Chúng tôi ngẩng đầu nhìn lên, hóa ra khói hiệu ở phía xa đã từ từ loãng đi, không biết ở bên đó xảy ra biến cố gì, hay là đốt không đủ viên khói. Thế này thì, khói này sẽ không trụ nổi đến lúc chúng tôi tới được nơi mất.
Ở trong rừng rậm, nếu như không có khói hiệu chỉ đường, chúng tôi không có dẫn đường, chắc chắn không thể nào đến chỗ đó được. Chúng tôi bèn hỏi Phan Tử xem có cách nào không? Phan Tử bèn leo lên cây quan sát, lấy vị trí khói tín hiệu làm tâm chính giữa, lấy tảng đá kỳ quái trên vách đá sát mép thung lũng ở phía xa tít tắp làm vật tham chiếu, đánh dấu ký hiệu trên la bàn, nói rằng, chỉ cần đi đến vị trí trọng điểm ở giữa hai tảng đá kỳ quái trên vách núi kia là chắc chắn có thể đi qua vị trí đốt khói hiệu. Có điều, cánh rừng này quá rậm rạp, cho dù sai số chỉ có 10 mét thì cũng có thể bỏ qua mất, cho nên chúng tôi phải cố gắng đến gần đó trước khi khói tắt.
Vậy không thể nán lại thêm nữa, chúng tôi lập tức chỉnh đốn trang bị, từ vị trí ứng với la bàn của Phan Tử, xuất phát tiến về phía khói hiệu trong vùng đầm lầy.
Vào ban ngày, đi qua vùng nước ở sát biên giới đầm lầy cực kỳ dễ dàng, bởi vì nước trong đầm này là nước mưa tụ lại, mực nước dâng cao lại trong suốt, chúng tôi có thể tìm được những tảng đá có thể đặt chân tới ở dưới đáy nước, không có chỗ nào đặt chân thì đành bơi, chỉ mất sức khoảng nửa điếu thuốc chúng tôi đã vượt qua rồi, bước đến biên giới vùng đầm lầy thực sự.
Đó là một khu rừng mưa tương đối lưa thưa, địa hình ở đây rõ ràng khá cao, rất nhiều những “bầy cây” nhô hẳn lên khỏi mặt nước, trông giống như những hòn đảo nhỏ, có thể nhìn thấy số lượng lớn những tảng đá lộn xộn lẫn trong nước bùn ở khu vực này, nhìn qua thì có vẻ như mực nước không sâu.
Nhưng khi đi vào trong sẽ phát hiện, cây cối ở khu vực này rất nhanh liền trở nên dày đặc. Chỉ khoảng hai trăm mét về sau, tán cây lại rậm rạp sum suê đến mức ánh sáng trời không lọt qua được nữa. Rễ cây cuốn tròn, xoắn xuýt vào với nhau, trước đây tôi kỳ thực có một ý nghĩ, đó là đóng một cái thuyền độc mộc, như thế là khỏi phải cẩn thận rón rén lội xuống nước nữa. Nhưng trong tình hình nước non như thế này, liền biết thuyền độc mộc ở đây đi nửa bước đã khó rồi, không tự mình bước đi không được.
Vào sâu trong rừng, ánh sáng vô cùng u ám, chẳng mấy chốc, khắp bốn phía toàn là rễ cây, trên rễ cây quấn chằng chịt dây leo, trên dây leo lại phủ đầy rêu xanh biếc, hơi ẩm phả vào người, cái kiểu quấn quýt đó, đầy trời đầy đất, đa phần chúng tôi toàn phải phủ phục người xuống mới miễn cưỡng chui qua được, cảm giác giống như đang đi vào một hang núi khổng lồ mọc đầy cây cối.
Phan Tử chặt hết dây leo chặn đường, bởi vì hầu như giữa tất cả các cây đều có rễ và dây leo móc nối với nhau, cho nên chúng tôi ngược lại gần như không phải lội nước, đi trên dây leo to bằng bắp đùi bắc ngang giữa không trung cũng đã rất vững rồi.
