An Bang thành, những người dân cuối cùng đã rời khỏi tòa thành trẻ này. Dân chúng An Bang phần lớn là người bản xứ nghe nói Crow công tước xâm lược Đại Việt liền vô cùng hoang mang, dù sao uy danh của Crow công tước vẫn còn đó, không thể không e sợ được. Nhưng vừa lúc đó tin chiến thắng từ Thăng Long đưa đến như một liều thuốc trợ tim cho nhân dân, bọn họ ngày càng tin tưởng vào chiến thắng của Đại Việt.
Dân chúng đã di tản hết nhưng quân đội vẫn còn ở lại. Hiện tại quân đội tại An Bang cũng chỉ còn hai trăm Hải Đông quân, một trăm năm mươi Lê Dương quân ngoài ra còn có ba trăm dân binh được vận động đến. Lúc này Tinh Thiều đang ở trong một tòa nha môn vừa mới xây dựng. Dưới công đường là mười binh sĩ ăn mặc rách rưới, mặt mày thâm tím, quỳ bên dưới vô cùng xấu hổ. Tinh Thiều mặt lạnh như băng nói.
- Các ngươi có biết đào ngũ là tội chết không?
- Đại nhân tha mạng. Tiểu nhân không dám trốn nữa.
- Đại nhân tha mạng…
Mười người này chính là những binh sĩ của Lê Dương quân khi nghe tin Crow công tước đến liền đào ngũ, không ngờ Tinh Thiều đã lường trước được điều này, ngày khi nhận được tin tức đã lệnh cho Hải Đông quân giám sát chặt chẽ Lê Dương quân, bắt lại những người đào ngũ. Tinh Thiều quát lớn.
- Tha mạng? Các ngươi không nghĩ lúc các ngươi làm sơn tặc là ai đã cho các ngươi hoàn lương? Là bệ hạ. Là ai cho vợ con các ngươi ruộng đất cày cấy? Là ai phát tiền lương cho các ngươi? Tất cả đều là bệ hạ. Tính mạng của các ngươi đều là của bệ hạ. Vậy mà vừa mới nghe quân giặc đến liền sợ hãi mà bỏ chạy. Các ngươi có xứng đáng làm quân nhân Đại Việt không? Có xứng với những gì bệ hạ đã ban cho các ngươi không?
Cả công đường im phăng phắt, những binh sĩ khác cũng nhìn những kẻ đào binh với ánh mắt tràng đầy khinh thường. Phủ sứ nói đúng, là bệ hạ đã cho bọn họ tất cả, mạng của bọn họ cũng là của bệ hạ, làm sao có thể đào ngũ được đây. Tinh Thiều nói tiếp.
- Theo quân pháp làm đào binh tương đương với tội phản quốc. Đem tất cả ra chém, tài sản sung công, vợ con biếm làm nô tì đi.
Nói rồi Tinh Thiều phất tay áo đi thẳng. Binh sĩ Hải Đông quân áp giải bọn binh lính đào ngũ xử quyết tại chỗ. Một giờ sau, cửa thành An Bang mở rộng, toàn bộ binh lính là những người cuối cùng rời khỏi An Bang rút lui về Tam Điệp.
Thăng Long Lý Anh Tú cuối cùng cũng nhận được tin tức của Phạm Cự Lượng, hạm đội Đại Việt giao chiến với hạm đội địch ba ngày tiêu diệt hai trăm tên địch, đốt cháy mười lăm tàu địch, dẫn dắt địch đi xa trăm dặm, hiện tại tiếp tế cạn kiệt đã lui về cửa Lục Ngạn. Trong thư Phạm Cự Lượng cũng nói rằng thuyền giặc tuy không có vũ khí tầm xa mạnh mẽ nhưng to lớn và rắn chắc hơn thuyền Đại Việt rất nhiều, thủy quân Đại Việt hiện tại không phải là đối thủ, nên tránh giao tranh trực tiếp với hải quân địch.
- Bẩm bệ hạ, quân đội đã tập kết hoàn tất.
Lúc này Phạm Tu bước vào nói. Sau bốn ngày cuối cùng quân đội Đại Việt cũng đã chuẩn bị hoàn tất. Quân chủ lực xuất chinh cũng chỉ bao gồm một trăm Hải Đông quân, ba trăm Thần Sách quân, một trăm trọng trang bộ binh mới tuyển mộ, cùng một trăm cung tinh kỵ. Ngoài ra còn có hai ngàn năm trăm dân binh cũng được tái trang bị tham gia quân đội, tổng cộng là ba ngàn một trăm người. Đặc biệt là còn có sự xuất hiện của hai mươi thớt voi chiến được Lý Anh Tú sử dụng để đi theo quân.
