Trong nhóm thì ba người Bàn Tử, Muộn Du Bình và tôi đều bập bõm biết bơi. A Quý cũng vậy, nhưng quanh đây chỉ có mấy con suối nhỏ, anh không quen bơi đứng nên e rằng không giúp được nhiều. Ngược lại Vân Thái bơi rất giỏi, song không có áo tắm, tôi không thể để cô bé mặc độc cái áo con mà lặn xuống hồ, mà Bàn Tử chắc cũng không muốn.
Nói đến khả năng nhịn thở, Bàn Tử khoe mình phổi lớn, có thể nhịn năm phút liền. Tôi bảo làm gì có chuyện ấy, anh béo thế kia lúc lặn xuống sẽ phải chịu áp lực lớn hơn chúng tôi rất nhiều, mà người bình thường chỉ cần nhịn được ba phút cũng đã thần thánh lắm rồi. Tuyệt đối không nên khoe mẽ, đây nào phải chuyện chơi.
Bàn Tử nói thật ra mình không lo cái này, mà lo chúng tôi không đeo chân nhái, nếu lặn xuống quá chậm thì dễ chừng chưa đến đáy đã cạn khí rồi. Trước đó nên lặn thử ở vùng nước nông thì hơn.
Tôi gật đầu, thật ra lặn tự do (*) không hoàn toàn là tay không bắt giặc, mà cũng có thiết bị và phương pháp bảo hộ tương xứng, trong đó quan trọng nhất là yếu tố tâm lý. Hồi ở Tây Sa tôi đã nghe mấy người thợ lặn kể yếu tố then chốt khi lặn sâu xuống nước chính là tâm lý, vì thế tất cả thợ lặn, đặc biệt là thợ lặn tự do đều phải trải qua khóa huấn luyện ngồi thiền kiểu yoga. Dưới tầng nước sâu chỉ còn bóng đêm vô tận giống như đang lơ lửng trong vũ trụ, khiến con người bất giác sinh ra sợ hãi. Khi ấy, chỉ cần một thoáng hoang mang sẽ không thể tập trung được nữa, dễ dàng gặp chuyện bất trắc. Nếu có bình dưỡng khí thì lượng oxi tiêu thụ sẽ tăng đột biến, bằng không chỉ còn nước thở bằng niềm tin.
(*) Tức là lặn không dùng bình dưỡng khí.
Tiếc rằng vùng biển Tây Sa vừa cạn lại vừa trong xanh, tôi không có cơ hội trải nghiệm cảm giác ấy, nên cũng chẳng biết tình hình thực tế ra sao.
Nhưng được cái thiết bị lặn tự do cũng không quy củ cho lắm, hoàn toàn có thể tìm vật dụng thay thế. Ví như vấn đề của Bàn Tử, chúng tôi chỉ cần buộc thêm tảng đá để tăng tốc độ lặn là xong. Hồ này trước kia hẳn là rất sâu nhưng năm nay mực nước đã hạ, không thể sâu quá trăm mét được. Tôi đoán năm mươi mét là cùng, đương nhiên trước khi lặn chúng tôi cũng phải thăm dò độ sâu của nó.
Vùng hồ vào đêm tối đen như mực, chúng tôi cũng không thể suy xét mọi sự rõ ràng như trước, đành rút về trại nghỉ ngơi. Bàn Tử hỏi Vân Thái vừa rồi đã hát bài gì cho Muộn Du Bình nghe, có thể dạy lại cho mình không? Tôi chẳng còn bụng dạ nào mà đùa giỡn, đành nằm xuống học cách suy nghĩ như Muộn Du Bình, nghĩ tới những việc ngày mai cần làm.
