THẰNG BẢY VÀ CON THẮM TRANH NHAU chiếc ống dòm đến sùi bọt mép.
- Tao dòm trước. - Bảy nói.
- Mình trước. - Con Thắm không chịu.
Bảy đập tay lên ngực:
- Tao trước. Tao là phó chúa đảo.
Thắm không đập tay lên ngực, vì nó là con gái. Nó dậm chân thình thịch:
- Nhưng mình là chúa đảo phu nhân.
Con Thắm chả khoái gì chức “chúa đảo phu nhân”, nhưng để giành nhau chiếc ống dòm với phó chúa đảo, nó không thể không viện ra thân phận của mình.
Thằng Bảy nghĩ lung trong đầu: Phó chúa đảo và vợ chúa đảo, ai lớn hơn ai há? Chắc là chúa đảo phu nhân lớn hơn, nó nhủ bụng và buông tay khỏi chiếc ống dòm, tặc lưỡi:
- Cho mày dòm trước đó.
Con Thắm hân hoan, hai tay nâng chiếc ống dòm lên mắt.
Bảy theo dõi nét mặt rạng rỡ của con Thắm, háo hức khi nghe nhỏ bạn luôn miệng xuýt xoa.
- Ôi, mình thấy cá mập nè. Hàng đàn cá mập. Eo ôi, ghê quá!
Bảy liếm môi:
- Chúng đang làm gì thế?
- Chúng đang rượt theo con cá voi.
- Thế chúng rượt kịp không?
- Gần kịp rồi.
Bảy nhíu mày:
- Cá voi mà đánh không lại cá mập à?
- Mình không biết. Nhưng con cá voi có một mình, còn cá mập có một bầy.
Bảy nôn nao quá. Nó giật phắt chiếc ống dòm trên tay con Thắm, bất chấp con nhỏ này đang là chúa đảo phu nhân:
- Đưa tao xem thử nào!
BẢY REO ẦM:
- Ha ha, bây giờ thì cá voi đang rượt đuổi cá mập.
- Thật không?
- Thật. - Bảy vừa đáp vừa rê ống dòm từ trái qua phải rồi từ phải qua trái, nó đang quan sát trận thủy chiến mà - Cá voi có quân tiếp viện. Hai chục con cá voi đang kéo đến cứu bồ.
- Thế là đàn cá mập quay đầu bỏ chạy hở?
- Ờ, chạy cuống cuồng.
Con Thắm vỗ tay, thích chí:
- Hay quá! Mình ghét cá mập. Mình theo phe cá voi.
Bảy gật đầu:
- Tao cũng theo phe cá voi. Cá voi hay cứu người gặp nạn trên biển. Còn bọn cá mập thì chỉ lăm le xơi tái mình thôi.
Con Thắm nuốt nước bọt, tò mò:
- Thế cá voi đã đuổi kịp cá mập chưa, Bảy?
- Chưa. - Bảy toét miệng cười - Bọn cá mập lặn xuống đáy biển rồi.
Tin đứng bên cạnh Bảy và Thắm, nghe hai đứa bạn ríu rít nãy giờ, bụng đã bồn chồn lắm.
Nó cố ép mình đóng vai một chúa đảo rộng lượng, nhưng đến phút chót nó đành phải dẹp bỏ ý định cao đẹp đó. Nó chìa tay về phía Bảy:
- Tụi mày xem thế đủ rồi. Tới lượt tao!
TỚI LƯỢT CHÚA ĐẢO ÁP ỐNG DÒM VÀO mắt nhíu mày quan sát thì biển đang cuồn cuộn sóng. Cá voi và cá mập lúc này chẳng còn một mống. Mây vần vũ, và bầu trời như sập xuống trên biển, đùng đục, chẳng mấy chốc đen kịt, giống như ai đứng trên cao giũ xuống một tấm màn.
- Biển động! - Tin lẩm bẩm.
Bảy hồi hộp:
- Sóng lớn lắm hở Tin?
- Ờ. Sóng cao bằng tòa nhà chung cư. Hết ngọn này đến ngọn sóng khác. Mặt biển giống như một tấm chăn, có ai đó đang cố cuộn lại.