Lý Anh Tú gật đầu quay sang Lữ Gia nói.
- Bảo Công trước mắt đem tin tức này phát ra ngoài để phấn chấn sĩ khí. Gọi ba quân chuẩn bị sẳng sàn xuất chính.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Lữ Gia nhận lấy tờ chiến báo liền đi ra ngoài. Lý Anh Tú gọi Phạm Tu đi theo mình đến bệ đá cổ. Hai lần chiến đấu của Phạm Cự Lượng đem về tổng cộng một trăm chín mươi điểm chiến công, cộng với khi trước có hơn tám mươi điểm, Lý Anh Tú quyết định triệu hoán. Dù sao để lên đời tiếp theo cần đến năm ngàn điểm chiến công. Lý Anh Tú cũng không vội vã.
“Đinh, xác nhận tiêu hao hai trăm điểm chiến công tiến hành triệu hoán?”
- Xác nhận.
“Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng”.
“Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Tiết Chế Binh Nhung Dã Tượng”.
Trần Bình Trọng: Danh tướng thời Trần, hi sinh tại Thiên Mạc, cương trực, dũng cảm, có tài cầm quân. Tư chất (A?). Kỹ năng: Huấn luyện Thánh Dực dũng nghĩa.
Dã Tượng: Một trong năm vị tướng dũng mạnh dưới trướng Hưng Đạo vương, coi thường tài lộc, trung quân áo quốc. Tư chất (S). Kỹ năng: Thuần hóa, huấn luyện tượng binh.
Từ trong bệ đá cổ đi ra hai người võ tướng, vừa nhìn Lý Anh Tú liền biết người mặc Sơn Văn giáp, tay cầm trường thương, tuổi ngoài ba mươi chính là Trần Bình Trọng. Bởi vì Trần Bình Trọng chết trẻ, tư chất cũng chỉ đánh giá là (A?) tức là còn có thể tăng lên. Còn Dã Tượng người này một thân áo vải, tuổi trung niên ngoài bốn mươi, cơ bắp cuồng cuộn, trên hai cánh tay là hình xăm thuồng luồng rất hung mãnh.
- Trần Bình Trọng (Dã Tượng) bái kiến bệ hạ.
Lý Anh Tú liền đỡ hai người nói.
- Hiện Đại Việt đang lâm nguy sớm tối, hai vị có muốn cùng Trẫm ra chiến trường bảo vệ non sông?
- Thần thề chết bảo vệ Đại Việt.
Cả hai liên đồng thanh nói. Trong đôi mắt nồng đậm chiến ý. Lý Anh Tú đối với hai người rất hài lòng. Đặc biệt là kỹ năng của hai người.
Kỹ năng huấn luyện Thánh Dực dũng nghĩa: Huấn luyện những người liều mạng, vô tổ chức, tội phạm,… trở thành những binh lính thiện chiến, dũng cảm nhất, luôn sẵn sàng xông vào chỗ chết.
Ngày xưa vua thường được gọi là “Thánh nhân” nên Thánh Dực cũng nghĩa là “đôi cánh của vua”. Đôi cánh ấy có hai màu đen và trắng. Thánh Dực cấm quân là đôi cánh màu trắng, lực lượng bảo vệ vua mà Thánh Dực dũng nghĩa được tập hợp từ tội phạm chính là đôi cánh màu đen xông pha vào những nơi nguy hiểm nhất. Thánh Dực dũng nghĩa trong lịch sử rất ít được nhắc đến, hoặc người ta không muốn nhắc đến nhưng không thể chối bỏ sự tồn tại của nó, và công lao của nó trong sự tồn vong của Đại Việt.
Nhìn vào kỹ năng này Lý Anh Tú cũng âm thầm gật đầu, hiểu rõ tại sao hầu như trận nào Thánh Dực dũng nghĩa tham dự đội quân này cũng đều bị thiệt hại vô cùng nặng/ Bởi vì bản thân bọn hắn có kỹ năng tìm đường chết nha.
Kỹ năng thuần hóa voi: Thuần hóa voi tỷ lệ 100% thành công, tăng phần lớn tỉ lệ khi thuần hóa những dã thú khác.
Lý Anh Tú thầm a một tiếng. Tuần thú sư là đây chứ là đâu nữa. Dã Tượng là một viên tướng dũng mãnh đã từng thi đấu với các bộ tướng khác của Hưng Đạo vương, cuối cùng chỉ thua mỗi Phạm Ngũ Lão mà thôi. Bởi vì có tài thuần hóa voi nên mới được Hưng Đạo vương đặt tên là Dã Tượng.
