Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo Beta: Earl Panda . Beta’s Note: Thi cử chán ghê ( ̄(エ) ̄) Sắp tới lại thi nữa mà ứ nhớ chữ nào hết ( ̄(エ) ̄) . .***** . Đương lúc tôi và chú Ba đang nói chuyện thì đột nhiên có người gõ cửa, ngay sau đó, một nhân viên chuyển phát nhanh bước vào hỏi thăm tôi.
Chuyện tôi ở chỗ này chỉ có người nhà và vài người bên A Ninh biết, cho nên tôi mới tưởng đó là người nhà gửi thuốc thang đường sữa đến, hoặc là tài liệu chuyển từ nước ngoài về, cũng không quá để tâm nên ký nhận liền. Đợi ký cọt xong, lúc nhìn kỹ tên người gửi tôi mới phát hiện ra rằng, người ký tên trên kiện hàng thế quái nào lại là Trương Khởi Linh!
Trong nháy mắt, tôi đần mặt ra một chốc, sau đó thì toàn thân lạnh toát.
Trong khoảng thời gian bám trụ tại nơi này, những chuyện xảy ra ở núi Trường Bạch tôi đã dần ném hết vào quên lãng. Có thể nói, ngoại trừ nỗi kinh hoàng, những ký ức khác cơ bản đều đã bị những lo toan vụn vặt che khuất hết. Thế nhưng, chỉ một cái tên ba chữ kia nhoáng cái đã kéo căng sợi dây cung vốn đang chùng xuống trong lòng tôi. Chẳng mấy chốc, những ký ức mới ghi nhận chưa lâu đã lập tức cuồn cuộn dâng trào trong đầu óc tôi như nước triều lên.
Tại sao hắn lại gửi đồ cho tôi? Chẳng phải hắn đã vào trong cánh cửa thanh đồng khổng lồ đó rồi sao? Không lẽ hắn đã quay ra rồi?……Thời gian gửi là từ lúc nào, trước hay sau khi hắn vào Vân Đỉnh? Tôi lập tức nhìn ngày ghi trên bưu kiện, vừa nhìn mí mắt liền giật nảy một cái: chính là bốn ngày trước!
Vậy tức là hắn ra thật rồi! Hắn đã ra khỏi cánh cửa khổng lồ kia thật!
Tay tôi bắt đầu run bắn lên. Trong đầu tôi lại hiện lên hình ảnh khi Muộn Du Bình bước vào trong cánh cửa thanh đồng khổng lồ, rồi lại nhìn nhìn gói bưu kiện trong tay mà ruột gan rối bời. Tôi tự hỏi đây sẽ là vật gì nhỉ? Lẽ nào lại là thứ hắn mang ra từ sau cánh cửa thanh đồng?
Là cái gì nhỉ? Đầu người, minh khí? Hay là Quỷ ấn?
Trong đầu tôi hiện lên không biết bao nhiêu là ý tưởng quái gở. Mãi lâu sau tôi mới chợt nhớ ra là mình nên mở luôn ra coi, bèn vội vàng lục lọi khắp nơi tìm kéo.
Chú Ba ngồi bên thấy sắc mặt tôi biến đổi xoành xoạch, không biết thứ tôi nhận được kia là gì, bèn tò mò châu đầu lại xem. Vừa nhìn thấy ba chữ Trương Khởi Linh kia, chú cũng há hốc mồm hít ngược khí lạnh, vẻ mặt khiếp sợ vô cùng.
Hai chú cháu luống cuống tay chân lục lọi cả buổi, cuối cùng chú Ba tìm được một con dao gọt hoa quả đưa cho tôi, tôi mới cắt mở được cái hộp gói bên ngoài kiện hàng.
Trong hộp là một gói đồ. Bưu kiện hình hộp, bên ngoài còn dùng băng keo quấn mấy vòng hình chữ thập cực kỳ cẩn thận, khó xé vô cùng. Tôi phải vận sức chín trâu hai hổ mới xé ra được một lỗ hổng, bên trong lộ ra hai vật màu đen. Nhịp tim của tôi đột nhiên tăng vọt, phải dừng một lúc, hít thật sâu rồi xé toạc một cái thật mạnh. Hai vật màu đen đã bị tôi rút ra ngoài.
Trong một tích tắc kia, tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý thật tốt để có thể nhìn thấy bất cứ thứ đáng sợ nào. Thế nhưng, thứ mà tôi trông thấy khiến tôi đần mặt ra — ấy thế mà đó lại chỉ là hai cuốn băng ghi hình kiểu cũ màu đen.
Mới ban nãy đầu óc tôi còn rối như mớ bòng bong, hầu như thứ gì cũng đều liệu trước hết cả rồi, nào ngờ, bên trong lại chỉ là hai cuốn băng ghi hình. Bởi vì cái gã Muộn Du Bình kia, nghĩ đến hắn thường dễ nghĩ đến thứ gì đó lột từ trong quan tài ra, chứ khó lòng mà liên tưởng hắn với loại thiết bị lỗi thời như cuốn băng ghi hình này lắm.
Bố khỉ, sao hắn lại phải gửi cái thứ này cho tôi? Nội dung bên trong là gì?
Tim tôi lại nhảy vọt lên phấp phỏm, một ý nghĩ lóe lên trong đầu: không phải là tình cảnh sau khi hắn vào sau cánh cửa thanh đồng đấy chứ? Lẽ nào hắn đã thu hình lại hết những thứ đằng sau cánh cửa vào cuốn băng ư?
