, muốn xuống vùng trũng này chỉ có cách dùng dây thừng đu xuống.
Dân bản xứ nói chắc chắn là có đường vào vùng lòng chảo này, nhưng vì cây cối ở đây quá rậm rạp, đi lại khó khăn. Trước đây người Mèo thường xuống đó để săn thú và hái thuốc, nhưng thường những người vào trong đều biến mất một cách kỳ lạ, cho nên nếu không có việc quan trọng thì chẳng ai muốn xuống dưới đó làm gì.
Tháp cổ kia được xây dựng đúng ở nơi này. Gần như nằm ở ngay trung tâm của vùng lòng chảo, bình thường mọi người đứng từ trên vách núi trông xuống chỉ có thể nhìn thấy xa xa mái nhọn của ngọn tháp nhô lên giữa các tán cây rậm rạp. Hơn nữa, ngọn tháp bị cây cối dây leo bám đầy, phần bên dưới không thể nhìn rõ được. Người Mèo nói hơn mười đời trước đã biết nơi này có một ngọn tháp, thế nhưng không ai nghĩ đến việc trèo xuống dưới đó xem, cho đến giờ đã thành thông lệ rồi. Một ngày gần đây bỗng dưng có tiếng nổ lớn, chạy ra nhìn đã không còn thấy mái nhọn của ngọn tháp nữa, bấy giờ mới biết nó bị sụp. Về phần ngôi tháp cổ này, dân bản xứ có rất nhiều giai thoại. Theo lời một người già kể lại, ngôi tháp cổ này trước đây do một cao tăng xây nên, dùng để trấn yêu, giờ tháp sụp, yêu quái sẽ tràn ra ngoài làm điều ác. Tiếng gào thét thảm thiết quái lạ kia chính là tiếng yêu quái giãy giụa thoát khỏi kết giới.
Trần Bì A Tứ nghe xong cảm thấy cực kì hào hứng. Ông ta mơ hồ có cảm giác vị trí của ngọn tháp và tiếng kêu mà người Mèo nghe thấy lúc nửa đêm kia có vẻ không hợp lý. Hễ là kiểu người như ông ta đều có trực giác rất lạ, có thể suy ra được thông tin từ lời kể của người khác, cộng thêm một chút bản năng nữa. Về điểm này, ở thế hệ chúng tôi khó mà tìm được một người như thế.
Trần Bì A Tứ suy nghĩ một lúc, rồi quyết định đi xem xét thêm.
Quảng Tây núi non trùng điệp, có thể nói là đứng đầu cả nước. Trong đó, núi Con Mèo có địa thế quan trọng: dãy núi vắt ngang qua ba huyện Hưng An, Tư Nguyên, Long Thắng; là đầu nguồn của ba nhánh sông Ly Giang, Tư Giang, Tầm Giang, và kế tiếp đó là hai hệ sông lớn Trường Giang, Châu Giang. Nơi này có rừng nhiệt đới nguyên sơ rất rộng lớn, trong đó có ngọn núi lớn nhất chính là cao điểm Lão Sơn, là nơi năm xưa Hồng quân Trung Quốc từng trường chinh đánh địch (Việt :’<). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều máy bay ném bom của đội Phi Hổ đến viện trợ đã mất tích một cách bí ẩn ở đây, vì vậy nơi này còn có nhiều lời đồn thổi ma quái.
Trần Bì A Tứ đi qua nhiều con đường vòng vèo trắc trở mới đến được một ngôi làng trong núi Phật Nằm. Đứng trên một mô đất cao, nhìn xuống vùng đất trũng ở giữa với núi non bao bọc xung quanh, mẹ kiếp, ngọn tháp kia còn lớn hơn cả những gì ông ta đã tưởng tượng. Tháp sụp đè lên làm đổ gãy nhiều cây cối, cho nên giữa cả một vùng rừng rậm xanh mướt tự dưng xuất hiện một khoảnh trống trơn. Đứng trên núi Phật Nằm không thể nhìn thấy vùng đất trống đó có gì, thế nhưng Trần Bì A Tứ vừa nhìn đã gần như phát hiện ngay ở vùng tháp bị sụp đó cây cối đều bị lún xuống đất, trông rất lộn xộn. Xem ra bên dưới ngọn tháp quả nhiên còn có thứ gì đó, hơn nữa, nó còn lớn hơn cả ngọn tháp.