- Đây là Phạm Tu tướng quân, hiện là binh bộ thượng thư. Lần này Trẫm phong hắn là Trấn Bắc nguyên soái, tổng chỉ huy ba quân đối kháng địch nhân.
Lý Anh Tú giới thiệu Phạm Tu cho hai người biết, cả hai liền ôm quyền chào.
- Bái kiến nguyên soái.
Phạm Tu hào sảng cười nói.
- Hai vị tráng sĩ không cần đa lễ. Thực sự mong muốn ở chiến trường có thấy thấy hai vị có thể giết giặc lập công.
Bởi hai người không có quan chức, cũng là hậu bối nên Phạm Tu không nhận biết cũng chỉ gọi là tráng sĩ. Hai người kia cũng không để ý liền nói.
- Vì Đại Việt, thề chết không thôi.
Buổi trưa ngày hôm đó sau khi để binh sĩ ăn cơm xong Lý Anh Tú quyết định xuất chinh. Lý Anh Tú mặc trên người là bộ áo giáp đầu tiên được làm từ lân phiến của Leviathan, đầu đội long mão, bên hông đeo một thanh Đường đao, Song Vĩ Hồng cũng được bọc giáp sắt, đúc móng, trước mặt ngựa còn có một tấm giáp. Quả thực người ngựa được trang bị đến tận răng. Áo giáp làm từ lân phiến Leviathan vậy mà rất nhẹ, Lý Anh Tú ước chừng cũng chỉ nặng tầm hai ký nhưng lại vô cùng chắc chắn, đao kiếm đâm không thủng được, long mão ban đầu đám thợ rèn muốn làm khảm nạm vàng ngọc nhưng Lý Anh Tú kiên quyết không đồng ý, hắn cũng không muốn làm cái bia ngắm cho địch, nên cuối cùng long mão cũng bị sơn đen.
- Phó hội trưởng, có người đem đến cho ngài một bức thư.
Elina đang ở bên trong phòng thì có cận vệ giao cho nàng một bức thư. Không cần mở ra Elina cũng biết là ai gửi đến. Bên trong cũng chỉ có dòng chữ.
- Ta theo bệ hạ xuất chinh. Tiểu thư bảo trọng.
Elina trong lòng đột nhiên ấm áp, thầm nói.
- Ngươi cũng bảo trọng, an toàn trở về.
Dân chúng đã di tản hết nhưng quân đội vẫn còn ở lại. Hiện tại quân đội tại An Bang cũng chỉ còn hai trăm Hải Đông quân, một trăm năm mươi Lê Dương quân ngoài ra còn có ba trăm dân binh được vận động đến. Lúc này Tinh Thiều đang ở trong một tòa nha môn vừa mới xây dựng. Dưới công đường là mười binh sĩ ăn mặc rách rưới, mặt mày thâm tím, quỳ bên dưới vô cùng xấu hổ. Tinh Thiều mặt lạnh như băng nói.
- Các ngươi có biết đào ngũ là tội chết không?
- Đại nhân tha mạng. Tiểu nhân không dám trốn nữa.
- Đại nhân tha mạng…
Mười người này chính là những binh sĩ của Lê Dương quân khi nghe tin Crow công tước đến liền đào ngũ, không ngờ Tinh Thiều đã lường trước được điều này, ngày khi nhận được tin tức đã lệnh cho Hải Đông quân giám sát chặt chẽ Lê Dương quân, bắt lại những người đào ngũ. Tinh Thiều quát lớn.
- Tha mạng? Các ngươi không nghĩ lúc các ngươi làm sơn tặc là ai đã cho các ngươi hoàn lương? Là bệ hạ. Là ai cho vợ con các ngươi ruộng đất cày cấy? Là ai phát tiền lương cho các ngươi? Tất cả đều là bệ hạ. Tính mạng của các ngươi đều là của bệ hạ. Vậy mà vừa mới nghe quân giặc đến liền sợ hãi mà bỏ chạy. Các ngươi có xứng đáng làm quân nhân Đại Việt không? Có xứng với những gì bệ hạ đã ban cho các ngươi không?
Cả công đường im phăng phắt, những binh sĩ khác cũng nhìn những kẻ đào binh với ánh mắt tràng đầy khinh thường. Phủ sứ nói đúng, là bệ hạ đã cho bọn họ tất cả, mạng của bọn họ cũng là của bệ hạ, làm sao có thể đào ngũ được đây. Tinh Thiều nói tiếp.
