Edit: Dứa
Beta: Thanh Du
*****
Cửa động này ắt hẳn là mấu chốt của cả câu chuyện, kí ức của Muộn Du Bình đến đây là đứt đoạn, những chuyện từ đó trở về sau đều mù mờ. Trong động có thứ gì, hắn làm thế nào thoát ra được, những người khác có bị mất trí nhớ giống hắn hay không, tất cả đều không có chút manh mối nào.
Tôi cẩn thận quan sát cửa động, nhìn thoáng qua có thể nói đây là một cái cổng tò vò nhân tạo khá lạc lõng (ngoài địa đạo chiến hào ra, tôi chưa từng thấy ai lại làm cổng ở một nơi như thế này cả), những vị trí bên trong cánh cổng có thể nhìn thấy từ đây đều lát một thứ gạch vàng giống hệt bên ngoài. Kết cấu này vốn rất bình thường, giống hệt những cái giếng trời tôi đã thấy đến mòn mắt trong mấy xưởng đốt than ở Sơn Tây. Nhưng cánh cửa ấy được trổ ở đây lại chẳng ăn khớp gì với bố cục tổng thể của cả mộ huyệt, không biết nó dùng để làm gì nữa.
Theo trí nhớ của tôi, hầu hết các mộ thất đều có kết cấu đối xứng, hiếm khi vô duyên vô cớ làm một thông đạo hay xây dư thêm phòng, trừ phi chiều theo sở thích của chủ mộ. Nếu không phải thế thì chỉ có hai khả năng:
Thứ nhất là, bên trong có giấu vật bồi táng bí ẩn nào đó. Chuyện này cũng không có gì lạ, theo như bút ký của ông nội, việc chủ mộ thiết kế phòng kín trong mộ của mình thì đâu đâu cũng có. Nhưng những phòng kín này đều được ngụy trang rất kĩ, vậy mà động này không có cửa cũng không ngụy trang gì hết, chỉ lắp một tấm gương bên ngoài, có vẻ trẻ con quá đi.
Thứ hai là, chuyện này có liên quan tới phong thủy. Theo như tôi suy đoán, gương là một vật dụng rất quan trọng trong thuật phong thủy, đặt tại nơi này hẳn phải có dụng ý nào đó. Nói như vậy, trổ một cánh cửa trong căn phòng này chính là biểu hiện của chữ “Thông” trong phong thủy, tức là muốn mời thứ gì đến, hoặc là tiễn thứ gì đi.
Đây là tiểu phong thủy, so với đại phong thủy thời cổ có những khác biệt rất lớn, đại khái cũng giống như hai phái Đại thừa và Tiểu thừa của Phật giáo vậy. Tiểu phong thủy chú ý đến “cải”, tức là bằng một số phương pháp nhất định, trong phạm vi hẹp có thể biến xấu thành tốt. Tôi rất thích thú với những kiến thức của tiểu phong thủy, do đó hiểu biết của tôi về nó so với đại phong thủy cũng nhiều hơn đôi chút.
Tôi lần theo mặt gương xem xét những nơi khác, hi vọng tìm ra được một vài gợi ý. Cách bố trí trong gian phòng này giống hệt những gì Muộn Du Bình đã kể; nhưng cũng vì nó còn duy trì hiện trạng của hai mươi năm trước cho nên bốn phía chỉ có bốn viên dạ minh châu chiếu sáng; mô hình Thiên cung ở giữa căn phòng chìm trong bóng đêm, chỉ có thể bật đèn pin lên xem xét. Tôi quét mắt vài vòng, nhanh chóng bị mấy bức tranh trên tường hấp dẫn.
Nội dung bốn bức tranh này tôi đã nghe kể một lần, nhưng qua sự miêu tả mơ mơ hồ hồ của Muộn Du Bình quả thực tôi không hình dung ra nổi. Bây giờ tận mắt nhìn thấy mới biết những bức tranh này miêu tả vô cùng chân thực, chỉ cần để tâm quan sát một chút sẽ phát hiện ra rất nhiều chi tiết nhỏ.
Đầu tiên, tôi vừa liếc mắt đã thấy, dãy núi phủ tuyết trắng nằm chính giữa bức tranh rất có thể là sườn bắc của dãy Trường Bạch tại Cát Lâm. Trí nhớ của tôi cũng không đến mức siêu phàm, chẳng qua mỗi ngọn núi cao của dãy Trường Bạch đều có những đặc điểm riêng biệt, phàm là người đã từng đi qua đều có thể nhận ra.