Đêm đó không ai nói một lời, sáng hôm sau chúng tôi dậy từ sớm tinh mơ. Nhân lúc mặt trời còn chưa mọc, tôi tranh thủ đi thám thính quanh hồ lần cuối để khẳng định ấn tượng của mình hôm qua. Bốn bề phủ sương mờ, nhưng màn sương này chỉ lấp ló quanh quẩn ven hồ. Cha con Vân Thái đều quen dậy sớm, bữa sáng đã chuẩn bị xong xuôi từ lâu. Đó là món cháo loãng mà người như Bàn Tử có thể húp liền cả chục bát, nhưng đã là đồ Vân Thái nấu thì đời nào hắn dám chê.
Bàn Tử cũng dẫn theo một con chó đến giúp, vừa đi vừa trêu nó: tìm xương đi, tìm xương đi, tìm được xương tao cưới vợ cho mày. Con chó quay mông ra hồ uống nước đùa nghịch, hoàn toàn phớt lờ hắn.
Khi mặt trời lên cao, tôi cũng vừa dạo quanh một vòng hồ, xác định gần như không thể tìm ra. Vân Thái tò mò muốn biết chúng tôi đang tìm gì nên cũng đi sau nghe ngóng, Bàn Tử bịa chuyện hai đứa đi tìm vàng, cô bé nghe vậy thì nửa tin nửa ngờ.
Tôi bàn với họ rằng nhất định phải lặn xuống nước, nhưng cũng không thể khơi khơi mà lặn được. Cả đám phải đợi đến chiều cho nước ấm lên chút ít, lại cần chuẩn bị một sợi dây thừng thật dài, một cái bè nhỏ và vài tảng đá nặng vừa phải.
A Quý và Vân Thái giúp chúng tôi tết dây thừng cỏ, không cần quá chắc chắn, chỉ cần đủ dài để đo độ sâu là được. Bàn Tử dùng liềm cắt một đống cỏ lớn rồi rải ra phơi khô, nhưng không phải cỏ gì cũng tết được, mà đến quá nửa là đồ bỏ.
Tôi và Muộn Du Bình dùng dây thừng đánh số buộc hai bè nhỏ cỡ cái bàn bát tiên vào với nhau, rồi lại tìm tảng đá to cỡ bắp vế buộc vào đầu dây cho đầm.
Thừng cỏ tết làm ba đoạn, chỉ dài hơn mười mét, nhưng hai người mất một buổi sáng đã tết được chừng ấy cũng giỏi lắm rồi. Do chưa trải qua quá trình gia công tỉ mỉ nên vẫn còn khá thô sơ, nhưng tôi cũng chẳng câu nệ. Cần gì phải xài được đến mấy tháng, chỉ mong trụ nổi vài tiếng đồng hồ là ngon rồi.
Mặt khác lại cắt rời bao nilon của Bàn Tử, lấy dây nilon bên trong cuốn lại thành cuộn, bên trên buộc thêm hòn đá thành một cái neo nhỏ để đo độ sâu của hồ.
Chuẩn bị xong xuôi mọi thứ, chúng tôi xếp hết đồ đạc lên chiếc bè nhỏ rồi cởi sạch chỉ chừa lại cái quần đùi, chầm chậm đẩy bè vào sâu trong hồ. Quần của Muộn Du Bình là do Bàn Tử mua, bên trên in hình hai con gà con, làm Vân Thái cười đến suýt nghẹn thở.
(À vâng con gà huyền thoại của ĐMBK đã lên sàn như thế =)))))))))))
Lúc này khoảng hai giờ chiều mà mặt nước vẫn lạnh như băng, nhất định là do mạch ngầm nối liền với cái hồ kia. Nếu không có ánh nắng, chúng tôi lặn xuống không chừng còn bị chuột rút.
Bơi đứng liền một mạch, chẳng bao lâu màu nước dưới chân đã sâu hun hút khiến người ta có phần hoang mang. Những chốn sâu không thấy đáy luôn gây ra cho con người cảm giác bất an, nhưng tôi đã trải bao phen sóng gió nên thứ cảm giác ấy chỉ lướt qua như gió thoảng. Hồ cũng không rộng lắm, chúng tôi bơi một chặp đã ra đến giữa hồ.