Tôi nghe đến đây đã biết đó chính là “Kính Nhi Cung”. Kính Nhi Cung là tiếng địa phương của người Trường Sa trước giải phóng gọi những kiến trúc nằm dưới lòng đất với quy mô và cấu trúc giống hệt như trên mặt đất, trông giống một cái bóng phản chiếu của tòa nhà xuống mặt hồ vậy, trên dưới hai đầu đều đối xứng nhau chằn chặn.
Kính Nhi Cung, Bắc phái còn gọi là Thoi Âm Dương, ý chỉ tổng thể kiến trúc giống như một con thoi cắm trên mặt đất, một đầu là cõi âm, một đầu là dương gian. Có điều, ngôi cổ mộ hoặc công trình cổ này cực kỳ hiếm, bởi vì đa phần các di tích trên mặt đất đều đã bị phá hủy cả. Do vậy, cách nói này từ mười năm trước Giải Phóng đã không còn được ai sử dụng.
Trần Bì A Tứ chỉ cần nhìn cây cối thay đổi dần theo thứ tự là biết ngay thứ được chôn phía dưới chính là Kính Nhi Cung. Khả năng phán đoán bậc này, nếu không phải là một người có bề dày kinh nghiệm thì không thể nào làm được. Tôi không khỏi thầm than một tiếng, rồi định thần lại, tiếp tục nghe lão Hải kể chuyện.
Lòng tham nổi lên, Trần Bì A Tứ đã hạ quyết tâm. Địa cung bên dưới Phật tháp chỉ có thể có ba loại: xá lợi, kim thân của cao tăng nào đó, hoặc là kinh Phật với số lượng khổng lồ. Cái gì cũng đều vô giá cả.
Tuy nhiên, ông ta lại không phải người địa phương, hoạt động ở vùng này không thuận tiện. Thứ nhất, ông ta thân phận đặc biệt, xuất thân không tốt, thứ hai, thời đó hai tộc người Mèo và người Hán vẫn còn đang tranh chấp không ngừng, mấy ngôi làng ở đây đều là của người Mèo, nếu đi bậy vào có thể sẽ khiến người khác nghi ngờ.
Cân nhắc hết lần này đến lần khác, cuối cùng ông ta nghĩ ra được một kế sách. Ông ta bỏ nhiều tiền thuê một người Mèo địa phương dẫn đường, tự xưng mình là cán bộ trí thức lão thành từ bên ngoài về đây chi viện cho vùng biên giới[2], cách đây không lâu có một học trò của mình bị ngã xuống vách núi này. Người Mèo tính tình chất phác, không rành sự đời, nào có biết đây chỉ là quỷ kế. Anh ta vừa nghe có người bị ngã xuống núi, đã lập tức thông báo cho cả làng. Những thanh niên trai tráng người Mèo hò nhau buộc dây thừng vào một cái gùi, thả Trần Bì A Tứ cùng vài người thanh niên đi theo hỗ trợ lần lượt xuống vách núi.
Theo trí nhớ của Trần Bì A Tứ, lúc đi xuống hơn trăm mét vực này giống như là đang bước chân xuống âm tào địa phủ. Vách núi vô cùng hiểm trở, thể trọng của người khiến mấy sợi thừng căng sít, đặt mông ngồi trong gùi, chỉ cần một ngọn gió thổi qua là cả người lại bồng bềnh xoay tròn như con quay, cực kỳ chông chênh. Cho đến khi ông ta đi qua tầng tầng tán cây dày đặc, xuống tận đáy rừng sâu, thì cũng chỉ còn lại nửa cái mạng.