Trường Bạch là một dãy núi lửa, nằm trên đường biên giới của Trung Quốc với Triều Tiên. Sườn bắc của dãy núi này thuộc lãnh thổ Trung Quốc trải dài qua địa phận ba tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang; sườn nam thuộc lãnh thổ Triều Tiên.
Tiếp theo tôi quan sát bức tranh thứ hai thì thấy đoàn người đưa tang trong tranh đều mặc trang phục thời nhà Nguyên, như vậy người nằm trong quan tài này hẳn phải là một quý tộc địa vị hiển hách triều Nguyên. Xem ra thời gian xây dựng Vân Đỉnh thiên cung kia rất có thể là vào thời mạt Nguyên; ở vào thời điểm loạn lạc như thế mà đủ khả năng xây dựng một lăng mộ hoành tráng cỡ này chứng tỏ chủ nhân ngôi mộ hoàn toàn không đơn giản.
Điểm thứ ba khiến tôi giật mình chính là đoàn người đưa tang toàn bộ đều là phụ nữ, điều này vô cùng bất hợp lý. Tôi không biết nghi thức mộ táng của người Mông Cổ, nhưng cả đoàn đưa tang đều là phụ nữ thì quả thực chưa từng nghe qua.
Hơn nữa, trên bức tranh có quá nhiều chi tiết nhỏ nhặt như thế này, không biết là do người điêu khắc cố ý lưu lại manh mối hay là phong cách làm việc của người đó vốn là như vậy.
Tôi xem đến đây, trong lòng đã hiểu rất rõ. Dựa vào những manh mối này, chỉ cần tìm một người dân bản địa quen thuộc địa hình vùng núi ấy là hoàn toàn có thể tìm ra vị trí của cung điện. Chẳng qua nó đã bị chôn vùi dưới tuyết mấy trăm năm trời, đất lạnh vốn rất xốp, chỉ cần hơi bất cẩn trong quá trình đào xới, một trận tuyết lở nho nhỏ cũng đủ khiến anh vĩnh viễn vùi thây trong tuyết.
Có điều những gợi ý này hoàn toàn không liên quan gì tới cửa động trong góc tường, tôi đi một vòng kiểm tra vách tường phía sau những tấm gương khác cũng không phát hiện ra điều gì đặc biệt, xem ra chỉ còn cách đi vào cái động kia mới tìm được đáp án. Tôi trở lại cửa động, thấy Muộn Du Bình vẫn còn đứng đó, ánh mắt lộ vẻ do dự như đang lo lắng điều gì. Hắn thấy tôi đi tới, đột nhiên nói: “Có lẽ tôi phải vào đó một lần.”
“Không được!” Tôi nghe xong hoảng hốt nói, “Tuyệt đối không thể chui đầu vào chỗ chết! Nếu anh mất trí nhớ thêm hai mươi năm nữa, chẳng phải mọi chuyện chúng ta làm sẽ thành công cốc hết sao?”
Hắn thản nhiên nói: “Tôi không giống các cậu. Đối với hai người, chuyến đi tới đây chỉ là một trải nghiệm ly kỳ, còn với tôi nơi này lại chứa đựng một khúc mắc lớn, nếu không hiểu rõ được, chỉ e đời này dù tôi có nhớ ra tất cả mọi chuyện cũng khó mà sống thanh thản.”
Tôi nghe xong, trong lòng bỗng có cảm giác nôn nóng khó tả. Kỳ thực không phải tôi không hiểu những lời hắn nói, nhưng hoàn cảnh chúng tôi bây giờ không cho phép xuất hiện thêm phiền toái nào nữa. Chuyện cần lo lắng lúc này là làm sao thoát ra khỏi đây; bằng không dù chúng tôi có tìm được tất cả bí mật trên thế giới này thì đợi đến khi dưỡng khí cạn kiệt, cả đám chết ngạt trong này, những bí mật đó cũng hoàn toàn vô giá trị.
Tôi nói với hắn những lo ngại của mình, Muộn Du Bình cũng có vẻ lưỡng lự, hỏi lại tôi: “Chuyện thoát ra khỏi đây, cậu nắm chắc được mấy phần?”
Nghe hắn hỏi tôi mới chợt nhớ ra mình chưa quan sát trần căn phòng, liền ngẩng lên xem xét.
Trong tất cả bút ký tôi từng đọc, mọi trần mộ dạng hình chóp đều được miêu tả là rất vững chắc, theo tôi cái gọi là “thất hoành bát tung” dùng để chịu lực ở trần mộ chính là chỉ kết cấu hình vòm, ở giữa cao, hai bên thấp. Có điều ở đây lại áp dụng kiểu làm trần bằng giống trên đất liền, như thế đào động ở đâu cũng không quan trọng.