Nhưng điều khiến chúng tôi lấy làm lạ đó là, trong rừng cây dày đặc như thế, lại yên tĩnh đến dị thường, ngoại trừ những tiếng động khi chúng tôi bước đi, không còn nghe được bất cứ động tĩnh nào khác, yên tĩnh đến mức hơi khó chịu.
“Địa bàn của Tây Vương Mẫu quả nhiên là tà môn,” Bàn Tử vừa đi vừa nói: “Mẹ kiếp ngay cả tiếng chim kêu cũng chả có luôn.”
“Đâu chỉ thế, hình như ở đây chẳng có gì cả?” Tôi nghĩ thầm, yên tĩnh đến mức thật không bình thường, khiến tôi có một ảo giác: ngoại trừ những cái cây ra thì có lẽ chúng tôi là những sinh vật sống duy nhất trong cánh rừng này.
“Hay là ở đây nhiều rắn quá, xơi sạch lũ chim rồi?” Phan Tử nói.
“Không có khả năng, nếu vậy bây giờ bọn rắn ăn cái gì?”
Nhớ đến loại rắn này, mọi người lại căng thẳng một hồi, có điều, suốt chặng đường lại không đụng phải bất kỳ bóng dáng của con rắn nào, điều này làm chúng tôi có hơi ngạc nhiên.
Thần kinh căng thẳng tiếp tục đi, không lâu sau, chúng tôi nhìn thấy ở phía trước xuất hiện một ít di tích kiến trúc cổ nhô lên khỏi mặt nước, bị bọc trong các cây cối rậm rạp. Bởi vì năm tháng quá lâu đời, những tường đổ ngói vỡ này đã biến thành những tảng đá đủ hình thù khác nhau, một lượng lớn rêu xanh và dây leo đã đâm chồi mọc rễ bên trong những khe nứt của chúng, sau đó, bao phủ hoàn toàn, ngổn ngang nằm lẫn trong rừng mưa, rất khó để nhận ra, trừ phi phải đến gần trước mặt mới nhìn ra được.
Những tảng đá này tất nhiên là bộ phận ở phần đỉnh chóp tòa kiến trúc năm đó, cho nên mới có thể nhô lên khỏi mặt nước, bởi vì không nhìn thấy phần bên dưới mặt nước, cho nên không biết toàn thể kiến trúc là hình dáng gì. Nhưng chỉ nhìn phần đỉnh thì đều là những tòa tháp đơn giản. Số lượng có rất nhiều, cao thấp lẫn lộn, to nhỏ không đồng nhất, trông như thể quần thể tháp lâm chôn cất các hòa thượng.
Đi suốt chặng đường căn bản không thấy di tích gì của Tây Vương Mẫu, bây giờ cuối cùng cũng gặp được rồi. Ngược lại, thở phào nhẹ nhõm, lúc trước tôi còn có một suy nghĩ chủ quan rằng mấy người bọn tôi phải chăng đã đi lầm đường, dù sao ở cửa hẻm núi không có tấm bia nào viết “Thành Tây Vương Mẫu cách 2 kilomet, đã có phủ sóng di động”. Đợi lát nữa vào trong mà chẳng phát hiện ra cái gì thì vui to rồi.
Chúng tôi không có thời gian dừng lại mà xem xét những di chỉ này, rất nhanh liền tiến vào sâu trong rừng, có điều, tuy rằng chủ đích là không muốn đi xem xét nghiên cứu, nhưng hễ cứ đến những đoạn đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu, luôn phải đi vòng lên trên những di chỉ này, là tôi lại để ý thấy, những di chỉ này tuy rằng đã trải qua ngàn năm nhưng vẫn vô cùng kiên cố vững chãi, mà điều lạ lùng là, trên tất cả các cái “tháp” này đều có vô vàn những lỗ hổng hình vuông, rõ ràng là được mài thành từ năm xưa khi mới xây dựng.