Dưới tán rừng rậm u ám tối tăm hầu như không thấy ánh mặt trời, trong không khí lại lởn vởn mùi khí metan. Ở đây cây cối có rất nhiều loại, nhưng xuất hiện nhiều nhất vẫn là rêu xanh. Bùn đất rất xốp, gần như không thể đứng thẳng được.
Sau khi xuống đến nơi, Trần Bì A Tứ giả bộ mình bị kiệt sức (thực ra là sợ quá nên giấu thôi), ra một chỗ mà ngồi thở dốc. Thủ lĩnh người Mèo trông ông ta không còn trẻ nữa, có thể nói là sắp thành lão già đến nơi rồi, nên cứ để ông ta ngồi đó chờ, còn mình thì đốt đuốc cùng những người khác lùng sục, tìm kiếm theo phương hướng mà ông ta đã chỉ.
Khi đám người vừa đi khỏi, Trần Bì A Tứ lập tức móc ra một cái la bàn, dựa theo vị trí đã ghi nhớ trước đó, chui vào sâu trong khu rừng thẳm. Ông ta ước lượng, khu rừng này tương đối rộng, người Mèo muốn đi hết cũng mất cả buổi tối, với bản lĩnh cả ông ta, hẳn chừng đó thời gian cũng đủ để tìm được lối vào Kính Nhi Cung rồi quay về chỗ cũ. Chỉ có một điều đáng tiếc là lúc này ông ta lại không có đầy đủ trang bị cần thiết, có thể vào đến nơi hay không còn phải xem phúc phận ông ta thế nào đã.
Lơ ngơ đi trong rừng suốt bốn tiếng đồng hồ, dựa vào la bàn cộng với tính quyết đoán có được từ bao nhiêu năm lăn lộn vào nam ra bắc, Trần Bì A Tứ cuối cùng cũng đến được vùng núi Phật Nằm trong kế hoạch, hay cũng chính là một tòa tháp bốn cạnh – di tích của ngôi chùa xưa.
Càng bước sâu vào trong, Trần Bì A Tứ càng thấy nhiều những mái hiên trơ trọi hay các bức tường đổ nát, hiển nhiên kiến trúc cổ ở đây đã chẳng còn sót lại chút gì, chỉ còn lại một ít nền với tường vỡ, hòa lẫn cùng với thảm thực vật dày đặc ở nơi đây, không thể nhìn rõ kiến trúc ban đầu là gì. Tuy nhiên xem quy mô thì ngôi chùa này phải có diện tích vô cùng rộng, ngọn tháp kia bị đổ ắt phải chiếm một khoảng đất rất lớn, nhưng đứng từ nơi đây vẫn khó lòng thấy rõ được vị trí cụ thể của nó ở đâu.
Trần Bì A Tứ đã không còn trẻ, đi loanh quanh hồi lâu cũng bắt đầu nhụt chí. Đang định ngồi xuống nghỉ ngơi, bỗng trước mắt lóe lên một cái, ông ta thấy trong bụi cỏ bên cạnh một mặt tường vẫn còn nguyên vẹn đặt một cái bao. Cái bao ấy bỗng dưng khe khẽ động đậy, bên trong bao hình như còn bọc thứ gì đó. Trần Bì A Tứ giật mình hoảng sợ, nhảy bật ra ngoài, đồng thời bắn một viên đạn sắt về phía cái bao. Đến khi nhìn lại, chỉ thấy trong cái bao nơi vách tường đầy dây leo có một thi thể người Mèo đã khô quắt. Thế nhưng, phần bụng thi thể không biết vì sao lại hơi hơi động đậy, như thể bên trong có thứ gì đó đang quẫy đạp.
/502
|