Sau hai tiếng “thầy ạ” cụt lủn, Quỳnh chẳng biết phải nói gì thêm. Cô cứ đứng đó, tay vịn hờ lên thành giường, hết nhìn Bình lăng xăng kéo ghế rót nước lại ngắm cái cây xiêu vẹo bên cổng rào. Những lời trao đổi bâng quơ của hai người trôi tuột qua tai cô, cho đến khi một trong hai người nhớ ra sự có mặt của cô. Thật may, người đó lại là Bình. Anh trai bản đứng dậy, niềm nở nhường ghế:
- Quỳnh ngồi xuống đây này.
- …
- Quỳnh?
Quỳnh vẫn không trả lời. Cô đang mải mê nhìn mấy con gà bới đất trong bóng râm của cái cây. Người còn lại quyết định đã đến lúc mình phải lên tiếng. Anh ta gọi giật giọng:
- Quỳnh!
- Dạ? – cô gái lập tức bỏ rơi lũ gà, quay nhanh vào.
Ánh mắt hơi hốt hoảng của Quỳnh dường như làm tác giả câu gọi giật vừa rồi có phần hối hận. Anh ta chỉ chiếc ghế trước mặt, dịu giọng:
- Anh Bình mời bạn ngồi. Bạn ngồi xuống đi.
Câu nói chậm rãi, bình thản, ít nhiều mang vẻ ân cần này hình như có chút tác dụng ổn định tinh thần. Ít nhất nó cũng kéo suy nghĩ của Quỳnh về với thực tại. Cô “vâng” một tiếng ngoan ngoãn nhưng không răm rắp ngồi xuống chiếc ghế Bình nhường, cũng không đứng nguyên chỗ cũ, mà chậm rãi vòng qua đầu giường, ngồi ghé xuống bên chiếc gối vải hoa đã sờn. Chọn vị trí này, cô không phải đối diện với Đăng (đúng vậy, chính anh ta) ở khoảng cách quá gần như ngồi ghế, cũng không trở thành một mục tiêu đập vào mắt như khi đứng gần cửa. Cô định tiếp tục theo dõi hành tung của lũ gà con, nhưng những bước chân vội vã của bà y sĩ đã xua chúng chạy mất. Vào trong trạm xá, bà vừa với tay bật nấc quạt to nhất vừa nhìn Quỳnh, hỏi han xởi lởi:
- Thế nào, đỡ mệt chưa? Còn nhức đầu không?
- Dạ, cháu hết đau rồi. Hình như cũng hạ sốt luôn rồi ạ.
- Để xem nào – bà y sĩ lôi chiếc nhiệt kế ra, chìa trước mặt Quỳnh – Ngậm vào đi này.
Trong lúc cô gái ngồi yên với cái ống thuỷ ngân trong miệng, bà y sĩ quay sang hai người con trai, vừa bàn giao tài liệu tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết cho Đăng vừa nghe Bình trình bày một việc hệ trọng: xin phép đưa cháu gái bà đi chơi chợ. Khi lời xin phép trơn tru của Bình đã được duyệt và xấp tài liệu mỏng đã được cho vào túi, vừa hay chiếc nhiệt kế cũng cho kết quả. Quỳnh vẫn sốt nhưng chỉ hơn 37 độ một chút. Bà y sĩ ra vườn hái một nắm to lá me đất đem vào, dặn:
- Cháu gái giã cái này ra, cho thêm tí nước lọc, vắt lấy nước cốt, uống một hai hôm cho hết sốt hẳn. Nhớ chưa!
- Cháu nhớ rồi – Quỳnh chìa cả hai tay đón nắm lá, thoáng bối rối – Bác có túi nylon không ạ?
- Có cái vỏ mì tôm cũ thôi, cho tạm nhé.
- Vâng.
Bà y sĩ lục chạn lấy ra cái túi giấy tráng nylon của gói mì Miliket 2 tôm đưa cho Quỳnh. Cô vui vẻ nhồi nắm lá gọn vào trong túi rồi quay sang nhìn Bình chờ đợi. Nhưng dường như anh chàng trai bản không có ý định ra về. Anh ta đang lăng xăng bên bà y sĩ, ba hoa gì đó về mấy vị thuốc nam. Trong lúc Quỳnh còn đang phân vân không biết nên đứng đợi thêm chút nữa hay nhắc anh ta chở cô về luôn thì Đăng đã đến bên cạnh, nhấc gói lá me đất trong tay cô rồi quay người bước ra ngoài. Không kịp suy nghĩ gì, Quỳnh vội vã chào bà y sĩ và Bình, tức tốc đuổi theo.
