Quả đúng như Quỳnh dự liệu, cô tiểu thư vốn được gia đình chuẩn bị cho nào kem chống nắng nào túi ngủ để đi tình nguyện này không tỏ vẻ gì muốn chia sẻ những thứ trong cái hộp sơ cứu cá nhân còn nguyên mác tiếng Pháp của mình. Cô ngẩng lên khỏi màn hình máy ảnh, cười dễ thương:
- Lọ đấy nhỏ, sợ không đủ rửa đâu. Mà oxy già đổ vào nó sủi bọt lên ghê lắm. Ấy dùng nước muối xem sao.
Trong lúc Hằng cúi xuống tiếp tục cười với nụ cười của bản thân mình trong máy ảnh thì Quỳnh và Phương trao đổi một cái nhìn đầy ý nghĩa. Phương nói nhỏ:
- Để tớ đi xin muối.
- Thôi, không cần đâu, tớ có cách rồi.
Quỳnh vào trong lục ba lô lấy chai nước súc miệng TB. Lúc soạn đồ lần cuối, chẳng hiểu nghĩ thế nào mà cô lại dúi nó vào ngăn đựng đồ vệ sinh cá nhân. Hoá ra, cô lại cần đến cái thứ tưởng như chỉ khiến ba lô nặng thêm nửa cân vô ích này sớm hơn cả bàn chải đánh răng và lược. Trước vẻ mặt nghi ngại của Phương, những chỗ trầy xước trên tay Quỳnh được tưới đẫm nước súc miệng.
- Liệu có hại gì không ấy?
- Không sao đâu. Cái này có axit boric, sát khuẩn nhẹ mà. Súc miệng được tức là rửa vết thương được.
- Thật không?
- Họ nhà tớ có mấy bác sĩ đấy. Tớ mà không dốt lý với sinh thì cũng thi Y hoặc Dược rồi.
- Ừ, thế rửa đi, để tớ băng cho. Kiểu này chắc phải băng gạc chứ băng đứt tay bình thường không ăn thua.
Lát sau, hai cô vừa cất xong đống bông băng thì nghe thấy tiếng còi tập hợp. Ngoài sân trường, thầy trưởng đoàn đang cảm ơn đại diện dân bản. Họ đem cơm rượu tới thết đãi cả đoàn. Không có cơm lam hay rêu đá như mấy bài viết quảng bá du lịch vẫn ca ngợi, chỉ có cơm trắng, thịt lợn luộc, lòng xào măng và rượu ngô tự nấu. Trời vẫn nóng nên chẳng ai nghĩ đến chuyện đốt lửa trại, mọi người ăn uống trò chuyện phát biểu trong ánh sáng của bóng đèn duy nhất mắc ở đầu hồi dãy phòng học. Tiếng chúc tụng tiếng cười nói càng lúc càng ồn ào, sự thừa thãi âm thanh bù đắp cho sự thiếu thốn ánh sáng một cách hơi quá đà làm đám sinh viên nữ vốn đã rất mệt sau cả ngày đường giờ lại càng rũ xuống. Không thể dội nước lạnh vào sự nhiệt tình hiếu khách của dân bản bằng cách đứng dậy bỏ khỏi chiếu để vào trong ngủ, mấy cô gái ngồi co cụm một góc, nhai trệu trạo món cơm và thịt ba chỉ luộc nhạt nhẽo.
Đăng quan sát thái độ thiểu não của đám sinh viên nữ bằng cặp mắt bao dung khó tin, thậm chí còn thoáng thấy tội nghiệp. Ngay cả anh cũng không thấy vui vẻ gì với những màn xã giao kiểu miền núi này. Nhổm dậy cầm bát rượu đi mời vòng quanh một lượt cho phải phép rồi đến bên mấy cô gái, anh đặt miếng lá chuối đựng một thứ hỗn hợp lổn nhổn không rõ là gì xuống trước mặt họ:
- Các bạn chấm thịt lợn với cái này đi, đỡ ngấy hơn.
Trong khi mấy cô khác còn căng mắt nhìn “món quà” trên mặt chiếu tranh tối tranh sáng với vẻ nghi ngại, Hằng – cô gái chỉ khoác hờ chiếc áo xanh tình nguyện như một vật trang trí bên ngoài chiếc áo hai dây bằng thứ vải bắt sáng – đã bạo dạn ấn hẳn miếng thịt vào giữa nhúm gia vị chấm kia rồi bỏ ngay vào miệng. Gần như cùng lúc, cả Đăng và Phương hốt hoảng kêu lên:
- Cay đấy!
