Trong ca dao, ngạn ngữ Hà Nội có rất nhiều câu so sánh giữa trai và gái, ví như “Trai kén vợ giữa chợ Đồng Xuân/Gái kén chồng giữa phường Quần Ngựa”, “Trai Tam Đái, gái Từ Liêm”, “Bồi Đồn Thủy, đĩ Bình Lao”... Có người đã giải nghĩa, tuy nhiên có những câu không ai giải thích hoặc có giải thích nhưng chưa thỏa đáng. Một thời, ám chỉ đàn ông ba trợn, côn đồ nhiều người Hà Nội thường nói “còn hơn trai Hàng Lược” hay “chả kém con gái Hàng Khoai” khi nói về đám con gái nanh nọc, ghê gớm. Song từ lâu không nghe thấy ai nói câu “Gái Hàng Khoai, trai Hàng Lược” nữa. Cũng chẳng ai truy xuất câu ngạn ngữ này dù nó phản ánh rõ nét xã hội Hà Nội thời Pháp thuộc...
Đầu những năm 80 thế kỷ XIX, sông Tô Lịch vẫn chảy qua các phố mà nay tương ứng là Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch, qua cửa chợ Đồng Xuân ăn ra cuối phố Hàng Khoai, sau đó rẽ ra phố Hàng Lược quạt sang Phan Đình Phùng rồi ăn vào Hồ Tây. Nó thực sự là quãng sông đẹp. Nằm ở phía bắc Tô Lịch, một đầu gối với đê sông Hồng là thôn Huyền Thiên chuyên buôn bán khoai lang, khoai sọ từ các tỉnh đưa về, từ ngoại thành chuyển vào. Năm 1889, chính quyền thành phố cho lấp quãng sông này lấy đất làm chợ Đồng Xuân thay cho chợ Cầu Đông đã quá chật hẹp thì thôn Huyền Thiên thành phố Hàng Khoai ngày nay. Những ngày đầu, chợ Đồng Xuân chưa xây còn họp ở khoảng đất rộng, có rào quây xung quanh để thu thuế người vào bán hàng thì Hàng Khoai nằm sát chợ Đồng Xuân cũng thành nơi bán lá thuốc nam và các mặt hàng tiêu dùng vặt vãnh. Khi chợ Đồng Xuân được xây cất bằng khung sắt, trở thành cái dạ dày của thành phố và là chợ bán lẻ, bán buôn lớn nhất xứ Bắc Kỳ thì hàng tiêu dùng từ Sài Gòn, nước mắm xứ Thanh Nghệ, vải từ Hồng Kông, thậm chí nho từ Mỹ cũng chuyển về chợ. Thế nhưng Đồng Xuân vẫn là chợ của Hà Nội nên không thể bỏ được chợ phiên. Đốc lý còn cho tăng phiên lên bốn ngày phiên để thu thêm tiền thuế. Chợ phiên đông đúc hơn ngày thường, bà con ngoại thành mang nông sản vào bán ngồi tràn ra cả Hàng Khoai. Kẻ mua người bán choán hết đường nhỏ.
Cuối năm, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, chợ hoa họp ở cửa chợ Đồng Xuân lại kéo sang cả Hàng Khoai. Chợ phiên và chợ hoa họp trước các cửa hàng khiến các bà, các cô ngồi sạp ở Hàng Khoai bực tức, họ mắng mỏ, xua đuổi, nói tục nên người bán nông sản phải tìm chỗ khác. Và phiên nào cũng xảy ra những chuyện như vậy nên hình ảnh không đẹp về các cô bán trợn mắt, căng mồm mắng mỏ lan truyền trong dân đi chợ. Tuy nhiên giọt nước tràn ly chính là hai người đàn bà tai tiếng là Tư Đòn và Voi Xanh. Cả hai sống ở Hàng Lược nhưng đất làm ăn lại ở Hàng Khoai. Mụ Voi Xanh chỉ huy lũ đàn em thuê trọ ở ngõ Hàng Khoai chuyên móc túi và ăn cắp đồ của dân đi chợ. Còn Tư Đòn là trùm nặc nô, ai thuê đòi nợ là ra tay ngay. Tư Đòn có thân hình cao lớn từng nhiều lần dám đánh nhau với Tây khiến dân đi chợ phải lè lưỡi, lắc đầu. Và câu “Gái Hàng Khoai” truyền từ người này sang người khác.