Trần căn phòng cao hơn mười mét, nơi này lại không có gì để chồng lên làm điểm tựa, trước tiên đành phải lấy kính đẽo thành từng bậc trên cây cột bên cạnh, sau đó leo lên cạo lớp đất sét trắng bên ngoài, tiếp đó xử lý nốt lớp gạch xanh, không cần quá cẩn thận, chỉ cần tính thời gian cho chuẩn. Phá hỏng kết cấu phía trên rồi, phần trên tự nhiên sẽ vỡ ra thành một cái động, đợi nước biển lấp đầy ngôi mộ này là có thể thoát ra ngoài.
Mấu chốt của kế hoạch này là phải tính thời gian thật chuẩn, nếu không căn đúng lúc thủy triều xuống để phá vỡ kết cấu trần mộ, không chừng cả cái động này sẽ bị nước biển tràn vào phá sụp, chúng tôi cũng bị đè chết trong đống đổ nát.
Tôi bàn qua việc này với Muộn Du Bình, cả hai đều tự an ủi mình rằng khả năng thoát ra là rất lớn, có điều chúng tôi vừa thoát ra thì ngôi mộ này cũng đi tong. Nhưng nó cũng không chạy đi đâu được, cái gì vốn có thì vẫn còn nguyên chỗ cũ, đợi cả đám quay về chuẩn bị vài hôm rồi quay lại cũng chưa muộn, bây giờ không nên nôn nóng.
Hắn gật gật đầu, cuối cùng cũng bị tôi thuyết phục. Bàn Tử đợi không nổi, lên tiếng: “Vậy còn chờ cái qué gì nữa, giờ chúng ta cứ xử lý cái cột này trước đi, không khéo lát nữa chân tay lại luống cuống.”
Tôi nhìn đồng hồ, còn sáu tiếng nữa mới tới giờ thủy triều xuống, thời gian vẫn còn dư dả, lắc đầu nói: “Chúng ta vừa rồi tốn sức quá nhiều, cơm lại chẳng có đến một hột trong bụng, khí lực suy giảm nghiêm trọng. Bây giờ nên nghỉ ngơi cho tốt, lát nữa ra ngoài chưa biết phải đối mặt với những thứ gì đâu, nói không chừng con thuyền phía trên đã đi rồi, nếu không đủ sức khỏe, thoát ra rồi lại chết đuối thì khổ.”
Bàn Tử vốn là người tích cực, nghe tôi nói có lý như thế đành buồn bực gãi đầu: “Con mẹ nó, còn phải chờ nữa sao? Vậy tôi đi ngủ một lát đây, khi nào bắt đầu thì gọi tôi.”
Tôi cũng tìm một chỗ ngồi xuống nghỉ ngơi, có điều đầu óc vẫn không ngừng hoạt động. Tôi nhẩm tính, khi nước biển bắt đầu tràn vào thì tiếp theo sẽ chảy theo hướng nào, thông đạo dưới đáy ao đã bị tấm bia đá chặn lại, tuy không kín hoàn toàn nhưng nước thoát ra bao giờ cũng chậm hơn chảy vào, vậy chắc chắn sẽ có một lượng lớn nước tràn vào cái động kia. Vấn đề là tôi không biết cái động này thông đến đâu, giả sử thông đến một căn phòng khác thì phiền to, chỗ đó sẽ hình thành một xoáy nước khổng lồ hút hết cả ba người chúng tôi vào.
Nghĩ tới đây, tôi vô thức liếc nhìn vào bên trong động, nghĩ xem có cách nào chặn cửa động này lại được không. Tôi lập tức nghĩ ngay đến mô hình trên bàn kia, xét chiều cao và bề rộng cửa động thì có vẻ lắp vào vừa khít.
Nhưng trong khoảnh khắc tôi chăm chú nhìn vào cửa động, trong lòng bỗng dâng lên một cảm giác kỳ lạ.
Trong bóng tối phía sau cổng tò vò, có một thứ ma lực hấp dẫn ánh mắt tôi. Thứ ma lực ấy không những mãnh liệt mà còn rất bức bách, tôi muốn quay đầu nhưng chợt phát hiện ra cổ mình đã cứng đờ, ánh mắt cũng không sao dời đi được.
Đồng thời tôi còn cảm nhận được một thứ cảm giác nôn nóng khó giải thích, giống như một người đói khát tới cực điểm vớ được gói thức ăn mà không làm cách nào xé được giấy bao. Cảm giác nôn nóng này rất nhanh chuyển thành sự thôi thúc, dẫn dụ tôi tiến vào bên trong.