Dù bật ra rất nhanh nhưng hai người vẫn chậm hơn thứ gia vị kia một nhịp. Một hỗn hợp bao gồm ớt khô, tỏi và mắc khén đã kịp xộc vào cổ họng Hằng, làm cô nàng ho sặc sụa rồi nấc liên tục. Cô vừa ho nấc vừa la lối:
- Trời ơi… ặc ặc… sao không nói… hức… sớm.
Nhịp điệu giật cục của câu nói khiến không ai nhịn được cười. Đăng dù cố làm mặt nghiêm cũng phải tủm tỉm. Anh bảo một sinh viên nam chạy vào lấy thêm nước rồi ngồi xuống giữa đám sinh viên cả nam lẫn nữ, bắt đầu thu hút họ vào một bài giảng ngoại ngữ kiêm phổ biến kiến thức ẩm thực địa phương:
- Cái gia vị chấm này tiếng Thái gọi là chẳm chéo, người Kinh hay đọc nhầm là chẩm chéo. Thành phần chính có mắc khén, tức là hạt tiêu rừng, ớt khô, tỏi. Tuỳ cái cần chấm là cái gì mà họ cho thêm những thứ khác.
Một cô đưa một nhúm nhỏ lên nhấm thử rồi phát biểu ngay:
- Hình như có cả rau mùi tàu.
- Đúng rồi, có mùi tàu – Đăng gật đầu xác nhận – Loại này dùng để chấm thịt lợn luộc. Gọi là chéo hòm pẻn.
Được cung cấp thêm kiến thức, đám sinh viên háo hức chấm thử rồi phát biểu cảm tưởng với nhau:
- Ngon phết, mùi nồng lạ lạ.
- Ừ, hạt tiêu rừng thơm nhỉ.
- Các bạn ăn cả lòng xào măng đi, cũng ngon đấy.
- Vâng, thầy cũng ăn đi ạ.
Chỉ vài câu trao đổi qua lại cũng khiến cảm tình của họ đối với Đăng được cải thiện hơn hẳn lúc đi đường. Anh quay sang nhìn Phương, không ngần ngại mỉm cười thêm lần nữa:
- Sao bạn biết là sẽ cay?
- Dạ? – Phương ngớ ra trước giọng điệu và… lúm đồng tiền thoáng hiện ra ở một bên má của vị giảng viên tương lai, mãi mới ngắc ngứ nói tiếp – Tại… em cảm thấy thế thôi ạ.
Rồi không dám đợi Đăng phản ứng hay trả lời gì, Phương vội vã gắp măng xào vào bát rồi và như đói lắm. Cô cứ cúi gằm mặt xuống để muốn giấu gương mặt đỏ bừng mà không biết rằng bóng tối đã làm việc đấy rồi.
Trái hẳn với vẻ e dè của Phương, Hằng và một vài cô khéo miệng liên tục vặn vẹo Đăng về đủ chuyện trên đời, từ món măng này tên là gì, chế biến như thế nào mà lại dai dai và có vị gắt thế, đến “thầy” ở lại trường thì dạy lớp nào, thầy có người yêu chưa. Đăng ngồi ung dung trả lời đầy đủ các câu hỏi cả lặt vặt lẫn hóc búa của đám sinh viên nữ, lúc thì khiến họ cười ồ vì kiểu nói đùa tỉnh bơ, lúc lại khiến họ ngạc nhiên bởi những kiến thức mà người ta ít kỳ vọng ở một sinh viên vừa tốt nghiệp… Một lát, cảm thấy việc bồi đắp cảm tình như vậy là đủ, anh co chân lên nhổm dậy. Ngay lập tức, đám sinh viên cả nam cả nữ nhao lên:
- Thầy đi đâu ạ?
- Thầy ngồi đây với bọn em cho vui.
- Thầy ăn cái này đi ạ. Nãy giờ thầy chưa ăn…
Bao nhiêu níu kéo chân thành nhõng nhẽo khiến việc trở về chỗ cũ bên cạnh thầy trưởng đoàn trở nên một nhiệm vụ bất khả thi. Đăng bật cười, thầm nghĩ: Có lẽ phải buông xuôi để mấy đứa quỷ sứ này lôi mình ngồi xuống thôi. Nhưng đúng lúc đó, ánh mắt anh chạm phải một cảnh tượng nho nhỏ, hơi kỳ quặc. Quỳnh, giống như vùng lặng gió trong tâm bão, có vẻ “miễn nhiễm” trước sự sôi nổi của đám bạn xung quanh, đang cắm cúi móc bông bên trong lớp băng ở tay ra, nhét vào tai.