Gió trên mặt hồ mát rượi xua tan đi nắng nóng ngày hè. Dừng lại giữa hồ, thế bơi đứng khiến chúng tôi càng phải ra sức giữ thăng bằng. Bàn Tử lấy tay vuốt mặt một cái rồi hỏi: “Thuyền trưởng, ta phải làm gì bây giờ?”
“Đo độ sâu cái đã.” Tôi đáp.
Bàn Tử cầm sợi dây nilon buộc hòn đá ném xuống nước. Hòn đá kéo theo sợi dây chìm xuống không phanh, cuộn dây trong tay Bàn Tử quay tròn không ngớt, chẳng mấy chốc hòn đá đã chìm nghỉm mất hút, chỉ còn thấy mỗi sợi dây.
Sau hơn một phút cuộn dây mới ngừng quay, Bàn Tử bứt đứt đầu sợi dây rồi từ từ kéo ngược nó lên, cuốn lại thành vòng mà đếm, kéo xong thì cũng ước lượng được hồ sâu hơn ba mươi ba mét.
Tôi rùng mình ớn lạnh, tuy kết quả này cũng gần giống suy đoán của tôi nhưng khi nghe vẫn không khỏi kinh hãi. Hơn nữa đây chưa chắc đã là rốn hồ, với kiểu hồ đá như thế này thì nơi sâu nhất không phải lúc nào cũng nằm chính giữa.
“Ba mươi ba mét, da fuck, mình phải lặn sâu hơn mười tầng lầu cơ à.”
“Hừ, sao vừa nghe đến ba mươi thước đã bó tay chịu trói?” Tôi cười nói: “Mười tầng lầu là cái đinh, mẹ kiếp anh sợ quái gì chứ”.
Dứt lời, tôi và Muộn Du Bình lập tức bịt kín hai lỗ tai, trước tiên lặn vài lượt nông nông để thích nghi với nhiệt độ dưới nước, còn Bàn Tử tạm thời cứ cho ở lại quan sát. Người béo không giỏi lặn, nếu chúng tôi lặn một chuyến mà xong việc thì khỏi phiền hắn vác xác xuống. Nói đoạn tôi buộc sợi thừng nối với tảng đá vào thắt lưng, giắt thêm cái liềm, bỏ đèn pin vào túi nhựa rồi nháy mắt ra hiệu với Muộn Du Bình.
Chúng tôi hít một hơi thật sâu, khi khí đã đầy phổi lập tức đẩy tảng đá trên bè xuống nước. Tảng đá từ từ rơi xuống kéo theo chúng tôi chìm sâu vào lòng hồ.
Ở Sudan, phu nhân tù trưởng mà đi lăng nhăng sẽ bị xử tử kiểu này. Tôi ngẩng đầu nhìn lên mặt nước, ngoài nửa thân người Bàn Tử và cái bóng của bè gỗ còn thấy sắc nắng loang loang, nhưng cảnh tượng này chớp mắt đã vụt trôi, bốn phía hoàn toàn rơi vào tĩnh mịch. Nhìn xuống lại thấy vực thẳm đen ngòm, chỉ còn ánh sáng từ ngọn đèn pin của Muộn Du Bình, đầu hắn chúc xuống dưới, động tác linh hoạt như một con dơi biển.
Tình cảnh này sẽ qua nhanh thôi, tôi tự nhủ với lòng. Ánh sáng xung quanh mờ dần đi kèm với áp lực nước tăng vọt, khiến màng nhĩ và ngực bắt đầu khó chịu cực kỳ, buộc tôi phải xả bớt không khí trong phổi ra.
Chẳng mấy chốc, đèn pin trong tay tôi đã chiếu xuống đáy nước, đó là một phiến đá mờ mờ còn cách một quãng xa. Song tôi chợt nhận ra điểm bất thường, vì tiếp tục chiếu xuống sâu hơn vẫn thấy một bóng đen; nói cách khác nơi này quả nhiên vẫn chưa phải đáy hồ, mà chỉ là một bãi đá gồ lên đó thôi. Ngoài ra tôi còn còn thấy rất nhiều vật na ná cành cây vắt ngang đáy vực, hẳn là gỗ từ những cây khô.