Ôi đệt, nếu thế thì thật quá là… Có điều, nghĩ lại thì không thể nào được, lúc ấy tôi đâu có thấy hắn khiêng máy quay vào trong. Hơn nữa, tôi tin chắc phía sau cánh cửa thanh đồng kia cũng chẳng phải chỗ tốt lành gì, hẳn là không đến mức có thể thoải mái vác máy vào chụp ảnh quay phim làm kỷ niệm được đâu.
Vậy thì là gì? Ruột gan tôi tức thì cồn cào như có ngàn vạn con kiến đang bò, quả thật chỉ muốn bật băng lên xem ngay lập tức.
Có điều hai cuộn băng ghi hình này có kiểu dáng và dạng mã hóa dữ liệu đều là loại rất cũ, có thể nói là từ thời Napoleon cởi truồng rồi. Tôi biết băng này nhất định phải dùng đầu băng video kiểu cũ thì mới xem được, mà món này ngày nay khó kiếm lắm.
Chú Ba ra hiệu ý bảo tôi lật lại thử coi. Tôi bèn ném bao bì sang một bên, lấy hai cuộn băng ghi hình ra, trước tiên cẩn thận nhìn xem phía trên và bên cạnh cuốn băng có đánh dấu thông tin gì hay không.
Băng ghi hình với tôi cũng chẳng có gì xa lạ. Mười năm trước, hồi đầu đường còn mở đầy tiệm thuê băng, xem phim nước ngoài gần như là thú tiêu khiển duy nhất của tôi. Hồi đó một ngày nghỉ đảm bảo tôi phải xem cỡ năm cuốn là ít. Vì tiếp xúc nhiều nên tất nhiên tôi cũng có chút hiểu biết về kết cấu của thứ này, bình thường những cuốn băng hình tự thu thường sẽ có ghi gì đó trên sống băng, bằng không thì chịu chẳng phân biệt nổi.
Vừa nhìn tôi đã thấy lạ. Sống băng trước kia đúng là có dán nhãn, nhưng nó đã bị xé đi mất. Vết rách vẫn còn rất mới, chứng tỏ nó bị xé chưa lâu. Xem ra, có vẻ như Muộn Du Bình không muốn chúng tôi thấy cái nhãn băng dán bên trên này.
Thế là sao? Đã gửi đồ cho chúng tôi rồi, lại còn xé mất nhãn băng dán bên trên. Trên đó có ghi cái gì tôi không được biết chăng?
“Thế này là thế nào?” Lúc này chú Ba nhặt phong bì trên mặt đất lên, lắc lắc, xác định bên trong không còn gì nữa mới hỏi tôi: “Thằng cháu cả, mẹ kiếp trông mày thế mà bạc bẽo gớm. Sao mày không nói cho chú biết là mày còn liên lạc với hắn?”
Tôi lắc đầu ý nói tuyệt đối không có chuyện đó. Chú Ba vỗ vỗ cuốn băng, hỏi rằng vậy thế thứ này mày giải thích thế nào đây? Tôi bèn đáp: “Chú hỏi cháu, cháu biết hỏi ai.”
Chú Ba thấy tôi không giống như đang nói dối, liền nhíu mày, chặc lưỡi nói: “Thằng nhãi này cũng thần thông quảng đại gớm, sao nó biết là mày ở đây nhỉ?”
Cả tôi cũng thấy lạ. Từ sau khi ra khỏi Vân Đỉnh Thiên Cung, chỗ ở của tôi chỉ có đám A Ninh và người trong gia đình là biết. Hắn không có tin tức của tôi, lại có thể gửi đồ cho tôi vào đúng địa chỉ này. Chuyện này thực ra rất khó, không có người thu thập tin tức cho hắn thì sao mà làm được. Xem ra, con nước đằng sau tên kín tiếng này quả thật là thâm sâu khó dò.
Chú Ba ngẫm nghĩ, rồi lại hỏi tôi xem trên hóa đơn có ghi bưu kiện này gửi từ đâu tới hay không? Tôi nhặt hóa đơn lên, xem xong liền lắc đầu. Trên hóa đơn chỉ ghi người gửi và ngày gửi, những thông tin khác đều bỏ trống. Không những không có địa chỉ người gửi, mà đến cả vùng miền nơi nó gửi đi cũng chẳng viết rõ ràng. Thật không hiểu cái bưu kiện này được gửi kiểu gì nữa.
Có điều nó được gửi từ bốn ngày trước. Ở đây bưu kiện nội tỉnh bình thường chỉ một ngày là đến, ngoại tỉnh gửi tương đối gần thì cũng chỉ cần cỡ hai hôm. Bưu kiện này gửi đã bốn ngày, nếu không phải chỗ gửi cách nơi này rất xa, thì phải là nơi tương đối hẻo lánh, giao thông không thuận lợi. Tôi có thể điều tra thêm trên hệ thống máy tính của công ty chuyển phát nhanh, nếu bọn họ có đăng ký trên mạng thì tra một cái là biết ngay thôi.
Nói rồi, tôi và chú Ba nhìn nhau một cái, rồi cùng cười khổ. Bỗng dưng có việc xảy ra chen ngang câu chuyện của chú, nhất thời tôi cũng không biết phải xử lý cuốn băng này như thế nào cho ổn. Chú Ba bèn nói: “Thằng cháu cả, bằng không chúng ta tạm nghỉ đã. Tiểu ca này hành động bí hiểm, hắn không vô duyên vô cớ gửi đồ đâu. Hai cuốn băng này có khả năng không phải chuyện nhỏ, chúng ta tìm đầu video trước xem bên trong quay lại cái gì đã, thế nào?”