Đã một tuần trôi qua kể từ khi đoàn sinh viên tình nguyện đặt chân tới bản, người dân ở đây không còn nhìn những chàng trai cô gái miền xuôi bằng cặp mắt lạ lẫm nữa. Bọn trẻ con trong bản thậm chí còn thuộc tên và tính nết, thói quen từng người. Anh Trung da đen, cắt tóc rất đẹp nhưng không vui tính tí nào, đứa nào đã ngồi lên ghế cắt tóc mà còn ngọ nguậy sẽ bị anh cốc vào đầu ngay. Anh Bắc gầy nhom thường ngủ dậy muộn nên bị thầy giáo phạt đi dọn vệ sinh. Chị Linh mắt to, hay chăm vườn rau nhưng đến bữa lại chỉ tranh ăn thịt. Chị Hằng rất điệu và sạch sẽ, thường sai các anh xách thêm nước cho chị tắm. Chị Quỳnh thích ăn mặc như con trai, làm việc nặng rất nhiệt tình nhưng bị sốt hai hôm nay rồi…
Những vết sây sát trên tay Quỳnh không nhiễm trùng, cô bị sốt vì mấy ngày liền đội nắng lội nước làm cầu qua suối cho dân bản. Như đã phân công từ nhà, đoàn sinh viên tình nguyện chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất do thầy trưởng đoàn chỉ huy, đảm nhận những việc cách bản khá xa và nặng nhọc như bắc cầu, sửa đường. Nhóm thứ hai do Đăng phụ trách, làm những việc nhẹ nhàng hơn như dọn dẹp nhà cửa cho các hộ neo đơn, tổ chức sinh hoạt hè cho học sinh… Là con gái, lẽ ra Quỳnh đương nhiên được xếp vào nhóm thứ hai, chỉ phải ở lại ở lại trong bản, làm những công việc tương đối nhẹ nhàng như dạy múa hát cho đám trẻ con hay phát thanh tuyên truyền vệ sinh. Nhưng phần vì một cậu bạn bị trượt chân bong gân khi lội suối, phần vì cô muốn tránh mặt Đăng nên xung phong nhận việc ở ngoài suối. Sau hai lần tạm gọi là va chạm trên đường xuống bản, giữa cô và anh ta rõ ràng đã tồn tại một cái hàng rào gai mang tên định kiến. Nếu cô vẫn lớ xớ trong tầm mắt của anh ta, ai dám đảm bảo sẽ không còn sự cố vớ vẩn nào nữa!
- Lọ đấy nhỏ, sợ không đủ rửa đâu. Mà oxy già đổ vào nó sủi bọt lên ghê lắm. Ấy dùng nước muối xem sao.
Trong lúc Hằng cúi xuống tiếp tục cười với nụ cười của bản thân mình trong máy ảnh thì Quỳnh và Phương trao đổi một cái nhìn đầy ý nghĩa. Phương nói nhỏ:
- Để tớ đi xin muối.
- Thôi, không cần đâu, tớ có cách rồi.
Quỳnh vào trong lục ba lô lấy chai nước súc miệng TB. Lúc soạn đồ lần cuối, chẳng hiểu nghĩ thế nào mà cô lại dúi nó vào ngăn đựng đồ vệ sinh cá nhân. Hoá ra, cô lại cần đến cái thứ tưởng như chỉ khiến ba lô nặng thêm nửa cân vô ích này sớm hơn cả bàn chải đánh răng và lược. Trước vẻ mặt nghi ngại của Phương, những chỗ trầy xước trên tay Quỳnh được tưới đẫm nước súc miệng.
- Liệu có hại gì không ấy?
- Không sao đâu. Cái này có axit boric, sát khuẩn nhẹ mà. Súc miệng được tức là rửa vết thương được.
- Thật không?
- Họ nhà tớ có mấy bác sĩ đấy. Tớ mà không dốt lý với sinh thì cũng thi Y hoặc Dược rồi.
- Ừ, thế rửa đi, để tớ băng cho. Kiểu này chắc phải băng gạc chứ băng đứt tay bình thường không ăn thua.