Mọi chuyện chỉ diễn ra trong nháy mắt, không có dấu hiệu gì báo trước. Đến khi bọn họ phát hiện ra thì đã muộn, tôi nhanh chóng đẩy Muộn Du Bình trước mắt ra, chạy thẳng vào trong. Từ chỗ tôi đến cửa động chỉ cách một quãng ngắn, chạy vài bước tôi đã chìm vào bóng đêm, hắn có muốn kéo lại cũng không kịp. Lúc đó tôi hoàn toàn không biết mình đang làm gì, trong lòng chỉ một mực muốn chạy đến nơi sâu nhất trong động, đèn pin cũng không thèm bật, cứ điên cuồng chạy trong bóng tối. Không cần biết dưới chân có gì, cũng không để ý đằng sau có ai đuổi theo hay không.
Nhưng tôi vừa chạy được vài bước đã cảm thấy một luồng kình phong từ phía sau ập tới, đầu gối trái nhói đau, hai chân mềm nhũn, ngã vật xuống đất.
Tôi ngã rất đau, trán đập thẳng xuống nền, đầu ong ong lên, mũi lấm tấm máu tươi. Nhưng cũng nhờ cú ngã này mà cảm nôn nóng trong lòng tôi nhanh chóng biến mất, thần trí lại tỉnh táo như bình thường.
Tôi hơi hồi hộp, trong lòng trào dâng một cảm giác khó nói nên lời. Huyệt động này quả thực nguy hiểm, chỉ cần nhìn vào bóng đêm thăm thẳm ấy là người ta dễ dàng mất trí, tôi vừa nhìn chăm chú trong giây lát đã trúng bẫy ngay.
Quay đầu nhìn lại đã thấy Bàn Tử và Muộn Du Bình đuổi tới nơi, bên cạnh còn lăn lóc một cái đèn pin, xem ra nó chính là thứ đập trúng đầu gối tôi.
Bọn họ dạt sang hai bên, không nói lời nào lập tức lôi tôi ra ngoài. Nhưng một chân tôi đã bị thương, đứng còn không vững, bọn họ kéo thế nào cũng không đi được, vả lại ánh sáng trong đây cũng mờ mờ ảo ảo, tình thế trở nên hỗn loạn vô cùng.
Bản Tử thấy một tay khiêng không nổi liền kẹp đèn pin vào nách, dùng cả hai tay lôi tôi lên, động tác hết sức thô bạo, tôi bị hắn kéo mạnh đến mức muốn xỉu luôn cho rảnh.
Đúng lúc này, ánh đèn vô tình quét qua một góc, mắt tôi chợt lóe lên, trong bóng tối kia hình như có ai đang ngồi.
Ánh sáng quét qua quá nhanh, tôi không sao nhìn rõ, nhưng dám chắc là hình người. Tôi chợt nhớ tới chú Ba, kêu lên: “Chờ đã, bên kia có người!”
Bàn Tử nghe xong quay đầu lại dùng đèn rọi một vòng, nhưng bóng người kia đã đứng dậy chạy biến vào trong động.
Lần này cả ba người đều thấy rõ ràng, chúng tôi ngẩn người, tiếc nỗi không nhìn rõ đó là ai. Muộn Du Bình phản ứng nhanh nhất, hô to: “Mau đuổi theo!”, lời vừa dứt đã chạy biến đi, Bàn Tử chửi một tiếng, đành phải đuổi theo.
Tôi chật vật một lúc mới đứng lên được, khập khiễng lê theo sau. Lúc này Muộn Du Bình đã đuổi kịp người kia, lại thêm Bàn Tử vừa chạy tới, hai người đè kẻ đó xuống đất. Bàn Tử dùng đèn pin rọi vào, a lên một tiếng kinh ngạc: “Là A Ninh!”
Tôi lết tới nơi, vừa thấy liền kinh hãi. Cô ta đầu bù tóc rối, mặt mũi lem nhem, bộ đồ lặn trên người rách nát tơi tả, toàn thân toát ra một thứ mùi khó ngửi, mũi và miệng đều có vết máu, không biết cô ta đã gặp phải chuyện gì mà thành ra thế này. Lúc này tôi mới phát hiện ra ba chúng tôi tới được đây cũng chẳng dễ dàng gì, nhất là Bàn Tử, cả người chi chít vết thương, vô cùng thê thảm.
Bàn Tử nhìn thấy cô ả liền nổi nóng, chỉ tay vào mặt bắt đầu chửi, nhưng mới được vài câu Muộn Du Bình đã đột ngột ngăn hắn lại, nói: “Chờ đã, cô ta có điểm bất thường!”
