Quỳnh không đi làm, không xin phép, điện thoại cũng ở trạng thái “tạm thời không liên lạc được”. Cả một ngày, Đăng luôn ở trong tình cảnh cố gắng ra lệnh cho bản thân tập trung làm việc. Nhưng xem ra, tâm trí anh hôm nay thật sự chẳng coi chủ nhân của nó ra gì. Ngay cả những tin tức từ những hãng thông tấn danh giá nhất, nói về sự kiện gây xúc động nhất hay quyết định có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất, cũng không khiến anh mảy may quan tâm. Anh đọc duyệt chậm chạp hơn nhưng lại dễ tính hơn với những câu tiếng Việt lủng củng mang giọng văn Google Translate đậm đặc của Lân và những bài dịch độn hàng tấn ảnh sao Hàn của Cúc Anh. Thỉnh thoảng, anh lại đưa mắt về phía cabin trống, tự hỏi người vẫn thường ngồi đó giờ đang ở đâu, làm gì, nghĩ gì…
Rồi một ngày làm việc như mơ ngủ cũng kết thúc, Đăng quyết định đến thẳng nhà của thủ phạm đã tra tấn tinh thần anh suốt hơn mười tiếng đồng hồ qua. Dù chỉ liếc qua địa chỉ của cô đúng một lần khi đọc hồ sơ xin việc, dù đã qua hơn một tháng, anh vẫn nhớ như in. Đó là một khu tập thể cũ nằm trên một trục đường chính nối từ quận này sang quận khác. Khi Đăng vượt qua một rừng người, một biển xe cộ và một đại dương tiếng ồn lẫn khói bụi để rẽ được vào cổng của khu tập thể, trời đã nhá nhem tối. Hơi nước oi nồng trong không khí và những dải mây vần vũ như lời đe doạ về một cơn mưa sắp đổ xuống khiến các bà các cụ đứng tuổi vẫn thường tụ tập la liệt ở sân các khu tập thể mỗi chiều tản đi gần hết, chỉ còn lác đác vài chị giúp việc đang vừa dỗ trẻ con ăn vừa buôn chuyện với nhau.
Phải mất vài lượt hỏi thăm, Đăng mới tới được chân cầu thang nhà Quỳnh. Anh chần chừ một lát rồi quyết định không đi lên ngay mà gọi thêm một cuộc điện thoại nữa, cuộc điện thoại thứ n cho đúng một số máy, chỉ trong buổi chiều hôm nay. Dường như chủ nhân của số điện thoại nghĩ rằng hết giờ làm việc thì sẽ không còn ai thèm hỏi han gì cô nữa, nên tín hiệu thông. Và tình hình không đến nỗi bế tắc như anh lường trước, vì tiếng “a lô” đã ngập ngừng vang lên sau có mỗi tám hồi chuông.
- Tôi đang ở dưới sân – Phải mất mấy giây, Đăng mới bình ổn được nhịp thở để mở miệng – Em xuống hay để tôi lên?
- Anh… đến đây làm gì ạ?
- Thế em nghĩ tôi đến đây làm gì? – Đăng cau mày, anh không có ý định lao qua đám ùn tắc khổng lồ ở phố Chùa Bộc để tham gia phần hỏi đáp vô vị thế này.
- Em đang bị cúm, không tiện gặp ai đâu ạ.
- Để tôi dạy cho em một tip lừa sếp. Đấy là nếu em nói dối rằng bị cúm bị sốt, thì ít nhất cũng phải ép giọng xuống sao cho yếu xìu, hoặc giả vờ sụt sịt hắt hơi liên tục. Còn nếu không thể làm thế thì hãy nói là bị dị ứng.
Người ở đầu dây (à mà điện thoại di động không có dây, thôi kệ, cứ viết thế cho nhiều chữ) bên kia im lặng. Có lẽ cô còn bận chiêm nghiệm lời khuyên của anh. Đăng tranh thủ ngay biểu hiện của sự phân tâm đó để hỏi dồn luôn:
- Thế nào, em xuống hay tôi lên?
