Đạo Mộ Bút Ký

Q.6 - Chương 63 - Thôn Trại Tương Đồng

/502


Ba Nãi là thôn mà gia đình A Quý đang sinh sống, cũng là một Dao trại điển hình, có điều chúng tôi mới tới đây được mấy ngày, đối với địa thế của thôn chưa có nhiều ấn tượng. Vân Thái nói vậy khiến tôi có chút bất ngờ.

“Giống chỗ nào kia?” Bàn Tử cầm bản vẽ lên, “thôn của nhà em mà giống nơi này sao?”

Vân Thái không dám chắc nên đưa bản vẽ cho A Quý, nói:”cha à, cha xem đi.” Chúng tôi cùng đi tới.

A Quý nhìn một lát, lúc đầu hình như không hiểu lắm, Vân Thái xoay bản đồ sang một chiều khác, sau đó nói với anh ta vài câu bằng tiếng bản địa, A Quý mới bừng tỉnh, gãi đầu một cái rồi nói:

“A! Thật đúng là có chút giống.”

Tôi hào hứng hẳn lên, suy cho cùng không phải là người bản xứ hẳn là có nhiều chuyện không thể nhạy cảm bằng những người đã sống đời đời kiếp kiếp ở đây. Hơn nữa cô gái này lại đặc biệt cẩn thận, tôi bảo cô ấy chỉ cho chúng tôi cùng xem.

Ban đầu tôi cho rằng, có thể đơn giản là vì hồ kia và thôn Ba Nãi bốn phía đều có thế núi rất giống nhau, nên thường thì nhà xây trên núi sẽ có kiến trúc tương tự, nhưng khi nghe Vân Thái nói, tôi mới bất giác hít một ngụm khí lạnh.

Chỗ giống nhau được chỉ ra lại chính là đường và hàng rào.

Vân Thái nói cho tôi biết, lần đầu cô ấy thấy bản vẽ này đã phát hiện ra tôi vẽ con đường chính và hướng của hàng rào của”cổ trại dưới đáy hồ” này so với đường chính và hàng rào bao quanh thôn của cô ấy rất giống nhau. Điều này khiến cho Vân Thái nhận ra có điểm bất thường, sau đó mới nhìn tới những phần khác trong thôn, cũng có nhiều điểm vô cùng giống.

Tôi không thể nhớ được toàn bộ đường đá và bậc thang trong thôn đi về hướng nào, nhưng quanh nhà A Quý thì có ấn tượng một chút, so sánh qua thấy quả đúng như vậy. Chỉ cần đem bản vẽ này thay đổi phương hướng, ngay lập tức có thể nhận ra những con đường nhỏ chạy quanh nhà A Quý, kiểu đan xen đó trên bản đồ vô cùng giống.

Trán tôi lập tức đổ mồ hôi lạnh, bất ngờ thật. Bản vẽ này miêu tả một thôn trại dưới đáy hồ, cách đây phải hơn mấy trăm nghìn năm, nhưng giờ khi được phát hiện, thôn trại cổ đó và một thôn trại hiện tại lại có hàng rào và vô số điểm tương đồng. Con mẹ nó, đây là chuyện quái gì vậy?

Tuy rằng đã cố gắng nén cái cảm giác rờn rợn vô hình đó lại, nhưng toàn thân tôi vẫn không khỏi khẽ run, trực giác nói cho tôi biết, nơi này có thể đang ẩn chưa một vất đề tương đối lớn.

Hít mấy hơi lấy lại bình tĩnh, sau đó tôi nhờ Vân Thái liệt kê hết những điểm tương đồng ra, tôi phải xem những điềm này có phải do một nguyên nhân đặc biệt nào đó hình thành không.

Khả năng lúc đó thần sắc tôi có chút đáng sợ, Vân Thái thấy tôi đột nhiên nghiêm túc như vậy liền hãi, không dám nói lời nào. Bàn Tử phải đánh vào vai tôi một cái, bảo tôi không được làm mặt dọa em ấy, tôi mới nhận ra mình đang thất lễ.