Cũng đúng vào lúc này, tôi bắt đầu thấy khó chịu, nhìn đồng hồ mới biết mình lặn còn chưa đầy một phút, thế mà đã cảm nhận được một luồng áp lực xộc thẳng lên mũi, khát khao được hít khí trời.
Muộn Du Bình vẫn không ngừng lặn xuống, tôi ngẩng đầu nhìn lên, trời ơi sao mà xa hun hút. Trong lòng sợ hãi thì tay chân tự nhiên cũng luống cuống, tôi rút cái liềm đeo ở thắt lưng định cắt đứt sợi thừng cỏ giữ chân mình lại. Ai ngờ thừng cỏ ngâm nước lại dai nhách ra, tôi cứa hai nhát mà thừng chỉ đứt có một nửa, nửa còn lại cò cưa mãi cũng không chịu đứt cho.
Tôi nhanh chóng rơi vào sợ hãi tột cùng, mà phản xạ tự nhiên lại mách bảo bản thân nên hít một hơi sâu lấy lại bình tĩnh. Kết quả vừa hít đã đưa một ngụm nước xộc thẳng vào phổi, làm tôi ho đến gập người.
Dây thừng truyền đến một đợt chấn động, báo hiệu tảng đá đã chìm đến đáy. Tôi cố gắng trấn tĩnh mà lặn xuống, nhận ra mình đang từ từ đậu lên một sườn dốc, bên dưới còn một cái khe đen ngòm sâu hoắm, nhưng vẫn nhìn ra một vài thứ trong đó.
Tôi nhìn theo ánh đèn pin chiếu xuống mà sợ đến đứng tim. Trong khe sâu là một căn nhà gỗ kiểu cổ cũ nát, chỉ còn lại bộ khung mờ mờ, mặt trên bị trầm tích phủ kín. Chiếu đèn pin sang nơi khác, tôi thấy càng nhiều căn lầu gỗ, thậm chí còn có mấy căn nhà ngói hoang tàn. Lần dọc xuống theo khe dốc còn thấy đủ mọi thứ như thềm đá, bờ rào… tất cả lặng lẽ chìm dưới làn nước sâu.
Nói đến khả năng nhịn thở, Bàn Tử khoe mình phổi lớn, có thể nhịn năm phút liền. Tôi bảo làm gì có chuyện ấy, anh béo thế kia lúc lặn xuống sẽ phải chịu áp lực lớn hơn chúng tôi rất nhiều, mà người bình thường chỉ cần nhịn được ba phút cũng đã thần thánh lắm rồi. Tuyệt đối không nên khoe mẽ, đây nào phải chuyện chơi.
Bàn Tử nói thật ra mình không lo cái này, mà lo chúng tôi không đeo chân nhái, nếu lặn xuống quá chậm thì dễ chừng chưa đến đáy đã cạn khí rồi. Trước đó nên lặn thử ở vùng nước nông thì hơn.
Tôi gật đầu, thật ra lặn tự do (*) không hoàn toàn là tay không bắt giặc, mà cũng có thiết bị và phương pháp bảo hộ tương xứng, trong đó quan trọng nhất là yếu tố tâm lý. Hồi ở Tây Sa tôi đã nghe mấy người thợ lặn kể yếu tố then chốt khi lặn sâu xuống nước chính là tâm lý, vì thế tất cả thợ lặn, đặc biệt là thợ lặn tự do đều phải trải qua khóa huấn luyện ngồi thiền kiểu yoga. Dưới tầng nước sâu chỉ còn bóng đêm vô tận giống như đang lơ lửng trong vũ trụ, khiến con người bất giác sinh ra sợ hãi. Khi ấy, chỉ cần một thoáng hoang mang sẽ không thể tập trung được nữa, dễ dàng gặp chuyện bất trắc. Nếu có bình dưỡng khí thì lượng oxi tiêu thụ sẽ tăng đột biến, bằng không chỉ còn nước thở bằng niềm tin.