Tôi nghe xong liền lắc đầu luôn, đáp vội nói rằng không được đâu. Tuy tôi cũng cực kỳ để tâm đến nội dung cuốn băng này, nhưng mấy thứ chú Ba kể lại cho tôi hãy còn chưa thấy đầu mối nào cụ thể. Giờ mà tạm thời dừng lại, chờ lát nữa tâm trạng chú thay đổi thì ai biết chú còn chịu kể nữa hay không. Vả lại đầu video đã ngừng sản xuất cả chục năm rồi, mà thời buổi này đến cả đầu VCD cũng đã bị đào thải, ra chợ đồ cũ cũng khó mà mua nữa là. Cuốn băng này không thể xem trong một sớm một chiều được.
Có điều, nếu bây giờ cứ xem như hai cuốn băng ghi này này không tồn tại thì cũng không được. Tôi bèn bảo, chúng ta cứ nói tiếp chuyện của chúng ta, chú bảo gã tay chân của chú kia ra phố hỏi xem trong thành phố này có chợ đồ cũ nào không, rồi đi xem một vòng, nếu có bán loại đầu máy video này thì mua lại, còn nếu không có thì để buổi tối tôi lên mạng tìm cách.
Chú Ba nghe xong thấy cũng có lý, bèn nói: “Cũng được, dù sao tiếp theo cũng sẽ nói đến chuyện của vị Tiểu ca này.” Nói xong thì phất tay ra hiệu cho gã tay chân làm theo lời dặn.
Gã tay chân kia nghe chú Ba kể chuyện đương hay, giờ bị đuổi cổ thì có phần không cam tâm. Có điều, gã chỉ nguýt chú Ba một cái rồi cũng thôi.
Gã tay chân kia đi rồi, chú Ba liền vỗ vỗ mặt, nói: “Vậy chúng ta nói nhanh một chút. Ban nãy chú kể đến chỗ nào rồi nhỉ?”
Tôi đem chuyện đã được nghe lược lại rồi kể với chú một lần. Chú Ba liền gật gù: “Đúng, quan trọng là ở nội dung của cuốn sách lụa. Lão nước ngoài kia có quan hệ rất sâu xa với cuốn sách lụa Chiến quốc, vấn đề này còn phức tạp lắm, chú còn phải giảng giải từ đầu cho mày. Thằng cháu cả, mày làm ăn cũng không phải ngắn ngủi gì, loại sách lụa Chiến quốc này có hiểu biết ít nhiều gì không?”
Tôi bèn ngẫm nghĩ một lúc. Làm nhiều thì quen tay, tuy tôi không thích làm việc với bản rập cho lắm, vì lợi nhuận ít, hơn nữa đám người phải giao thiệp tiếp xúc lại hơi bị gàn dở nữa. Có điều, đã làm ăn nhiều năm rồi, đối với cái ngạch này kiến thức của tôi vẫn là tương đối sâu.
Loại sách lụa Chiến quốc này cũng không thể coi là phân loại chính trong ngạch hàng bản rập. Cứ nhìn tên thì biết, sách lụa Chiến quốc chính là sách lụa thời Chiến quốc. Thế nhưng trên thực tế, phạm vi của thời Chiến quốc này tương đối hẹp. Trong những giao dịch chính thức, vật phẩm thời Xuân Thu cũng được quy về trong mảng Chiến quốc hết. Trên thị trường, bản gốc của sách lụa Chiến Quốc còn rất ít, cực kỳ quý giá, và còn được phân ra thành nhiều loại khác nhau dựa vào địa điểm khai quật mộ, ví dụ như sách lụa nước Sở, sách lụa nước Ngụy, vân vân… Nội dung những cuốn sách lụa này cũng không giống nhau, trong đó quý nhất là sách lụa nước Lỗ. Những cuốn được công nhận là sách lụa nước Lỗ mà tôi biết, số lượng chỉ đếm trên mười đầu ngón tay, hơn nữa cũng không hoàn chỉnh. Tuy còn có những cuốn khác cũng tự mạo nhận là sách lụa nước Lỗ, nhưng thật giả khó phân, bình thường Nhà nước không công nhận.
Sách lụa nước Lỗ cũng không phải chỉ có một loại. Dựa theo kiểu chữ cùng độ lớn của bản rập, nó còn được chia ra làm mấy loại nhỏ, trong đó quý nhất là sách lụa vàng nước Lỗ. Nguyên nhân rất đơn giản: chính là vì văn tự ghi trên đó người ta xem không hiểu.
Ngữ pháp của văn tự ghi trên loại sách lụa này vô cùng cổ quái. Nhìn từng chữ thì hiểu được nghĩa, nhưng lại không làm sao đọc được cả câu. Chúng ta biết Trung Quốc có bát đại thiên thư – tám loại chữ cổ khó đọc là: chữ Thương Hiệt, chữ Hạ Vũ, Hồng Nham thiên thư, Dạ Lang thiên thư, ký hiệu Ba Thục, Khoa Đẩu văn, Đông Ba Công văn và bia Tân Lũ, tất cả đều là những bản văn tự đơn lẻ, không có cách nào để tiến hành giải mã. Thế nhưng văn tự trên sách lụa nước Lỗ thì lại giống như là mật mã. Giới khảo cổ nước ngoài gọi sách lụa vàng nước Lỗ này là “sách ma pháp Trung Hoa”, vì nếu cứ đọc văn tự lên theo thứ tự thì nghe y như thần chú lên đồng ấy.