Chúng tôi nhận xét một lượt từ đầu thôn tới cuối thôn, càng nói lòng tôi càng lạnh, thấy đây không thể là chuyện ngẫu nhiên được. Từ cửa thôn chỗ có mấy đền thờ trang trí, tới bên trong đường lớn, hàng rào bao quanh trại, còn có cả trình tự nhà cửa, thật sự vô cùng giống.

Nếu muốn tình huống như vậy xảy ra, chỉ có thể là thôn trại dưới đáy hồ và thôn Ba Nãi cùng được thiết kế bởi một kiến trúc sư.

Nhưng làm sao thôn lại cần tới kiến trúc sư thiết kế chứ? Một thôn trại khi hình thành, từ hàng nghìn năm qua đều là do thôn dân xây dựng tự phát, chọn lấy một địa điểm thích hợp dựng nhà, làm đường, từ đó hình thành lên đường làng ngõ xóm.

Điều khiến tôi phải chú ý chính là độ giống nhau tới mức khủng khiếp của nó. Một thôn khi được dựng lên, đặc biệt là sơn thôn, đường đi trong một thời gian dài không thể không thay đổi, cho nên mới có cái thuyết “cổ đạo tây phong” (hình như là một câu thơ Đường hay gì đó, mình tìm không được, thành thật xin lỗi). Đối với đường xá, thôn dân có thể sửu đi sửa lại rất nhiều, nhưng tuyệt nhiên là bao giờ xóa bỏ chúng, mỗi lần sửa lại mở thêm một đường mới. Chúng tôi từng qua nhiều con đường trong sơn thôn, phần lớn là khi còn ở Lưỡng Tấn. Cho dù ở Hàng Châu hay trên núi đá, đường xá xây dựng tu sửa hay khai mở đều do nhà chùa làm, hiện giờ sang tay nhà nước, nhưng vẫn không ngừng được sửa chữa lại hàng năm.

Do đó, đường trong thôn Ba Nãi và đường dưới cổ trại kia giống nhau như vậy thực sự là một chuyện không bình thường, thậm chí có thể nói là quỷ dị. Đối với người học qua kiến trúc như tôi thì lại càng thêm khó nghĩ, trong đầu bao nhiêu ý nghĩ liên tục đảo lộn, nhưng lại chẳng biết mình đang muốn tìm cái gì.

Bàn Tử không nghĩ nhiều như tôi, lại hỏi:” Thiên Chân, trước đây cậu từng nghe nói qua chuyện như này chưa?”

Tôi lắc đầu ý bảo anh đừng hỏi gì cả, đây không phải chỉ đơn giản là “nghe nói qua”, xuất hiện hai thôn có cấu trúc nhà cửa tương tự nhau, trong lịch sử chỉ có một người từng trải qua đó chính là Uông Tàng Hải. Ông ta phụ trách thiết kế thành Khúc Tĩnh và thành phố Macau gần như tương đồng, nhưng hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau, thành thị có thể quy hoạch được còn thôn trang lại không phải vậy, tôi chưa từng thấy ở nơi nào có hai thôn trại giống nhau cả.

Hơn nữa, nếu hai thôn trại đó đều tồn tại thì có thể xem như một chuyện lạ, nhưng hiện tại thì một trại còn tồn tại còn một trại chìm dưới đáy hồ.

Dù cho tôi có nghĩ thế nào thì cũng không thể tưởng tượng được, nhưng trực giác nói cho tôi biết nơi này đã có chuyện xảy ra, mà tuyệt đối không đơn giản. Trong tay tôi hiện giờ đã nắm giữ những mảng ghép, chỉ là “chân tướng” bên ngoài của nó lại quá nhiều mà thôi.

Bàn Tử thấy tôi không phản ứng gì, lại đi hỏi Muộn Du Bình. Muộn Du Bình cũng không trả lời anh ta, dường như không thấy hứng thú với chuyện này, chỉ ngây ra nhìn bản vẽ kia.

A Quý úp úp mở mở nói:” truyền thuyết nói là, thực ra thôn trại của chúng tôi không phải ở vị trí bây giờ, mà là trong núi Dương Giác. Không chừng cũng giống như ông chủ Bàn nói, đây chính là cổ trại trước kia của chúng tôi, thôn không phải bị hỏa thiêu mà là bị ngập trong nước, sau đó cụ kỵ của chúng tôi mới tiền hành xây dựng lại như vậy ở bên ngoài, xây theo kết cấu cũ, dù sao thì núi cạnh hồ và núi tại nơi chúng tôi ở cũng rất giống nhau.”