Beta: Thanh Du
*****
Cửa động này ắt hẳn là mấu chốt của cả câu chuyện, kí ức của Muộn Du Bình đến đây là đứt đoạn, những chuyện từ đó trở về sau đều mù mờ. Trong động có thứ gì, hắn làm thế nào thoát ra được, những người khác có bị mất trí nhớ giống hắn hay không, tất cả đều không có chút manh mối nào.
Tôi cẩn thận quan sát cửa động, nhìn thoáng qua có thể nói đây là một cái cổng tò vò nhân tạo khá lạc lõng (ngoài địa đạo chiến hào ra, tôi chưa từng thấy ai lại làm cổng ở một nơi như thế này cả), những vị trí bên trong cánh cổng có thể nhìn thấy từ đây đều lát một thứ gạch vàng giống hệt bên ngoài. Kết cấu này vốn rất bình thường, giống hệt những cái giếng trời tôi đã thấy đến mòn mắt trong mấy xưởng đốt than ở Sơn Tây. Nhưng cánh cửa ấy được trổ ở đây lại chẳng ăn khớp gì với bố cục tổng thể của cả mộ huyệt, không biết nó dùng để làm gì nữa.
Theo trí nhớ của tôi, hầu hết các mộ thất đều có kết cấu đối xứng, hiếm khi vô duyên vô cớ làm một thông đạo hay xây dư thêm phòng, trừ phi chiều theo sở thích của chủ mộ. Nếu không phải thế thì chỉ có hai khả năng:
Thứ nhất là, bên trong có giấu vật bồi táng bí ẩn nào đó. Chuyện này cũng không có gì lạ, theo như bút ký của ông nội, việc chủ mộ thiết kế phòng kín trong mộ của mình thì đâu đâu cũng có. Nhưng những phòng kín này đều được ngụy trang rất kĩ, vậy mà động này không có cửa cũng không ngụy trang gì hết, chỉ lắp một tấm gương bên ngoài, có vẻ trẻ con quá đi.
Thứ hai là, chuyện này có liên quan tới phong thủy. Theo như tôi suy đoán, gương là một vật dụng rất quan trọng trong thuật phong thủy, đặt tại nơi này hẳn phải có dụng ý nào đó. Nói như vậy, trổ một cánh cửa trong căn phòng này chính là biểu hiện của chữ “Thông” trong phong thủy, tức là muốn mời thứ gì đến, hoặc là tiễn thứ gì đi.
Đây là tiểu phong thủy, so với đại phong thủy thời cổ có những khác biệt rất lớn, đại khái cũng giống như hai phái Đại thừa và Tiểu thừa của Phật giáo vậy. Tiểu phong thủy chú ý đến “cải”, tức là bằng một số phương pháp nhất định, trong phạm vi hẹp có thể biến xấu thành tốt. Tôi rất thích thú với những kiến thức của tiểu phong thủy, do đó hiểu biết của tôi về nó so với đại phong thủy cũng nhiều hơn đôi chút.
Tôi lần theo mặt gương xem xét những nơi khác, hi vọng tìm ra được một vài gợi ý. Cách bố trí trong gian phòng này giống hệt những gì Muộn Du Bình đã kể; nhưng cũng vì nó còn duy trì hiện trạng của hai mươi năm trước cho nên bốn phía chỉ có bốn viên dạ minh châu chiếu sáng; mô hình Thiên cung ở giữa căn phòng chìm trong bóng đêm, chỉ có thể bật đèn pin lên xem xét. Tôi quét mắt vài vòng, nhanh chóng bị mấy bức tranh trên tường hấp dẫn.
Nội dung bốn bức tranh này tôi đã nghe kể một lần, nhưng qua sự miêu tả mơ mơ hồ hồ của Muộn Du Bình quả thực tôi không hình dung ra nổi. Bây giờ tận mắt nhìn thấy mới biết những bức tranh này miêu tả vô cùng chân thực, chỉ cần để tâm quan sát một chút sẽ phát hiện ra rất nhiều chi tiết nhỏ.
Đầu tiên, tôi vừa liếc mắt đã thấy, dãy núi phủ tuyết trắng nằm chính giữa bức tranh rất có thể là sườn bắc của dãy Trường Bạch tại Cát Lâm. Trí nhớ của tôi cũng không đến mức siêu phàm, chẳng qua mỗi ngọn núi cao của dãy Trường Bạch đều có những đặc điểm riêng biệt, phàm là người đã từng đi qua đều có thể nhận ra.