Có điều, loại mật mã này đã được giải vào năm 1974. Thứ này về sau được gọi là “Chiến quốc thư đồ”, một dạng mật mã chuyển đổi giữa hình ảnh và ký tự thời cổ đại. Tôi đã từng được nghe nói đến khái niệm này ở chỗ chú Ba, sau đó tự tra cứu tư liệu. Đây là một phát hiện lớn, chỉ là, năm 1974 đã xảy ra một sự kiện khác quá lớn, cho nên sự kiện khảo cổ này không gây được tiếng vang gì cho lắm.
Hiện tại, trong các giao dịch về bản rập sách lụa Chiến quốc bình thường, loại sách lụa nước Lỗ này rất nổi tiếng, được nhiều người hỏi thăm. Một thời gian trước, nghe nói căn cứ vào nghiên cứu khảo cổ, loại sách lụa nước Lỗ này khả năng có đến 120 cuốn, cũng không biết số liệu ước đoán từ đâu, nhưng tôi biết rằng có khoảng từ bốn đến năm cuốn đang lưu hành trên thị trường. Những cuốn đó đều đã chính thức được các nhà giám định chuyện nghiệp thẩm định, không thể tìm thấy trên internet. Hơn nữa, những cuốn sách lụa này lại được người nước ngoài đặc biệt ưa chuộng, cho nên dân buôn có rất nhiều người mong vơ vét thứ này, hy vọng có thể kiếm được bản độc. Mà muốn tìm sách lụa nước Lỗ loại hiếm thì ắt phải đảo qua hết các tiệm bán bản rập, bởi vì chúng tôi thu mua bản rập hàng loạt chứ không phân loại, các loại lai lịch nào cũng có, bình thường toàn để chất chồng một đống ở đó, nếu chú ý, nói không chừng có thể mót được thứ gì bị bỏ sót. Những người này nếu tìm được thứ gì ngon cũng sẽ không khoe tướng lên, mà cầm về tự nghiên cứu, cho nên trên thị trường này, công việc làm ăn vẫn tương đối tốt.
Cuốn sách ông nội tôi trộm từ trong cổ mộ ra chính là sách lụa vàng nước Lỗ. Có điều, do nội tình từng có sự việc xảy ra, cho nên thứ này chúng tôi cũng không dám đem ra khoe khoang. Vả lại, trên giang hồ, ông tôi rất có tiếng tăm, không ít người đến dò hỏi chuyện này, thứ này coi như là bảo bối cất đáy hòm của tiệm nhà tôi.
Hiện giờ chúng tôi đã biết, loại sách lụa vàng nước Lỗ này, có lẽ chính là tạp ký thời Chiến quốc của Thiết Diện Sinh. Người này cũng giống như Da Vinci, dùng loại văn tự do bản thân mình chế ra để viết tạp ký, hết lòng theo chủ nghĩa thần bí. Khoảng thời gian sau khi ra khỏi Lỗ Vương Cung kia tôi cũng từng nghiên cứu thứ này. Nghe nói trong lịch sử nhân loại, hễ là người sử dụng mật văn để ghi chép, thì đều là do phát hiện ra được điều gì có thể phá vỡ thế giới quan của thời kỳ lúc đó, e sợ bị thế lực thống trị (ví dụ như là Giáo hội thời Da Vinci ấy) trừ khử, mới dùng đến biện pháp bất đắc dĩ như thế.
Về sách lụa, tôi chỉ biết có chừng đó, bèn cứ thế nói lại hết với chú Ba. Chú gật gù rồi đáp: “Ờ không sai, quả nhiên ngồi xổm lâu trong nhà xí, không ị được thì cũng có thể ngâm nga được.” (:v :v :v) Nói rồi chú liền lôi cái ba lô rách nát từ dưới giường lên, lấy từ trong đó ra một tấm ảnh chụp nhăn nhúm. Tôi nhận lấy, phát hiện ra đó là một phần cuốn sách lụa Chiến quốc được chụp lại trong tủ kính ở viện bảo tàng. Xem văn tự sắp xếp trên đó thì có lẽ đây chính là phần bản gốc mà ông tôi trộm được rồi về sau bị lão người Mỹ lừa lấy mất kia.
“Đây là thứ vốn phải thuộc về nhà chúng ta.” Chú Ba bảo, “Hồi ông đây đi Mỹ ba năm trước đã tiện tay chụp lại ở Bảo tàng New York. Tất cả mọi chuyện đều phát sinh từ món đồ này đấy. Ngẫm lại thì đúng là cũng do số má cả. Nhà chúng ta đã bốn đời nay, cứ y như dính lời nguyền, đều bị cuốn đầu vào trong chuyện này. Đây cũng là nguyên nhân vì sao chú không muốn mày can dự vào, chú chỉ mong chuyện này có thể chấm dứt ở thế hệ của chú.”
Bốn thế hệ. Đúng rồi nhỉ. Tôi bất chợt cảm khái trong chốc lát rồi hỏi: “Rốt cuộc nội dung viết trong cuốn sách là gì vậy?”
Chú Ba cười cười nói: “Ban nãy chú nói rồi đấy thôi. Nhưng thôi, không kể ra thì mày chắc chắn không thể tưởng tượng nổi đâu. Thực ra trên cuốn sách lụa không hề ghi lại điều gì cả, những thứ giải mã ra từ trong đó ra cũng không phải văn tự đâu, mà là một hình vẽ bí ẩn.”
“Hình vẽ ư?” Tôi nhíu mày, lại nhớ tới phần sách lụa Chiến Quốc trong Thất tinh Lỗ Vương cung kia. “Không lẽ, đó cũng là một bức địa đồ cổ mộ sao?”