Tôi nói với anh ta:” trừ khi cụ kỵ các anh có kiến thức phong thủy rất uyên thâm, nếu không, cho dù có làm theo thì cũng rất khó làm được tới trình độ này.”

Muốn giống tới mức này, phải tiến hành lên kế hoạch đo đạc địa chất từ lúc thôn chưa bị chìm trong nước, nhưng khi đó người Dao vẫn còn chưa bước vào thời kỳ khai hóa, không thể có khả năng làm như thế được.

Vân Thái bĩu môi nói:” ông chủ à, anh dựa vào cái gì mà khinh thường người Dao chứ? Biết đâu lại có một người như vậy thật thì sao.”

Tôi gượng cười, không phải tôi nghĩ như vậy mà là nếu thực sự như vậy thì việc này sẽ rất phức tạp, vì thế liền đáp:” cho dù có một người như thế cũng không thể, vì không cần thiết. Văn hóa Dao đối với kiến trúc xây dựng không hề nghiêm ngặt, vì sao lại phải xây dựng lại một thôn giống như trước? Thôn này nhìn bố cục cũng không ẩn chứa hàm ý gì đặc biệt”

Trung Quốc có rất nhiều thôn xóm được người tài xây lên, ví như Chiết Gian có thôn

Du Nguyên, do chính tay Lưu Bá Ôn dựa vào thuật chiêm tinh dựng lên, toàn bộ thôn xóm đều như một bàn sao khổng lồ. Nhưng theo bản vẽ cổ trại dưới đáy hồ này lại không có tính quy hoạch, bằng kiến thức của tôi thì không thể nhìn ra được điểm kỳ quái gì cả.

“Cậu nghĩ thế nào?” Bàn Tử hỏi tôi, “chắc cậu đã có ý tưởng gì rồi chứ.”

Quả thật là tôi có vài phỏng đoán nhưng chúng chỉ vô dụng mà thôi, vì thế lại lắc đầu:” tôi chỉ có thể khẳng định là đây là do cố ý làm ra, hơn nữa lại rất tiêu tốn rất nhiều công sức, vì người bình thường muốn xây cũng không xây tới mức giống thế này.” Tôi thấy khó giải thích nhất là rõ ràng chuyện này không có trong truyền thuyết của dân địa phương.

Trong trí nhớ của A Quý thì thôn của anh ta cũng được xây dựng từ rất lâu rồi. Nói cách khác là hành vi copy này phát sinh cách đây tương đối xa. Nhưng từ những dấu vết trong Trương gia lâu, tôi có thể đoán được thời gian khai thác mỏ ngọc kia không phải quá muộn. Hồ nước xuất hiện, hẳn là phải sau khi khai thác trong mỏ xong, nếu không đường hầm không thể nào xây dựng được.

Ba chuyện, copy, hồ nước, khai thác mỏ ngọc, nếu sắp xếp trình tự thời gian phát sinh, có thể là copy sớm hơn khai thác mỏ, hồ nước xuất hiện cuối cùng.

Nói cách khác, trước khi khai thác mỏ ngọc, hồ kia chưa từng tồn tại. Thôn không bị bao phủ bởi nước, cho dù có hoang phế nó cũng đã từng xuất hiện ở đó.

Như vậy thì người bản xứ chắc chắn phải biết, có tới hai thôn giống nhau như vậy. Cho dù một thôn sau đó bị nước dìm nhưng trong thời kỳ đó ít nhất cũng phải để lại truyền thuyết.

Hơn nữa, truyền thuyết có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, cho dù là cách thôn của A Quý mấy chục dặm, cũng không thể không có lưu truyền.

A Quý lại nói không có truyền thuyết nào nhắc tới cổ trại dưới đáy hồ. Thôn trại bí ẩn này giống như một điều mới được khai quật, trong lịch sử trước đây hoàn toàn bị người ta quên lãng.


/502

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status