Tội ác của Trương Phụ con dân Việt quốc không ai không biết, đó không chỉ là tội giết người hàng loạt, tội phạm chiến tranh mà là kẻ đã phá hủy cả một nền văn hóa của một dân tộc kéo dài đến hàng ngàn năm. Vô số thư tịch, tài liệu, đồ vật, tranh ảnh, công trình của Đại Việt bị phá hủy dưới bàn tay của Trương Phụ.
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Hai câu thơ như vậy cũng không thể diễn tả được bản tính tàn ác của một con thú khoác trên mình một lớp da người. Hiện giờ nhìn thấy gương mặt hung tàn đó trước mặt mình là một người con dân Việt tộc làm sao Lý Anh Tú không cảm thấy phẫn nộ cho được.
“Đinh, xác nhận tiêu hao mười ngàn đơn vị vàng thuê Trương Phụ?”
Lý Anh Tú vừa điểm kích, hệ thống vang lên thông báo tựa như một gáo nước lạnh tạt vào ngọn lửa hận thù đang hừng hực trong hắn. Đúng nha, nếu lựa chọn Trương Phụ đem ra có thể chém chết hắn hay không không biết, dù sao hiện tại quanh Lý Anh Tú không có ai, tấm gương Trần Ích Tắc còn đó Lý Anh Tú cũng không dám mạo hiểm. Mặt khác triệu hoán ra Trương Phụ không có lợi ích cụ thể cho Đại Việt.
Dằn sự hận thù xuống Lý Anh Tú gạt Trương Phụ sang một bên. Rất nhanh hắn khóa được hai cái tên trong danh sách mười hai người. Một người là nhà Hóa học, nhà vật lý người Anh Henry Cacvendis, là người đã phát hiện ra khí Hidro, và một người khác là Goerge Stephenson người đã chế tạo ra đầu máy xe lửa.
Lý Anh Tú lâm vào suy nghĩ, hóa học và cơ khí, nhất là đường sắt là những thứ vô cùng quan trọng đối với Đại Việt. Đường sắt vận chuyển nhanh và khối lượng hàng hóa chuyên chở chỉ ít hơn đường thủy. Nếu thực sự có một hệ thống đường sắt vậy thì sông nội địa có cần thiết phải đào hay không? Mặt khác Hóa học cũng là điều cần thiết với Đại Việt. Hiện tại Đại Việt vẫn có dạy Hóa học, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức phổ thông, là những kiến thức Hóa học đại cương mà Lý Anh Tú học được từ thời phổ thông và đại học (trước khi học lịch sử thì hắn là sinh viên kỹ thuật). Nếu muốn ứng dụng vào thực tế Đại Việt cần có một chương trình hóa học đi sâu hơn, chính xác hơn, bây giờ có được một nhà hóa học nổi tiếng thế kỷ 17-18 thì quả thực không còn gì là tốt bằng. Thế nhưng hắn vẫn muốn có đầu máy xe lửa đây.
“Đinh, xác nhận tiêu hao mười ngàn đơn vị vàng thuê Henry Cacvendis trong một năm?”
- Xác nhận.
Cuối cùng Lý Anh Tú vẫn quyết định lựa chọn Henry Cacvendis. Đại Việt thực sự quá cần đến Hóa học, dù là luyện kim, chế tạo thuốc nổ, tạo vải,... tất cả đều phải có nền tảng hóa học và vật lý, những tri thức đó Đại Việt không thể dùng tiền mua được. Ngược lại đầu máy xe lửa, hiện tại Đại Việt không có máy hơi nước, gọi ra Goerge cũng chỉ vô dụng, huống chi đây cũng không phải Goerge lúc thế kỷ 19 phát minh ra đầu máy xe lửa, mà là hắn thời còn trẻ, do đó sẽ mất thời gian để hắn nghiên cứu, rất tốn kém cho Đại Việt. Đối với máy hơi nước nếu Đại Việt chế tạo không được, hắn sẽ hướng đến Đại sứ quán mua lấy.
Bệ đá cổ phát sáng lên, từ trong bệ đá cổ đi ra một người đàn ông nhìn như ngoài năm mươi tuổi, ăn mặc một bộ com lê màu đen, ở ngoài khoác một chiếc áo khoác dài tận đến chân. Hắn chinh là người đã tìm ra khí Hidro - Henry Cacvendis.
- Bái kiến quốc vương bệ hạ.
Henry lấy tay cầm lấy mũ xuống lễ phép cúi người hành lễ, Lý Anh Tú chỉ có thể than thở người Anh quả thực rất quý sờ tộc đây, lễ tiết hoàng gia đối với bọn hắn lại rất quan trọng. Lý Anh Tú cũng lười khách sáo với hắn nói.