Chú Ba lắc đầu đáp: “Không phải địa đồ, còn phức tạp hơn địa đồ nhiều. Chuyện này một lời khó mà nói hết được. Trước khi đi Tây Sa, lão nước ngoài kia đã kể lại toàn bộ sự tình cho chú biết. Để chú thuật lại một lượt, mày nghe rồi tự khắc sẽ hiểu.”
Chuyện tôi ở chỗ này chỉ có người nhà và vài người bên A Ninh biết, cho nên tôi mới tưởng đó là người nhà gửi thuốc thang đường sữa đến, hoặc là tài liệu chuyển từ nước ngoài về, cũng không quá để tâm nên ký nhận liền. Đợi ký cọt xong, lúc nhìn kỹ tên người gửi tôi mới phát hiện ra rằng, người ký tên trên kiện hàng thế quái nào lại là Trương Khởi Linh!
Trong nháy mắt, tôi đần mặt ra một chốc, sau đó thì toàn thân lạnh toát.
Trong khoảng thời gian bám trụ tại nơi này, những chuyện xảy ra ở núi Trường Bạch tôi đã dần ném hết vào quên lãng. Có thể nói, ngoại trừ nỗi kinh hoàng, những ký ức khác cơ bản đều đã bị những lo toan vụn vặt che khuất hết. Thế nhưng, chỉ một cái tên ba chữ kia nhoáng cái đã kéo căng sợi dây cung vốn đang chùng xuống trong lòng tôi. Chẳng mấy chốc, những ký ức mới ghi nhận chưa lâu đã lập tức cuồn cuộn dâng trào trong đầu óc tôi như nước triều lên.
Tại sao hắn lại gửi đồ cho tôi? Chẳng phải hắn đã vào trong cánh cửa thanh đồng khổng lồ đó rồi sao? Không lẽ hắn đã quay ra rồi?……Thời gian gửi là từ lúc nào, trước hay sau khi hắn vào Vân Đỉnh? Tôi lập tức nhìn ngày ghi trên bưu kiện, vừa nhìn mí mắt liền giật nảy một cái: chính là bốn ngày trước!
Vậy tức là hắn ra thật rồi! Hắn đã ra khỏi cánh cửa khổng lồ kia thật!
Tay tôi bắt đầu run bắn lên. Trong đầu tôi lại hiện lên hình ảnh khi Muộn Du Bình bước vào trong cánh cửa thanh đồng khổng lồ, rồi lại nhìn nhìn gói bưu kiện trong tay mà ruột gan rối bời. Tôi tự hỏi đây sẽ là vật gì nhỉ? Lẽ nào lại là thứ hắn mang ra từ sau cánh cửa thanh đồng?
Là cái gì nhỉ? Đầu người, minh khí? Hay là Quỷ ấn?
Trong đầu tôi hiện lên không biết bao nhiêu là ý tưởng quái gở. Mãi lâu sau tôi mới chợt nhớ ra là mình nên mở luôn ra coi, bèn vội vàng lục lọi khắp nơi tìm kéo.
Chú Ba ngồi bên thấy sắc mặt tôi biến đổi xoành xoạch, không biết thứ tôi nhận được kia là gì, bèn tò mò châu đầu lại xem. Vừa nhìn thấy ba chữ Trương Khởi Linh kia, chú cũng há hốc mồm hít ngược khí lạnh, vẻ mặt khiếp sợ vô cùng.
Hai chú cháu luống cuống tay chân lục lọi cả buổi, cuối cùng chú Ba tìm được một con dao gọt hoa quả đưa cho tôi, tôi mới cắt mở được cái hộp gói bên ngoài kiện hàng.
Trong hộp là một gói đồ. Bưu kiện hình hộp, bên ngoài còn dùng băng keo quấn mấy vòng hình chữ thập cực kỳ cẩn thận, khó xé vô cùng. Tôi phải vận sức chín trâu hai hổ mới xé ra được một lỗ hổng, bên trong lộ ra hai vật màu đen. Nhịp tim của tôi đột nhiên tăng vọt, phải dừng một lúc, hít thật sâu rồi xé toạc một cái thật mạnh. Hai vật màu đen đã bị tôi rút ra ngoài.
Trong một tích tắc kia, tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý thật tốt để có thể nhìn thấy bất cứ thứ đáng sợ nào. Thế nhưng, thứ mà tôi trông thấy khiến tôi đần mặt ra — ấy thế mà đó lại chỉ là hai cuốn băng ghi hình kiểu cũ màu đen.
Mới ban nãy đầu óc tôi còn rối như mớ bòng bong, hầu như thứ gì cũng đều liệu trước hết cả rồi, nào ngờ, bên trong lại chỉ là hai cuốn băng ghi hình. Bởi vì cái gã Muộn Du Bình kia, nghĩ đến hắn thường dễ nghĩ đến thứ gì đó lột từ trong quan tài ra, chứ khó lòng mà liên tưởng hắn với loại thiết bị lỗi thời như cuốn băng ghi hình này lắm.
Bố khỉ, sao hắn lại phải gửi cái thứ này cho tôi? Nội dung bên trong là gì?
Tim tôi lại nhảy vọt lên phấp phỏm, một ý nghĩ lóe lên trong đầu: không phải là tình cảnh sau khi hắn vào sau cánh cửa thanh đồng đấy chứ? Lẽ nào hắn đã thu hình lại hết những thứ đằng sau cánh cửa vào cuốn băng ư?
Ôi đệt, nếu thế thì thật quá là… Có điều, nghĩ lại thì không thể nào được, lúc ấy tôi đâu có thấy hắn khiêng máy quay vào trong. Hơn nữa, tôi tin chắc phía sau cánh cửa thanh đồng kia cũng chẳng phải chỗ tốt lành gì, hẳn là không đến mức có thể thoải mái vác máy vào chụp ảnh quay phim làm kỷ niệm được đâu.