Lỗ vuông nói lớn không lớn, nói nhỏ không nhỏ, cỡ một người thì không chui lọt, nhưng nếu là cái gì đó nhỏ hơn người thì không thành vấn đề.
Bàn Tử nhìn mà lấy làm lạ, lúc đi qua bèn tiện tay chiếu đèn mỏ vào quan sát bên trong, nhưng lại không nhìn thấy cái gì cả, chỉ nghe ở dưới có tiếng nước. Không biết là thông đến đâu.
Phan Tử không để tâm gì đến những thứ này, bèn giục đi mau thôi, Bàn Tử biết cứu người như cứu hỏa, cũng chỉ nhìn qua loa một tí rồi lại đi tiếp.
Diện tích thung lũng này chắc chắn không lớn, càng đi vào trong, bùn lầy dưới nước ngày càng giảm, đủ các loại di hài cổ đại lộ ra khỏi nước, vô cùng rõ ràng, tạo thành một cảnh tượng vừa quỷ dị vừa hùng tráng cực kỳ. Nước sâu chỉ khoảng ba mét, vô số tường đổ ngói vỡ cùng rễ cây rậm rạp chen chúc lẫn nhau, làm tôi có cảm giác, chỉ cách một tầng mặt nước rất mỏng thôi mà như cách đến mấy đời.
Cho đến lúc này tôi mới có cảm giác đã tiến vào trong thành cổ, nhìn những tàn tích này, có thể tưởng tượng mang máng lại dáng vẻ phồn hoa năm xưa, thế nhưng thương hải tang điền, cho dù là tòa thành của thần nữ thì cuối cùng cũng bụi trần về với bụi trần, đất về với đất.
Đang lúc cảm khái, bỗng nhiên tốc độ dòng nước ở dưới chân có sự biến đổi, phía trước hình như có đường dốc xuống dưới. Chúng tôi bắt đầu cẩn thận, ở đây cây cối quá nhiều, trượt chân giẫm hụt một cái là trọng thương.
Đi mấy bước vòng qua một cây đại thụ, Bàn Tử liền kinh hô một tiếng. Chúng tôi nhìn thấy trong khu rừng trước mặt đột ngột xuất hiện một khuôn mặt quái dị khổng lồ, cách chúng tôi chưa đến mười mét mà kích cỡ phải bằng cái xe tải, trên mặt loang lổ những đốm xanh lục, mắt to, mũi cao, giống y hệt khuôn mặt con quái điểu trong hang đá mà chúng tôi gặp phải ở ngoài cửa hẻm núi.
Bàn Tử bật đèn mỏ chiếu tới, phần thân thể của tượng đá đã chìm vào trong đầm lầy, chỉ còn lại cái đầu, hòa vào khu rừng như thành một thể thống nhất, thân chim chìm trong nước lộ ra một tư thế ngồi xổm vô cùng quái dị, có cảm giác dường như nó muốn đột ngột giương cánh bay lên, hay như tư thế trước khi vồ mồi của loài động vật họ Mèo. Còn có thể nhìn thấy dưới nước ở dưới chân tượng đá, có mấy bóng đen hình dáng quái lạ, không biết là cái gì chìm nữa.
Chúng tôi hai mặt nhìn nhau, nhớ tới suy nghĩ lúc trước, nếu như pho tượng chim mặt người ở ngoài hẻm núi là để cảnh báo người ngoài đã tiến vào trong lãnh địa của nước Tây Vương Mẫu, như vậy, bức tượng đá chim mặt người khổng lồ ở đây có ý nghĩa là gì đây? Lẽ nào là một lời cảnh cáo mang tính nghiêm trọng hơn nữa.