Đăng cho túi lá me vào một ngăn nhỏ của chiếc túi vải bạt đựng tài liệu, đi nhanh về phía chiếc Minsk dựng ngoài hàng rào trạm y tế. Anh không quay lại dù đã nghe thấy tiếng chân và tiếng gọi đằng sau. Ngay từ ngày đầu tiên lao động ngoài suối, Quỳnh đã bị đám con trai gọi lén sau lưng là Cô Khùng, vì luôn có những hành động lạ lùng, không ai ngờ được. Anh muốn thử xem lần này của cô nàng sẽ… khùng đến mức nào.
- Thưa thầy…
- Bạn không định về à?
- Có ạ. Tại anh Bình anh ý…
- Nếu Bình còn ở đây đến chiều, bạn cũng đợi đến chiều hay sao? – Đăng trèo lên xe, tra chìa khoá vào ổ.
- Thầy cho em xin túi lá me.
- Tôi sẽ chở bạn về, lên xe đi.
- Dạ, thôi.
- Sao thôi?
- Thầy chở em rồi những người khác bàn tán linh tinh.
- Tôi không ngại đâu.
- Nhưng mà em ngại.
Khi nói câu ấy, mắt cô nhìn thẳng vào mắt anh, trong veo, không có vẻ e thẹn hay thách thức, chỉ có vẻ gì đó rất ngộ nghĩnh, tức cười. Đăng còn chưa biết phải phản ứng thế nào thì Bình đã chạy ra hiên trạm xá gào toáng lên.
- Này, Quỳnh về cùng thầy nhé, tôi ở lại sao thuốc cho bác Muôn.
Không để ai nói lại câu nào, anh trai bản hồn nhiên chạy vào trong. Quỳnh thở dài, nhìn Đăng, mặc cả:
- Thầy cho em đến đầu dốc rồi em xuống đi bộ từ đấy về trường, được không ạ?
Chiếc Minsk phóng được hơn nửa đường thì trời đổ mưa, không phải bắt đầu bằng vài giọt nước lộp độp mà ngay lập tức ào xuống như trút. Thật may là đằng sau xe có kẹp sẵn một chiếc áo mưa. Chiếc áo hơi cũ, lại có chỗ rách nhưng ít nhất nó cũng giúp hai người không ướt đầu và phần lớn thân trên. Tuy nhiên, để chiếc áo kiểu măng tô cá nhân che được cho cả hai người, Quỳnh phải ngồi chúi sát vào Đăng, gần như áp má vào lưng anh. Dẫu biết đây chỉ là tình huống bất khả kháng, không thể làm khác, Đăng vẫn cảm thấy thật khó chịu, nói đúng hơn là khó xử.
Dù cố gắng tỏ ra nghiêm khắc, nhiều lúc lạnh lùng đến vô lý, Đăng cũng chỉ là một chàng trai ngoài hai mươi chưa từng trải. Việc không thể giữ khoảng cách (theo đúng nghĩa đen về mặt không gian) với một sinh viên nữ, một cô gái kém anh vài tuổi, cũng làm tâm trí anh bị xáo trộn. Những ý nghĩ trái ngược cứ nhảy múa trong đầu, Đăng nửa muốn mở lời, hỏi han vài câu để cả hai cùng cảm thấy ấm áp hơn trong cơn mưa xối xả trên đoạn đường núi quanh co vắng vẻ, nửa lại muốn im lặng như để ngầm khẳng định với Quỳnh rằng giữa anh và cô, ngoài chiếc yên xe và áo mưa ra, chẳng có gì chung nữa.
Khi Đăng vẫn còn phân vân giữa hai vai trò, anh khóa trên thân thiện hay giảng viên mới xa vời, chiếc xe đã tới đầu dốc dẫn xuống bản Tin Tốc và Quỳnh đã dứt khoát hành động theo sự lựa chọn của cô. Cô nói to, át cả tiếng mưa:
- Thầy cho em xuống đây thôi ạ.
Từ khi chấp nhận lời kỳ kèo phảng phất giọng điệu trẻ con của Quỳnh, Đăng đã không nghĩ rằng cô sẽ giữ lời. Qua mấy hôm trông nom đám sinh viên nữ, anh cũng chai dần trước những kiểu nhõng nhẽo màu mè của các cô nàng thích làm hàng rồi. Ấy thế nhưng, cô gái có cái miệng lúc nào cũng như bĩu ra nũng nịu này lại đòi xuống thật! Khi anh vừa phanh xe để chuẩn bị thả dốc, Quỳnh đã chui ra khỏi áo mưa và trèo phắt khỏi xe. Đăng quay lại nhìn trân trối, một lần nữa lại không biết phải cư xử sao. Đội mỗi một chiếc mũ vải đã ướt sũng, cuốc bộ về bản giữa cơn mưa nặng hạt thế này ư? Có phải cô nàng ấm đầu rồi không?!