- Trẫm cần ngươi để phổ biến kiến thức hóa học cho Đại Việt, đồng thời xây dựng nên một ngành nghiên cứu về hóa học. Lĩnh vực hiện tại chủ yếu là luyện kim, chất nổ và chất dệt vải. Ngươi có thể đảm nhiệm được không?
Henry lập tức gật đầu, tuy nhiên vẫn đưa ra điều kiện nói.
- Đương nhiên có thể thưa quốc vương bệ hạ. Tuy nhiên thần cần tìm hiểu một chút trình độ hóa học của vương quốc đã đạt đến đâu, đồng thời cũng cần có một phòng thí nghiệm.
Lý Anh Tú đáp ứng nói.
- Được, Trẫm sẽ cho người chuẩn bị cho ngươi, toàn bộ đều theo ý của ngươi. Hi vọng ngươi đừng làm Trẫm thật vọng.
Lý Anh Tú liền gọi người đến sắp xếp cho Henry vào Hàn Lâm viện, đồng thời để cho Công bộ xây dựng cho hắn một phòng thí nghiệm bằng gạch. Lý Anh Tú cũng không dám xây dựng lên bằng gỗ, thí nghiệm là rất dễ dẫn đến cháy nổ, hắn không dám liều. Từ đó Henry một mặt cũng các quan chức của Hàn lâm viện và cục nghiên cứu của Công bộ cùng nhau nghiên cứu tại đó, mặc khác lại đi đến Quốc Tử Giám để giản dạy hóa học cho các Thái học sinh ở đây. Hóa học là một thứ thâm ảo, Đại Việt về cơ bản đã đánh chắc các kiến thức cơ bản, Henry dạy ngược lại cũng không có vấn đề.
Sau khi sắp xếp cho Henry Lý Anh Tú lại nhìn vào giao diện giao dịch của hệ thống, so với lần trước mặt hàng được sáng lên rõ ràng có rất nhiều, thế nhưng nhìn đến côn nghệ luyện gang thép Lý Anh Tú cũng chỉ dám ao ước mà thôi, Mười vạn đơn vị vàng, quá đắt. Đại Việt từ lâu đã bắt đầu nghiêng cứu công nghệ luyện lò cao, luyện từ gang thành thép một cách nhanh chóng, giảm giá thành. Thế nhưng thực sự chật lượng thép đi ra lại không ổn định, không hiệu quả, cần tính toán một cách cẩn thận, Lý Anh Tú cũng chỉ đành tự trách mình nghèo mà thôi.
Lần này Lý Anh Tú hướng đến chính là ba thứ, rẻ hơn, nhưng vô cùng thực dụng. Lý Anh Tú điểm kích, hệ thống liền vang lên thông báo.
“Đinh, xác nhận mua kỹ thuật tạo giấy (1000 đơn vị), kỹ thuật chế tạo nòng súng (1000 đơn vị), kỹ thuật khoan khương tuyến (5000 đơn vị)?”
- Xác nhận.
Bảy ngàn đơn vị vàng nữa lập tức bay màu, Lý Anh Tú xót ruột nhưng cũng chỉ cắn răng chịu đựng mà thôi. Dù sao những thứ này rất đáng giá, có những thứ này Đại Việt kỹ thuật lại có thể lớn hơn một bậc. Lý Anh Tú định rời đi thế nhưng đôi mắt lại không tự chủ hướng đến hai mục nữa còn đang phát sáng: Kỹ thuật chế tạo đồng hồ bỏ túi (động cơ lò xo) và máy gieo hạt. Đồng hồ bỏ túi được phát minh từ đầu thế kỷ 16 bắt đầu từ Đức, sau đó lan ra cả châu Âu, còn máy gieo hạt được chế tạo ra từ đầu thế kỷ 18 tại Anh giúp tăng cao năng suất lao động, hạt giống cũng được gieo ngay hàng thẳng lối, tránh được sự giẩm đạp của con người và các thời tiết xấu.
Thực ra tại phương Đông tại Bắc quốc từ thế kỷ 17 đã có một mẫu máy gieo hạt ống đội do Tống Ứng Tinh chế tạo, thế nhưng không biết vì sao thiết kế này không được ứng dụng. Ngược lại máy gieo hạt của người Anh theo sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được ứng dụng vô cùng rộng rãi, mang đến hiệu quả cao vô cùng.
Nhìn vào giá của hai phát minh đồng hồ bỏ túi (600 đơn vị), máy gieo hạt (1200 đơn vị) Lý Anh Tú không khỏi động tâm, cuối cùng liền cắn răng mua xuống.