Tôi bất giác nhìn về pho tượng đằng sau biển cây, nghĩ thầm, khu vực đằng sau bức tượng này, có cái gì nguy hiểm khủng khiếp đang chờ đợi chúng tôi, những vị khách không mời mà đến này?
Ở trong rừng rậm, nếu như không có khói hiệu chỉ đường, chúng tôi không có dẫn đường, chắc chắn không thể nào đến chỗ đó được. Chúng tôi bèn hỏi Phan Tử xem có cách nào không? Phan Tử bèn leo lên cây quan sát, lấy vị trí khói tín hiệu làm tâm chính giữa, lấy tảng đá kỳ quái trên vách đá sát mép thung lũng ở phía xa tít tắp làm vật tham chiếu, đánh dấu ký hiệu trên la bàn, nói rằng, chỉ cần đi đến vị trí trọng điểm ở giữa hai tảng đá kỳ quái trên vách núi kia là chắc chắn có thể đi qua vị trí đốt khói hiệu. Có điều, cánh rừng này quá rậm rạp, cho dù sai số chỉ có 10 mét thì cũng có thể bỏ qua mất, cho nên chúng tôi phải cố gắng đến gần đó trước khi khói tắt.
Vậy không thể nán lại thêm nữa, chúng tôi lập tức chỉnh đốn trang bị, từ vị trí ứng với la bàn của Phan Tử, xuất phát tiến về phía khói hiệu trong vùng đầm lầy.
Vào ban ngày, đi qua vùng nước ở sát biên giới đầm lầy cực kỳ dễ dàng, bởi vì nước trong đầm này là nước mưa tụ lại, mực nước dâng cao lại trong suốt, chúng tôi có thể tìm được những tảng đá có thể đặt chân tới ở dưới đáy nước, không có chỗ nào đặt chân thì đành bơi, chỉ mất sức khoảng nửa điếu thuốc chúng tôi đã vượt qua rồi, bước đến biên giới vùng đầm lầy thực sự.
Đó là một khu rừng mưa tương đối lưa thưa, địa hình ở đây rõ ràng khá cao, rất nhiều những “bầy cây” nhô hẳn lên khỏi mặt nước, trông giống như những hòn đảo nhỏ, có thể nhìn thấy số lượng lớn những tảng đá lộn xộn lẫn trong nước bùn ở khu vực này, nhìn qua thì có vẻ như mực nước không sâu.
Nhưng khi đi vào trong sẽ phát hiện, cây cối ở khu vực này rất nhanh liền trở nên dày đặc. Chỉ khoảng hai trăm mét về sau, tán cây lại rậm rạp sum suê đến mức ánh sáng trời không lọt qua được nữa. Rễ cây cuốn tròn, xoắn xuýt vào với nhau, trước đây tôi kỳ thực có một ý nghĩ, đó là đóng một cái thuyền độc mộc, như thế là khỏi phải cẩn thận rón rén lội xuống nước nữa. Nhưng trong tình hình nước non như thế này, liền biết thuyền độc mộc ở đây đi nửa bước đã khó rồi, không tự mình bước đi không được.
Vào sâu trong rừng, ánh sáng vô cùng u ám, chẳng mấy chốc, khắp bốn phía toàn là rễ cây, trên rễ cây quấn chằng chịt dây leo, trên dây leo lại phủ đầy rêu xanh biếc, hơi ẩm phả vào người, cái kiểu quấn quýt đó, đầy trời đầy đất, đa phần chúng tôi toàn phải phủ phục người xuống mới miễn cưỡng chui qua được, cảm giác giống như đang đi vào một hang núi khổng lồ mọc đầy cây cối.
Phan Tử chặt hết dây leo chặn đường, bởi vì hầu như giữa tất cả các cây đều có rễ và dây leo móc nối với nhau, cho nên chúng tôi ngược lại gần như không phải lội nước, đi trên dây leo to bằng bắp đùi bắc ngang giữa không trung cũng đã rất vững rồi.