Trường Bạch là một dãy núi lửa, nằm trên đường biên giới của Trung Quốc với Triều Tiên. Sườn bắc của dãy núi này thuộc lãnh thổ Trung Quốc trải dài qua địa phận ba tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang; sườn nam thuộc lãnh thổ Triều Tiên.
Tiếp theo tôi quan sát bức tranh thứ hai thì thấy đoàn người đưa tang trong tranh đều mặc trang phục thời nhà Nguyên, như vậy người nằm trong quan tài này hẳn phải là một quý tộc địa vị hiển hách triều Nguyên. Xem ra thời gian xây dựng Vân Đỉnh thiên cung kia rất có thể là vào thời mạt Nguyên; ở vào thời điểm loạn lạc như thế mà đủ khả năng xây dựng một lăng mộ hoành tráng cỡ này chứng tỏ chủ nhân ngôi mộ hoàn toàn không đơn giản.
Điểm thứ ba khiến tôi giật mình chính là đoàn người đưa tang toàn bộ đều là phụ nữ, điều này vô cùng bất hợp lý. Tôi không biết nghi thức mộ táng của người Mông Cổ, nhưng cả đoàn đưa tang đều là phụ nữ thì quả thực chưa từng nghe qua.
Hơn nữa, trên bức tranh có quá nhiều chi tiết nhỏ nhặt như thế này, không biết là do người điêu khắc cố ý lưu lại manh mối hay là phong cách làm việc của người đó vốn là như vậy.
Tôi xem đến đây, trong lòng đã hiểu rất rõ. Dựa vào những manh mối này, chỉ cần tìm một người dân bản địa quen thuộc địa hình vùng núi ấy là hoàn toàn có thể tìm ra vị trí của cung điện. Chẳng qua nó đã bị chôn vùi dưới tuyết mấy trăm năm trời, đất lạnh vốn rất xốp, chỉ cần hơi bất cẩn trong quá trình đào xới, một trận tuyết lở nho nhỏ cũng đủ khiến anh vĩnh viễn vùi thây trong tuyết.
Có điều những gợi ý này hoàn toàn không liên quan gì tới cửa động trong góc tường, tôi đi một vòng kiểm tra vách tường phía sau những tấm gương khác cũng không phát hiện ra điều gì đặc biệt, xem ra chỉ còn cách đi vào cái động kia mới tìm được đáp án. Tôi trở lại cửa động, thấy Muộn Du Bình vẫn còn đứng đó, ánh mắt lộ vẻ do dự như đang lo lắng điều gì. Hắn thấy tôi đi tới, đột nhiên nói: “Có lẽ tôi phải vào đó một lần.”
“Không được!” Tôi nghe xong hoảng hốt nói, “Tuyệt đối không thể chui đầu vào chỗ chết! Nếu anh mất trí nhớ thêm hai mươi năm nữa, chẳng phải mọi chuyện chúng ta làm sẽ thành công cốc hết sao?”
Hắn thản nhiên nói: “Tôi không giống các cậu. Đối với hai người, chuyến đi tới đây chỉ là một trải nghiệm ly kỳ, còn với tôi nơi này lại chứa đựng một khúc mắc lớn, nếu không hiểu rõ được, chỉ e đời này dù tôi có nhớ ra tất cả mọi chuyện cũng khó mà sống thanh thản.”
Tôi nghe xong, trong lòng bỗng có cảm giác nôn nóng khó tả. Kỳ thực không phải tôi không hiểu những lời hắn nói, nhưng hoàn cảnh chúng tôi bây giờ không cho phép xuất hiện thêm phiền toái nào nữa. Chuyện cần lo lắng lúc này là làm sao thoát ra khỏi đây; bằng không dù chúng tôi có tìm được tất cả bí mật trên thế giới này thì đợi đến khi dưỡng khí cạn kiệt, cả đám chết ngạt trong này, những bí mật đó cũng hoàn toàn vô giá trị.
Tôi nói với hắn những lo ngại của mình, Muộn Du Bình cũng có vẻ lưỡng lự, hỏi lại tôi: “Chuyện thoát ra khỏi đây, cậu nắm chắc được mấy phần?”
Nghe hắn hỏi tôi mới chợt nhớ ra mình chưa quan sát trần căn phòng, liền ngẩng lên xem xét.
Trong tất cả bút ký tôi từng đọc, mọi trần mộ dạng hình chóp đều được miêu tả là rất vững chắc, theo tôi cái gọi là “thất hoành bát tung” dùng để chịu lực ở trần mộ chính là chỉ kết cấu hình vòm, ở giữa cao, hai bên thấp. Có điều ở đây lại áp dụng kiểu làm trần bằng giống trên đất liền, như thế đào động ở đâu cũng không quan trọng.