- Theo quân pháp làm đào binh tương đương với tội phản quốc. Đem tất cả ra chém, tài sản sung công, vợ con biếm làm nô tì đi.
Nói rồi Tinh Thiều phất tay áo đi thẳng. Binh sĩ Hải Đông quân áp giải bọn binh lính đào ngũ xử quyết tại chỗ. Một giờ sau, cửa thành An Bang mở rộng, toàn bộ binh lính là những người cuối cùng rời khỏi An Bang rút lui về Tam Điệp.
Thăng Long Lý Anh Tú cuối cùng cũng nhận được tin tức của Phạm Cự Lượng, hạm đội Đại Việt giao chiến với hạm đội địch ba ngày tiêu diệt hai trăm tên địch, đốt cháy mười lăm tàu địch, dẫn dắt địch đi xa trăm dặm, hiện tại tiếp tế cạn kiệt đã lui về cửa Lục Ngạn. Trong thư Phạm Cự Lượng cũng nói rằng thuyền giặc tuy không có vũ khí tầm xa mạnh mẽ nhưng to lớn và rắn chắc hơn thuyền Đại Việt rất nhiều, thủy quân Đại Việt hiện tại không phải là đối thủ, nên tránh giao tranh trực tiếp với hải quân địch.
- Bẩm bệ hạ, quân đội đã tập kết hoàn tất.
Lúc này Phạm Tu bước vào nói. Sau bốn ngày cuối cùng quân đội Đại Việt cũng đã chuẩn bị hoàn tất. Quân chủ lực xuất chinh cũng chỉ bao gồm một trăm Hải Đông quân, ba trăm Thần Sách quân, một trăm trọng trang bộ binh mới tuyển mộ, cùng một trăm cung tinh kỵ. Ngoài ra còn có hai ngàn năm trăm dân binh cũng được tái trang bị tham gia quân đội, tổng cộng là ba ngàn một trăm người. Đặc biệt là còn có sự xuất hiện của hai mươi thớt voi chiến được Lý Anh Tú sử dụng để đi theo quân.
Lý Anh Tú gật đầu quay sang Lữ Gia nói.
- Bảo Công trước mắt đem tin tức này phát ra ngoài để phấn chấn sĩ khí. Gọi ba quân chuẩn bị sẳng sàn xuất chính.
- Tuân lệnh bệ hạ.
Lữ Gia nhận lấy tờ chiến báo liền đi ra ngoài. Lý Anh Tú gọi Phạm Tu đi theo mình đến bệ đá cổ. Hai lần chiến đấu của Phạm Cự Lượng đem về tổng cộng một trăm chín mươi điểm chiến công, cộng với khi trước có hơn tám mươi điểm, Lý Anh Tú quyết định triệu hoán. Dù sao để lên đời tiếp theo cần đến năm ngàn điểm chiến công. Lý Anh Tú cũng không vội vã.
“Đinh, xác nhận tiêu hao hai trăm điểm chiến công tiến hành triệu hoán?”
- Xác nhận.
“Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng”.
“Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Tiết Chế Binh Nhung Dã Tượng”.
Trần Bình Trọng: Danh tướng thời Trần, hi sinh tại Thiên Mạc, cương trực, dũng cảm, có tài cầm quân. Tư chất (A?). Kỹ năng: Huấn luyện Thánh Dực dũng nghĩa.
Dã Tượng: Một trong năm vị tướng dũng mạnh dưới trướng Hưng Đạo vương, coi thường tài lộc, trung quân áo quốc. Tư chất (S). Kỹ năng: Thuần hóa, huấn luyện tượng binh.
Từ trong bệ đá cổ đi ra hai người võ tướng, vừa nhìn Lý Anh Tú liền biết người mặc Sơn Văn giáp, tay cầm trường thương, tuổi ngoài ba mươi chính là Trần Bình Trọng. Bởi vì Trần Bình Trọng chết trẻ, tư chất cũng chỉ đánh giá là (A?) tức là còn có thể tăng lên. Còn Dã Tượng người này một thân áo vải, tuổi trung niên ngoài bốn mươi, cơ bắp cuồng cuộn, trên hai cánh tay là hình xăm thuồng luồng rất hung mãnh.
- Trần Bình Trọng (Dã Tượng) bái kiến bệ hạ.
Lý Anh Tú liền đỡ hai người nói.
- Hiện Đại Việt đang lâm nguy sớm tối, hai vị có muốn cùng Trẫm ra chiến trường bảo vệ non sông?