Nhưng điều khiến chúng tôi lấy làm lạ đó là, trong rừng cây dày đặc như thế, lại yên tĩnh đến dị thường, ngoại trừ những tiếng động khi chúng tôi bước đi, không còn nghe được bất cứ động tĩnh nào khác, yên tĩnh đến mức hơi khó chịu.
“Địa bàn của Tây Vương Mẫu quả nhiên là tà môn,” Bàn Tử vừa đi vừa nói: “Mẹ kiếp ngay cả tiếng chim kêu cũng chả có luôn.”
“Đâu chỉ thế, hình như ở đây chẳng có gì cả?” Tôi nghĩ thầm, yên tĩnh đến mức thật không bình thường, khiến tôi có một ảo giác: ngoại trừ những cái cây ra thì có lẽ chúng tôi là những sinh vật sống duy nhất trong cánh rừng này.
“Hay là ở đây nhiều rắn quá, xơi sạch lũ chim rồi?” Phan Tử nói.
“Không có khả năng, nếu vậy bây giờ bọn rắn ăn cái gì?”
Nhớ đến loại rắn này, mọi người lại căng thẳng một hồi, có điều, suốt chặng đường lại không đụng phải bất kỳ bóng dáng của con rắn nào, điều này làm chúng tôi có hơi ngạc nhiên.
Thần kinh căng thẳng tiếp tục đi, không lâu sau, chúng tôi nhìn thấy ở phía trước xuất hiện một ít di tích kiến trúc cổ nhô lên khỏi mặt nước, bị bọc trong các cây cối rậm rạp. Bởi vì năm tháng quá lâu đời, những tường đổ ngói vỡ này đã biến thành những tảng đá đủ hình thù khác nhau, một lượng lớn rêu xanh và dây leo đã đâm chồi mọc rễ bên trong những khe nứt của chúng, sau đó, bao phủ hoàn toàn, ngổn ngang nằm lẫn trong rừng mưa, rất khó để nhận ra, trừ phi phải đến gần trước mặt mới nhìn ra được.
Những tảng đá này tất nhiên là bộ phận ở phần đỉnh chóp tòa kiến trúc năm đó, cho nên mới có thể nhô lên khỏi mặt nước, bởi vì không nhìn thấy phần bên dưới mặt nước, cho nên không biết toàn thể kiến trúc là hình dáng gì. Nhưng chỉ nhìn phần đỉnh thì đều là những tòa tháp đơn giản. Số lượng có rất nhiều, cao thấp lẫn lộn, to nhỏ không đồng nhất, trông như thể quần thể tháp lâm chôn cất các hòa thượng.
Đi suốt chặng đường căn bản không thấy di tích gì của Tây Vương Mẫu, bây giờ cuối cùng cũng gặp được rồi. Ngược lại, thở phào nhẹ nhõm, lúc trước tôi còn có một suy nghĩ chủ quan rằng mấy người bọn tôi phải chăng đã đi lầm đường, dù sao ở cửa hẻm núi không có tấm bia nào viết “Thành Tây Vương Mẫu cách 2 kilomet, đã có phủ sóng di động”. Đợi lát nữa vào trong mà chẳng phát hiện ra cái gì thì vui to rồi.
Chúng tôi không có thời gian dừng lại mà xem xét những di chỉ này, rất nhanh liền tiến vào sâu trong rừng, có điều, tuy rằng chủ đích là không muốn đi xem xét nghiên cứu, nhưng hễ cứ đến những đoạn đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu, luôn phải đi vòng lên trên những di chỉ này, là tôi lại để ý thấy, những di chỉ này tuy rằng đã trải qua ngàn năm nhưng vẫn vô cùng kiên cố vững chãi, mà điều lạ lùng là, trên tất cả các cái “tháp” này đều có vô vàn những lỗ hổng hình vuông, rõ ràng là được mài thành từ năm xưa khi mới xây dựng.