Trần căn phòng cao hơn mười mét, nơi này lại không có gì để chồng lên làm điểm tựa, trước tiên đành phải lấy kính đẽo thành từng bậc trên cây cột bên cạnh, sau đó leo lên cạo lớp đất sét trắng bên ngoài, tiếp đó xử lý nốt lớp gạch xanh, không cần quá cẩn thận, chỉ cần tính thời gian cho chuẩn. Phá hỏng kết cấu phía trên rồi, phần trên tự nhiên sẽ vỡ ra thành một cái động, đợi nước biển lấp đầy ngôi mộ này là có thể thoát ra ngoài.
Mấu chốt của kế hoạch này là phải tính thời gian thật chuẩn, nếu không căn đúng lúc thủy triều xuống để phá vỡ kết cấu trần mộ, không chừng cả cái động này sẽ bị nước biển tràn vào phá sụp, chúng tôi cũng bị đè chết trong đống đổ nát.
Tôi bàn qua việc này với Muộn Du Bình, cả hai đều tự an ủi mình rằng khả năng thoát ra là rất lớn, có điều chúng tôi vừa thoát ra thì ngôi mộ này cũng đi tong. Nhưng nó cũng không chạy đi đâu được, cái gì vốn có thì vẫn còn nguyên chỗ cũ, đợi cả đám quay về chuẩn bị vài hôm rồi quay lại cũng chưa muộn, bây giờ không nên nôn nóng.
Hắn gật gật đầu, cuối cùng cũng bị tôi thuyết phục. Bàn Tử đợi không nổi, lên tiếng: “Vậy còn chờ cái qué gì nữa, giờ chúng ta cứ xử lý cái cột này trước đi, không khéo lát nữa chân tay lại luống cuống.”
Tôi nhìn đồng hồ, còn sáu tiếng nữa mới tới giờ thủy triều xuống, thời gian vẫn còn dư dả, lắc đầu nói: “Chúng ta vừa rồi tốn sức quá nhiều, cơm lại chẳng có đến một hột trong bụng, khí lực suy giảm nghiêm trọng. Bây giờ nên nghỉ ngơi cho tốt, lát nữa ra ngoài chưa biết phải đối mặt với những thứ gì đâu, nói không chừng con thuyền phía trên đã đi rồi, nếu không đủ sức khỏe, thoát ra rồi lại chết đuối thì khổ.”
Bàn Tử vốn là người tích cực, nghe tôi nói có lý như thế đành buồn bực gãi đầu: “Con mẹ nó, còn phải chờ nữa sao? Vậy tôi đi ngủ một lát đây, khi nào bắt đầu thì gọi tôi.”
Tôi cũng tìm một chỗ ngồi xuống nghỉ ngơi, có điều đầu óc vẫn không ngừng hoạt động. Tôi nhẩm tính, khi nước biển bắt đầu tràn vào thì tiếp theo sẽ chảy theo hướng nào, thông đạo dưới đáy ao đã bị tấm bia đá chặn lại, tuy không kín hoàn toàn nhưng nước thoát ra bao giờ cũng chậm hơn chảy vào, vậy chắc chắn sẽ có một lượng lớn nước tràn vào cái động kia. Vấn đề là tôi không biết cái động này thông đến đâu, giả sử thông đến một căn phòng khác thì phiền to, chỗ đó sẽ hình thành một xoáy nước khổng lồ hút hết cả ba người chúng tôi vào.
Nghĩ tới đây, tôi vô thức liếc nhìn vào bên trong động, nghĩ xem có cách nào chặn cửa động này lại được không. Tôi lập tức nghĩ ngay đến mô hình trên bàn kia, xét chiều cao và bề rộng cửa động thì có vẻ lắp vào vừa khít.
Nhưng trong khoảnh khắc tôi chăm chú nhìn vào cửa động, trong lòng bỗng dâng lên một cảm giác kỳ lạ.
Trong bóng tối phía sau cổng tò vò, có một thứ ma lực hấp dẫn ánh mắt tôi. Thứ ma lực ấy không những mãnh liệt mà còn rất bức bách, tôi muốn quay đầu nhưng chợt phát hiện ra cổ mình đã cứng đờ, ánh mắt cũng không sao dời đi được.
Đồng thời tôi còn cảm nhận được một thứ cảm giác nôn nóng khó giải thích, giống như một người đói khát tới cực điểm vớ được gói thức ăn mà không làm cách nào xé được giấy bao. Cảm giác nôn nóng này rất nhanh chuyển thành sự thôi thúc, dẫn dụ tôi tiến vào bên trong.