Con Thắm lo lắng:
- Có sóng thần không?
Tin nhìn nhỏ bạn, giọng trách móc:
- Có sóng thần thì tụi mình đã chết từ lâu rồi!
- Tin nhìn kỹ xem. - Con Thắm chép miệng, chuyển mối quan tâm của mình qua chỗ khác - Có con tàu nào gặp nạn không vậy?
- Chắc là không đâu. Chẳng con tàu nào dám đi vào vùng biển nguy hiểm này.
Tin đáp, nhưng vẫn rê ống dòm theo dõi.
Tất nhiên là Tin chẳng thấy con tàu nào.
Tin cũng chẳng thấy biển.
Nó thấy vườn ổi nhà thằng Bảy bên kia đường. Cạnh nhà Bảy là nhà dì Sáu Dừa. Vườn nhà dì Sáu Dừa không có lấy một cây dừa. Tin không hiểu tại sao dì có cái tên đó. Nó chỉ thấy thằng cu Mít, con dì Sáu Dừa, đang chơi trong vườn. Vườn cũng chẳng có cây mít nào. Ngộ ghê!
Tin căng mắt cố tìm nhà con Thắm. Qua ống dòm, cảnh vật trước mắt gần lại đáng kể nhưng Tin vẫn không thể thấy nhà con Thắm. Nhà nhỏ bạn nó bị nhà thằng Bảy che khuất, chỉ thấy một thẻo mái tôn lấp lánh trong nắng.
- Tin nhìn gì lâu thế? Biển còn động không Tin?
Tiếng con Thắm vang lên, kéo Tin về với vai trò chúa đảo. Nó nghiêm nghị:
- Còn. Bão sắp đến rồi. Tụi mình nhanh nhanh dựng lều đi thôi.
CUỘC SỐNG CỦA BA ĐỨA NHÓC TRÊN HÒN đảo Robinson thật yên bình, dù thỉnh thoảng có vài trận bão lớn quét ngang qua đảo, và gần đây có cả sư tử xuất hiện trên đảo nữa.
Nhưng điều đó không ngăn cản được tai họa ập đến với chúa đảo.
Tất nhiên, ngay trên đảo thì chẳng có gì xảy ra. Như chúng ta đã biết, sống trên đảo toàn là những kẻ can trường. Đàn ông thì khỏe mạnh và dũng cảm. Phụ nữ vừa khỏe mạnh, dũng cảm vừa xinh đẹp.
Nhưng khi rời khỏi hòn đảo để đi đến một nơi có tên là trường học cách đó một cây số lại là một câu chuyện khác. Ở chốn đó, những bậc vĩ nhân đáng kính của chúng ta tạm thời thôi làm vĩ nhân để làm những cô bé cậu bé học trò.
Các cô bé cậu bé đó cũng phải chép bài, làm bài như những cô bé cậu bé khác.
Một hôm, khi dạy môn Tiếng Việt, cô giáo ra đề tập làm văn “Em hãy kể về nơi chốn mà em thích nhất”.
Dĩ nhiên, không nói thì ai cũng biết, hầu hết bài làm của bọn học trò (ở lớp Tin hay ở bất cứ lớp học nào trên trái đất) đều kể về nơi chôn nhau cắt rốn (về quê nội hoặc quê ngoại) hay về trường lớp (trường cũ hoặc trường mới) hay về những danh lam thắng cảnh mình từng đặt chân tới…
Nếu đề văn ra cách đây một tháng, chắc chắn Tin, Bảy và con Thắm sẽ viết na ná như bài làm của tụi bạn trong lớp.
Nhưng bây giờ thì tụi nó cảm thấy trên đời có điều mới lạ đáng để kể hơn những nơi chốn vừa nhắc ở trên.
Tin kể về hòn đảo Robinson.
Bảy cũng kể về hòn đảo Robinson.
Con Thắm cũng kể về hòn đảo đó.
THÍCH MỘT HÒN ĐẢO VÀ VIẾT ĐIỀU ĐÓ ra trong bài làm văn thì chẳng có chi là bất thường.
Nhưng có tới ba đứa cùng bô bô lên rằng nơi em thích nhất là đảo hoang thì câu chuyện đã có vẻ không bình thường.