(*) Tức là lặn không dùng bình dưỡng khí.
Tiếc rằng vùng biển Tây Sa vừa cạn lại vừa trong xanh, tôi không có cơ hội trải nghiệm cảm giác ấy, nên cũng chẳng biết tình hình thực tế ra sao.
Nhưng được cái thiết bị lặn tự do cũng không quy củ cho lắm, hoàn toàn có thể tìm vật dụng thay thế. Ví như vấn đề của Bàn Tử, chúng tôi chỉ cần buộc thêm tảng đá để tăng tốc độ lặn là xong. Hồ này trước kia hẳn là rất sâu nhưng năm nay mực nước đã hạ, không thể sâu quá trăm mét được. Tôi đoán năm mươi mét là cùng, đương nhiên trước khi lặn chúng tôi cũng phải thăm dò độ sâu của nó.
Vùng hồ vào đêm tối đen như mực, chúng tôi cũng không thể suy xét mọi sự rõ ràng như trước, đành rút về trại nghỉ ngơi. Bàn Tử hỏi Vân Thái vừa rồi đã hát bài gì cho Muộn Du Bình nghe, có thể dạy lại cho mình không? Tôi chẳng còn bụng dạ nào mà đùa giỡn, đành nằm xuống học cách suy nghĩ như Muộn Du Bình, nghĩ tới những việc ngày mai cần làm.
Đêm đó không ai nói một lời, sáng hôm sau chúng tôi dậy từ sớm tinh mơ. Nhân lúc mặt trời còn chưa mọc, tôi tranh thủ đi thám thính quanh hồ lần cuối để khẳng định ấn tượng của mình hôm qua. Bốn bề phủ sương mờ, nhưng màn sương này chỉ lấp ló quanh quẩn ven hồ. Cha con Vân Thái đều quen dậy sớm, bữa sáng đã chuẩn bị xong xuôi từ lâu. Đó là món cháo loãng mà người như Bàn Tử có thể húp liền cả chục bát, nhưng đã là đồ Vân Thái nấu thì đời nào hắn dám chê.
Bàn Tử cũng dẫn theo một con chó đến giúp, vừa đi vừa trêu nó: tìm xương đi, tìm xương đi, tìm được xương tao cưới vợ cho mày. Con chó quay mông ra hồ uống nước đùa nghịch, hoàn toàn phớt lờ hắn.
Khi mặt trời lên cao, tôi cũng vừa dạo quanh một vòng hồ, xác định gần như không thể tìm ra. Vân Thái tò mò muốn biết chúng tôi đang tìm gì nên cũng đi sau nghe ngóng, Bàn Tử bịa chuyện hai đứa đi tìm vàng, cô bé nghe vậy thì nửa tin nửa ngờ.
Tôi bàn với họ rằng nhất định phải lặn xuống nước, nhưng cũng không thể khơi khơi mà lặn được. Cả đám phải đợi đến chiều cho nước ấm lên chút ít, lại cần chuẩn bị một sợi dây thừng thật dài, một cái bè nhỏ và vài tảng đá nặng vừa phải.
A Quý và Vân Thái giúp chúng tôi tết dây thừng cỏ, không cần quá chắc chắn, chỉ cần đủ dài để đo độ sâu là được. Bàn Tử dùng liềm cắt một đống cỏ lớn rồi rải ra phơi khô, nhưng không phải cỏ gì cũng tết được, mà đến quá nửa là đồ bỏ.
Tôi và Muộn Du Bình dùng dây thừng đánh số buộc hai bè nhỏ cỡ cái bàn bát tiên vào với nhau, rồi lại tìm tảng đá to cỡ bắp vế buộc vào đầu dây cho đầm.
Thừng cỏ tết làm ba đoạn, chỉ dài hơn mười mét, nhưng hai người mất một buổi sáng đã tết được chừng ấy cũng giỏi lắm rồi. Do chưa trải qua quá trình gia công tỉ mỉ nên vẫn còn khá thô sơ, nhưng tôi cũng chẳng câu nệ. Cần gì phải xài được đến mấy tháng, chỉ mong trụ nổi vài tiếng đồng hồ là ngon rồi.