“Đinh, bản thiết kế, bản vẽ kỹ thuật,... đã được giao, mời ký chủ trở về thủ phủ nhận lấy”.
Lý Anh Tú mang theo tâm tình có phần nặng nền trở về thủ phủ. Đại sứ quán đồ tốt thật không thiếu, nhưng với điều kiện hắn phải có tiền, nhưng thực sự mỏ vàng bên kia khai thác khá khó khăn, trữ lượng cũng không phải quá lớn, hắn cần phải tìm vùng có tài nguyên mới. Lần đầu tiên Lý Anh Tú cảm giác được tâm tình của các nước đế quốc tư bản là như thế nào. Bọn hắn cần tài nguyên để phát triển, cần thuộc địa, trên thế giới này cá lớn nuốt cá bé, luôn là vậy, không phải sao?
Đi vào bên trong thủ phủ Lý Anh Tú sai người gọi Cao Lỗ đến, những bản vẽ này đương nhiên phải để Công bộ thử chế tạo trước. Có bản vẽ, có các chế tạo là một chuyện, nhưng để ứng dụng, chế tạo vào sản xuất thì lại là chuyện khác. Ngoài ra Lý Anh Tú cũng gọi cả Bộ trưởng bộ thông tin Lê Bá Ngọc đến. Công nghệ tạo giấy đã có, như vậy việc in ấn báo chí cũng nên khởi động.
Lý Anh Tú đi về điện Long An đi vào Ngự thư phòng chờ đợi. Có Lữ Gia làm thủ tướng Lý Anh Tú lại có vẻ nhàn hạ hơn rất nhiều. Dù sao các Bộ độc lập với nhau đưa ra phương án lên thủ tướng, những việc nhỏ Thủ tướng tự quyết định, những vấn đề quan trọng mới trình lên bệ hạ để quyết định. Không được bao lâu Trần Thư đi vào bẩm báo.
- Bẩm bệ hạ, có Thủ tướng, Bộ trưởng bộ quốc phòng và Tư lệnh Hải quân cầu kiến.
==========================++
Ở đây ta cũng giải thích luôn mấy vụ cho thuê chuyên gia, mua phát minh là để truyện nó hợp lý hơn một chút. Bởi vì Lý Anh Tú không phải thiên tài, mà những danh nhân phương Đông thì các bác cũng biết rồi, về cơ bản họ không nghiên cứu bên khoa học tự nhiên là mấy, nên lúc này cần phải có sự trợ giúp từ nước ngoài.
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Hai câu thơ như vậy cũng không thể diễn tả được bản tính tàn ác của một con thú khoác trên mình một lớp da người. Hiện giờ nhìn thấy gương mặt hung tàn đó trước mặt mình là một người con dân Việt tộc làm sao Lý Anh Tú không cảm thấy phẫn nộ cho được.
“Đinh, xác nhận tiêu hao mười ngàn đơn vị vàng thuê Trương Phụ?”
Lý Anh Tú vừa điểm kích, hệ thống vang lên thông báo tựa như một gáo nước lạnh tạt vào ngọn lửa hận thù đang hừng hực trong hắn. Đúng nha, nếu lựa chọn Trương Phụ đem ra có thể chém chết hắn hay không không biết, dù sao hiện tại quanh Lý Anh Tú không có ai, tấm gương Trần Ích Tắc còn đó Lý Anh Tú cũng không dám mạo hiểm. Mặt khác triệu hoán ra Trương Phụ không có lợi ích cụ thể cho Đại Việt.
Dằn sự hận thù xuống Lý Anh Tú gạt Trương Phụ sang một bên. Rất nhanh hắn khóa được hai cái tên trong danh sách mười hai người. Một người là nhà Hóa học, nhà vật lý người Anh Henry Cacvendis, là người đã phát hiện ra khí Hidro, và một người khác là Goerge Stephenson người đã chế tạo ra đầu máy xe lửa.
Lý Anh Tú lâm vào suy nghĩ, hóa học và cơ khí, nhất là đường sắt là những thứ vô cùng quan trọng đối với Đại Việt. Đường sắt vận chuyển nhanh và khối lượng hàng hóa chuyên chở chỉ ít hơn đường thủy. Nếu thực sự có một hệ thống đường sắt vậy thì sông nội địa có cần thiết phải đào hay không? Mặt khác Hóa học cũng là điều cần thiết với Đại Việt. Hiện tại Đại Việt vẫn có dạy Hóa học, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức phổ thông, là những kiến thức Hóa học đại cương mà Lý Anh Tú học được từ thời phổ thông và đại học (trước khi học lịch sử thì hắn là sinh viên kỹ thuật). Nếu muốn ứng dụng vào thực tế Đại Việt cần có một chương trình hóa học đi sâu hơn, chính xác hơn, bây giờ có được một nhà hóa học nổi tiếng thế kỷ 17-18 thì quả thực không còn gì là tốt bằng. Thế nhưng hắn vẫn muốn có đầu máy xe lửa đây.