Hòn đảo mà ba đứa cùng thích lại giống nhau ở cái tên Robinson càng không bình thương hơn nữa.
Điều kỳ lạ là trên các hòn đảo đó tồn tại những thứ y hệt nhau: những cây cọ, những mái lều bị tốc mái, một con sư tử được thuần hóa và hằng năm đều có bốn trận bão lớn lồng lộn trên đảo.
Thậm chí những câu văn giống nhau một cách đáng ngờ: “Đảo thoai thoải, rất nhiều cát, những cây cọ mọc rải rác giúp hòn đảo bớt hiu quạnh”.
Cả lúc ngắm cảnh cũng giống nhau: “Em thích nhất lúc ngồi trên đảo Ronbinson ngắm hoàng hôn trên biển. Mặt trời như hòn lửa lớn ai ở trên trời vô ý đánh rơi xuống đại dương”.
Chúng ta có thể suy ra: Khi hào hứng kể về hòn đảo, Tin, Bảy và con Thắm đều đinh ninh chỉ có riêng mình nghĩ ra sáng kiến đưa “nơi chốn mà em thích nhất” đó vô bài làm.
Cô giáo của mấy đứa nhóc tất nhiên không suy ra điều đó được, vì cô chưa đọc cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, mà sự thực là lúc đó cuốn sách này chưa được viết ra.
Cô suy ra theo kiểu của cô:
- Bảy, Tin và Thắm, ba em đứng lên!
Trước vẻ mặt hoang mang của ba đứa học trò đang đứng và vẻ tò mò của những đứa khác đang ngồi, cô thong thả đọc bài làm của từng đứa.
Cô đọc bài của phó chúa đảo trước. Rồi tới bài của chúa đảo. Cuối cùng là bài làm của chúa đảo phu nhân.
Hôm đó, lần đầu tiên trong đời dạy học cô đọc bài trên nền nhạc, được phối khí hòa âm bởi những tiếng gõ bàn và dậm chân lên sàn nhà, những tràng cười rúc rích và những tiếng hô chằm chặp, nhịp nhàng:
- Cóp-py! Cóp-py!
- Tao dòm trước. - Bảy nói.
- Mình trước. - Con Thắm không chịu.
Bảy đập tay lên ngực:
- Tao trước. Tao là phó chúa đảo.
Thắm không đập tay lên ngực, vì nó là con gái. Nó dậm chân thình thịch:
- Nhưng mình là chúa đảo phu nhân.
Con Thắm chả khoái gì chức “chúa đảo phu nhân”, nhưng để giành nhau chiếc ống dòm với phó chúa đảo, nó không thể không viện ra thân phận của mình.
Thằng Bảy nghĩ lung trong đầu: Phó chúa đảo và vợ chúa đảo, ai lớn hơn ai há? Chắc là chúa đảo phu nhân lớn hơn, nó nhủ bụng và buông tay khỏi chiếc ống dòm, tặc lưỡi:
- Cho mày dòm trước đó.
Con Thắm hân hoan, hai tay nâng chiếc ống dòm lên mắt.
Bảy theo dõi nét mặt rạng rỡ của con Thắm, háo hức khi nghe nhỏ bạn luôn miệng xuýt xoa.
- Ôi, mình thấy cá mập nè. Hàng đàn cá mập. Eo ôi, ghê quá!
Bảy liếm môi:
- Chúng đang làm gì thế?
- Chúng đang rượt theo con cá voi.
- Thế chúng rượt kịp không?
- Gần kịp rồi.
Bảy nhíu mày:
- Cá voi mà đánh không lại cá mập à?
- Mình không biết. Nhưng con cá voi có một mình, còn cá mập có một bầy.
Bảy nôn nao quá. Nó giật phắt chiếc ống dòm trên tay con Thắm, bất chấp con nhỏ này đang là chúa đảo phu nhân:
- Đưa tao xem thử nào!
BẢY REO ẦM:
- Ha ha, bây giờ thì cá voi đang rượt đuổi cá mập.
- Thật không?