Vậy thì là gì? Ruột gan tôi tức thì cồn cào như có ngàn vạn con kiến đang bò, quả thật chỉ muốn bật băng lên xem ngay lập tức.
Có điều hai cuộn băng ghi hình này có kiểu dáng và dạng mã hóa dữ liệu đều là loại rất cũ, có thể nói là từ thời Napoleon cởi truồng rồi. Tôi biết băng này nhất định phải dùng đầu băng video kiểu cũ thì mới xem được, mà món này ngày nay khó kiếm lắm.
Chú Ba ra hiệu ý bảo tôi lật lại thử coi. Tôi bèn ném bao bì sang một bên, lấy hai cuộn băng ghi hình ra, trước tiên cẩn thận nhìn xem phía trên và bên cạnh cuốn băng có đánh dấu thông tin gì hay không.
Băng ghi hình với tôi cũng chẳng có gì xa lạ. Mười năm trước, hồi đầu đường còn mở đầy tiệm thuê băng, xem phim nước ngoài gần như là thú tiêu khiển duy nhất của tôi. Hồi đó một ngày nghỉ đảm bảo tôi phải xem cỡ năm cuốn là ít. Vì tiếp xúc nhiều nên tất nhiên tôi cũng có chút hiểu biết về kết cấu của thứ này, bình thường những cuốn băng hình tự thu thường sẽ có ghi gì đó trên sống băng, bằng không thì chịu chẳng phân biệt nổi.
Vừa nhìn tôi đã thấy lạ. Sống băng trước kia đúng là có dán nhãn, nhưng nó đã bị xé đi mất. Vết rách vẫn còn rất mới, chứng tỏ nó bị xé chưa lâu. Xem ra, có vẻ như Muộn Du Bình không muốn chúng tôi thấy cái nhãn băng dán bên trên này.
Thế là sao? Đã gửi đồ cho chúng tôi rồi, lại còn xé mất nhãn băng dán bên trên. Trên đó có ghi cái gì tôi không được biết chăng?
“Thế này là thế nào?” Lúc này chú Ba nhặt phong bì trên mặt đất lên, lắc lắc, xác định bên trong không còn gì nữa mới hỏi tôi: “Thằng cháu cả, mẹ kiếp trông mày thế mà bạc bẽo gớm. Sao mày không nói cho chú biết là mày còn liên lạc với hắn?”
Tôi lắc đầu ý nói tuyệt đối không có chuyện đó. Chú Ba vỗ vỗ cuốn băng, hỏi rằng vậy thế thứ này mày giải thích thế nào đây? Tôi bèn đáp: “Chú hỏi cháu, cháu biết hỏi ai.”
Chú Ba thấy tôi không giống như đang nói dối, liền nhíu mày, chặc lưỡi nói: “Thằng nhãi này cũng thần thông quảng đại gớm, sao nó biết là mày ở đây nhỉ?”
Cả tôi cũng thấy lạ. Từ sau khi ra khỏi Vân Đỉnh Thiên Cung, chỗ ở của tôi chỉ có đám A Ninh và người trong gia đình là biết. Hắn không có tin tức của tôi, lại có thể gửi đồ cho tôi vào đúng địa chỉ này. Chuyện này thực ra rất khó, không có người thu thập tin tức cho hắn thì sao mà làm được. Xem ra, con nước đằng sau tên kín tiếng này quả thật là thâm sâu khó dò.
Chú Ba ngẫm nghĩ, rồi lại hỏi tôi xem trên hóa đơn có ghi bưu kiện này gửi từ đâu tới hay không? Tôi nhặt hóa đơn lên, xem xong liền lắc đầu. Trên hóa đơn chỉ ghi người gửi và ngày gửi, những thông tin khác đều bỏ trống. Không những không có địa chỉ người gửi, mà đến cả vùng miền nơi nó gửi đi cũng chẳng viết rõ ràng. Thật không hiểu cái bưu kiện này được gửi kiểu gì nữa.
Có điều nó được gửi từ bốn ngày trước. Ở đây bưu kiện nội tỉnh bình thường chỉ một ngày là đến, ngoại tỉnh gửi tương đối gần thì cũng chỉ cần cỡ hai hôm. Bưu kiện này gửi đã bốn ngày, nếu không phải chỗ gửi cách nơi này rất xa, thì phải là nơi tương đối hẻo lánh, giao thông không thuận lợi. Tôi có thể điều tra thêm trên hệ thống máy tính của công ty chuyển phát nhanh, nếu bọn họ có đăng ký trên mạng thì tra một cái là biết ngay thôi.
Nói rồi, tôi và chú Ba nhìn nhau một cái, rồi cùng cười khổ. Bỗng dưng có việc xảy ra chen ngang câu chuyện của chú, nhất thời tôi cũng không biết phải xử lý cuốn băng này như thế nào cho ổn. Chú Ba bèn nói: “Thằng cháu cả, bằng không chúng ta tạm nghỉ đã. Tiểu ca này hành động bí hiểm, hắn không vô duyên vô cớ gửi đồ đâu. Hai cuốn băng này có khả năng không phải chuyện nhỏ, chúng ta tìm đầu video trước xem bên trong quay lại cái gì đã, thế nào?”