“Đinh, xác nhận tiêu hao mười ngàn đơn vị vàng thuê Henry Cacvendis trong một năm?”
- Xác nhận.
Cuối cùng Lý Anh Tú vẫn quyết định lựa chọn Henry Cacvendis. Đại Việt thực sự quá cần đến Hóa học, dù là luyện kim, chế tạo thuốc nổ, tạo vải,... tất cả đều phải có nền tảng hóa học và vật lý, những tri thức đó Đại Việt không thể dùng tiền mua được. Ngược lại đầu máy xe lửa, hiện tại Đại Việt không có máy hơi nước, gọi ra Goerge cũng chỉ vô dụng, huống chi đây cũng không phải Goerge lúc thế kỷ 19 phát minh ra đầu máy xe lửa, mà là hắn thời còn trẻ, do đó sẽ mất thời gian để hắn nghiên cứu, rất tốn kém cho Đại Việt. Đối với máy hơi nước nếu Đại Việt chế tạo không được, hắn sẽ hướng đến Đại sứ quán mua lấy.
Bệ đá cổ phát sáng lên, từ trong bệ đá cổ đi ra một người đàn ông nhìn như ngoài năm mươi tuổi, ăn mặc một bộ com lê màu đen, ở ngoài khoác một chiếc áo khoác dài tận đến chân. Hắn chinh là người đã tìm ra khí Hidro - Henry Cacvendis.
- Bái kiến quốc vương bệ hạ.
Henry lấy tay cầm lấy mũ xuống lễ phép cúi người hành lễ, Lý Anh Tú chỉ có thể than thở người Anh quả thực rất quý sờ tộc đây, lễ tiết hoàng gia đối với bọn hắn lại rất quan trọng. Lý Anh Tú cũng lười khách sáo với hắn nói.
- Trẫm cần ngươi để phổ biến kiến thức hóa học cho Đại Việt, đồng thời xây dựng nên một ngành nghiên cứu về hóa học. Lĩnh vực hiện tại chủ yếu là luyện kim, chất nổ và chất dệt vải. Ngươi có thể đảm nhiệm được không?
Henry lập tức gật đầu, tuy nhiên vẫn đưa ra điều kiện nói.
- Đương nhiên có thể thưa quốc vương bệ hạ. Tuy nhiên thần cần tìm hiểu một chút trình độ hóa học của vương quốc đã đạt đến đâu, đồng thời cũng cần có một phòng thí nghiệm.
Lý Anh Tú đáp ứng nói.
- Được, Trẫm sẽ cho người chuẩn bị cho ngươi, toàn bộ đều theo ý của ngươi. Hi vọng ngươi đừng làm Trẫm thật vọng.
Lý Anh Tú liền gọi người đến sắp xếp cho Henry vào Hàn Lâm viện, đồng thời để cho Công bộ xây dựng cho hắn một phòng thí nghiệm bằng gạch. Lý Anh Tú cũng không dám xây dựng lên bằng gỗ, thí nghiệm là rất dễ dẫn đến cháy nổ, hắn không dám liều. Từ đó Henry một mặt cũng các quan chức của Hàn lâm viện và cục nghiên cứu của Công bộ cùng nhau nghiên cứu tại đó, mặc khác lại đi đến Quốc Tử Giám để giản dạy hóa học cho các Thái học sinh ở đây. Hóa học là một thứ thâm ảo, Đại Việt về cơ bản đã đánh chắc các kiến thức cơ bản, Henry dạy ngược lại cũng không có vấn đề.
Sau khi sắp xếp cho Henry Lý Anh Tú lại nhìn vào giao diện giao dịch của hệ thống, so với lần trước mặt hàng được sáng lên rõ ràng có rất nhiều, thế nhưng nhìn đến côn nghệ luyện gang thép Lý Anh Tú cũng chỉ dám ao ước mà thôi, Mười vạn đơn vị vàng, quá đắt. Đại Việt từ lâu đã bắt đầu nghiêng cứu công nghệ luyện lò cao, luyện từ gang thành thép một cách nhanh chóng, giảm giá thành. Thế nhưng thực sự chật lượng thép đi ra lại không ổn định, không hiệu quả, cần tính toán một cách cẩn thận, Lý Anh Tú cũng chỉ đành tự trách mình nghèo mà thôi.