Vì nằm bờ Tây bắc sông Tô Lịch khi lấp sông, phố Hàng Lược vốn có từ đời Lê Trung Hưng nằm bờ bên này bị đổi thành phố Tô Lịch. Dân phản đối nên phố trưởng kêu lên tòa đốc lý, cuối cùng đốc lý cho lấy lại tên Hàng Lược. Khi chính phủ bảo hộ làm cầu Long Biên thì Hàng Lược gần các gầm cầu dẫn. Thấy các khoang gầm cầu rộng rãi nên dân đầu bò đầu bướu tứ chiếng biến thành chỗ ở, tối tối họ uống rượu gây gổ, an ninh vô cùng phức tạp. Vài kẻ du côn sống ở gầm cầu có tiền đã mua nhà ở Hàng Lược, trong đó có ba trùm du côn gồm: Tư Đậu, Năm Bông và Ba Lập Lờ. Dưới trướng ba tay đàn anh là lũ đàn em sẵn sàng đánh bất cứ ai nếu nhận được cái nháy mắt. Thi thoảng du côn ở Hàng Lược ra đánh nhau với du côn phố Chợ Gạo. Những trận hỗn chiến khiến dân chúng kinh hoàng, cảnh binh Pháp nhiều lần nổ súng giải tán nhưng đám người này chẳng sợ. Vì hai phố gần nhau và Hàng Khoai nằm ở phía trên nên quanh vùng có câu “Trên có gái Hàng Khoai, dưới có trai Hàng Lược” để chỉ những tay anh chị có thành tích bất hảo. Dần dần được rút gọn thành “Gái Hàng Khoai, trai Hàng Lược”. Bà Diễm, con gái phố Bát Sứ kể với tôi, bạn bà là giáo viên dạy trường THPT Phan Đình Phùng, có lần nói học sinh không nghe đã “dọa” mình là con gái Hàng Khoai nhưng đám trò chẳng sợ vì chúng đâu có biết câu thành ngữ xưa.
Đầu những năm 80 thế kỷ XIX, sông Tô Lịch vẫn chảy qua các phố mà nay tương ứng là Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch, qua cửa chợ Đồng Xuân ăn ra cuối phố Hàng Khoai, sau đó rẽ ra phố Hàng Lược quạt sang Phan Đình Phùng rồi ăn vào Hồ Tây. Nó thực sự là quãng sông đẹp. Nằm ở phía bắc Tô Lịch, một đầu gối với đê sông Hồng là thôn Huyền Thiên chuyên buôn bán khoai lang, khoai sọ từ các tỉnh đưa về, từ ngoại thành chuyển vào. Năm 1889, chính quyền thành phố cho lấp quãng sông này lấy đất làm chợ Đồng Xuân thay cho chợ Cầu Đông đã quá chật hẹp thì thôn Huyền Thiên thành phố Hàng Khoai ngày nay. Những ngày đầu, chợ Đồng Xuân chưa xây còn họp ở khoảng đất rộng, có rào quây xung quanh để thu thuế người vào bán hàng thì Hàng Khoai nằm sát chợ Đồng Xuân cũng thành nơi bán lá thuốc nam và các mặt hàng tiêu dùng vặt vãnh. Khi chợ Đồng Xuân được xây cất bằng khung sắt, trở thành cái dạ dày của thành phố và là chợ bán lẻ, bán buôn lớn nhất xứ Bắc Kỳ thì hàng tiêu dùng từ Sài Gòn, nước mắm xứ Thanh Nghệ, vải từ Hồng Kông, thậm chí nho từ Mỹ cũng chuyển về chợ. Thế nhưng Đồng Xuân vẫn là chợ của Hà Nội nên không thể bỏ được chợ phiên. Đốc lý còn cho tăng phiên lên bốn ngày phiên để thu thêm tiền thuế. Chợ phiên đông đúc hơn ngày thường, bà con ngoại thành mang nông sản vào bán ngồi tràn ra cả Hàng Khoai. Kẻ mua người bán choán hết đường nhỏ.