Khi Quỳnh xuống đến nơi, trời đã tối hẳn, đèn đường đã bật, khoảng sân giữa hai khối nhà tập thể đã vắng hẳn, những người hóng mát, tập thể dục hay dong trẻ con đi ăn đều đã về nhà hết cả. Chiếc xe hầm hố của Đăng dựng chơ vơ dưới một cây dâu da còn anh thì ở cách đó một quãng, quay lung về phía cô, vừa nói chuyện điện thoại vừa thong thả đi đi lại lại. Tuy khoảng cách không xa nhưng cô chỉ có thể nghe loáng thoáng anh dặn mẹ anh nhớ tra thuốc nhỏ mắt cho ai đó.
Rồi một ngày làm việc như mơ ngủ cũng kết thúc, Đăng quyết định đến thẳng nhà của thủ phạm đã tra tấn tinh thần anh suốt hơn mười tiếng đồng hồ qua. Dù chỉ liếc qua địa chỉ của cô đúng một lần khi đọc hồ sơ xin việc, dù đã qua hơn một tháng, anh vẫn nhớ như in. Đó là một khu tập thể cũ nằm trên một trục đường chính nối từ quận này sang quận khác. Khi Đăng vượt qua một rừng người, một biển xe cộ và một đại dương tiếng ồn lẫn khói bụi để rẽ được vào cổng của khu tập thể, trời đã nhá nhem tối. Hơi nước oi nồng trong không khí và những dải mây vần vũ như lời đe doạ về một cơn mưa sắp đổ xuống khiến các bà các cụ đứng tuổi vẫn thường tụ tập la liệt ở sân các khu tập thể mỗi chiều tản đi gần hết, chỉ còn lác đác vài chị giúp việc đang vừa dỗ trẻ con ăn vừa buôn chuyện với nhau.
Phải mất vài lượt hỏi thăm, Đăng mới tới được chân cầu thang nhà Quỳnh. Anh chần chừ một lát rồi quyết định không đi lên ngay mà gọi thêm một cuộc điện thoại nữa, cuộc điện thoại thứ n cho đúng một số máy, chỉ trong buổi chiều hôm nay. Dường như chủ nhân của số điện thoại nghĩ rằng hết giờ làm việc thì sẽ không còn ai thèm hỏi han gì cô nữa, nên tín hiệu thông. Và tình hình không đến nỗi bế tắc như anh lường trước, vì tiếng “a lô” đã ngập ngừng vang lên sau có mỗi tám hồi chuông.
- Tôi đang ở dưới sân – Phải mất mấy giây, Đăng mới bình ổn được nhịp thở để mở miệng – Em xuống hay để tôi lên?
- Anh… đến đây làm gì ạ?
- Thế em nghĩ tôi đến đây làm gì? – Đăng cau mày, anh không có ý định lao qua đám ùn tắc khổng lồ ở phố Chùa Bộc để tham gia phần hỏi đáp vô vị thế này.
- Em đang bị cúm, không tiện gặp ai đâu ạ.
- Để tôi dạy cho em một tip lừa sếp. Đấy là nếu em nói dối rằng bị cúm bị sốt, thì ít nhất cũng phải ép giọng xuống sao cho yếu xìu, hoặc giả vờ sụt sịt hắt hơi liên tục. Còn nếu không thể làm thế thì hãy nói là bị dị ứng.
Người ở đầu dây (à mà điện thoại di động không có dây, thôi kệ, cứ viết thế cho nhiều chữ) bên kia im lặng. Có lẽ cô còn bận chiêm nghiệm lời khuyên của anh. Đăng tranh thủ ngay biểu hiện của sự phân tâm đó để hỏi dồn luôn:
- Thế nào, em xuống hay tôi lên?
Khi Quỳnh xuống đến nơi, trời đã tối hẳn, đèn đường đã bật, khoảng sân giữa hai khối nhà tập thể đã vắng hẳn, những người hóng mát, tập thể dục hay dong trẻ con đi ăn đều đã về nhà hết cả. Chiếc xe hầm hố của Đăng dựng chơ vơ dưới một cây dâu da còn anh thì ở cách đó một quãng, quay lung về phía cô, vừa nói chuyện điện thoại vừa thong thả đi đi lại lại. Tuy khoảng cách không xa nhưng cô chỉ có thể nghe loáng thoáng anh dặn mẹ anh nhớ tra thuốc nhỏ mắt cho ai đó.
/61
|