Lát sau, hai cô vừa cất xong đống bông băng thì nghe thấy tiếng còi tập hợp. Ngoài sân trường, thầy trưởng đoàn đang cảm ơn đại diện dân bản. Họ đem cơm rượu tới thết đãi cả đoàn. Không có cơm lam hay rêu đá như mấy bài viết quảng bá du lịch vẫn ca ngợi, chỉ có cơm trắng, thịt lợn luộc, lòng xào măng và rượu ngô tự nấu. Trời vẫn nóng nên chẳng ai nghĩ đến chuyện đốt lửa trại, mọi người ăn uống trò chuyện phát biểu trong ánh sáng của bóng đèn duy nhất mắc ở đầu hồi dãy phòng học. Tiếng chúc tụng tiếng cười nói càng lúc càng ồn ào, sự thừa thãi âm thanh bù đắp cho sự thiếu thốn ánh sáng một cách hơi quá đà làm đám sinh viên nữ vốn đã rất mệt sau cả ngày đường giờ lại càng rũ xuống. Không thể dội nước lạnh vào sự nhiệt tình hiếu khách của dân bản bằng cách đứng dậy bỏ khỏi chiếu để vào trong ngủ, mấy cô gái ngồi co cụm một góc, nhai trệu trạo món cơm và thịt ba chỉ luộc nhạt nhẽo.
Đăng quan sát thái độ thiểu não của đám sinh viên nữ bằng cặp mắt bao dung khó tin, thậm chí còn thoáng thấy tội nghiệp. Ngay cả anh cũng không thấy vui vẻ gì với những màn xã giao kiểu miền núi này. Nhổm dậy cầm bát rượu đi mời vòng quanh một lượt cho phải phép rồi đến bên mấy cô gái, anh đặt miếng lá chuối đựng một thứ hỗn hợp lổn nhổn không rõ là gì xuống trước mặt họ:
- Các bạn chấm thịt lợn với cái này đi, đỡ ngấy hơn.
Trong khi mấy cô khác còn căng mắt nhìn “món quà” trên mặt chiếu tranh tối tranh sáng với vẻ nghi ngại, Hằng – cô gái chỉ khoác hờ chiếc áo xanh tình nguyện như một vật trang trí bên ngoài chiếc áo hai dây bằng thứ vải bắt sáng – đã bạo dạn ấn hẳn miếng thịt vào giữa nhúm gia vị chấm kia rồi bỏ ngay vào miệng. Gần như cùng lúc, cả Đăng và Phương hốt hoảng kêu lên:
- Cay đấy!
Dù bật ra rất nhanh nhưng hai người vẫn chậm hơn thứ gia vị kia một nhịp. Một hỗn hợp bao gồm ớt khô, tỏi và mắc khén đã kịp xộc vào cổ họng Hằng, làm cô nàng ho sặc sụa rồi nấc liên tục. Cô vừa ho nấc vừa la lối:
- Trời ơi… ặc ặc… sao không nói… hức… sớm.
Nhịp điệu giật cục của câu nói khiến không ai nhịn được cười. Đăng dù cố làm mặt nghiêm cũng phải tủm tỉm. Anh bảo một sinh viên nam chạy vào lấy thêm nước rồi ngồi xuống giữa đám sinh viên cả nam lẫn nữ, bắt đầu thu hút họ vào một bài giảng ngoại ngữ kiêm phổ biến kiến thức ẩm thực địa phương:
- Cái gia vị chấm này tiếng Thái gọi là chẳm chéo, người Kinh hay đọc nhầm là chẩm chéo. Thành phần chính có mắc khén, tức là hạt tiêu rừng, ớt khô, tỏi. Tuỳ cái cần chấm là cái gì mà họ cho thêm những thứ khác.
Một cô đưa một nhúm nhỏ lên nhấm thử rồi phát biểu ngay:
- Hình như có cả rau mùi tàu.
- Đúng rồi, có mùi tàu – Đăng gật đầu xác nhận – Loại này dùng để chấm thịt lợn luộc. Gọi là chéo hòm pẻn.
Được cung cấp thêm kiến thức, đám sinh viên háo hức chấm thử rồi phát biểu cảm tưởng với nhau:
- Ngon phết, mùi nồng lạ lạ.
- Ừ, hạt tiêu rừng thơm nhỉ.
- Các bạn ăn cả lòng xào măng đi, cũng ngon đấy.
- Vâng, thầy cũng ăn đi ạ.
Chỉ vài câu trao đổi qua lại cũng khiến cảm tình của họ đối với Đăng được cải thiện hơn hẳn lúc đi đường. Anh quay sang nhìn Phương, không ngần ngại mỉm cười thêm lần nữa:
- Sao bạn biết là sẽ cay?
- Dạ? – Phương ngớ ra trước giọng điệu và… lúm đồng tiền thoáng hiện ra ở một bên má của vị giảng viên tương lai, mãi mới ngắc ngứ nói tiếp – Tại… em cảm thấy thế thôi ạ.