Cuối năm, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, chợ hoa họp ở cửa chợ Đồng Xuân lại kéo sang cả Hàng Khoai. Chợ phiên và chợ hoa họp trước các cửa hàng khiến các bà, các cô ngồi sạp ở Hàng Khoai bực tức, họ mắng mỏ, xua đuổi, nói tục nên người bán nông sản phải tìm chỗ khác. Và phiên nào cũng xảy ra những chuyện như vậy nên hình ảnh không đẹp về các cô bán trợn mắt, căng mồm mắng mỏ lan truyền trong dân đi chợ. Tuy nhiên giọt nước tràn ly chính là hai người đàn bà tai tiếng là Tư Đòn và Voi Xanh. Cả hai sống ở Hàng Lược nhưng đất làm ăn lại ở Hàng Khoai. Mụ Voi Xanh chỉ huy lũ đàn em thuê trọ ở ngõ Hàng Khoai chuyên móc túi và ăn cắp đồ của dân đi chợ. Còn Tư Đòn là trùm nặc nô, ai thuê đòi nợ là ra tay ngay. Tư Đòn có thân hình cao lớn từng nhiều lần dám đánh nhau với Tây khiến dân đi chợ phải lè lưỡi, lắc đầu. Và câu “Gái Hàng Khoai” truyền từ người này sang người khác.
Vì nằm bờ Tây bắc sông Tô Lịch khi lấp sông, phố Hàng Lược vốn có từ đời Lê Trung Hưng nằm bờ bên này bị đổi thành phố Tô Lịch. Dân phản đối nên phố trưởng kêu lên tòa đốc lý, cuối cùng đốc lý cho lấy lại tên Hàng Lược. Khi chính phủ bảo hộ làm cầu Long Biên thì Hàng Lược gần các gầm cầu dẫn. Thấy các khoang gầm cầu rộng rãi nên dân đầu bò đầu bướu tứ chiếng biến thành chỗ ở, tối tối họ uống rượu gây gổ, an ninh vô cùng phức tạp. Vài kẻ du côn sống ở gầm cầu có tiền đã mua nhà ở Hàng Lược, trong đó có ba trùm du côn gồm: Tư Đậu, Năm Bông và Ba Lập Lờ. Dưới trướng ba tay đàn anh là lũ đàn em sẵn sàng đánh bất cứ ai nếu nhận được cái nháy mắt. Thi thoảng du côn ở Hàng Lược ra đánh nhau với du côn phố Chợ Gạo. Những trận hỗn chiến khiến dân chúng kinh hoàng, cảnh binh Pháp nhiều lần nổ súng giải tán nhưng đám người này chẳng sợ. Vì hai phố gần nhau và Hàng Khoai nằm ở phía trên nên quanh vùng có câu “Trên có gái Hàng Khoai, dưới có trai Hàng Lược” để chỉ những tay anh chị có thành tích bất hảo. Dần dần được rút gọn thành “Gái Hàng Khoai, trai Hàng Lược”. Bà Diễm, con gái phố Bát Sứ kể với tôi, bạn bà là giáo viên dạy trường THPT Phan Đình Phùng, có lần nói học sinh không nghe đã “dọa” mình là con gái Hàng Khoai nhưng đám trò chẳng sợ vì chúng đâu có biết câu thành ngữ xưa.
/36
|