- Thần thề chết bảo vệ Đại Việt.
Cả hai liên đồng thanh nói. Trong đôi mắt nồng đậm chiến ý. Lý Anh Tú đối với hai người rất hài lòng. Đặc biệt là kỹ năng của hai người.
Kỹ năng huấn luyện Thánh Dực dũng nghĩa: Huấn luyện những người liều mạng, vô tổ chức, tội phạm,… trở thành những binh lính thiện chiến, dũng cảm nhất, luôn sẵn sàng xông vào chỗ chết.
Ngày xưa vua thường được gọi là “Thánh nhân” nên Thánh Dực cũng nghĩa là “đôi cánh của vua”. Đôi cánh ấy có hai màu đen và trắng. Thánh Dực cấm quân là đôi cánh màu trắng, lực lượng bảo vệ vua mà Thánh Dực dũng nghĩa được tập hợp từ tội phạm chính là đôi cánh màu đen xông pha vào những nơi nguy hiểm nhất. Thánh Dực dũng nghĩa trong lịch sử rất ít được nhắc đến, hoặc người ta không muốn nhắc đến nhưng không thể chối bỏ sự tồn tại của nó, và công lao của nó trong sự tồn vong của Đại Việt.
Nhìn vào kỹ năng này Lý Anh Tú cũng âm thầm gật đầu, hiểu rõ tại sao hầu như trận nào Thánh Dực dũng nghĩa tham dự đội quân này cũng đều bị thiệt hại vô cùng nặng/ Bởi vì bản thân bọn hắn có kỹ năng tìm đường chết nha.
Kỹ năng thuần hóa voi: Thuần hóa voi tỷ lệ 100% thành công, tăng phần lớn tỉ lệ khi thuần hóa những dã thú khác.
Lý Anh Tú thầm a một tiếng. Tuần thú sư là đây chứ là đâu nữa. Dã Tượng là một viên tướng dũng mãnh đã từng thi đấu với các bộ tướng khác của Hưng Đạo vương, cuối cùng chỉ thua mỗi Phạm Ngũ Lão mà thôi. Bởi vì có tài thuần hóa voi nên mới được Hưng Đạo vương đặt tên là Dã Tượng.
- Đây là Phạm Tu tướng quân, hiện là binh bộ thượng thư. Lần này Trẫm phong hắn là Trấn Bắc nguyên soái, tổng chỉ huy ba quân đối kháng địch nhân.
Lý Anh Tú giới thiệu Phạm Tu cho hai người biết, cả hai liền ôm quyền chào.
- Bái kiến nguyên soái.
Phạm Tu hào sảng cười nói.
- Hai vị tráng sĩ không cần đa lễ. Thực sự mong muốn ở chiến trường có thấy thấy hai vị có thể giết giặc lập công.
Bởi hai người không có quan chức, cũng là hậu bối nên Phạm Tu không nhận biết cũng chỉ gọi là tráng sĩ. Hai người kia cũng không để ý liền nói.
- Vì Đại Việt, thề chết không thôi.
Buổi trưa ngày hôm đó sau khi để binh sĩ ăn cơm xong Lý Anh Tú quyết định xuất chinh. Lý Anh Tú mặc trên người là bộ áo giáp đầu tiên được làm từ lân phiến của Leviathan, đầu đội long mão, bên hông đeo một thanh Đường đao, Song Vĩ Hồng cũng được bọc giáp sắt, đúc móng, trước mặt ngựa còn có một tấm giáp. Quả thực người ngựa được trang bị đến tận răng. Áo giáp làm từ lân phiến Leviathan vậy mà rất nhẹ, Lý Anh Tú ước chừng cũng chỉ nặng tầm hai ký nhưng lại vô cùng chắc chắn, đao kiếm đâm không thủng được, long mão ban đầu đám thợ rèn muốn làm khảm nạm vàng ngọc nhưng Lý Anh Tú kiên quyết không đồng ý, hắn cũng không muốn làm cái bia ngắm cho địch, nên cuối cùng long mão cũng bị sơn đen.
- Phó hội trưởng, có người đem đến cho ngài một bức thư.
Elina đang ở bên trong phòng thì có cận vệ giao cho nàng một bức thư. Không cần mở ra Elina cũng biết là ai gửi đến. Bên trong cũng chỉ có dòng chữ.
- Ta theo bệ hạ xuất chinh. Tiểu thư bảo trọng.
Elina trong lòng đột nhiên ấm áp, thầm nói.
- Ngươi cũng bảo trọng, an toàn trở về.
/299
|