- Thật. - Bảy vừa đáp vừa rê ống dòm từ trái qua phải rồi từ phải qua trái, nó đang quan sát trận thủy chiến mà - Cá voi có quân tiếp viện. Hai chục con cá voi đang kéo đến cứu bồ.
- Thế là đàn cá mập quay đầu bỏ chạy hở?
- Ờ, chạy cuống cuồng.
Con Thắm vỗ tay, thích chí:
- Hay quá! Mình ghét cá mập. Mình theo phe cá voi.
Bảy gật đầu:
- Tao cũng theo phe cá voi. Cá voi hay cứu người gặp nạn trên biển. Còn bọn cá mập thì chỉ lăm le xơi tái mình thôi.
Con Thắm nuốt nước bọt, tò mò:
- Thế cá voi đã đuổi kịp cá mập chưa, Bảy?
- Chưa. - Bảy toét miệng cười - Bọn cá mập lặn xuống đáy biển rồi.
Tin đứng bên cạnh Bảy và Thắm, nghe hai đứa bạn ríu rít nãy giờ, bụng đã bồn chồn lắm.
Nó cố ép mình đóng vai một chúa đảo rộng lượng, nhưng đến phút chót nó đành phải dẹp bỏ ý định cao đẹp đó. Nó chìa tay về phía Bảy:
- Tụi mày xem thế đủ rồi. Tới lượt tao!
TỚI LƯỢT CHÚA ĐẢO ÁP ỐNG DÒM VÀO mắt nhíu mày quan sát thì biển đang cuồn cuộn sóng. Cá voi và cá mập lúc này chẳng còn một mống. Mây vần vũ, và bầu trời như sập xuống trên biển, đùng đục, chẳng mấy chốc đen kịt, giống như ai đứng trên cao giũ xuống một tấm màn.
- Biển động! - Tin lẩm bẩm.
Bảy hồi hộp:
- Sóng lớn lắm hở Tin?
- Ờ. Sóng cao bằng tòa nhà chung cư. Hết ngọn này đến ngọn sóng khác. Mặt biển giống như một tấm chăn, có ai đó đang cố cuộn lại.
Con Thắm lo lắng:
- Có sóng thần không?
Tin nhìn nhỏ bạn, giọng trách móc:
- Có sóng thần thì tụi mình đã chết từ lâu rồi!
- Tin nhìn kỹ xem. - Con Thắm chép miệng, chuyển mối quan tâm của mình qua chỗ khác - Có con tàu nào gặp nạn không vậy?
- Chắc là không đâu. Chẳng con tàu nào dám đi vào vùng biển nguy hiểm này.
Tin đáp, nhưng vẫn rê ống dòm theo dõi.
Tất nhiên là Tin chẳng thấy con tàu nào.
Tin cũng chẳng thấy biển.
Nó thấy vườn ổi nhà thằng Bảy bên kia đường. Cạnh nhà Bảy là nhà dì Sáu Dừa. Vườn nhà dì Sáu Dừa không có lấy một cây dừa. Tin không hiểu tại sao dì có cái tên đó. Nó chỉ thấy thằng cu Mít, con dì Sáu Dừa, đang chơi trong vườn. Vườn cũng chẳng có cây mít nào. Ngộ ghê!
Tin căng mắt cố tìm nhà con Thắm. Qua ống dòm, cảnh vật trước mắt gần lại đáng kể nhưng Tin vẫn không thể thấy nhà con Thắm. Nhà nhỏ bạn nó bị nhà thằng Bảy che khuất, chỉ thấy một thẻo mái tôn lấp lánh trong nắng.
- Tin nhìn gì lâu thế? Biển còn động không Tin?
Tiếng con Thắm vang lên, kéo Tin về với vai trò chúa đảo. Nó nghiêm nghị:
- Còn. Bão sắp đến rồi. Tụi mình nhanh nhanh dựng lều đi thôi.
CUỘC SỐNG CỦA BA ĐỨA NHÓC TRÊN HÒN đảo Robinson thật yên bình, dù thỉnh thoảng có vài trận bão lớn quét ngang qua đảo, và gần đây có cả sư tử xuất hiện trên đảo nữa.
Nhưng điều đó không ngăn cản được tai họa ập đến với chúa đảo.