Lần này Lý Anh Tú hướng đến chính là ba thứ, rẻ hơn, nhưng vô cùng thực dụng. Lý Anh Tú điểm kích, hệ thống liền vang lên thông báo.
“Đinh, xác nhận mua kỹ thuật tạo giấy (1000 đơn vị), kỹ thuật chế tạo nòng súng (1000 đơn vị), kỹ thuật khoan khương tuyến (5000 đơn vị)?”
- Xác nhận.
Bảy ngàn đơn vị vàng nữa lập tức bay màu, Lý Anh Tú xót ruột nhưng cũng chỉ cắn răng chịu đựng mà thôi. Dù sao những thứ này rất đáng giá, có những thứ này Đại Việt kỹ thuật lại có thể lớn hơn một bậc. Lý Anh Tú định rời đi thế nhưng đôi mắt lại không tự chủ hướng đến hai mục nữa còn đang phát sáng: Kỹ thuật chế tạo đồng hồ bỏ túi (động cơ lò xo) và máy gieo hạt. Đồng hồ bỏ túi được phát minh từ đầu thế kỷ 16 bắt đầu từ Đức, sau đó lan ra cả châu Âu, còn máy gieo hạt được chế tạo ra từ đầu thế kỷ 18 tại Anh giúp tăng cao năng suất lao động, hạt giống cũng được gieo ngay hàng thẳng lối, tránh được sự giẩm đạp của con người và các thời tiết xấu.
Thực ra tại phương Đông tại Bắc quốc từ thế kỷ 17 đã có một mẫu máy gieo hạt ống đội do Tống Ứng Tinh chế tạo, thế nhưng không biết vì sao thiết kế này không được ứng dụng. Ngược lại máy gieo hạt của người Anh theo sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được ứng dụng vô cùng rộng rãi, mang đến hiệu quả cao vô cùng.
Nhìn vào giá của hai phát minh đồng hồ bỏ túi (600 đơn vị), máy gieo hạt (1200 đơn vị) Lý Anh Tú không khỏi động tâm, cuối cùng liền cắn răng mua xuống.
“Đinh, bản thiết kế, bản vẽ kỹ thuật,... đã được giao, mời ký chủ trở về thủ phủ nhận lấy”.
Lý Anh Tú mang theo tâm tình có phần nặng nền trở về thủ phủ. Đại sứ quán đồ tốt thật không thiếu, nhưng với điều kiện hắn phải có tiền, nhưng thực sự mỏ vàng bên kia khai thác khá khó khăn, trữ lượng cũng không phải quá lớn, hắn cần phải tìm vùng có tài nguyên mới. Lần đầu tiên Lý Anh Tú cảm giác được tâm tình của các nước đế quốc tư bản là như thế nào. Bọn hắn cần tài nguyên để phát triển, cần thuộc địa, trên thế giới này cá lớn nuốt cá bé, luôn là vậy, không phải sao?
Đi vào bên trong thủ phủ Lý Anh Tú sai người gọi Cao Lỗ đến, những bản vẽ này đương nhiên phải để Công bộ thử chế tạo trước. Có bản vẽ, có các chế tạo là một chuyện, nhưng để ứng dụng, chế tạo vào sản xuất thì lại là chuyện khác. Ngoài ra Lý Anh Tú cũng gọi cả Bộ trưởng bộ thông tin Lê Bá Ngọc đến. Công nghệ tạo giấy đã có, như vậy việc in ấn báo chí cũng nên khởi động.
Lý Anh Tú đi về điện Long An đi vào Ngự thư phòng chờ đợi. Có Lữ Gia làm thủ tướng Lý Anh Tú lại có vẻ nhàn hạ hơn rất nhiều. Dù sao các Bộ độc lập với nhau đưa ra phương án lên thủ tướng, những việc nhỏ Thủ tướng tự quyết định, những vấn đề quan trọng mới trình lên bệ hạ để quyết định. Không được bao lâu Trần Thư đi vào bẩm báo.
- Bẩm bệ hạ, có Thủ tướng, Bộ trưởng bộ quốc phòng và Tư lệnh Hải quân cầu kiến.
==========================++
Ở đây ta cũng giải thích luôn mấy vụ cho thuê chuyên gia, mua phát minh là để truyện nó hợp lý hơn một chút. Bởi vì Lý Anh Tú không phải thiên tài, mà những danh nhân phương Đông thì các bác cũng biết rồi, về cơ bản họ không nghiên cứu bên khoa học tự nhiên là mấy, nên lúc này cần phải có sự trợ giúp từ nước ngoài.
/299
|