- Quỳnh ngồi xuống đây này.
- …
- Quỳnh?
Quỳnh vẫn không trả lời. Cô đang mải mê nhìn mấy con gà bới đất trong bóng râm của cái cây. Người còn lại quyết định đã đến lúc mình phải lên tiếng. Anh ta gọi giật giọng:
- Quỳnh!
- Dạ? – cô gái lập tức bỏ rơi lũ gà, quay nhanh vào.
Ánh mắt hơi hốt hoảng của Quỳnh dường như làm tác giả câu gọi giật vừa rồi có phần hối hận. Anh ta chỉ chiếc ghế trước mặt, dịu giọng:
- Anh Bình mời bạn ngồi. Bạn ngồi xuống đi.
Câu nói chậm rãi, bình thản, ít nhiều mang vẻ ân cần này hình như có chút tác dụng ổn định tinh thần. Ít nhất nó cũng kéo suy nghĩ của Quỳnh về với thực tại. Cô “vâng” một tiếng ngoan ngoãn nhưng không răm rắp ngồi xuống chiếc ghế Bình nhường, cũng không đứng nguyên chỗ cũ, mà chậm rãi vòng qua đầu giường, ngồi ghé xuống bên chiếc gối vải hoa đã sờn. Chọn vị trí này, cô không phải đối diện với Đăng (đúng vậy, chính anh ta) ở khoảng cách quá gần như ngồi ghế, cũng không trở thành một mục tiêu đập vào mắt như khi đứng gần cửa. Cô định tiếp tục theo dõi hành tung của lũ gà con, nhưng những bước chân vội vã của bà y sĩ đã xua chúng chạy mất. Vào trong trạm xá, bà vừa với tay bật nấc quạt to nhất vừa nhìn Quỳnh, hỏi han xởi lởi:
- Thế nào, đỡ mệt chưa? Còn nhức đầu không?
- Dạ, cháu hết đau rồi. Hình như cũng hạ sốt luôn rồi ạ.
- Để xem nào – bà y sĩ lôi chiếc nhiệt kế ra, chìa trước mặt Quỳnh – Ngậm vào đi này.
Trong lúc cô gái ngồi yên với cái ống thuỷ ngân trong miệng, bà y sĩ quay sang hai người con trai, vừa bàn giao tài liệu tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết cho Đăng vừa nghe Bình trình bày một việc hệ trọng: xin phép đưa cháu gái bà đi chơi chợ. Khi lời xin phép trơn tru của Bình đã được duyệt và xấp tài liệu mỏng đã được cho vào túi, vừa hay chiếc nhiệt kế cũng cho kết quả. Quỳnh vẫn sốt nhưng chỉ hơn 37 độ một chút. Bà y sĩ ra vườn hái một nắm to lá me đất đem vào, dặn:
- Cháu gái giã cái này ra, cho thêm tí nước lọc, vắt lấy nước cốt, uống một hai hôm cho hết sốt hẳn. Nhớ chưa!
- Cháu nhớ rồi – Quỳnh chìa cả hai tay đón nắm lá, thoáng bối rối – Bác có túi nylon không ạ?
- Có cái vỏ mì tôm cũ thôi, cho tạm nhé.
- Vâng.
Bà y sĩ lục chạn lấy ra cái túi giấy tráng nylon của gói mì Miliket 2 tôm đưa cho Quỳnh. Cô vui vẻ nhồi nắm lá gọn vào trong túi rồi quay sang nhìn Bình chờ đợi. Nhưng dường như anh chàng trai bản không có ý định ra về. Anh ta đang lăng xăng bên bà y sĩ, ba hoa gì đó về mấy vị thuốc nam. Trong lúc Quỳnh còn đang phân vân không biết nên đứng đợi thêm chút nữa hay nhắc anh ta chở cô về luôn thì Đăng đã đến bên cạnh, nhấc gói lá me đất trong tay cô rồi quay người bước ra ngoài. Không kịp suy nghĩ gì, Quỳnh vội vã chào bà y sĩ và Bình, tức tốc đuổi theo.