Tất nhiên, ngay trên đảo thì chẳng có gì xảy ra. Như chúng ta đã biết, sống trên đảo toàn là những kẻ can trường. Đàn ông thì khỏe mạnh và dũng cảm. Phụ nữ vừa khỏe mạnh, dũng cảm vừa xinh đẹp.
Nhưng khi rời khỏi hòn đảo để đi đến một nơi có tên là trường học cách đó một cây số lại là một câu chuyện khác. Ở chốn đó, những bậc vĩ nhân đáng kính của chúng ta tạm thời thôi làm vĩ nhân để làm những cô bé cậu bé học trò.
Các cô bé cậu bé đó cũng phải chép bài, làm bài như những cô bé cậu bé khác.
Một hôm, khi dạy môn Tiếng Việt, cô giáo ra đề tập làm văn “Em hãy kể về nơi chốn mà em thích nhất”.
Dĩ nhiên, không nói thì ai cũng biết, hầu hết bài làm của bọn học trò (ở lớp Tin hay ở bất cứ lớp học nào trên trái đất) đều kể về nơi chôn nhau cắt rốn (về quê nội hoặc quê ngoại) hay về trường lớp (trường cũ hoặc trường mới) hay về những danh lam thắng cảnh mình từng đặt chân tới…
Nếu đề văn ra cách đây một tháng, chắc chắn Tin, Bảy và con Thắm sẽ viết na ná như bài làm của tụi bạn trong lớp.
Nhưng bây giờ thì tụi nó cảm thấy trên đời có điều mới lạ đáng để kể hơn những nơi chốn vừa nhắc ở trên.
Tin kể về hòn đảo Robinson.
Bảy cũng kể về hòn đảo Robinson.
Con Thắm cũng kể về hòn đảo đó.
THÍCH MỘT HÒN ĐẢO VÀ VIẾT ĐIỀU ĐÓ ra trong bài làm văn thì chẳng có chi là bất thường.
Nhưng có tới ba đứa cùng bô bô lên rằng nơi em thích nhất là đảo hoang thì câu chuyện đã có vẻ không bình thường.
Hòn đảo mà ba đứa cùng thích lại giống nhau ở cái tên Robinson càng không bình thương hơn nữa.
Điều kỳ lạ là trên các hòn đảo đó tồn tại những thứ y hệt nhau: những cây cọ, những mái lều bị tốc mái, một con sư tử được thuần hóa và hằng năm đều có bốn trận bão lớn lồng lộn trên đảo.
Thậm chí những câu văn giống nhau một cách đáng ngờ: “Đảo thoai thoải, rất nhiều cát, những cây cọ mọc rải rác giúp hòn đảo bớt hiu quạnh”.
Cả lúc ngắm cảnh cũng giống nhau: “Em thích nhất lúc ngồi trên đảo Ronbinson ngắm hoàng hôn trên biển. Mặt trời như hòn lửa lớn ai ở trên trời vô ý đánh rơi xuống đại dương”.
Chúng ta có thể suy ra: Khi hào hứng kể về hòn đảo, Tin, Bảy và con Thắm đều đinh ninh chỉ có riêng mình nghĩ ra sáng kiến đưa “nơi chốn mà em thích nhất” đó vô bài làm.
Cô giáo của mấy đứa nhóc tất nhiên không suy ra điều đó được, vì cô chưa đọc cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, mà sự thực là lúc đó cuốn sách này chưa được viết ra.
Cô suy ra theo kiểu của cô:
- Bảy, Tin và Thắm, ba em đứng lên!
Trước vẻ mặt hoang mang của ba đứa học trò đang đứng và vẻ tò mò của những đứa khác đang ngồi, cô thong thả đọc bài làm của từng đứa.
Cô đọc bài của phó chúa đảo trước. Rồi tới bài của chúa đảo. Cuối cùng là bài làm của chúa đảo phu nhân.
Hôm đó, lần đầu tiên trong đời dạy học cô đọc bài trên nền nhạc, được phối khí hòa âm bởi những tiếng gõ bàn và dậm chân lên sàn nhà, những tràng cười rúc rích và những tiếng hô chằm chặp, nhịp nhàng:
- Cóp-py! Cóp-py!
/16
|