Lỗ vuông nói lớn không lớn, nói nhỏ không nhỏ, cỡ một người thì không chui lọt, nhưng nếu là cái gì đó nhỏ hơn người thì không thành vấn đề.
Bàn Tử nhìn mà lấy làm lạ, lúc đi qua bèn tiện tay chiếu đèn mỏ vào quan sát bên trong, nhưng lại không nhìn thấy cái gì cả, chỉ nghe ở dưới có tiếng nước. Không biết là thông đến đâu.
Phan Tử không để tâm gì đến những thứ này, bèn giục đi mau thôi, Bàn Tử biết cứu người như cứu hỏa, cũng chỉ nhìn qua loa một tí rồi lại đi tiếp.
Diện tích thung lũng này chắc chắn không lớn, càng đi vào trong, bùn lầy dưới nước ngày càng giảm, đủ các loại di hài cổ đại lộ ra khỏi nước, vô cùng rõ ràng, tạo thành một cảnh tượng vừa quỷ dị vừa hùng tráng cực kỳ. Nước sâu chỉ khoảng ba mét, vô số tường đổ ngói vỡ cùng rễ cây rậm rạp chen chúc lẫn nhau, làm tôi có cảm giác, chỉ cách một tầng mặt nước rất mỏng thôi mà như cách đến mấy đời.
Cho đến lúc này tôi mới có cảm giác đã tiến vào trong thành cổ, nhìn những tàn tích này, có thể tưởng tượng mang máng lại dáng vẻ phồn hoa năm xưa, thế nhưng thương hải tang điền, cho dù là tòa thành của thần nữ thì cuối cùng cũng bụi trần về với bụi trần, đất về với đất.
Đang lúc cảm khái, bỗng nhiên tốc độ dòng nước ở dưới chân có sự biến đổi, phía trước hình như có đường dốc xuống dưới. Chúng tôi bắt đầu cẩn thận, ở đây cây cối quá nhiều, trượt chân giẫm hụt một cái là trọng thương.
Đi mấy bước vòng qua một cây đại thụ, Bàn Tử liền kinh hô một tiếng. Chúng tôi nhìn thấy trong khu rừng trước mặt đột ngột xuất hiện một khuôn mặt quái dị khổng lồ, cách chúng tôi chưa đến mười mét mà kích cỡ phải bằng cái xe tải, trên mặt loang lổ những đốm xanh lục, mắt to, mũi cao, giống y hệt khuôn mặt con quái điểu trong hang đá mà chúng tôi gặp phải ở ngoài cửa hẻm núi.
Bàn Tử bật đèn mỏ chiếu tới, phần thân thể của tượng đá đã chìm vào trong đầm lầy, chỉ còn lại cái đầu, hòa vào khu rừng như thành một thể thống nhất, thân chim chìm trong nước lộ ra một tư thế ngồi xổm vô cùng quái dị, có cảm giác dường như nó muốn đột ngột giương cánh bay lên, hay như tư thế trước khi vồ mồi của loài động vật họ Mèo. Còn có thể nhìn thấy dưới nước ở dưới chân tượng đá, có mấy bóng đen hình dáng quái lạ, không biết là cái gì chìm nữa.
Chúng tôi hai mặt nhìn nhau, nhớ tới suy nghĩ lúc trước, nếu như pho tượng chim mặt người ở ngoài hẻm núi là để cảnh báo người ngoài đã tiến vào trong lãnh địa của nước Tây Vương Mẫu, như vậy, bức tượng đá chim mặt người khổng lồ ở đây có ý nghĩa là gì đây? Lẽ nào là một lời cảnh cáo mang tính nghiêm trọng hơn nữa.
Tôi bất giác nhìn về pho tượng đằng sau biển cây, nghĩ thầm, khu vực đằng sau bức tượng này, có cái gì nguy hiểm khủng khiếp đang chờ đợi chúng tôi, những vị khách không mời mà đến này?
/502
|