Mọi chuyện chỉ diễn ra trong nháy mắt, không có dấu hiệu gì báo trước. Đến khi bọn họ phát hiện ra thì đã muộn, tôi nhanh chóng đẩy Muộn Du Bình trước mắt ra, chạy thẳng vào trong. Từ chỗ tôi đến cửa động chỉ cách một quãng ngắn, chạy vài bước tôi đã chìm vào bóng đêm, hắn có muốn kéo lại cũng không kịp. Lúc đó tôi hoàn toàn không biết mình đang làm gì, trong lòng chỉ một mực muốn chạy đến nơi sâu nhất trong động, đèn pin cũng không thèm bật, cứ điên cuồng chạy trong bóng tối. Không cần biết dưới chân có gì, cũng không để ý đằng sau có ai đuổi theo hay không.
Nhưng tôi vừa chạy được vài bước đã cảm thấy một luồng kình phong từ phía sau ập tới, đầu gối trái nhói đau, hai chân mềm nhũn, ngã vật xuống đất.
Tôi ngã rất đau, trán đập thẳng xuống nền, đầu ong ong lên, mũi lấm tấm máu tươi. Nhưng cũng nhờ cú ngã này mà cảm nôn nóng trong lòng tôi nhanh chóng biến mất, thần trí lại tỉnh táo như bình thường.
Tôi hơi hồi hộp, trong lòng trào dâng một cảm giác khó nói nên lời. Huyệt động này quả thực nguy hiểm, chỉ cần nhìn vào bóng đêm thăm thẳm ấy là người ta dễ dàng mất trí, tôi vừa nhìn chăm chú trong giây lát đã trúng bẫy ngay.
Quay đầu nhìn lại đã thấy Bàn Tử và Muộn Du Bình đuổi tới nơi, bên cạnh còn lăn lóc một cái đèn pin, xem ra nó chính là thứ đập trúng đầu gối tôi.
Bọn họ dạt sang hai bên, không nói lời nào lập tức lôi tôi ra ngoài. Nhưng một chân tôi đã bị thương, đứng còn không vững, bọn họ kéo thế nào cũng không đi được, vả lại ánh sáng trong đây cũng mờ mờ ảo ảo, tình thế trở nên hỗn loạn vô cùng.
Bản Tử thấy một tay khiêng không nổi liền kẹp đèn pin vào nách, dùng cả hai tay lôi tôi lên, động tác hết sức thô bạo, tôi bị hắn kéo mạnh đến mức muốn xỉu luôn cho rảnh.
Đúng lúc này, ánh đèn vô tình quét qua một góc, mắt tôi chợt lóe lên, trong bóng tối kia hình như có ai đang ngồi.
Ánh sáng quét qua quá nhanh, tôi không sao nhìn rõ, nhưng dám chắc là hình người. Tôi chợt nhớ tới chú Ba, kêu lên: “Chờ đã, bên kia có người!”
Bàn Tử nghe xong quay đầu lại dùng đèn rọi một vòng, nhưng bóng người kia đã đứng dậy chạy biến vào trong động.
Lần này cả ba người đều thấy rõ ràng, chúng tôi ngẩn người, tiếc nỗi không nhìn rõ đó là ai. Muộn Du Bình phản ứng nhanh nhất, hô to: “Mau đuổi theo!”, lời vừa dứt đã chạy biến đi, Bàn Tử chửi một tiếng, đành phải đuổi theo.
Tôi chật vật một lúc mới đứng lên được, khập khiễng lê theo sau. Lúc này Muộn Du Bình đã đuổi kịp người kia, lại thêm Bàn Tử vừa chạy tới, hai người đè kẻ đó xuống đất. Bàn Tử dùng đèn pin rọi vào, a lên một tiếng kinh ngạc: “Là A Ninh!”
Tôi lết tới nơi, vừa thấy liền kinh hãi. Cô ta đầu bù tóc rối, mặt mũi lem nhem, bộ đồ lặn trên người rách nát tơi tả, toàn thân toát ra một thứ mùi khó ngửi, mũi và miệng đều có vết máu, không biết cô ta đã gặp phải chuyện gì mà thành ra thế này. Lúc này tôi mới phát hiện ra ba chúng tôi tới được đây cũng chẳng dễ dàng gì, nhất là Bàn Tử, cả người chi chít vết thương, vô cùng thê thảm.
Bàn Tử nhìn thấy cô ả liền nổi nóng, chỉ tay vào mặt bắt đầu chửi, nhưng mới được vài câu Muộn Du Bình đã đột ngột ngăn hắn lại, nói: “Chờ đã, cô ta có điểm bất thường!”
/502
|