Rồi không dám đợi Đăng phản ứng hay trả lời gì, Phương vội vã gắp măng xào vào bát rồi và như đói lắm. Cô cứ cúi gằm mặt xuống để muốn giấu gương mặt đỏ bừng mà không biết rằng bóng tối đã làm việc đấy rồi.
Trái hẳn với vẻ e dè của Phương, Hằng và một vài cô khéo miệng liên tục vặn vẹo Đăng về đủ chuyện trên đời, từ món măng này tên là gì, chế biến như thế nào mà lại dai dai và có vị gắt thế, đến “thầy” ở lại trường thì dạy lớp nào, thầy có người yêu chưa. Đăng ngồi ung dung trả lời đầy đủ các câu hỏi cả lặt vặt lẫn hóc búa của đám sinh viên nữ, lúc thì khiến họ cười ồ vì kiểu nói đùa tỉnh bơ, lúc lại khiến họ ngạc nhiên bởi những kiến thức mà người ta ít kỳ vọng ở một sinh viên vừa tốt nghiệp… Một lát, cảm thấy việc bồi đắp cảm tình như vậy là đủ, anh co chân lên nhổm dậy. Ngay lập tức, đám sinh viên cả nam cả nữ nhao lên:
- Thầy đi đâu ạ?
- Thầy ngồi đây với bọn em cho vui.
- Thầy ăn cái này đi ạ. Nãy giờ thầy chưa ăn…
Bao nhiêu níu kéo chân thành nhõng nhẽo khiến việc trở về chỗ cũ bên cạnh thầy trưởng đoàn trở nên một nhiệm vụ bất khả thi. Đăng bật cười, thầm nghĩ: Có lẽ phải buông xuôi để mấy đứa quỷ sứ này lôi mình ngồi xuống thôi. Nhưng đúng lúc đó, ánh mắt anh chạm phải một cảnh tượng nho nhỏ, hơi kỳ quặc. Quỳnh, giống như vùng lặng gió trong tâm bão, có vẻ “miễn nhiễm” trước sự sôi nổi của đám bạn xung quanh, đang cắm cúi móc bông bên trong lớp băng ở tay ra, nhét vào tai.
Đã một tuần trôi qua kể từ khi đoàn sinh viên tình nguyện đặt chân tới bản, người dân ở đây không còn nhìn những chàng trai cô gái miền xuôi bằng cặp mắt lạ lẫm nữa. Bọn trẻ con trong bản thậm chí còn thuộc tên và tính nết, thói quen từng người. Anh Trung da đen, cắt tóc rất đẹp nhưng không vui tính tí nào, đứa nào đã ngồi lên ghế cắt tóc mà còn ngọ nguậy sẽ bị anh cốc vào đầu ngay. Anh Bắc gầy nhom thường ngủ dậy muộn nên bị thầy giáo phạt đi dọn vệ sinh. Chị Linh mắt to, hay chăm vườn rau nhưng đến bữa lại chỉ tranh ăn thịt. Chị Hằng rất điệu và sạch sẽ, thường sai các anh xách thêm nước cho chị tắm. Chị Quỳnh thích ăn mặc như con trai, làm việc nặng rất nhiệt tình nhưng bị sốt hai hôm nay rồi…
Những vết sây sát trên tay Quỳnh không nhiễm trùng, cô bị sốt vì mấy ngày liền đội nắng lội nước làm cầu qua suối cho dân bản. Như đã phân công từ nhà, đoàn sinh viên tình nguyện chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất do thầy trưởng đoàn chỉ huy, đảm nhận những việc cách bản khá xa và nặng nhọc như bắc cầu, sửa đường. Nhóm thứ hai do Đăng phụ trách, làm những việc nhẹ nhàng hơn như dọn dẹp nhà cửa cho các hộ neo đơn, tổ chức sinh hoạt hè cho học sinh… Là con gái, lẽ ra Quỳnh đương nhiên được xếp vào nhóm thứ hai, chỉ phải ở lại ở lại trong bản, làm những công việc tương đối nhẹ nhàng như dạy múa hát cho đám trẻ con hay phát thanh tuyên truyền vệ sinh. Nhưng phần vì một cậu bạn bị trượt chân bong gân khi lội suối, phần vì cô muốn tránh mặt Đăng nên xung phong nhận việc ở ngoài suối. Sau hai lần tạm gọi là va chạm trên đường xuống bản, giữa cô và anh ta rõ ràng đã tồn tại một cái hàng rào gai mang tên định kiến. Nếu cô vẫn lớ xớ trong tầm mắt của anh ta, ai dám đảm bảo sẽ không còn sự cố vớ vẩn nào nữa!
/61
|