Mặt khác lại cắt rời bao nilon của Bàn Tử, lấy dây nilon bên trong cuốn lại thành cuộn, bên trên buộc thêm hòn đá thành một cái neo nhỏ để đo độ sâu của hồ.
Chuẩn bị xong xuôi mọi thứ, chúng tôi xếp hết đồ đạc lên chiếc bè nhỏ rồi cởi sạch chỉ chừa lại cái quần đùi, chầm chậm đẩy bè vào sâu trong hồ. Quần của Muộn Du Bình là do Bàn Tử mua, bên trên in hình hai con gà con, làm Vân Thái cười đến suýt nghẹn thở.
(À vâng con gà huyền thoại của ĐMBK đã lên sàn như thế =)))))))))))
Lúc này khoảng hai giờ chiều mà mặt nước vẫn lạnh như băng, nhất định là do mạch ngầm nối liền với cái hồ kia. Nếu không có ánh nắng, chúng tôi lặn xuống không chừng còn bị chuột rút.
Bơi đứng liền một mạch, chẳng bao lâu màu nước dưới chân đã sâu hun hút khiến người ta có phần hoang mang. Những chốn sâu không thấy đáy luôn gây ra cho con người cảm giác bất an, nhưng tôi đã trải bao phen sóng gió nên thứ cảm giác ấy chỉ lướt qua như gió thoảng. Hồ cũng không rộng lắm, chúng tôi bơi một chặp đã ra đến giữa hồ.
Gió trên mặt hồ mát rượi xua tan đi nắng nóng ngày hè. Dừng lại giữa hồ, thế bơi đứng khiến chúng tôi càng phải ra sức giữ thăng bằng. Bàn Tử lấy tay vuốt mặt một cái rồi hỏi: “Thuyền trưởng, ta phải làm gì bây giờ?”
“Đo độ sâu cái đã.” Tôi đáp.
Bàn Tử cầm sợi dây nilon buộc hòn đá ném xuống nước. Hòn đá kéo theo sợi dây chìm xuống không phanh, cuộn dây trong tay Bàn Tử quay tròn không ngớt, chẳng mấy chốc hòn đá đã chìm nghỉm mất hút, chỉ còn thấy mỗi sợi dây.
Sau hơn một phút cuộn dây mới ngừng quay, Bàn Tử bứt đứt đầu sợi dây rồi từ từ kéo ngược nó lên, cuốn lại thành vòng mà đếm, kéo xong thì cũng ước lượng được hồ sâu hơn ba mươi ba mét.
Tôi rùng mình ớn lạnh, tuy kết quả này cũng gần giống suy đoán của tôi nhưng khi nghe vẫn không khỏi kinh hãi. Hơn nữa đây chưa chắc đã là rốn hồ, với kiểu hồ đá như thế này thì nơi sâu nhất không phải lúc nào cũng nằm chính giữa.
“Ba mươi ba mét, da fuck, mình phải lặn sâu hơn mười tầng lầu cơ à.”
“Hừ, sao vừa nghe đến ba mươi thước đã bó tay chịu trói?” Tôi cười nói: “Mười tầng lầu là cái đinh, mẹ kiếp anh sợ quái gì chứ”.
Dứt lời, tôi và Muộn Du Bình lập tức bịt kín hai lỗ tai, trước tiên lặn vài lượt nông nông để thích nghi với nhiệt độ dưới nước, còn Bàn Tử tạm thời cứ cho ở lại quan sát. Người béo không giỏi lặn, nếu chúng tôi lặn một chuyến mà xong việc thì khỏi phiền hắn vác xác xuống. Nói đoạn tôi buộc sợi thừng nối với tảng đá vào thắt lưng, giắt thêm cái liềm, bỏ đèn pin vào túi nhựa rồi nháy mắt ra hiệu với Muộn Du Bình.