Đăng cho túi lá me vào một ngăn nhỏ của chiếc túi vải bạt đựng tài liệu, đi nhanh về phía chiếc Minsk dựng ngoài hàng rào trạm y tế. Anh không quay lại dù đã nghe thấy tiếng chân và tiếng gọi đằng sau. Ngay từ ngày đầu tiên lao động ngoài suối, Quỳnh đã bị đám con trai gọi lén sau lưng là Cô Khùng, vì luôn có những hành động lạ lùng, không ai ngờ được. Anh muốn thử xem lần này của cô nàng sẽ… khùng đến mức nào.
- Thưa thầy…
- Bạn không định về à?
- Có ạ. Tại anh Bình anh ý…
- Nếu Bình còn ở đây đến chiều, bạn cũng đợi đến chiều hay sao? – Đăng trèo lên xe, tra chìa khoá vào ổ.
- Thầy cho em xin túi lá me.
- Tôi sẽ chở bạn về, lên xe đi.
- Dạ, thôi.
- Sao thôi?
- Thầy chở em rồi những người khác bàn tán linh tinh.
- Tôi không ngại đâu.
- Nhưng mà em ngại.
Khi nói câu ấy, mắt cô nhìn thẳng vào mắt anh, trong veo, không có vẻ e thẹn hay thách thức, chỉ có vẻ gì đó rất ngộ nghĩnh, tức cười. Đăng còn chưa biết phải phản ứng thế nào thì Bình đã chạy ra hiên trạm xá gào toáng lên.
- Này, Quỳnh về cùng thầy nhé, tôi ở lại sao thuốc cho bác Muôn.
Không để ai nói lại câu nào, anh trai bản hồn nhiên chạy vào trong. Quỳnh thở dài, nhìn Đăng, mặc cả:
- Thầy cho em đến đầu dốc rồi em xuống đi bộ từ đấy về trường, được không ạ?
Chiếc Minsk phóng được hơn nửa đường thì trời đổ mưa, không phải bắt đầu bằng vài giọt nước lộp độp mà ngay lập tức ào xuống như trút. Thật may là đằng sau xe có kẹp sẵn một chiếc áo mưa. Chiếc áo hơi cũ, lại có chỗ rách nhưng ít nhất nó cũng giúp hai người không ướt đầu và phần lớn thân trên. Tuy nhiên, để chiếc áo kiểu măng tô cá nhân che được cho cả hai người, Quỳnh phải ngồi chúi sát vào Đăng, gần như áp má vào lưng anh. Dẫu biết đây chỉ là tình huống bất khả kháng, không thể làm khác, Đăng vẫn cảm thấy thật khó chịu, nói đúng hơn là khó xử.
Dù cố gắng tỏ ra nghiêm khắc, nhiều lúc lạnh lùng đến vô lý, Đăng cũng chỉ là một chàng trai ngoài hai mươi chưa từng trải. Việc không thể giữ khoảng cách (theo đúng nghĩa đen về mặt không gian) với một sinh viên nữ, một cô gái kém anh vài tuổi, cũng làm tâm trí anh bị xáo trộn. Những ý nghĩ trái ngược cứ nhảy múa trong đầu, Đăng nửa muốn mở lời, hỏi han vài câu để cả hai cùng cảm thấy ấm áp hơn trong cơn mưa xối xả trên đoạn đường núi quanh co vắng vẻ, nửa lại muốn im lặng như để ngầm khẳng định với Quỳnh rằng giữa anh và cô, ngoài chiếc yên xe và áo mưa ra, chẳng có gì chung nữa.
Khi Đăng vẫn còn phân vân giữa hai vai trò, anh khóa trên thân thiện hay giảng viên mới xa vời, chiếc xe đã tới đầu dốc dẫn xuống bản Tin Tốc và Quỳnh đã dứt khoát hành động theo sự lựa chọn của cô. Cô nói to, át cả tiếng mưa:
- Thầy cho em xuống đây thôi ạ.
Từ khi chấp nhận lời kỳ kèo phảng phất giọng điệu trẻ con của Quỳnh, Đăng đã không nghĩ rằng cô sẽ giữ lời. Qua mấy hôm trông nom đám sinh viên nữ, anh cũng chai dần trước những kiểu nhõng nhẽo màu mè của các cô nàng thích làm hàng rồi. Ấy thế nhưng, cô gái có cái miệng lúc nào cũng như bĩu ra nũng nịu này lại đòi xuống thật! Khi anh vừa phanh xe để chuẩn bị thả dốc, Quỳnh đã chui ra khỏi áo mưa và trèo phắt khỏi xe. Đăng quay lại nhìn trân trối, một lần nữa lại không biết phải cư xử sao. Đội mỗi một chiếc mũ vải đã ướt sũng, cuốc bộ về bản giữa cơn mưa nặng hạt thế này ư? Có phải cô nàng ấm đầu rồi không?!
/61
|