Tôi nghe xong liền lắc đầu luôn, đáp vội nói rằng không được đâu. Tuy tôi cũng cực kỳ để tâm đến nội dung cuốn băng này, nhưng mấy thứ chú Ba kể lại cho tôi hãy còn chưa thấy đầu mối nào cụ thể. Giờ mà tạm thời dừng lại, chờ lát nữa tâm trạng chú thay đổi thì ai biết chú còn chịu kể nữa hay không. Vả lại đầu video đã ngừng sản xuất cả chục năm rồi, mà thời buổi này đến cả đầu VCD cũng đã bị đào thải, ra chợ đồ cũ cũng khó mà mua nữa là. Cuốn băng này không thể xem trong một sớm một chiều được.
Có điều, nếu bây giờ cứ xem như hai cuốn băng ghi này này không tồn tại thì cũng không được. Tôi bèn bảo, chúng ta cứ nói tiếp chuyện của chúng ta, chú bảo gã tay chân của chú kia ra phố hỏi xem trong thành phố này có chợ đồ cũ nào không, rồi đi xem một vòng, nếu có bán loại đầu máy video này thì mua lại, còn nếu không có thì để buổi tối tôi lên mạng tìm cách.
Chú Ba nghe xong thấy cũng có lý, bèn nói: “Cũng được, dù sao tiếp theo cũng sẽ nói đến chuyện của vị Tiểu ca này.” Nói xong thì phất tay ra hiệu cho gã tay chân làm theo lời dặn.
Gã tay chân kia nghe chú Ba kể chuyện đương hay, giờ bị đuổi cổ thì có phần không cam tâm. Có điều, gã chỉ nguýt chú Ba một cái rồi cũng thôi.
Gã tay chân kia đi rồi, chú Ba liền vỗ vỗ mặt, nói: “Vậy chúng ta nói nhanh một chút. Ban nãy chú kể đến chỗ nào rồi nhỉ?”
Tôi đem chuyện đã được nghe lược lại rồi kể với chú một lần. Chú Ba liền gật gù: “Đúng, quan trọng là ở nội dung của cuốn sách lụa. Lão nước ngoài kia có quan hệ rất sâu xa với cuốn sách lụa Chiến quốc, vấn đề này còn phức tạp lắm, chú còn phải giảng giải từ đầu cho mày. Thằng cháu cả, mày làm ăn cũng không phải ngắn ngủi gì, loại sách lụa Chiến quốc này có hiểu biết ít nhiều gì không?”
Tôi bèn ngẫm nghĩ một lúc. Làm nhiều thì quen tay, tuy tôi không thích làm việc với bản rập cho lắm, vì lợi nhuận ít, hơn nữa đám người phải giao thiệp tiếp xúc lại hơi bị gàn dở nữa. Có điều, đã làm ăn nhiều năm rồi, đối với cái ngạch này kiến thức của tôi vẫn là tương đối sâu.
Loại sách lụa Chiến quốc này cũng không thể coi là phân loại chính trong ngạch hàng bản rập. Cứ nhìn tên thì biết, sách lụa Chiến quốc chính là sách lụa thời Chiến quốc. Thế nhưng trên thực tế, phạm vi của thời Chiến quốc này tương đối hẹp. Trong những giao dịch chính thức, vật phẩm thời Xuân Thu cũng được quy về trong mảng Chiến quốc hết. Trên thị trường, bản gốc của sách lụa Chiến Quốc còn rất ít, cực kỳ quý giá, và còn được phân ra thành nhiều loại khác nhau dựa vào địa điểm khai quật mộ, ví dụ như sách lụa nước Sở, sách lụa nước Ngụy, vân vân… Nội dung những cuốn sách lụa này cũng không giống nhau, trong đó quý nhất là sách lụa nước Lỗ. Những cuốn được công nhận là sách lụa nước Lỗ mà tôi biết, số lượng chỉ đếm trên mười đầu ngón tay, hơn nữa cũng không hoàn chỉnh. Tuy còn có những cuốn khác cũng tự mạo nhận là sách lụa nước Lỗ, nhưng thật giả khó phân, bình thường Nhà nước không công nhận.
Sách lụa nước Lỗ cũng không phải chỉ có một loại. Dựa theo kiểu chữ cùng độ lớn của bản rập, nó còn được chia ra làm mấy loại nhỏ, trong đó quý nhất là sách lụa vàng nước Lỗ. Nguyên nhân rất đơn giản: chính là vì văn tự ghi trên đó người ta xem không hiểu.
Ngữ pháp của văn tự ghi trên loại sách lụa này vô cùng cổ quái. Nhìn từng chữ thì hiểu được nghĩa, nhưng lại không làm sao đọc được cả câu. Chúng ta biết Trung Quốc có bát đại thiên thư – tám loại chữ cổ khó đọc là: chữ Thương Hiệt, chữ Hạ Vũ, Hồng Nham thiên thư, Dạ Lang thiên thư, ký hiệu Ba Thục, Khoa Đẩu văn, Đông Ba Công văn và bia Tân Lũ, tất cả đều là những bản văn tự đơn lẻ, không có cách nào để tiến hành giải mã. Thế nhưng văn tự trên sách lụa nước Lỗ thì lại giống như là mật mã. Giới khảo cổ nước ngoài gọi sách lụa vàng nước Lỗ này là “sách ma pháp Trung Hoa”, vì nếu cứ đọc văn tự lên theo thứ tự thì nghe y như thần chú lên đồng ấy.
Có điều, loại mật mã này đã được giải vào năm 1974. Thứ này về sau được gọi là “Chiến quốc thư đồ”, một dạng mật mã chuyển đổi giữa hình ảnh và ký tự thời cổ đại. Tôi đã từng được nghe nói đến khái niệm này ở chỗ chú Ba, sau đó tự tra cứu tư liệu. Đây là một phát hiện lớn, chỉ là, năm 1974 đã xảy ra một sự kiện khác quá lớn, cho nên sự kiện khảo cổ này không gây được tiếng vang gì cho lắm.