Chúng tôi hít một hơi thật sâu, khi khí đã đầy phổi lập tức đẩy tảng đá trên bè xuống nước. Tảng đá từ từ rơi xuống kéo theo chúng tôi chìm sâu vào lòng hồ.
Ở Sudan, phu nhân tù trưởng mà đi lăng nhăng sẽ bị xử tử kiểu này. Tôi ngẩng đầu nhìn lên mặt nước, ngoài nửa thân người Bàn Tử và cái bóng của bè gỗ còn thấy sắc nắng loang loang, nhưng cảnh tượng này chớp mắt đã vụt trôi, bốn phía hoàn toàn rơi vào tĩnh mịch. Nhìn xuống lại thấy vực thẳm đen ngòm, chỉ còn ánh sáng từ ngọn đèn pin của Muộn Du Bình, đầu hắn chúc xuống dưới, động tác linh hoạt như một con dơi biển.
Tình cảnh này sẽ qua nhanh thôi, tôi tự nhủ với lòng. Ánh sáng xung quanh mờ dần đi kèm với áp lực nước tăng vọt, khiến màng nhĩ và ngực bắt đầu khó chịu cực kỳ, buộc tôi phải xả bớt không khí trong phổi ra.
Chẳng mấy chốc, đèn pin trong tay tôi đã chiếu xuống đáy nước, đó là một phiến đá mờ mờ còn cách một quãng xa. Song tôi chợt nhận ra điểm bất thường, vì tiếp tục chiếu xuống sâu hơn vẫn thấy một bóng đen; nói cách khác nơi này quả nhiên vẫn chưa phải đáy hồ, mà chỉ là một bãi đá gồ lên đó thôi. Ngoài ra tôi còn còn thấy rất nhiều vật na ná cành cây vắt ngang đáy vực, hẳn là gỗ từ những cây khô.
Cũng đúng vào lúc này, tôi bắt đầu thấy khó chịu, nhìn đồng hồ mới biết mình lặn còn chưa đầy một phút, thế mà đã cảm nhận được một luồng áp lực xộc thẳng lên mũi, khát khao được hít khí trời.
Muộn Du Bình vẫn không ngừng lặn xuống, tôi ngẩng đầu nhìn lên, trời ơi sao mà xa hun hút. Trong lòng sợ hãi thì tay chân tự nhiên cũng luống cuống, tôi rút cái liềm đeo ở thắt lưng định cắt đứt sợi thừng cỏ giữ chân mình lại. Ai ngờ thừng cỏ ngâm nước lại dai nhách ra, tôi cứa hai nhát mà thừng chỉ đứt có một nửa, nửa còn lại cò cưa mãi cũng không chịu đứt cho.
Tôi nhanh chóng rơi vào sợ hãi tột cùng, mà phản xạ tự nhiên lại mách bảo bản thân nên hít một hơi sâu lấy lại bình tĩnh. Kết quả vừa hít đã đưa một ngụm nước xộc thẳng vào phổi, làm tôi ho đến gập người.
Dây thừng truyền đến một đợt chấn động, báo hiệu tảng đá đã chìm đến đáy. Tôi cố gắng trấn tĩnh mà lặn xuống, nhận ra mình đang từ từ đậu lên một sườn dốc, bên dưới còn một cái khe đen ngòm sâu hoắm, nhưng vẫn nhìn ra một vài thứ trong đó.
Tôi nhìn theo ánh đèn pin chiếu xuống mà sợ đến đứng tim. Trong khe sâu là một căn nhà gỗ kiểu cổ cũ nát, chỉ còn lại bộ khung mờ mờ, mặt trên bị trầm tích phủ kín. Chiếu đèn pin sang nơi khác, tôi thấy càng nhiều căn lầu gỗ, thậm chí còn có mấy căn nhà ngói hoang tàn. Lần dọc xuống theo khe dốc còn thấy đủ mọi thứ như thềm đá, bờ rào… tất cả lặng lẽ chìm dưới làn nước sâu.
/502
|