Hiện tại, trong các giao dịch về bản rập sách lụa Chiến quốc bình thường, loại sách lụa nước Lỗ này rất nổi tiếng, được nhiều người hỏi thăm. Một thời gian trước, nghe nói căn cứ vào nghiên cứu khảo cổ, loại sách lụa nước Lỗ này khả năng có đến 120 cuốn, cũng không biết số liệu ước đoán từ đâu, nhưng tôi biết rằng có khoảng từ bốn đến năm cuốn đang lưu hành trên thị trường. Những cuốn đó đều đã chính thức được các nhà giám định chuyện nghiệp thẩm định, không thể tìm thấy trên internet. Hơn nữa, những cuốn sách lụa này lại được người nước ngoài đặc biệt ưa chuộng, cho nên dân buôn có rất nhiều người mong vơ vét thứ này, hy vọng có thể kiếm được bản độc. Mà muốn tìm sách lụa nước Lỗ loại hiếm thì ắt phải đảo qua hết các tiệm bán bản rập, bởi vì chúng tôi thu mua bản rập hàng loạt chứ không phân loại, các loại lai lịch nào cũng có, bình thường toàn để chất chồng một đống ở đó, nếu chú ý, nói không chừng có thể mót được thứ gì bị bỏ sót. Những người này nếu tìm được thứ gì ngon cũng sẽ không khoe tướng lên, mà cầm về tự nghiên cứu, cho nên trên thị trường này, công việc làm ăn vẫn tương đối tốt.
Cuốn sách ông nội tôi trộm từ trong cổ mộ ra chính là sách lụa vàng nước Lỗ. Có điều, do nội tình từng có sự việc xảy ra, cho nên thứ này chúng tôi cũng không dám đem ra khoe khoang. Vả lại, trên giang hồ, ông tôi rất có tiếng tăm, không ít người đến dò hỏi chuyện này, thứ này coi như là bảo bối cất đáy hòm của tiệm nhà tôi.
Hiện giờ chúng tôi đã biết, loại sách lụa vàng nước Lỗ này, có lẽ chính là tạp ký thời Chiến quốc của Thiết Diện Sinh. Người này cũng giống như Da Vinci, dùng loại văn tự do bản thân mình chế ra để viết tạp ký, hết lòng theo chủ nghĩa thần bí. Khoảng thời gian sau khi ra khỏi Lỗ Vương Cung kia tôi cũng từng nghiên cứu thứ này. Nghe nói trong lịch sử nhân loại, hễ là người sử dụng mật văn để ghi chép, thì đều là do phát hiện ra được điều gì có thể phá vỡ thế giới quan của thời kỳ lúc đó, e sợ bị thế lực thống trị (ví dụ như là Giáo hội thời Da Vinci ấy) trừ khử, mới dùng đến biện pháp bất đắc dĩ như thế.
Về sách lụa, tôi chỉ biết có chừng đó, bèn cứ thế nói lại hết với chú Ba. Chú gật gù rồi đáp: “Ờ không sai, quả nhiên ngồi xổm lâu trong nhà xí, không ị được thì cũng có thể ngâm nga được.” (:v :v :v) Nói rồi chú liền lôi cái ba lô rách nát từ dưới giường lên, lấy từ trong đó ra một tấm ảnh chụp nhăn nhúm. Tôi nhận lấy, phát hiện ra đó là một phần cuốn sách lụa Chiến quốc được chụp lại trong tủ kính ở viện bảo tàng. Xem văn tự sắp xếp trên đó thì có lẽ đây chính là phần bản gốc mà ông tôi trộm được rồi về sau bị lão người Mỹ lừa lấy mất kia.
“Đây là thứ vốn phải thuộc về nhà chúng ta.” Chú Ba bảo, “Hồi ông đây đi Mỹ ba năm trước đã tiện tay chụp lại ở Bảo tàng New York. Tất cả mọi chuyện đều phát sinh từ món đồ này đấy. Ngẫm lại thì đúng là cũng do số má cả. Nhà chúng ta đã bốn đời nay, cứ y như dính lời nguyền, đều bị cuốn đầu vào trong chuyện này. Đây cũng là nguyên nhân vì sao chú không muốn mày can dự vào, chú chỉ mong chuyện này có thể chấm dứt ở thế hệ của chú.”
Bốn thế hệ. Đúng rồi nhỉ. Tôi bất chợt cảm khái trong chốc lát rồi hỏi: “Rốt cuộc nội dung viết trong cuốn sách là gì vậy?”
Chú Ba cười cười nói: “Ban nãy chú nói rồi đấy thôi. Nhưng thôi, không kể ra thì mày chắc chắn không thể tưởng tượng nổi đâu. Thực ra trên cuốn sách lụa không hề ghi lại điều gì cả, những thứ giải mã ra từ trong đó ra cũng không phải văn tự đâu, mà là một hình vẽ bí ẩn.”
“Hình vẽ ư?” Tôi nhíu mày, lại nhớ tới phần sách lụa Chiến Quốc trong Thất tinh Lỗ Vương cung kia. “Không lẽ, đó cũng là một bức địa đồ cổ mộ sao?”
Chú Ba lắc đầu đáp: “Không phải địa đồ, còn phức tạp hơn địa đồ nhiều. Chuyện này một lời khó mà nói hết được. Trước khi đi Tây Sa, lão nước ngoài kia đã kể lại toàn bộ sự tình cho chú biết. Để chú thuật lại một lượt, mày nghe rồi tự khắc sẽ hiểu.”
/502
|